Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Sử dụng phần mềm zipgrape để hỗ trợ chấm và chữa đề thi trắc nghiệm môn hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 19 trang )

MỤC LỤC
I. Mở đầu...................................................................................................................2
1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu:.....................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu:....................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu:...............................................................................3
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm..........................................................................3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:......................................................3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:.......................3
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn
đề:..........................................................................................................................4
2.3.1. Hướng dẫn cài đặt:..................................................................................4
2.3.2. Hướng dẫn sử dụng:................................................................................6
2.3.3. Hướng phát triển của phần mềm:..........................................................16
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường:........................................................................16
III. Kết luận, kiến nghị............................................................................................18
3.1. Kết luận:.......................................................................................................18
3.2. Kiến nghị:.....................................................................................................18
Tài liệu tham khảo...................................................................................................19

1


I. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong thời đại ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì việc ứng
dụng CNTT vào dạy học là phù hợp với quy luật và là một việc làm cần thiết, đem
lại hiệu quả thiết thực.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là phù hợp với chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo.


Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cũng giúp giáo viên bố trí thời
gian giảng dạy hợp lý, có thời gian đầu tư cho quá trình dẫn dắt, tạo tình huống có
vấn đề để kích thích tư duy sáng tạo và kiểm tra đánh giá học sinh.
Để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Hóa học THPT, THCS thì công tác
chấm thi, chữa đề thi rất quan trọng. Với những lí do đó tôi xin đưa ra sáng kiến
kinh nghiệm:
“SỬ DỤNG PHẦN MỀM ZIPGRADE ĐỂ HỖ TRỢ CHẤM VÀ CHỮA
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN HÓA HỌC”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Việc sử dụng Zipgrade sẽ giúp các thao tác về việc chấm thi, tổng hợp kết
quả thi rất nhanh. Giúp giáo viên chữa đề trắc nghiệm nắm bắt được từng học sinh,
đúng sai ở từng câu hỏi.

Hiện nay, việc kiểm tra đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm đã được thực
hiện ở nhiều bộ môn, nhiều bậc học. Việc thay đổi từ phương pháp kiểm tra theo
hình thức tự luận sang trắc nghiệm đã giảm bớt phần nào áp lực chấm bài cho giáo
viên. Tuy nhiên, nếu khối lượng bài kiểm tra nhiều thì việc chấm bài trắc nghiệm
cũng làm mất khá nhiều thời gian của các thầy cô: từ đục lỗ làm đáp án, chấm bài
thủ công, nhập điểm thủ công. Do đó, sáng kiến này giới thiệu đến các thầy cô một
ứng dụng chấm bài thi trắc nghiệm tự động, có thể dùng trên điện thoại di động
thông minh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Ứng dụng có tên gọi ZipGrade, có thể cài đặt cho điện thoại hoặc máy tính
bảng, chạy được trên cả Android và iOS. Các bạn truy cập PlayStore trên thiết bị
2


Android hoặc AppStore trên thiết biệt iOS, gõ từ khóa “ZipGrade” để tải và cài đặt
ứng dụng. Sau khi cài đặt, các bạn mở ứng dụng ZipGrade và tạo cho mình một tài
khoản mới. Tài khoản này sẽ quản lý dữ liệu trên cả ứng dụng và trên website của

ZipGrade, mọi bài kiểm tra và điểm số sẽ được lưu lại trên máy chủ của hãng.
Lớp học được lựa chọn là lớp ôn thi THPT Quốc gia năm học 2017 – 2018:
“OT_THPT_QG_2018”, sĩ số lớp 49.
Bài kiểm tra được lựa chọn: “Đề OT_THPTQG-SO 1”, tương tự đề thi
minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Môi trường làm việc có mạng Internet, máy tính Windows, điện thoại thông
minh Android.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp thực nghiệm.
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Công nghệ thông tin: là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công
nghệ liên quan đến thông tin và quá trình xử lý thông tin. Như vậy, “CNTT là một
hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, bao gồm
chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ
chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các thông tin trong mọi
lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa,… của con người”.
Ở Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết số
49/CP của Chính phủ ký ngày 04/08/1993 về “Phát triển CNTT ở nước ta trong
những năm 90”: CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và
công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ
chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong
phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. Trong các
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học hằng năm. Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn
nhấn mạnh về vấn đề này, cụ thể năm học 2017 - 2018 tiếp tục tăng cường nề nếp
kỷ cương, nâng cao chất lượng giáo dục với tinh thần "quyết tâm xây dựng hình
ảnh của ngành giáo dục trước nhân dân, từng bước tạo niềm tin trong phụ
huynh học sinh và toàn xã hội”
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

