Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải công nghiệp nguy hại trên địa bàn tỉnh đồng nai và đề xuất giải pháp quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 52 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ths. Trần Tấn Hưng – Phó
phòng kiểm soát ô nhiễm, Chi cục bảo vệ Môi trường tỉnh Đồng Nai, đã tận tình
hướng dẫn, định hướng cho em thực hiện Đồ án tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn thầy TS. Võ Đình Long – Viện Khoa học Công nghệ và
Quản lý Môi trường đã giảng dạy và góp ý cho em về đề tài này. Đồng thời, em
cũng xin cảm ơn quí Thầy Cô trong Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi
trường đã truyền đạt cho em những kiến thức quí báu và tạo điều kiện thuận lợi
cho em hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Em cũng xin cảm ơn các anh chị phòng kiểm soát ô nhiễm cùng các anh chị
phòng quản lý hành chính đã giúp đỡ em về số liệu và tài liệu để hoàn thành đồ án
này.
Em rất biết ơn gia đình và bạn bè đã động viên và hỗ trợ tinh trong suốt thời
gian thực hiện đồ án
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
1
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP



















………………, ngày… tháng……năm 20…
Xác nhận của cơ quan thực tập Cán bộ hướng dẫn
(Ký & ghi rõ họ tên)
2
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


















………………, ngày… tháng……năm 20…
Giảng viên hướng dẫn
(Ký & ghi rõ họ tên)

3
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN


















………………, ngày… tháng……năm 20…
Giảng viên hướng dẫn
(Ký & ghi rõ họ tên)
4
NHẬT KÝ THỰC TẬP
Tuần đầu tiên Tiếp xúc làm quen với các cán bộ trong
phòng và tiếp xúc với các hồ sơ về quản
lý doanh nghiệp
Tuần thứ hai Hàng ngày cấp sổ chủ nguồn thải cho
một vài doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Ngày 12/8 tham gia đoàn thanh tra giám
sát hoạt động của Công ty Cổ Phần Môi
trường Đồng Xanh
Cập nhật sổ chủ nguồn thải mới nhất do
các doanh nghiệp đăng kí
Tuần thứ ba Cập nhật báo cáo giám sát môi trường
và sổ chủ nguồn thải chuyển giao hồ sơ
lên Sở Tài nguyên và Môi trường
Tuần thứ 4 Ngày 29/8 tham gia đoàn thanh tra giám
sát hoạt động của Công ty TNHH AB
Mauri Việt Nam
Tham khảo hồ sơ, tài liệu hoàn thành
thực tập
5
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa từ viết tắt
CTNH Chất thải nguy hại
CTCNNH Chất thải công nghiệp nguy hại
CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
CTRCN Chất thải rắn công nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TP Thành phố
MTV Một thành viên
DV Dịch Vụ
UBND Ủy ban nhân dân
BTVMT Bảo vệ Môi trường
KCN Khu công nghiệp
6
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Biểu đồ dân số tỉnh Đồng Nai theo giới tính 31
Biểu đồ cơ cấu dân số theo khu vực thành thị - nông thôn (2012) 32
Biểu đồ cơ cấu dân số theo khu vực thành thị - nông thôn (2013) 32
Biểu đồ Khối lượng CTCNNH phát sinh & xử lý tại các Khu Công Nghiệp 37
Biểu đồ khối lượng phát sinh CTNH ngoài Khu Công Nghiệp 39
7
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 02 đơn vị được UBND tỉnh cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại
hoạt động trên địa bàn tỉnh 41
Bảng 2. 07 đơn vị có trụ sở, khu xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được
Tổng cục Môi trường cấp phép cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại 42
Bảng 3. 13 đơn vị có trụ sở, khu xử lý ngoài tỉnh Đồng Nai được Tổng cục Môi
trường cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại có thực hiện thu gom, vận
chuyển, xử lý trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 43
8
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Bảo vệ môi trường ngày càng trở thành vấn đề bức bách và trọng yếu của
mọi quốc gia, là vấn đề của toàn nhân loại. Trách nhiệm đối với môi trường không
còn của riêng ai một khi con người nhận thức, chứng kiến và đối đầu với các hậu
quả từ sự tàn phá môi trường bởi chính bản thân họ.
Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như khám chữa bệnh, vui
chơi giải trí của con người. Cùng với mức sống của nhân dân ngày càng được nâng
cao và trong công cuộc công nghiệp hoá ngày càng phát triển sâu rộng, rác thải
cũng được tạo ra ngày càng nhiều với những thành phần ngày càng phức tạp và đa
dạng.
Việt Nam đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nuốc
với nhịp độ ngày cảng cao, đặc biệt là mũi nhọn sản xuất công nghiệp nhằm đưa
đất nước cơ bản trở thảnh một nước công nghiệp vào năm 2020, chủ động hội

