Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Sử dụng atlat địa lý việt nam trong giảng dạy phần địa lý dân cư chương trình địa lý 12 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.1 MB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI:

SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG
GIẢNG DẠY PHẦN ĐỊA LÍ DÂN CƯ
(CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ 12 – THPT)

Người thực hiện: Trương Thị Hoa
Chức vụ: Tổ phó chuyên môn
Sáng kiến kinh nghiệm thuộc môn Địa lý

THANH HÓA, NĂM 2018


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU........... ……………………………….....………………
1.1. Lí do chọn đề tài…………………………..……......……………
1.2. Mục đích nghiên cứu……………………………….....…….……
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....……………………...…….……….......
1.4 Phương pháp nghiên cứu ...............................................................
2. NỘI DUNG ………………………………….………....................
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề…………………………….....…..……..
2.2. Thực trạng của vấn đề………………………………...…..………
23. Giải pháp và tổ chức thực hiện………………………....………….
2.4 Hiệu quả ...........................................................................................
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ……………….………………………...



Trang
1
1
1
2
2
3
3
3
3
14
15


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn địa lí nói chung và địa lí lớp 12 nói
riêng , giáo viên đã rất chú trọng đến việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong
giảng dạy.
Atlat Địa lí Việt Nam được xem như là “cuốn sách giáo khoa” thứ hai, mang lại
hiệu quả cao, giúp các em chủ động tiếp thu kiến thức, ít phải ghi nhớ một cách
máy móc lại hấp dẫn cho học sinh, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học.
Việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong giờ dạy không còn là vấn đề mới,
nhưng cũng chưa phải phổ biến. Trên thực tế còn rất nhiều giáo viên chưa chú trọng
sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong giờ dạy, chưa hướng dẫn học sinh hoặc chưa có
phương pháp hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. Vì vậy học sinh
chưa thấy vai trò và tầm quan trọng của Atlat Địa lí Việt Nam trong việc học môn
địa lí.
Hiện nay, các kỳ thi cuối học kì, kỳ thi THPT Quốc gia của bộ môn Địa lý đều

có nội dung đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng Atlat Địa lí Việt Nam để khai thác
kiến thức về tự nhiên, dân cư, các vấn đề kinh tế, ...đáp ứng yêu cầu của đề bài.
Cùng với Sách giáo khoa, Atlat Địa lí Việt Nam là nguồn cung cấp tri thức, thông
tin tổng hợp và hệ thống hóa nội dung, giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy
học, hỗ trợ học sinh tự học, tự nghiên cứu. Atlat Địa lí Việt Nam là phương tiện để
học tập, rèn luyện các kĩ năng, cũng như hỗ trợ rất lớn cho các em trong các kì thi
môn Địa lí. Do vậy, Atlat Địa lí Việt Nam là không thể thiếu trong giảng dạy và học
tập Địa lí lớp 12 – THPT.
Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “ Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong
giảng dạy Phần Địa lí Dân cư” - CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ 12-THPT
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Thực hiện đề tài “ Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong giảng dạy Phần Địa
lí Dân cư” tôi hướng tới mục đích:
- Cần xác định cho học sinh hiểu rằng: Nếu chỉ dựa vào kiến thức đã học,
nhiều kiến thức trong Atlat sẽ bị bỏ sót, đặc biệt là các kiến thức về sự phân bố cụ
thể, mối quan hệ về mặt không gian lãnh thổ của các sự vật, hiện tượng địa lí,...
- Khi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, học sinh cần biết phân tích các biểu đồ,
số liệu, ... trong các trang Atlat. Đó là các thành phần bổ trợ làm rõ nội dung của
đối tượng địa lí. Các biểu đồ thể hiện trong Atlat là một kênh thông tin không thể
thiếu đối với học sinh, vì bài tập kĩ năng biểu đồ là một câu bắt buộc trong đề thi
của các kì thi Học sinh giỏi, kì thi THPT Quốc gia hiện nay. Nếu các em còn lúng
túng với các dạng biểu đồ cần vẽ, kĩ năng thiết kế và vẽ đúng đẹp, thì dựa vào các
dạng biểu đồ trong Atlat so với yêu cầu đề bài thì có thể vẽ một cách chính xác.
- Sử dụng Atlat một cách hiệu quả thì học sinh không còn khó khăn khi phải
nhớ nhiều số liệu, địa danh,... vì trong Atlat có khá đầy đủ các biểu đồ, các số liệu,

