Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TÍCH hợp GIÁO dục PHÒNG TRÁNH TAI nạn đuối nước vào GIẢNG dạy TIẾT THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA, môn GDCD lớp 10 tại TRƯỜNG THPT TRIỆU sơn 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.27 KB, 19 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt thời gian vừa qua, chúng ta chắc hẳn đã vô cùng bàng hoàng
khi không ít những vụ việc đau lòng về tai nạn đuối nước xảy ra với học sinh ở
tất cả các cấp học, thậm chí số nhiều lại diễn ra ở học sinh lớn, độ tuổi từ 12 đến
17 tuổi(lứa tuổi học đường).
Giáo dục phòng tránh đuối nước cho học sinh thực chất là giáo dục kỹ năng
sống – kỹ năng ứng phó với hiểm họa, thiên tai. Do vậy, nó là trách nhiệm của
cả gia đình, nhà trường và xã hội. Tuy nhiên không phải các bậc phụ huynh nào
cũng có đủ điều kiện để làm việc này. Đặc biệt ở các gia đình nông thôn, điều
kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, bố mẹ còn gánh nặng cơm áo gạo tiền thì
việc đề cao và giáo dục các kỹ năng để phòng tránh tai nạn đuối nước cho học
sinh là điều gần như không được thực hiện. Về phía xã hội, đặc biệt là dư luận
của xã hội, mỗi khi có bất cứ sự việc tiêu cực nào xảy ra đối với lứa tuổi thanh
thiếu niên, kể cả các tệ nạn xã hội, thì trách nhiệm đó đều đổ lỗi cho giáo dục –
nhà trường – thầy, cô giáo.
Trong trường THPT, giáo dục phòng tránh tai nạn đuối nước có thể được
dạy lồng ghép ở các môn học như: Thể dục, Giáo dục thể chất – Quốc phòng,
GDCD, sinh học và các hoạt động khác như giáo dục ngoài giờ lên lớp, các buổi
học ngoại khóa, các giờ sinh hoạt lớp… Môn GDCD là một môn học có vai trò
quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, pháp luật và lối sống
cho học sinh. Chính vì vậy, môn học này được xác định là có sứ mệnh “góp
phần giáo dục con người toàn diện”, do đó có khả năng tích hợp giáo dục nhiều
vấn đề thực tiễn xã hội, trong đó có giáo dục phòng tránh tai nạn đuối nước.
Với những lý do trên, tôi xây dựng đề tài: “Tích hợp giáo dục phòng
tránh tai nạn đuối nước vào giảng dạy tiết thực hành ngoại khóa, môn
GDCD tại trường THPT Triệu Sơn 2”. Thông qua hình thức tích hợp toàn
phần trong bài dạy nhằm đạt được hiệu quả cao nhất cho mục tiêu “phòng tránh
tai nạn đuối nước ở lứa tuổi học đường”. Do giới hạn của một sáng kiến kinh
nghiệm tôi chỉ đưa ra một giáo án minh họa có triển khai thực nghiệm tại trường
THPT Triệu Sơn II và thấy có hiệu quả. Tôi hy vọng rằng đây sẽ là một nguồn


tài liệu hỗ trợ có ích cho các bạn bè đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh tại trường THPT Triệu Sơn II
qua môn học Giáo dục công dân.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của giáo dục phòng tránh tai
nạn đuối nước cho học sinh trong nhà trường phổ thông.
1


- Học sinh lớp 11C5, 11C6, 11C7 trường THPT Triệu Sơn II.
- Thiết kế giáo án dạy học tích hợp giáo dục phòng tránh tai nạn đuối nước.
- Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của bài dạy tích hợp giáo dục phòng
tránh tai nạn đuối nước.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.

2


2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
Theo tổ chức y tế thế giới: Đuối nước là hiện tượng mà khí quản của người
lớn hay trẻ nhỏ bị một chất lỏng (thường là nước) xâm nhập vào dẫn tới khó
thở. Hậu quả của ngạt thở lâu có thể là tử vong (chết đuối) hoặc không tử vong,
nhưng gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh. Ngoài ra, cũng có quan niệm
ngắn gọn hơn, đuối nước là tình trạng thiếu oxy do cơ thể bị chìm trong nước.

