Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Xây dựng và sử dụng bài tập thực nghiệm lý thuyết hóa hữu cơ 12 trong ôn thi THPTQG 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.78 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT MAI ANH TUẤN
----------0O0---------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM
HÓA HỮU CƠ 12 TRONG ÔN THI
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA

Người thực hiện : Mai Thị Thao
Chức vụ
: TTCM
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Hóa Học.

THANH HÓA NĂM 2019

1


MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1.Mở đầu
1
1.1.Lý do
1
1.2.Mục đích
1
1.3.Đối tượng nghiên cứu
2


1.4.Phương pháp
2
2.Nội dung
2
2.1.Cơ sở lí luận
2
2.1.1.Định hướng đổi mới
2
2.1.2.Tổng quan về dạy học tích hợp
3
2.1.3.Năng lực-Năng lực giải quyết vấn đề
4
2.2 Thực trạng
5
2.2.1.Thực trạng về NL GQVĐ
5
2.2.2.Mục đích ,đối tượng điều tra
6
2.2.3.kết quả điều tra
2.3 Thiết kế các chủ đề_”Gluczo...
2.3.1.Phân tích mục tiêu,nội dung
2.3.2.Nguyên tắc-Quy trình
2.3.3.Thiết kế và dạy học chủ đề: Glucozo...

6
6
7
7
7


2.4 .Đánh giá –hiệu quả SKKN
3.Kết luận –Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

19
20
21

Ghi chú

DANH MỤC VIẾT TẮT

2


STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

15
16
17

Viết tắt
PTKT
DHTH
THPT
CNTT&TT
PPDH
KTDH
GQVĐ
PTHH
GDĐT
SGK
GDCD
PP
TNSP
TN
ĐC
GV
HS

Viết đầy đủ
Phương tiện kĩ thuật
Dạy học tích hợp
Trung học phổ thông
Công nghệ thông tin và truyền thông
Phương pháp dạy học
Kĩ thuật dạy học

Giải quyết vấn đề
Phương trình hóa học
Giáo dục Đào tạo
Sách giáo khoa
Giáo dục công dân
Phương pháp
Thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm
Đối chứng
Giáo viên
Học sinh

3


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 đã chỉ rõ những
vấn đề còn tồn tại của giáo dục phổ thông:“Chương trình, giáo trình, phương pháp giáo
dục chậm đổi mới. Chương trình giáo dục còn nặng tính hàn lâm, kinh viện, có sự lặp lại
các nội dung kiến thức của các môn, giữa các môn chưa thiết lập mối quan hệ giữa các
kiến thức và kĩ năng, phương pháp kiểm tra đánh giá, của người học còn nặng về hình
thức, hàn lâm..”.[17] Trước yêu cầu đổi mới giáo dục thì toàn bộ các thành tố của quá trình
giáo dục bao gồm nội dung, phương pháp dạy học (PPDH), kiểm tra - đánh giá (KT - ĐG)
cũng phải thay đổi theo cách đồng bộ và nhất quán.
Đổi mới kiểm tra đánh giá là bước then chốt làm thay đổi cách dạy,cách học nhằm phát
triển toàn diện năng lực người học. Đặc biệt kì thi THPTQG năm 2019 có thay đổi rõ
rệt: Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định “ Kỳ thi THPT quốc gia 2019
sẽ không để phục vụ mục đích “2 trong 1” do đó cấu trúc đề thi sẽ có nhiều thay đổi
theo hướng bám sát chương trình phổ thông để đánh giá thực chất chất lượng dạy học

THPT”.
Đi sâu vào phân tích chi tiết cấu trúc đề thi THPT quốc gia có thể nhận thấy như sau: Tỉ
lệ câu hỏi lý thuyết/câu hỏi tính toán = 25 câu/15 câu.Tỉ lệ câu hỏi nhớ-hiểu/vận dụng/vận
dụng cao = 21 câu/11 câu/8 câu. Về sự phân bổ kiến thức theo lớp: Lớp 10: Chiếm 0% ;
Lớp 11: Chiếm khoảng 10 % ; Lớp 12: Chiếm khoảng 90 %.
Như vậy có thể thấy, so với đề thi năm 2018 thì đề minh họa năm 2019 vẫn có câu hỏi
liên hệ thực tiễn cuộc sống. Đối với những câu hỏi vận dụng cao để phân loại học sinh
vẫn là các bài tập vận dụng cao nằm trong các chuyên đề lớn … Đặc biệt đề thi năm nay
có 2 câu bài tập thực nghiệm về thí nghiệm hóa học lớp 12 ở mức vận dụng cao cả về
lý thuyết và tính toán. Loại bài tập này kiểm tra được năng lực toàn diện của người
học Hóa Học mà từ trước đến nay chưa có trong đề thi: Năng lực phân tích, tư duy,
giải quyết vấn đề, tổng hợp, so sánh và năng lực thực hành hóa học ở mức độ cao
thuộc chương trình Hóa học 12.

.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 của Chính phủ đã định hướng:
“Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại
hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế”.

1


Xuất phát từ thực tế trên và chương trình Hóa học trung học phổ thông (THPT),
Việc “ Xây dựng và sử dụng bài tập thực nghiệm lý thuyết Hóa Hữu Cơ 12 trong ôn thi
THPTQG 2019” mang tính cấp thiết, có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn, giúp thí sinh
12 năm nay chinh phục được đỉnh cao- thay đổi cách dạy, cách học đồng thời phát triển
toàn diện người học.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Xây dựng và sử dụng bài tập thực nghiệm Hoá học Hữu cơ 12 nhằm nâng cao chất lượng ôn
thi từ đó giúp các em chinh phục đỉnh cao trong kì thi THPTQG môn Hóa Học 2019; qua đó góp

phần nâng cao chất lượng dạy học Hóa Học ở trường THPT; phát triển năng lực toàn diện của
người học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Bài tập thực nghiệm lý thuyết Hóa Học Hữu cơ 12 trong ôn thi THPTQG 2019.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, sách tham khảo,
internet, báo, các trang thông tin tuyển sinh của bộ …
- Nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học hóa học, kiểm tra đánh giá kết quả học
môn hóa học nói chung và phát triển năng lực người học.
-Nghiên cứu đề minh họa thi THPTQG 2019 và thí nghiệm Hóa hữu cơ 12.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng các phương pháp điều tra, phỏng vấn, ý kiến của các đồng nghiệp, học sinh và
các chuyên gia. Áp dụng thực tế.
Phương pháp thống kê toán học và xử lí kết quả thực nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về bài tập thực nghiệm (BTTN)
2.1.1. Định hướng đổi mới thi THPTQG năm 2019.
- K ỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ không để phục vụ mục đích “2 trong 1” do đó cấu trúc
đề thi sẽ có nhiều thay đổi theo hướng bám sát chương trình phổ thông để đánh giá thực
chất chất lượng dạy học THPT.
- Phân tích đề thi minh họa môn Hoa Học năm nay:
+ Có 90 % kiến thức thuộc chương trình 12, không có câu hỏi riêng rẽ lớp 10.