Hiện nay, trên toàn tỉnh Thanh Hóa, số trường THPT sắm được máy chấm
trắc nghiệm mới được vài trường. Còn các Thầy cô có điện thoại thông minh, máy
tính, dạy các môn thi có hình thức thi trắc nghiệm, nhưng số Thầy cô sử dụng để
chấm trắc nghiệm còn rất ít.
Việc chấm thi trắc nghiệm bằng các phương pháp như đục lỗ, làm tấm mica
trắng đánh dấu, đèn chiếu.. đều thủ công, tốn thời gian. Chưa kể đến việc có Thầy
cô còn vi phạm quy chế là nhờ người khác chấm.
Có kết quả, nhưng để phân tích nhanh chóng số học sinh sai ở những câu cụ
thể thì phương pháp thủ công không thể làm được.
Trong quá trình dạy ôn thi THPT Quốc gia, năm học 2017 – 2018, khi có đ/c
chuyên viên Sở, giáo viên môn Hóa học các trường trong huyện về dự. Tôi đã triển
3


khai việc chấm, chữa đề trắc nghiệm luyện thi. Việc lọc ra nhanh chóng, chính xác
các học sinh sai ở câu nhận biết, chỉ rõ cho các em thấy được điều đó, làm các em
hứng thú hơn, các Thầy cô dự giờ cũng nhiệt tình ủng hộ.
Trên trang chủ số phần mềm chấm trắc nghiệm rất
nhiều, tuy nhiên qua sử dụng, tôi nhận thấy ZipGrade thể hiện được nhiều ưu việt.
Đồng thời trên mạng cũng xuất hiện nhiều bài viết về hướng dẫn sử dụng
phần mềm, nhưng qua tham khảo tôi thấy chưa nói về phần nhập dữ liệu trên web,
phân tích kết quả sau chấm thi.

2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề:
2.3.1. Hướng dẫn cài đặt:
a) Vào web để đăng ký một tài khoản

4



b) Cài phần mềm vào điện thoại thông minh (dòng máy Android)
Vào Google play của điện thoại để tải ZipGrade:

(1) Tìm kiếm phần mềm

(2) Cài đặt xong

(3) Góp ý phần mềm

Vì dữ liệu đồng bộ nên đăng kí trên web bằng email nào thì khi tải phần
mềm trên điện thoại bằng email đó. Mật khẩu đăng nhập phần mềm trên web trùng
với mật khẩu trên điện thoại. (Dĩ nhiên không liên quan gì đến mật khẩu mở máy,
mật khẩu của email). Phần mềm được bán với giá 148.642 đ/năm, nếu sử dụng
miễn phí thì được chấm được 100 bài thi trong 1 tháng.
Đăng nhập phần mềm trên điện thoại:

5


1. Màn hình đăng nhập

2. Đăng nhập bằng email đã
đăng ký

3. Màn hình sử dụng

Ứng dụng gồm các chức năng như sau:
– Quizzes: Nơi thực hiện tạo bài kiểm tra, chấm
bài, lưu bài, thống kê kết quả làm bài của học

viên.
– Students: Quản lý học viên.
– Classes: Quản lý các lớp học.
– Cloud: Đồng bộ hóa giữa thiết bị và server.
– Settings: Đặt các thiết lập cho ứng dụng.
– Help & Tutorials: Trợ giúp và hướng dẫn.

