Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

CHUYÊN ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CÓ ĐẦY ĐỦ CÁC DẠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 47 trang )

CHUYÊN ĐỀ: VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Vị trí, thang điểm và yêu cầu của phần nghị luận xã hội trong đề thi
Câu hỏi NLXH chiếm 8/20 điểm ( 40%) tổng số điểm toàn bài.
Câu hỏi NLXH giúp HS có cơ hội thể hiện hiểu biết về xã hội, con người, cuộc sống thực
tế, hoàn thiện hiểu biết của các em ở nhiều phương diện: trí tuệ, kiến thức, ý thức, phẩm chất...
Đồng thời cũng định hướng cho HS quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề quan trọng trong cuộc
sống, góp phần định hướng cho HS giải quyết các vấn đề xã hội trong tương lai.
a. Về nội dung
Trong bài văn nghị luận xã hội, yêu cầu HS thể hiện được:
- Quan điểm, thái độ, tư tưởng của mình về một vấn đề xã hội được nêu trong yêu cầu
của đề bài.
- Rút ra được bài học cho bản thân:
+ Nhận thức của bản thân sau khi bàn luận
+ Nêu hành động của bản thân hoặc đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề, làm cho cuộc
sống tốt đẹp hơn..
b. Về hình thức
- Bài NLXH theo mức độ yêu cầu của đề thi HSG có dung lượng vừa phải (khoảng 400
từ - một trang rưỡi giấy thi), bố cục 3 phần như các bài văn khác.
- Yêu cầu lập luận chặt chẽ, lí lẽ rõ ràng, dẫn chứng thuyết phục, diễn đạt mạch lạc và
trình bày sạch sẽ.
2. Các vấn đề nghị luận xã hội thường gặp
* Một số vấn đề tư tưởng, đạo lí hay được đề cập:
- Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống…
- Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung,
độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ,
ba hoa, vụ lợi…
- Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em…
- Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…
- Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.
* Một số hiện tượng đời sống gần gũi với học sinh: tai nạn giao thông, hiện tượng môi


trường bị ô nhiễm, đại dịch AIDS, những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình,
phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, những tấm
gương người tốt việc tốt, những thói quen xấu của học sinh (nói tục chửi bậy, hút thuốc lá, xả
rác bừa bãi, nghiện trò chơi trực tuyến…)…
3. Phân loại đề nghị luận xã hội
Nghị luận xã hội trong nhà trường phổ thông thường có ba dạng đề chính:
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học hoặc trong một
câu chuyện.
Ngoài ra, nhưng năm gần đây, trong đề HSG còn hay xuất hiện dạng đề nghị luận về một
vấn đề được gợi ra từ một hình ảnh/bức tranh.
Việc phân chia trên chỉ mang tính tương đối, giúp cho học sinh thuận tiện hơn trong việc
1


nhận diện đề, từ đó có cách làm tương ứng phù hợp. Trong thực tế, các dạng đề trên không tách
biệt rạch ròi với nhau. Cần lưu ý học sinh biết linh hoạt, tỉnh táo để nhận diện chính xác khi
đứng trước một đề NLXH.
4. Những yêu cầu cơ bản khi làm văn nghị luận xã hội
- Phải đọc kĩ đề, phân biệt được đề thuộc kiểu (dạng) nào.
- Nắm được cấu trúc từng loại, từng dạng để bám vào viết cho đúng.
Nội dung trọng tâm, lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn. Lập luận phải chặt
chẽ, cảm xúc phải trong sáng, lành mạnh
- Không lấy dẫn chứng chung chung mà phải có tính thực tế và thuyết phục.
- Phải đọc kĩ đề, gạch chân dưới những từ, cụm từ quan trọng để giải thích và lập luận
cho đúng. Những từ, cụm từ này phải thường xuyên được nhắc lại trong các luận điểm.
- Có năng lực thâu tóm, nắm bắt các vấn đề xã hội xảy ra ngoài cuộc sống…
- Mạnh dạn đề xuất quan điểm, cách nghĩ của bản thân, lập luận sao cho thuyết phục
được người đọc.

- Biết lật ngược vấn đề, soi chiếu vấn đề ở nhiều khía cạnh để luận bàn - yêu cầu đòi hỏi
bản lĩnh của người viết.
B. CÁCH LÀM CÁC DẠNG VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I.
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Đề tài của dạng bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí vô cùng phong phú. Nó bao gồm các vấn
đề nhận thức (như lí tưởng, mục đích sống...), về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân
ái, tính trung thực, thói ích kỉ...), về các quan hệ gia đình, các quan hệ xã hội, cách ứng xử,
những hành động của mỗi người trong cuộc sống.
Cách ra đề đối với nghị luận về một tư tưởng đạo lí cũng không giống nhau:
1. Dạng đề bàn luận về một tư tưởng, 1 quan niệm, 1 ý kiến, 1 câu danh ngôn.
Kiểu đề bài: Cho 1 câu danh ngôn: A
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu danh ngôn trên.
Dàn bài: Đối với dạng đề này, kết cấu bài văn như sau:

2


2. Đối với dạng đề: Bàn luận về 2 quan điểm, 2 ý kiến trái ngược nhau
Kiểu đề bài: Có người nói rằng: A
Có người lại nói rằng: B (A và B thường là hai quan điểm trái ngược nhau về một vấn đề)
Trình bày quan điểm của anh (chị).
Dàn bài: Đối với dạng đề này, bài làm sẽ có kết cấu như sau:

2.
Đề 1: Đại văn hào người Nga M.Goorki từng tâm niệm: Nơi lạnh nhất không phải là Bắc
Cực mà là nơi không có tình thương. Suy nghĩ của anh (chị)về nhận định trên.
I. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn
chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.

II. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm
bảo những ý cơ bản sau:
1.Giải thích
- Bắc Cực nằm ở cực Bắc của trái đất, quanh năm băng tuyết bao phủ. Sự sống ở nơi đây thật
khó khăn, khắc nghiệt. Cái lạnh nơi Bắc Cực là sự giá lạnh của thời tiết, của thiên nhiên do vị
trí địa lí gây ra. Cái lạnh ở Bắc Cực không ngăn cản được sự sống của sự vật và niềm say mê
khám phá những vùng đất lạ của con người.
- Tình thương là tình cảm yêu thương, sự chia ngọt, sẻ bùi tự nguyện giữa con người với con
người trong cuộc sống. Nơi thiếu tình thương là nơi giữa con người và con người không tồn tại
tình người, không có sự cảm thông, thấu hiểu và chia sẻ. Cái lạnh ở nơi không có tình thương
là cái lạnh trong lòng người, là sự băng giá của trái tim.
- Nhà văn Nga so sánh cái lạnh của đất trời với cái lạnh của lòng người. Bắc Cực là nơi lạnh
giá của đất trời, nhưng con người sống thiếu tình thương thì còn lạnh hơnở Bắc Cực. Cách so
sánh giàu ý nghĩa biểu cảm cho chúng ta thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của tình thương
trong cuộc sống.
2.Luận bàn về câu nói
- Đây là một nhận định hoàn toàn đúng đắn.
3


- Tình thương chính là sự đồng cảm, sẻ chia với mọi nỗi khổ đau, bất hạnh của con người. Nhờ
có tình thương, con người biết quan tâm, giúp đỡ người khác, nhờ có tình thương con người
sống gần gũi với nhau hơn.Tình thương sẽ cứu chuộc thế giới. ( First new )…( Dẫn chứng
minh họa).
-Nếu không có tình thương, con người sẽ trở nên lạnh lùng, thờơ, vô cảm trước nỗi khổ đau
của người khác, khi đó cuộc sống con người trở nên lạnh giá hơn ở Bắc Cực. Con người sẽ thu
mình trong vỏ bọc cô đơn, sẽ không có gia đình, không có cộng đồng, không có nhân loại,
không có sự sống…( Dẫn chứng minh họa).
3. Mở rộng, nâng cao
- Khẳng định câu nói của M. Goorki là bài học cuộc sống sâu sắc, có ý nghĩa với mọi thời

