Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tích hợp kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm vào giảng dạy bài 4 cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa GDCD 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (845.36 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề .......................................................................................... ..........2
1.1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 2
1.2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................3
1.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 3
1.5. Đóng góp của đề tài ................................................................................... 4
II. Giải quyết vấn đề ......................................................................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 5
2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................ ......... 5
2.3. Thực trạng của vấn đề ............................................................................... 5
2.4. Các giải pháp thực hiện ............................................................................. 7
2.4.1. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm .................................... 7
a. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe, bệnh tật ... 7
b. Vệ sinh an toàn thực phẩm tác động đến kinh tế xã hội ............................... 7
2.4.2. Các bước sử dụng tích hợp kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm vào giảng
dạy bài 4 ‘Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thôn hàng hóa’ - GDCD 11......... 8
2.4.3. Cách thức tiến hành ................................................................................ 8
a. Giáo viên sử dụng kiến thức vệ sinh an toàn thưc phẩm để giới thiệu bài ..... 8
b. Sử dụng kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm để dẫn dắt và làm rõ từng phần
kiến thức của bài học ............................................................................................... 9
c. Sử dụng kiến thức tích hợp an toàn vệ sinh thực phẩm để củng cố bài ........ 15
2.5. Kiểm nghiệm thực tiễn ............................................................................. 16
2.5.1. Phương pháp kiểm nghiệm ................................................................... 16
2.5.2. Kết quả kiểm nghiệm ............................................................................ 16
a. Đối với lớp đối chứng ................................................................................. 16
b. Đối với lớp thực nghiệm ............................................................................. 16
III. Kết luận và đề xuất ................................................................................... 18
3.1. Kết luận ................................................................................................... 18
3.2. Đề xuất, kiến nghị ................................................................................... 18
Tài liệu tham khảo ...........................................................................................20



1


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Từ lâu vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đã trở thành mối quan tâm hàng
đầu của các ngành, các cấp và của toàn xã hội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
vì mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống con người, ổn định phát triển sản xuất
kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống xã hội.
Vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ tác đông trực tiếp và thường xuyên đến
sức khỏe của con người mà nó còn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của kinh tế
xã hội. Không những thế về lâu dài nó còn ảnh hưởng đến nòi giống dân tộc. Mặc
dầu vậy ở nước ta vấn đề này hình như vẫn đang còn buông lỏng hay chưa được
các ban ngành quan tâm đúng mức.
Tuy nhiên vài năm gần đây trước sự bức xúc của người tiêu dùng và dư luận xã
hội về vấn đề này các cơ quan chức năng đã quan tâm chú ý nhiều hơn. Thực tế
cho thấy các vụ ngộ độc thực phẩm và những vi phạm về vệ sinh an toàn thực
phẩm vẫn đang xảy ra và có chiều hướng gia tăng.
Theo thống kê của Bộ y tế, gần đây ở nước ta hàng năm có từ 200 đến 600
vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra khoảng 4 đến 6 ngàn người bị ngộ độc và trong số đó
có vài chục người bị tử vong. Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra cùng lúc với nhiều
người và tác hại rất lớn làm hao phí sức lao động, suy kiệt sức khỏe … Ngoài ra
ngộ độc thực phẩm cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh
hiểm nghèo.
Thực phâm không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho
con người phát triển, duy trì sự sống và lao động. Thực phẩm còn là nguồn tạo ra
các độc tố cho con người nếu không tuân thủ các biện pháp vệ sinh thực phẩm hữu
hiệu.
Thực tế ở trường phô thông hiện nay việc đưa nội dung vệ sinh an toàn thực

phẩm vào chương trình môn học còn ít. Vì vậy việc hiểu biết của các em về vệ sinh
an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế nên thực sự chưa mang lại hiệu quả trong
cuộc sống.
Với đặc thù môn học thuộc nhóm khoa học xã hội nên môn giáo dục công
dân nói chung và đặc biệt môn giáo dục công dân lớp 11 nói riêng thường chỉ trang
bị cho học sinh hệ thống lý luận về kinh tế hay các vấn đề chính trị xã hội khô
khan,trừu tượng. Để học sinh hiểu rõ hơn không chỉ là nhưng kiến thức trong sách
vở mà còn gắn liền chúng với thực tiễn cuộc sống và những tin tức thời sự đang
diễn ra trong và ngoài nước. Từ đó học sinh có cái nhìn tổng quan, nhận thức đúng
đắn và phát triển con người toàn diện.
Xuất phát từ những căn cứ đó, môn GDCD có vị trí đặc biệt, trong việc góp
phần thực hiện mục tiêu của nghị quyết hội nghị TW8 khoá XI của Đảng về đổi
mới cơ bản toàn diện giáo dục và đào tạo: “Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng
tinh giản, hiện đại thiết thực phù hợp với lứa tuổi, trình độ, tăng thực hành, vận
dụng kiến thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản
2