Tổ chức Y tế thế giới cũng cho biết trẻ nhỏ và học sinh là đối tượng dễ bị đuối
nước nhất, đặc biệt là trẻ nhỏ và học sinh ở các nước có thu nhập trung bình và
thấp. Việt Nam chúng ta là một ví dụ điển hình. [2]
Việt Nam là nước có địa hình nằm sát biển, với nhiều ao hồ, sông ngòi,
kênh rạch. Do vậy tai nạn sông nước thường xảy ra. Hàng năm, những tổn hại về
người do tai nạn và đặc biệt là tai nạn đuối nước là rất lớn, chiếm tỷ lệ lớn trong
các nạn nhân là lứa tuổi học sinh.
Theo báo cáo của Bộ lao động Thương binh và xã hội, trung bình mỗi năm
cả nước có khoảng 6400 người bị đuối nước, trong đó hơn 50% là trẻ em và trẻ
vị thành niên. Với khoảng gần 3500 trẻ em bị chết đuối mỗi năm, đồng nghĩa
với việc cứ mỗi ngày trôi qua, ở nước ta có khoảng 9 trẻ tử vong do đuối nước.
Còn theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì con số này lại cao hơn
nhiều. Đó là Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về tỷ lệ đuối nước ở trẻ em, với
con số trên 11500 trẻ bị chết mỗi năm. Năm 2017, theo kết quả điều tra của Quỹ
nhi đồng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng
trên 7000 trẻ em bị chết đuối (chiểm tỷ lệ 22,6% tai nạn thương tích), chỉ đứng
sau tử vong do tai nạn giao thông. [3]
Tai nạn đuối nước xảy ra ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, từ thành
thị đến nông thôn, miền núi cũng như đồng bằng ven biển. Có những vụ tai nạn
đau lòng khi có tới 8 học sinh cùng lớp bị đuối nước do rủ nhau đi tắm biển sau
giờ học. Phần lớn, các vụ đuối nước xảy ra ở trẻ từ 10 đến 15 tuổi, nhiều vụ việc
thương tâm khi nạn nhân là cả hai anh em trong cùng một gia đình. [1]
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn do đuối nước như không biết bơi,
chơi ở những khu vực nguy hiểm như: có ao hồ, sông, suối, chơi ở những hố
nước các công trình xây dựng, bể, giếng nước có thành quá thấp, không có nắp
đậy, tập bơi ở những nơi không có biển báo an toàn tập bơi quá nhiều khi sức
khỏe không đảm bảo, đi ra đường khi ngập nước bị sa chân xuống hố sâu,…
Thậm chí nhiều người lớn, bơi giỏi vẫn có nguy cơ đuối nước nếu như lơ là, chủ
quan. Nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do nhận thức của gia đình, cộng đồng,
xã hội về nguy cơ gây đuối nước ở trẻ em còn hạn chế; trẻ em thiếu sự giám sát

của cha mẹ; trẻ em chưa biết bơi, thiếu kỹ năng an toàn trong môi trường nước;
môi trường xung quanh vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây đuối nước. [2]
3


Luật trẻ em năm 2016 đã quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc
đảm bảo các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em, trong đó có
tai nạn đuối nước. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số
234/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em
giai đoạn 2016- 2020. Chương trình đã thể hiện sự liên kết của các ngành nhằm
tăng cường nỗ lực chung để phòng chống tai nạn do đuối nước ở trẻ em – học
sinh, dạy các kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em và tạo môi
trường an toàn cho trẻ em – học sinh, đặc biệt là trong dịp nghỉ hè.
Tuy nhiên, với hàng loạt các vụ tử vong do tai nạn đuối nước trong thời
gian vừa qua thực sự vẫn là nỗi đau, nỗi ám ảnh và day dứt cảu các bậc phụ
huynh có con em bị tử vong, là nỗi lo với bất cứa ai khi chưa kịp trang bị cho
con em mình những kỹ năng phòng chống tai nạn do đuối nước.
2.2. Thực trạng về giáo dục phòng tránh đuối nước ở trường THPT
Triệu Sơn II
Giáo dục phòng tránh tai nạ do đuối nước thực chất cũng là giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh. Qua 10 năm đảm nhiệm vai trò là một giáo viên dạy
môn GDCD, trong đó có 6 năm tại trường THPT Triệu Sơn II, qua trao đổi kinh
nghiệm cùng các đồng nghiệp, tôi nhận thấy thực trạng giáo dục kỹ năng sống
nói chung và giáo dục phòng tránh tai nạn đuối nước nói riêng cho học sinh
trong những năm qua có những thuận lợi và khó khăn như sau:
2.2.1. Thuận lợi
Trong những năm gần đây vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua
các môn học nói chung và môn GDCD nói riêng đang được đề cao và ngày càng
xem trọng. Chính vì vậy chúng tôi luôn nhận được sự ủng hộ và quan tâm sâu
sắc từ phía Ban giám hiệu và lãnh đạo nhà trường. Đội ngũ giáo viên trẻ, năng

