Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tích hợp kiến thức biến đổi khí hậu vào giảng dạy bài 9 biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá công nghệ 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.3 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
Trang
1
1
2
2
2

1. MỞ ĐẦU ………………………………………………………………….
1.1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………..
1.2. Mục đích của SKKN………………………………………………………
II 1.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………..
1. 4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………...
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM…………………………….
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài…………………………………...........................
2.2. Thực trạng của vấn đề…………………………………………………….
2.3. Các biện pháp giải quyết…………………………………………………
2.3.1 Xây dựng nội dung tích hợp BĐKH vào bài học ……………………….
2.3.2. Tổ chức biên soạn giáo án tích hợp vào giảng dạy……………………..
A. Mục tiêu bài học……………………………………………………………
1. Kiến thức ……………………………………………………………..........
2. Kỹ năng …………………………………………………………………….
3 Thái độ ………………………………………………………………………
4 Năng lực hướng tới…………………………………………………………
B. Phương tiện dạy học……………………………………………………….
C. Phương pháp dạy học chủ yếu …………………………………………….
D. Tiến trình dạy học …………………………………………………………
2.3.3. Biên soạn câu hỏi và đáp án đánh giá năng lực học sinh…………… …
2.4. Kiểm nghiệm……………………………………………………………..

2


2
3
3
3
4
4
4
4
4
4
4
5
5
8
11

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …...………………………………………
3.1. Kết luận ………………………………………………………………...
3.2. Kiến nghị ………………………………………………………………..

11
11
11

0


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại

trong thế kỷ 21, đã và đang gây ra những biến đổi mạnh mẽ thông qua các hiện
tượng thời tiết cực đoan, dị thường .
Nguyên nhân chính cuả BĐKH là sự gia tăng nồng các khí nhà kính (như
CO2, CH4 …) trong khí quyển. Theo các nhà khoa học, sự biến đổi của khí hậu
trong vòng 150 năm trở lại đây xảy ra chủ yếu do các hoạt động khai thác và sử
dụng tài nguyên không hợp lí của con người ,đặc biệt việc khai thác và sử dụng
nhiên liệu hóa thạch cũng như tài nguyên đất, tài nguyên rừng [1].
Việt Nam là một trong những nước chịu nặng nề của BĐKH, với tốc độ
biến đổi khí hậu ngày càng tăng, mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng trên diện
rộng. Kịch bản xấu nhất cho Việt Nam là vào cuối thế kỉ 21 nhiệt độ có thể tăng
khoảng 40 C nước biển dâng cao 1m. Với kịch bản trên, theo các mô hình nghiên
cứu sẽ ngập khoảng 40% diện tích đồng bằng Sông Cưủ Long, 11% diện tích
đồng bằng Sông Hồng, 3% diện tích các tỉnh ven biển bị nghập, 20% diện tích
thành phố Hồ Chí Minh và khoảng 10 – 12% dân số nước ta bị ảnh hưởng trực
tiếp [2].
BĐKH không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến các vùng ven biển mà nó còn
tác động mạnh mẽ đến vùng miền núi ở nước ta. Đối vùng ven biển hiện tượng
nước biển dâng và quá trình xâm nhập mặn biểu hiện rõ rệt, thì Ở miền núi
BĐKH biểu hiện ở hiện tượng khó dự đoán. Cơ chế tác động của biến đổi khí
hậu lên vùng miền núi cũng rất phúc tạp và đa dạng, nhưng cơ chế này thể hiện
rõ ràng nhất là thông qua chu trình nước và biểu hiện thông qua những nhiễu
loạn và bất thường của thời tiết. Như lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán và các hiện tượng
lốc xoáy, mưa đá….
Đối tượng chính chịu sự tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu là hệ tự
nhiên và hệ xã hội. Trong đó hệ tự nhiên ảnh hưởng lên sản xuất nông nghiệp, từ
đó ảnh hưởng đến đời sống con người.
Vậy phải làm gì để người dân miền núi đối phó với những khó khăn do thiên tai
gây ra, để gắn bó với quê hương với bản làng. Theo tôi có nhiều giải pháp như:
lồng ghép các chính sách phát triển nhà nước với ứng phó BĐKH,trang bị những
kiến thức cơ bản về BĐKH cho người dân… đặc biệt là phải giáo dục cho các

