Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Thiết kế bài giảng theo phương pháp học tập nhóm và hướng dẫn tự học cho học sinh trong môn GDCD lớp 10 bài 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1017.43 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LƯU ĐÌNH CHẤT

SÁNG
KIẾN
KINH
NGHIỆM
Người thực
hiện:
Lê Thị
Tuyết

ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG THEO PHƯƠNG PHÁP HỌC
TẬP NHÓM VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC CHO HỌC SINH
TRONG MÔN GDCD LỚP 10 - BÀI 10
THANH HOÁ NĂM 20

Người thực hiện: Lê Thị Tuyết
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Lưu Đình Chất
SKKN thuộc lĩnh vực: môn GDCD

HOẰNG HÓA, THÁNG 5 NĂM 2018
0


MỤC LỤC

Trang


1. Mở đầu
1.1.Lí do chọn đề tài………………………………………………………...................1
1.2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………..................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………….................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………...............1
1.5. Những điểm mới của SKKN…………………………………………..................2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm……………………………….............2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm…………..........2
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn
đề…………………………………………………………………………........................
3
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường…………………………………………...............18
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận………………………………………………………………..............
…..19
3.2. Kiến nghị………………………………………………………………..............…
20
Tài liệu tham khảo
Danh mục các đề tài SKKN mà tôi đã được Hội đồng SKKN Ngành GD tỉnh
đánh giá đạt từ loại C trở lên.

1


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
Hiện nay ngành giáo dục nước ta đang tìm ra các giải pháp tốt nhất nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục. Nhiều đợt tập huấn diễn ra với nhiều phương dạy

học mới cuối cùng đi đến một cái chung nhất là đưa chất lượng nền giáo dục
nước nhà sánh vai với các nước tiên tiến trên thế giới.
Môn GDCD trong các trường THPT xem là môn phụ. Liệu giải pháp nào là
tốt nhất để khắc phục tình trạng này. Tựu chung lại dù là lí do gì đi nữa thì đấy
cũng là những nguyên nhân để những người giáo viên như chúng tôi trăn trở oằn
mình trong từng tiết học mong các em có niềm đam mê hơn trong môn học của
mình để mục tiêu cuối cùng góp sức mình vào nền giáo dục nước nhà.
Đợt tập huấn gần đây nhất tôi được tham dự bàn về vấn đề “Thiết kế bài
giảng theo phương pháp học tập nhóm và hướng dẫn tự học cho học sinh” mà
Bộ giáo dục và Đào tạo đang triển khai. Đây là một phương pháp đối mới với
nhiều nước trên thế giới, nó đã và đang mang lại khá nhiều thành công trong lĩnh
vực giáo dục của họ. Vậy liệu đối với nước Việt Nam thân yêu của chúng ta có
nên áp dụng các phương pháp đó để mang lại hiều quả giáo dục không nhỉ?
Bản thân Tôi nhận thấy để đạt hiệu quả cao trong mỗi tiết học cần có cách
thiết kế bài giảng cho phù hợp với nội dung kiến thức; phương pháp, phương
tiện dạy học phải phù hợp với từng đối tượng học sinh. Để qua mỗi tiết học học
sinh thích thú với kiến thức mới, qua đó hiểu được kiến thức đã học trên lớp,
đồng thời học sinh thấy được tầm quan trọng của vấn đề và việc ứng dụng của
kiến thức trước hết để đáp ứng những yêu cầu của môn học, sau đó là việc vận
dụng của nó vào các công việc thực tiễn trong đời sống xã hội. Cho nên Tôi nghĩ
rằng đó là một phương pháp hay và vì thế tôi chọn hướng nghiên cứu này làm đề
tài sáng kiến kinh nghiệm của mình trong Bài 10, lớp 10 với tên “Quan niệm về
đạo đức”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này được nghiên cứu nhằm mục đích giúp các em chủ động trong
lĩnh hội tri thức, rèn kĩ năng sống và khả năng tự học của mình để từ đó thúc đẩy
niềm đam mê học tập, hứng thú với môn học, giúp các em có cái nhìn khác về
bộ môn GDCD và đặc biệt đem lại hiệu quả giáo dục cao.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối 10 tại Trường THPT Lưu Đình Chất.

1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Kết hợp thực tiễn giáo dục ở trường THPT Lưu Đình Chất.
+ Có tham khảo các tài liệu về Bác Hồ, sách giáo khoa, sách giáo viên.
+ Tìm hiểu kĩ lưỡng bài học, tổng hợp những kết quả đã có trong việc xây
dựng bài học theo tiêu chí phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh.

