Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Đồ án Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh và đề xuất giải pháp quản lý hợp lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.96 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT SINH CHẤT
THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Nhóm sinh viên:
Đặng Thị Thu Huệ
Hoàng Thị Thùy Linh
Nguyễn Lê Kim Ngân
Nguyễn Quang Thắng
Lớp:

ĐH6QM1

GVHD:

TS. Nguyễn Văn Doanh

HÀ NỘI, 2019


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Tên đầy đủ



BVMT

: Bảo vệ môi trường

CTR

: Chất thải rắn

CTRNH

: Chất thải rắn nguy hại

CTRSH

: Chất thải rắn sinh hoạt

MTĐT

: Môi trường đô thị

MTV

: Một thành viên

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCVN


: Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

: Ủy ban nhân dân

VSMT

: Vệ sinh môi trường


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt
Bảng 3.1. Xác định hệ số phát sinh CTRSH của phường Đại Phúc
Bảng 3.2. Xác định hệ số phát sinh CTRSH của phường Phong Khê
Bảng 3.3. Xác định hệ số phát sinh CTRSH của phường Vũ Ninh
Bảng 3.4. Xác định hệ số phát sinh CTRSH của xã Hòa Long
Bảng 3.5. Khối lượng CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình tại thành phố Bắc Ninh năm
2018
Bảng 3.6. Thành phần CTRSH tại 4 phường/xã nghiên cứu
Bảng 3.7. Khối lượng phát sinh, hiệu suất thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt tại
thành phố Bắc Ninh
Bảng 3.8. Dự báo dân số đến năm 2022
Bảng 3.9. Dự báo lượng CTR phát sinh trên địa bàn thành phố Bắc Ninh


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Hiện nay, cùng với quá trình đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa, khối lượng chất thải

rắn phát sinh ở các tỉnh, thành phố nước ta ngày càng tăng. Theo Báo cáo môi trường
quốc gia năm 2011 do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố tháng 8 năm 2012, ước
tính mỗi năm cả nước có hàng triệu tấn CTR phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, trong
đó khoảng 45% tổng khối lượng là CTR đô thị, 17% tổng khối lượng là CTR công
nghiệp. Đến năm 2017, tỷ trọng CTR đô thị có thể lên đến 51%, CTR công nghiệp sẽ lên
đến 22%, phần còn lại là các loại CTR nông nghiệp–nông thôn, CTR y tế và các loại
khác.
Áp lực giữa yêu cầu bảo vệ môi trường với tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đất
nước đặt ra cho các cơ quan quản lý cần đánh giá thực tế tình hình quản lý chất thải rắn
(nguy hại, sinh hoạt và công nghiệp thông thường) tại Việt Nam và đề xuất các giải pháp
tăng cường hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn nhằm đáp ứng yêu cầu trong công tác
bảo vệ môi trường theo tinh thần Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23
tháng 6 năm 2014 và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 về quản
lý chất thải và phế liệu.
Theo Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đinh hướng đến năm 2022, Bắc
Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đô thị hiện đại - văn minh - sinh thái
- giàu bản sắc. Trong đó thành phố Bắc Ninh là thành phố duy nhất trực thuộc tỉnh Bắc
Ninh và được công nhận là đô thị loại I vào năm 2017. Cùng với sự gia tăng số lượng và
quy mô các ngành nghề sản xuất, sự hình thành các khu dân cư tập trung, nhu cầu tiêu
dùng hàng hóa, nguyên vật liệu và năng lượng ngày càng tăng. Những sự gia tăng đó đã
tạo điều kiện kích thích các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ mở rộng và phát triển
nhanh chóng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, sự phát
triển mạnh mẽ này đã tạo ra một lượng lớn chất thải vào môi trường, đặc biệt là chất thải
rắn như chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải xây dựng,
chất thải nguy hại…
Quản lý lượng chất thải rắn trên là một thách thức vô cùng to lớn và là một trong những
dịch vụ môi trường đặc biệt quan trọng không chỉ vì chi phí rất lớn mà còn vì những lợi
ích và tiềm tàng đối với sức khoẻ cộng đồng và đời sống của người dân. Do đó, để đảm
bảo hài hòa phát triển kinh tế theo hướng bền vững, phát triển xã hội và đảm bảo môi
trường đó là quy luật của sự phát triển.

Xuất phát từ thực tế trên, do đó nhóm chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài việc thực hiện
đồ án “Đánh giá hiện trạng chất thải rắn trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc
Ninh và đề xuất giải pháp thu gom hợp lý” nhằm hướng tới phát triển bền vững trong


tương lai và giảm thiểu những thách thức, chống lại tiêu cực của quá trình đô thị hóa,
hiện đại hóa.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Bắc
Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất được giải pháp quản lý hiệu quả chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố
Bắc Ninh, tỉnh Băc Ninh.
3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
+ Nguồn gốc phát sinh
+ Thành phần chát thải rắn sinh hoạt
+ Lượng phát sinh chất thải rắn.
- Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố
+ Tìm hiểu hệ thống quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố.
+ Công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu trữ chất thải rắn sinh hoạt.
+ Quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý: Quy trình thực hiện, tần suất thu gom, thời
gian thu gom, các điểm tập kết,…
+ Thực trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Đánh giá nhận thức của cộng đồng về thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn thành phố Bắc Ninh
+ Đánh giá nhận thức của các hộ gia đình trên địa bàn.
+ Đánh giá nhận thức của các cán bộ môi trường; các tổ, đội thực hiện việc thu
gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Đề xuất giải pháp hiệu quả trong công tác quản lý chất thai rắn sinh hoạt tại địa phương.



CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt
1.1.1. Khái niệm và phân loại chất thải rắn
Khái niệm: Chất thải rắn được là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của con
người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay khi
không muốn dùng nữa.
Phân loại:
1.1.1.1. Phân loại theo nguồn gốc phát sinh
- Chất thải rắn đô thị: chất thải từ hộ gia đình, chợ, trường học, cơ quan;
- Chất thải rắn nông nghiệp: rơm rạ, trấu, lõi ngô, bao bì thuốc bảo vệ thực vật…
- Chất thải rắn công nghiệp: chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Ví dụ như nhựa, cao su,
giấy, thủy tinh…
1.1.1.2. Phân loại theo thành phần hóa học
- Chất thải rắn hữu cơ: chất thải thực phẩm, rau củ quả, phế thải nông nghiệp, chất thải
chế biến thức ăn…
- Chất thải rắn vô cơ: chất thải vật liệu xây dựng như đá, sỏi, xi măng, thủy tinh…
1.1.1.3. Phân loại theo tính chất độc hại
- Chất thải rắn thông thường: giấy, vải, thủy tinh…
- Chất thải rắn nguy hại: chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải nông nghiệp nguy hại,
chất thải y tế nguy hại…
1.1.1.4. Phân loại theo công nghệ xử lý hoặc khả năng tái chế
- Chất phải phân hủy sinh học, phân thải khó phân hủy sinh học,
- Chất thải cháy được, chất thải không cháy được,
- Chất thải tái chế được: kim loại, cao su, giấy, gỗ…
- Chất thải không thể tái chế
1.1.2. Thành phần, tính chất của chất thải rắn sinh hoạt
1.1.2.1. Thành phần:
Bảng 1.1. Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần

1. Các chất dễ cháy

Định nghĩa

Ví dụ


Giấy

Các vật liệu làm từ giấy bột và giấy

Túi giấy, mảnh bìa, giấy
vệ sinh,…
Hàng dệt
Nguồn gốc từ các sợi
Vải, len, nilon,…
Thực phẩm
Các chất thải từ đồ ăn, thực phẩm
Rau, vỏ quả, thịt, cá thừa
Cỏ, gỗ củi, rơm rạ
Các vật liệu và sản phẩn được làm Bàn ghế, đồ chơi, bàn
từ gỗ, tre nứa, rơm rạ,…
chải,…
Chất dẻo
Các vật liệu và sản phẩn được làm Vòi nước, dây điện,…
từ chất dẻo
Da và cao su
Các vật liệu và sản phẩn được làm Bóng, giày, ví,…
từ da và cao su
2. Các chất không cháy

Các kim loại sắt
Các vật liệu và sản phẩm được chế Vỏ hộp, dây điện, hàng
tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút
rào, dao, nắp lọ...
Các kim loại phi sắt Các vật liệu không bị nam châm hút Vỏ nhôm, giấy bao gói,
đồ đựng...
Thủy tinh
Các vật liệu và sản phẩm được chế Chai lọ, đồ đựng bằng
tạo từ thủy tinh
thủy tinh, bóng đèn...
Đá và sành sứ
Bất cứ các vật liệu không cháy Vỏ chai, ốc, xương,
ngoài kim loại và thủy tinh
gạch, đá, gốm...
3. Các chất hỗn hợp Tất cả các vật liệu khác không phân Đá cuội, cát, đất, tóc...
loại trong bảng này. Loại này có thể
chưa thành hai phần: kích thước lớn
hơn 5 mm và loại nhỏ hơn 5 mm
1.1.2.2 Tính chất:
- Khối lượng riêng:
Khối lượng riêng của chất thải rắn được định nghĩa là khối lượng của vật chất tính trên
một đơn vị thể tích chất thải (kg/m3). Khối lượng riêng của chất thải rắn có thể thay đổi
tuỳ thuộc vào những trạng thái của chúng như chất thải đổ đống có nén hoặc không nén.
- Độ ẩm
Độ ẩm của chất thải rắn được biểu diễn bằng tỷ lệ lượng hơi nước (%) có chứa trong một
đơn vị khối lượng chất thải.
- Nhiệt trị:
Nhiệt trị của chất thải là lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy một đơn vị khối lượng chất thải.
Đơn vị tính: kJ/kg hoặc kCal/kg. Giá trị này càng lớn thì phương pháp nhiệt phân chất
thải càng có hiệu quả.

Nhiệt trị của chất thải phụ thuộc vào thành phần của chất thải và rất phụ thuộc vào độ ẩm
của chất thải. Độ ẩm càng lớn thì khả năng cháy càng thấp, nhiệt trị càng thấp.


- Độ tro (chất trơ):
Độ tro là tỷ lệ (%) lượng vật chất còn lại sau quá trình thiêu đốt chất thải. Độ tro càng
nhỏ thì quá trình cháy chất thải càng tốt. Khi áp dụng phương pháp nhiệt phân người ta
thường lựa chọn loại chất thải có độ ẩm và độ tro thấp.
- Thành phần cháy:
Thành phần cháy của chất thải rắn là chất có khả năng bốc cháy, có khả năng phân hủy
bởi nhiệt độ trong điều kiện có ôxy.
- Thành phần hữu cơ:
Thành phần chất thải rắn hữu cơ thường có nguồn gốc từ động vật và thực vật. Chất thải
hữu cơ thường là chất thải từ các công đoạn chế biến thực phẩm như tôm, cua, cá… từ
các phế phẩm nông lâm nghiệp, chăn nuôi như rau, củ, quả, phân lợn, gà… Các chất thải
hữu cơ thường được tái chế thành phân vi sinh hoặc có thể ủ sinh học để sinh ra khí
metan dùng cho việc cung cấp năng lượng nhiệt.
- Thành phần vô cơ:
Thành phần rác thải vô cơ như đất, cát, đá sỏi, sành sứ, thủy tinh. Các loại hình chất thải
này thường có nguồn gốc từ hoạt động xây dựng, sản xuất xi măng, khai thác khoáng sản,
tro xỉ của các lò đốt chất thải, lò luyện kim…
- Chất thải dễ phân hủy sinh học:
Chất thải rắn có thành phần dễ phân hủy sinh học thường là chất thải thực phẩm, chất thải
nông nghiệp như rau, thịt, phân gia súc, gia cầm. Chất thải loại này thường được ủ sinh
học để làm phân compost (phân trộn) hoặc ủ lên men tạo thành khí metan.
- Thành phần tái chế được:
Chất thải rắn có thành phần có thể tái chế được thường hay được phân loại tại nguồn từ
các hộ gia đình, cơ quan, trường học, chất thải công nghiệp. Ví dụ chất thải tái chế được
như kim loại, nhựa, cao su, giấy, thủy tinh, chất thải điện tử… Ngày nay, nhiều loại chất
thải tái chế rất đa dạng như ắc qui, lốp xe, xỉ than của các lò đốt làm vật liệu xây dựng,

ngay cả bùn thải của công nghệ mạ niken, crôm cũng được thu hồi kim loại, bùn đỏ của
quá trình sản xuất oxit nhôm cũng được tái chế thành các vật liệu khác nhau, …
1.1.3. Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt
1.1.3.1 Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh:
Phương pháp chôn lấp là phương pháp phổ biến và đơn giản nhất Phương pháp chôn lấp
thường áp dụng cho đối tượng chất thải rắn là rác thải đô thị không được sử dụng để tái
chế, tro xỉ của các lò đốt, chất thải công nghiệp. Phương pháp chôn lấp cũng thường áp