chủ nhân tương lai là các em học sinh, sinh sống ở miền núi về BĐKH và cách
đối phó với BĐKH trong tương lai.
Giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai ở trong trường
THPT là một quá trình tạo dựng cho học sinh những nhận thức, thái độ, động cơ
rõ ràng nhằm tìm ra những giải pháp thích hợp nhất trong ứng phó với BĐKH.
Để giáo dục “ Ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai” cho học
sinh ở trường THPT có thể có nhiều cách và kết hợp nhiều hình thức như: tuyên
truyền, cổ động, thông qua các cuộc thi… nhưng theo tôi một trong những cách
hữu hiệu nhất để gắn học sinh vào các hoạt động này một cách có hiệu quả đó là
tích hợp, lồng ghép những nội dung về “ Ứng phó với BĐKH’’ vào các môn học
1


trong đó có môn công nghệ nông nghiệp có điều kiện để lồng ghép nội dung
này.Trong quá trình giảng dạy môn công nghệ 10, tôi thấy có rất nhiều bài học
có thể lồng ghép hoặc tích hợp nội dung BĐKH để giảng dạy cho học sinh. Tuy
nhiên để giảng dạy có hiệu quả kiến thức BĐKH cần tìm địa chỉ tích hợp, lồng
ghép sao cho phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với từng đối tượng học
sinh. Vì lí do trên tôi quyết định xây dựng nội dung và giáo án tích hợp BĐKH
vào 1 bài học cụ thể đó là ” Tích hợp kiến thức biến đổi khí hậu vào giảng dạy
bài 9 - biện pháp cải tạo đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.
1.2. Mục đích của SKKN
Sáng kiến góp phần giúp các giáo viên có được định hướng cụ thể và một
số kinh nghiệm khi đưa Tích hợp BĐKH vào giảng dạy môn công nghệ sao
cho có hiệu quả, được học sinh đón nhận và có tác động tích cực đến nhận thức
của người dân về BĐKH. Đồng thời hình thành cho học sinh kỹ năng giải quyết
các vấn đề trong cuộc sống, vượt qua những tình huống, thách thức bất ngờ để
hình hành năng lực sống tự lập cho các em.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Sáng kiến chủ yếu đề cập đến vấn đề chuyên môn trong giảng dạy một bài

học cụ thể của môn công nghệ 10, khi tích hơp nội dung BĐKH trong nội dung
bài học.
Sáng kiến hướng tới đối tượng chủ yếu là các em học sinh lớp 10 miền
núi , góp phần giúp các em có thêm hiểu biết về BĐKH để các em có kỹ năng,
hướng giải quyết đúng đắn các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Đồng thời, tăng
cường thêm khả năng, sự hiểu biết, nhận thức về thực trạng cũng như hướng giải
quyết vấn đề BĐKH nơi các em sinh sống.
Từ nhận thức, hành động, hiểu biết của các em học sinh sẽ phần nào tác
động đến nhận thức của người dân địa phương về vấn đề BĐKH.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý thuyết và vận dụng cơ sở lý thuyết vào dạy
học thực tiễn.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
Biến đổi khí hậu và nước biển dâng là một thực tế đã, đang và sẽ xảy ra
trêm phạm vi toàn cầu. Việt Nam là một trong mười nước chịu hậu quả nặng nề
nhất của biến đổi khí hậu. Khi BĐKH xảy ra, ảnh hưởng lớn đối với đời sống
người dân đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số sống ở miền núi. Nơi tập
trung phần lớn là các hộ nghèo ở nước ta.
Để nâng cao nhận thức cho người dân miền núi về BĐKH, nhất là các em
học sinh dân tộc là những chủ nhân tương lai ,cần phải trang bị cho các em
những kiến thức cơ bản nhất , những nguyên nhân và hậu quả mà BĐKH gây ra.
Từ đó các em biết vận dụng những kiến thức đã học áp dụng trong sản xuất thực
tiễn của gia đình, góp phần xây dựng bản làng miền núi đi lên.
2.2. Thực trạng của vấn đề
2