của văn hoá truyền thống, đạo lí dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại, giá trị cốt lõi
và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh”[1].
Song thực tế dạy học môn GDCD nói chung và GDCD lớp 11 nói riêng ở
trường THPT trước đây cũng như từ khi triển khai chương trình giảm tải nhiều
giáo viên vẫn chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc tích hợp và tìm phương pháp,
phương tiện dạy học sử dụng tích hợp để góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ
môn GDCD. Từ những lí do trên tôi đã mạnh dạn chọn vấn đề “Tích hợp kiến
thức an toàn vệ sinh thức phẩm vào giảng dạy bài 4 Cạnh tranh trong sản
xuất và lưu thông hàng hóa - GDCD 11” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Đây
là một kinh nghiệm nhỏ của tôi, tôi muốn được chia sẽ với bạn bè đồng nghiệp với
mong muốn có thể cùng nhau thực hiện tốt hơn công tác giảng dạy bộ môn GDCD
nói chung và góp phần thực hiện tốt nghị quyết hội nghị TW8 khoá XI về đổi mới

căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nhằm nghiên cứu các nội dung trong phần công dân với kinh tế
như cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa có liên quan đến an toàn vệ
sinh thực phẩm trong chương trình giáo dục THPT, từ đó giáo dục cho học sinh
gắn lý thuyết với thực tiễn đời sống xã hội, có ý thức về vệ sinh an toàn thực phẩm
nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng cũng như tạo được sự
hứng thú trong môn học GDCD nhằm nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn
GDCD.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Bước vào lớp 11 học sinh được tiếp cận với các phạm trù như sự phát triển
kinh tế, hàng hóa, tiền tệ, thị trường, cạnh tranh, cung, cầu … Giáo viên sử dụng
các video, tranh ảnh và tư liệu về các loại thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ
nguồn gốc đang được bày bán tràn lan trên thị trường vào các nội dung bài học để
học sinh có thể hiểu rõ hơn sự phát triển kinh tế không thể sử dụng mánh khóe,
không vì lợi nhuận cá nhân làm tổn hại đến sức khỏe và tính mạng của bản thân,
gia đình và xã hội mà còn thiệt hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi bài viết của mình tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết để nghiên cứu sách giáo khoa
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
1.5. Đóng góp của đề tài
- Về mặt lý luận: góp phần làm sáng tỏ nội dung, tác dụng của bài học trong
việc phát triển khả năng sáng tạo và gây hứng thú học tập cho học sinh.
- Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở những khái niệm, kiến thức về kinh tế, thị
trường giáo viên liệt kê, hệ thống những tranh ảnh, vi deo có nội dung liên quan
đến vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức, hành động và đạo đức về vệ
sinh an toàn thực phẩm cho học sinh trung học phổ thông.


3


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Cơ sở lý luận
Hiện nay hiện tượng ngộ độc thực phẩm xảy ra ngày càng nhiều ở nhiều địa
phương trong cả nước. Ngộ độc thực phẩm xảy ra không chỉ ở các nhà ăn tập thể
(xí nghiệp, trường học, nhà hàng, nhà máy ...) mà còn xảy ra ở rất nhiều các gia
đình kể cả ở thành thị và nông thôn. Vấn đề này đã được các cơ quan chức năng
cũng như các phương tiện thông tin tuyên truyền và cảnh báo nguy cơ ngộ độc
thực phẩm và mất an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng vẫn không giảm mà còn có xu
hướng gia tăng trong cộng đồng.
Thực phẩm không những là nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng
cho con người phát triển, duy trì sự sống và lao động, thực phẩm còn là nguồn tạo
ra ngộ độc cho con người nếu như ta không tuân thủ đúng biện pháp vệ sinh thực
phẩm hữu hiệu.
Có nhiều nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm (do vi sinh vật, các chất
hóa học, các yếu tố vật lý ...) khả năng bị ngộ độc chủ yếu là do thực phẩm không
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ngoài ra do ý thức của người tiêu dùng đang
còn thói quên sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc cũng như kém chất lượng
đang còn phổ biến. Ông Jeffery Kobra quyền trưởng đại diện WHO tại Việt Nam
cho biết ‘đảm bảo an toàn thực phẩm là trách nhiệm của tất cả người tiêu dùng và
nhà sản xuất trong chuỗi liên tục của thực phẩm từ nông trại đến bàn ăn. Các nhà
sản xuất, các nhà chế biến và người kinh doanh thực phẩm ở Việt Nam cần phải
chịu trách nhiệm đối với sự an toàn thực phẩm mà họ sản xuất và kinh doanh trong
khi người tiêu dùng cần phải thực hiện các biện pháp dự phòng và tuân thủ các
thực hành tốt về an toàn thực phẩm. Thực phẩm không an toàn có chứa các vi
khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc chứa chất có hại là nguyên nhân của hơn 200
bệnh từ tiêu chảy đến các bệnh mãn tính như ung thư. Thực phẩm không an toàn
tạo ra một vòng luẩn quẩn của bệnh tật và suy dinh dưỡng đặc biệt là ảnh hưởng