đại.Con người không thể sống mà thiếu tình thương.
- Trong cuộc sống hiện đại càng cần đến tình thương, sự đồng cảm và chia sẻ. Những biểu hiện
của tình thương giữa con người và con người trong cuộc sống hôm nay: Xây dựng những môi
trường thân thiện, nhân ái, chung tay góp sức ủng hộ quỹ vì người nghèo, xây dựng nhà tình
nghĩa, những ngôi nhà mơ ước...
- Phê phán những người sống thiếu tình thương, không biết đồng cảm, sẻ chia với đau khổ, bất
hạnh của con người.
4.Bài học nhận thức và hành động
- Tình thương là tình cảm vô cùng quý giá đối với con người. Con người sống không có tình
thương chỉ là quái vật. -Cần sống nhân hậu, yêu thương mọi người để cuộc sống thêm ý nghĩa.
Đề 3: Trong tác phẩm Những tấm lòng cao cả của Ét- môn- đô- Đơ A- mi- xi, nguời mẹ
đã nói với con mình: “ Trường học ví như người mẹ, người mẹ đã dứt con ở tay ta khi con
nói chưa sõi để trả lại ta một đứa con khoẻ mạnh, tử tế và siêng năng” Hãy trình bày
những suy nghĩ của mình về lời nhắn nhủ trên bằng một văn bản (không quá hai trang
giấy thi).
*Yêu cầu về nội dung:
- Giải thích
Hiểu được mối quan hệ thắm thiết, gắn bó của trường học đối với mỗi con người qua cách nói
so sánh giàu ý nghĩa “trường học ví như người mẹ”. Từ đó người mẹ muốn nhắn nhủ tới người
con của mình hãy suốt đời biết ơn ngôi trường như biết ơn người mẹ của mình.
- Bàn luận
Vì:
+ Mái trường là ngôi nhà thứ hai của mỗi con người, gắn bó với con người từ khi ấu thơ cho
đến lúc trưởng thành. Ở đó ta nhận được tình yêu thương che chở, sự chăm sóc tận tụy của thầy
cô, bạn bè.
+Mái trường là nơi vun trồng trí tuệ, tâm hồn, để rời mái trường ta trở thành những đứa con
khoẻ mạnh, siêng năng, có kiến thức, kĩ năng sống, có trình độ văn hoá….Như vậy trường học
không chỉ là nơi đem đến cho con người nhiều kiến thức mà là nơi giúp con người trưởng
thành cả về tinh thần và thể lực.
-Bài học Biết ơn mái trường cũng là việc làm thể hiện truyền thống đạo lí “Uống nước nhớ

nguồn”. Lòng biết ơn cần được biến thành hành động thiết thực như kính trọng thầy cô giáo,
yêu quý giúp đỡ bạn bè, phần đấu học tập tốt…
Đề 4: (2,0 điểm) Khi nói về quê hương, Đỗ Trung Quân cho rằng:
4


Quờ hng mi ngi ch mt
Nh l ch mt m thụi.
(Quờ hng)
Em hiu thờ no v quan nim ca nh th? T ú hóy by t suy ngh ca em v quờ
hng?
Yờu cu chung: HS hiờu ờ, viờt sat chu ờ a nờu.
Biờt cach lam mụt bai vn ngh lun co bụ cc hp lớ, lp lun cht ch.
Trỡnh bay ý mch lc, rừ rang. Vn viờt trong sang, co cm xuc.
* Yờu cu c thờ:
+ Quan niờm vờ quờ hng cua nha th Trung Quõn :
- Cõu th nm trong thi phm viờt vờ quờ hng. Trong thi phm y, nha th gi ra nhng cach
hiờu vờ quờ hng.
- Cach so sanh ục ao, thu v : quờ hng va m.í nga cua cach so sanh y la ờ khng nh
quờ hng chớnh la ngun cụi, ni chụn nhau ct rụn, ni gn bo, nuụi dng s sụng, c biờt
la s sụng tinh thn, tõm hụn. Qua lụi so sanh khng nh ờ nờu bt tỡnh cm vi quờ hng.
Quờ hng la iờu quý gia vụ ngn ma mi con ngi khụng thờ thiờu. Hỡnh bong quờ hng i
theo con ngi suụt c cuục i, tr thanh iờm ta vờ tinh thn cua con ngi trong cuục
sụng. Nờu thiờu i iờm ta nay, cuục sụng cua con ngi tr nờn chụng chờnh, lờch lc. ng
thi, qua cach so sanh, tac gi cng khi dy, nuụi dng tỡnh cm vi quờ hng : tỡnh cm
vi m la tỡnh cm t nhiờn nh mụt bn nng, tỡnh cm vi quờ hng la tỡnh cm t nhiờn,
thun khiờt trong tõm hn mi con ngi.
- Gi m mụt cach sụng, cach lam ngi : Phi biờt coi trng gục r, hng vờ cụi ngun, biờt
yờu quờ hng. Thiờu i tỡnh cm nay la mụt khiờm khuyờt trong i sụng tõm hn, tỡnh cm
khiờn con ngi khụng c lam ngi mụt cach trn vn.

+ Suy ngh cua bn thõn:
- Quờ hng la bờn bỡnh yờn cho mi con ngi...
- Mi ngi khụng c quờn i ngun cụi, gục gac, quờ hng. Dự ai i õu, õu cng s
luụn t nhc nh hay nh vờ cụi ngun yờu thng. Nuụi dng tỡnh cm vi quờ hng co
ngha la nuụi dng tõm hn, ờ con ngi c lam ngi theo ngha y u nht.
- t tỡnh cm vi quờ hng trong quan hờ vi tỡnh yờu t nc, cn hng vờ quờ hng
song khụng co ngha la ch hng vờ mnh t ni mỡnh sinh ra ma phi biờt tụn trng va yờu
quý tt c nhng gỡ thuục vờ T quục.
- Co thai ụ phờ phan trc nhng hanh vi, suy ngh cha tớch cc vờ quờ hng : chờ quờ
hng nghốo kho, lc hu ; lam thay i mụt cach tiờu cc dang v quờ hng mỡnh... - Trach
nhiờm xõy dng quờ hng.
* M bai, kờt bai viờt tụt mi phn c iờm.
5: Gian lận trong thi cử ở đâu và bao giờ cũng bị lên án. Vì vậy,
trong bức th gửi thầy hiệu trng trng con trai mình đang học,
Tổng thống Mỹ A. Lin-côn đã viết: trng, xin thầy hãy dạy cho
cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi.
Em suy nghĩ nh th nào về lời đề nghị trên?
Dn ý- Hng dn chm
A. M bi
5


- Dẫn dắt, nêu đúng yêu cầu của đề: bàn luận về đức tính trung thực trong thi cử và trong
cuộc sống.
B. Thân bài. Đảm bảo các ý chính sau
- Trình bày thực trạng thiếu trung thực:
+ Trong thi cử, hiện tượng gian lận ngày càng phổ biến về đối tượng, tinh vi về hình thức,
nghiêm trọng về mức độ.
+ Trong cuộc sống, sự gian dối thiếu trung thực cũng rất phổ biến từ gia đình đến xã hội
với mọi lứa tuổi…