động, được đào tạo đúng chuyên môn, có tâm huyết và làm việc hiệu quả. Các
em được rèn luyện sức khỏe, thể chất, được trang bị những hiểu biết cơ bản về
môn bơi lội thông qua môn Giáo dục thể chất – Quốc phòng.
Do đó, việc giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh trong đó có giáo dục
phòng tránh đuối nước tại trường THPT Triệu Sơn II tương đối thuận lợi. Đa số
học sinh ngoan, có ý thức phấn đấu trong học tập và rèn luyện, biết nghe lời cha
mẹ, thầy cô, có ý thức bảo vệ bản thân trước những rủi ro do tai nạn đuối nước.
Là trường THPT luôn đứng đầu về thành tích học tập của huyện và đứng
trong tốp 10 của tỉnh. Nhà trường có cơ sở vật chất khá đồng bộ, hầu hết các
phòng học được lắp máy chiếu, loa, các giáo viên đều có máy tính xách tay nên
rất thuận tiện cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.
2.2.2. Khó khăn
Một khó khăn lớn nhất trong việc giáo dục phòng tránh tai nạn đuối nước
cho học sinh tại trường THPT Triệu Sơn II là nhà trường chưa có bể bơi, do vậy
4


học sinh chỉ học về lý thuyết môn bơi lội mà chưa có điều kiện để học thực
hành. Do đó, kỹ năng bơi lội ở học sinh còn kém, và không phải học sinh nào
cũng có đủ điều kiện kinh tế để được đến các bể bơi tư nhân học tập.
Do vậy, việc đưa nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn đuối nước cho
học sinh vào giảng dạy ở tiết thực hành ngoại khóa thông qua dự án học tập là
biện pháp giáo dục hiệu quả nhất. Qua đó chính các em sẽ chủ động tự tìm kiếm
thông tin, trao đổi với nhau để tự trang bị cho mình những kỹ năng, hiểu biết cơ
bản về các nguy cơ có thể bị đuối nước, cách phòng tránh và cấp cứu kịp thời
khi xảy ra tai nạn. Từ đó các em có thể bảo vệ bản thân mình và tuyên truyền
đến những người thân xung về vấn đề này một cách hiệu quả và có trách nhiệm.
2.3. Các giải pháp để thực hiện giáo dục phòng tránh tai nạn đuối nước
qua môn GDCD
2.3.1. Thiết kế giáo án dạy học tích hợp giáo dục phòng tránh tai nạn

đuối nước với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
Trong phạm vi của đề tài này tôi chọn thiết kế một tiết học thực hành ngoại
khóa các vấn đề chính trị - xã hội ở địa phương, chương trình GDCD lớp 11 học
kỳ II theo phương pháp dự án kết hợp với một số kỹ thuật dạy học tích cực để
làm minh chứng cho phần cơ sở lý luận đã trình bày.
Tên dự án: Tai nạn đuối nước và phòng tránh tai nạ đuối nước đối với lứa tuổi
học đường.
* Phân công nhiệm vụ
Lớp học được chia làm 4 nhóm dựa trên sự đồng đều về lực học và nhận
thức của học sinh. Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh trước 1 tuần.
Sau khi tìm kiếm và xử lý thông tin cá nhân trong các nhóm, học sinh tập hợp
trên lớp để tổng hợp sản phẩm vào giấy A0 hoặc phần mềm powrpoint để chuẩn
bi báo cáo.
Nhóm 1: Đuối nước là gì? Vì sao đuối nước thường dẫn đến tử vong?
Nhóm 2: Nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước? Những nguyên tắc cấp
cứu tại chỗ đối với người bị đuối nước?
Nhóm 3: Những việc cần chú ý trong quá trình cấp cứu người bị đuối
nước?
Nhóm 4: Các biện pháp góp phần bảo vệ bản thân và những người xung quanh
phòng tránh bị đuối nước?
Bảng phân công nhiệm vụ đối với học sinh lớp 11C5 (các lớp khác giáo
viên làm tương tự) [1]
Nhóm

Tên thành viên

Nhiệm vụ

Thời gian hoàn
5



thành
Lê Thị Quỳnh Anh Tham gia góp ý nội 1 tuần
(nhóm trưởng)
dung, tổng hợp và
trực tiếp báo cáo