2


+ Đề thi vẫn có câu kiểm tra thí nghiệm Hóa Học ở mức độ 2 như mọi năm.
+ Khác biệt : Đề năm nay có BTTN lý thuyết hữu cơ 12 ở mức độ 4- phân loại thí sinh rất
cao.Nhằm mục đích kiểm tra toàn diện người học mà đề thi THPTQG từ trước đến nay

chưa có.
2.1.2. Bài tập thực nghiệm
2.1.2.1.Khái niệm bài tập thực nghiệm
Trong từ điển Tiếng Việt, bài tập là những bài để tập làm. Còn các nhà lý luận dạy
học của Liên Xô cũ lại cho rằng: Bài tập là một dạng bài gồm những bài toán, những câu
hỏi hay đồng thời cả bài toán và câu hỏi mà trong khi hoàn thành chúng, học sinh nắm
được một số tri thức hay kỹ năng nhất định.
Bài tập hóa học được chia thành: Bài tập định lượng, bài tập lý thuyết, bài tập thực
nghiệm và bài tập tổng hợp.
Bài tập thực nghiệm hóa học là bài tập hóa học gắn liền với các phương pháp và kỹ
năng làm thí nghiệm, khả năng quan sát và mô tả các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
Bao gồm các bài tập về tổng hợp và điều chế các chất, giải thích và mô tả các hiện tượng,
phân biệt và nhận biết các chất, tách và tinh chế các chất, một số nội dung trong bài tập
gắn liền với các vấn đề sản xuất, kinh tế và môi trường.
2.1.2.2.Phân loại bài tập hóa học thực nghiệm
- Bài tập hóa học thực nghiệm được thực hiện bằng thí nghiệm
Là dạng bài tập thực nghiệm khi giải người ta phải tiến hành thí nghiệm.
Ví dụ: Cho đinh sắt vào ống nghiệm đựng dung dịch CuCl 2. Quan sát hiện tượng và
giải thích, kết luận.
- Bài tập hóa học thực nghiệm được thực hiện bằng thí nghiệm mô phỏng, qua các
băng hình, máy vi tính với những thí nghiệm phức tạp, khó thực hiện.
Ví dụ:
Hãy xem video sản xuất NaOH trong công nghiệp bằng cách điện phân dung dịch
NaCl. Giải thích vì sao phải có màng ngăn, nếu không có thì điều gì sẽ xảy ra?
dd H2SO4 đặc

- Bài tập hóa học thực nghiệm được tiến hành qua hình vẽ
Ví dụ :
Cho hình vẽ sau (Hình 1.2):
Hiện tượng xảy ra trong bình Eclen chứa Br2:

dd Br2
A.Có kết tủa xuất hiện
Na2SO3 tt
B.Dung dịch Br2 bị mất màu
C.Vừa có kết tủa vừa mất màu dung dịch Br2
D.Không có phản ứng xảy ra
Hình 1.2. Sơ đồ điều chế SO2
- Bài tập thực nghiệm được diễn tả bằng lý thuyết và học sinh vận dụng lý thuyết đã học
để giải, tính toán đại lượng đề bài yêu cầu. Đây là dạng bài tập học sinh cần phải kết hợp
những kiến thức đã học không cần làm thí nghiệm mà sử dụng phương trình phản ứng
hay các phương pháp tính toán nhanh để đạt kết quả của bài ở mức độ cao. Đây cũng là
dạng BTTNLT có tính phân loại học sinh rất cao,mà trong đề thi minh họa Hóa Học
THPTQG 2019 đưa vào.
2.1.2.3.Tác dụng của BTTN trong dạy học hóa học ở trường phổ thông

3


- BTTN giúp HS hiểu sâu hơn các khái niệm đã học. HS có thể học thuộc lòng các định
nghĩa, định luật, các tính chất…; giải bài tập giúp các em nắm vững và vận dụng những gì
đã học, đã thuộc, đã thực hành.
- BTTN mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, bồi dưỡng hứng thú học tập của HS:
HS sẽ rất tích cực học tập khi GV sử dụng bài tập thực tiễn, sẽ phá vỡ không khí nặng nề,
nhàm chán của tiết học, do đó sẽ làm cho HS tích cực hơn, kiến thức dễ nhớ và khắc sâu
hơn.
- Bài tập hóa học thực nghiệm luôn chứa đựng các vấn đề hóa học, khi giải bài tập thực nghiệm
cần tư duy lý thuyết đến thực hành. Lời giải của bài tập thực nghiệm luôn chứa đựng các thao tác
tư duy và kỹ năng thực hành cho dù không nhất thiết làm thí nghiệm. Khi giải bài tập HS buộc
phải suy lí, quy nạp, diễn dịch, loại suy, các thao tác tư duy đều được vận dụng. Ngoài ra, giải bài
tập thực nghiệm còn giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng tính toán, kỹ năng viết phương trình

phản ứng.
- Việc lồng ghép các bài tập thực tiễn vào trong quá trình dạy và học, trước hết tạo
điều kiện cho việc học và hành gắn liền với thực tế, tạo cho học sinh sự hứng thú, hăng
say trong học tập.
-Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng
tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc
sống.
- Giúp cho HS có được những hiểu biết về hệ tự nhiên và hoạt động của nó, tác động
của nó đối với cuộc sống của con người. Từ đó, HS có suy nghĩ đúng đắn về các hiện
tượng tự nhiên, ý thức được hoạt động của bản thân trong cuộc sống, đặc biệt là đối với
vấn đề môi trường đồng thời phát triển kĩ năng nghiên cứu thực tiễn và kĩ năng tư duy để
giải thích các hiện tượng thực tiễn, luôn chủ động trong cuộc sống.
2.1.3. Thực trạng dạy học BTTN môn Hóa học ở một số trường huyện Nga Sơn
Thực hiện phương pháp điều tra, tham khảo ý kiến của 12 giáo viên dạy ở các
trường THPT trên địa bàn Huyện Nga sơn. Kết quả như sau:
Bảng 1.1. Mức độ sử dụng BTTN và TNHH trong dạy học của giáo
viên.

Rất thường Thường
Đôi
Không sử
xuyên
xuyên
khi
dụng
Khi dạy bài mới
5,77%
34,61%
51,92%
7,70%

Khi luyện tập, ôn tập, tổng kết
9,62%
30,77%
53,85%
5,76%
Khi kiểm tra- đánh giá kiến thức
13,46%
26,92%
48,08%
11,54%
Hoạt động ngoại khóa
5,00%
12,69%
19,23%
63,08%
Từ bảng 1.1 và qua quá trình điều tra, bản than tôi nhận thấy:
Đa số các GV đều có sử dụng TNHH và BTTN trong dạy học nhưng việc sử dụng chưa
được thường xuyên.
Các thầy cô giáo đưa ra lí do vì sao ít hoặc không sử dụng TNHH và BTTN trong dạy học
đó là:
+ Không có nhiều tài liệu
+ Mất nhiều thời gian tìm kiếm tài liệu
+ Thời lượng tiết học ngắn, không cho phép đưa nhiều kiến thức bên ngoài vào bài dạy

4


+ Các đề kiểm tra, đề thi học kì, thi tốt nghiệp và đại học đề cập đến TNHH và BTTN quá
ít.
+ Mất nhiều thời gian của tiết học để làm TNHH và làm các BTTN.

