Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Phương pháp nhận dạng hình vẽ thí nghiệm để làm bài trắc nghiệm khách quan trong đề thi trung học phổ thông quốc gia môn hóa học”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.8 KB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP NHẬN DẠNG HÌNH VẼ THÍ NGHIỆM ĐỂ
LÀM BÀI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG ĐỀ THI
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA MÔN HÓA HỌC

Người thực hiện: Đặng Thu Huyền
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực(Môn): Hóa Học

THANH HOÁ NĂM 2019


MỤC LỤC
Trang
1.Mở đầu ………………………………………………
1
1.1. Lí do chọn đề tài ………………………………
1
1.2.Mục đích nghiên cứu …………………………..
1
1.3.Đối tượng nghiên cứu ………………………….
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu………………………
1
2. Nội dung ……………………………………………
2


2.1.Cơ sở lý luận…………………………………..
2
2.2.Thực trạng vấn đề ……………………………..
2
2.3.Giải pháp, biện pháp …………………………..
2
2.4.Hiệu quả của SKKN …………………………..
15
3. Kết luận, kiến nghị ………………………………..
15
3.1. Kết luận……………………………………….
15
3.2. Kiến nghị………………………………………
16
Tài liệu tham khảo

CỤM TỪ VIẾT TẮT
SKKN
THPT
HS
TN
SGK
PTN
dd

:
:
:
:
:

:
:

Sáng kiến kinh nghiệm.
Trung học phổ thông.
Học sinh.
Thí nghiệm.
Sách giáo khoa.
Phòng thí nghiệm.
dung dịch.


1. MỞ ĐẦU
1. 1. Lí do chọn đề tài

Hóa học là môn học khoa học thực nghiệm, kết hợp lý thuyết và thực hành,
rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành thí nghiệm nhằm tìm hiểu, phát hiện
và chứng minh tính chất của các chất. Nếu muốn học sinh yêu thích và đam mê
môn Hóa thì trong mỗi tiết học giáo viên phải phát huy tác dụng tối đa của các
thông tin phục vụ bài dạy qua thí nghiệm thực hành, qua tivi, internet... đồng
thời khắc sâu kiến thức cho học sinh bằng các câu hỏi, bài tập. Đối với môn Hoá
học, thí nghiệm thực hành là điểm đặc trưng cơ bản, gây nên sự hứng thú trong
việc tiếp thu kiến thức của học sinh.[8]
Việc xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trên cơ sở hình vẽ
thí nghiệm là hướng đi mới nhằm giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức
bộ môn và được sử dụng nhiều trong các đề thi THPT Quốc gia [1], nhưng hiện
tại số lượng bài tập sử dụng hình vẽ thí nghiệm thực hành để mô tả hiện tượng,
cách tiến hành, kết quả,… còn nhiều hạn chế về số lượng, nhiều học sinh bỡ
ngỡ, lúng túng chưa biết cách nhận dạng hình vẽ thí nghiệm và trả lời câu hỏi.
Để góp phần giải đáp những khó khăn trên, tôi lựa chọn thực hiện đề tài:

“Phương pháp nhận dạng hình vẽ thí nghiệm để làm bài trắc nghiệm khách
quan trong đề thi trung học phổ thông quốc gia môn hóa học”.
Các thí nghiệm rất đa dạng và phong phú, trải rộng từ chương trình Hóa
học lớp 10 đến lớp 12, song do điều kiện cụ thể nên trong đề tài này tôi chỉ đề
cập đến các thí nghiệm liên quan đến chất khí.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Khắc sâu kiến thức môn học , tăng hiệu quả trong quá trình dạy học Hóa
học, làm cho học sinh yêu thích, đam mê với môn Hóa hơn.
- Học sinh nhận dạng được hình vẽ thí nghiệm, trả lời tốt các câu hỏi
TNKQ liên quan, nâng cao điểm số thi cuối kỳ, thi THPT Quốc gia môn Hóa
học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Các bài tập trắc nghiệm khách quan liên quan đến hình vẽ thí nghiệm
thực hành về các chất khí trong chương trình hóa học phổ thông ở Việt Nam.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
− Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến
đề tài, nghiên cứu cấu trúc nội dung, các dạng câu hỏi liên quan đến hình vẽ thí
nghiệm về chất khí trong đề thi THPT Quốc gia môn Hóa học.
− Phương pháp thực tiễn: nghiên cứu thực trạng về việc dạy thực hành Hóa
học, các thí nghiệm được minh họa trong sách giáo khoa Hóa học THPT.
− Phương pháp thực nghiệm sư phạm: nghiên cứu các thí nghiệm liên quan
đến chất khí có trong chương trình sách giáo khoa Hóa học THPT.
1


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
- Hóa học là bộ môn khoa học thực nghiệm, vì vậy thí nghiệm thực hành là
phần rất quan trọng trong việc dạy học bộ môn Hóa học THPT.[2]
- Bài tập dùng hình vẽ thí nghiệm và áp dụng đồ thị giải toán Hóa học là nội

dung không thể thiếu trong đề thi THPT Quốc gia những năm gần đây.[1]
- Thực hành thí nghiệm giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, vận dụng
kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, giúp việc nắm bắt kiến thức đi đôi với
thực hành, việc học môn hóa học trở nên có ý nghĩa hơn.[8]
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng của các lớp được phân dạy đầu năm
2017- 2018 khi chưa thực hiện áp dụng đề tài này như sau:
Lớp đối chứng
10C6
10C7
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
lượng
%
lượng
%
1
2,4
1
2,6
8
19,0 9
23,1