dụng để chôn lấp chất thải nguy hại, chất thải phóng xạ ở các bãi chôn lấp có thiết kế đặc
biệt cho rác thải nguy hại.
1.1.3.2 Phương pháp ủ sinh học:
Quá trình ủ sinh học áp dụng đối với chất hữu cơ không độc hại, lúc đầu là khử nước, sau
là xử lý cho tới khi nó thành xốp và ẩm. Độ ẩm và nhiệt độ được kiểm soát để giữ cho vật
liệu luôn ở trạng thái hiếu khí trong suốt thời gian ủ. Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ
quá trình ôxy hoá sinh hoá các chất hữu cơ. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân huỷ
là CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững như lignin, xenlulo, sợi…
1.1.3.3 Phương pháp tái chế chất thải rắn:
Các loại phế thải như: thuỷ tinh, đồng, nhôm, sắt, giấy… được đội ngũ đồng nát thu mua
ngay tại nguồn, còn một lượng nhỏ tới bãi rác và tiếp tục thu nhặt tại đó. Tất cả phế liệu
thu gom được chuyển đến các làng nghề. Tại đây quá trình tái chế được thực hiện.
1.1.3.4 Phương pháp thiêu đốt:
Thiêu đốt chất thải rắn là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại chất
thải nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Đây là giai đoạn ôxy hoá nhiệt
độ cao với sự có mặt của ôxy trong không khí, trong đó có rác độc hại được chuyển hoá
thành khí và các thành phần không cháy được. Khí thải sinh ra trong quá trình thiêu đốt
được làm sạch thoát ra ngoài môi trường không khí.
Xử lý chất thải bằng phương pháp thiêu đốt là làm giảm bớt tới mức nhỏ nhất chất thải
cho khâu xử lý cuối cùng là chôn lấp tro, xỉ. Mặt khác, năng lượng phát sinh trong quá
trình thiêu đốt có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các nghành công nghiệp cần

nhiệt và phát điện.
1.1.4. Tác động của chất thải rắn sinh hoạt
1.1.4.1. Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường không khí:
Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Khối lượng khí phát sinh từ
các bãi rác chịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ không khí và thay đổi theo mùa. Lượng
khí phát thải tăng khi nhiệt độ tăng, lượng khí phát thải trong mùa hè cao hơn mùa đông.
Đối với các bãi chôn lấp, ước tính 30% các chất khí phát sinh trong quá trình phân hủy
rác có thể thoát lên trên mặt đất mà không cần một sự tác động nào.
Khi vận chuyển và lưu giữ chất thải rắn sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất
hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí. Các khí phát sinh từ quá trình phân hủy chất
hữu cơ trong chất thải rắn: Amoni có mùi khai, Hydrosunfur mùi trứng thối, Sunfur hữu
cơ mùi bắp cải thối rữa, Mecaptan hôi nồng, Amin mùi cá ươn, Diamin mùi thịt thối, Cl2
hôi nồng, Phenol mùi ốc đặc trưng.
1.1.4.2. Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường nước:


Chất thải rắn không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm môi
trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích tiếp xúc của nước với
không khí dẫn tới giảm DO trong nước. Chất thải rắn hữu cơ phân hủy trong nước gây
mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho thủy sinh vật trong nguồn nước mặt bị
suy thoái. Chất thải rắn phân huỷ và các chất ô nhiễm khác biến đổi màu của nước thành
màu đen, có mùi khó chịu.
Thông thường các bãi chôn lấp chất thải đúng kỹ thuật có hệ thống đường ống, kênh rạch
thu gom nước thải và các bể chứa nước rác để xử lý trước khi thải ra môi trường. Tuy
nhiên, phần lớn các bãi chôn lấp hiện nay đều không được xây dựng đúng kỹ thuật vệ
sinh và đang trong tình trạng quá tải, nước rò rỉ từ bãi rác được thải trực tiếp ra ao, hồ gây
ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, nước rỉ rác có
chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao. Nếu không được thu gom xử lý sẽ thâm nhập vào
nguồn nước dưới đất gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Vấn đề ô nhiễm amoni
ở tầng nông (nước dưới đất) cũng là hậu quả của nước rỉ rác và của việc xả bừa bãi rác

thải lộ thiên không có biện pháp xử lý nghiêm ngặt.
1.1.4.3. Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường đất:
Các chất thải rắn có thể được tích lũy dưới đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm
tàng đối với môi trường. Chất thải xây dựng như gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa, dây
cáp, bê-tông... trong đất rất khó bị phân hủy. Các kim loại này tích lũy trong đất và thâm
nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Các chất thải có thể gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp
sản xuất hóa chất.
1.1.4.4. Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đối với người dân:
Việc quản lý và xử lý CTR không hợp lý không những gây ô nhiễm môi trường mà còn
ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người, đặc biệt đối với người dân sống gần khu vực
làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải... Người dân sống gần bãi rác không
hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da liễu, viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn
những nơi khác. Vì vậy, các chứng bệnh thường gặp ở đối tượng này là các bệnh về cúm,
lỵ, giun, lao, dạ dày, tiêu chảy, và các vấn đề về đường ruột khác.
1.1.4.5. Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đến kinh tế - xã hội:
Chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý CTR vì thế cũng tăng lên, chưa kể đến chi phí xử
lý ô nhiễm môi trường liên quan đến CTR. Hàng năm ngân sách của các địa phương phải
chi trả một khoản khá lớn cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR. Chi phí xử lý
CTR tuỳ thuộc vào công nghệ xử lý.


Chỉ tính riêng chi phí vận hành lò đốt CTR y tế đối với các bệnh viện có lò đốt, mỗi
tháng bệnh viện tuyến trung ương chi phí trung bình khoảng 26 triệu đồng, bệnh viện
tuyến tỉnh 20 triệu đồng, bệnh viện huyện 5 triệu đồng. Đối với các bệnh viện thuê Trung
tâm thiêu đốt chất thải y tế vận chuyển và đốt rác, chi phí khoảng 7.500 đồng/kg. Chi phí
vận hành lò đốt cho xử lý chất thải cho cụm bệnh viện là khoảng 10.000 - 15.000 đồng/kg
CTR y tế nguy hại. Đối với một số bệnh viện đa khoa lớn, chi phí cho xử lý CTR y tế lên
tới 100 triệu đồng/tháng. (Theo Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng, 2015).

1.1.4.6. Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đến du lịch:
Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống đang là một hướng phát triển kinh tế
được nhiều địa phương lựa chọn. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường tại chính các
làng nghề đã gây cản trở lớn tới các hoạt động phát triển du lịch làng nghề, làm giảm
lượng khách du lịch,... dẫn đến giảm nguồn thu từ hoạt động này tại các địa phương có
làng nghề.
1.2. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam và cơ sở pháp lý về quản
lý chất thải rắn
1.2.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2011, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
tại các đô thị trên toàn quốc tăng trung bình 10 – 16% mỗi năm, chiếm khoảng 60 – 70%
tổng lượng chất thải rắn đô thị và tại một số đô thị tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
chiếm đến 90% tổng lượng chất thải rắn đô thị. Lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị tăng
mạnh ở các đô thị lớn như TP. Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, nơi có tốc độ
đô thị hóa, công nghiệp hóa tăng nhanh, chiếm tới 45,24% tổng lượng chất thải rắn sinh
hoạt phát sinh từ các đô thị lớn trên cả nước. Chỉ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tính
theo đầu người/ngày cũng có sự khác biệt rõ rệt giữa các thành phố lớn và các tỉnh lẻ như
ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn khác là 0,9 – 1,38%,
còn ở thành phố Đồng Hới, thành phố Kom Tum,… là 0,31 – 0,38%.
Theo thống kê năm 2015, lượng CTR sinh hoạt phát sinh ở khu vực đô thị khoảng 38.000
tấn/ngày. Trong khi năm 2014, khối lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 32.000
tấn/ngày. Riêng tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh là
6.420 tấn/ngày và 6.739 tấn/ngày.
1.2.2. Tình hình thu gom, vận chuyển
Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị là từ khoảng 85% đổ lên, còn ở các
khu vực ngoại thành đô thị trung bình đạt 60%. Đối với khu vực nông thôn, tỷ lệ thu gom
chưa cao, vào những năm 2014 – 2016 chỉ rơi vào khoảng từ 40 – 55%.
Tại các đô thị, việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt do Công ty môi trường
đô thị hoặc công ty công trình đô thị thực hiện. Mức thu phí vệ sinh hiện nay từ 4000 –
6000 VNĐ/người/tháng hay 10.000 – 30.000 đồng/hộ/tháng tùy từng địa phương. Mức