-Bài tập thực nghiệm ở mức vận dụng cao: Hầu hết các thầy cô đều có định hướng ôn tập
tuy nhiên để xây dựng thì còn rất hạn chế vì vừa khó, vừa mới, yêu cầu tổng hợp rất nhiều
mảng kiến thức trong khi nhu cầu số học sinh thi đạt đến vận dụng cao là ít do lực học chỉ
trung bình và Khá.
2.2.Xây dựng và sử dụng bài tập thực nghiệm Hóa Học 12 trong ôn thi THPTQG.
2.2.1. Phân tích Cấu trúc, nội dung để xây dựng các BTTN
Bảng 2.1. Cấu trúc nội dung Hóa học 12
Chương
Nội dung
Thí nghiệm xây dựng
1.Điều chế etyl axetat.
1
Este-Lipit
2.Thí nghiệm 2: Điều chế xà phòng.

2

Cacbohidrat

3

Aminaminoaxxitprotein

4

Polime

1. Phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2.
2: Phản ứng của glucozơ với AgNO3 trong NH3.
3: Thuỷ phân saccarozơ.

4: Nhận biết tinh bột bằng phản ứng màu với iot.
5: Thuỷ phân xenlulozơ.
1:Thí nghiệm của amin.
2: .Tính chất axit - bazơ của dung dịch
amino axit:
3: Sự đông tụ protein khi đun nóng.
4: Phản ứng màu biure.
1: Tính chất của một vài vật liệu polime khi đun nóng.
2: Phản ứng của một vài vật liệu polime với kiềm.

2.2.2 Cơ sở của việc xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm
- Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của hoạt động luyện thi THPTQG mà chọn lựa thí
nghiệm để xây dựng bài tập thực nghiệm phù hợp, sát với mục tiêu định hướng đổi mới
kiểm tra đánh giá của chương trình .
- Các nội dung câu hỏi, các hiện tượng hoá học phải kiểm tra được tư duy kiến thức,
năng lực tổng thể của học sinh.
- Nội dung BTTN phải rõ ràng, dễ hiểu, không đánh đố HS.
- Nội dung BTTN nên liên quan đến nhiều lĩnh vực trong tự nhiên, cũng như trong đời
sống sản xuất, đặc biệt là những hiện tượng hoá học quen thuộc trong cuộc sống.
- Các BTTN phải phát huy năng lực tư duy và kích thích hứng thú học tập của HS, nên sử
dụng các bài tập liên quan đến các thí nghiệm mà HS đã thực hành trong chương trình.
2.2.3. Nguyên tắc và qui trình xây dựng bài tập thực nghiệm.
a. Nguyên tắc lựa chọn thí nghiệm [3]
Nguyên tắc 1: Thí nghiệm phải có trong SGK, phù hợp với mục tiêu chương trình.
Nguyên tắc 2: Nội dung Thí nghiệm phải chính xác khoa học
Nguyên tắc 3: Nội dung Thí nghiệm phải có tính chọn lọc cao

5



Nguyên tắc 4: Nội dung Thí nghiệm phải vừa sức,phù hợpmục đích luyện thi và tạo
hứng thú học tập cho người học
b. Quy trình xây dựngbài tập thực nghiệm
Bước 1: Chọn thí nghiệm- cách tiến hành thí nghiệm.
Bước 2: Nêu hiện tượng- Giải thích các hiện tượng trong thí nghiệm
Bước 3: Xác định kiến thức các môn học cần thiết để giải quyết vấn đề
Từ đó xây dựng các bài tập thực nghiệm phù hợp.
.
2.3. Xây dựng và sử dụng BTTN HÓA HỌC Lớp 12.
2.3.1. Thí nghiệm 1: Điều chế etyl axetat.
- Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống
nghiệm.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 70oC.
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
- Quan sát hiện tượng:
+ Sau bước 2 có mùi thơm este. Sau bước 3 có lớp este nổi lên trên dung dịch NaCl.
H 2 SO 4 to
+ Phương trình hoá học: CH3COOH + C2H5OH  
  CH3COOC2H5 + H2O
Giải thích:
Este gần như không tan trong nước nên chất lỏng thu được phân thành 2 lớp, este nhẹ
hơn nước nên nổi lên trên bề mặt.
Chú ý:
1.H2SO4 vừa có tác dụng làm chất xúc tác vừa hút nước làm cho phản ứng theo chiều tạo
sản phẩm.
2. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa làm tăng khối lượng riêng của
dung dịch và làm giảm độ tan của etyl axetat sinh ra làm cho chất lỏng phân tách thành
2 lớp, lớp trên là etyl axetat còn lớp ở dưới là dung dịch NaCl bão hoà và H2O.
Xây dựng bài tập thực nghiệm:

Câu 1. Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y trong phòng thí

nghiệm:
Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên?
A. 2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → (C3H7O3)2Cu + 2H2O.

6


H 2 SO 4 to
B. CH3COOH + C2H5OH  
  CH3COOC2H5 + H2O
,t 0
4
 C2H4 + H2O
C. C2H5OH  H2 SO

D. CH3COOH + NaOH  CH3COONa + H2O
Hướng dẫn giải
A. Sai, Vì Cu(OH)2 là kết tủa (chất rắn) màu xanh lam
B. Đúng, Đây là mô hình đơn giản được sử dụng để điều chế một lượng nhỏ este trong
phòng thí nghiệm.
C. Sai, Vì C2H4 (etilen) là chất khí.
D. Sai, Vì CH3COONa được tạo thành không bay hơi khi đun với nhiệt độ của đèn cồn.
Câu 2 (Đề minh họa 2019). Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau
đây:
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào
ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6
phút ở 65 - 70oC.

Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm.
B. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản
phẩm.
C. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH.
D. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
Hướng dẫn giải
A. Đúng, H2SO4 đặc vừa là chất xúc tác, vừa có tác dụng hút nước nên làm tăng hiệu
suất của phản ứng tạo este.
B. Sai, Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa làm tăng khối lượng
riêng của dung dịch và làm giảm độ tan của etyl axetat sinh ra làm cho chất lỏng phân
tách thành 2 lớp, lớp trên là etyl axetat còn lớp ở dưới là dung dịch NaCl bão hoà và
H2O.
C. Đúng, Phản ứng este hoá là phản ứng thuận nghịch nên sau bước 2, trong ống
nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH.
D. Đúng, Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp (giải thích giống câu
B).
Câu 3. Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào
ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6
phút ở 65 - 70oC.
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.

7


Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sau bước 2, có khí mùi thơm bay lên đó là etyl axtat.