1

Vũ An, Kim Anh, Diệu Tra cứu thông tin 1 tuần
Hương, Khánh Linh, trên mạng internet,
Lê Mai, Đoàn Minh
sưu tầm các bài báo,
tranh ảnh
Nguyễn Xuân, Đình Sưu tầm kiến thức 1 tuần
Vũ, Vũ Yến
liên quan, đóng góp
ý kiến hoàn thiện
nội dung của dự án
Hoàng Thị Hà (nhóm Tham gia góp ý nội 1 tuần
trưởng)
dung, tổng hợp và
trực tiếp báo cáo

2

Nguyễn Hương a, Tra cứu thông tin 1 tuần
Khánh Linh, Nguyễn trên mạng internet,
Hải

sưu tầm các bài báo,
tranh ảnh
Chi Mai, Diễm Quỳnh Sưu tầm kiến thức 1 tuần
a, Nguyễn Phượng, liên quan, đóng góp
Thiều Huyên
ý kiến hoàn thiện
nội dung của dự án
Nguyễn Thủy, Nguyễn Đóng góp ý kiến 1 tuần
Thương, Vũ Thủy
hoàn thiện nội dung
của dự án
Đinh Thị Phương Thảo Tham gia góp ý nội 1 tuần
(nhóm trưởng)
dung, tổng hợp và
trực tiếp báo cáo

3

Bùi Nhi, Đào, Huệ, Tìm kiếm và xử lý 1 tuần
Hoàng Quyết, Nguyễn thông tin nộp về cho
Cường, Hải
nhóm trưởng
Cương, Thảo, Bình, Thu thập các tài liệu 1 tuần
Quách Trang
có liên quan hoàn
thiện dự án
Nguyễn

Thị


Xuân Tham gia góp ý nội 1 tuần
6


(nhóm trưởng)
4

dung, tổng hợp và
trực tiếp báo cáo

Phương, Phạm Hà, Tìm kiếm thông tin 1 tuần
Thu, Toản, Phạm trên mạng internet
Hoàng
Cương, Thảo, Bình, Tìm các bài báo có 1 tuần
Quách Trang, Phạm liên quan, thu thập
Hùng, Phạm Tâm
thông tin, đóng góp
ý kiến hoàn thành
báo cáo

* Thực hiện
Tiết 33: Thực hành các vấn đề chính trị - xã hội của địa phương và
những nội dung đã học
Chủ đề: I. Tai nạn đuối nước và phòng tránh tai nạn đuối nước đối với lứa tuổi
học đường.
Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
- Học sinh hiểu được thế nào là tai nạn đuối nước? Hậu quả của tai nạn
đuối nước, từ đó rút ra bài học cho bản thân, đặc biệt biết cách phòng tránh cho
bản thân và những người xung quanh.

- Biết được một số nguyên tắc cấp cứu tại chỗ cho người bị đuối nước và
những việc cần chú ý trong quá trình cấp cứu người bị đuối nước.
- Biết và hiểu về một số quy định của Nhà nước về các chương trình phòng
tránh đuối nước cho trẻ em nói chung và lứa tuổi học đường nói riêng.
2. Về kỹ năng:
- Biết tìm kiếm, xử lý các thông tin liên quan đến tai nạn đuối nước đối với
lứa tuổi học đường.
- Biết cách phòng tránh cho bản thân trước những nguy cơ có thể dẫn đến
tai nạn đuối nước.
- Viết được báo cáo, trình bày trước lớp
- Sử dụng được các phương tiện để hỗ trợ thực hiện dự án
3. Về thái độ:
7


- Tự giác tích cực góp phần xây dựng một cộng đồng có lối sống tích cực,
đẩy lùi nguy cơ tai nạn đuối nước với trẻ em.
- Tuyên truyền cho bạn bè, người thân biết cách phong tránh, sơ cứu, cấp
cứu tại chỗ khi gặp tai nạn đuối nước.
- Tích cực tham gia các hoạt động phong trào của nhà trường, địa phương
và cộng đồng góp phần xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Đồ dùng học tập
GV: - Giao nhiệm vụ cho học sinh từ trước buổi học 1 tuần (các nhiệm vụ
giao cho học sinh phân loại theo nhóm, hình thức theo một dự án)
- Máy tính, máy chiếu và các công cụ hỗ trợ khác
HS: - Nghiên cứu, tổng hợp trên giấy A0 và phần mềm powerpoint để báo
cáo trước lớp ( nhóm trưởng đại diện báo cáo)
2. Phương pháp:
- Phương pháp dạy học theo dự án kết hợp với sử dụng công nghệ thông tin

- Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, vấn đáp
- Phương pháp thảo luận kết hợp kỹ thuật khăn phủ bàn, hợp tác nhóm,…
III. Các hoạt động học tập:
(Các nhóm đã được phân công dự án và nhận nhiệm vụ từ trước).
Hoạt động 1: (10p)
GV khời động tiết học bằng việc cho HS xem vi deo về tai nạn đuối nước
với học sinh. Từ đó dẫn HS vào nhiệm vụ đã được giao.: (4 phút)
HS chuẩn bị sản phẩm để báo cáo: (6p)
Các nhóm tổng hợp sản phẩm vào giấy A0 theo nội dung đã chuẩn bị từ
trước, riêng nhóm 2 đã chuẩn bị trước trên phần mềm powpoint dưới sự hướng
dẫn của giáo viên.
Hoạt động 2: (25p)
Mỗi nhóm trình bày, báo cáo sản phẩm của mình trên giấy A0 và phần
mềm powpoint với thời gian mỗi nhóm là 6p.
Hoạt động 3: (10 phút)
GV: - Nghiệm thu, nhận xét và đánh giá bài báo cáo sản phẩm của từng nhóm.

8


- Tóm tắt ngắn gọn trọng tâm của bài học trên máy chiếu, cho học sinh xem
1 video về kỹ năng cấp cứu người bị đuối nước. Qua đó để các em có thể hình
dung và thực hành các kỹ năng này khi tình huống rủi ro xảy đến.
- Nhắc nhở HS lưu ý kiến thức trọng tâm và học bài.
2.3.2. Một số nội dung kiến thức trọng tâm của bài học
* Vì sao đuối nước thường dẫn đến tử vong?
Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị
thiếu oxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động.
- Người ta thống kê thấy khoảng 4/5 trường hợp chết đuối mà trong phổi có
nước và 1/5 còn lại chết đuối nhưng phổi không có nước.

- Sở dĩ có tình trạng chết đuối mà trong phổi không có nước là do người
không biết bơi bất ngờ bị chìm trong nước, nạn nhân hoảng sợ khiến các phản xạ
bị rối loạn làm cơ thể bị chìm, phản xạ co cơ nắp thanh quản và đóng khí quản
lại làm nạn nhân không thở được dẫn đến thiếu oxy não và bất tỉnh. Từ chỗ nắp
thanh quản bị đóng nên nước cũng không vào phổi được. Đó cũng được gọi là
chết đuối khô.
Vì vậy khi gặp trường hợp đuối nước cần xử trí khẩn trương, kiên trì, ngay tại
chỗ để giải phóng đường hô hấp.
* Nguyên tắc cấp cứu tại chỗ
Nguyên tắc này cần khẩn trương, đúng phương pháp với mục đích cấp cứu
là giải phóng đường thở và cung cấp oxy cho nạn nhân. Do vậy việc làm đầu
tiên cần đưa nạn nhân ra khỏi nước:
- Nếu nạn nhân còn tỉnh giãy giụa dưới nước ta cần khẩn trương tìm cách
đưa họ nên bờ. Nếu không biết bơi ta phải tìm khúc gỗ, phao… lém xuống cho
họ bám vào để lên bờ hoặc chạy ngay đi tìm người lớn đến cứu.
- Tuyệt đối Không nhảy xuống nước nếu không biết bơi. Vì nạn nhân lúc này
trong tình trạng hoảng loạn, dễ níu chặt lấy bất cứ thứ gì với được, kể cả người
cứu nạn. Khi cấp cứu nạn nhân ngay ở dưới nước cần phải nâng đầu nạn nhân
nhô lên khỏi mặt nước, có động tác để giúp cho nạn nhân trấn tĩnh và thở.
- Nếu nạn nhân bất tỉnh dưới nước (chỉ xuống cứu khi người cứu biết bơi).
Nếu không thì gọi người hỗ trợ hoặc dùng thuyền nếu có để ra cứu.

9


Ngay sau khi đưa được nạn nhân vào bờ, cần tiến hành cấp cứu tại chỗ:
Với trẻ lớn và người lớn:

- Đặt nạn nhân ở tư thế nằm ngửa trên mặt phẳng cứng. Nếu bệnh nhân tím
tái, không thể tự thở, tim ngừng đập (sờ mạch không có) và không có bất cứ