2


+ So sánh giữa giải pháp cũ thường làm với giải pháp mới để có sự kế thừa
và phát huy.
+ Trao đổi trong nhóm và trao đổi với đồng nghiệp để bổ sung, hoàn thiện
tiết dạy; trao đổi với học sinh, lắng nghe ý kiến từ phía học sinh.
+ Dự giờ, thăm lớp, tích luỹ kinh nghiệm thực tế.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng
tạo và rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng
kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.
- Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên chủ động thiết kế, xây dựng,
phát huy sự sáng tạo trong dạy học.
- Đem lại nhiều năng lực hình thành và phát triển cho học sinh như: năng lực
tự học; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực giao
tiếp và hợp tác;...
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
- Đối với các em học sinh bậc THPT thì bộ môn GDCD đang còn xem nhẹ.
Vì thế cần phải tạo hứng thú học tập trong mỗi em học sinh. Bởi khi có hứng
thú, say mê trong nghiên cứu, học tập thì thì việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ
dàng hơn; ngược lại, khi nắm bắt được vấn đề, tức là hiểu được bài thì người

học lại có thêm hứng thú để học.
- Nhiều bài trong chương trình GDCD 10 phần đạo đức đang nhàm chán,
đạo đức học đường xuống cấp, thực sự gây nhiều khó khăn cho giáo viên trong
việc truyền thụ tri thức.
Hình thành ở học sinh những quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã
hội. Từ đó xây dựng, củng cố và phát triển nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay
có ý nghĩa rất to lớn không chỉ trong chiến lược xây dựng và phát triển con
người Việt Nam hiện đại, mà còn góp phần xây dựng, phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Đại bộ phận học sinh còn coi nhẹ bộ môn, coi đây là môn phụ nên không
mấy hứng thú với môn học, chưa đầu tư nhiều thời gian công sức nên giáo viên
rất khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức, đổi mới phương pháp dạy học.
- Chất lượng học sinh còn chưa cao và chưa đồng đều. Lớp mũi nhọn thì tiếp
thu tốt, các lớp khác thì tiếp thu còn chậm.
- Các em học sinh vẫn còn quen với cách dạy truyền thống là ỉ lại cho giáo
viên, không chủ động trong lĩnh hội tri thức.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề
3


Tôi chia lớp thành 4 nhóm với các nhiệm vụ khác nhau thực hiện theo các
hoạt động xuyên suốt của tiến trình dạy học. Các em tự làm việc, trả lời câu hỏi,
tự trình bày và tự đưa ra các câu hỏi cho mỗi hoạt động
Tiến trình dạy học Bài 10: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC
Mục tiêu dạy học
1. Về kiến thức
- Nêu được thế nào là đạo đức.
- So sánh được sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật trong việc

điều chỉnh hành vi của con người.
- Hiểu được vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã
hội.
2. Về kĩ năng
- Biết phân biệt được hành vi vi phạm đạo đức với hành vi vi phạm pháp luật.
- Kĩ năng sống: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng hợp tác để phân
biệt giữa đạo đức với pháp luật, kĩ năng phân tích vai trò của đạo đức, kĩ năng
trình bày suy nghĩ, kĩ năng tư duy phê phán hành vi ứng xử của bản thân và
người khác.
3. Về thái độ
- Coi trọng vai trò của đạo đức trong cuộc sống.
- Có được nhận thức đúng đắn thể hiện bằng thái độ tích cực học tập, rèn
luyện đạo đức.
4. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh
Năng lực nêu vấn đề và giải quyết vấn đề; Năng lực kiên định; Năng lực
trình bày 1 phút; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực tự học; Năng lực tư
duy phê phán; Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; Năng lực quản lí và phát
triển bản thân.
5. Phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực
Thảo luận lớp, thảo luận nhóm; Xử lí tình huống; Nêu vấn đề và giải quyết
vấn đề; Đọc hợp tác.
6. Thiết bị dạy học, học liệu
- Tranh ảnh, video, tài liệu về đạo đức và pháp luật.
- Máy chiếu, máy tính.
- Giáo án điện tử.
7. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ: Em hãy giải thích tại sao con người là mục tiêu phát triển của
xã hội ?