Lớp thực nghiệm
10C8
Số
Tỉ lệ %

lượng
2
4,5
9
20,5

Trung bình

27

64,3

24

61,5

28

63,6

Yếu
Tổng

6
42

14,3
100

5

39

12,8
100

5
44

11,4
100

Lớp
Học lực
Giỏi
Khá

- Kết quả trên cho thấy 3 lớp có mức học khởi đầu hầu như tương đương
nhau, và nhìn chung đạt ở mức độ trung bình trong việc học bộ môn hóa học.
2.3. Giải pháp, biện pháp thực hiện:
Đối với bài tập có hình vẽ thí nghiệm của chất khí, tôi chia làm 3 dạng như sau:
2.3.1. Dạng 1: Thí nghiệm về điều chế chất khí trong phòng thí nghiệm:
2.3.1.1. Kiến thức cần nắm vững:
- Nguyên tắc và phương pháp điều chế trong phòng thí nghiệm các chất khí
thuộc chương trình Hóa học THPT: Cl2, HCl, H2S, SO2, N2, NH3, CO, CO2, CH4,
C2H4, C2H2...
to
MnO

4
HCl

��
� MnCl2  Cl2  2 H 2O
2
+ Điều chế Cl :
2

+ Điều chế HCl: NaCl(rắn) + H2SO4 ( đặc) NaHSO4 + HCl ↑
+ Điều chế H2S: FeS + 2HCl FeCl2 + H2S↑.
+ Điều chế SO2: Na2SO3 + H2SO4 (loãng) Na2SO4 + H2O + SO2↑.
+ Điều chế N2:
NH4NO2 N2 ↑ + H2O.
NH4Cl + NaNO2 NaCl + N2 ↑ + H2O.
+ Điều chế NH3: Ca(OH)2 + 2 NH4Cl CaCl2 + 2NH3↑+ 2 H2O.
H 2 SO4 d,t 0
HCOOH
����
�CO  H 2O.
+ Điều chế CO:
2


+ Điều chế CO2 : CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2↑ + H2O.
CaO ,t 0
���
� CH4↑ + Na2CO3.
+ Điều chế CH4: CH3COONa + NaOH
0

H 2 SO4d ,t
�C2 H 4  H 2O.

+ Điều chế C2H4: C2 H 5OH ����
+ Điều chế C2H2: CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2.
- Các hóa chất sử dụng trong thí nghiệm để thực hiện phản ứng và loại tạp chất
dùng tinh chế chất khí: phụ thuộc vào đặc điểm tính chất của mỗi loại khí.
- Phương pháp thu khí :
Phân loại khí
Phương pháp thu khí
1.Khí ít tan, không tan, không tác dụng - phương pháp dời chỗ nước ( phương
với nước
pháp đẩy nước).
VD: O2, H2S, H2, N2, CH4, C2H4, - phương pháp dời chỗ không khí
C2H2...
(phương pháp đẩy không khí).
Lưu ý: Phương pháp thường được dùng
nhiều hơn là phương pháp dời chỗ
nước vì dễ quan sát hơn, khí thu được
tinh khiết hơn.

2.Khí tan trong nước hoặc tác dụng - phương pháp dời chỗ không khí.
với nước
- Các thao tác cần lưu ý:
VD: SO2, NO2, NH3, H2S, Cl2, HCl...
+ Nếu khí cần điều chế nhẹ hơn không
khí ( NH3...) thì úp ngược bình thu khí:

+ Nếu khí cần điều chế nặng hơn
3


không khí (SO2, NO2,Cl2, HCl...) thì để

thẳng đứng bình thu khí, miệng bình
hướng lên trên:

Lưu ý: - Để phát hiện khi nào khí đầy bình và ngăn cản những khí độc hại, có
mùi xốc phát tán ra ngoài gây ô nhiễm không khí, ở miệng bình khí người ta
thường có đặt 1 miếng bông tẩm dung dịch hấp thụ được khí này, ví dụ như
bông tẩm dung dịch NaOH trong trường hợp điều chế các khí SO 2, NO2, H2S,
Cl2, HCl..., hoặc bông tẩm dung dịch HCl khi điều chế khí NH3.
- Một số sai lầm học sinh thường mắc phải và cách khắc phục:
Một số sai lầm thường mắc phải
Cách khắc phục
-Các khí thuộc loại hiđrocacbon không - Các khí C2H2, C2H4 ... chỉ tác dụng
no như C2H2, C2H4 ...tác dụng được với được với nước ở nhiệt độ cao, trong
nước nên tan trong nước.
môi trường axit loãng, còn ở điều kiện
thường là những khí không tan, không
tác dụng với nước.
- Khí không tan, không tác dụng với - Khí không tan, không tác dụng với
nước ở điều kiện thường chỉ được thu nước ở điều kiện thường có thể thu
bằng phương pháp dời chỗ nước.
bằng phương pháp dời chỗ nước hoặc
dời chỗ không khí. Tuy nhiên, người ta
hay dùng phương pháp dời chỗ nước
hơn vì có nhiều ưu điểm: dễ quan sát
hơn (đặc biệt với các khí không màu),
thu khí tinh khiết hơn...
-Không sử dụng phương pháp chống - Luôn nhắc nhở học sinh về vấn đề an
khí độc thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi toàn thí nghiệm và bảo vệ môi trường.
trường.
2.3.1.2. Các ví dụ minh hoạ:

Ví dụ 1:
Trong phòng thí nghiệm, khí NH3 được điều chế bằng cách cho muối
amoni tác dụng với kiềm (ví dụ Ca(OH)2) và đun nóng nhẹ.
Hình vẽ nào sau đây biểu diễn phương pháp thu khí NH3 tốt nhất?