đến trẻ em và người già’[2].
Chính vì vậy, trong Nghị quyết 46/NQ - TW của Bộ chính trị và quyết định
phê duyệt chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm
nhìn 2030 của thủ tướng chính phủ đã chỉ rõ: “ Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi
con người và của toàn xã hội. Để thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử
vong, nâng cao tuổi thọ, cải thiện chất lượng nòi giống cần thiết phải phát triển và
hoàn thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân, triển khai mạnh mẽ các biện
pháp đồng bộ kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời đưa ra nhiều giải
pháp trong đó cần phối hợp với Bộ y tế tổ chức tuyên truyền, giáo dục về an toàn
thực phẩm trong các trường học, đồng thời huy động giáo viên và học sinh tham
gia tích cực công tác đảm bảo an toang thực phẩm. Xây dựng lộ trình đưa nội dung
an toàn thực phẩm vào giáo trình giảng dạy ở các cấp học’’[3].

4


Đối với học sinh phổ thông thì kiến thức về sự hiểu biết của các em về vệ
sinh an toàn thực phẩm đang còn rất hạn chế. Vì thế việc lồng ghép, tích hợp hay
ngoại khóa cho các em về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm là rất cần thiết và
quan trọng, đặc biệt là môn giáo dục công dân có liên quan đến thực tiễn cuộc
sống.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm là rất cần thiết để làm cơ sở cho nhận
thức và hành vi cá nhân, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cho cộng đồng.
Giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp
con người nhận thức đúng trong việc tìm những nguồn thực phẩm sạch đảm bảo
cho sức khỏe con người.
Thế hệ trẻ, đặc biệt là các em học sinh - những chủ nhân tương lai của đất
nước. Vì vậy, việc giáo dục vệ sinh an toàn thục phẩm ngay trong trường phổ
thông có vị trí đặc biệt. Nhà trường là nơi đào tạo những người chủ tương lai của

đất nước nên giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho thế hệ trẻ là một việc làm có
tác dụng lớn và lâu bền.
Thực tế ở trường phổ thông hiện nay việc đưa nội dung vệ sinh an toàn thực
phẩm vào chương trình môn học còn sơ sài, thiếu tính hệ thống. Vì vậy việc hiểu
biết của các em về vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế và thực sự chưa
mang lại hiệu quả.
Để hiểu rõ thực tiễn giảng dạy tích hợp kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm
trong dạy học môn GDCD nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh, tôi đã tiến
hành khảo sát thực tế ở trường THPT Hoằng Hoá 4: Cụ thể tôi đã chọn 4 lớp ở
khối 11 làm thí điểm
- Số lượng học sinh: 170 em.
- Lớp đối chứng
: 11A1, 11A3.
- Lớp thực nghiệm : 11A2, 11A4.
Đặc điểm học sinh : Học sinh có điểm chung đều là các em theo ban khoa
học tự nhiên. Việc chọn học sinh sẽ có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.
Về ưu điểm: Các em đều là học sinh lớp khối A nên khả năng tư duy, phân
tích, đánh giá vấn đề tương đối tốt. Mặt khác các em cũng có ý thức học tập, có
niềm đam mê tìm tòi khám phá.
Về nhược điểm: Là học sinh khối A nên các em chưa có hiểu biết sâu về
các vấn đề liên quan đến kiến thức môn GDCD, một số em còn chưa chú trọng
môn học mà tập trung nhiều vào các môn khoa học tự nhiên.
Chính vì vậy, khi chọn đối tượng học sinh trên tôi mong muốn với những
điểm mới của mình trong phương pháp tích hơp kiến thức sẽ làm tăng hứng thú
cho các em trong việc học tập môn GDCD, giúp các em tìm tòi khám phá những
kiến thức liên quan với nhau, những hình ảnh sống động, gần gũi và các em không
còn e ngại với các môn xã hội trong đó có môn GDCD.
2.3. Thực trạng của vấn đề
Chúng ta thường nghe nói: “Sức khoẻ quý hơn vàng” để có sức khỏe
tốt thì thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng không thể thiếu được cho con