Về phía giáo viên: Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay trong các
nhà trường THPT đã được chú trọng, tuy nhiên đa số phần giáo án chủ yếu là

nội dung SGK chưa chú trọng đến những kiến thức thời sự, thực tiễn . Đặc biệt
BĐKH là một thách thức lớn của nhân loại, có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến đời
sống của con người trên toàn thế giới. Do đó khi soạn giáo án và dạy học giáo
viên cần đưa kiến thức này vào bài học, để giáo dục các em có cách nhìn tích
cực hơn về BĐKH trong đó môn công nghệ nông nghiệp là môn phù hợp để tích
hợp nội dung này.
Về phía học sinh: Trường THPT Như Xuân là một trường miền núi, đa số
các em học sinh là con em dân tộc. Kinh tế gia đình các em phụ thuộc vào sản
xuất nông nghiệp nên còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học tập. Phần
lớn các em sau khi tốt nghiệp THPT không tiếp tục học các trường chuyên
nghiệp mà trở về gia đình tham gia vào sản xuất. Do đó môn công nghệ nông
nghiệp có một vai trò thiết thực với cuộc sống các em .Tuy nhiên việc sản xuất
nông nghiệp của người dân miền núi rất nhiều khó khăn chủ yếu phụ thuộc vào
thiên nhiên, đặc biệt gần đâyBĐKH gây ra thời tiết cực đoan thường xuyên càng
làm cho cuộc sống người dân càng khó khăn hơn. Trong khi đó người dân rất
hạn chế trong việc hiểu biết và các kiến thức BĐKH, từ đó rất khó khăn trong
ứng phó với BĐKH. Do đó việc tích hợp kiến thức BĐKH vào bài học là một
giải pháp tốt nhằm nâng cao nhận thức cho các em, từ đó các em biết vận dụng
vào đời sống ngoài ra còn phổ biến kiến thức về BĐKH cho người dân nơi các
em sinh sống.
2.3. Các biện pháp giải quyết
2.3.1. Xây dựng nội dung tích hợp BĐKH vào bài học
Trong nội dung bài 9 “ Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu và
đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá” gồm 2 phần đều có thể tích hợp kiến thức BĐKH
vào giảng dạy, nội dung tích hợp cụ thể:
Bài
Địa chỉ Nội dung tích hợp
Mức độ
tích hợp
tích hợp

Bài 9 Biện Toàn
Nguyên nhân gia tăng đất xói mòn, đất Tích hợp
pháp cải bài bao bạc màu một phần do BĐKH gây ra.Các toàn phần
tạo và sử gồm
loại đâí xói mòn mạnh trơ sỏi đá,đất xám
dụng đất phần
bạc màu ở điều địa hình dốc, do vậy càng
xám bạc I,II
chịu tác động mạnh mẽ của thiên tai (bão,
màu và đất
lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán…). Tìm
xói
mòn
hiểu diễn biến xói mòn đất, bạc màu đất
mạnh trơ
và diện tích đất xói mòn trên hệ thống
sỏi đá`
truyền thông. Tuyên truyền hướng dẫn
người dân thực
hiện các biện pháp cải tạo đất như xây
dựng hệ thống tưới tiêu, đắp bờ, làm
ruộng bậc thang, thềm cây ăn quả, trồng
xen cây nông nghiệp và băng cây phân
3


xanh, bón vôi cải tạo đất, trồng cây họ
đậu…chống sạt lở đất và chống xói mòn.
Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, phủ
xanh đất trống đồi núi trọc. Ở nơi đất dốc,

hay trượt lở thường xuyên quan sát các
dấu hiệu sạt lở đất khu xung quanh nhà,
đường đi… Hướng dẫn học sinh tránh xa
đường đi ở các khu vực dễ bị xói mòn, sạt
lở đất khi có mưa dầm, lũ quét, giông
bão..`
2.3.2. Tổ chức biên soạn giáo án tích hợp và giảng dạy
Tiết PPCT: 10
Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh
trơ sỏi đá
A. Mục tiêu bài học
Qua bài học học sinh có khả năng:
1. Kiến thức
- Giải thích được nguyên nhân hình thành, đặc điểm, tính chất của đất
xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.
- Phân tích được tác dụng của các biện pháp cải tạo đất xám bạc màu và
đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá là giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của BĐHK.
Trình bày được hướng sử dụng 2 loại đất này theo hướng bảo vệ tài
nguyên đất bền vững ứng phó BĐKH.
2. Kỹ năng
Phát triển kỹ năng tư duy logic: Từ đặc điểm, tính chất, của đất xám bạc
màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá suy ra các biện pháp cải tạo hợp lý.
3. Thái độ
Có ý thức bảo vệ, cải tạo đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
trước tác động của BĐKH, thiên tai, để phát triển sản xuất, tạo môi trường sinh
thái.
4. Năng lực hướng tới
Hình thành và phát triển cho học sinh một số năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực làm việc theo nhóm, năng giao tiếp, năng lực
sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán khi thực các biện pháp bón phân cải tạo