4


A. Hình 1.
4.

B. Hình 2.

C. Hình 3.

D.

Hình

Hướng dẫn: - Học sinh cần nắm vững khí NH 3 được điều chế trong PTN bằng
cách cho muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm, và đun nhẹ cho khí NH 3 bay
lên.
- Khí NH3 tan nhiều trong nước nên thu khí NH3 bằng phương pháp đẩy
không khí, do NH3 nhẹ hơn không khí ( M = 17 < 29) nên thu khí NH 3
bằng cách úp ngược bình. Suy ra đáp án A.
Ví dụ 2:
Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế và thu khí oxi như hình vẽ dưới đây
vì oxi là khí cố đặc điểm gì?
A. Nặng hơn không khí.
B. Nhẹ hơn không khí.

C. Rất ít tan trong nước.
D. Nhẹ hơn nước.

Hướng dẫn: - HS cần nắm vững phương pháp điều chế oxi trong PTN là nhiệt
phân các chất giàu oxi.
- Thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước do oxi rất ít tan trong nước.
Suy ra đáp án đúng là C.
Ví dụ 3:
Cho hình sau:
5


Hình vẽ trên mô tả thí nghiệm điều chế khí nào sau đây:
A. CH4.

B. C2H2.

C. NH3.

D. C2H4.

Hướng dẫn: HS phân tích đề bài và yêu cầu rút ra kết luận:
- Theo hình vẽ trên, thu khí Y bằng phương pháp đẩy nước nên khí Y không tan
trong nước , loại C.
- Phương pháp điều chế các khí còn lại trong PTN:
CH4: đun hỗn hợp rắn gồm CH3COONa + NaOH/CaO
C2H2: cho CaC2 ( rắn) + H2O , không cần đun nóng.
C2H4: đun ancol etylic với H2SO4 đặc ở khoảng 1700C.
So với TN trên, suy ra đáp án D.
Ví dụ 4:

Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương
pháp
đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đẩy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới
đây:

Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí nitơ ?
A. Cách 2 hoặc Cách 3.
B. Cách 3.
C. Cách 1.
2.
Hướng dẫn:

D.

Cách

- Khí N2 có M = 28 gần với M (không khí) = 29 nên không thể dùng phương
pháp dời chỗ không khí để thu khí N2 được.
- Khí N2 rất ít tan trong nước nên dùng phương pháp đẩy nước để thu khí N 2.
Suy ra đáp án B.
Ví dụ 5: Các hình vẽ sau mô tả một số phương pháp thu khí thường tiến hành ở
phòng thí nghiệm. Cho biết từng phương pháp (1), (2), (3) có thể áp dụng để
6


thu được khí nào trong các khí sau: O2, N2,Cl2, HCl, NH3, SO2?

A. (1) thu O2, N2; (2) thu SO2, Cl2; (3) thu NH3, HCl.
B. (1) thu O2, HCl; (2) thu SO2, NH3; (3) thu N2Cl2.
C. (1) thu NH3; (2) thu HCl, SO2, Cl2; (3) thu O2, N2.

D. (1) thu NH3, N2, Cl2; (2) thu SO2; (3) thu O2, HCl.
Hướng dẫn: - (1) không thu được khí O2, HCl, Cl2 . A, B, D sai.
- Đáp án đúng là C. (1) thu khí nhẹ hơn không khí
(2) thu khí nặng hơn không khí. (3) thu khí không tan trong nước.
Ví dụ 6: Cho bộ dụng vụ như hình vẽ dưới đây:

Khí C có thể là những chất khí nào trong các chất khí sau: Cl2, O2, NH3, SO2,
CO2, H2, C2H4 ?
A. Cl2, NH3, CO2, O2.
B. Cl2, SO2, H2, O2.
C. Cl2, SO2, NH3, C2H4.
D. Cl2, SO2, CO2, O2.
Hướng dẫn:
- Khí C là khí nặng hơn không khí, loại H2, NH3.
- Suy ra đáp án D.
Ví dụ 7: Hình vẽ nào mô tả đúng cách thu khí O2 bằng phương pháp đẩy
không khí?