2.3.2. Hướng dẫn sử dụng:
a) Tạo các lớp, danh sách học sinh, số báo danh trên máy tính:
- Trên điện thoại có hỗ trợ việc nhập từng học sinh, rõ ràng là rất chậm. Nên
tôi thực hiện việc nhập hàng loạt bằng cách sử dụng Excel và giao diện web của
phần mềm trên máy tính.
- Chuẩn bị danh sách học sinh file Excel. Ví dụ: Danh sach hoc sinh on thi
THPTQG 2017 2018.xlsx. Trong đó các cột dữ liệu được bố trí như sau:
6


Cột A: STT của học sinh trong phần mềm.
Cột B: STT của học sinh trong sổ điểm. Ở đây, tôi cho giá trị 2 cột bằng nhau để
dễ quản lý.
Cột C: Họ và tên đệm học sinh. Cột D: Tên học sinh. Cột E: Tên lớp.
- Vào trang để chuyển đổi file Danh sach hoc sinh
on thi THPTQG 2017 2018.xlsx thành file Danh sach hoc sinh on thi THPTQG
2017 2018.csv.

Trên máy tính ta có 2 file:

File dữ liệu csv chuyển đổi từ xlsx, sẽ được dùng để nạp vào phần mềm.
- Truy cập ; vào thẻ students:
7



Tiếp tục nháy vào Import Student from CSV.

Chọn file Danh sach hoc sinh on thi THPTQG 2017 2018.csv ở thư mục đã lưu.
Sau đó chọn các cột tương ứng ở mục Select field mapping. Nháy Finish Import để
kết thúc nhập dữ liệu.

Kiểm tra lại:

8


+ Nhìn thấy tên lớp, số học sinh trên web, trên điện thoại thì công việc nhập dữ
liệu đã xong. Lưu ý: Việc đồng bộ dữ liệu phụ thuộc tốc độ mạng Internet.
b) Tạo mẫu phiếu chấm:
- Mẫu được tạo tương tự mẫu của Bộ: 40 câu hỏi, đáp án lựa chọn A B C D.
Tuy nhiên số mã đề phần mềm cho phép tối đa là 5.
- Truy cập ; vào thẻ Answer sheets, vào mục
Custom Answer Sheets để tạo mẫu phiếu tô. Mỗi mẫu phiếu tạo ra phần mềm sẽ
tạo một mã số phiếu ngẫu nhiên. Phiếu tôi vừa tạo có mã số 0407. Mã số này rất
quan trọng trong việc tạo mẫu chấm có đáp án.
- Giáo viên có thể sử dụng phiếu trắng (chưa có tên và số báo danh học
sinh). Phần mềm hỗ trợ việc tạo phiếu cho mỗi em, có tên và tô phần số báo danh:
Chọn thẻ classes/Answer Sheets Packets/ Tìm đến lớp cần in phiếu để tải.

1. Phiếu trắng

2. Phiếu đã được điền tên, lớp, số báo danh


c) Tạo đáp án chấm:
- Chạy phần mềm Zipgrade trên điện thoại. Chọn Quizzes

9


1. Chọn Quizzes để tạo đáp án
chấm thi

4. Chọn lớp chấm thi. Ok

2. Chọn Neww Quizzes để tạo
mẫu đáp án chấm

5. Chọn Edit Key để nhập đáp
án.

3. Nhập vào ô Quiz Name tên của
mẫu đáp án chấm

6. Dùng tay nhấn vào các
điểm A B C D tương ứng với
đáp án đúng ở câu hỏi thuộc
mã đề số 1. Hoặc chọn Scan
For Key từ mẫu đáp án đã tô.

10


7. Sau khi nhập đủ đáp án cho

mã đề 1. Ta chuyển sang mã đề 2

8. Nhập đáp án cho mã đề 2

9. Chọn Ok khi xong, nhìn thấy
“Đề OT_THPTQG_SO 1”. Công
việc hoàn thành.

d) Thực hiện chấm thi:
- Phát đề thi thử Đề OT_THPTQG_SO 1 với số lượng 40 câu cho học sinh.
- Phát phiếu tô (loại có sẵn tên và số báo danh cho học sinh).
- Thu phiếu tô: Học sinh cần tô như quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Mở phần mềm trên điện thoại, chọn Quizzes, chọn đề chấm “Đề
OT_THPTQG_SO 1”, chọn Scan Papers để thực hiện quét bài.
- Đặt phiếu ngay ngắn, rọi camera của máy ảnh điện thoại vào bài. Trên
phiếu có các điểm đánh dấu tọa độ. Khi camera quét hết các điểm, máy kêu “tít” sẽ
xong 1 bài. Sau đó lấy bài đó ra, chấm bài khác. Tốc độ chấm khoảng 1bài/5s.
- Tất cả dữ liệu điểm của bài thi sẽ được lưu vào “đám mây”. Chúng ta có
thể xem trên máy tính hoặc điện thoại.
Phiếu tô của nhóm học sinh:

11


- Các câu được máy đánh dấu màu “xanh: Học sinh chọn đúng.
- Các câu bị gạch chéo màu “đỏ”: Học sinh chọn sai.
- Các vị trí được khoanh tròn màu “vàng”: Đáp án đúng của bài.
- Trong quá trình chấm, việc xóa các bài đã chấm được thực hiện dễ dàng.
e) Xử lý kết quả:
- Phần mềm trên điện thoại hiển thị:


1. Phần mềm báo cáo tổng
hợp các thông tin: Đề thi/ lớp/
Ngày thi/ Mẫu chấm/ Số phiếu
chấm/ Số câu hỏi trong đề/
Điểm trung bình/ Độ lệch/
Điểm tháp nhất/ Điểm cao
nhất.

2. Chọn Review papers để
xem tổng hợp chấm: Danh
sách học sinh/ Số câu đúng/
Điểm số (thang điểm 100).

3. Trong quá trình chấm, nếu
phát hiện sai sót khi giáo viên
nhập đáp án chấm thì quay lại
phần Edit Key để sửa đáp án.
Máy sẽ tự chấm lại, không cần
quét lại bài.

- Vào mục Item Analysis để xem sự lựa chọn đúng sai của từng câu hỏi.
Đây là sự ưu việt khi sử dụng phần mềm. Các câu học sinh đều làm đúng được tô
màu “xanh” biểu thị 100%. Ví dụ: Ở hình a có câu 1: 100% học sinh làm đúng và
đáp án đúng là B; Ở hình b có câu 8: 87,5% học sinh làm đúng (7 học sinh), có 1
12


học sinh làm sai và học sinh đó chọn đáp án A. Ở hình c có câu 36: Chỉ 25% học
sinh làm đúng đáp án B “màu xanh”, 5 học sinh chưa tô câu này, 1 học sinh làm sai

(chọn A).

Hình a

Hình b

Hình c

- Khi ta chọn vào mỗi câu, chúng ta sẽ biết được học sinh nào làm sai hoặc
chưa tô vào phiếu. Khi làm đề thi thử giáo viên động viên học sinh không làm
được thì không tô mò, để việc chưa đề được chính xác, ôn luyện trúng được chỗ
học sinh còn chưa có khả năng làm.

1. Câu 8 có 1 học sinh chọn
sai. Đây là phần nhận biết
nên rất phải chú trọng

2. Chọn vào đáp án A, ta xác 3. Ở câu 36 ta chọn vào phần
định được học sinh Bùi Thị học sinh chưa tô: Xác định
Quỳnh sai.
được 5 học sinh.

13


f) Xuất file dữ liệu:
- Vào trang chủ />- Chọn ‘Đề OT_THPTQG_SO 1”

Thu được bảng tổng hợp và vị trí tải dữ liệu:


14


- Xuất file pdf: Dữ liệu về phiếu tô của học sinh rất đầy đủ, như hình dưới đây:

- Khi xuất file dạng csv: Có rất nhiều sự lựa chọn về tiêu chuẩn, ta sẽ lựa
chọn Standard Format.

Lưu ý: Không nên mở file quiz-OT_THPTQG_SO1-standard.csv vừa tải
bằng Excel. Rất dễ gây lỗi dữ liệu. Muốn sử dụng chúng ta lại chuyển về file
Excel, bằng cách quay lại trang web để chuyển.
- Sau khi chuyển đổi trực tuyến file quiz-OT_THPTQG_SO1standard.csv tải về ta thu được file: quiz-OT_THPTQG_SO1-standard.xlsx

15


Mở file: quiz-OT_THPTQG_SO1-standard.xlsx thu được dữ liệu sử dụng.