đất.
- Năng lực riêng: Sử dụng và phân biệt tốt các thuật ngữ chuyên ngành
nông nghiêp như : Hạt limmon, phẫu diện đất, hạt keo đất ….
B. Phương tiện dạy học
- Tranh ảnh hình 9.1, 9.2, 9.3, 9.4, 9.5 SGK môn công nghệ 10.
- Phiếu học tập
- Các tranh ảnh về các vùng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi
đá, đất bị sạt lở, ảnh về các biện pháp cải tạo …
4


C. Phương pháp dạy học chủ yếu
- Hỏi đáp – tìm tòi
- Trực quan – tìm tòi
- Thảo luận nhóm
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Không kiểm tra
3. Dạy học bài mới – 45’
Đất Việt Nam được hình thành trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm nên
chất hữu cơ và mùn trong đất rất dễ bị khoáng hóa, các chất dinh dưỡng dễ bị
nước mưa rửa trôi. Khoảng 70% diện tích đất tự nhiên phân bố ở vùng đồi núi
nên đất chịu ảnh hưởng của quá trình xói mòn. Đất bị thoái hóa mạnh. Diện tích
đất xấu nhiều hơn đất tốt. Trong các loại xấu ở miền núi cần phải cải tạo phải kể
đến đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân, biện pháp cải tạo và hướng sử dụng
đất xám bạc màu – 20’

- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK phần 1
I. Cải tạo và sử dụng đất xám
- Những điều kiện và nguyên nhân dẫn tới bạc màu
tình trạng đất bị bạc màu là gì?
1. Điều kiện và nguyên nhân hình
- GV: cho HS quan sát một số tranh ảnh về thành
đất xám bạc màu
- Hình thành ở vùng giáp ranh
- Tại sao địa hình dốc thoải lại gây nên bạc giữa đồng bằng và miền núi
màu đất?
- Địa hình dốc thoải quá trình rửa
- Canh tác lạc hậu tại sao lại làm bạc màu trôi mạnh
đất?
- Tập quán canh tác lạc hậu
GV: giải thích như thế nào là tập quán canh
tác lạc hậu, và sự cần thiết của việc thay
đổi tập quán canh tác trong đk bất lợi của
thời tiết hiện nay
- GV: việc gia tăng diện tích đất xám bạc 2. Tính chất của đất xám bạc màu
màu một phần là do BĐKH , thiên tai gây - Tầng đất mặt mỏng
ra .
- Thành phần cơ giới nhẹ, thường
khô hạn
- Yêu cầu HS tóm tắt các đặc điểm của đất - Đất chua hoặc rất chua
xám bạc màu theo trình tự: phẫu diện  - Nghèo chất dinh dưỡng, nghèo
thành phần cơ giới  độ chua  dinh mùn
- Số lượng VSV đất ít, hoạt động
dưỡng  VSV
yếu
3. Biện pháp cải tạo và hướng sử

- Với những đặc điểm tính chất trên, cây dụng
a. Biện pháp cải tạo
5


trồng sẽ sinh trưởng và phát triển kém. Vì
vậy, muốn canh tác nâng cao năng suất cây
trồng -> tăng khả năng thích với BĐKH
phải có biện pháp cải tạo phù hợp.
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, hoàn thành
bảng:
BIỆN PHÁP
TÁC DỤNG

- sau 5’ gọi đại diện 1 nhóm lên trình bày,
nhóm khác bổ sung.
- Gv: trong việc sản xuất nông nghiệp hiện
nay cần sử tài nguyên nước hợp lí, sử dụng
tiết kiệm vừa đủ, không dư thừa để ứng
phó BĐKH, thiên tai gây ra
Gv: do đặc điểm, tính chất của đất xám bạc
màu và BĐKH ngày càng gia tăng, biện
pháp thích ứng là thay đổi cách sử dụng
đất. Vậy đất xám bạc màu sử dụng như thế
nào cho hiệu quả?
Hs trả lời

- Xây dựng bờ vùng, bờ thửa, tưới
tiêu hợp lý: Khắc phục hạn hán,
tạo môi trường thuận lợi cho VSV