B. Mục đích của việc làm lạnh là tạo môi trường nhiệt độ thấp giúp cho hơi etyl axtat
ngưng tụ.
C. Có thể thay dung dịch axit sunfuric đặc bằng dung dịch axit clohiđric đặc.
D.Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
Hướng dẫn giải
A. Đúng, Sau bước 2, khí este được tạo thành bay lên và có mùi thơm đặc trưng.
B. Đúng, Mục đích của việc làm lạnh là tạo môi trường nhiệt độ thấp giúp cho hơi este
ngưng tụ tại ống nghiệm thu.
C. Sai, Không thể thay dung dịch H2SO4 đặc bằng dung dịch HCl đặc vì HCl đặc bay
hơi trong khi H2SO4 đặc không bị bay hơi.
D. Đúng, Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp, lớp ở trên là etyl
axetat còn lớp ở dưới là dung dịch NaCl bão hoà và H2O.
2.3.2.Thí nghiệm 2: Điều chế xà phòng.
Tiến hành thí nghiệm:
+ Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ (hoặc dầu thực vật) và 2-2,5 ml dung dịch NaOH
40%.
+ Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh. Thỉnh thoảng thêm vài
giọt nước cất.
+ Sau 8-10 phút, rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khấy nhẹ.
Để nguội, quan sát hiện tượng:
+ Có lớp chất rắn nổi lên trên bề mặt của dung dịch.
H 2 SO 4 to
+ Phương trình hoá học: 3RCOOH + C3H5(OH)3  
  (RCOO)3C3H5 + 3H2O
( RCOOH là các axit béo).
Giải thích:
Lớp chất rắn nổi lên trên bề mặt là muối natri của axit béo, thành phần chính là xà phòng.
Xây dựng bài tập thực nghiệm:
Câu 7. Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tri stearin theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ

40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh,
thỉnh thoảng thêm vài giọt nướ c cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để
nguội.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sau bước 3, hỗn hợp tách thành hai lớp: phía trên là chất rắn màu trắng, phía dưới là
chất lỏng .
B. Sau bước 2, thu được chất lỏng đồng nhất.

8


C. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl là làm tăng tốc độ cho phản ứng xà
phòng hóa.
D. Phần chất lỏng sau khi tách hết xà phòng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu
xanh lam.
Hướng dẫn giải
A. Đúng, Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên trên bề mặt của chất
lỏng đó là xà phòng và phần chất lỏng ở dưới là NaCl và glixerol.
B. Đúng, Sau bước 2, các chất được tạo thành sau phản ứng xà phòng hoá hoà tan với
nhau nên lúc này trong bát sứ thu được chất lỏng đồng nhất.
C. Sai, Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hoà là để kết tinh xà phòng
lên trên bề mặt chất lỏng.
D. Đúng, Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm có chứa glixerol hoà tan được
Cu(OH)2 thành dung dịch có màu xanh lam.
Câu 8. Tiến hành thí nghiệm phản ứng xà phòng hoá theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ lợn và 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng
thêm vài giọt nước cất trong 8-10 phút.

Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khấy nhẹ rồi để
nguội.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở bước 1, có thể thay thế mỡ lợn bằng dầu thực vật.
B. Mục đích của việc thêm nước cất ở bước 2 là để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi.
C. Sau bước 2, nếu sản phẩm không bị đục khi pha loãng với nước cất thì phản ứng xà
phòng hoá xảy ra hoàn toàn.
D. Sau bước 3, trong bát sứ thu được chất lỏng đồng nhất.
Hướng dẫn giải
A. Đúng, Thí nghiệm xà phòng hoá có thể dùng mỡ động vật hoặc dầu thực vật.
B. Đúng, Mục đích chính của việc thêm nước cất ở bước 2 là để giữ cho thể tích hỗn hợp
không đổi.
C. Đúng, Sau bước 2, nếu sản phẩm không bị đục khi pha loãng với nước cất thì phản
ứng xà phòng hoá xảy ra hoàn toàn.
D. Sai, Sau bước 3, trong bát sứ có tách thành hai lớp, lớp chất rắn trên bề mặt là xà
phòng và phần chất lỏng là NaCl và glixerol.
Chú ý: Nếu thủy phân etyl axetat trong môi trường axit xảy phản ứng là thuận nghịch,
kết thúc phản ứng, làm lạnh dung dịch sẽ phân thành 2 lớp. Còn nếu thủy phân trong
môi trường bazo thì phản ứng một chiều, kết thúc phản ứng dụng dịch thu được là
đồng nhất.
Câu 12. Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống 2 ml etyl axetat, sau đó thêm vào ống thứ
nhất 1 ml dung dịch H2SO4 20%, vào ống thứ hai 1 ml dung dịch NaOH 30%. Chất
lỏng trong cả hai ống nghiệm đều tách thành hai lớp. Sau đó, lắc đều cả hai ống

9


nghiệm, lắp ống sinh hàn đồng thời đun cách thuỷ trong khoảng 5 phút. Hiện tượng
trong hai ống nghiệm là
A. Trong cả hai ống nghiệm, chất lỏng vẫn phân tách thành hai lớp.

B. Trong cả hai ống nghiệm, chất lỏng trở thành đồng nhất.
C. Ống nghiệm thứ nhất, chất lỏng trở thành đồng nhất; trong ống nghiệm thứ hai, chất
lỏng vẫn phân tách thành hai lớp.
D. Ống nghiệm thứ nhất, chất lỏng vẫn phân tách thành hai lớp; trong ống nghiệm thứ
hai, chất lỏng trở thành đồng nhất.
Hướng dẫn giải
Ống sinh hàn là ống làm lạnh và ngưng tụ hơi.
Ở ống 1 là thủy phân trong môi trường axit, không hoàn toàn, ống 2 là thủy phân trong
bazơ.
Trong ống 1 phản ứng thuận nghịch nên sau phản ứng có este, nước, axit và rượu, tạo
thành hai lớp chất lỏng. Trong ống thứ 2 phản ứng một chiều, este hết, chất lỏng trở thành
đồng nhất.
2.3.3.Thí nghiệm 3: Phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2.
Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%.
Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa. Thêm 2 ml dung dịch glucozơ 10%
vào ống nghiệm, lắc nhẹ.
Quan sát hiện tượng:
Lúc đầu xuất hiện kết tủa màu xanh lam sau đó kết tủa tan tạo thành dung dịch màu xanh
lam.
Giải thích:
+ Lúc đầu xuất hiện kết tủa màu xanh lam:
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
+ Thêm dung dịch glucozơ vào ống nghiệm làm kết tủa tan và tạo phức màu xanh lam.
2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O
Xây dựng bài tập thực nghiệm:
Câu 15. Tiến hành thí nghiệm phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2 theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và 1 ml dung dịch
NaOH 10%. Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa.
Bước 3: Thêm 2 ml dung dịch glucozơ 10% vào ống nghiệm, lắc nhẹ.

Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu trắng.
B. Thí nghiệm trên chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm -OH.
C. Sau bước 3, kết tủa bị hoà tan và trở thành dung dịch có màu tím đặc trưng.
D. Cần lấy dư dung dịch NaOH để đảm bảo môi trường cho phản ứng tạo phức.
Hướng dẫn giải
A.Sai, Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xanh lam của Cu(OH)2.

10


B.Sai, Phản ứng trên chứng minh trong phân tử glucozơ có nhiều nhóm –OH kề nhau
(tính chất của poliol).
C.Sai, Sau bước 3, kết tủa bị hoà tan và trở thành dung dịch có màu xanh lam (phức của
đồng).
D. Đúng, Lấy dư dung dịch NaOH để đảm bảo môi trường cho phản ứng tạo phức.
2.3.4.Thí nghiệm 4: Phản ứng của glucozơ với AgNO3 trong NH3.
Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm sạch 1 ml dung dịch AgNO3 1%, sau đó thêm từng giọt
dung dịch NH3 5% và lắc đều cho đến khi kết tủa tan hết, cho thêm một vài giọt dung
dịch NaOH 10%.
Bước 2: Thêm tiếp 1 ml dung dịch glucozơ, hơ nóng nhẹ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn
cồn (hoặc đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng) trong vài phút.
Quan sát hiện tượng:
+ Ban đầu vẫn đục sau đó tan tạo dung dịch trong suốt.
+ Sau khi hơ nóng ống nghiệm quan sát thấy có lớp màu trắng bạc bám trên ống nghiệm.
Giải thích:
+ Dung dịch NH3 tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo thành kết tủa nên dung dịch vẫn đục
sau đó tiếp tục cho NH3 tới dư vào thì kết tủa tan tạo phức nên dung dịch trở nên trong
suốt.