Trang 1


sự phân bố các đối tượng địa lí,... và các em học sinh được phép sử dụng trong

phòng thi.
Do vậy, nếu học sinh có đủ các kĩ năng sử dụng bản đồ, Atlat thì việc học và
ôn tập địa lí sẽ thuận lợi hơn rất nhiều: Nó giúp học sinh hình dung được tình hình
phân bố và phát triển của các đối tượng địa lí theo không gian lãnh thổ, giảm tính
trìu tượng của nội dung học tập, hạn chế phải ghi nhớ máy móc. Từ đó học sinh có
thể phát triển tư duy, liên hệ tổng hợp, nắm vững kiến thức hơn, đạt kết quả cao
trong các kì thi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh khối 12 trường THPT Hoằng Hóa 3, trong đó đối với học sinh mỗi lớp
mức độ khai thác kỹ năng sử dụng Atlát Địa lý Việt Nam trong bài học có sự khác
nhau.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Khảo sát tình hình kỹ năng sử dụng Atlát Địa lý Việt Nam của học sinh để nắm
được mức độ hiểu biết của các em về khả năng này.
- Trên cơ sở kết quả khảo sát, phân tích đánh giá tình hình để lựa chọn những kỹ
năng cần thiết cho học sinh, lựa chọn cách hướng dẫn phù hợp với từng đối tượng
- Trong qúa trình dạy hàng ngày, thường xuyên sử dụng các kỹ năng này và chú ý
rèn luyện cho học sinh vào các giờ học, vào giờ kiểm tra bài cũ, nhất là trong các
giờ thực hành.
- Kiểm tra lại kết quả và có điều chỉnh bổ sung kịp thời.

Trang 2


2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Với những yêu cầu mới của xã hội đòi hỏi giáo dục phải tạo ra những con người
phát triển toàn diện không chỉ có kiến thức về văn ,toán, lí ,hóa, không chỉ biết học
theo kiểu ghi nhớ máy móc mà phải có kỹ năng phân tích giải thích một vấn đề cụ
thể trong các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực địa lí nói riêng.

Atlát Địa lý Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã có từ lâu, nhưng
việc sử dụng thường xuyên vào giảng dạy và học tập bộ môn Địa lí lớp 12 ở một số
nơi vẫn còn hạn chế.
Khai thác kiến thức trong Atlát Địa lý Việt Nam đối với học sinh còn khó khăn,
trìu tượng, ... Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng học tập, làm bài của các em.
Khi học sinh có được kĩ năng tự nghiên cứu, khai thác kiến thức, thì các em còn
có thể tham khảo được nhiều tài liệu, sách giáo khoa và trên mạng internet,... để
phục vụ cho việc học tập tốt hơn.
Vì thế, tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm về một đề tài nhỏ, đó là:
“ Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong giảng dạy Phần Địa lí Dân cư”
- CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ 12-THPT

2.2. Thực trạng vấn đề:
Việc sử dụng Atlát Địa lý Việt Nam trong giảng dạy Địa lí lớp 12 – THPT, tôi
đã và đang sử dụng thường xuyên, cùng với các Bản đồ treo tường và hình ảnh liên
quan đến mỗi tiết dạy được thực hiện qua máy chiếu, đã giúp học sinh hiểu bài
nhanh hơn, nắm được kiến thức trọng tâm, phát triển tư duy, hình thành được mối
quan hệ theo không gian lãnh thổ.
Sử dụng Atlát Địa lý Việt Nam để khai thác kiến thức của học sinh ngày càng tích
cực hơn. Trong kì thi THPT Quốc gia , bộ môn Địa lí có một câu hỏi bắt buộc là
dựa vào Atlat để hoàn thiện bài làm, cùng với việc được sử dụng Atlat trong phòng
thi đã tạo ra động lực tập trung, say mê trong học tập, tự nghiên cứu kiến thức của
các em.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
* Giải pháp
Bước 1: Hướng dẫn nhanh cho học sinh cách xác định phương hướng trên bản đồ,
phương hướng của một số đối tượng địa lí thể hiện trong Atlat trang 15 và trang 16.
Bước 2: Cách thể hiện tỉ lệ của Bản đồ, kí hiệu, chú giải, các biểu đồ,...
Bước 3: Đưa ra các câu hỏi và phương pháp làm từ dễ đến khó để khai thác kiến
thức có trong Atlat về phần Địa lí dân cư nước ta.

* Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh mở Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 và trang 16,
kết hợp trình chiếu lên màn hình powpoint, gọi một học sinh xác định phương
hướng trên bản đồ của các đối tượng địa lí. Sau đó giáo viên củng cố kiến thức.

Trang 3


Bước 2: Giáo viên cho học sinh tìm hiểu và giải thích:
Tỉ lệ 1: 6 000 000 tương đương 1cm trên bản đồ có chiều dài ngoài thực tế là 60km.
Các kí hiệu được thể hiện bằng các tông màu sắc từ nhạt đến đậm (hoặc) bằng độ
lớn của kí hiệu, bằng phông chữ,... Các biểu đồ hình cột, hình tháp, miền,... thể hiện
các đối tượng địa lí như thế nào.
Bước 3: Đưa ra các câu hỏi, vấn đề tìm hiểu và có gợi ý hướng dẫn làm bài:
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh dân cư
nước ta phân bố không đều.
* Giáo viên gợi ý về cách thể hiện tông màu sắc từ nhạt đến đậm là thể hiện mật độ
dân số tăng dần, kết hợp chú giải nhận xét sự phân bố dân cư nước ta, những nơi
mật độ dân số cao, những nơi còn thưa thớt,...
* Gọi 1 hoặc 2 học sinh trình bày qua Atlat trang 15 (giáo viên trình chiếu)
* Giáo viên củng cố: Từ Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, sự phân bố dân cư của
nước ta như sau:
Dân số nước ta phân bố chưa hợp lí:
a. Giữa đồng bằng với trung du miền núi:
+ Đồng bằng dân cư tập trung đông đúc tới 75% dân số cả nước, mật độ dân số
cao. Ví dụ: Đồng bằng sông Hồng phần lớn có mật độ dân số cao, từ 1001 – 2000
người/km2. Dải đất phù sa ngọt của đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven
biển có mật độ từ 501 – 1000 người/km2
+ Miền núi, trung du và cao nguyên dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp hơn
nhiều so với đồng bằng.

Ví dụ: Tây Bắc và Tây Nguyên mật độ dân số chủ yếu dưới 50 người/km 2 và từ 50
– 100 người/km2 . Vùng núi Bắc Trung Bộ cũng chủ yếu dưới 100 người/km2.
Như vậy, sự chênh lệch giữa vùng có mật độ cao nhất và thấp nhất rất lớn (hơn
2000 người/km2 so với dưới 50 người/km2).
b. Ngay trong nội bộ từng lãnh thổ (khu vực, vùng) :
- Giữa khu vực đồng bằng:
Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ cao nhất cả nước: Phần lớn lãnh thổ có
mật độ cao từ 1001 – 2000 người/km2
Đồng bằng Duyên hải miền Trung có mật độ phổ biến từ 101 – 200 người/km 2
và từ 201 – 500 người/km2
Đồng bằng sông Cửu Long phần lớn mật độ dân số từ 101 – 200 người/km 2 và
từ 201 – 500 người/km2, phía tây tỉnh Long An và tây Kiên Giang chỉ có mật độ 50
– 100 người/km2.
- Trong nội bộ từng vùng kinh tế:
Đồng bằng sông Hồng: vùng trung tâm, ven biển phía đông và đông nam mật độ
cao trên 2000 người/km2. Rìa phía bắc , đông bắc và phía tây nam đồng bằng mật
độ chỉ từ 201 – 500 người/km2.

Trang 4


Đồng bằng sông Cửu Long: vùng ven sông Tiền mật độ từ 501 – 1000
người/km2 , phía tây tỉnh Long An và phía tây tỉnh Kiên Giang chỉ có mật độ từ 50
– 100 người/km2.
Bắc Trung Bộ hoặc Duyên hải Nam Trung Bộ: dân cư tập trung đông ở dải đồng
bằng ven biển phía đông (mật độ 201 – 500 người/km 2), thưa thớt ở vùng núi phía
tây (mật độ dưới 50 người/km2)
c. Giữa thành thị và nông thôn:
Căn cứ vào biểu đồ trong Atlat trang 15 có thể tính được tỉ lệ dân thành thị và
nông thôn.