A. (II).
Hướng dẫn:

B. (IV).

C. (I).

D. (III).
7


- Khí O2 nặng hơn không khí, thu bằng cách để thẳng bình khí, hướng

miệng bình lên trên theo phương thẳng đứng.
- Suy ra đáp án C.
Ví dụ 8: Cho sơ đồ thí nghiệm sau:

Cho biết sơ đồ trên có thể dùng điều chế được những khí nào trong số các
khí sau: Cl2; HCl; CH4; C2H2; CO2; NH3; SO2?
A. SO2; CO2; NH3.
B. Cl2; HCl; CH4.
C. HCl; CH4; C2H2.
D. CH4; C2H2; CO2.
Hướng dẫn:
- Khí C không tan, rất ít tan trong nước, loại HCl, NH3.
- Suy ra đáp án D
2.3.2. Dạng 2: Thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học:
2.3.2.1. Kiến thức cần nắm vững:
- Học sinh cần nắm vững các thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học cơ bản
của các khí được học trong chương trình Hoá học THPT, đặc biệt nắm vững
tínhchất
hoá học đặc trưng của mỗi khí:
+ HCl: khí không màu, mùi xốc, tan tốt trong nước tạo dung dịch có tính axit
mạnh.
+ Cl2: khí màu vàng lục, mùi xốc, tan trong nước, có tính oxi hóa mạnh.
+ O2: khí không màu, không mùi, rất ít tan trong nước, có tính oxi hóa mạnh.
+ H2S: khí không màu, mùi trứng thối, tính axit yếu, tính khử mạnh.
+ SO2: khí không màu, mùi hắc, tan trong nước tạo dung dịch axit yếu.
+ N2: khí không màu, không mùi, tan rất ít trong nước, trơ ở điều kiện thường.
+ NH3: khí không màu, mùi xốc, tan nhiều trong nước, tính bazơ yếu.
+ NO: khí không màu, hóa nâu trong không khí, rất ít tan trong nước.
+ NO2: khí màu nâu, tan trong nước, là 1 oxit axit.
8



+ CO: khí không màu, không mùi, rất ít tan trong nước, có tính khử mạnh.
+ CO2: khí không màu,tan trong nước, là oxi axit yếu.
+ CH4: khí không màu, nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
+ C2H4: khí không màu, nhẹ hơn nước và không tan trong nước, làm mất màu
nước brom và dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường.
+ C2H2: khí không màu, nhẹ hơn nước và không tan trong nước, làm mất màu
nước brom và dung dịch KMnO4, tạo kết tủa vàng với dung dịch AgNO3/NH3 ở
nhiệt độ thường.
- Lưu ý học sinh ghi nhớ các thí nghiệm được minh họa bằng hình vẽ trong sách
giáo khoa, đặc biệt khả năng kết nối kiến thức lý thuyết về tính chất hóa học của
các khí đã được học và hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm thực hành.
2.3.2.2. Các ví dụ minh hoạ:
Ví dụ 9: Cho sơ đồ thí nghiệm như hình vẽ
Hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm là:
A. Quỳ tím chuyển sang màu đỏ rồi mất màu.
B. Quỳ tím mất màu rồi chuyển sang màu đỏ.
C. Quỳ tím chuyển sang màu xanh rồi mất màu.
D. Quỳ tím mất màu rồi chuyển sang màu xanh.
Hướng dẫn:

Khí Cl2

H2O
Quỳ
tím

- HS nắm vững tính chất của khí clo ẩm hoặc nước clo là tính oxi hóa mạnh do
���

��

phản ứng:
Cl2 + H2O
HCl + HclO.
- HCl chuyển quỳ tím sang màu đỏ nhưng HClO có tính oxi hóa mạnh nên tẩy
màu làm mất màu quỳ. Suy ra đáp án A.
Ví dụ 10:
Tiến hành thí nghiệm như

hình vẽ.
Khí A trong bình có thể là khí nào dưới đây?
A. NH3.
B. CO2.
C. HCl.
D. H2S.
Hướng dẫn:
- Dung dịch trong bình có màu đỏ, môi trường axit, loại A.
- Do nước tự phun lên trên bình khí chứng tỏ khí A là khí tan nhiều
trong nước. Suy ra đáp án C.
Ví dụ 11: Cho thí nghiệm như hình vẽ, bên trong bình có chứa khí NH 3, trong
9


chậu thủy tinh chứa nước có nhỏ vài giọt hongphthalein.
Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm là:

A. Nước phun vào bình và chuyển thành màu hồng.
B. Nước phun vào bình và chuyển thành màu tím.
C. Nước phun vào bình và không có màu.

D. Nước phun vào bình và chuyển thành màu xanh.
Hướng dẫn:
- NH3 tan nhiều trong nước, khi tan áp suất trong bình giảm nên nước tự
động phun từ dưới chậu lên bình.
- NH3 có tính bazơ yếu, đổi màu hongphthalein không màu sang màu
hồng.
Ví dụ 12: Có 4 ống nghiệm, mỗi ống đựng một chất khí khác nhau, chúng
được
úp ngược trong các chậu nước X, Y, Z, T. Kết quả các thí nghiệm được mô tả
bằng hình vẽ sau:

Hãy cho biết khí nào tan nhiều trong nước nhất ?
A. T.
B. X.
C. Y.