AgNO3 + 3NH3 + H2O → [Ag(NH3)2]OH + NH4NO3
+ Dung dịch AgNO3 trong NH3 đã oxi hoá glucozơ thành axit gluconic và giải phóng kim
loại bạc.
CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
Xây dựng bài tập thực nghiệm:
Câu 16. Cho các bước tiến hành thí nghiệm tráng bạc của glucozơ:
A.Thêm 3-5 giọt dung dịch glucozơ vào ống nghiệm.
B.Nhỏ từ từ dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa hoà tan hết.
C. Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 - 70°C trong vài phút.
D. Cho lml AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch .
Thí nghiệm được tiến hành theo thứ tự nào sau đây (từ trái sang phải)?
A. (a), (d), (b), (c).
B. (d), (b), (c), (a). C. (a), (b), (c), (d). D. (d), (b), (a), (c).
Hướng dẫn giải
Thí nghiệm được tiến hành theo thứ tự là (d), (b), (a), (c).
2.3.5.Thí nghiệm 5: Thuỷ phân saccarozơ.
Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Rót vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch đựng saccarozơ 5%. Cho thêm vào
khoảng 3 – 4 giọt H2SO4 loãng. Đun sôi trong khoảng 3 – 5 phút.
Bước 2: Ngừng đun, trung hoà hỗn hợp phản ứng bằng dung dịch NaOH 10%, thử môi
trường bằng giấy quỳ tím.
Bước 3: Thực hiện phản ứng với Cu(OH)2 (giống thí nghiệm 3).

11


Quan sát hiện tượng:
+ Dung dịch có màu xanh lam.
Giải thích:
+ Dung dịch saccarozơ không có tính khử nhưng khi đun nóng với axit thì tạo thành

dung dịch có tính khử là do nó bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ:
H  ,t 0
C12H22O11 (saccarozơ) + H2O  
  C6H12O6 (glucozo) + C6H12O6(fructozo).
+ Sau đó glucozơ và fructozơ hoà tan được kết tủa Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
Xây dựng bài tập thực nghiệm:
Câu 1. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 – 3 giọt CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%. Lắc
nhẹ, gạn bỏ phần dung dịch. Lấy kết tủa cho vào ống nghiệm (1).
Bước 2: Rót 2 ml dung dịch saccarozơ 5% vào ống nghiệm (2) và rót tiếp vào đó 0,5
ml dung dịch H2SO4 loãng. Đun nóng dung dịch trong 3 – 5 phút.
Bước 3: Để nguội dung dịch, cho từ từ NaHCO3 tinh thể vào ống nghiệm (2) và khuấy
đều bằng đũa thủy tinh cho đến khi ngừng thoát khí CO2.
Bước 4: Rót dung dịch trong ống (2) vào ống (1), lắc đều cho đến khi tủa tan hoàn toàn.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
B. Mục đích chính của việc dùng NaHCO3 là nhằm loại bỏ H2SO4 dư.
C. Có thể dùng dung dịch Ba(OH)2 loãng thay thế cho tinh thể NaHCO3.
D.Sau bước 4, thu được dung dịch có màu xanh tím.
Hướng dẫn giải
A. Sai, Sau bước 2, thu được dung dịch trong suốt.
B. Đúng, Mục đích chính của việc dùng NaHCO3 là nhằm loại bỏ H2SO4 dư có trong
dung dịch sau phản ứng.
C. Sai, Có thể thay thế NaHCO3 bằng dung dịch NaOH loãng và thử môi trường bằng
quỳ tím.
D. Sai, Sau bước 4, dung dịch saccarozơ bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ, sau
đó glucozơ và fructozơ hoà tan được kết tủa Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
Câu 2. Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung
dịch nước:
X, Y, Z, T và Q.

Chất
Thuốc thử
Quỳ tím
Dd AgNO3/NH3,
đun nhẹ

X
không đổi
màu
không có
kết tủa

Y
không đổi
màu
Ag↓

Z
không đổi
màu
không có kết
tủa

T
không đổi
màu
không có
kết tủa

Q

không đổi
màu
Ag↓

12


Cu(OH)2,
lắc nhẹ
Nước brom

Cu(OH)2
dung dịch
dung dịch
Cu(OH)2
Cu(OH)2
xanh lam
xanh lam
không tan
không tan
không tan
kết tủa
không có kết không có kết không có
không có
trắng
tủa
tủa
kết tủa
kết tủa
Các chất X, Y, Z, T và Q lần lượt là

A. Phenol, glucozơ, glixerol, anđehit fomic, metanol.
B. Etanol, glucozơ, saccarozơ, metanol, axetanđehit.
C. Phenol, glucozơ, saccarozơ, etanol, anđehit fomic.
D. Fructozơ, glucozơ, axetanđehit, etanol, anđehit fomic.
Hướng dẫn giải
Các chất X, Y, Z, T và Q thoả mãn thí nghiệm trên lần lượt là phenol, glucozơ,
saccarozơ, etanol, anđehit fomic.
2.3.6.Thí nghiệm 6: Nhận biết tinh bột bằng phản ứng màu với iot.
Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Pha hồ tinh bột: Cho khoảng 10 gam tinh bột vào cốc thuỷ tinhh 500 ml, thêm
tiếp khoảng 300 ml nước sôi, khuấy đều, thu được dung dịch hồ tinh bột.
Bước 2: Rót ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch hồ tinh bột, cho thêm vào khoảng một
vài giọt dung dịch iot. Quan sát hiện tượng.
Bước 3: Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó để nguội. Quan sát hiện
tượng.
Quan sát hiện tượng:
+ Khi chưa đun nóng: Màu xanh tím đặc trưng xuất hiện.
+ Khi đun nóng: Màu xanh tím mất đi.
+ Sau khi đun nóng, để nguội: Màu xanh tím lại xuất hiện.
Giải thích:
+ Phân tử tinh bột hấp thụ iot tạo ra màu xanh tím. Khi đun nóng, iot bị giải phóng ra
khỏi phân tử tinh bột làm mất màu xanh tím đó. Khi để nguội, iot bị hấp thụ trở lại
làm dung dịch có màu xanh tím. Phản ứng này được dùng đề nhận ra tinh bột bằng
iot và ngược lại.
Xây dựng bài tập thực nghiệm:
Câu 1. Nhỏ dung dịch iot mặt cắt của củ khoai lang, thấy xuất hiện màu
A.đen.
B. xanh tím.
C. vàng.
D. trắng.

Hướng dẫn giải
Mặt cắt của củ khoai lang nhuốm màu xanh tím.
Câu 2. Tiến hành thí nghiệm phản ứng như sau:
Cho vào ống nghiệm 1-2 ml hồ tinh bột. Nhỏ tiếp vài giọt dung dịch iot vào ống
nghiệm, quan sát được hiện tượng (1). Đun nóng rồi sau đó để nguội, quan sát hiện
tượng (2). Hiện tượng quan sát được từ (1), (2) lần lượt là
A. (1) dung dịch màu xanh tím; (2) đun nóng mất màu, để nguội màu xanh tím trở lại.
B. (1) dung dịch màu tím; (2) đun nóng mất màu, để nguội màu tím trở lại.
C. (1) dung dịch màu xanh; (2) đun nóng chuyển sang màu tím, để nguội màu xanh trở lại.