Tỉ lệ dân số thành thị và nông thôn của nước ta giai đoạn 1960 – 2007
(Đơn vị: %)
Năm
1960 1976 1979 1989 1999 2000 2005 200
7
Tỉ lệ dân thành thị 15,7 24,7 19,2 20,1
23,6
24,2
26,9 27,4
Tỉ lệ dân nông thôn 84,3 75,3 80,8 79,9
76,4
75,8
73,1 72,6
Từ đó đưa ra nhận xét: Đa số dân cư nước ta sinh sống ở khu vực nông thôn. Tỉ
lệ dân thành thị còn thấp, song có xu hướng tăng, tỉ lệ dân nông thôn giảm.
Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 và kiến thức đã học, trình bày tình
hình phát triển dân số nước ta thời kì 1960 – 2007.
* Giáo viên gợi ý về cách trình bày
* Gọi 1 hoặc 2 học sinh trình bày qua Atlat trang 15 (giáo viên trình chiếu)
* Giáo viên củng cố:
- Dân số nước ta đông và tăng nhanh:
Năm 2007 dân số nước ta là 85,17 triệu người, đứng thứ 3 ở khu vực Đông Nam
Á và thứ 13 trong số hơn 200 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới, trong khi đó về
diện tích tự nhiên chỉ đứng thứ 62.
Từ 1960 – 2007 dân số nước ta tăng gấp 2,82 lần, tăng 55 triệu người, tương
đương với dân số của một nước đông dân trên thế giới.
- Tốc độ tăng dân số không đều giữa các giai đoạn:
1960 – 1979 dân số tăng nhanh : 3,0%/năm
1979 – 1989 tăng trung bình 2,1%/năm
1989 – 2000 dân số tăng chậm hơn, nhưng vẫn còn cao : 1,7%/năm

Hiện nay, dân số tăng trung bình khoảng 1,3%/năm.
- Do kết quả của công tác dân số kế hoạch hóa gia đình nên tốc độ tăng dân số đã
giảm đi, song trong giai đoạn 1989 – 1999 dân số nước ta vẫn tăng thêm 11,9 triệu
người. Trung bình mỗi năm dân số nước ta tăng thêm hơn 1 triệu người.

Trang 5


Trang 6


Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, kết hợp với bảng số
liệu sau:
Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta năm 1999 và năm 2007
(Đơn vị: %)
Năm
Tổng số
Chia ra
0 -14 tuổi
15 – 59 tuổi
Từ 60 tuổi trở lên
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
1999
100,0
17,4

16,1
28,4
30,0
3,4
4,7
2007
100,0
13,2
12,3
31,8
33,3
3,8
5,6
a. So sánh hai tháp dân số của nước ta năm 1999 năm 2007.
b. Nhận xét và giải thích nguyên nhân thay đổi của của 2 tháp dân số.
* Giáo viên hướng dẫn cách khai thác kiến thức: Căn cứ vào hình dạng tháp, sườn
và đáy tháp, tỉ lệ tương đối của các nhóm tuổi.
* Gọi 1 học sinh trả lời, giáo viên chốt kiến thức:
a. So sánh hai tháp dân số:
Đặc điểm
Năm 1999
Năm 2007
Hình dạng
Hình tháp, sườn Thu hẹp tương đối nhanh ở 3
dốc, đáy rộng, nhóm tuổi thấp nhất (0 – 4, 5 –
nhưng bắt đầu thu 9 và 10 – 14). Đỉnh mở rộng
hẹp ở nhóm tuổi từ hơn, nhất là bên nữ, tỉ lệ người
0 – 4, đỉnh hơi già tăng. Nhóm 15 – 54 nở ra
nhọn.
khá đều

Cơ cấu dân số theo độ
100,0
100,0
tuổi
33,5
25,5
- Từ 0 – 14 tuổi
58,4
65,1
- Từ 15 – 59 tuổi
8,1
9,4
- Từ 60 tuổi trở lên
Cơ cấu dân số theo giới
100,0
100,0
tính
- Nam
49,2
48,8
- Nữ
50,8
51,2
Số dân (triệu người)
76,5
85,2
b. Nhận xét và giải thích:
- Nhận xét:
+ Hình dạng tháp thay đổi từ mở rộng đã thu hẹp dần ở đáy
+ Cơ cấu theo tuổi thay đổi theo xu hướng già hóa:

Tỉ lệ trẻ em giảm nhanh (từ 33,5% xuống 25,5%), giảm 8%, trung bình giảm
1%/năm
Tỉ lệ nhóm trên độ tuổi lao động cũng tăng nhưng chậm hơn (từ 8,1% lên 9,4%),
tăng 1,3%

Trang 7


Tỉ lệ nhóm tuổi lao động tăng lên khá nhanh (từ 58,4% lên 65,1%), tăng 6,7%.
+ Cơ cấu dân số theo giới tính tương đối cân bằng, nhưng tỉ lệ nữ vẫn nhiều hơn
nam.
+ Qui mô dân số tăng thêm 8,6 triệu người, trung bình tăng 1,08 triệu người/năm.
- Giải thích:
+ Do thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, tỉ lệ sinh giảm
+ Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe, mức sống của nhân dân được nâng lên, tỉ lệ tử
giảm, tuổi thọ trung bình của dân số tăng, tỉ lệ người già ngày càng nhiều
+ Tỉ lệ nữ lớn hơn nam do tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn.
+ Số dân nước ta vẫn tiếp tục được tăng lên là do qui mô dân số đông, số người
trong độ tuổi sinh đẻ nhiều , nên mặc dù tỉ suất tăng dân số có giảm nhưng số dân
vẫn tiếp tục tăng, trung bình mỗi năm tăng khoảng 1 triệu người.
Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Xác định các đô thị loại đặc biệt của nước ta.
b. Kể tên các đô thị có qui mô dân số trên 1 000 000 người, từ 500 001 – 1 000 000
người.
c. Phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi
trường.
* Giáo viên gọi 1 học sinh có thể xác định nhanh được ý a và ý b câu hỏi này.
* Giáo viên hướng dẫn và cho học sinh thảo luận về ảnh hưởng của đô thị hóa đến
phát triển kinh tế - xã hội.
* Nội dung củng cố:

a. Các đô thị loại đặc biệt: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
b. Các đô thị có qui mô dân số trên 1 000 000 người: Hà Nội, Hải Phòng và Thành
phố Hồ Chí Minh
Các đô thị có qui mô dân số từ 500 001 – 1 000 000 người: Đà Nẵng, Biên Hòa,
Cần Thơ.
c. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường:
- Tích cực:
+ Về kinh tế:
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động (giảm tỉ lệ lao động khu
vực nông – lâm – thủy sản, tăng tỉ lệ lao động khu vực công nghiệp – xây dựng và
dịch vụ), đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Thu hút đầu tư, nhất là trong xây dựng đô thị và kết cấu hạ tầng, phát triển công
nghiệp, dịch vụ ở các đô thị.
Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
+ Về xã hội:
Tạo ra nhiều việc làm, thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, nâng cao trình độ người lao
động, tăng thu nhập cho người lao động.
Làm giảm mức sinh và gia tăng dân số tự nhiên.

Trang 8


+ Về môi trường:
Mở rộng không gian đô thị
Hình thành môi trường đô thị với chất lượng cuộc sống ngày càng cải thiện.
- Tiêu cực:
+ Về kinh tế: Sự chưa phù hợp giữa công nghiệp hóa với đô thị hóa, đô thị hóa
nhanh hơn công nghiệp hóa, khó khăn trong xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, các cơ
sở kinh tế.
+ Về xã hội: Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao, khó khăn trong đào tạo lao động có