Điều đó làm ảnh hưởng tới đạo đức xã hội, phần nào làm đổ vỡ niềm tin của con người
vào những giá trị tốt đẹp, cản trở sự phát triển bền vững của đất nước.
+ Sự cần thiết của việc giáo dục, rèn luyện đức tính trung thực trong thi cử và trong cuộc
sống:
+ Trung thực là ngay thẳng, thật thà, đúng với sự thật, không làm sai lạc đi, không gian
dối , thể hiện đúng trình độ năng lực của mình….
+ Trung thực đánh giá đúng hiệu qủa giáo dục, giúp cho người học, ngườiday, các cơ
quan quản lí nắm đúng thực trạng để đề ra các biện pháp phù hợp.
+ Trung thực là một trong những đức tính nền tảng của đạo đức con người, xây dựng một
xã hội văn minh, thân thiện, đáng tin cậy…
- Biện pháp để giáo dục tính trung thực:
+ Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội…
+ Cần xử lí nghiêm với những biểu hiện thiếu trung thực, gian dối
+ Cần biểu dương những tấm gương trung thực, dám đấu tranh với những biểu hiện gian
dối.
- Liên hệ thực tế rút ra bài học với bản thân.
C.Kết bài
Nhấn mạnh vấn đề bàn bạc
Đề 6: Suy nghĩ của em về câu nói sau: “Con người sinh ra không phải để tan biến như một
hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong tim người khác” (Xu
khôm linski)
* Giải thích ý nghĩa câu nói: ( 1 điểm)
Bằng cách nói hình ảnh so sánh, ẩn dụ, câu nói khẳng định con người sinh ra không chỉ
để sống một cuộc đời tầm thường, vô vị. Đã sinh ra trong cuộc đời, con người phải khẳng định
vai trò tích cực của mình với xã hội, những người xung quanh, phải sống có ích, tốt đẹp.
* Vận dụng lí lẽ để khẳng định vấn đề: ( 2,5 điểm)
- Con người sinh ra nếu không có lí tưởng sống, cuộc sống sẽ trở nên nhàm chán, vô vị,
sống buông xuôi, thậm chí buông thả, bất cần đời...
- Sống phải có công danh, sự nghiệp, giúp ích cho đời. Vì khi sinh ra trong trời đất là ta
đã mang món nợ với cuộc đời. Mỗi người cần trả sòng phẳng món nợ sâu nặng đó.

- Khi có quan niệm sống có ích, sống tốt đẹp ta sẽ thấy cuộc đời đẹp, đáng sống.
- Có cống hiến cho đời bằng những việc làm cụ thể, con người mới có thể in dấu của
mình trong xã hội. Và biết sống cho người khác, vì người khác là yêu tố quan trọng có ý nghĩa
quyết định để con người in dấu trong tim người khác.
* Nêu dẫn chứng minh họa: ( 2,5 điểm)
6


- Cha mẹ in dấu trong tim con cái bằng sự chăm sóc, nuôi dưỡng, tình yêu thương, dạy dỗ chu
đáo.
- Có những anh hùng dân tộc in dấu trên mặt đất và trong tim chúng ta bằng những hành động
chiến đấu phi thường và sự hy sinh anh dũng
- Các bậc vĩ nhân in dấu trên mặt đất và trong tim chúng ta bằng sự nghiệp lừng lẫy, sự đóng
góp lớn lao cho cuộc đời bằng tấm gương đạo đức sáng ngời: Bác Hồ, Lê-nin,.........
- Những kẻ sống chủ nghĩa cá nhân, sống với tham vọng điện cuồng.... Những người sống mà
như chết hay sống lay lắt trong cuộc đời, ăn bám gia đình và xã hội.... không bao giờ in dấu lại
trên mặt đất, in dấu trong tim người khác.
* Liên hệ nhận thức hành động đúng cần có: ( 2 điểm)
Mỗi người sinh ra cần có quan niệm sống tốt đẹp, tích cực, để lại danh thơm, tiếng tốt; biết
sống vì người khác, biết đóng góp công sức cho cuộc đời chung (Như học tập, lao động tốt,
giúp đỡ người khác, lên tiếng với hành động xấu..... chắc chắn sẽ được in dấu lại trên mặt đất,
in dấu trong tim người khác)
Đề 7: “Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong những giây phút khó
khăn, cay đắng nhất của cuộc đời”. (M.Gorki)
Viết văn bản nghị luận, trình bày những suy nghĩ của em về quan niệm trên.
a.Yêu cầu về kỹ năng:
Học sinh tạo lập được một văn bản nghị luận, trình bày những suy nghĩ của mình về vấn đề
nêu ở đề bài.
Bố cục ba phần rõ ràng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Văn viết trong sáng, diễn đạt lưu
loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; chữ viết cẩn thận.

b.Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý chính sau:
* Giải thích, chứng minh:
- Trong cuộc sống, con người thường có nhiều bạn bè nhưng không phải ai cũng là người dám
đến với ta trong những thời điểm khó khăn nhất của cuộc đời ta.
- Người bạn tốt nhất là người sẵn sàng cùng ta đối mặt với khó khăn, hoạn nạn, giúp ta vượt
qua khó khăn, giữ vững niềm tin để vươn lên.
(Học sinh lấy dẫn chứng trong đời sống để chứng minh)
* Nhận định, đánh giá:
Quan niệm của M. Gorki là một quan niệm đúng đắn về tình bạn. Quan niệm đó giúp mỗi
người chúng ta hiểu rõ hơn sự đẹp đẽ của tình bạn, xây dựng được cách nhìn đúng đắn về một
người bạn tốt.

Đề 8 :Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ. (G.Welles)
Trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên
HDC:
1. Giải thích: (1,5 điểm)
- Thử thách: những khó khăn, cản trở do cuộc sống, công việc đặt ra trên con đường tìm
kiếm thành công.
7


- Thành công rực rỡ: thành công lớn đem lại cả tiếng vang và lợi ích, đáng để tự hào và
kiêu hãnh.
=> Thành công lớn cũng có thể trở thành trở ngại, rào cản đòi hỏi con người phải có bản
lĩnh, nghị lực thì mới vượt qua.
2. Bàn luận: (4,5 điểm)
* Thành công rực rỡ là thử thách lớn vì:
- Đạt được thành công, con người thường có tâm lí dễ thỏa mãn, tự đắc, kiêu ngạo.
- Đạt được thành công, con người thường ảo tưởng về khả năng của mình.

- Khi ấy, thành công sẽ trở thành vật cản và triệt tiêu động lực phấn đấu của bản thân trên
hành trình tiếp theo.
(dẫn chứng, phân tích)
* Thành công sẽ trở thành động lực cho mỗi người khi:
- Có tầm nhìn xa và tỉnh táo trước kết quả đã đạt được.
- Biết đặt ra mục tiêu mới, lên kế hoạch hành động.
- Không lãng phí thời gian và nỗ lực không ngừng.
(dẫn chứng, phân tích)
3. Mở rộng, nâng cao vấn đề: (2,0 điểm)
- Phê phán thái độ chủ quan, kiêu căng, tự mãn trước thành công.
- Liên hệ: những trải nghiệm của chính bản thân.
- Bài học nhận thức và hành động:
• Biết tự đánh giá, khiêm tốn để không bị choáng ngợp trước hào quang chiến thắng.
Đề 9
Những giọt sương lặn vào lá cỏ
Qua nắng gắt, qua bão tố
Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh
Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương..."
(Thanh Thảo - Sự bùng nổ của mùa xuân)
Suy nghĩ của em về bức thông điệp đời sống rút ra từ văn bản trên.
A. Về kĩ năng
Biết cách làm bài nghị luận xã hội vấn đề rút ra từ một đoạn trích, hệ thống luận điểm sáng rõ,
lập luận chặt chẽ, lời văn truyền cảm... Người viết cần vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận,
các phương thức biểu đạt nhằm tạo sự sinh động, hấp dẫn cho bài văn.
B. Về kiến thức
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần nêu được những ý chính sau đây:
1. Phân tích khái quát đoạn thơ, rút ra vấn đề cần bàn luận:
Hình ảnh giọt sương lặn vào lá cỏ: biểu tượng cho cái đẹp bình dị, khiêm nhường của đời sống
quanh ta.
Nắng gắt, bão tố: ẩn dụ để chỉ những khó khăn, thử thách của cuộc đời.

Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh
Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương
Cấu trúc: Qua...vẫn...vẫn: nhấn mạnh vẻ đẹp vững bền, bất biến của những giọt sương qua bao
khắc nghiệt của tự nhiên, bao thăng trầm của đời sống.
=> Từ một hiện tượng trong thiên nhiên, Thanh Thảo gợi mở cho ta nhiều suy ngẫm về con
người, cuộc sống:
8


Sức sống bền bỉ, mãnh liệt của thiên nhiên, và cũng chính là sức sống bền bỉ, mãnh liệt của con
người trước sóng gió cuộc đời.
Cách nhìn nhận, khám phá cái đẹp của đời sống: Đời sống vẫn luôn tiềm ẩn những vẻ đẹp kì
diệu. Có những sự vật bề ngoài tưởng chừng mong manh, những con người thoạt nhìn rất nhỏ
bé, khiêm nhường (như giọt sương, lá cỏ) nhưng lại ẩn chứa một sức mạnh lớn lao, một vẻ đẹp
kì diệu (Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh, Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương).
2. Bàn luận:
Giữa vô vàn khó khăn, khốc liệt của hoàn cảnh, cái đẹp vẫn đơm hoa, sự sống vẫn nảy mầm.
Giữa cuộc đời đầy chông gai, sóng gió, có những con người bình thường nhưng vẫn tiềm ẩn sức
sống phi thường, đầy bản lĩnh, nghị lực. (Nêu dẫn chứng...)
Mặt khác, chính hoàn cảnh khó khăn, thử thách lại là "thuốc thử" để con người nhận ra chính
mình.
Cuộc sống luôn chứa đựng những điều bất ngờ, luôn ẩn chứa vẻ đẹp bình dị mà thanh cao,
những con người khiêm nhường mà vĩ đại. Muốn nhận ra những vẻ đẹp đó, điều cốt yếu nhất là
chúng ta cần phải có tấm lòng biết yêu cái đẹp, trân trọng cái đẹp - dù là nhỏ bé nhất.
Phê phán những con người thiếu ý chí, nghị lực, niềm tin...
3. Bài học:
Trong mọi hoàn cảnh, dù vất vả, gian nan, con người cần có bản lĩnh, nghị lực vươn lên để sống
một cuộc sống có ý nghĩa.
Biết cách nhìn nhận, khám phá, trân trọng cái đẹp của đời sống, con người.
Đề 10

Phải chăng chỉ có những điều ngọt ngào mới làm nên yêu thương?
Em hãy viết một bài văn ngắn, trình bày suy nghĩ, quan điểm của em để trả lời cho câu hỏi trên
1. Giải thích, xác định được vấn đề cần nghị luận (Phần này cho: 2,0 điểm)

Những điều ngọt ngào: Là những lời nói ngọt, những cử chỉ thái độ cư xử dịu dàng, âu
yếm..., những hành động mang ý nghĩa tích cực như: Động viên, khen ngợi, tán dương,
chiều chuộng, cưng nựng...

Yêu thương: Là tình cảm yêu mến, ưu ái, gắn bó giữa người với người.
=> Ý kiến này đã gợi ra cho mỗi chúng ta suy ngẫm về cách thể hiện tình yêu thương trong
cuộc sống: Người ta thường nghĩ những điều ngọt ngào mới là biểu hiện của tình yêu thương,
nhưng thực ra có nhiều cách biểu hiện tình yêu thương...
2. Bàn luận về vấn đề: (Phần này cho: 4,0 điểm)

Những điều ngọt ngào luôn đem lại cho người ta cảm giác vui sướng, hạnh phúc. Nó làm
ta thấy hài lòng, thích thú, đôi khi khiến ta có thêm niềm say mê, quyết tâm... (Ví dụ: Sự
quan tâm, chiều chuộng..., những lời khen ngợi, động viên khích lệ của thầy cô, cha mẹ...,
lời khen, lời tán dương của bạn bè...) => Vì vậy khi đón nhận những điều ngọt ngào thì ta
thường coi đó là biểu hiện của tình yêu thương (HS lấy dẫn chứng, phân tích........)

Nhưng không phải lúc nào những điều ngọt ngào cũng làm nên yêu thương. Nhiều khi sự
khắt khe, nghiêm khắc, thậm chí những điều cay đắng... cũng là biểu hiện của tình yêu
thương. Những điều ấy có thể khiến ta cảm thấy khó chịu, nhưng nó lại xuất phát từ sự
chân thành, từ mong muốn những điều tốt cho ta..., đó cũng chính là biểu hiện của yêu
9


thương thật sự. (HS lấy dẫn chứng, phân tích, ví dụ như sự nghiêm khắc, khắt khe, thái độ
cứng rắn không dung túng cho con cái, cho học trò của cha mẹ, của thầy cô..., những lời
nói thẳng nói thật của bạn bè........)


Trong thực tế cuộc sống, có những ngọt ngào không xuất phát từ yêu thương và có những
điều cay đắng không làm nên yêu thương. (HS lấy dẫn chứng, phân tích........)

Cuộc sống phong phú và muôn màu muôn vẻ, nếu chúng ta có cái nhìn phiến diện, đơn
giản về tình yêu thương như vậy, nếu chỉ biết đón nhận tình yêu thương thông qua những
ngọt ngào thì nhiều khi ta sẽ bỏ lỡ nhiều yêu thương thực sự, cũng như phải nhận những
yêu thương giả dối... (HS lấy dẫn chứng, phân tích........)
3. Bài học nhận thức và hành động: (Phần này cho: 2,0 điểm)
Cần nhận thức đúng đắn về tình yêu thương: Không phải chỉ ngọt ngào mới làm nên yêu
thương. Cần biết lắng nghe, trân trọng cả những điều "không ngọt ngào", nếu những điều ấy
xuất phát từ sự chân thành, nếu những điều ấy là cần thiết để giúp ta hoàn thiện hơn bản thân
mình...
Biết trân trọng những tình yêu thương chân thành mà bản thân nhận được từ mọi người xung
quanh...
Có ý thức và hành động cụ thể để đem sự yêu thương đến cho mọi người và cho chính bản thân
mình. (Liên hệ bản thân)
Đề 11
Quách Mạt Nhược từng nói: "Mặt trời mọc rồi mặt trời lại lặn, vầng trăng tròn rồi lại
khuyết, nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta còn mãi trong cuộc đời."
Từ câu nói trên, cùng với những hiểu biết về xã hội, hãy viết đoạn văn nghị luận nêu suy
nghĩ của em về tình thầy trò.
Giải thích sơ lược vấn đề:
Mặt trời mọc, lặn; vầng trăng tròn, khuyết: những hiện tượng, quy luật của tự nhiên tuần hoàn,
thay đổi.

Ánh sáng mà người thầy rọi vào ta còn mãi trong cuộc đời: sự trường tồn, bất biến của
những giá trị tinh thần mà người thầy mang lại cho mỗi học sinh.

Tình thầy trò: là tình cảm của thầy với trò và ngược lại, là ân tình, ân nghĩa....


Câu nói sử dụng cách lập luận tương phản để gửi tới mỗi người bức thông điệp: trong sự
trưởng thành của mỗi người, người thầy có tầm quan trọng; từ đó nhắn gửi mỗi người phải
luôn nhớ ơn, biết ơn những người thầy của mình.
Bàn luận, mở rộng vấn đề: (4,0đ)
Khẳng định vấn đề:

Người thầy có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Thầy truyền thụ các tri thức
khoa học, đem đến cho ta sự hiểu biết..... thầy dạy những điều hay lẽ phải, cách đối nhân
xử thế, những bài học làm người.... Thầy là tấm gương về tinh thần tự học, tài năng, đạo
đức để ta học tập và noi theo (học sinh đưa dẫn chứng minh họa).

10


Tình thầy trò là tình cảm cao đẹp, đáng trân trọng. Đó là sự quan tâm, chăm chút... của
thầy với trò, là sự biết ơn, trân trọng.... của trò với thầy. Hình ảnh người thầy luôn đi theo,
có ảnh hưởng trong mỗi hành động, việc làm, ước mơ của trò.

Người học trò phải luôn thể hiện tấm lòng biết ơn, trân trọng thầy cô; thể hiện truyền
thống tôn sư trọng đạo qua những việc làm, hành động cụ thể, thiết thực...........
Mở rộng vấn đề: (0,5đ)

Vai trò của người thầy quan trọng tuy nhiên sự nỗ lực của mỗi cá nhân cũng là yếu tố
quyết định đến sự thành công của mỗi người. Lòng biết ơn thầy cô phải trở thành truyền
thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc... Trong cuộc sống, để có thành công mỗi chúng ta còn
phải không ngừng học hỏi bạn bè, thực tế cuộc sống xã hội, trường đời...