13


D. (1) dung dịch màu xanh tím; (2) đun nóng chuyển sang màu tím, để nguội mất màu.
Hướng dẫn giải
Phân tử tinh bột hấp thụ iot tạo ra màu xanh tím (1). Khi đun nóng, iot bị giải phóng
ra khỏi phân tử tinh bột làm mất màu xanh tím đó. Khi để nguội, iot bị hấp thụ trở lại
làm dung dịch có màu xanh tím (2).
2.3.7.Thí nghiệm 7: Thuỷ phân xenlulozơ.
Tiến hành thí nghiệm:
+ Cho một nhúm bông vào cốc đựng dung dịch H 2SO4 70%, đun nóng đồng thời
khuấy đều cho đền khi thu được dung dịch đồng nhất. Trung hòa dung dịch thu được
bằng dung dịch NaOH 10%, sau đó đun nóng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
Quan sát hiện tượng:
Bạc kim loại bám vào thành ống nghiệm.
Giải thích:
+ Xenlulozơ bị thủy phân trong dung dịch axit nóng tạo ra glucozơ:
H  ,t 0
(C6H10O5)n (xenlulozơ) + nH2O  
  nC6H12O6 (glucozo)

+ Sau đó gluczơ phản ứng với AgNO3 trong NH3 tạo thành kết tủa Ag.
Xây dựng bài tập thực nghiệm:
Câu 1. Thực hiện thí nghiệm sau:

Hiện tượng quan sát được tại cốc (c) là
A. Xuất hiện kết tủa màu nâu đen.
B. Có sự phân tách lớp giữa các dung dịch.
C. Dung dịch chuyển sang màu xanh lam.
D. Bạc kim loại tạo thành bám vào thành cốc.
Hướng dẫn giải
Xenlulozơ bị thủy phân trong dung dịch axit nóng tạo ra glucozơ:
H  ,t 0
(C6H10O5)n (xenlulozơ) + nH2O  
  nC6H12O6 (glucozo)
Sau đó gluczơ phản ứng với AgNO3 trong NH3 tạo thành kết tủa Ag.
CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
2.3.8.Thí nghiệm 8: Sự đông tụ protein khi đun nóng.
Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2-3 ml dung dịch protein 10% (hoặc lòng trắng trứng).
Bước 2: Đun nóng ống nghiệm đến khi sôi khoảng 1 phút.
Hiện tượng:

14


Dung dịch protein đục dần sau đó đông tụ lại thành từng mảng bám vào thành ống
nghiệm.
Giải thích:
Vì thành phần chính của lòng trắng trứng là protein nên dễ bị đông tụ khi đun nóng.
- Xây dựng bài tập thực nghiệm:

Câu 1. Hiện tượng riêu cua nổi lên khi nấu canh cua là do
A. sự đông tụ.
B. sự đông rắn.
C. sự đông đặc.
D. sự đông kết.
Hướng dẫn giải
Hiện tượng riêu cua nổi lên khi nấu canh cua là do sự đông tụ protein gây ra.
Câu 2. Cho một ít lòng trắng trứng vào 2 ống nghiệm:
Ống (1): thêm vào một ít nước rồi đun nóng.
Ống (2): thêm vào một ít rượu rồi lắc đều.
Hiện tượng quan sát được tại 2 ống nghiệm là
A. (1): xuất hiện kết tủa trắng; (2): thu được dung dịch nhầy.
B. Cả hai ống đều xuất hiện kết tủa trắng.
C. Cả hai ống đều thu được dung dịch nhầy.
D. (1): xuất hiện kết tủa trắng; (2): thu được dung dịch trong suốt.
Hướng dẫn giải
Một số protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng hoặc thêm
hoá chất vào dung dịch này thường xảy ra kết tủa protein.
2.3.9.Thí nghiệm 9: Phản ứng màu biure.
Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1ml dung dịch protein 10%, 1ml dung dịch NaOH 30%
và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%.
Bước 2: Lắc nhẹ ống nghiệm và quan sát hiện tượng.
Hiện tượng:
Xuất hiện màu tím đặc trưng.
Giải thích:
Do tạo ra Cu(OH)2 theo phản ứng: 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2
Phản ứng giữa Cu(OH)2 với các nhóm peptit -CO-NH- tạo ra sản phẩm màu tím.
Xây dựng bài tập thực nghiệm:
Câu 1. Tiến hành thí nghiệm phản ứng màu biure của lòng trắng trứng (protein) theo các

bước sau đây:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 2% + 1 ml dung dịch NaOH 30%.
Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa.
Bước 3: Thêm 4 ml dung dịch lòng trắng trứng vào ống nghiệm, lắc đều.
Nhận định nào sau đây là sai?
A.Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xanh lam.
B. Có thể thay thế dung dịch lòng trắng trứng bằng dung dịch Gly-Ala.
C. Sau bước 3, kết tủa bị hoà tan và dung dịch có màu tím đặc trưng.
D. Cần lấy dư dung dịch NaOH để đảm bảo môi trường cho phản ứng tạo phức.

15


Hướng dẫn giải
A.Đúng, Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa Cu(OH)2 màu xanh lam.
B. Sai, Đipeptit không có phản ứng màu biure.
C. Đúng, Phản ứng giữa Cu(OH)2 với các nhóm peptit -CO-NH- tạo ra sản phẩm màu
tím.
D. Đúng, Cần lấy dư dung dịch NaOH để đảm bảo môi trường cho phản ứng tạo phức.
Câu 2. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 10% và 1 ml dung dịch
NaOH 30%.
Bước 2: Cho tiếp vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm, sau
đó để yên vài phút.
Phát biểu nào sau dây sai?
A. Thí nghiệm trên chứng minh protein của lòng trắng trứng có phản ứng màu biure.
B. Sau bước 1, protein của lòng trắng trứng bị thủy phân hoàn toàn.
C. Sau bước 2, thu được hợp chất màu tím.
D. Ở bước 1, có thể thay 1 ml dung dịch NaOH 30% bằng 1 ml dung dịch KOH 30%.
Hướng dẫn giải

A, C, Đúng. Trong lòng trắng trứng có anbumin, protein này tham gia phản ứng với
ion Cu2+ (trong môi trường kiềm) tạo nên phức chất có màu tím. Phản ứng này được
gọi là phản ứng màu biure vì nó tương tự phản ứng của biure (H2N-CO-NHCO- NH2)
với CU(OH)2.
B. Sai, Protein trong lòng trắng trứng chỉ thủy phân hoàn toàn khi đun nóng ở nhiệt độ
thích họp với xúc tác axit, bazơ hoặc enzim
C. Đúng, Có thể thay NaOH bằng kiềm mạnh khác như KOH sao cho lượng kiềm
dùng nhiều hơn CuSO4, đảm bảo phản ứng màu biure xảy ra trong môi trường kiềm.
Câu 11. Tiến hành thí nghiệm phản ứng màu biure theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch protein 10%, 1 ml dung dịch NaOH 30% và
1 giọt dung dịch CuSO4 2%.
Bước 2: Lắc nhẹ ống nghiệm.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Người ta phải dùng dung dịch NaOH dư để tạo môi trường kiềm cho phản ứng.
B. Lúc đầu có kết tủa màu xanh, khi lắc kết tủa tan tạo dung dịch không màu.
C. Dung dịch protein có thể pha bằng cách lấy lòng trắng trứng cho vào nước và
khuấy đều.
D. Lúc đầu có kết tủa màu xanh, khi lắc tạo dung dịch màu tím.
Câu 12. Tiến hành thí nghiệm phản ứng màu biure theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch protein 10%, 1 ml dung dịch NaOH 30% và
1 giọt dung dịch CuSO4 2%.
Bước 2: Lắc nhẹ ống nghiệm.
Phát biểu nào sau đây sai?