đất hoạt động thuận lợi -> Tăng độ
bền vững và bảo vệ hệ sinh thái
nông nghiệp trước sự tác động của
BĐKH.
- Cày sâu dần: Tăng độ dày tầng
đất mặt
- Bón vôi: Giảm độ chua, tạo kết
cấu đất
- Luân canh: Tăng cường VSV cố
định đạm
- Bón phân hóa hợp lý, cân đối,
tránh lạm dụng gây ô nhiễm môi
trường, ứng phó BĐKH
- Tăng cường bón phân hữu cơ:
Khắc phục tình trạng nghèo chất
dinh dưỡng, tăng lượng mùn,
lượng VSV...
b. Sử dụng đất xám bạc màu
Do hình thành ở vùng đất thoải,
thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát
nước, hay bị khô hạn -> Nên ưu
tiên các cây trồng cạn, tiết kiệm
nước, các cây họ đậu tăng cường
chất dinh dưỡng cho đất. Để ứng
phó tốt với BĐKH và các thiên tai
gây ra

Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân, biện pháp cải tạo và hướng sử dụng
đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá – 20’
Gv : cho hs xem các hình ảnh xói mòn và II. Cải tạo và sử dụng đất xói

hiện tượng sạt lở đất ở miền núi.
mòn mạnh trơ sỏi đá
- Thế nào là xói mòn?
1. Điều kiện và nguyên nhân hình
- Nguyên nhân dẫn tới tình trạng xói mòn thành
đất?
- Mưa lớn phá vỡ kết cấu
(Nguyên nhân xâu xa dẫn tới mưa lũ nhiều - Địa hình dốc tạo ra dòng chảy
là gì?)
rửa trôi
Gv : hiện nay một phần nguyên nhân gây - Chặt phá rừng giảm độ che phủ,
xói mòn đất còn có quá trình BĐKH gây tăng tốc độ dòng chảy . Đây chính
ra.
là nguyên nhân gây BĐKH và các
6


- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK: Đất Lâm
nghiệp và đất Nông nghiệp, đất nào xảy ra
xói mòn mạnh hơn? Tại sao? (đất Lâm
nghiệp, vì thường là đất dốc có tốc độ rửa
trôi lớn)
- Yêu cầu HS tóm tắt đặc điểm của đất xói
mòn theo trình tự: phẫu diện  thành phần
cơ giới  độ chua  dinh dưỡng  VSV

- Yêu cầu các nhóm HS nghiên cứu SGK,
hoàn thành bảng:
BIỆN PHÁP
TÁC DỤNG

BP
Công
trình

BP
học

Nông

Sau 5’ yêu cầu 1 nhóm trình bày, các nhóm
khác bổ sung
Gv: Các biện pháp cải tạo mục đích đều cải
tạo các tính chất lí, hóa sinh học của đất.

Gv: trồng rừng, bảo vệ rừng có vai trò hết
sức quan trọng trong việc ứng phó với
BĐKH

thiên tai tác động đến con người.
2. Tính chất của đất xói mòn mạnh
- Hình thái phẫu diện đất không
hoàn chỉnh, có trường hợp mất hẳn
tầng mùn.
- Sét và limmon bị cuốn trôi, trong
đất,cát, sỏi chiếm ưu thế.
- Đất chua hoặc rất chua.
- Nghèo chất dinh dưỡng, nghèo
mùn
- Số lượng VSV đất ít, hoạt động
yếu

3. Biện pháp cải tạo và sử dụng
* Biện pháp công trình:
- Làm ruộng bậc thang: Hạn chế
tốc độ dòng chảy, giữ ẩm, giữ
nước thuận lợi cho canh tác ->
Thích ứng BĐKH cho người dân
vùng cao
- Thềm cây ăn quả: Tăng độ che
phủ đất, hạn chế xói mòn -> Ứng
phó với BĐK
* Biện pháp nông học:
- Canh tác theo đường đồng mức:
Giữ nước, hạn chế tốc độ dòng
chảy
- Bón phân hữu cơ kết hợp phân
khoáng: Tăng cường chất dinh
dưỡng, nâng cao lượng mùn và
VSV đất
- Bón vôi tạo kết cấu đất và giảm
độ chua
- Luân canh, xen canh gối vụ: Tận
dụng tầng dinh dưỡng, tăng lượng
VSV cố định đạm, không để đất
trống hạn chế hạt mưa rơi trực tiếp
vào đất.
- Trồng cây thành băng, dải: Giữ
nước, hạn chế tốc độ dòng chảy
- Nông lâm kết hợp: Tăng độ che
phủ, giữ nước, hạn chế tốc độ
dòng chảy, lấy ngắn nuôi dài ->