5


người. Chính vì thế mất an toàn vệ sinh thực phẩm đang là mối quan tâm hàng
đầu của người tiêu dùng và của toàn xã hội. Trên thực tế các em học sinh chưa
có kiến thức về việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cụ thể như kết quả
khảo sát cho thấy trước khi đã tìm hiểu những vấn đề về vệ sinh an toàn thực
phẩm:
Lớp
11a1
11a2
11a3
11a4
Tổng

Sĩ số

Về sự hiểu biêt
Áp dụng thực tế
Không
Biết it
Có biết Không
Biết ít
Có áp
biết
biết
dụng
44
18%
54%

28%
23%
66%
11%
42
14%
63%
23%
34%
46%
20%
41
11%
68%
21%
29%
54%
17%
43
9%
66%
25%
28%
47%
25%
170
12%
64,1%
23,9%
31,1%

50,2%
18,7%
Bảng khảo sát sự hiểu biết của học sinh về vệ sinh an toàn thực phẩm (phụ

lục 1)
Qua kết quả thống kê ta thấy rằng nói chung một số học sinh cũng ít
biết về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm mà ở lứa tuổi các em là tuổi đang phát
triển cả về trí lực và thể lực nên các em cần phải hiểu tầm quan trọng của việc
đảm bảo “Vệ sinh an toàn thực phẩm”. Song nguyên nhân chủ yếu nhất là do chất
lượng giảng dạy của giáo viên còn hạn chế, chưa thực sự đầu tư cho chuyên môn
dẫn đến tiết học không có gì mới mẻ, đơn điệu, khô khan buồn tẻ…do đó không đủ
sức gây được sự chú ý, hấp dẫn từ phía người học, chưa phát huy được tính tích
cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong giờ học, nhiều học sinh chưa xác định
được tầm quan trọng của bộ môn.
Vậy làm thế nào để các em có thể lĩnh hội, vận dụng được những kiến thức
một cách có hệ thống, bài bản mà không bị đơn điệu, khô khan, nhàm chán trong
từng nội dung của bài học. Điều đó đòi hỏi những giáo viên dạy môn giáo dục
công dân phải biết lựa chọn kiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
phù hợp với từng bài, từng chủ đề, từng đối tượng học sinh, đặc biệt phải chú ý đến
nhu cầu tư duy, tâm lý muốn khám phá cái mới, cái độc đáo ở học sinh THPT. Do
đó, dạy học theo chủ đề “Tích hợp kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm vào trong
bài học ” là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và
dạy học môn GDCD nhất là dạy học bài 4 “Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông
hàng hóa - GDCD11” nói riêng. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại
nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.
Nếu quan niệm nghệ thuật dạy học là nghệ thuật thức tỉnh trong tâm hồn các
em tính ham hiểu biết, dạy các em biết suy nghĩ và hành động tích cực. Nhưng tính
ham hiểu biết đúng đắn và sinh động chỉ có được trong đầu óc sảng khoái. Nếu
nhồi nhét kiến thức một cách cưỡng bức thì hiệu quả giáo dục khó có thể đạt được
như mong muốn, bởi “để tiêu hoá” được kiến thức thì cần phải “thưởng thức

chúng” một cách ngon lành. Vậy để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong
6