chất lượng. Các vấn đề về nhà ở, trật tự an ninh đô thị phức tạp, phân hóa giàu
nghèo,...
+ Về môi trường: bị ô nhiễm, rác thải, tiếng ồn, nước sạch, nước thải,...
Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy nhận xét về tỉ lệ dân thành thị
nước ta trong giai đoạn 1960 – 2007.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh: Trước tiên tính tỉ lệ dân thành thị, sau đó mới
nhận xét.
* Cho học sinh tự tính và gọi 1 hoặc 2 em nhận xét.
* Giáo viên chốt kiến thức:
- Xử lí số liệu:
Tỉ lệ dân thành thị của nước ta giai đoạn 1960 – 2007 (Đơn vị: %)
Năm
1960 1976 1979 1989 1999 2000 2005 200
7
Tỉ lệ dân thành thị 15,7 24,7 19,2 20,1
23,6
24,2
26,9 27,4
- Nhận xét:
+ Tỉ lệ dân thành thị nước ta còn thấp so với thế giới và khu vực: Năm 2007 mới
chỉ có 27,4% (trung bình của thế giới hơn 50%)
+ Tốc độ tăng tỉ lệ dân thành thị còn chậm: Trong vòng 47 năm mới chỉ tăng được
11,7%.
+ Tốc độ tăng tỉ lệ dân thành thị có sự khác nhau giữa các giai đoạn:
1960 – 1976 tăng 9,0%, trung bình tăng 0,56%/năm
1976 – 1979 giảm 5,5%
1979 – 1999 tăng chậm (0,22%/năm), nhất là giai đoạn 1979 – 1989
1999 – 2007 tốc độ tăng nhanh hơn, trung bình tăng gần 0,48%/năm.
Câu 6: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy nhận xét về sự thay đổi cơ cấu lao dộng
đang làm việc phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1995 – 2007

* Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức: Xu hướng thay đổi cơ cấu lao
động, tương quan về cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế, nhận xét về tốc độ
chuyển dịch.
* Củng cố của giáo viên:

Trang 9


- Cơ cấu lao động có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực: Giảm tỉ lệ lao động
khu vực nông – lâm – thủy sản, tăng tỉ lệ lao động khu vực công nghiệp – xây dựng
và dịch vụ.
- Sự thay đổi cơ cấu lao động trong giai đoạn 1995 – 2007 như sau:
Nông – lâm – thủy sản giảm từ 71,2% xuống còn 53,9% trong tổng số lao động
đang làm việc của cả nước.
Công nghiệp – xây dựng tăng từ 11,4% lên 20% ; dịch vụ tăng từ 17,4% lên
26,1%.
- Tuy nhiên, sự thay đổi cơ cấu diễn ra còn chậm nên tỉ lệ lao động nông – lâm –
thủy sản vẫn còn chiếm tỉ lệ cao và tỉ lệ lao động công nghiệp – xây dựng, dịch vụ
thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.
Câu 7: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải
thích đặc điểm phân bố dân cư ở vùng Đông Nam Bộ.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vị trí, các tỉnh , thành phố vùng Đông
Nam Bộ, khái quát một số nét về tự nhiên. Sau đó cho học sinh xây dựng bài, trả
lời.
* Giáo viên củng cố :
- Khái quát:
Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành (Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu,
Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh), địa hình bằng phẳng, độ cao trung
bình dưới 200m.
- Đặc điểm phân bố dân cư:

+ Đông Nam Bộ là vùng có mật độ dân số cao, cao hơn mức trung bình cả nước,
mật độ phổ biến từ 2001 – 500 người/km2.
Nguyên nhân: Do đây là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi (vị trí địa lí, địa
hình, tài nguyên đất, sinh vật, khoáng sản,...), là vùng kinh tế phát triển nhất cả
nước.
+ Trong vùng sự phân bố dân cư cũng không đều:
Khu vực phía nam của vùng có mật độ dân số cao nhất: trên 500 người/km 2,
đặc biệt có bộ phận cao đến trên 2000 người/km2 (TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa,...).
Nguyên nhân: Đây là khu vực có mức độ tập trung sản xuất công nghiệp, dịch vụ
cao, cơ sở hạ tầng phát triển,...
Khu vực phía bắc của vùng có mật độ thấp hơn, từ 50 – 500 người/km 2, nơi
thấp nhất chỉ đạt từ 50 – 100 người/km 2 (Tây Ninh, Bình Phước,...). Nguyên nhân:
Đây là khu vực hoạt động kinh tế nông – lâm là chủ yếu, các ngành công nghiệp và
dịch vụ còn hạn chế.
Câu 8: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải
thích đặc điểm phân bố dân cư ở Tây Nguyên.