4


HĐ CƠ BẢN CỦA GV VÀ HS
1. Khởi động
* Mục tiêu:
- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu
xem mình đã biết gì về quan niệm đạo
đức.
- Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề,
năng lực tư duy phê phán cho học sinh.
* Cách tiến hành:
- GV định hướng HS: Về một số quan
niệm đạo đức.
- Trình chiếu một số hình ảnh sau:

Giáo dục đạo đức cho HS

Giáo dục đạo đức cho HS

- HS suy nghĩ.
- GV nêu câu hỏi:
?Quan sát một số hình ảnh trên em hãy rút
ra nhận xét?
?Quan niệm về đạo đức?
- GV gọi 2 đến 3 HS trả lời.
- GV chuyển tiếp, cho HS xem video bạo
5

NỘI DUNG CHÍNH BÀI HỌC



lực học đường.
- GV nêu câu hỏi:
?Sau khi xem video trên em hãy rút ra
nhận xét?
- GV gọi 2 đến 3 HS trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
* GV chốt lại: Quan niệm về đạo đức
GV dẫn dắt: Đạo đức là gì? Đạo đức khác
với pháp luật ở điểm nào? Tại sao đạo
đức lại có vai trò quan trọng như vậy?...
Để trả lời cho những câu hỏi này, các em
đi vào tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
1. Quan niệm về đạo đức:
Hoạt động 1: Thảo luận lớp tìm hiểu về
đạo đức.
a. Đạo đức là gì ?
* Mục tiêu:
- HS nêu được thế nào là đạo đức.
- Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề,
năng lực tư duy phê phán cho HS.
* Cách tiến hành:
- GV liên hệ, phối hợp với các kiến thức
Văn học, ví dụ nhà thơ Vũ Quần Phương
đã nói về Bác Hồ:
‘‘Suốt một đời Bác đã nghĩ về ta
Nói về Đảng cũng vì dân mà nói
Nước còn giặc, dân còn khi lạnh đói

Ôi lòng người đo sao hết mông mênh
Bác đắng lòng trong mỗi miếng cơm ăn.’’
- Từ đó, HS thảo luận các câu hỏi:
?Qua đoạn thơ trên em cảm nhận tình
cảm của tác giả nói về đạo đức của Bác
Hồ như thế nào?
- Sau khi hs trao đổi, thảo luận.
- GV phân tích & kết luận: Nhà thơ đã
diễn đạt về đạo đức sáng ngời của Bác Hồ.
6


- GV chuyển ý đưa ra các tình huống sau:
a. Trên đường đi học về có một cụ già
muốn qua đường, em đã giúp cụ già qua
đường an toàn.
b. Trên chuyến xe đò, có một phụ nữ bế
con, em đã đứng lên nhường chỗ.
c. Bạn An nhà nghèo, bố mẹ đau ốm luôn,
em đã động viên các bạn trong lớp giúp đỡ
bạn An.
- Vận dụng sự hiểu biết xã hội của bản
thân em hãy trả lời cho các câu hỏi sau về
các tình huống trên:
?Tại sao em làm như vậy?
?Việc làm đó của em đúng hay sai?
?Tự điều chỉnh hành vi là việc tùy ý hay
phải tuân theo?
?Tự điều chỉnh hành vi bắt buộc hay tự
giác?

?Hành vi đó có cần phù hợp lợi ích cộng
đồng của xã hội không?
- HS thảo luận và trả lời.
- GV ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng.
- GV nhấn mạnh: Trong lĩnh vực đạo đức,
những nhu cầu, lợi ích của cá nhân, xã hội
đều được thể hiện ra ở các quy tắc, chuẩn
mực và dư luận xã hội. Một hành vi đạo
đức phải được xã hội thừa nhận và hình
thành một cách tự giác luôn luôn được
củng cố bằng “sức mạnh” của các tấm
gương quần chúng.
- GV hỏi tiếp:
?Vậy em hiểu thế nào là đạo đức?
- HS trả lời.
- GV chính xác hóa ý kiến của HS.
- GV cho HS lấy ví dụ.
?Vận dụng kiến thức Văn học dân gian em
hãy lấy ví dụ về đạo đức?
- HS thảo luận và trả lời.
- GV ghi ý kiến HS lên bảng.
- GV kết luận: Văn học dân gian biểu hiện
về đạo đức qua các câu ca dao sau:
+ Qua các câu ca dao:
7

- Đạo đức là hệ thống các quy tắc,
chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con
người tự giác điều chỉnh hành vi
của mình cho phù hợp với lợi ích

của cộng đồng, của xã hội.


‘‘Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.’’
“Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.”
- GV chuyển ý: Cùng với sự vận động và
phát triển của lịch sử xã hội, các quy tắc,
chuẩn mực này cũng biến đổi theo. Tùy
theo sự phát triển của xã hội mà mỗi xã
hội có một nền đạo đức riêng. Vì vậy lịch
sử nhân loại đã từng tồn tại nhiều nền đạo
đức xã hội khác nhau.
- GV nêu câu hỏi cho HS.
?Vận dụng kiến thức Lịch sử, em hãy cho
biết nhân loại đã từng tồn tại những nền
đạo đức nào?Phân biệt nền đạo đức
XHPK và nền đạo đức XHCN ở nước ta?
- HS thảo luận và trả lời.
* GV kết luận:
- GV định hướng HS sử dụng kiến thức
Lịch sử trả lời:
+ Đạo đức trong XH CS Nguyên thủy: Ý
thức đạo đức phụ thuộc vào những điều
kiện sinh hoạt vật chất, phương thức tìm
kiếm và phân phối những phúc lợi cần
thiết đến trình độ thỏa mãn nhu cầu sinh
hoạt của con người.
- Trình chiếu một số ảnh tư liệu về xã hội