học tập thì tất yếu phải đổi mới phương pháp dạy học mà dạy theo hướng tích hợp
kiến thức thực tiễn trong đời sống xã hội là một phương pháp tiêu biểu. Chính vì
vậy ở năm học 2016 - 2017 tôi đã sử dụng tích hợp kiến thức vệ sinh an toàn thực
phẩm để dạy bài 4 “Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa - GDCD11”
đã bước đầu thu được những tín hiệu tích cực đáng khích lệ từ phía học sinh, đa số
các em rất hào hứng, chờ đợi các tiết học khi cô giáo sử dụng phương pháp ở trên
vào giảng dạy cho các em, được các em kích thích khai thác, lĩnh hội kiến thức một
cách đầy hứng thú.
2.4. Các giải pháp thực hiện
2.4.1. Tầm quan trọng của vê sinh an toàn thực phẩm
a. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe,
bệnh tật
Trước mắt, thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển
của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây
bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Không có thực phẩm nào được coi là có giá trị
dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh.
Về lâu dài thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức
khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng
các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các
triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần
các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh
hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức
khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người
già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng
có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.
b. Vệ sinh an toàn thực phẩm tác động đến kinh tế và xã hội

Đối với nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển, lương thực thực phẩm
là một loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị, xã
hội rất quan trọng.
Vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc
tế. Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm không những cần được sản
xuất, chế biến, bảo quản phòng tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật mà còn không
được chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho
phép của tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu
dùng.
Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây nên nhiều
hậu quả khác nhau, từ bệnh cấp tính, mạn tính đến tử vong. Thiệt hại chính do các
bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám bệnh, phục hồi sức khỏe,
chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải nghỉ làm … Đối với
nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu giữ sản phẩm, hủy hoặc loại
bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận do thông tin quảng cáo … và thiệt
7


hại lớn nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng. Ngoài ra còn có các thiệt hại khác
như phải điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm tra độc hại, giải quyết hậu quả …
Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ
thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội,
bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta.
Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị
ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo
lành và sạch.
2.4.2. Các bước sử dụng tích hợp kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm
vào giảng dạy bài 4 “Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa GDCD11”
Sử dụng kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm vào giảng dạy bài 4 “Cạnh
tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa - GDCD11”, giáo viên cần thực hiện

theo các bước cơ bản sau:
Bước 1. Giáo viên lựa chọn kiến thức, vi deo, hình ảnh minh hoạ, ứng dụng
CNTT phù hợp với nội dung bài học. Đồng thời cần lựa chọn phương pháp và kỹ
thuật dạy học phù hợp để khai thác nội dung bài học.
Bước 2. Học sinh theo dõi vi deo, xem hình ảnh minh họa. Hay giáo viên
yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi bằng kiến thức tích hợp liên quan với môn học
GDCD.
Bước 3. Giáo viên theo dõi, lắng nghe, phân tích và tổng hợp các ý kiến của
học sinh trả lời. Đồng thời nhận xét, bổ sung và đưa ra kết luận hoặc minh hoạ
bằng hình ảnh.
Việc sử dụng kiến thức tích hợp có thể áp dụng vào phần giới thiệu bài; Dẫn
dắt đi vào tìm hiểu từng mục kiến thức; Làm rõ từng nội dung kiến thức; Củng cố
bài.
2.4.3. Cách thức tiến hành
a. Giáo viên sử dụng tích hợp kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm để giới
thiệu bài.
Cho đến nay việc mở bài hay giới thiệu vào bài ít được giáo viên chú ý, hoặc
đôi khi việc mở bài còn mang tính hình thức nên hiệu quả chưa cao. Do đó, việc
giáo viên sử dụng kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm để giới thiệu bài sẽ tạo tâm
thế hứng thú cho học sinh trước khi tiếp nhận kiến thức mới.
Ví dụ . Để dẫn học sinh vào bài 4 “Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng
hóa - GDCD11” Giáo viên có thể sử dụng hình ảnh sau: (Nguồn : YouTube)[4].

8


Thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường

Giáo viên hỏi: Theo em, những hình ảnh trên nói lên điều gì?
Học sinh trả lời

Giáo viên chốt lại: Để thu được nhiều lợi nhuận hơn từ việc kinh doanh và có
thể đứng vững trên thị trường các nhà sản xuất, kinh doanh buộc phải cạnh tranh
với nhau. Vậy cạnh tranh là gì? Nguyên nhân mục đích của cạnh tranh ... Chúng ta
cùng tìm hiểu nội dung bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
b. Sử dụng kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm để dẫn dắt và làm rõ
từng phần kiến thức của bài học

9


Dẫn dắt bài học theo phương pháp này là cách làm hiệu quả, đưa học sinh vào
từng phần kiến thức của bài một cách sinh động, lôi cuốn, bài học diễn ra nhẹ
nhàng mà không buồn tẻ.
Ví dụ 1: Để dẫn dắt học sinh vào mục 1: Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến
cạnh tranh. Giáo viên cho học sinh xem video Thâm nhập địa điểm bán bim bim
gía rẻ tai thủ phủ hàng giả.(phụ lục 2), (Nguồn : YouTube)