Tình thấy trò phải được thể hiện bằng sự chân thành, những việc làm, hành động đúng,
phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.


Mỗi chúng ta cũng phải biết phê phán, lên án những tư tưởng vô ơn bạc nghĩa, qua cầu
rút ván.
Nhận thức, hành động và bài học rút ra: Cần giữ gìn, trau dồi, phát triển truyền thống tốt đẹp


Đề 12:Ngạn ngữ pháp có câu: “Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có
thể” Nelson Mandela: Người chiến thắng là người biết ước mơ và không bao giờ dám bỏ
cuộc Trình bày suy nghĩ em về 2 câu nói trên
Đề 13
Nhưng lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng
Biết bay rồi, ta lại muốn bay cao.
(Xuân Quỳnh)
Suy nghĩ của anh/chị về khát vọng được nói tới trong hai câu thơ trên?
a. Mở bài:
Nêu được vấn đề cần nghị luận:
b. Thân bài:
b.1. Giải thích
Khát vọng: những mong muốn mãnh liệt, đẹp đẽ của con người hướng về và chiếm lĩnh
những giá trị chưa có trong đời sống.
- Biết bay, bay cao: cách nói hình ảnh về những giá trị đã chiếm lĩnh được và mong
muốn vươn tới những giá trị cao hơn.
- Chẳng bao giờ: cách nói khẳng định mạnh mẽ về sự vô biên trong khát vọng con người.
Nói cách khác, con người không bao giờ tự bằng lòng với những gía trị đã có, luôn hướng tới
những giá trị mới mẻ, cao hơn. Đó phải chăng là một trong những biểu hiện nhân tính của nhân
loại nói chung?
b.2. Bình luận
* Vì sao con người không bao giờ nguôi khát vọng?
Vì cuộc sống luôn vận động và phát triển, luôn tạo ra những giá trị mới hoặc đòi hỏi
những giá trị mới.

11


- Vì con người là một sinh thể có nhận thức, có khát vọng sống cho ra sống.
* Con người không bao giờ nguôi khát vọng như thế nào?
- Với cá nhân, đặc biệt với tuổi trẻ (lấy dẫn chứng chứng minh)
- Với dân tộc (lấy dẫn chứng chứng minh)
- Với nhân loại (lấy dẫn chứng chứng minh).
* Con người không bao giờ nguôi khát vọng sẽ có ý nghĩa như thế nào?
- Giúp con người có niềm vui, niềm tin, có động lực và nỗ lực, sống có ý nghĩa.
Giúp cuộc sống mỗi ngày một phát triển tốt đẹp.
* Phê phán những người sống thờ ơ, không hoài bão, không khát vọng….
* Bài học nhận thức
- Cần nhận thức rõ khát vọng không phải là dục vọng
- Để luôn luôn có khát vọng cần phải chăm sóc tâm hồn và trí tuệ.
c. Kết bài:
- Khẳng định vấn đề.
* Đề 14 : Trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách trưởng thành
trong bão táp. (W.Gớt)
em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
* Gợi ý:
- Yêu cầu về kiến thức cơ bản
1. Giải thích ý kiến
* Khái niệm: “Trí tuệ”
- Là khả năng nhận thức của lí trí, thấu nhận, dung nạp những tri thức của nhân loại, giúp
con người đạt đến trình độ hiểu biết nhất định.
+ “Tính cách”
Là tổng thể những đặc điểm ngôn ngữ ổn định trong cách xử sự của một người, biểu hiện
thái độ của người đó trong hoàn cảnh điển hình.
+ “Trưởng thành”

Là sự phát triển, lớn lên, vươn tới sự hoàn thiện.
+ “Tĩnh lặng”
Là sự thể hiện thái độ suy tư, trầm lắng trong không gian yên tĩnh.
+ “Bão táp”
Chỉ những khó khăn, thử thách, biến động trong cuộc đời.
→ Nhận định chung: Câu nói của Gớt đã khái quát quá trình trưởng thành của trí tuệ và
tính cách. Hai quá trình này trái ngược với nhau: Để có trí tuệ con người phải suy tư trong tĩnh
lặng nhưng để trưởng thành trong tính cách con người phải trải qua những biến động đầy thử
thách.
2. Bàn luận về ý kiến
* Gợi ý:
2.1. Vì sao trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng
12


- Trí tuệ có được nhờ quá trình tích lũy trí thức của nhân loại chuyển hóa thành tri thức
của bản thân, phục vụ đời sống.
- Quá trình tiếp thu tri thức của trí tuệ diễn ra dần dần thông qua nghiền ngẫm, suy xét,
tích lũy từng chút nhưng cũng sẽ không bao giờ đủ. Như vậy, sự nhồi nhét kiến thức nóng vội
trong một sớm một chiều là phản khoa học và không phát huy được tác dụng.
- Một người có trí tuệ trưởng thành là người luôn biết bổ sung kiến thức cho mình để
theo kịp sự phát triển của thời đại. Trong khi đó nhiều người thuộc thế hệ trẻ hôm nay lại ham
chơi, lãng phí thời gian vào những việc vô bổ, lười học, ỷ lại vào bạn bè,... trí tuệ, nông cạn,
trống rỗng.
(Mỗi luận điểm học sinh sẽ lấy dẫn chứng minh họa).
2.2. Tính cách con người hình thành trong bão táp
- Mỗi người có một tính cách riêng, hình thành trong những hoàn cảnh sống khác nhau.
+ Trong thực tế, cuộc đời mỗi con người luôn phải đối diện với những khó khăn, thử
thách, đó là môi trường tốt nhất để rèn luyện nhân cách con người.
- Tuy nhiên những trải nghiệm, những biến động trong đời sống có thể là lực đẩy để tính

cách trưởng thành, dạn dày hơn, kinh nghiệm hơn, khôn ngoan hơn nhưng cũng có thể khiến
cho con người sợ sệt, yếu đuối.
→Trưởng thành về tính cách phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí con người.
- Thực tế trong xã hội hiện đại, nhiều người có lối sống thu mình trong nhà hộp hoặc
được cha mẹ bao bọc, che chở, ít được va vấp, trải nghiệm trong cuộc đời sẽ dẫn đến sự hình
thành tính cách thụ động, ít vốn sống, không có đủ tự tin và bản lĩnh.
(Học sinh lấy dẫn chứng minh họa).
3. Bài học nhận thức và hành động
* Có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau từ quan điểm của học sinh.
* Định hướng:
+ Để trở thành con người có trí tuệ, mỗi cá nhân phải không ngừng học hỏi, phấn đấu.
+ Để trở thành con người có nhân cách, mỗi cá nhân phải biết chấp nhận, đương đầu với
những bão táp, phong ba của cuộc đời.
+ Mỗi cá nhân cần biết định hướng cho mình con đường hoàn thiện trí tuệ, nhân cách,
tránh lối sống thụ động, thu mình.
* Đề 15: Một nhà bác học đã từng nói: Học vấn không có quê hương nhưng người
có học vấn phải có Tổ quốc.
Câu nói trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì?
* Gợi ý:
1. Giải thích vấn đề
* Học vấn không có quê hương là gì?
- Nghĩa là tri thức, thành tựu khoa học.... là của chung nhân loại, con người có thể học
tập, lĩnh hội mà không cần phân biệt nó là của quốc gia nào.
* Nhưng người học phải có tổ quốc là gì?
13