Trang 10


* Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vị trí, các tỉnh , thành phố vùng Tây
Nguyên, khái quát một số nét về tự nhiên. Sau đó cho học sinh xây dựng bài, trả
lời.
* Giáo viên củng cố :
- Khái quát:
Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, Đắk lắk, Đắk nông, Lâm
Đồng) nằm trên hệ thống cao nguyên xếp tầng rộng lớn.
- Đặc điểm phân bố:
+ Tây Nguyên là một trong những vùng có mật độ dân cư thấp nhất so với cả nước,
với mật độ phổ biến từ 50 – 100 người/km 2. Nguyên nhân: Tây Nguyên có địa hình

cao, là vùng kinh tế phát triển hạn chế, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và
lâm nghiệp, cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn,...
+ Ngay trong vùng cũng có biểu hiện phân bố dân cư không đều, với 5 cấp phân
bố: cấp cao nhất lên tới 501 – 1000 người/km2và thấp nhất là dưới 50 người/km2.
Câu 9: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Chứng minh rằng Việt Nam là nước nhiều dân tộc
b. Cho biết các ngữ hệ và các nhóm ngôn ngữ của nước ta
c. Giải thích tại sao Nhà nước lại rất chú ý đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở các
vùng đồng bào dân tộc.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức theo yêu cầu của câu hỏi qua
Atlat trang 16 và kiến thức đã học.
* Gọi lần lượt 3 học sinh trả lời theo 3 ý.
* Giáo viên củng cố:
a. Việt Nam là nước có nhiều dân tộc:
Nước ta có 54 dân tộc anh em. Theo số liệu Tổng điều tra dân số tại thời điểm 1
- 4 năm 2009 (bảng số liệu trang 16) :
- Dân tộc Kinh (dân tộc Việt) có gần 73,6 triệu người, chiếm 85,6% dân số
- Một số dân tộc ít người có dân số khá đông:
+ Tày gần 1,63 triệu người
+ Thái 1,55 triệu người
+ Mường gần 1,27 triệu người
+ Khơ me 1,26 triệu người
+ Hmông gần 1,07 triệu người

Trang 11


Trang 12



b. Các ngữ hệ và các nhóm ngôn ngữ của nước ta:
Các dân tộc của nước ta thuộc 5 ngữ hệ với 8 nhóm ngôn ngữ:
- Ngữ hệ Nam Á:
+ Nhóm ngôn ngữ Việt – Mường: Việt (Kinh), Mường, Thổ, Chứt
+ Nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ me: Khơ me, Ba-na, Xơ-đăng, Hrê, Cơ-ho,
Mnông, Xtiêng, Khơ-mú, Bru-Vân kiều, Cơ-tu, Giẻ-triêng, Tà-ôi, Mạ, Co, Chơ-ro,
Xinh-mun, Kháng, Mảng, Brâu, Rơ-măm, Ơ-đu.
- Ngữ hệ Hmông – Dao : Hmông, Dao, Pà-Thẻn
- Ngữ hệ Thái – Kađai:
+ Nhóm ngôn ngữ Tày – Thái : Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Giáy, Lào, Lự,
Bố Y
+ Nhóm ngôn ngữ Ka-Đai: La Chí, La Ha, Cơ Lao, Pu Péo
- Ngữ hệ Nam Đảo: Gia-Rai, Ê-Đê, Chăm, Ra-giai, Chu-ru.
- Ngữ hệ Hán – Tạng:
+ Nhóm ngôn ngữ Hán: Hoa, Sán Dìu, Ngái
+ Nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến: Hà Nhì, Phù Lá, La Hủ, Lô Lô, Cống, Si La.
c. Nhà nước rất chú ý đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng đồng bào dân
tộc vì:
- Phần lớn các dân tộc ít người đều sống ở các vùng trung du và miền núi. Đó là
những nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, nhưng cơ sở hạ tầng chưa phát
triển, kinh tế còn lạc hậu, lại thiếu nguồn lao động, đặc biệt là lao động có kĩ thuật.
Vì thế đời sống của nhân dân các dân tộc vùng cao còn gặp nhiều khó khăn.
- Góp phần xóa bỏ sự cách biệt về trình độ phát triển giữa vùng đồng bằng với
trung du và miền núi. Đây được coi là một chủ trương lớn nhằm xóa đói, giảm
nghèo và cũng chính là cơ sở để củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc anh em,
giữ vững an ninh, quốc phòng vùng biên giới.
Câu 10. Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 16, dân tộc có số dân đông thứ 2 ở
nước ta là
A. Tày.
B. Thái.