10


Hỏi: Em có nhận xét gì về video trên?
Giáo viên: Video trên cho chúng a thấy để có thể thu được nhiều lợi nhuận
những nhà sản xuất, kinh doanh còn bán cả hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất
lượng . Điều đó cho thấy các chủ thể kinh tế để cạnh tranh với nhau, để thu nhiều
lợi nhuận mà dám làm tất cả. Vậy cạnh tranh là gì và nguyên nhân nào dẫn đến
cạnh tranh chúng ta cùng tìm hiểu mục 1: Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh
tranh
Ví dụ 2: Để làm rõ nội dung nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh, Giáo viên có
thể sử dụng những hình ảnh sau: (nguồn: YouTobe)


11


Hỏi: Em có suy nghĩ gì khi xem những hình ảnh trên?
Giáo viên: Trên thị trường mỗi một mặt hàng không phải chỉ có một người
bán hay một người sản xuất, kinh doanh mà có rất nhiều người cùng làm. Điều
kiện sản xuất , kinh doanh của họ không giống nhau. Vậy làm thế nào để họ có thể
tồn tại trên thị trường? Đó cũng là lý do buộc họ phải cạnh tranh với nhau. Chúng
ta cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh nhé.
Ví dụ 3: Để dẫn vào mục 2: Mục đích của cạnh tranh giáo viên có thể cho học
sinh xem một số hình ảnh về cách thức mà các nhà sản xuất kinh doanh đã tung ra
thị trường để hàng hóa của mình có thể bán chạy nhất và thu được lợi nhuận cao
nhất. (nguồn: YouTobe)

12


Hỏi: Các chủ thể kinh tế lại đưa ra chiêu bài như trên nhằm mục đích gì?
Giáo viên: Khi đưa ra những chiêu bài như quảng cáo, khuyến mại, giảm giá
hay đại hạ giá … các chủ thể kinh tế tìm mọi cách thu hút sự chú ý, cũng như sự
quan tâm của người tiêu dùng đến sản phẩm của mình để họ có thể bán được hàng
với số lượng lớn nhất và thu được lợi nhuận cao nhất
Ví dụ 4: Để học sinh hiểu rõ hơn mục đích của cạnh tranh, giáo viên cho học
sinh xem video khiếp vía công nghệ chế biến nước ngọt, rượu giá rẻ nhân dịp tết
(Phụ lục 3)

13


Hỏi: Tại sao các chủ sản xuất nước ngọt, rượu lại làm như thế?

Giáo viên: Vào dịp tết thông thường những mặt hàng rượu, bia, nước ngọt sẽ
có nhu cầu tiêu thụ rất cao. Do nắm bắt được tâm lý trên nên các nhà sản xuất, kinh
doanh sẽ tìm mọi cách để giành nhiều lợi thế nhất về cho mình như: nguồn nguyên
liệu, thị trường tiêu thụ và đặc biệt là lợi nhuận. Chính vì thế nên những nhà sản
xuất trên đã bất chấp thủ đoạn để có thể tung ra thị trường nhanh nhất và nhiều
nhất đồng thời sẽ thu được lợi nhuận cao nhất. Đó cũng là những biểu hiện của
mục đích cạnh tranh.
Ví dụ 5: Để làm rõ kiến thức mục 3 tính hai mặt của cạnh tranh giáo viên sử
dụng một số hình ảnh hay vi deo để minh họa cho từng đơn vị kiến thức.
14


Đối với mực 3a. Mặt tích cực của cạnh tranh giáo viên cho học sinh xem các
hình ảnh minh họa sau. (nguồn: YouTobe)

Đối với mục 3b. Mặt hạn chế của cạnh tranh giáo viên cho học sinh xem một
số video minh họa sau (Phụ lục 4)

Hay video sau (Phụ lục 5)

15


Giáo viên chỉ cho học sinh thấy rõ những việc làm của các chủ thể kinh tế để
chạy theo lợi nhuận một cách mù quáng mà không nhìn thấy hoặc cố tình làm tổn
hại đến sức khỏe của người tiêu dùng. Điều đó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe của người tiêu dùng, đến nòi giống mà sẽ làm lũng đoạn nền kinh tế.
c. Sử dụng kiến thức tích hợp an toàn vệ sinh thực phẩm để củng cố bài.
Sau khi kết thúc nội dung của bài học giáo viên có thể video có nội dung
phù hợp cho học sinh xem để củng cố kiến thức đã truyền thụ cho học sinh. Với

cách dẫn dắt này, tiết học vừa hấp dẫn, vừa hiệu quả. Học sinh hào hứng và bị cuốn
hút trong quá trình tiếp nhận kiến thức. Tiết học kết thúc nhẹ nhàng, hào hứng.
(Phụ lục 6)[6].