thu tại các cơ sở sản xuất, dịch vụ từ 120.000 – 200.000 đồng/cơ sở/tháng tùy theo quy
mô, địa phương.
Tại khu vực nông thôn việc thu gom rác, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu do
các hợp tác xã, tổ đội thu gom đảm nhiệm với chi phí thu gom thỏa thuận với người dân
đồng thời có sự chỉ đạo của chính quyền địa phương.
Nhìn chung, tình hình thu gom tại các khu vực nông thôn đang còn nhiều bất cập, tình
trạng rác thải vứt bừa bãi trên lề đường hoặc kênh rạch là không thể tránh khỏi mà
nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của người dân địa phương. Do đó cần có những biện
pháp phù hợp để mang lại môi trường trong sạch cho cộng đồng dân cư.
1.2.3. Tình hình xử lý
Tính đến hết năm 2015, cả nước có khoảng 35 cơ sở xử lý CTR sinh hoạt đô thị được xây
dựng đưa vào hoạt động. Công suất trung bình của các cơ sở xử lý phổ biến ở mức từ 100
- 200 tấn/ngày. Một số cơ sở xử lý CTR sinh hoạt có công suất thiết kế rất lớn như: khu
liên hợp xử lý CTR Đa Phước 3.000-5.000 tấn/ngày; nhà máy xử lý CTR tại Củ Chi, Tp.
Hồ Chí Minh 1.000 tấn/ ngày; một số cơ sở xử lý có công suất trên 300 tấn/ngày như: nhà
máy xử lý chất thải Xuân Sơn (Sơn Tây, Hà Nội) 700 tấn/ngày; nhà máy xử lý CTR sinh
hoạt Nam Bình Dương (tỉnh Bình Dương) 420 tấn/ngày; nhà máy xử lý CTR Đồng Xanh
(tỉnh Đồng Nai) 300 tấn/ngày;…
Công nghệ xử lý CTR sinh hoạt phổ biến là chôn lấp, ủ phân hữu cơ và đốt. Tại khu vực
đô thị, tỷ lệ CTR sinh hoạt được chôn lấp trực tiếp khoảng 34%, tỷ lệ CTR sinh hoạt
được giảm thiểu hoặc tái chế tại các cơ sở xử lý đạt khoảng 42% và lượng CTR còn lại là
bã thải của quá trình xử lý được chôn lấp chiếm khoảng 24%. Một số công nghệ trong
nước đang triển khai áp dụng bước đầu đã đem lại hiệu quả nhất định. Các công nghệ
được nghiên cứu trong nước hầu hết do các doanh nghiệp tư nhân đảm nhiệm nên việc
hoàn thiện công nghệ cũng như triển khai ứng dụng trong thực tế còn gặp nhiều khó
khăn. Cụ thể, các công nghệ mới, vừa triển khai ứng dụng, vừa hoàn thiện nên các dây
chuyền công nghệ và thông số kỹ thuật của thiết bị chưa hoàn thiện và chuẩn xác; chưa
được kiểm tra, thẩm định đạt yêu cầu của cơ quan chức năng. Kết quả là hiệu quả xử lý

CTR sinh hoạt chưa cao, công tác phân loại phức tạp, máy móc thiết bị mau bị hư hỏng,
ăn mòn…
Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh phần lớn là bãi rác tạm, lộ thiên, không có hệ thống
thu gom và xử lý nước rỉ rác, quá tải, không được che phủ bề mặt, không phun hóa chất
khử mùi và diệt côn trùng... đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí,
sinh thái và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, hoạt động sản xuất của cộng đồng
xung quanh.
 Tóm lại:


Công tác thu gom rác thải sinh hoạt tại các khu dân cư đô thị đã được Nhà nước quan tâm
nhưng việc tổ chức và đầu tư chưa đồng bộ. Tại các phố/phường đã tổ chức được mạng
lưới xe và nhân công thu gom rác theo giờ quy định, nhưng lại chưa tổ chức tốt việc giáo
dục và quy định cho người dân đổ rác vào thùng, vào xe rác. Các cơ quan chức năng và
các tổ chức quần chúng chưa phối hợp chặt chẽ công tác giáo dục tuyên truyền nâng cao
ý thức bảo vệ môi trường sinh hoạt cho mọi người dân, vì vậy ý thức thải/vứt rác nơi
công cộng/ nhà hàng của dân chúng rất kém. Đặc biệt ở các khu dân cư ven đô thị thì việc
tổ chức thu gom rác còn nhiều bất cập. Nhiều nơi không có phương tiện chuyển đi đến
bãi chôn rác lớn, thế là khu dân cư này đổ rác vào đầu đƣờng khu dân cư khác, gây ô
nhiễm trầm trọng và mất cảnh quan môi trường. Công tác phân loại rác thải sinh hoạt,
trong đó phân loại rác thải hữu cơ tại nguồn để xử lý thành phân hữu cơ còn nhiều hạn
chế.
Hiện nay Nhà nước và một số công ty thu gom rác thải thành phố mới chỉ chú trọng thu
gom rác để chở đến bãi chôn hoặc đến nhà máy chế biến rác song không phân loại, tách
rác tại nguồn. Việc tuyên truyền, giáo dục cộng đồng đối với công tác thu gom, đổ rác
sạch đƣờng phố, sạch làng xóm đã có nhƣng chưa chú ý đến vấn đề phân loại rác tại
nguồn. Người dân chưa có ý thức và thói quen giữ vệ sinh công cộng bằng việc đổ, vứt
rác đúng chỗ, đúng lúc. Đây có lẽ là tồn tại và khó khăn nhất cho công tác giải quyết rác
thải sinh hoạt, bảo vệ môi trường sống cộng đồng.
1.2.3. Cơ sở pháp lý về quản lý chất thải rắn sinh hoạt

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13. Trong đó chất thải rắn sinh hoạt được quy
định chi tiết tại :
Mục 3: quản lý chất thải rắn thông thường
+ Điều 95: Trách nhiệm phân loại chất thải rắn thông thường
+ Điều 96: Thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường.
+ Điều 97: Tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn thông thường.
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định 40/2019?NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị
định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất
thải và phế liệu. Trong đó quản lý chất thải rắn sinh hoạt được quy định chi tiết tại
chương III của nghị định này.
- Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
quản lý chất thải nguy hại.