CS Nguyên thủy:

- Cùng với sự phát triển của xã hội,
các quy tắc chuẩn mực đạo đức
cũng biến đổi theo cho phù hợp.
- Lịch sử nhân loại đã từng tồn tại
nhiều nền đạo đức xã hội khác nhau
và các nền đạo đức này luôn bị chi
phối bởi quan điểm và lợi ích của
giai cấp thống trị.

Trong xã hội CSNT

+ Đạo đức trong XH CHNL: Người có đặc
quyền, đặc lợi cho phép được là người có
đức hạnh, còn người nô lệ là người không
có phẩm hạnh, người thấp hèn, hạ đẳng.
- Trình chiếu ảnh tư liệu trong xã hội
8


CHNL:

Trong XH Chiếm hữu nô lệ

+ Đạo đức trong XH Phong kiến: Dựa trên
cơ sở sở hữu ruộng đất lớn, yêu cầu chung
của đạo đức thống trị là bầy tôi phải
“Trung” với vua có nghĩa là trung thành
vô điều kiện, kể cả cái chết, chư hầu phải

trung với thiên tử, nông dân phải trung với
địa chủ.
- Trình chiếu ảnh tư liệu trong xã hội PK:

Trong XH Phong kiến

+ Đạo đức trong XH TBCN: Nền đạo đức
luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích
giai cấp bóc lột.
- Trình chiếu ảnh trong xã hội TB:

Trong XHTB

9


+ Đạo đức trong XHCN: Nền đạo đức tiến
bộ, được toàn dân thừa nhận phù hợp với
yêu cầu CNH, HĐH đất nước. Nền đạo
đức kế thừa đạo đức truyền thống vừa kết
hợp, vừa phát huy tinh hoa văn hóa nhân
loại. “Trung” nghĩa là trung thành lợi ích
của đất nước, của nhân dân.
Những chuẩn mực đạo đức phù hợp
với yêu cầu của chế độ XHCN: Trọng
nhân nghĩa; Trọng lễ độ; Cần kiệm; Liêm
chính;...
- Trình chiếu một số tranh ảnh trong
XHCN:


Trung thành với lợi ích của đất nước, nhân dân.

Hoạt động 2: Đọc hợp tác và xử lí thông
tin tìm hiểu sự khác biệt giữa đạo đức và
pháp luật trong sự điều chỉnh hành vi của
con người.
b. Phân biệt đạo đức với pháp luật
* Mục tiêu:
- HS nêu được thế nào là pháp luật, sự trong sự điều chỉnh hành vi của
khác biệt giữa đạo đức và pháp luật.
con người:
- Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề,
năng lực tư duy phê phán cho HS.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS tự đọc mục 1.b, ghi tóm
tắt nội dung cơ bản. Sau đó, HS chia sẽ nội
dung đã đọc theo cặp.
- HS tự đọc nội dung trong SGK, tìm nội
dung chính, tóm tắt phần vừa đọc. Sau đó,
HS chia sẻ nội dung đã đọc theo cặp về
phần cá nhân đã tóm tắt, tự giải đáp cho
nhau những thắc mắc và nêu câu hỏi đề
nghị GV giải thích.
- GV nêu tiếp yêu cầu mỗi cặp HS đọc
10


thông tin và giải quyết các câu hỏi sau:
?Pháp luật là gì?
?Hãy phân biệt đạo đức với pháp luật?

Lấy ví dụ chứng minh.
?Trong quá trình rèn luyện đạo đức thanh
niên, hs nên tránh điều gì?
- HS tự học theo hướng dẫn của GV.
- Làm việc chung cả lớp: Đại diện 2 – 3
cặp trình bày kết quả làm việc
- Lớp nhận xét, bổ sung.
* GV chính xác hóa các đáp án của HS và
chốt lại nội dung:
Đạo đức là phương thức điều chỉnh
hành vi của con người nhưng không phải
là phương thức duy nhất. Pháp luật cũng là
phương thức có khả năng điều chỉnh nhất
định đối với hành vi của con người. Tuy
nhiên giữa chúng có những khác biệt cơ
bản.
Ví dụ đạo đức thể hiện ở Văn Học dân
gian như:
‘‘Lễ phép chào hỏi người lớn’’
‘‘Con cái có hiếu với cha mẹ’’
‘‘Anh em hòa thuận, thương yêu nhau’’
(Bài thơ Làm anh)

- Đạo đức là một phương thức điều
chỉnh hành vi của con người.
- Pháp luật là những quy tắc xử sự
có tính bắt buộc chung, do nhà
nước xây dựng, ban hành và bảo
đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà
nước.