16


Hỏi: Qua video trên em rút ra được bài học gì?
Giáo viên: Bài học hôm nay cô muốn các em hiểu rõ hơn về sự cạnh tranh
trong sản xuất và lưu thông hàng hóa không chỉ có các chủ thể kinh tế chú ý đến
vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm mà ngay cả người tiêu dùng khi mua hàng hóa
cần phải hết sức chú ý đến nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng và đặc biệt chất lượng
của hàng hóa. Qua bài học này sẽ hình thành cho các em tâm lý, tình cảm, đạo đức
của một người công dân, một chủ thể kinh tế trong tương lai.
2.5. Kiểm nghiệm thực tiễn
2.5.1. Phương pháp kiểm nghiệm
Để đánh giá hiệu quả của đề tài, khẳng định thực chất tính trung thực, tính
khả thi của đề tài, tôi đã sử dụng phiếu điều tra về hứng thú học tập của học sinh ở
trường THPT Hoằng Hoá 4.
Lưu ý: Phiếu điều tra dùng để đánh giá hiệu quả của đề tài cho nhóm thực nghiệm
và nhóm đối chứng cả trước và sau tác động là giống nhau.
2.5.2. Kết quả kiểm nghiệm
a) Đối với lớp đối chứng
Bảng 1: Bảng thống kê về hứng thú học tập của học sinh đối với môn GDCD
(Không sử dụng tích hợp kiến thức giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm để dạy) kết
quả như sau:
Mức độ hứng thú
Lớp Sĩ số
Rất thích
Bình thường

Không thích
SL
%
SL
%
SL
%
11A1 44
9
20,5 13
29,5 22
50,0
11A3 41
8
19,5 15
36,6 18
43,9
Tổng
85
17
20,0 28
32,9 40
47,1
b) Đối với lớp thực nghiệm
Bảng 2: Bảng thống kê về hứng thú học tập của học sinh đối với môn GDCD (Khi
sử dụng tích hợp kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm để dạy) kết quả như sau:
Lớp
11A2
11A4
Tổng


Sĩ số
42
43
85

Rất thích
SL
%
27
64,3
25
58,1
52
61,2

Mức độ hứng thú
Bình thường
Không thích
SL
%
SL
%
12
28,5 3
7,1
14
32,5 4
9,3
26

30,5 7
8,3

Với kết quả trên cho thấy chất lượng dạy học lớp thực nghiệm luôn cao hơn
lớp đối chứng, học sinh ở lớp thực nghiệm nắm vững kiến thức hơn lớp đối chứng.
Ở lớp thực nghiệm không khí học tập rất sôi nổi các em tích cực sử dụng kiến thức
của đời sỗng xã hội mà các em tìm hiểu được để giải thích, chứng minh nội dung
kiến thức của bài học. Các em ở lớp thực nghiệm hăng hái phát biểu, xây dựng bài,
tiếp thu bài nhanh và hiểu bài sâu sắc. Ngược lại ở lớp đối chứng, các em chỉ chăm

17


chú nghe giảng và ghi chép, các em tham gia xây dựng bài một cách chiếu lệ,
không khí lớp học buồn tẻ, nặng nề, dẫn tới hiệu quả giờ học không cao.
Vì vậy, thực tế cho thấy việc sử dụng tích hợp kiến thức vệ sinh an toàn thực
phẩm vào bài học để gây hứng thú học cho học sinh trong dạy học GDCD ở trường
THPT như đề tài đưa ra sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc giúp học sinh lĩnh hội
kiến thức một cách sâu sắc đầy hứng khởi và điều đó đã khẳng định giả thuyết
khoa học của đề tài là hoàn toàn đúng.