- Quyết định số 595/2013/QĐ-UBND ngày 31/12/2013của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc
phê duyệt Đề án Phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn 2013- 2020.
- Quyết định số 105/QĐ-UBND ngày 31/03/2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban
hành Quy định quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Kế hoạch số 04/KH-TNMT ngày 15/04/2014 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc
Ninh về việc triển khai thí điểm 02 mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
trên địa bàn thành phố Bắc Ninh và huyện Gia Bình.
1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
1.3.1.1.Địa hình
Thành phố Bắc Ninh có địa hình của vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ, tương đối bằng
phẳng, gồm địa hình đồng bằng và địa hình chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du.

Hướng dốc chính của địa hình theo hướng Đông Bắc - Tây Nam.
1.3.1.2. Đặc điểm khí hậu:
- Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm
23,3°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,9°C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng
thấp nhất là 15,8°C (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp
nhất là 13,1°C.
- Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1.400 - 1.600mm nhưng phân
bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80%
tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng
lượng mưa trong năm.
- Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.530 - 1.776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ
nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng là tháng 1.
- Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước
đến tháng 3 năm sau; gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo
hơi ẩm, gây mưa rào.
1.3.1.3. Đặc điểm thủy văn.
Thành phố Bắc Ninh có chế độ thủy văn thuộc hệ thống lưu vực Sông Cầu (bắt nguồn từ
tỉnh miền núi Bắc Cạn), đoạn chảy qua thành phố dài đến 30km (chiếm khoảng 1/4 tổng
chiều dài qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh), lòng sông mùa khô rộng (60 - 80m), mùa mưa rộng
(100 - 120m. Trên địa bàn thành phố còn có các nhánh nhỏ của sông Cầu như: sông Ngũ
Huyện Khê, đoạn chảy qua địa bàn từ xã Phong Khê đến xã Hòa Long dài khoảng 15km;


sông Tào Khê, từ xã Kim Chân - Cầu Ngà dài khoảng 9km. Ngoài ra, có các tuyến kênh
mương, ao hồ chính như: kênh Nam dài 8,8km; kênh Tào Khê dài 9,4km; hồ nước Đồng
Trầm (diện tích khoảng 40ha, mực nước mùa kiệt 1 - 1,5m); hồ Thành Cổ (diện tích
khoảng trên 8,0ha, mực nước mùa kiệt 0,5m).
1.3.1.4. Tài nguyên đất:
Theo số liệu thống kê đất đai, diện tích tự nhiên của thành phố có 8.260,88ha. Trong đó:
đất nông nghiệp 3.745,16ha, đất phi nông nghiệp 4.459,76ha và đất chưa sử dụng

55,96ha. Về đặc tính đất đai bao gồm có các loại đất chính sau:
+ Đất loang lổ, diện tích 296,46ha.
+ Đất phù sa loang lổ, diện tích 481,74ha.
+ Đất xám feralit, diện tích 234,42ha.
+ Đất gley chua, diện tích 667,03ha.
+ Đất phù sa chua, diện tích 1.297,14ha.
+ Đất xám loang lổ, diện tích 963,35ha.
1.3.1.5. Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt: với lợi thế nằm cạnh sông Cầu về phía Bắc thuộc vùng trung hạ lưu của
hệ thống sông Cầu, có sông nhánh Ngũ Huyện Khê nằm tại khu vực phía Tây và sông
Tào Khê nằm tại khu vực phía Đông của thành phố. Các dòng chảy đã cung cấp nước mặt
phong phú cho các hoạt động sản xuất, giữ vai trò quan trọng về công tác thủy lợi của địa
phương mà còn tạo giá trị kinh tế cao về giao thông đường thủy. Ngoài ra, trên địa bàn
thành phố có hệ thống hồ, ao phân bố rải rác trong các khu vực cùng với hệ thống kênh
mương thủy lợi đảm nhận chức năng điều tiết lưu chuyển lượng nước mặt cho thành phố
và tạo cảnh quan, không gian môi trường sinh thái.
Nguồn nước ngầm: theo kết quả điều tra địa chất thủy văn thì vùng Bắc Ninh có nguồn
nước ngầm mạch nông, chiều dày tầng trung bình 10 - 12m và là tầng chứa nước có áp,
lưu lượng nước khá phong phú (3,5 - 10,6l/s.m). Vùng phía Bắc có trữ lượng khá lớn, khả
năng khai thác với trữ lượng cao và chất lượng đảm bảo: khu vực làng Hữu Chấp, Đẩu
Hàn thuộc xã Hòa Long với trữ lượng khoảng 13.000 m3/ngày.đêm.
1.3.2.Điều kiện kinh tế - xã hội
1.3.2.1. Kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn thành phố đạt 11,9%; Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây
dựng đạt trên 97%. nhiều dự án khu đô thị với quy mô lớn được đầu tư và đưa vào sử
dụng như: Vũ Ninh - Kinh Bắc, Hòa Long - Kinh Bắc, Hồ Ngọc Lân III; Khu đô thị mới


đường Lê Thái Tổ (khu HUD); Khu đô thị mới Bắc đường Kinh Dương Vương (phường

Vũ Ninh); Khu đô thị mới Nam Võ Cường (phường Võ Cường)...
- Hoạt động thương mại- dịch vụ của thành phố cũng phát triển mạnh với chuỗi trung tâm
thương mại, siêu thị như: Him Lam Plaza, Dabaco mart, Media mart…; hệ thống khách
sạn, nhà hàng cao cấp như: Mường Thanh Hotel, L'Indochina Hotel, Phượng Hoàng
Hotel, Khách sạn Hoàng Gia, Khách sạn Đông Đô, World Hotel….
Với sự phát triển toàn diện như vậy, ngày 25/12/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban
hành Quyết định số 2088/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Bắc Ninh là đô thị loại I,
trực thuộc tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2.2. Văn hóa - Xã hội
- Lĩnh vực văn hóa, xã hội của thành phố ngày càng được quan tâm và có bước phát triển
mới. Hiện nay, thành phố Bắc Ninh có 192 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 87 di tích
được xếp hạng (41 di tích cấp Quốc gia, 47 di tích cấp Tỉnh); Công tác an sinh xã hội
được quan tâm chú trọng, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm còn 10%, tỷ lệ hộ nghèo còn
2,22%. Hàng năm giải quyết việc làm cho trên 5000 lao động.
- Thành phố Bắc Ninh cũng nổi tiếng với các lễ hội có ảnh hưởng lớn tới văn hóa tín
ngưỡng như hội Đền Bà Chúa Kho, hội Đền Vân Mẫu..., hay văn hóa sinh hoạt như hội
Hát Quan họ ở các làng Hòa Đình, Bồ Sơn, Làng Ném...
 Đánh giá chung

Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Bắc
Ninh: thành phố đạt đô thị loại I và năm 2017, được sự quan tâm của các nhà quản lý,
trình độ dân trí cao, đời sống nhân dân ổn định và ngày càng phát triển tạo điều kiện
thuận lợi về công tác thu gom, vận chuyển, xử lý và quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn thành phố.
Song song với những thuận lợi trên cũng còn không ít thách thức đối với công tác quản lý
chất thải rắn trên địa bàn thành phố. Sức ép từ sự phát triển nhanh như vũ bao của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, tình trạng quản lý bao gồm thu gom, vận chuyển và xử lý còn
nhiều bất cập, nguồn lực đầu tư cho vấn đề tài nguyên – môi trường còn hạn chế.



CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
- Đối tượng nghiên cứu: tình hình phát sinh, thu gom, vận chuyển, xử lý và thực trạng
quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian: 28/8 – 20/9/2019
+ Không gian: điều tra, khảo sát lấy mẫu chất thải rắn, phân tích đánh giá thực trạng chất
thải rắn trên địa bàn thành phố và thực trạng quản lý CTRSH trên địa bàn.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
- Mục đích: Nhằm sử dụng để thu thập các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
của thành phố Bắc Ninh cũng như công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố.
- Cách thực hiện: Thu thập các tài liệu liên quan đến đồ án thông qua các hình thức: thu
thập tài liệu, phỏng vấn trực tiếp các cán bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc
Ninh, Phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Bắc Ninh, công ty TNHH MTV Môi
trường Đô thị Bắc Ninh, các hộ gia đình, những công nhân trực tiếp tham gia thu gom rác
thải, những cán bộ chuyên môn am hiểu về lĩnh vực môi trường. Các tài liệu cần thu thập
gồm: “Đề án điều tra thực trạng phát sinh chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và đề
xuất giải pháp thu gom hợp lý” do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh thực hiện,
“ Quyết định số 105/QĐ-UBND ngày 31/03/2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban
hành Quy định quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”,…
2.2.2.. Phương pháp kế thừa
- Mục đích: Nhằm kế thừa số liệu từ các tài liệu tham khảo đáng tin cậy để giảm bớt nội
dung điều tra, bổ sung những nội dung không điều tra được hay không được tiến hành,
đồng thời rút ngắn thời gian và kinh phí thực hiện
- Cách thực hiện: Sử dụng các tài liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã
có, đặc biệt sử dụng các kết quả nghiên cứu về đánh giá ô nhiễm môi trường trong tỉnh,
thành phố và các vùng ảnh hưởng; kế thừa từ các báo cáo của Sở tài nguyên và Môi
trường về quản lý CTR.

2.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học
- Mục đích: Phương pháp nhằm khảo sát mức độ hiểu biết, nhận thức và sự tham gia của
người dân trong việc phát sinh, thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn. Phiếu điều tra


được thiết kế để thu thập ý kiến của người dân về tình hình phát sinh, thành phần rác thải
sinh hoạt, tần suất thu gom, cách thức xử lý và công tác quản lý rác thải sinh hoạt.
- Cách thực hiện: Số phiếu điều tra trên địa bàn thành phố là 80 phiếu trong đó khu vực
khu vực các phường trung tâm là 50 phiếu, khu vực 3 xã còn lại là 30 phiếu. Bên cạnh
đó, tiến hành tham khảo ý kiến của các nhà quản lý, các cơ quan chức năng trong việc xử
lý, quản lý chất thải rắn, cũng như việc định hướng, quy hoạch trong tương lai đối với
vấn đề nêu trên.
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Mục đích: nhằm tổng hợp các bảng hỏi và phiếu điều tra khảo sát về CTRSH và hệ
thống hóa câu trả lời, đưa ra giải pháp phù hợp.
- Sử dụng các phương pháp thống kê toán học bằng các phần mềm thống kê chuyên dụng
như Excel để phân tích số liệu
- Tổng hợp phiếu điều tra, phỏng vấn dựa trên phần mềm Excel.
2.2.5. Phương pháp dự báo khối lượng CTRSH phát sinh
- Mục đích: nhằm dự báo được khối lượng CTRSH phát sinh trong các năm tiếp theo trên
địa bàn thành phố Bắc Ninh dựa vào dự báo dân số.
- Cách thực hiện: Sử dụng mô hình toán học Euler để dự báo dân số trong tương lai. Sau
đó tính toán lượng CTRSH phát sinh trong các năm tiếp theo dựa vào dân số và hệ số
CTRSH phát sinh.
Công thức Euler thể hiện như sau:
Ni+1 = Ni+ r.Ni.∆t
Trong đó:
Ni: dân số ban đầu (người).
Ni+1: Dân số năm cần tính (người)..
r : Tốc độ gia tăng dân số hằng năm (%).

∆t : Khoảng thời gian (năm), thường ∆t = 1.
2.2.6. Phương pháp xác định hệ số phát thải
- Tính hệ số phát thải
Chọn ngẫu nhiên 30 hộ gia đình thuộc 3 phường Đại Phúc, Phong Khê, Vũ Ninh và 10 hộ
thuộc xã Hòa Long trên địa bàn thành phố, tiến hành phát túi nilon đựng rác cho các hộ
gia đình và đến cân lượng rá thải thu gom vào giờ đó ngày hôm sau (24h). Sử dụng cân


để xác định khối lượng rác sinh hoạt phát sinh trong 1 ngày. Ghi lại khối lượng rác và
nhân khẩu của từng hộ.
Hệ số phát thải được tính như sau:
Hệ số phát thải =

Khối lượng rác thải sinh hoạt trong 1 ngày
Số nhân khẩu

- Xác định thành phần CTRSH
Các mẫu rác thải được lấy từ các hộ gia đình chọn ngẫu nhiên 3 phường và 1 xã sau khi
lấy được cân để xác định tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt thì sẽ đem thu gom lại một
chỗ riêng. Tại mỗi điểm tập trung chất thải, tiến hành trộn thành đống nhiều lần, chia
đống đã trộn thành 4 phần bằng nhau. Lấy 2 phần chéo nhau và tiếp tục trộn thành đống
mới, tiếp tục các thao tác trên cho đến khi đống rác còn khoảng 10kg thì tiến hành phân
loại thủ công thành các loại giấy bìa, nilon, vải, cao su, gạch đá, thủy tinh, kim loại, các
loại khác.
Thành phần phần trăm có trong CTRSH được tính như sau:
Thành phần theo phân loại(%)
=