7


thích nghi với các đk bất lợi.
- Trồng rừng, bảo vệ rừng đầu
nguồn: Tăng độ che phủ, giữ nước,
hạn chế tốc độ dòng chảy-> Là
biện pháp cơ bản để phát triển một
hệ sinh thái bền vững cho người
dân miền núi thích nghi với
BĐKH
4. Củng cố (5’)
GV : Đất không phải là nguồn tài nguyên vô tận khi canh tác phải có biện
pháp bảo vệ không nên gây cho đất xấu và làm nguy cơ đất càng ngày càng xấu
là do sự gia tăng dân số, tập quán canh tác lạc hậu không đúng kĩ thuật , đốt phá
rừng tràn lan, lạm dụng thuốc hóa học…từ đó có biện pháp sự dụng phù hợp.
-Trồng rừng, bảo vệ rừng có vai trò gì trong việc thích ứng với BĐKH và thiên
tai?
2.3.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi và đáp án kiểm tra đánh giá phát triển
năng lực học sinh thông qua phần Tích hợp “ Giáo dục ứng phó với BĐKH
vào giảng dạy bài 9 công nghệ 10”
Câu 1: Lũ lụt, sạt lở, mưa lớn có ảnh hưởng như thế nào tới đất trồng, đời sống
con người? Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến hiện tượng bão lũ bất thường và
hạn hán kéo dài hiện nay?
Đáp án:
* Lũ lụt, sạt sở, mưa lớn ảnh hưởng đến đất trồng:
- Làm giảm diện tích đất canh tác do sạt lở ở vùng núi, bờ sông -> đá lùi
lấp đất canh tác hoặc bị nước sông suối cuối trôi.
- Làm thay đổi tính chất của đất trồng, các chất dinh dưỡng bị cuốn trôi,
lớp đất mặt mỏng dần -> độ phì nhiêu của đất giảm.

- Làm cho đất xuất hiện nhiều độc tố do nơi khác chảy đến.
* Ảnh hưởng đến con người:
- Mất đất canh tác, sản lượng lương thực giảm.
- Đi lại khó khăn do sạt lở đất.
- Đời sống thay đổi theo hướng tiêu cực do thiên tai .
* Nguyên nhân bão, lũ bất thường và hạn hán kéo dài:
- Do con người chặt phá rừng làm giảm bề mặt che phủ, giảm quá trình
điều tiết nước.
- Do hoạt động sản xuất công nghiệp thải ra nhiều các chất độc hại làm
BĐKH.
- Do thay đổi chu trình của khí hậu.
Câu 2 : Vì sao tập quán canh tác lạc hậu của người dân lại làm đất bị thoái hóa
mạnh?
Đáp án:
- Phá rừng bừa bãi, làm cho quá trình xói mòn, rửa trôi mạnh -> đất bị
thoái hóa
8


- Luân canh cây trồng không có thời gian bỏ hóa thích hợp, thời gian nghỉ
của đất ngắn -> suy kiệt các chất dinh dưỡng của đất.
- Lạm dụng phân hóa học, thuốc BVTV quá mức làm ô nhiễm đất.
- Bố trí các loại cây trồng chưa phù hợp.
- Tươi tiêu chưa hợp lí làm cho đất bị rửa trôi.
- Du canh, du cư ở các đồng bào dân tộc thiểu số làm cho đất suy kiện
trầm trọng.
Câu 3 : Để cải tạo và hạn chế sự hình thành đất xám bạc màu, người ta sủ dụng
những biện pháp nào?
Đáp án:
Các biện pháp cải tạo:

- Xây dựng bờ vùng, bờ thửa, tưới tiêu hợp lý: Khắc phục hạn hán, tạo
môi trường thuận lợi cho VSV đất hoạt động thuận lợi -> Tăng độ bền vững và
bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp trước sự tác động của BĐKH.
- Cày sâu dần: Tăng độ dày tầng đất mặt
- Bón vôi: Giảm độ chua, tạo kết cấu đất
- Luân canh: Tăng cường VSV cố định đạm
- Bón phân hóa hợp lý, cân đối, tránh lạm dụng gây ô nhiễm môi trường,
ứng phó BĐKH
- Tăng cường bón phân hữu cơ: Khắc phục tình trạng nghèo chất dinh
dưỡng, tăng lượng mùn, lượng VSV...
Câu 4 : Nêu những nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu và đất xói mòn
mạnh trơ sỏi đá?
Đáp án:
Nguyên nhân chính:
- Do mưa lớn làm phá vỡ kết cấu đất. Mưa càng lớn lượng đất bị bào mòn,
rửa trôi càng nhiều.
- Do địa hình dốc: Độ dốc càng lớn, dốc càng dài tốc độ dòng chảy càng
mạnh, tốc độ xói mòn càng lớn.
- Do con người chặt phá rừng, làm giảm bề mặt che phủ.
- Do tập quán canh tác lạc hậu.
Câu 5 : Sử dụng biện pháp công trình có tác dụng cải tạo đất xói mòn mạnh trơ
sỏi đá và hạn chế những ảnh hưởng do BĐKH như thế nào?
Đáp án:
Biện pháp công trình bao gồm:
Làm ruộng bậc thang, là những dải đất nằm ngang sườn dốc có tác dụng:
+ Dùng để canh tác, giữ nước, giữ ẩm chống hạn, giúp người dân thích
nghi với các điều kiện bất lợi của thời tiết.
+ Hạn chế dòng chảy, giảm quá trình xói mòn, sạt lở giảm nhẹ thiện hại
do BĐKH gây ra.
+ Giảm thiểu tốt nhất những tác động của nước mưa. Giữ lại nhiều nhất

chất dinh dưỡng trong đất.
Thềm cây ăn quả, là một dạng không lien tục của ruộng bậc thang
9


+ Tăng độ che phủ, hạn chế nước mưa rơi vào đất phá vỡ kết cấu .
+ Làm giảm vận tốc dòng chảy khi mưa lớn.
+ Rễ cây ăn quả có tác dụng giữ đất, điều tiết nước hạn chế tác động
BĐKH.
Câu 6 : Trồng rừng và bảo vệ rừng có vai trò gì trong việc ứng phó với BĐKH?
Đáp án:
- Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu thông qua làm giảm đáng kể lượng
nhiệt mặt trời chiếu xuống mặt đất.
- Rừng có vai trò giữ và điều tiết nước, chống hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất.
- Rừng có vai trò lọc các chất độc hại do hoạt động của con người, làm
giảm khí nhà kính, tạo môi trường sống trong lành.
- Rừng có tác dụng chống xói mòn rửa trôi, đặc biệt là ở vùng đất dốc,
giúp con người có đất canh tác.
Câu 7 : Trong các biện pháp nông học cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, biện
pháp nào có tác dụng cải tạo tính chất xấu của đất? Biện pháp nào hạn chế
nguyên nhân hình thành đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá?
Đáp án:
*Các biện pháp cải tạo tính chất xấu của đất xói mòn trơ sỏi đá:
- Bón phân hữu cơ kết hợp với phân khoáng (N, P, K).
- Bón vôi cải tạo đất.
- Luân canh xen canh gối vụ cây trồng.
*Các biện pháp hạn chế nguyên nhân hình thành đất xói mòn trơ sỏi đá:
- Canh tác theo đường đồng mức.
- Trồng cây thành băng.
- Canh tác nông, lâm kết hợp.

- Trồng cây bảo vệ đất, đặc biệt là trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn.
Câu 8 : Các hiện tượng bất thường của khí hậu nước ta hiện nay có ảnh hưởng
như thế nào đến đất sản xuất nông nghiệp ở khu vực miền núi?
Đáp án:
Các hiện tượng bất thường do khí hậu gây ra ảnh hưởng sản xuất nông
nghiệp khu vực miền núi:
- Hạn hán ->làm thiếu nước sản xuất, cây trồng sinh trưởng kém, năng
xuất chất lượng giảm.
- Lũ lụt, sạt lở đất -> mất đất canh tác, thay đổi lịch thời vụ, dịch bệnh
trên cây trồng vật, nuôi phát triển.
- Giá rét, sương muối -> Làm cho cây trồng , vật nuôi chết hang loạt.
- Mưa đá, lốc xoáy -> thiện hại cho hoa màu, gây gẫy đổ cho cây lâm
nghiệp.
Câu 9 : Em hãy cho biết nguyên nhân gây xói mòn đất? Xói mòn đất thường sảy
ra ở đâu? Đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp, đất nào chịu tác động của quá
trình xói mòn mạnh hơn? Tại sao?
Đáp án:
10