D. Z.

Hướng dẫn:
- Khí tan được trong nước làm nước dâng lên ống nghiệm.
- Khí nào càng tan tốt trong nước thì lượng nước dâng lên trong ống
nghiệm càng nhiều.
- Suy ra đáp án D ( hình Z).
2.3.3. Dạng 3: Thí nghiệm xác định chất trong phản ứng:
10


2.3.3.1. Kiến thức cần nắm vững:
- Học sinh cần nắm vững tính chất hoá học cơ bản của các khí được học trong
chương trình Hoá học THPT, đặc biệt nắm vững tính chất hoá học đặc trưng của

mỗi khí: phản ứng tạo kết tủa, thay đổi màu, tạo phức có màu…
- Học sinh cần nắm vững các thí nghiệm điều chế các khí được học trong
chương trình hóa học THPT: Cl2, HCl, H2S, SO2, N2, NH3, CO, CO2, CH4, C2H4,
C2H2...
Ghi nhớ cách thức tiến hành thí nghiệm, các hóa chất được sử dụng để thực hiện
phản ứng điều chế và sử dụng làm sạch khí thu được.
2.3.3.2. Các ví dụ minh hoạ:
Ví dụ 13:
Cho hình vẽ bên minh họa việc điều
chế khí Y trong phòng thí nghiệm. Khí
Y là khí N2 thì dung dịch X là
A. NH4NO3.
B. NH4Cl và NaNO2 .
C. H2SO4 và Fe(NO3)2.
D. NH3.
Hướng dẫn: - HS nắm vững phương pháp điều chế khí N 2 là đun nóng dung
dịch NH4NO2 hoặc dùng hỗn hợp NH4Cl + NaNO2.
- Nếu đun NH4NO3 thu được khí N2O.
- Nếu đun hỗn hợp H2SO4 và Fe(NO3)2 thu được NO.
- Suy ra đáp án đúng là B.
Ví dụ 14: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm sau:

Dung dịch X là dung dịch nào trong các dụng dịch sau?
A. H2S.
B. KMnO4.
C. NH3.
- Phân tích đề tương tự như ví dụ 8, suy ra đáp án C.

D. HCl.


Ví dụ 15: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X:

11


Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây ?
0

t
� NaCl + NH3 + H2O.
A. NH4Cl + NaOH ��
t0

� NaHSO4 + HCl.
B. NaCl(rắn) + H2SO4(đặc) ��
0

H 2 SO4 d ,t
� C2H4 + H2O.
C. C2H5OH ����

CaO,t o

����
� Na2CO3

D. CH3COONa(rắn) + NaOH(rắn)
+ CH4.
Hướng dẫn: - Từ TN suy ra khí Y không tan, rất ít tan trong nước. Loại A,B.
- Y được điều chế từ dung dịch X . Suy ra đáp án C.

Ví dụ 16: Sơ đồ sau mô tả cách điều chế khí SO2 trong phòng thí nghiệm
Dung dịch X

Bông tẩm
dd Z

Chất Y
Lưới amiăng

SO2

Các chất X, Y, Z lần lượt là :
A. HCl, CaSO3, NH3.
B. H2SO4, Na2CO3, KOH.
C. H2SO4, Na2SO3, NaOH.
D. Na2SO3, NaOH, HCl
Hướng dẫn: - Bông tẩm dung dịch NaOH hoặc KOH để hấp thụ khí SO 2 không
bị thoát ra ngoài môi trường. Loại A, D.
- Chất phản ứng là muối sunfit + dung dịch H2SO4. Chọn đáp án C.
Ví dụ 17: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế clo trong phòng thí nghiệm
như sau: Dung dịch
HCl đặc

1
Eclen sạch để
thu khí Clo

12
dd NaCl


dd H2SO4 đặc


Hóa chất không được dùng trong bình cầu (1) là:
A. H2O2
B. KmnO4
C. KclO3
D. MnO2
Hướng dẫn:
- HS cần nắm vững phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm là
gì?
( Cho dung dịch HCl đặc tác dụng với chất oxi hóa mạnh: với KmnO 4, KclO3 ,
đối với MnO2 thì cần phải đun nóng ). Từ đó suy ra đáp án A.
Ví dụ 18: Có 4 bình khí mất nhãn là: axetilen, propin, but-1-in, but-2-in. Người
ta làm thí nghiệm với lần lượt các khí, hiện tượng xảy ra như hình vẽ sau:

dung dịch
AgNO3/NH3

dung dịch
AgNO3/NH3

kết tủa
vàng

kết tủa vàng
(1)

(2)


Vậy khí sục vào ống nghiệm 2 là:
A. but-2-in
B. propin
axetilen
Hướng dẫn:

(3)

C. but-1-in

(4)

D.

- HS phải nắm vững kiến thức về phản ứng thế kim loại: những chất có
phản ứng thế Ag với dung dịch AgNO 3/NH3 tạo kết tủa vàng nhạt là
những ankin hoặc hợp chất hữu cơ có lien kết ba đầu mạch.
- Suy ra khí sục vào ống nghiệm 2 là but-2-in. Đáp án A.
Ví dụ 19: Cho hình vẽ mô tả sự điều chế clo trong phòng thí nghiệm như sau:
Dd HCl đặc