phản xạ nào thì phải ấn tim ngoài lồng ngực: Dùng hai tay chồng lên nhau đặt
10


ngay vào vị trí một nửa dưới xương ức và ấn tim với tần số ép khoảng 100 lần/1
phút, đồng thời phải khai thông đường thở bằng cách dùng gạc hay khăn vải
móc đờm dãi, dị vật khỏi miệng nạn nhân và hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo
với phương pháp miệng thổi miệng cho nạn nhân.
- Nếu chỉ có một người tiến hành sơ cấp cứu, thì ấn tim ngoài lồng ngực 15
- 30 nhịp, sau đó hà hơi thổi ngạt 2 lần và tiếp tục lặp lại việc ấn tim ngoài lồng
ngực với chu kỳ 15 - 30 lần ấn tim, 2 lần hà hơi thổi ngạt.
- Nếu có hai người cấp cứu thì một người ấn tim ngoài lồng ngực, một
người hà hơi thổi ngạt, kiên trì thực hiện cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh trở lại
hoặc cho đến khi nạn nhân được đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Với trẻ nhỏ:
- Đặt trẻ nằm ở chỗ khô ráo, thoáng khí. Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem
có còn thở không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực. Nếu lồng ngực
không di động tức là trẻ đã ngưng thở; thổi ngạt miệng qua miệng 2 cái chậm.
Nếu sau đó trẻ vẫn chưa thở lại được hoặc còn tím tái và hôn mê thì xem như
tim đã ngưng đập, cần ấn tim ngoài lồng ngực ngay. Ấn vào vùng nửa dưới
xương ức theo cách như sau:
+ Dùng 2 ngón tay cái (đối với trẻ dưới 1 tuổi) ấn ở vị trí giữa và dưới
đường nối hai đầu vú 1 đốt ngón tay (tức khoảng bằng bề ngang một ngón tay).
+ Dùng 1 bàn tay (đối với trẻ từ 1-8 tuổi) hoặc 2 bàn tay đặt chồng lên nhau
(đối với trẻ hơn 8 tuổi và người lớn) ấn vào phía trên mỏm ức 2 đốt ngón tay.
Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỷ lệ 5/1 (đối với trẻ dưới 8 tuổi) hoặc 15/2
(đối với trẻ trên 8 tuổi).
- Vẫn phải tiếp tục thực hiện các động tác cấp cứu này cho đến khi nạn nhân
tự thở lại được hoặc có sự giúp đỡ của nhân viên y tế. Việc cấp cứu này đôi khi
phải mất hàng giờ hoặc lâu hơn.

- Nếu sơ cứu có kết quả, nạn nhân thở lại, cử động giãy giụa, hay nạn nhân
vẫn còn mê nhưng đã có mạch và nhịp thở thì gọi xe cấp cứu hay dùng mọi
phương tiện sẵn có chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế có trang bị hồi sức cấp cứu.
Quá trình vận chuyển vẫn phải tiếp tục cấp cứu và đắp giữ ấm cho nạn nhân.
- Khi tỉnh lại, nạn nhân sẽ nôn ra nước, nên phải để nạn nhân ở tư thế an
toàn, đầu nằm nghiêng, kê gối dưới hai vai, nới rộng quần áo, phòng cho nạn

11


nhân không bị ngạt trở lại vì sặc chất nôn. Chỉ bỏ cuộc khi đã hô hấp nhân tạo
và ép tim được 2 tiếng mà không thấy nạn nhân phục hồi.
* Những việc cần chú ý trong quá trình cấp cứu đuối nước:
- Không được chậm trễ trong cấp cứu người bị đuối nước, thay vì tìm cách
gọi xe cấp cứu, tìm cho được và đầy đủ các phương tiện cấp cứu . v.v... thì phải
bằng mọi cách và khả năng hiểu biết cấp cứu nạn nhân ngay
- Không nên cố tìm cách cho nước trong phổi nạn nhân chảy hết ra ngoài
bằng cách xốc nước (vác nạn nhân chạy vòng vòng cho nước chảy ra) vì như thế
sẽ bỏ lỡ thời gian vàng cho việc làm hồi sức cấp cứu tim phổi mà chỉ cần chậm
trễ 4 phút thôi là não có nguy cơ bị chết! Trong quá trình hồi sức cấp cứu tim
phổi, nước trong phổi sẽ tự động thoát ra ngoài. Nếu là nước sông, hồ thì nước
sẽ thấm vào hệ tuần hoàn rất nhanh do hiện tượng thẩm thấu (nước sông có nồng
độ loãng hơn máu).
- Khi làm xoa bóp tim ngoài lồng ngực, cần chú ý không quá mạnh vì có
thể làm gãy xương sườn nạn nhân, nhất là trẻ nhỏ.
Với ngạt nước, sơ cứu tại chỗ đúng kỹ thuật là những yếu tố quan trọng
nhất, quyết định đến sự sống còn và khả năng bị di chứng não của người bị nạn.
* Để phòng tai nạn đuối nước mọi người cần lưu ý đến những việc sau đây:
Đối với trẻ lớn và người lớn:
- Không nên nhảy xuống vùng nước mà không biết nơi đó nông hay sâu,

có lối thoát khi gặp nguy hiểm hay không.
- Khi đi bơi nên đi chung với những người bơi giỏi và nên mang theo phao
khi đi bơi và đi tàu thuyền.
- Không ăn no, không uống rượu trước khi xuống nước.
- Chỉ đi bơi ở các hồ bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ giám sát.
Đối với trẻ nhỏ:
- Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên và không
được rời mắt để làm công việc khác như đọc sách, tán chuyện gẫu, chơi bài…
- Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu
bắt buộc phải có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để
trẻ em không mở nắp được.
12