16


A. Lúc đầu có kết tủa màu xanh, khi lắc tạo dung dịch màu tím.
B. Dung dịch protein có thể pha bằng cách lấy lòng trắng trứng cho vào nước và
khuấy đều.

C. Lúc đầu có kết tủa màu xanh, khi lắc kết tủa tan tạo dung dịch màu xanh lam.
D. Người ta phải dùng dung dịch NaOH dư để tạo môi trường kiềm cho phản ứng.
2.3.10.Thí nghiệm 10: Tính chất axit - bazơ của dung dịch amino axit:
Cách tiến hành :
Nhúng quỳ tím vào các dung dịch glyxin (ống nghiệm 1), vào dung dịch axit
glutamic (ống nghiệm 2) và vào dung dịch lysin (ống nghiệm 3)
Hiện tượng: Trong ống nghiệm (1) màu quỳ tím không đổi. Trong ống nghiệm (1)
quỳ tím chuyển sang màu hồng. Trong ống nghiệm (3) quỳ tím chuyển sang màu xanh.
Giải thích:
A. Phân tử glyxin có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2 nên dung dịch gần như
trung tính.
B.Phân tử axit glutamic có hai nhóm –COOH và một nhóm –NH2 nên dung dịch có
môi trường axit.
C.Phân tử lysin có một nhóm –COOH và hai nhóm –NH2 nên dung dịch có môi
trường bazơ.
D.Amino axit phản ứng với axit vô cơ mạnh cho muối,
ví dụ : H2NCH2COOH + HCl → ClH3NCH2COOH
Xây dựng bài tập thực nghiệm:
Câu 1. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ?
A.C6H5NH2 (anilin).B. H2NCH2COOH.
C. CH3CH2CH2NH2.
D. HOOCCH2CH2CH(NH2)OH.
Hướng dẫn giải
Phân tử . HOOCCH2CH2CH(NH2)OH. có hai nhóm –COOH và một nhóm –NH2 nên
dung dịch có môi trường axit làm quỳ hóa
đỏ.
Câu 2. Cho các chất: phenol (C6H5OH), anilin, saccarozơ và axit glutamic, được ký
hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z và T. Một số tính chất vật lý và hóa học của chúng (ở
điều kiện thường) được ghi lại bảng sau. (Dấu – là không phản ứng hoặc không hiện
tượng)

Chất
Trạng
Tác dụng với nước
Tiếp xúc với quỳ tím
thái
ẩm
Br2
X
Rắn


Y
Rắn
Kết tủa

Z
Lỏng
Kết tủa

T
Rắn

Màu hồng
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. Saccarozơ, Anilin, Phenol, Axit glutamic.
B. Axit glutamic, Saccarozơ, Anilin. Phenol.

17



C. Saccarozơ, Phenol, Anilin, Axit glutamic.
D. Anilin, Axit glutamic, Phenol, Saccarozơ.
IX. Tổng kết và đánh giá
Giáo viên nhận xét chung kết quả của dự án học tập. Thu lại các phiếu đánh giá cá nhân,
nhóm. Công bố đánh giá của giáo viên (mẫu đánh giá phụ lục 3)
2.3.3.2.Kết quả :
* Kết quả phiếu hỏi
* Kết quả các bài kiểm tra
Bảng 2.1. Bảng thống kê bài kiểm tra số 1
Lớp
12A TN(43)
12B ĐC(43)
12C TN(43)
12D ĐC(44)

0
0
0
0
0

1
0
0
0
0

2
0
0

0
1

3
0
2
1
3

Số HS đạt điểm Xi
4 5
6
7
1 10 14 13
3 13 12 11
2 9 12 13
4 14 11 8

Hình 2.1. Đường lũy tích biểu diễn
kết quả kiểm tra 12A và 12B

8
2
1
2
1

9
2
1

2
1

10
1
0
2
1

Hình 2.2. Đường lũy tích biểu diễn
kết quả kiểm tra 12C và 12D

*
thức vào hoàn cảnh tình huống thực tiễn.
- Khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp, phát hiện và giải quyết vấn đề của HS các
lớp TN nhanh hơn, chính xác hơn học sinh nhóm ĐC.
* Phân tích kết quả thực nghiệm.
Từ số liệu bảng 2.2 cho thấy điểm quan sát của lớp TN (sau thực nghiệm) lớn hơn lớp
ĐC, điều đó chứng tỏ năng lực GQVĐ của lớp TN tốt hơn lớp ĐC. So sánh kết quả đạt
được ở mỗi tiêu chí của HS lớp TN trước và sau thực nghiệm cho thấy năng lực GQVĐ của
HS đã có chuyển biết tốt hơn so với trước tác động.
Các đường lũy tích của lớp TN trong bài kiểm tra đều luôn nằm bên phải và phía dưới
các đường lũytích của lớp ĐC.Điều này cho thấy, HS các lớp TN đáp ứng được mục tiêu
DHTH tốt hơn so với các lớp ĐC.
Tỷ lệ % HS đạt điểm khá, giỏi ở lớp TN cao hơn tỷ lệ % HS đạt điểm khá, giỏi ở lớp ĐC.
Ngược lại, tỷ lệ % HS đạt điểm yếu kém, trung bình ở lớp TN thấp hơn tỷ lệ % HS đạt điểm yếu

18



kém, trung bình ở lớp ĐC
* Hiệu quả:
Sáng kiến kinh nghiệm đã góp phần đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển
giáo dục Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 ,Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 –
2020 của Chính phủ đã định hướng. Phù hợp với thực trạng phát triển giáo dục của học sinh
THPT giai đoạn mới, theo kịp với sự phát triển của nền giáo dục các nước tiên tiến khác.
Góp phần đào tạo những con người tự tin bản lĩnh và giải quyết được mọi vấn đề trong
chuyên môn cũng như khoa học và các vấn đề xã hội khác. Là tài liệu hay để học sinh,
đồng nghiệp cùng tham khảo, góp ý.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
Sau quá trình thực hiện đề tài, đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận
văn đã hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra.
1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài: Định hướng đổi mới giáo dục
phổ thông trong giai đoạn mới, tổng quan về DHTH, năng lực và việc phát triển năng lực
GQVĐ cho HS trung học phổ thông. Điều tra thực trạng về dạy học và phát triển năng lực
GQVĐ hiện nay.
2. Đề xuất các nguyên tắc lựa chọn nội dung và quy trình thiết kế chủ đề DHTH.
3. Đưa ra các mức độ biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề và tiêu chí đánh giá,
công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề.
4. Thiết kế ba chủ đề DHTH theo hình thức tích hợp liên môn là, “Glucozơ - Nguồn nguyên
liệu trực tiếp của cuộc sống” và“ Đường đa – Nguồn dinh dưỡng của sự sống” và “Chất dẻo và vấn
đề ô nhiễm môi trường”.
5. Đã xin ý kiến chuyên gia về DHTH và tiến hành TNSP ở 4 lớp 12 trường THPT
Mai Anh Tuấn.
Thông qua quá trình nghiên cứu cho thấy: Việc tổ chức DHTH đã giúp phát triển
năng lực HS, đặc biệt là năng lực GQVĐ đồng thời tạo hứng thú học tập cho HS, góp
phần đáp ứng chuẩn năng lực HS cấp THPT mà Bộ GD&ĐT ban hành.
Kết quả TNSP đã khẳng định sự đúng đắn của giả thuyết khoa học, tính khả thi của
đề tài. Việc sử dụng DHTH đã nâng cao năng lực GQVĐ, góp phần nâng cao chất lượng