MnO2
Bình tam giác khô
và sạch để thu khí
clo

dd NaCl

dd H2SO4 đặc


Phát biểu nào sau đây không đúng:
13


A. Không thể thay dung dịch HCl đặc bằng dung dịch NaCl bão hoà.
B. Khí clo thu được trong bình tam giác là khí clo khô.
C. Có thể thay MnO2 bằng KmnO4 hoặc KclO3.
D. Có thể thay H2SO4 đặc bằng CaO và thay dung dịch NaCl bằng dung dịch
NaOH.
Hướng dẫn: - Hs cần nắm vững quy trình xử lý và thu khí clo, các hóa chất
được dùng để loại bỏ tạp chất trong quá trình thu khí clo:
+ Dung dịch NaCl dùng để hấp thụ khí HCl.
+ Dung dịch H2SO4 dùng để hấp thụ hơi H2O.
+ Do khí clo tan trong nước, clo nặng hơn không khí, nên thu khí clo bằng
phương pháp đẩy không khí ( để bình thu khí thẳng đứng).
+ Không thể dùng các dung dịch và các chất khác mà có phản ứng hóa học
với khí clo.
Suy ra đáp án cần tìm là D. ( vì dung dịch NaOH, CaO có phản ứng với khí clo
và khí clo ẩm).
Ví dụ 20: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế dung dịch HCl trong phòng thí
nghiệm:

Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong thí nghiệm trên có thể thay NaCl bằng CaF2 để điều chế HF.
B. Trong thí nghiệm trên, dung dịch H2SO4 có nồng độ loãng.
C. Trong thí nghiệm trên không thể thay NaCl bằng NaBr để điều chế HBr.
D. Sau phản ứng giữa NaCl và H2SO4, HCl sinh ra ở thể khí.
Hướng dẫn: - HS cần nắm vững phương pháp điều chế axit HCl trong phòng thí
nghiệm, các hóa chất dụng cụ cần dùng và cách tiến hành TN.
- Hóa chất cần dùng : NaCl (rắn) + H2SO4 (đặc), ( hoặc KCl rắn).

- Đun nóng ống nghiệm phản ứng.
- Do khí HCl ta trong nước và nặng hơn không khí nên thu khí HCl
bằng phương pháp đẩy không khí, trong bình để xuôi.
- Hòa tan khí HCl vào nước được dung dịch HCl.
- Phương pháp này gọi là phương pháp sunfat dùng H 2SO4 (đặc) đẩy
axit yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, do H 2SO4 (đặc) có tính oxi hóa
mạnh nên các axit được điều chế phải có tính khử yếu và rất yếu
( HCl, HF...).
Suy ra đáp án đúng là B.
14


- Một số sai lầm học sinh thường mắc phải và cách khắc phục:
Một số sai lầm thường mắc phải
Cách khắc phục
- Sự đổi màu đỏ của quỳ tím và màu - Dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ,
hồng của hongphthalein.
dung dịch bazơ làm hongphthalein hóa
hồng.
- Phản ứng thế Ag của axetilen và phản - Axetilen và các chất có liên kết ba
ứng tráng bạc của anđehit.
đầu mạch tác dụng với dung dịch
AgNO3/NH3 tạo kết tủa màu vàng nhạt
( phản ứng thế H bởi Ag). Anđehit
fomic và các hợp chất có nhóm –CHO
tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
khi đun nóng tạo kết tủa Ag màu trắng
bạc ( phản ứng tráng bạc).
2.3.4. Một số bài tập tự giải: ( phụ lục kèm theo).
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

- Kết quả khảo sát sau khi thực hiện xong chuyên đề ( làm đề TNKQ trong phần
phụ lục)
Lớp
Điểm 0 - 2 Điểm 3 - 4 Điểm 5 - 6 Điểm 7 - 8 Điểm 9 10
11C6
1
2
23
15
1
11C7
0
3
24
10
2
11C8
0
0
9
20
15
- Kết quả học tập môn hóa học :
Tôi thực hiện ở 3 lớp C6, C7, C8 là 3 lớp học cơ bản, mức độ học bộ môn
Hóa học gần như tương đương nhau, tỉ lệ % học lực khi kiểm tra chất lượng đầu
năm lớp 10 không chênh lệch nhau nhiều. Sau 2 năm thực hiện, năm học lớp 10
và lớp 11, kết quả thu được như sau
Lớp

Lớp đối chứng

Lớp thực nghiệm
11C6
11C7
11C8
Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ %
lượng
%
lượng
%
lượng
2
4,8
2
5,1
10
22,7
14
33,3 12
30,8
20
45,5

- Từ bảng
trên ta có
thể rút ra
Giỏi
kết luận

Khá
với
lớp
Trung
24
57,1 22
56,4
14
31,8
thử
bình
nghiệm tỉ
Yếu
2
4,8
3
7,7
0
0
lệ học sinh
Tổng
42
100
39
100
44
100
giỏi, khá
cao hơn so với lớp đối chứng, ta thấy với cách dạy trên tỉ lệ học tập tốt của học
sinh có chiều hướng tăng lên. Bên cạnh đó thái độ học tập cũng tăng lên đáng kể