- Nhà khá giả có hồ bơi nên rào kín xung quanh và cửa có khóa để trẻ em
không mở cửa được, có hệ thống báo động khi trẻ em vào.
- Nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi).
2.4 Kết quả đạt được
Sau khi tổ chức dạy thực nghiệm ở 3 lớp 11C5, 11C6 và 11C7, để kiểm chứng
tính hiệu quả của đề tài, tôi đã cho học sinh viết một bài thu hoạch cá nhân.
* Em hãy cho biết suy nghĩ của bản thân trước tai nạn đuối nước ở lứa tuổi
học đường trong thời gian vừa qua? Em sẽ làm gì để tránh được những nguy cơ
có thể bị đuối nước?
Kết quả thực nghiệm thu được như sau:
Loại giỏi
Lớp
11C5,
11C6,

Loại khá


Loại TB

Loại yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

40

30

55

40

40


30

0

0

11C7
Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy kết quả học tập của học sinh sau khi
được học chủ đề tích hợp là rất tốt. Bài thu hoạch của các em đều thể hiện được
quan điểm của bản thân và ý thức trước mọi nguy cơ có thể dẫn đến bị đuối
nước, đặc biệt trong các dịp nghỉ hè, du lịch....
Với việc triển khai thực hiện đề tài này, tôi nhận thấy rằng đây là một biện
pháp giáo dục đem lại hiệu quả cao, dễ thực hiện ngay cả với những trường điều
kiện cơ sở vật chất còn khó khăn giáo viên vẫn có thể thực hiện dự án một cách
hiệu quả. Mặt khác, ngay cả học sinh khi thực hiện dự án cũng không gặp phải
khó khăn trong việc tìm kiếm và xử lý thông tin, không gây tốn kém về kinh phí
cho cả học sinh và giáo viên trong quá trình thực hiện. Vì vậy việc nhân rộng và
triển khai áp dụng đề tài này là rất đơn giản không chỉ ở trường THPT mà cả với
cấp THCS, Tiểu học.
Trong quá trình học tập, lĩnh hội kiến thức, các em đã hình thành cho mình
những kỹ năng sống – kỹ năng ứng phó với tai nạn, rủi ro không chỉ cho bản
thân mà còn góp phần tuyên truyền cho cộng đồng về các biện pháp phòng tránh
những nguy cơ đó. Trong mấy năm liền về trường công tác, tôi thấy trường chưa
có học sinh bị tử vong do tai nạn đuối. Đó là minh chứng rõ ràng nhất cho hiệu
quả của công tác giáo dục kỹ năng sống nói chung và giáo dục phòng tránh tai
nạn đuối nước nói riêng ở trường THPT Triệu Sơn II trong thời gian vừa qua.