Khối lượng theo từng loại
Tổng khối lượng rác của

mẫu

*100
%


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đánh giá hiện trạng phát sinh, hệ số phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
3.1.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt:
Để xác định nguồn phát sinh CTRSH trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, qua quá trình
khảo sát thực địa tại các khu vực được lựa chọn để nghiên cứu trên địa bàn 03 phường và
01 xã (phường Đại Phúc, phường Phong Khê, phường Vũ Ninh và xã Hòa Long). Kết quả
cho thấy, các nguồn phát sinh CTRSH rất đa dạng, chủ yếu là từ các khu dân cư; chợ;
bệnh viện; trạm y tế; văn phòng công sở như trường học, cơ quan nhà nước, đơn vị hành
chính sự nghiệp…
- Hộ gia đình: Đây là nguồn chất thải chính, là một phần tất yếu trong hoạt động sinh hoạt
hàng ngày của các hộ gia đình. Chất thải sinh ra từ nguồn này rất lớn, đa dạng và phức
tạp; chủ yếu chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy là những thực phẩm thừa hoặc loại bỏ
trong sinh hoạt hàng ngày; các loại chất thải vô cơ khó phân hủy (nhựa, nilon, kim loại,
thủy tinh,…) ngoài ra nó còn chứa các chất độc nguy hại (pin, ắc-quy, bóng điện,…)
nhưng chiếm tỷ lệ không đáng kể.
- Bệnh viện, trạm y tế: chất thải sinh hoạt của bác sỹ, y tá, các nhân viên của bệnh
viện/trạm y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân; nhựa, giấy, thực phẩm thừa.
- Trường học, cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp: Thành phần chất thải phát sinh chủ
yếu là giấy, các đồ dùng văn phòng phẩm, nhựa, thực phẩm thừa,…
- Chợ: Chất thải phát sinh chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy như rau, củ, quả thối, thức
ăn thừa, túi nilon, bao bì, bìa carton, thùng xốp,…
- Làng nghề: Khối bìa, carton, giấy vụn chất đống đang chờ được tái chế.
- Đường phố: Chất thải phát sinh hàng ngày từ cư dân sinh sống trên địa bàn hoặc những

người qua đường với nhiều thành phần đa dạng (nilon, giấy, mẩu thuốc lá, bao bì xốp,
nhựa, lá cây,…).
Cụ thể:
- Tại phường Đại Phúc:
+ Hộ gia đình: Phường có 4.269 hộ, với dân số 17.073 người.
+ Trường học, cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp: 08 trường học (02 trường Cao đẳng,
01 trường THPT, 02 trường THCS, 01 trường Tiểu học, 02 trường Mầm non), UBND
phường Đại Phúc, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Ninh, Nhà khách Bộ chỉ huy quân sự Bắc
Ninh, Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Bắc Ninh, Phòng Cảnh Sát PCCC & CNCH.


+ Y tế: 01 bệnh viện sản nhi Bắc Ninh và 01 bệnh viện đa khoa Kinh Bắc; 02 trạm y tế.
+ Chợ: 01 chợ trung tâm và 01 chợ bán đồ cũ, ngoài ra còn có 02 chợ cóc, mỗi phiên họp
chợ đều chủ yếu phát sinh các chất hữu cơ dễ phân hủy rau, củ quả, thịt bị hỏng và các
chất khó phân hủy như: nilon, xốp, nhựa,…
- Tại phường Phong Khê:
+ Hộ gia đình: Phường có 2.704 hộ, với dân số 13.520 người.
+ Trường học, cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp: 03 trường học (01 trường THCS, 01
trường Tiểu học, 01 trường Mầm non), UBND phường Phong Khê.
+ Y tế: 01 trạm y tế phường Phong Khê phục vụ tiêm phòng trẻ em và sơ cứu bệnh nhân.
+ Chợ: 01 chợ Phong Khê và 03 chợ cóc phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân.
+ Ngoài ra còn có làng nghề tái chế giấy với khối lượng lớn các bao bì, giấy vụn chất
đống đợi xử lý.
- Tại phường Vũ Ninh:
+ Hộ gia đình: Phường có 2.570 hộ, với dân số 12.853 người.
+ Trường học, cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp: 02 trường học (01 trường Tiểu học,
01 trường Mầm non), UBND phường Vũ Ninh.
+ Y tế: 04 bệnh viện, 01 phòng khám và 02 trạm y tế phường Vũ Ninh.
+ Chợ: 01 chợ Vũ Ninh và 02 chợ cóc phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân.
- Tại xã Hòa Long:

+ Hộ gia đình: Xã có 1.146 hộ, với dân số 9.123 người.
+ Trường học, cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp: 02 trường học (01 trường THCS, 01
trường Tiểu học), UBND xã Hòa Long.
+ Y tế: 01 trạm y tế xã phục vụ tiêm phòng trẻ em và sơ cứu bệnh nhân.
+ Chợ: 01 chợ trung tam và 02 chợ cóc phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân.
3.1.2 Khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu:
Qua quá trình khảo sát thực địa, nghiên cứu điều tra và cân rác tại các hộ gia đình của 03
phường và 01 xã thí điểm mỗi khu vực 10 hộ gia đình, với số liệu thu thập được thì đặc
điểm và hệ số phát sinh CTRSH tại 03 phường, 01 xã được nghiên cứu như sau:
3.1.2.1. Hệ số phát sinh CTRSH tại phường Đại Phúc:


Qua việc cân rác tại 10 hộ gia đình trên địa bàn phường và tính trung bình lượng rác thải
sau 5 lần thu thập, chúng tôi đã tính toán được hệ số phát sinh CTRSH trung bình trân địa
bàn xã theo Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Xác định hệ số phát sinh CTRSH của phường Đại Phúc

T
T

Tên chủ hộ

Nhân
khẩu
(người)

Khối lượng rác thải cân Hệ số phát sinh
dược trong ngày (kg)
(kg/người/ngày)


28/ 29/ 30/
3/9 4/9
8
8
8
1
Trần Thùy Dương
4
2,0 1,6 1,4 1,9 2,1
0,45
2
Nguyễn Trà My
8
3,0 3,5 2,7 3,1 2,5
0,37
3
Trần Ngọc Mai
5
2,2 2,1 1,8 1,5 2,0
0,38
4
Trần Ngọc Hà
5
1,7 1,5 1,8 2,0 1,3
0,33
5
Tạ Trung Hiếu
3
1,2 1,1 1,5 1,3 1,8
0,46

6
Nguyễn Hoàng Lộc
3
1,0 1,1 1,3 1,0 1,5
0,39
7
Lê Thu Trang
4
2,4 2,0 2,2 1,8 2,5
0,55
8
Đoàn Dũng
4
1,9 2,3 2,2 2,5 2,3
0,56
9
Phạm Văn Lương
4
2,3 2,1 1,8 2,0 1,5
0,49
10
Bùi Hữu Thịnh
4
2,7 2,5 2,9 2,1 2,4
0,63
Hệ số phát sinh CTRSH trung bình (kg/người/ngày)
0,46
- Phường Đại Phúc có 4.269 hộ, với dân số 17.073 người. Hệ số phát sinh CTRSH trung
bình của một nhân khẩu là 0,46 (kg/người/ngày). Tính toán được lượng phát sinh CTRSH
của các hộ gia đình trên địa bàn phường như sau:

17.073 (người) × 0,46 (kg/người/ngày) = 7.853,58 (kg/ngày) = 7,85 (tấn/ngày)
Theo báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2018 của phường Đại Phúc, khối lượng
chất thải rắn phát sinh tại trường học, cơ quan, trạm y tế như sau:
- Trường học, cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp: Tổng khối lượng chất thải rắn phát
sinh khoảng (0,8 tấn/ngày).
- Y tế: 02 bệnh viện có lượng chất thải rắn phát sinh là 0,6 tấn/ngày; 02 trạm y tế lượng
chất thải rắn vào khoảng 6 kg/ngày.
- Khu vực chợ trung tâm, chợ bán đồ cũ và chợ cóc tại phường mỗi phiên họp có lượng
chất thải rắn phát sinh vào khoảng 0,4 tấn/ngày.
Ta có thể tính lượng chất thải rắn phát sinh của phường là:
⅀CTR phường Đại Phúc ≈ 7,85 + 0,8 + (0,6 + 6 × 10-3) + 0,4 ≈ 9,66 (tấn/ngày)


3.2.1.2. Hệ số phát sinh CTRSH tại phường Phong Khê:
Bảng 3.2. Xác định hệ số phát sinh CTRSH của phường Phong Khê

T
T

Tên chủ hộ

Nhân
khẩu
(người
)

Khối lượng rác thải cân
dược trong ngày (kg)

Hệ số phát sinh

(kg/người/ngày)

28/ 29/ 30/
3/9 4/9
8
8
8
1
Mai Quang Hiếu
4
2,5 2,1 1,8 2,3 2,4
0,56
2
Trần Hoài Nam
3
1,6 2,1 1,8 1,3 1,4
0,55
3
Bùi Ngọc Hiệp
4
2,3 2,5 2,2 2,0 2,1
0,56
4
Trần Minh Thu
4
2,0 2,1 1,5 1,6 2,4
0,48
5
Quách Hùng Cường
2

1,1 1,2 1,1 0,9 1,3
0,56
6
Nguyễn Khánh Linh
5
2,9 2,7 2,5 2,4 3,0
0,60
7
Phạm Tú Linh
4
2,6 2,3 2,0 1,7 1,7
0,52
8
Nguyễn Lan Phương
4
1,5 1,8 1,9 1,6 2,1
0,45
9 Nguyễn Thanh Phong
4
2,5 2,5 2,1 2,0 2,3
0,57
10
Trần Trung Hải
3
2,6 2,5 2,7 3,0 3,1
0,93
Hệ số phát sinh CTRSH trung bình (kg/người/ngày)
0,59
- Phường Phong Khê có 2.704 hộ, với dân số 13.520 người. Hệ số phát sinh CTRSH
trung bình của một nhân khẩu là 0,59 (kg/người/ngày). Tính toán được lượng phát sinh

CTRSH của các hộ gia đình trên địa bàn phường như sau:
13.520 (người) × 0,59 (kg/người/ngày) = 7571,2 (kg/ngày) = 7,57 (tấn/ngày)
Theo báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2018 của phường Phong Khê, khối lượng
chất thải rắn phát sinh tại trường học, cơ quan, trạm y tế như sau:
- Trường học, cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp: Tổng khối lượng chất thải rắn phát
sinh khoảng (0,32 tấn/ngày).
- Y tế: 01 trạm y tế lượng chất thải rắn vào khoảng 6 kg/ngày.
- Khu vực chợ trung tâm, và các chợ cóc tại phường mỗi phiên họp có lượng chất thải rắn
phát sinh vào khoảng 0,6 tấn/ngày.
- Làng nghề tái chế giấy ước tính lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 150 tấn/ngày.
Ta có thể tính lượng chất thải rắn phát sinh của phường là:
⅀CTR phường Phong Khê ≈ 7,57 + 0,32 + 6 × 10-3 + 0,6 + 150 ≈ 158,5 (tấn/ngày)
3.1.2.3. Hệ số phát sinh CTRSH tại phường Vũ Ninh:


Bảng 3.3. Xác định hệ số phát sinh CTRSH của phường Vũ Ninh
T
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Nhân

Khối lượng rác thải cân
khẩu
được trong ngày (kg)
Tên chủ hộ
(người
28/8 29/8 30/8 3/9 4/9
)
Vũ Hải Anh
5
2,6
2,4
2,2 2,3 1,8
Bùi Minh Hạnh
4
2,5
2,8
2,7 2,1 2,4
Nguyễn Phan Anh
4
2,1
1,3
1,5 1,7 1,3
Vũ Trường Giang
2
1
1,1
1,1 1,2 0,7
Phan Minh Anh
6
3,1

3
2,9 3,4 3,7
Đào Bích Phương
4
2,1
2,1
2,6
2
1,9
Nguyễn Thế Nam
4
2,3
2,3
2,5 1,8 1,7
Phạm Minh Hằng
4
2,2
2,2
2,1 2,4 1,5
Vũ Huyền Trang
4
0,9
2,4
1,5 1,6 1,3
Nguyễn Hoàng Nam
3
2,6
2,6
2,6 2,4 2,1
Hệ số phát sinh CTRSH trung bình (kg/người/ngày)


Hệ số phát sinh
(kg/người/ngày)
0,45
0,63
0,40
0,51
0,54
0,54
0,53
0,52
0,39
0,82
0,53

- Phường Vũ Ninh có 2.570 hộ, với dân số 12.853 người. Hệ số phát sinh CTRSH trung
bình của một nhân khẩu là 0,53 (kg/người/ngày). Chúng tôi tính toán được lượng phát
sinh CTRSH của các hộ gia đình trên địa bàn phường như sau:
12.853 (người) × 0,53 (kg/người/ngày) = 6.812,1 (kg/ngày) = 6,81 (tấn/ngày)
Theo báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2018 của phường Vũ Ninh, khối lượng
chất thải rắn phát sinh tại trường học, cơ quan, trạm y tế như sau:
- Trường học, cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp: Tổng khối lượng chất thải rắn phát
sinh khoảng (0,37 tấn/ngày).
- Y tế: 04 bệnh viện có lượng chất thải rắn phát sinh là 1,3 tấn/ngày, 01 phòng khám
khoảng 4 kg/ngày và 02 trạm y tế phường Vũ Ninh có khoảng 7 kg/ngày.
+ Chợ: 01 chợ Vũ Ninh và 02 chợ cóc có lượng chất thải rắn phát sinh là 0,7 tấn/ngày.
Ta có thể tính lượng chất thải rắn phát sinh của phường là:
⅀CTR phường Vũ Ninh ≈ 6,81 + 0,37 + 1,3 + (4+7) ×10-3 + 0,7 ≈ 9,19 (tấn/ngày)
3.2.1.4. Hệ số phát sinh CTRSH tại xã Hòa Long:
Bảng 3.4. Xác định hệ số phát sinh CTRSH của xã Hòa Long



×