- Đạo đức và pháp luật đều là

- Trình chiếu một số hình ảnh về đạo đức:

những phương thức điều chỉnh
hành vi con người sao cho phù hợp
với lợi ích chung của cộng đồng,
giúp con người trở thành người tốt.
- Điểm khác nhau: pháp luật là
phương thức có khả năng điều
chỉnh nhất định đối với hành vi của
con người. Sự điều chỉnh hành vi
của pháp luật là sự điều chỉnh mang
tính bắt buộc, cưỡng chế với những
nhu cầu tối thiểu không thực hiện
sẽ bị xử lí bằng sức mạnh của nhà

11


nước. Còn đạo đức là một phương
thức điều chỉnh hành vi của con
người, sự điều chỉnh hành vi của
đạo đức mang tính tự giác, tự
nguyện thường là những yêu cầu
cao của xã hội đối với con người,
nếu con người không thực hiện sẽ
bị dư luận xã hội lên án hoặc lương

Bác Hồ kể chuyện cho các cháu nghe


tâm cắn rứt.

Hàng ngày, người bạn cùng xóm
đẩy xe đưa Thùy đến trường

Hàng ngày, người bạn cùng xóm
Cõng bạn đến trường

Ví dụ về pháp luật:
Khi tham gia giao thông đèn đỏ phải
dừng lại; Kinh doanh phải nộp thuế;
Không quay cóp bài trong thi cử; về phòng
chống tham nhũng;...
- Trình chiếu một số hình ảnh về pháp luật:

12


Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển GT

Phòng chống tham nhũng

Bạo lực trẻ em

Hoạt động 3: Thảo luận nhóm tìm hiểu
vai trò của đạo đức trong sự phát triển của
cá nhân, gia đình và xã hội.
2. Vai trò của đạo đức trong sự
* Mục tiêu:

- HS nêu được vai trò của đạo đức trong phát triển của cá nhân, gia đình
sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã
và xã hội:
hội.
- Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề.
* Cách tiến hành:
13


- GV chia lớp thành 4 nhóm và nêu câu
hỏi:
Nhóm 1: Tìm hiểu vai trò của đạo đức
đối với cá nhân? Ở mỗi cá nhân tài năng
và đạo đức cái nào hơn? Vì sao? Vận
dụng kiến thức Văn học dân gian và hiểu
biết xã hội nêu một số ví dụ?
Nhóm 2: Tìm hiểu vai trò của đạo đức
đối với gia đình? Theo em hạnh phúc gia
đình có được là nhờ có đạo đức hay tiền
bạc, danh vọng? Vì sao? Vận dụng kiến
thức hiểu biết xã hội nêu một số ví dụ?
Nhóm 3: Tìm hiểu vai trò của đạo đức
đối với xã hội? Vận dụng kiến thức hiểu
biết xã hội nêu một số ví dụ?
Nhóm 4: Vận dụng kiến thức hiểu biết
xã hội hãy giải thích: tình trạng trẻ vị
thành niên lao vào tệ nạn xã hội như
hiện nay có phải do đạo đức bị xuống
cấp không? Vì sao? Xã hội cần phải làm
gì?

- HS thảo luận theo nhóm và cử đại diện
trả lời.
- GV ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng.
- GV chính xác hóa ý kiến của HS.
* Kết luận:
- GV định hướng HS:
Nhóm 1:
- Trình bày vai trò của đạo đức đối với
cá nhân.
- Mỗi cá nhân cần phát triển hài hòa hai
mặt đạo đức và tài năng. Trong đó đức là
gốc vì học hỏi, bồi dưỡng sẽ có tài năng.
Nếu không có đạo đức sẽ trở thành người
không có lương tâm, nhân phẩm, danh dự
làm hại người khác, XH.
- Văn học dân gian: Những câu thơ, ca

a. Đối với cá nhân:
- Đạo đức góp phần hoàn thiện
nhân cách con người.
- Đạo đức giúp con người có ý thức
và năng lực sống thiện, tăng thêm
tình yêu đối với Tổ quốc, đồng bào
và rộng hơn là toàn nhân loại.

dao, nói về đạo đức như:
‘‘Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một
giàn.’’
‘‘Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau
14

- Một cá nhân thiếu đạo đức thì mọi
phẩm chất, năng lực khác sẽ không
còn ý nghĩa.


cùng.’’
- Ca dao - Hiểu biết xã hội:
+ Những hoạt động từ thiện, nhân đạo:
Ủng hộ người nghèo; trẻ em khuyết tật;

b. Đối với gia đình:
- Đạo đức là nền tảng của hanh
phúc gia đình, tạo ra sự ổn định và
phát triển vững chắc của gia đình.