- Nghĩa là người có học, có tri thức đều có một quê hương nhất định nên họ phải biết yêu
và có trách nhiệm với Tổ quốc mình.
→ Như vậy, câu nói trên khẳng định: mỗi con người đều có thể học tập và tiếp thu tri thức của

nhân loại ở bất cứ nơi đâu nhưng trong lòng họ phải luôn có hình ảnh của Tổ quốc, biết yêu và
cống hiến cho Tổ quốc.
2. Bàn luận
* Gợi ý
- Tại sao con người có thể học tập và tiếp thu tri thức mà không cần phân biệt nguồn gốc
của tri thức đó?
Vì tri thức là của chung nhân loại. Mỗi chúng ta có thể học tập ở bất cứ nơi nào.
- Tại sao người học vấn phải có Tổ quốc ở trong lòng?
+ Tổ quốc là một phần máu thịt của con người, Tổ quốc đã bao bọc, che chở cho mỗi con
người. Bởi vậy, việc học tập, việc có tri thức sẽ giúp cho mỗi người phải biết cống hiến choquê
hương, cho đất nước.
+ Cống hiến cho đất nước cũng chính là một cách thể hiện lòng yêu nước của mỗi cá
nhân.
+ Sự cống hiến của mỗi cá nhân cho đất nước sẽ giúp xây dựng đất nước ngày càng đi
lên giàu mạnh, đặc biệt với những nước kém phát triển hoặc đang phát triển.
- Phê phán những hiện tượng có tri thức, có học vấn, nhưng trong lòng không có Tổ
quốc.
- Tình yêu Tổ quốc là tình cảm cao quý cần có ở tất cả mọi người, bất cứ ai cũng phải có
ý thức giữ gìn, cống hiến và xây dựng đất nước.
3. Bài học nhận thức và hành động
* Gợi ý:
- Câu nói trên đã để lại cho mỗi người bài học về tình yêu Tổ quốc. Dù cho có tiếp thu tri
thức ở bất cứ nơi đâu thì trong lòng cũng cần có Tổ quốc, biết yêu và cống hiến cho đất nước.
- Trong thời đại đất nước hội nhập, nền kinh tế phát triển, thế hệ thanh niên hiện nay cần
tích cực trau dồi đạo đức và tri thức, tích cực học tập và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, từ
đó sẽ cống hiến trí tuệ, công sức cho Tổ quốc.
+ Sự cống hiến của thế hệ trẻ chính là một trong những yếu tố tiên quyết cho sự phát
triển của đất nước, nhất là với các nước đang phát triển.
Đề 16. “Sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn”. Suy nghĩ của em về lời
nhắn trên với tuổi trẻ ngày nay.


14


*Yêu cầu về kĩ năng:
- Xây dựng một đoạn văn hoặc bài văn nghị luận xã hội chặt chẽ, hợp lí.
- Không mắc lỗi diễn đạt về các mặt chính tả, dùng từ, đặt câu. Cách lập luận chặt chẽ, lời
văn sắc bén, thuyết phục, có nét riêng.
*Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể kết cấu bài làm theo nhiều cách khác nhau miễn là làm sáng tỏ vấn đề,
thuyết phục người đọc. Có thể giải quyết được những nội dung sau đây:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận và trích dẫn câu nói
- Giải thích, chứng minh:
+ Sống chậm không phải là lãng phí thời gian mà là sống một cách cẩn thận để cảm nhận
những điều tốt đẹp trong cuộc sống, để nghĩ về cuộc sống và người xung quanh nhiều
hơn; cho ta khoảng lặng để rút ra kinh nghiệm từ những thất bại và hi vọng cho tương lai;
để lấy lại cân bằng trong cuộc sống, giúp tâm hồn mỗi người tuổi trẻ trở nên thâm trầm,
sâu sắc, chín chắn và trưởng thành hơn.
+ Nghĩ khác đi: biết cách nhìn nhận, đánh giá, lựa chọn những lối đi riêng, có thể hiểu là
những lối suy nghĩ tích cực, vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn để không rơi vào chán nản
tuyệt vọng, giúp con người có thêm nghị lực, tự tin.
+ Yêu thương nhiều hơn: biết sống vị tha, bao dung, biết nghĩ, biết quan tâm chăm sóc và
hướng tới người khác nhiều hơn.
-> Ý nghĩa câu nói: khuyên con người xây dựng lối sống tốt đẹp, tích cực, nhân ái.
- Bàn bạc mở rộng:
+ Sống chậm không phải là chậm chạp, lạc hậu; không nên đánh đồng sống chậm là trái
nghịch với lối sống hết mình, sống sao cho có ý nghĩa nhất.
+ Nghĩ khác không phải là những cách suy nghĩ, cách nhìn lập dị, quái đản mà phải là
những suy nghĩ đem lại sự sống cho bản thân, có sắc thái tích cực và có ích, đem lại
những điều ý nghĩa, lớn lao cho cuộc sống, xã hội.

+ Yêu thương nhiều hơn: để xây dựng cuộc sống thân thiện, ấm áp, nhân ái
+ Phê phán lối sống thực dụng, cá nhân, cơ hội, sống thử, sống gấp, thờ ơ, vô cảm…
trong một bộ phận tuổi trẻ hiện nay.
15


- Bài học nhận thức và hành động: thấy được ý nghĩa của việc sống chậm, nghĩ khác đi,
yêu thương nhiều hơn; đề xuất phương hướng phấn đấu, rèn luyện của bản thân.
II.Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống là một trong ba dạng bài cơ bản trong văn
nghị luận xã hội. Kiểu bài này tập trung vào những hiện tượng có thật trong đời sống. Đó có thể
là một hiện tượng tích cực, cũng có thể là một hiện tượng tiêu cực hoặc một hiện tượng có cả
mặt tích cực và tiêu cực... Với dạng đề này đòi hỏi người viết bằng nhận thức của bản thân phải
thể hiện được chủ kiến của mình, bằng phân tích và lập luận để ca ngợi và biểu dương cái đẹp,
cái tốt, cái thiện và lên án, vạch trần cái ác, cái xấu... Sơ đồ dưới đây góp phần định hướng các
bạn cách làm đối với kiểu bài này.
1. Đối với hiện tượng đời sống tích cực: Nếu đề bài đề cập đến một hiện tượng đời sống tích
cực, được ca ngợi trong đời sống, cách làm như sau:

2. Đối với hiện tượng đời sống tiêu cực: Đề bài có thể là một hiện tượng đời sống tiêu cực,
nhằm phê phán những vấn đề tiêu cực trong đời sống, kết cấu bài viết cũng thay đổi:

16


17


18



Đề 6: Nhiều năm qua, khách du lịch và những nhà hảo tâm khi lên tỉnh vùng cao phía Bắc
thường cho tiền hoặc mua bánh kẹo, quần áo để làm quà cho trẻ em nơi đây. Nhưng gần
đây, ở một địa phương, xuất hiện nhiều tấm biển: “Quý khách không cho trẻ em tiền, bánh
kẹo. Trẻ em sẽ bỏ học đi xin tiền, bánh kẹo”.
Viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của anh (chị) về nội dung những tấm biển đó.
1. Mở bài
19


- Trong xã hội xuất hiện nhiều tổ chức và cá nhân quan tâm, làm nhiều việc từ thiện cho trẻ em
vùng cao. Ý nghĩa của việc làm này rất tốt đẹp, nhưng bên cạnh đó cũng có một vài ý kiến trái
chiều, nhìn nhận việc làm này ở một góc độ khác. Tấm biển xuất hiện ở một địa phương gần
đây “Quý khách không cho trẻ em tiền, bánh kẹo. Trẻ em sẽ bỏ học đi xin tiền, bánh kẹo” , câu
nhắn gửi ở bảng tin này là cần có chiến lược lâu dài hơn là việc làm trước mắt, trẻ cần được ưu
tiên đến trường, cần rèn tính tự lập cho trẻ.
2. Thân bài
a) Giải thích
- Giải thích vế câu:
+ Quý khách không cho trẻ em tiền, bánh kẹo: nhắc nhở, khuyến cáo không nên cho trẻ em tiền
và bánh kẹo.
+ Trẻ em sẽ bỏ học đi xin tiền, bánh kẹo: giải thích cho hành động trên – trẻ sẽ bỏ học.
- Nội dung tấm biển: Muốn nhắn gửi rằng trẻ em cần ưu tiên việc đến trường, việc đi học là con
đường lâu dài để giúp trẻ thoát khỏi nghèo đói, chứ không phải dựa dẫm vào lòng thương hại
trước mắt.
b) Bàn luận
(1) Thực trạng và hệ quả của việc làm từ thiện
- Nhiều nơi ở miền núi, vùng sâu, vùng khó, tình trạng đói nghèo thiếu thốn rất phổ biến: không
có các điều kiện sinh hoạt tối thiểu (điện, nước, trường học, y tế…). Việc làm từ thiện thể hiện
trách nhiệm cộng đồng, sự chia sẻ của các cơ quan trung ương, địa phương và các cá nhân. Việc