Học lực

15


rất nhiều học sinh yếu đã lên trung bình, số lượng học sinh khá giỏi tăng lên rõ
rệt , mức độ học tập chung của lớp thực nghiệm đã tăng lên mức khá.
- Kết quả trên chứng tỏ tinh thần thái độ và chất lượng học tập của học sinh ở
lớp thử nghiệm đã có chuyển biến rất tích cực, chứng tỏ được tính hiệu quả của
đề tài.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
- Qua quá trình thực hiện đề tài““Phương pháp nhận dạng hình vẽ thí
nghiệm để làm bài thi trắc nghiệm khách quan trong đề thi trung học phổ
thông
quốc gia môn hóa học” tôi đã hoàn thành được các nhiệm vụ của đề tài như sau:
+ Tổng hợp kiến thức cơ bản liên quan đến nội dung bài học có thí nghiệm thực
hành liên quan đến chất khí, giúp học sinh nắm vững kiến thức về thực hành thí
nghiệm, vận dụng kiến thức để giải thích các nội dung bài tập về hình vẽ thí
nghiệm.
+ Xây dựng được một số dạng cơ bản về câu hỏi trắc nghiệm khách quan liên
quan đến hình vẽ thí nghiệm có chất khí.
+ Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm tại lớp C8 trong 2 năm học lớp 10 và lớp
11, kết quả thu được đã chứng minh được tính hiệu quả của đề tài.
+ Hệ thống câu hỏi và phân dạng câu hỏi đã được đem ra thảo luận và được
đồng nghiệp tin tưởng áp dụng trong các lớp dạy của mình.
- Một số bài học kinh nghiệm:
+ Muốn thành công trong công tác giảng dạy trước hết đòi hỏi người giáo viên
phải có tâm huyết với công việc, phải đam mê tìm tòi học hỏi, phải nắm vững
các kiến thức cơ bản, tổng hợp các kinh nghiệm áp dụng vào bài giảng. Phải

thường xuyên trau dồi, học tập nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân, phải
biết phát huy tính tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức của học sinh.
+ Trong quá trình giảng dạy phải coi trọng việc hướng dẫn học sinh con đường
tìm ra kiến thức mới, khơi dậy hứng thú, tư duy sáng tạo của học sinh.
+ Cần phải thường xuyên rèn luyện, tìm tòi, học hỏi nhằm củng cố và nâng cao
vốn kiến thức cho bản thân.
3.2. Kiến nghị.
- Ban giám hiệu nhà trường cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất ( hoa chất,
phòng thực hành đẩy đủ) để các giáo viên cùng học sinh có giờ thực hành thí
nghiệm theo đúng chương trình, có điều kiện trao đổi, thảo luận rút kinh nghiệm
về các thí nghiệm thực hành trong giờ học lý thuyết và các giờ học thực hành.
- Giáo viên cần được bố trí thời gian phù hợp cho việc tự học, tự bồi
dưỡng về kiến thức chuyên môn và phương pháp sư phạm, trình độ ứng dụng
công nghệ thông tin, biết khai thác thông tin trên mạng internet cũng như trong
các tài liệu khoa học.
Trong khi nghiên cứu và áp dụng đề tài này ở trường tôi rất mong sự đóng
góp chân thành của quí đồng nghiệp, của ban giám khảo để đề tài được hoàn
thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
16


Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh Hóa, ngày 13 tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam kết đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

Đặng Thu Huyền


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2019 môn Hóa học.
[2]. Chủ đề : Thực hành thí nghiệm – Trần Văn Thanh.
[3]. SGK và SBT hóa học lớp 11 – NXB Giáo dục – 2008
[4]. SGK và SBT hóa học lớp 12 – NXB Giáo dục – 2008
[5]. SGK và SBT hóa học lớp 10 – NXB Giáo dục – 2008
[6]. Phương pháp trả lời nhanh câu hỏi về thí nghiệm hóa học
– Nguyễn Minh Tuấn – 2017.
[7]. Bài tập hình vẽ trong Hóa học – Nguyễn Văn Hải – ĐHSP Hà Nội.
[8]. Vai trò của thí nghiệm trong dạy học hóa học.

17


PHỤ LỤC
2.3.4. Một số bài tập tự giải: ( Dùng làm đề khảo sát chất lượng học sinh sau
khi hoàn thành chuyên đề này)
Câu 1:
Cho hình vẽ về cách thu khí dời nước như sau:
Hình vẽ bên có thể áp dụng để thu được những
khí nào trong các khí sau đây?
A. NH3, CO2, SO2, Cl2
B. CO2 , O2, N2, H2
C. H2, N2, O2, HCl
D. O2, N2, HBr, CO2
Câu 2: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và chất rắn
Y:
Dung dịch X
Khí Z


Khí Z

Dung dịch X
Chất
rắn Y

H2O

Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây ?
18


0

t
A. CuO (rắn) + CO (khí) ��� Cu + CO2
0

t
B. NaOH + NH4Cl (rắn) ��� NH3 + NaCl + H2O

C. Zn + H2SO4

t0

(loãng) ���

ZnSO4 + H2

t0


D. K2SO3 (rắn) + H2SO4 ��� K2SO4 + SO2 + H2O
Câu 3: Quan sát sơ đồ thí nghiệm

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình điều chế HNO3?
A. Quá trình phản ứng là một quá trình thuận nghịch, chiều thuận là chiều thu
nhiệt.
B. Bản chất của quá trình điều chế HNO3 là một phản ứng trao đổi ion.
C. Do hơi HNO3 có phân tử khối nặng hơn không khí nên mới thiết kế ống
dẫn hướng xuống.
D. HNO3 sinh ra trong bình cầu là dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ.
Câu 4: Cho sơ đồ điều chế axit clohidric trong phòng thí nghiệm.
Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Không được sử dụng H2SO4 đặc vì nếu dùng H2SO4 đặc thì sản phẩm tạo
thành là Cl2.
B. Do HCl là axit yếu nên phản ứng mới xảy ra.
C. Để thu được HCl người ta đun nóng dung dịch hỗn hợp NaCl và H 2SO4
loãng.
D. Sơ đồ trên không thể dùng để điều chế HBr, HI và H2S.
Câu 5:
Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ bên:
19


Sau một thời gian thì ở ống nghiệm chứa dung dịch
Cu(NO3)2 quan sát thấy:
A. không có hiện tượng gì xảy ra.
B. có sủi bọt khí màu vàng lục, mùi hắc.
C. có xuất hiện kết tủa màu đen.