nạn nhân bom mìn sau chiến tranh, chất - Đạo đức là nhân tố không thể
thiếu của một gia đình hạnh phúc.
độc màu da cam; đồng bào bị thiên tai,...
+ Những hoạt động tình nguyện của thế - Sự tan vỡ của một gia đình hiện
hệ trẻ Việt Nam hôm nay: “Tiếp sức đến nay thường có nguyên nhân từ việc
trường”; hỗ trợ khởi nghiệp, lập nghiệp; vi phạm nghiêm trọng các quy tắc,
“Đền ơn đáp nghĩa”; “Uống nước nhớ chuẩn mực đạo đức như con cái
nguồn”; chăm sóc sức khỏe cộng đồng; không nghe lời cha mẹ, các thành
viên trong gia đình không tôn trọng
chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng.
VD: Một kĩ sư xây dựng giỏi nhưng lại ăn lẫn nhau,...
cắp, bớt xén tiền và tài sản của nhân dân… c. Đối với xã hội:

- Trình chiếu một số hình ảnh:
Một xã hội trong đó các quy tắc,
chuẩn mực đạo đức được tôn trọng
và luôn được củng cố, phát triển,
thì xã hội đó có thể phát triển bền
vững. Ngược lại, trong một môi
trường xã hội mà các chuẩn mực
đạo đức bị xem nhẹ, không được
tôn trọng, thì nơi ấy dễ xảy ra sự

Mùa hè xanh

mất ổn định, thậm chí còn có thể
dẫn đến sự đổ vỡ về nhiều mặt
trong đời sống xã hội.

15


Hai học sinh có hành vi đánh bạn học

Nhóm 2:
- Hạnh phúc gia đình có được là nhờ đạo
đức vì có đạo đức mới giáo dục con cái
đúng quy tắc, chuẩn mực. Từ đó con cái
ngoan, trưởng thành.
VD: Gia đình bố mẹ cãi nhau, làm ăn phi
pháp, không chung thủy dẫn đến gia đình
tan vỡ và con cái sa vào nghiện hút, cờ
bạc.

- Trình chiếu một số hình ảnh:

Gia đình hạnh phúc

Nhóm 3:
- Vì cá nhân sống đúng quy tắc, chuẩn
mực thì gia đình hạnh phúc, mà khi gia
đình hạnh phúc xã hội sẽ ổn định và hạnh
phúc.
VD: Tệ nạn XH nhiều thì xã hội không
yên ổn, con người luôn sợ hãi.
- Trình chiếu một số hình ảnh:

16


Tôn sư trọng đạo

Phiên tòa xét xử lưu động

Nhóm 4: Vận dụng kiến thức hiểu biết
xã hội giải thích: tình trạng trẻ vị thành
niên lao vào tệ nạn xã hội như hiện nay
có phải do đạo đức bị xuống cấp? “Cha
mẹ sinh con, trời sinh tính”, đó là kinh
nghiệm đúc kết của ông cha ta trong việc
nuôi dạy con cái từ bao đời nay. Thế
nhưng, kinh nghiệm đó không còn phù
hợp.
Trong những năm trở lại đây, bên

ngoài trường học xuất hiện ngày càng
nhiều những hiện tượng như: học sinh
đánh lộn, cư xử thiếu văn hóa, sử dụng các
chất gây nghiện… Trong trường học, hiện
tượng học sinh coi thường nội quy nhà
trường, hỗn láo với thầy cô, có phản ứng
tiêu cực trước sự nhắc nhở của nhà
trường… diễn ra ngày càng phổ biến. Tuy
đây không phải là hiện tượng mới, nhưng
có chiều hướng gia tăng ngày càng nhanh
trong một bộ phận không nhỏ học sinh phổ
thông hiện nay. Nó đòi hỏi cả xã hội phải
nhìn nhận và có hành động cụ thể để khắc
17


phục tình trạng này. Gia đình, nhà trường
và xã hội, chính là nhân tố giữ vai trò quan
trọng nhất trong việc hình thành nhân cách
của các em.
* Bài học: Xây dựng, củng cố và phát triển
nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay có ý
nghĩa rất to lớn. Không chỉ trong chiến
lược xây dựng và phát triển con người Việt
Nam hiện đại mà còn xây dựng, phát triển
nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
3. Hoạt động luyện tập
* Mục tiêu:
- Luyên tập để HS củng cố những gì đã
biết về quan niệm đạo đức và vai trò của