13



3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Tai nạn thương tích ở lứa tuổi học đường nói chung và tai nạn đuối nước
nói riêng luôn là nỗi lo sợ cảu tấ cả các bậc cha mẹ, người thân và toàn xã hội.
Kỳ nghỉ hè đang đến gần, chúng ta vẫn phải chứng kiến hàng loạt các vụ tai
nạn đuối nước thương tâm đang hàng ngày cướp đi tính mạng của con em mình.
Và con số này vẫn sẽ chưa dừng lại khi ý thức về tầm quan trọng của giáo dục
phòng tránh tai nạn đuối nước chưa được nâng cao.
Vì vậy, nhà trường, gia đình và toàn xã hội cần đẩy mạnh hơn nữa công tác
giáo dục ý thức trong phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh – con em
mình, để các em tránh tư tưởng chủ quan, xem thường tính mạng của bản thân
nhất là khi tụ tập vui chơi cùng bạn bè ở khu vực có nguy cơ đuối nước như:
Biển, sông, suối, ao, hồ ,…Việc làm này cần phải tiến hành khẩn trương, kịp
thời nhất là khi kỳ nghỉ hè của các em đang đến gần, các em có nhiều thời gian
vui chơi nhưng lại thiếu sự quản lý của nhà trường, gia đình.
Mặc dù phạm vi nội dung nghiên cứu của đề tài chỉ trong một tiết học cụ
thể, song đó là sự cố gắng và kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng
dạy. Rất mong nhận được sù chia sẻ từ các bạn đồng nghiệp để có thêm kinh
nghiệm cho quá trình dạy học đạt kết quả tốt nhất.
3.2. Đề xuất, kiến nghị
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, để phòng tránh tai nạn đuối
nước một cách hiệu quả, tôi mạnh dạn đưa ra một vài đề xuất như sau:
- Sở Giáo dục và Đào tạo cần tổ chức những chuyên đề cụ thể về phòng tránh
tai nạn đuối nước để các giáo viên được tiếp thu và có những biện pháp tích hợp hiệu
quả trong bài dạy của mình. Tăng cường hơn nữa công tác quản lý, kiểm tra giám sát
hoạt động giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh tại các nhà trường và cơ sở giáo
dục. Đưa ra các cam kết với các nhà trường trong việc giáo dục phòng tránh tai nạn
đuối nước cho học sinh.
- Nhà trường cần có sự phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể như Đoàn

thanh niên, Hội cha mẹ học sinh, Công Đoàn để cùng nhau tổ chức cho học sinh
những buổi ngoại khóa về các chủ đề phòng tránh tai nạn thương tích, trong đó
có tai nạn đuối nước. Từ đó các em được tham gia các sân chơi bổ ích “học mà
chơi, chơi mà học”. Thông qua những hoạt động này, các em có ý thức cảnh
giác, bảo vệ bản thân và tuyên truyền sâu rộng về vấn đề này tới người thân và
cộng đồng.
- Sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và cha mẹ học
sinh trong quá trình giáo dục các em cũng là điều vô cùng cần thiết. Cần cho các
em ký cam kết không rủ nhau tụ tập, chơi bời giã ngoại ở những nơi tiềm ẩn
14


nguy cơ tai nạn đuối nước khi không có sự cho phép và giám sát của người lớn,
hay bộ phận cứu hộ cứu nạn.
- Mỗi thầy cô giáo phải hành động bằng trách nhiệm đạo đức của mình.
Lồng ghép và giáo dục học sinh trong từng tiết học, trong những giờ sinh hoạt
lớp. Từ đó các em hiểu được mạng sống là vô giá, đừng chỉ vì một phút lơ là,
chủ quan mà biết bao bạn trẻ đã phải từ giã cuộc đời khi còn quá trẻ, để lại nỗi
đau xót tột cùng cho cha mẹ, gia đình và người thân.
Trên đây là toàn bộ những trăn trở, tâm huyết và sự nỗ lực của bản thân
trong quá trình giáo dục phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh với tư cách
là một giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân. Vì là tâm huyết của cá
nhân, nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng
gocps, chia sẻ của các bạn bè, đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện đề tài một
cách hiệu quả nhất.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 29 tháng 05
năm 2019

Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết sáng kiến
Trịnh Thị Linh

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Website:
2. Website:
3. Website:
4. Website:

16


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
VÀO GIẢNG DẠY TIẾT THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA, MÔN
GDCD TẠI TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2

Người thực hiện: Trịnh Thị Linh
Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THPT Triệu sơn 2
Đề tài thuộc môn: GDCD

THANH HÓA NĂM 2019
17


MỤC LỤC
1.PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................01
1.1. Lý do chọn đề tài..................................................................................01
1.2. Mục đích nghiên cứu. .......................................................................01
1.3. Đối tượng nghiên cứu. .......................................................................01
1.4 .Phương pháp nghiên cứu...................................................................02
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................03
2.1. Cơ sở lý luận………………………………………………………..03
2.2. Thực trạng về giáo dục phòng tránh đuối nước ở trường THPT
Triệu Sơn II.......................................................................................................04
2.2.1.Thuận lợi...........................................................................................04
2.2.2. Khó khăn...........................................................................................04
2.3. Các giải pháp để thực hiện giáo dục phòng tránh tai nạn đuối nước
qua môn GDCD.................................................................................................05
2.3.1. Thiết kế giáo án dạy học tích hợp giáo dục phòng tránh tai nạn
đuối nước với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin .......................................05
2.3.2. Một số nội dung trọng tâm của bài học….......................................09
2.4.Kết quả đạt được.................................................................................13
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ ...................................................14
3.1. Kết luận ..............................................................................................14
3.2. Đề xuất, kiến nghị ..............................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................16


18


19



×