D. có xuất hiện kết tủa màu trắng.
Câu 6: Cho mô hình thí nghiệm điều chế và thu khí như hình vẽ sau:

Phương trình hóa học nào sau đây phù hợp với mô hình thu khí trên?

A.

CaC 2  2H 2O ��
� Ca  OH  2  C 2H 2

B.

CH 3COONa  NaOH ��
� Na 2CO3  CH 4

C.

CaCO3  2HCl ��
� CaCl2  CO 2  H 2O

D.

NH 4 Cl  NaNO 2 ��
� NaCl  N 2  2H 2O

Câu 7: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ chất rắn X:

Hình vẽ trên minh họa điều chế khí Y nào sau đây:
A. HCl
B. Cl2

C. O2
D. NH3
Câu 8: Trong phòng thí nghiệm bộ dụng cụ vẽ dưới đây có thể dùng để điều
chế bao nhiêu khí trong số các khí sau: Cl2, NO, NH3, SO2, CO2, H2, C2H4?

20


A. 2
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Câu 9. Thí nghiệm sau dùng để định tính nguyên tố nào có trong glucozo?
A. Cacbon.
B. Hiđro và oxi.
C. Cacbon và hiđro.
D. Cacbon và oxi.

Câu 10: Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm điều chế khí hiđro halogenua:
Hai hiđro halogenua (HX) có thể điều chế theo sơ đồ sau là
A. HBr và HI.
B. HCl và HBr.
C. HF và HCl.
D. HF và HI.

Câu 11: Các chất khí X, Y, Z, T được điều chế trong phòng thí nghiệm và
được thu theo đúng nguyên tắc theo các hình vẽ dưới đây.

Nhận xét nào sau đây là sai?
A. T là oxi.

B. Z là hiđro clorua.
C. Y là cacbon đioxit.
C. X là clo.
Câu 12: Dẫn hơi ancol X đi qua ống sứ đựng CuO đun nóng thu được anđehit
Y theo sơ đồ hình vẽ:

21


Hai ancol đều không thỏa mãn tính chất của X là
A. etanol và propan-1-ol.
B. propan-1-ol và propan-2-ol.
C. metanol và etanol.
D. propan-2-ol và butan-2-ol.
Câu 13: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế kim loại bằng cách dùng khí H2
để khử oxit kim loại. Hình vẽ sau minh họa cho các phản ứng trong đó oxit X là
A. MgO và K2O.
B. Fe2O3 và CuO.
C. Na2O và ZnO.
D. Al2O3 và BaO.

Câu 14: Trong phòng thí nghiệm khí oxi có thể được điều chế bằng cách nhiệt
phân muối KClO3 có MnO2 làm xúc tác và có thể được thu bằng cách đẩy
nước hay đẩy không khí.
KClO3 +
MnO2

KClO3 +
MnO2


2

1
KClO3 +
MnO2

KClO3+
MnO2

3

4

22


Trong các hình vẽ cho ở trên, hình vẽ mô tả điều chế và thu khí oxi đúng cách là:
A. 1 và 2
B. 2 và 3
C. 1 và 3
D. 3 và 4
Câu 15: Cho hình vẽ sau:
dd H2SO4
đặc
Cho biết phản ứng nào xảy ra trong bình cầu:
A. SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4.
B. Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O.
C. 2SO2 + O2 → 2SO3.
dd Br2
D. Na2SO3 + Br2 + H2O → Na2SO4 + 2HBr.

Na2SO3
t

dd H2SO4
đặc

Câu 16: Cho hình vẽ sau:
Cho biết phản ứng xảy ra trong eclen?
A. SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4.
B. Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O.
C. 2SO2 + O2 → 2SO3.
D. Na2SO3 + Br2 + H2O → Na2SO4 + 2HBr.

dd Br2

Na2SO3
t

Câu 17: Cho thí nghiệm như hình vẽ sau:
Phản ứng xảy ra trong ống nghiệm nằm ngang là:
A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 .
B. H2 + S → H2S.
C. H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2HNO3.
S
D. 2HCl + Pb(NO3)2 → PbCl2↓ + 2HNO3.
1
2

Zn +
hìnhHCl

vẽ

Câu 18: Cho thí nghiệm như
sau:
Phản ứng xảy ra trong ống nghiệm 2 là:
A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.
B. H2 + S → H2S.
C. H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2HNO3. 1
D. 2HCl + Pb(NO3)2 → PbCl2↓ + 2HNO3.
Zn +
HCl

dd Pb(NO3)2

S

Câu 19: Cho thí nghiệm được mô tả bởi hình vẽ sau:

2
dd Pb(NO3)2

23


×