đạo đức đối với cá nhân, gia đình và xã hộ;
biết ứng xử phù hợp trong tình huống giả
định.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao
tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề
cho HS.
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS làm bài tập.
- GV đưa ta tình huống: Hiện nay, chúng
ta thường được nghe kể về những tấm
gương giúp đỡ người nghèo qua việc đóng
góp vào các quỹ, như: Quỹ “Tấm lòng
vàng”; Quỹ “ Vì người nghèo”; Quỹ “Chất
độc màu da cam”… nhằm hỗ trợ một phần
khó khăn cho các đối tượng thuộc diện cần
giúp đỡ.
Theo em, việc đóng góp vào các quỹ kể
trên là nghĩa vụ của mọi người hay chỉ
xuất phát từ tấm lòng? Em nhận xét thế
nào về việc làm đó?
- HS làm bài tập và trả lời.
- Lớp nhận xét đánh giá và thống nhất đáp
án.
*GV chính xác hóa đáp án: về đạo đức và
vai trò của đạo đức.
4. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu:
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình
huống, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
18



- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực công dân, năng lực ứng xử, năng quản
lí và phát triển bản thân, năng lực giải quyết vấn đề.
* Cách tiến hành:
1. GV nêu yêu cầu
a. Tự liên hệ:
- Trong cuộc sống hàng ngày em đã vận dụng vai trò của đạo đức đối với cá
nhân như thế nào? Lấy một vài ví dụ.
- Nêu những quan niệm đúng và những quan niệm chưa đúng về đạo đức. Vì
sao?
- Hãy nêu cách khắc phục những quan niệm chưa đúng.
- Bài tập tình huống:
Trong lớp em, bạn A thường xuyên nghỉ học không lí do. Tìm hiểu nguyên
nhân, em được biết nhân dịp Tết, bố mẹ A sản xuất rượu giả để bán kiếm lời và
bắt A nghỉ học để tham gia. Những hành vi nào của bố mẹ A vi phạm chuẩn mực
đạo đức và vi phạm pháp luật? Em làm gì để giúp bạn A?
b. Nhận diện xung quanh:
Hãy nêu nhận xét của em về quan niệm đạo đức, những hành vi đạo đức
thực hiện một cách tự giác của các bạn trong lớp và một số người khác mà em
biết.
c. GV định hướng HS:
- HS tự giác và thực hiện hành vi đạo đức phù hợp với mọi người xung quanh,
phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
- HS làm bài tập 2 trang 66 SGK.
* Ngày xưa người chặt củi, đốt than trên rừng là hướng thiện. Vì cây trên
rừng không thuộc về ai, việc khai thác không liên quan đến ai, công cụ khai thác
giản đơn, số lượng không đáng kể đủ sống hàng ngày.
* Ngày nay việc làm đó được coi là tàn phá rừng, gây ô nhiễm môi
trường là thiếu ý thức. Vì rừng là tài sản quốc gia, có lợi cho con người về giá trị

kinh tế và điều hòa môi trường, con người khai thác bừa bãi, không hợp lý, hủy
hoại rừng gây hậu quả không tốt cho con người và xã hội, họ là người có hành
vi vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật.
2. HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
5. Hoạt động mở rộng
- GV cung cấp địa chỉ và hướng dẫn HS cách tìm tư liệu trên mạng Internet.
- HS sưu tầm 1 số ví dụ về đạo đức và pháp luật.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
- Học sinh ham thích môn học hơn.
- Tạo được hứng thú trong học tập.
- Học sinh biết cách chủ động tìm tòi trong lĩnh hội tri thức.
- Tạo phong trào học tập mới tích cực, chủ động và sáng tạo.

19


- Giúp cho bản thân tôi nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học, tìm tòi và
sáng tạo.
- Giúp đồng nghiệp có thêm kinh nghiệm được rút ra từ hạn chế của sáng
kiến kinh nghiệm cho một phương pháp dạy học mới theo nhóm và hướng dẫn
tự học.
- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
+ Học sinh hiểu bài, nắm vững kiến thức, có ý thức học tập tốt, tinh thần
học tập tích cực, sôi nổi.
+ Đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hình thức kiểm tra.
Đề kiểm tra kiến thức của học sinh sau khi học xong bài:
Câu 1: Thế nào là đạo đức? Em hãy phân biệt đạo đức với pháp luật?
Câu 2: Xử lí tình huống: Hải là một học sinh nghiện game, thường xuyên lấy
cắp tiền cha mẹ chơi game. Bị cha mẹ la thì quát mắng, bà con hàng xóm thấy

vậy khuyên bảo, phân tích cho Hải hiểu làm như vậy là không kính trọng cha
mẹ… Cuối cùng Hải cũng nhận ra điều đó là sai nên bỏ chơi game và hiếu thảo
với cha mẹ hơn trước. Em hãy nhận xét những hành vi của Hải?
Kết quả đánh giá chất lượng giờ dạy qua bài kiểm tra sau tiết học có áp
dụng phương pháp học tập theo nhóm và hướng dẫn tự học cho HS:
- Kết quả kiểm tra kiến thức học tập của học sinh thông qua bài học có thể so
sánh.
+ Lớp không sử dụng phương pháp học tập theo nhóm và hướng dẫn tự học
cho HS:
STT
Lớp
Sỉ số
Giỏi
Khá
T. Bình
Yếu
Kém
1
10C2
42
3
10
20
9
0
2
11C4
41
4
9