dạy và học hóa học ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay.
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài chúng tôi có một vài kiến nghị:
Cần tổ chức cho GV cấp THPT tiếp cận cơ sở lí luận và thực hành xây dựng, giảng
dạy các chủ đề DHTH. Trong quá trình thực hiện cần có sự chỉ đạo thống nhất của Ban
Giám Hiệu và sự hợp tác của các tổ chuyên môn. Các nhà trường cần sử dụng mô hình
sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học để cùng nhau hợp tác, xây dựng,
giảng dạy và rút kinh nghiệm, nâng cao năng lực và hiệu quả DHTH.
Khuyến khích, mở rộng các công trình nghiên cứu, thiết kế các chủ đề về DHTH.
Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong các thầy giáo, cô giáo
và các bạn đồng nghiệp bổ sung góp ý để phương pháp ngày càng tốt hơn.Tôi chân thành
cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Thanh Hóa, ngày 20 tháng5 năm 2109

19


ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Mai Thị Thao

1.

2.
3.
4.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đặng Thị Thuận An, Trần Trung Ninh (2015), Dạy học tích hợp khoa học tự nhiên
cho học sinh trung học phổ thông thông qua chủ đề “Hiệu ứng nhà kính” theo định
hướng phát triển năng lực khoa học, Tạp chí khoa học, Trường ĐHSP, Hà Nội.
Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2014), Lí luận dạy học hiện đại, Nhà xuất bản Đại
học Sư Phạm, Hà Nội.
Nguyễn Văn Biên (2015), Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp về khoa học tự nhiên,
Tạp chí khoa học, Trường đại học Sư phạm, Hà Nội.
Bộ GD&ĐT (2014), Dạy học và Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng
phát triển năng lực học sinh, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội.

20


5. Bộ GD&ĐT (Ngày 27/11/2012), Hội thảo Dạy học tích hợp – Dạy học phân hoá
trong chương trình giáo dục phổ thông.
6. Bộ GD & ĐT (2014), Tài liệu tập huấn “Dạy học Tích hợp ở trường THCS và
THPT”, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
7. Mai Văn Bính (Tổng chủ biên kiêm chủ biên) (2010), Giáo dục công dân 10, NXB
Giáo dục Việt Nam.
8. Mai Văn Bính (Chủ biên) (2010), Giáo dục công dân 11, NXB Giáo dục Việt Nam.
9. Công văn 5555/BGDĐT- GDTrH ngày 8/10/2014. Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi
mới PPDH và kiểm tra, đánh giá; Tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường
trung học/ trung tâm GDTX qua mạng.
10. Công văn 791/HD- BGDĐT ngày 25/6/2013 Hướng dẫn thí điểm phát triển chương trình
giáo dục nhà trường phổ thông.
11. Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (8/2015), BGDĐT
12. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (Chủ biên) (2014), Sinh học 10,
NXB Giáo dục Việt Nam.
13. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Lê Đình Tuấn (Chủ biên) (2015), Sinh học 11,
NXB Giáo dục Việt Nam.

14. Vũ Thị Hiền (2016), Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua
dạy học một số chủ đề tích hợp phần Hóa học phi kim lớp 10”.
15. Nguyễn Văn Khôi (Chủ biên) (2014), Công nghệ 10, NXB Giáo dục Việt Nam.
16. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2014), Phương pháp dạy học môn Hoá học ở
trường Phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm, Hà Nội.
17. Vũ Văn Phúc (2011), Đổi mới căn bản, toàn diện, mạnh mẽ nền giáo dục Việt Nam
theo tinh thần Đại hội XI của Đảng, Tạp chí Cộng sản.
18. Lê Thông (Tổng chủ biên), Trần Trọng Hà, Nguyễn Minh Tuệ (đồng Chủ biên)
(2014), Địa lí 10, NXB Giáo dục Việt Nam.
19. Lê Thông (Chủ biên) (2014), Địa lí 11, NXB Giáo dục Việt Nam.
20. Nguyễn Xuân Trường (Tổng chủ biên kiêm chủ biên (2013), Hoá học 10 cơ bản (Tái
bản lần thứ bảy), NXB Giáo dục Việt Nam.

DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ XẾP LOẠI
HỌ TÊN : MAI THỊ THAO

CHỨC VỤ : TTCM- TRƯỜNG THPT MAI ANH TUẤN
STT
1

2
3
4

Tên Đề Tài
Thí nghiệm vui và ảo thuật Hóa Học

Cấp xếp loại
Nghành


Phương pháp xác định CTCT Este đơn Nghành
chức
Phương pháp xác định CTCT các loại Nghành
Este
Phương pháp xác định công thức cấu Nghành
tạo Aminoaxit

Loại
Loại C

Năm học
2004-2005

Loại B

2005-2006

Loại B

2006-2007

Loại B

2007-2008

21


5
6

7
8
9

10

11

12

Phương pháp xác định công thức cấu
tạo Aminoaxit và đồng phân
Phương pháp xác định công thức cấu
tạo của hợp chất hữu cơ chứa Nito
Phương pháp xác định công thức cấu
tạo chất hữu cơ có phản ứng tráng bạc
Phương pháp giải bài toán tinh thể trong
luyện thi HSG hóa Casio
Xây dựng bài tập bồi dưỡng học sinh
giỏi Hóa học nhằm phát triển năng lực
Tư duy học sinh
Xây dựng bài tập bồi dưỡng học sinh
giỏi Hóa học phần sắt và hợp chất của
sắt định hướng phát triển năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh ở
trường THPT không chuyên
“ Xây dựng và sử dụng bài tập Hóa học
gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn
định hướng phát năng lực phát hiện và
giải quyết vấn đề cho học sinh”

Xây dựng bài tập bồi dưỡng học sinh
giỏi Hóa học nhằm phát triển năng lực
Tư duy học sinh

Nghành

Loại C

2008-2009

Nghành

Loại B

2009-2010

Nghành

Loại B

2011-2012

- Nghành
-Cấp Tỉnh
Cấp tỉnh

Loại B
Loại B
Loại A


2013-2014

Nghành

Loại B

2015-2016

Nghành

Loại B

2016-2017

Cấp tỉnh

Loại A

2017-2018

2014-2015

22


×