từ thiện là việc tốt, cần khuyến khích động viên. Việc từ thiện cũng đem lại những điều kiện vật
chất, tinh thần, giải quyết những vấn đề trước mắt cho người nghèo.
- Việc từ thiện đã giải quyết được phần nào khó khăn trước mắt của con người nói chung, trẻ
em nói riêng. Tuy nhiên, hệ quả tác động tiêu cực của việc cộng đồng làm từ thiện là khiến trẻ
em bỏ học, trông chờ, ỷ lại vào tấm lòng từ thiện, lười lao động, thiếu ý chí vươn lên tự thay
đổi cuộc đời mình.
(2) Nguyên nhân
- Trẻ không tự giác đi học, không tự lao động để kiếm sống, dựa vào lòng thương sẽ làm giảm ý
chí, quyết tâm, thậm chí khiến con người lầm đường, lạc lối.
VD: Hào Anh – cậu bé ở trại nuôi tôm bị bạo hành đáng thương – nhận được sự giúp đỡ từ
cộng đồng đã trở thành nghi can ăn trộm tài sản.
(3) Giải pháp
- Tiếp tục duy trì việc làm từ thiện, tuy nhiên, việc làm từ thiện cần gắn với những yêu cầu cụ
thể: động viên, giúp các em hoàn thành các nhiệm vụ học tập (hỗ trợ gạo cho học sinh vùng khó
khăn, hỗ trợ bữa ăn, quyên góp sách vở…)
- Khuyến khích, động viên trẻ học tập, đồng thời tổ chức quy hoạch, kêu gọi các hoạt động từ
thiện. Như vậy, sẽ trao cho trẻ cơ hội thoát nghèo, đi đến tương lai một cách chắc chắn.
c) Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được việc làm từ thiện là xuất phát từ lương tâm, lòng tốt con người. Nhưng cần
làm từ thiện đúng cách để việc làm từ thiện đó có thể mang lại lợi ích lâu dài và bền vững cho
người được giúp đỡ.
- Bài học hành động: Mỗi học sinh cần nêu cao tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá
rách, sống biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông với những cảnh ngộ bất hạnh trong cuộc đời.
Bên cạnh đó, mỗi chúng ta cần chăm lo học tập, xây đắp ước mơ, biết vượt qua những trở ngại
20


của hoàn cảnh riêng, bằng ý chí nghị lực và bản lĩnh của chính mình đạt được mục đích, ước
mơ trong cuộc sống.
3. Kết bài

Cách ứng xử trong đời sống nói chung, ứng xử với người nghèo nói riêng là vấn đề phức tạp,
nhạy cảm và là sự lựa chọn của từng cá nhân, tổ chức xã hội. Nhận thức của mỗi cá nhân và xã
hội là điều rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển chung của đồng bào. Với trẻ em, đặc biệt ở
vùng khó khăn, điều quan trọng là lĩnh hội tri thức, tự lập để các em tự vươn lên và khẳng định
chính mình.
III. Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học, trong một câu chuyện
* Bản chất: là kiểu bài nghị luận xã hội. Tác phẩm văn học, câu chuyện chỉ là “cái cớ” khởi
đầu. Mục đích chính của kiểu bài này là yêu cầu người viết bàn về một vấn đề xã hội, tư tưởng
nhân sinh đặt ra trong đó.
Đây là dạng đề tổng hợp, đòi hỏi học sinh kiến thức cả về hai mảng văn học và đời sống, cũng
đòi hỏi kĩ năng phân tích văn học và kĩ năng phân tích, đánh giá các vấn đề xã hội. Nghĩa là có
thể kiểm tra được người viết về cả kiến thức văn học và kiến thức đời sống. Đề thường xuất
phát từ một tác phẩm văn học nào đó để yêu cầu HS bàn bạc rộng ra về vấn đề xã hội đó. Vấn
đề xã hội được bàn bạc có thể rút ra từ một tác phẩm văn học đã học trong chương trình nhưng
cũng có thể từ một văn bản văn học chưa được học (thường là một bài thơ ngắn, một câu
chuyện ngắn, giàu ý nghĩa).
Cách làm đối với dạng đề này có thể cấu trúc theo sơ đồ sau:

21


* Đề 1:
Thần thoại Hi Lạp kể rằng:
Ngày xưa, có một ngôi sao đã đến xin thần Dớt thay đổi vị trí của mình trên bầu
trời. Ngôi sao nói:
- Con không thích đứng ở góc đường chân trời. Ở đó con không có gì nổi bật cả. Thần
Dớt trả lời ngôi sao nhỏ:
- Quan trọng là ngươi có tỏa sáng ở nơi mình đang đứng không.
Suy nghĩ của em về ý nghĩa triết lí nhân sinh gợi ra từ câu chuyện trên.
* Nội dung cần đạt phần thân bài:

- Giải thích: Phân tích ngắn gọn câu chuyện và rút ra ý nghĩa nhân sinh:
+ Lời ngôi sao nhỏ: Mong muốn thay đổi vị trí trên bầu trời để được nổi bật; Lí do: ngôi
sao quan niệm góc đường chân trời là vị trí tầm thường -> Lời nói của ngôi sao đã “đánh đồng”
vị trí nó đang đứng với giá trị của chính bản thân.
+ Lời thần Dớt: điều quan trọng không phải là vị trí đứng mà là sự tỏa sáng (thể hiện tài
năng, bản lĩnh của cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao).
=> Bài học sâu sắc về triết lí nhân sinh: trong cuộc sống không có vị trí nào tầm thường, không
có công việc nào thấp hèn, chỉ có những người không nỗ lực để làm tốt công việc của mình mà
thôi.
- Phân tích, chứng minh:
22


+ Mỗi vị trí, mỗi công việc trong cuộc sống đều có giá trị và ý nghĩa riêng. Vì vậy, mỗi
người cần không ngừng nỗ lực để tạo lập giá trị bản thân bằng cách làm tốt công việc của mình.
(Dẫn chứng)
+ Nhận thức đúng vị trí và công việc mình đang có cũng là coi trọng bản thân. Đổ lỗi cho
hoàn cảnh bắt nguồn từ sự tự ti và hèn nhát tất yếu sẽ dẫn tới thất bại. Bởi vì một công việc
được cho là giản đơn cũng đòi hỏi tâm huyết và nỗ lực cao nhất của mỗi người. (Dẫn chứng)
- Bình luận:
+ Con người làm thế nào để tỏa sáng trong cuộc đời?
++ Mỗi người tùy thuộc vào năng lực, sở trường, điều kiện thực tế để lựa chọn cho mình
vị trí và công việc thích hợp.
++ Phải từ suy nghĩ đúng đắn, xác định mục tiêu và kiên trì thực hiện, có như vậy mới
đạt đến thành công để tỏa sáng.
-> Sự tỏa sáng do mỗi người chúng ta thắp lên bằng sự nỗ lực và cố gắng không ngừng.
+ Phê phán:
++ Phê phán những kẻ thụ động, thiếu ý chí, chỉ biết mong chờ sự may mắn.
++ Phê phán những kẻ tự ti, thiếu niềm tin vào bản thân, sống mờ nhạt, vô vị.
- Bài học nhận thức và hành động:

+ Mong muốn có một vị trí, một công việc thích hợp là khát vọng chính đáng của con
người. Tuy nhiên, tất cả đều phải bắt đầu từ sự nỗ lực, vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính
mình…
+ Sự tỏa sáng không chỉ dừng lại ở một thời điểm, một khoảnh khắc mà phải là cả hành
trình trong cuộc đời bất cứ ai.
+ Đối với thanh niên, cần chủ động trang bị kiến thức, rèn luyện cách sống bản lĩnh, ý
chí để vươn tới thành công.
Đề 2: Câu chuyện: CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ
Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một
cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây.
Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:
- Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?
- Cháu tên là Ngoan.
- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao! Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:
- Cảm ơn cây. - Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn
không? – Cây hỏi. Cậu bé rùng mình, lắc đầu: - Đau lắm, cháu chịu thôi!
- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?
(Theo Trần Hồng
Thắng) Khi nội dung câu chuyện được khép lại cũng chính là lúc một bài học làm người
có ý nghĩa sâu sắc được mở ra. Em hãy viết một bài văn nghị luận về bài học đó.
Đáp án: Đây là một đề bài mang tính chất mở nên có sự đòi hỏi cao về tính sáng tạo của người
làm bài. Thí sinh có thể có rất nhiều cách trình bày khác nhau miễn là giải quyết được yêu cầu
mà đề bài đặt ra. Hướng dẫn chấm chỉ định hướng một số yêu cầu cơ bản như sau:
1. Về kiến thức:
- Trên cơ sở nắm diễn biến và mối liên hệ của các sự việc, thí sinh cần xác định được bài học
toát lên từ câu chuyện đặc biệt là ở lời thoại cuối cùng của nhân vật cây si: “Vậy, vì sao cậu lại
bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?”. Bài học đó là: những gì mà bản thân mình không
23



muốn thì đừng bắt người khác phải nhận ( thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau về
nội dung bài học).
- Thí sinh phải xác định được nội dung bài học được rút ra từ câu chuyện chính là vấn đề nghị
luận mà người làm bài phải triển khai thông qua hệ thống luận điểm, luận cứ và các phép lập
luận. Vấn đề nghị luận ấy có thể được triển khai bằng nhiều luận điểm và luận cứ khác nhau
miễn là có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:
+ Từ câu chuyện thí sinh có thể xác định được trong cuộc sống, có nhiều điều mà bản thân
mình không muốn nhận ( sự đau đớn, khổ đau, mất mát, bất hạnh...). Và dù vẫn có
lúc không tránh được nhưng bản thân mỗi người không ai mong những điều đó đến với mình.
+ Không nên đem lại cho người khác những điều mà mình không muốn (nỗi đau đớn, khổ đau,
sự mất mát hay bất hạnh…) dù vô tình hay cố ý.
+ Không được ích kỷ hay thờ ơ, dửng dưng, vô tình trước hậu quả của những lời nói hay hành
động mà chính bản thân mình đã gây nên đối với người khác và phải biết đặt mình trong hoàn
cảnh của người khác để thấu hiểu, sẻ chia và thông cảm…
+ Mỗi con người không chỉ biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân mà còn cần
biết đem lại cho người khác niềm vui, niềm hạnh phúc…
+ Bài học rút ra cho bản thân trong quan hệ với người khác.
2. Về kỹ năng:
+ Có kỹ năng xác định được vấn đề nghị luận.
+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một bài văn nghị luận trong đó có sự kết hợp một cách
nhuần nhuyễn các phép lập luận như giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận…
+ Có kỹ năng triển khai luận điểm, luận cứ, bố cục sáng rõ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi về
dùng từ, đặt câu, chính tả.
Đề 3: (6,0 điểm)
VẾT NỨT VÀ CON KIẾN
Khi ngồi ở bậc thềm nhà, tôi thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn
hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn
trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ
một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt
trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con

kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.
Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến bé nhỏ kia,
biến trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi
sáng hơn.
(Hạt giống tâm hồn 5- Ý nghĩa cuộc sống, NXB Tổng hợp TP. HCM)
Hãy nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của văn bản trên và rút ra bài học cho bản thân
Về kỹ năng
- Kiểu bài: Nghị luận xã hội.
- Bài viết cần có bố cục đủ 3 phần, luận điểm sáng rõ, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, dẫn chứng
cụ thể sinh động, lời văn trong sáng.
Về kiến thức
Xác định đúng vấn đề nghị luận: Từ ý nghĩa câu chuyện "Vết nứt và con kiến", rút ra vấn đề
nghị luận: con người cần phải biết biến những khó khăn trở ngại trở ngại trong cuộc sống thành
hành trang quý giá cho ngày mai.
Nội dung chính:
24


- Tóm tắt khái quát được vấn đề từ câu chuyện: cần kiên trì, bền bỉ, sáng tạo... vượt qua những
trở ngại, những áp lực, thách thức trong cuộc sống và biến nó thành những trải nghiệm thú vị,
vô giá cho chính bản thân con người. Trên đường đời, con người luôn gặp những khó khăn, trở
ngại, thử thách. Đây là một tất yếu của cuộc sống.
Thái độ và hành động của con người: tìm những cách thức, biện pháp cụ thể để vượt qua nó hay
né tránh, bỏ cuộc... (dẫn chứng cụ thể). Lựa chọn đối mặt với khó khăn, thử thách và vượt qua
nó là một lựa chọn đúng đắn, cần thiết, để nó thành hành trang quý giá cho tương lai... (dẫn
chứng cụ thể).  Phê phán những thái độ và hành động sai: bi quan, chán nản, than vãn, bỏ
cuộc,...  Củng cố thái độ, hành động đúng cho bản thân và kêu gọi cộng đòng: rèn luyện sự
quyết tâm, kiên trì, sự sáng tạo, niềm tin, hi vọng, lạc quan,... trong khi giải quyết các vấn đề
khó khăn trong cuộc sống.
Đề 4: Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện,

chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góckhuất. Đoán ngay ra đã có chú
tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái quy định: vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền
sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó.
Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống, chú tiểu kinh
ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình, vì quá hoảng sợ
nên không nói được gì, đứng im chờ nhận được những lời trách cứ và cả hình phạt nặng
nề. Không ngờ vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói: “Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo
đi”. Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó.
Cách xử sự của vị thiền sư trong câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy trình bày
ý kiến của em bằng một bài văn ngắn (khoảng 2 trang giấy thi).
1. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội ngắn. Bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc, lập luận
chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không mắc lỗi các loại.
2. Yêu cầu về kiến thức:
a. Giải thích: Cách xử sự của vị thiền sư có 2 chi tiết đáng chú ý:
- Đưa bờ vai của mình làm điểm tựa cho chú tiểu lỗi làm bước xuống.
- Không quở phạt trách mắng mà nói lời yêu thương thể hiện sự quan tâm lo lắng.
-> Qua đó ta thấy vị thiền sư là người có lòng khoan dung, độ lượng với người lầm lỗi. Hành
động và lời nói ấy có sức mạnh hơn ngàn lần roi vọt, mắng nhiếc mà cả đời chú tiểu không bao
giờ quên.
=>Cách xử sự của vị thiền sư trong câu chuyện cho ta bài học về lòng khoan dung. Sự khoan
dung nếu đặt đúng lúc đúng chỗ thì nó có tác dụng to lớn hơn sự trừng phạt, nó tác động rất
mạnh đến nhận thức của con người.
b. Khẳng định, bàn bạc, mở rộng vấn đề:
- Khoan dung là tha thứ rộng lượng với người khác nhất là những người gây đau khổ với mình.
Đây là thái độ sống đẹp, một phẩm chất đáng quý của con người.
- Vai trò của khoan dung: Tha thứ cho người khác chẳng những giúp người đó sống tốt đẹp hơn
mà bản thân chúng ta cũng sống thanh thản... Khoan dung giúp giải thoát những hận thù, tranh
chấp cân bằng cuộc sống, sống hòa hợp hơn với mọi người xung quanh.
- Đối lập với khoan dung là đố kị, ghen tỵ, ích kỉ, định kiến.

- Khoan dung không có nghĩa là bao che cho những việc làm sai trái.
(dẫn chứng sinh động, phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề).
25


×