20
8
0
+ Lớp có sử dụng phương pháp học tập theo nhóm và hướng dẫn tự học
cho HS
STT
Lớp
Sỉ số
Giỏi
Khá
T. Bình
Yếu
Kém
1
10C3
42
15
17
10
0
0
2
10C5
41
14
18
9
0
0
3. Kết luận, kiến nghị

3.1. Kết luận
Với phương pháp học tập theo nhóm và hướng dẫn tự học cho học sinh,
việc sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực kết hợp với các phương pháp thảo
luận lớp, thảo luận nhóm, đọc hợp tác... giờ học đã tạo ra sự hứng thú và phát
huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc khám phá,
lĩnh hội các tri thức mới. Qua đó cũng giúp hình thành cho học sinh các kĩ năng
20


sống như: tự nhận thức, tìm kiếm và xử lí thông tin, tìm kiếm sự hỗ trợ, giao tiếp
có hiệu quả, hợp tác...
Từ kết quả thu được từ thiết kế bài học theo phương pháp học tập nhóm và
hướng dẫn tự học cho học sinh, hoàn toàn có tính khả thi trong việc phát huy
hơn nữa khả năng tự học của người học, cũng như góp phần hình thành và rèn
luyện các kĩ năng sống cho học sinh, đáp ứng được mục tiêu đổi mới giáo dục
hiện nay.
Cùng trao đổi với tổ, nhóm bộ môn về sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã
nhận được đánh giá khá cao về tính hiệu quả của nó. Từ những đúc rút kinh
nghiệm của bản thân qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy đây là một cách làm
hay sẽ đem lại hiệu quả cho các bài dạy của mình. Đó cũng là khởi đầu cho
phong trào tự học và sáng tạo của các em để việc học và sáng tạo không còn là
nỗi sợ hải hay nhàm chán như trước đây nữa.
3.2. Kiến nghị
Trên đây là những giải pháp giảng dạy, nghiên cứu của tôi. Mặc dù quá
trình nghiên cứu có những ưu điểm nhất định song còn nhiều hạn chế. Kính
mong các đồng nghiệp, các bạn đóng góp những ý kiến quý báu để sáng kiến
này áp dụng được rộng rãi trong các nhà trường.
Cùng với chương trình thay sách là sự đổi mới phương pháp dạy học. Song
chỉ đổi mới phương pháp dạy học thôi thì chưa đủ mà phải đổi mới toàn diện
đúng quy trình tất cả các khâu từ khâu chuẩn bị – khâu dạy trên lớp – khâu kiểm

tra đánh giá mới mang lại hiệu quả tốt nhất.
Để đạt hiệu quả tốt hơn cho sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin kiến nghị
nhà trường trang bị thêm nhiều hơn nữa về tài liệu, trang thiết bị trường học mà
cụ thể là sách tham khảo, máy tính, máy chiếu tại phòng học.
Xác nhận của BGH

Hoằng Hoá, ngày 25 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác.
Người viết

Lê Thị Tuyết

21


Tài liệu tham khảo
-

Sách giáo khoa GDCD 10-Nhà xuất bản Giáo Dục.
Sách giáo viên GDCD 10-Nhà xuất bản Giáo Dục.
Sách chuẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD-Nhà xuất bản Giáo Dục.
Những câu chuyện kể về Bác Hồ-Nhà xuất bản Giáo Dục.
Giới thiệu một số tác phẩm, bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí MinhBan tuyên giáo tỉnh ủy Thanh Hóa.
- Tài liệu tập huấn “Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo
nhóm và hướng dẫn hs tự học – môn GDCD” của Bộ giáo dục và đào tạo.
- Một số tài liệu trên các trang mạng…

22



DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẤP TỈNH XẾP LOẠI C
TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Tuyết
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên, Trường THPT Lưu Đình Chất

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá xếp
loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Sở GD&ĐT

C

2003

Sở GD&ĐT

C


2015

Năm học
đánh giá
xếp loại

Những vấn đề lý luận về
đổi mới phương pháp dạy học
1.

môn GDCD ở THPT.
Một số biện pháp giáo dục
HS cá biệt trong công tác chủ
nhiệm.

23



×