- Nguyên nhân gây xói mòn đất là do mưa lớn, địa hình dốc và do chặt
phá rừng làm giảm độ che phủ.
- Xói mòn đất thường sảy ra ở vùng đồi, núi, vùng cao do có địa hình dốc.
- Đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp, thì đất lâm nghiệp chịu tác động của
quá trình xói mòn mạnh hơn do đất lâm nghiệp đa số ở vùng đồi, núi có địa hình
dốc, tốc độ dòng chảy mạnh.
2.4. Kiểm nghiệm
Qua việc áp dụng sáng kiến của mình vào dạy 4 lớp đều là lớp đại trà đa
số là các em dân tộc thiểu số,ở các lớp 10A8, 11A9 trong năm học vừa qua, tôi
đã thu được kết quả khả quan hơn so với các lớp đối chứng (10A10, 10A11) .

Các em đã có thái độ tích cực hơn đối với môn học, vận dụng những kiến thức
đã học vào thực tiễn nhiều hơn. kết quả học tập có sự tiến bộ rõ rệt. Đặc biệt,
thấy được tác hại của một số hiện tượng thời tiết cực đoan do BĐKH gây nên từ
đó tuyên truyền để những người xung quanh hiểu rõ, ý thức bảo vệ đất canh tác
bền vững hơn . Kết quả học tập các em như sau:
Bảng 1: Kết quả kiểm tra khảo sát các lớp:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Lớp
Sĩ số Số
%
Số
%
Số
%
Số
%
lượn
lượn
lượn
lượn
g
g
g
g
10A8 43
12
27,9 27

62,7 4
9,4
00
00
10A9 42
15
35,7 25
59,5 2
4,8
00
00
10A1 42
00
00
16
38,0 21
50,0 5
12,0
0
10A11 42
02
4,7
18
42,8 20
47,6 2
4,9
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Những nội dung phân chia lồng ghép tích hợp giáo dục ứng phó với biến
đổi khí hậu chỉ mang tính chất tương đối. Một giáo viên cần có đầu tư kĩ lưỡng

về nội dung lồng ghép thì chắc chắn có thể thực hiện tốt mục tiêu giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh.
BĐKH không phải là câu chuyện trong tương lai mà là vấn đề cần phải
giải quyết cấp bách của mỗi quốc gia.Việt Nam là một quốc gia chịu tác động
mạnh mẽ của quá trình BĐKH, do vậy chúng ta cần có bước đi cụ thể, đặc biệt
là giáo dục tốt cho học sinh về kiến thức, kỹ năng để các em biết vận dụng kiến
thức đã học vào trong cuộc sống. Giúp các em biết cách phòng, chống thiên tai,
giảm nhẹ những gì thiên tai gây ra cho con người.
3.2. Kiến nghị
BĐKH và một đề tài mới trong giáo dục cho học sinh ở trường THPT, do
vậy để việc giáo dục có hiệu quả cho học sinh, cần xây dựng một nội dung
chương trình cụ thể, khoa học theo hướng lồng ghép, tích hợp, có tài liệu hứớng
dẫn cho giáo viên và học sinh.
11


Trong các nhà trường cần tổ chức các chuyên đề về ứng phó với BĐKH
và phòng, chống thiên tai, để nâng cao kiến thức cho giáo viên. Từ kiến thức này
giáo viên có thể truyền đạt những kiến thức, kỹ năng tốt nhất cho học sinh trong
phòng, chống thiên tai và ứng phó với BĐKH.
Trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót vậy rất
mong sự quan tâm đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện
hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Như Xuân, Ngày 25 tháng 4 năm 2017
ĐƠN VỊ
Sáng kiến này do tôi tạo lập không có
sự sao chép

Nguyễn Văn Hải


12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- [1]Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam. iasvn.org/
- [2] Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam, Gs.Ts Trần Thục,
Ts Hoàng Đức Cường, viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường.
- Tài liệu: Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên
tai ở cấp trường trung học phổ thông môn công nghệ, Đặng Văn NghĩaNguyễn Tất Thắng, NXB Giáo dục, năm 2014
- Tài liệu: Xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá theo
định hướng phát triển năng lực học sinh môn công nghệ.

13



×