2.3.3. Hướng phát triển của phần mềm:
- Đây là phần mềm có bản quyền, nghiêm cấm dịch ngược. Nên tôi đã góp ý
cho admin các điểm sau:
+ Cần cho phép mở rộng để cập nhật Tiếng Việt.
+ Cho phép nạp đáp án theo dạng chuỗi hoặc từ các phần mềm trộn đề khác.
+ Xuất được file dạng xls của Excel.
+ Có thể xây dựng mẫu chấm từ các loại phiếu chấm khác.
Admin đã tiếp nhận, đăng ý kiến và hứa sẽ chỉnh sửa trong các phiên bản sau.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Thứ nhất, sáng kiến kinh nghiệm đã giúp bản thân ôn tập cho học sinh hiệu
quả hơn. Chỉ rõ chính xác từng em sai câu nào ở phần nhận biết, thông hiểu. Trong

giai đoạn ôn tập cuối năm học 2017 – 2018, việc sử dụng phương pháp chấm và
thống kê của phần mềm được các tổ chuyên môn có môn thi trắc nghiệm đề nghị
hỗ trợ kỹ thuật, được đồng nghiệp trường bạn nhờ chuyển giao chi tiết cách sử
dụng.
Thứ hai, chương trình tuy bằng tiếng Anh, nhưng các hình ảnh mô phỏng dễ
hiểu. Giúp cho giáo viên làm việc dễ dàng. Hình ảnh về các bài làm của học sinh
được lưu trữ khoa học. Giáo viên có thể gửi phiếu tô bài làm cho học sinh để học
sinh rút kinh nghiệm trong việc tô chưa đẹp, tô sai. Gửi cho phụ huynh qua mạng
16


một cách nhanh chóng, để phụ huynh nắm bắt được lực học của con cái. Giúp cho
việc tư vấn về tuyển sinh được dễ dàng.
Thứ ba, tận dụng được tài nguyên sẵn có, như máy tính, điện thoại thông
minh. Việc chấm bài chính xác, tốc độ cao đem đến sự tin tưởng của học sinh.
Giúp giáo viên làm việc khoa học, đỡ vất vả hơn, giúp học sinh thấy được sự tiến
bộ của mình qua từng bài thi.
Thứ tư, ý tưởng của sáng kiến đã giúp cho một số đồng nghiệp trong Nhà
trường vận dụng. Cụ thể tổ Hóa học trong quá trình xây dựng ngân hàng câu hỏi
trắc nghiệm. Các câu hỏi được thử nghiệm. dựa trên bảng tổng hợp của phần mềm
về câu hỏi, tổ Hóa học đã lựa chọn được các câu trong phần nhận biết, phần hiểu
tương đối phù hợp với học sinh của nhà trường trong các đợt kiểm tra.

17


III. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận:
Thông qua kết quả thực tế đã đạt được, tôi thấy việc sử dụng phần mềm
Zipgrade rất khả quan.

Tăng tốc độ chấm thi, chấm chính xác, lưu trữ bài thi khoa học. Dành thời
gian cho nội dung giáo án, đề thi. Đánh giá mức độ tiếp thu mỗi phần kiến thức của
học sinh dễ dàng.
Nhận được sự ủng hộ của nhiều đồng nghiệp và học sinh, trong và ngoài nhà
trường. Giúp các đồng nghiệp tiếp cận việc chấm bài điện tử một cách đơn giản,
không tốn kém.
Tuy nhiên, việc sử dụng và khai thác dữ liệu vẫn gặp phải sức ỳ ngại sự thay
đổi của một số đồng nghiệp.
3.2. Kiến nghị:
Đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa tăng cường mở các lớp tập huấn
về các phương pháp nghiên cứu khoa học. Để giáo viên có thể hình thành những ý
tưởng, xây dựng những sáng kiến, nâng cao được trình độ chuyên môn, trình độ tin
học của mình.
Đề nghị Nhà trường: Động viên giáo viên sử dụng các cải tiến mới. Thực
hiện hội thảo khoa học cấp trường, để giáo viên được giải cấp tỉnh báo cáo sáng
kiến của mình trước hội đồng khoa học nhà trường.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 05 năm 2018
CAM KẾT KHÔNG COPY
Người thực hiện

LÊ XUÂN THẾ

18


Tài liệu tham khảo
1. . Phần bổ trợ cho Word, Excel.

2. . Trang chủ của phần mềm.
3. Hỗ trợ chuyển đuôi tài liệu.
4. Hỗ trợ dịch tài liệu.

19



×