C. Mường.
D. Khơ me
Câu 11. Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết số lao động hoạt
động trong khu vực I năm 2007 là
A. 53,9%
B. 57,2%
C. 65,1%
D. 71,2%
Câu 12. Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, các đô thị đặc biệt của nước ta là
A. Hà Nội - Hải Phòng.

Trang 13


B. Hải Phòng – Tp. Hồ Chí Minh.
C. Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh.
D. Hà Nội – Đà Nẵng.
Câu 13. Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, số dân thành thị của nước ta năm
2007 là
A. 18,8 triệu người.
B. 18,77 triệu người.
C. 22,34 triệu người.
D. 23,37 triệu người.
Câu 14. Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, tỉ lệ lao động làm việc trong khu
vực I, khu vực II, khu vực III lần lượt là
A. 53,9%; 20,%; 26,1%.
B. 53,9% ; 26,1%; 20,0%.
C. 20,0%; 53,9%; 26,1%.
D. 26,1%; 53,9%; 20,0%.
Câu 15. Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, các đô thị loại 1 của nước ta là

A. Hải Phòng - Huế - Đà Nẵng.
B. Hà Nội - Hải Phòng – Đà Nẵng.
C. Hà Nội – Đà Nẵng – Tp. Hồ Chí Minh.
D. Hải Phòng – Đà Nẵng – Biên Hòa.
2.4. Hiệu quả
Với phương pháp và cách làm trên, tôi thấy có sự chuyển biến tích cực về chất
lượng học tập của học sinh , nhất là đối với những em dự thi THPT Quốc gia tự tin
hơn về kĩ năng làm bài phần khai thác Atlat Địa lí Việt nam . Học sinh tích cực, chủ
động hơn trong học tập và ôn luyện thi, tự học và nghiên cứu thêm, chịu khó tìm
hiểu kiến thức để hoàn thiện nội dung và phương pháp làm bài, xác định đề và kĩ
năng làm bài ngày càng chuẩn hơn với yêu cầu của đề bài.
Kết quả thực tế là đã góp phần tạo nên chất lượng học sinh của các lớp sử dụng
Atlat Địa lí Việt nam trong giảng dạy như sau:
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
12 A3
9,5%
80,5%
10%
0
12 A6
36,2%
60,8%
3%
0
12 A8
9,5%

81,4%
9,1%
0

Trang 14


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
* Kết luận
- Đề tài “ Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong giảng dạy Phần Địa lí Dân cư” CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ 12-THPT có ý nghĩa thực tiễn, khả năng ứng dụng cao, đáp
ứng được nhu cầu học tập, ôn luyện phần Địa lí dân cư của học sinh.
- Tôi sẽ tiếp tục phát triển phương pháp ôn luyện đề tài này ở những vấn đề khác
của Địa lý 12 để hoàn thiện cho học sinh kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam
được tốt hơn nữa. Hi vọng đề tài này sẽ nhận được sự góp ý của đồng nghiệp trong
Tỉnh để bộ môn Địa lý ngày càng hấp dẫn hơn, thu hút được học sinh tích cực học
tập, tìm hiểu nghiên cứu và góp phần thành công cho các em trong các kì thi cấp
Tỉnh, cấp Quốc gia.
* Kiến nghị :
Bộ môn Địa lí có vai trò rất quan trọng trong học tập ở Nhà trường cũng như
ngoài thực tế của học sinh, nó tạo tư duy kiến thức không gian, mối liên hệ nhân
quả giữa các hiện tượng địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội. Trang bị cho học sinh kĩ
năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam là rất cần thiết trong những tiết học có liên
quan. Vì thế, tôi kiến nghị :Bộ Giáo dục nên gửi về cho các trường phổ thông các
trang Atlat điện tử cập nhật hàng năm để giáo viên và học sinh thuận lợi hơn trong
giảng dạy, học tập và nghiên cứu.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Hoằng Hóa, Ngày 25/5/2018

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác.
Người viết

Trương Thị Hoa

Trang 15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sách giáo khoa Địa lí 12 ( Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
[2]. At lát Địa lý Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
[3]. Hướng dẫn học và khai thác Atlát Địa lý Việt Nam
( Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
[ 4]. Bộ đề môn Địa lí ( Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)

Trang 16



×