18


III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận
Sử dụng tích hợp kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm vào trong bài giảng
là một trong những phương pháp rất quan trọng trong dạy học nói chung và trong
dạy học môn GDCD nói riêng. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành
kiến thức GDCD, qua đó giáo dục tư tưởng tình cảm, trách nhiệm của công dân với

sự phát triển kinh tế xã hôi của đất nước và phát triển toàn diện ở học sinh. Vì vậy,
sử dụng tích hợp kiến thức giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm vào trong bài học
để gây hứng thú học tập cho học sinh là cần thiết.
Chương trình sách giáo khoa GDCD THPT hiện nay đã đổi mới về nội dung,
phương pháp biên soạn để giúp học sinh học tập môn GDCD dễ dàng hơn. Song
bản thân sách giáo khoa còn nhiều nội dung khó và trừu tượng khi truyền tải tới
học sinh. Do vậy trong quá trình dạy học, giáo viên phải nắm chắc nội dung kiến
thức, biết chọn lọc kiến thức tích hợp vào từng bài, từng mục cụ thể để gây hứng
thú học tập môn GDCD cho học sinh thì sẽ góp phần năng cao chất lượng giáo
dục của bộ môn GDCD.
Điều quan trọng hơn đó là sử dụng tích hợp kiến thức vệ sinh an toàn thực
phẩm vào trong bài học có hiệu quả, không chỉ giúp học sinh nắm vững kiến thức
sâu sắc, mà còn phát triển kĩ năng học tập và tình cảm, nhận thức của học sinh đối
với bộ môn, tự bản thân các em thấy đây là môn học thực sự bổ ích, giúp các em
hiểu rõ các phạm trù kinh tế, các hoạt động kinh tế ở địa phương cũng như của đất
nước, biết sống có lí tưởng, có mục đích, sống là để cống hiến. Đồng thời đã góp
phần nâng cao được hiệu quả sử dụng kiến thức tích hợp, phương tiện, kĩ thuật dạy
học, công cụ, thiết bị đồ dùng dạy học, CNTT trong trường Trung học phổ thông
hiện nay
3.2. Đề xuất, kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu đã đạt được trên đây. Tôi xin mạnh dạn đề xuất một số
kiến nghị sau:
Môt là. Đối với sách giáo khoa.
Nội dung sách giáo khoa đã có nhiều đổi mới xong một số nội dung sách
giáo khoa GDCD còn khô khan, nặng về trình bày kiến thức và lí luận, vì vậy theo
tôi cần bổ sung các tài liệu tham khảo có kiến thức tích hợp để sách giáo khoa thực
sự phong phú, hấp dẫn đối với cả người dạy và người học.
Hai là. Đối với giáo viên.
Giáo viên phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết về sử dụng
kiến thức tích hợp, ứng dụng công nghệ thông tin, biết khai thác thông tin, hình

ảnh, kiến thức liên quan với bài học trên mạng Internet để từ đó có kế hoạch sử
dụng phù hợp, có kĩ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại.
Đặc biệt phải biết phát huy các tính năng của trang thiết bị hiện đại trong việc thiết

19


kế bài dạy và phải tâm huyết với nghề mới có được những bài dạy hay, hấp dẫn,
gây đươc hứng thú học tập cho học sinh .
Ba là. Đối với các cấp quản lí.
Để nâng cao chất lượng dạy học và gây hứng thú học tập cho học sinh, các
cấp quản lí cần quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất như: Trang thiết bị máy tính có
nối mạng, máy chiếu Projector tại các phòng học. Cần có thêm những tài liệu
hướng dẫn giáo viên sử dụng kiến thức tích hợp trong dạy học môn GDCD, và
khuyến khích, động viên giáo viên áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm,
chia sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên bộ môn GDCD và các môn học có thể ứng
dụng đề tài này vào việc dạy học bộ môn ở nhiều bài khác nhau để tạo hứng thú và
nâng cao kết quả học tập cho học sinh.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 30 tháng 05 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Mai Thị Quy

20



TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản toàn
diện giáo dục và đào tạo.
[2] Tạp chí kinh tế thế giới số 54 năm 2016.
[3] Nghị quyết 46/NQ - TW của Bộ chính trị và quyết định phê duyệt chiến
lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030 của thủ
tướng chính phủ.
[4] Mạng internet (Youtube.com).
[5] Tin tức VTV24.
[6] Chương trình nói không với thực phẩm bẩn của VTV1.
[7] Phương pháp dạy học môn GDCD ở trường phổ thông (Vũ Đình Bảy,
Đặng Xuân Điều, Nguyễn Thành Minh) NXB giáo dục Việt Nam 2010.
[8] Sách giáo khoa và sách giáo viên GDCD 11.
[9] Chuẩn kiến thức kỹ năng GDCD 11.

21



×