nhập kinh tế khu vực và thế giới. Sự phát triển với quy mô lớn, nhịp độ cao luôn đi
kèm với áp lực lớn về chất thải công nghiệp, trong đó chất thải nguy hại là mối đe
dọa đến sức khỏe con người và tài nguyên môi trường.
Là tỉnh công nghiệp lớn thứ hai cả nước, Đồng Nai đang là một trong những nơi
đầu tiên của khu vực phía Nam đang đứng trước nguy cơ “Chung sống với chất
thải rắn công nghiệp” đặc biệt là “chất thải nguy hại”. Đề tài “Đánh giá hiện trạng
phát sinh chất thải công nghiệp nguy hại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và đề xuất giải
pháp quản lý”.
9
NỘI DUNG
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1. Quy định chung
1.1. Vị trí và chức năng
Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai (sau đây gọi tắt là Chi cục) là cơ
quan chuyên môn về bảo vệ môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Đồng Nai, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và quản lý toàn diện của Sở Tài nguyên
và Môi trường, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục
Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Chi cục có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
(sau đây gọi tắt là Giám đốc Sở) ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm
quyền ban hành, phê duyệt các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án,
đề án về bảo vệ môi trường và tổ chức triển khai thực hiện các văn bản pháp luật,
chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường do các cơ quan Nhà
nước ở Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở phê duyệt hoặc ban hành,
thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, hoạt động sự nghiệp về bảo vệ môi trường
trên các lĩnh vực giám sát, phòng chống ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường,
ứng dụng công nghệ và tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thông tin về môi trường.
1.2. Hoạt động và trụ sở làm việc
Chi cục có tư cách pháp nhân; có con dấu, trụ sở làm việc; có tài khoản riêng
tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng. Biên chế hành chính của Chi cục bao gồm

số biên chế hành chính, biên chế sự nghiệp của Chi cục do cơ quan có thẩm quyền
quyết định theo quy định của pháp luật. Kinh phí hoạt động của Chi cục được ngân
sách Nhà nước đảm bảo theo quy định của pháp luật.
Trụ sở làm việc của Chi cục Bảo vệ môi trường tạm thời đặt tại số 10,11 Khu
phố 6, đường Đồng Khởi, phường Tam Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
2.1. Nhiệm vụ
Chi cục Bảo vệ môi trường có các nhiệm vụ sau:
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các văn bản
pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường theo phân
công của Giám đốc Sở.
- Làm đầu mối phối hợp hoặc tham gia với các cơ quan có liên quan trong
việc giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh theo phân công của
Giám đốc Sở.
10
- Tham mưu, giúp Giám đốc Sở hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện
các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường trong các
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác.
- Cơ quan Thường trực tham mưu, đề xuất Giám đốc Sở trình Chủ tịch
UBND tỉnh việc tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện các nội dung của báo
cáo đánh giá tác động môi trường sau khi được phê duyệt.
- Điều tra, thống kê các nguồn thải, loại chất thải, lượng phát thải trên địa
bàn tỉnh; tham mưu, trình Giám đốc Sở hồ sơ đăng ký hành nghề, cấp mã số quản
lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện các nội
dung đã đăng ký hành nghề quản lý chất thải.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ thu
phí bảo vệ môi trường đối với chất thải theo quy định.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra,
giám sát các biện pháp về bảo vệ môi trường đối với các đô thị, khu sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ tập trung và các tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên
liệu sản xuất.
- Tham mưu Giám đốc Sở chỉ đạo xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm
quyền xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; lập danh sách báo cáo Giám đốc
Sở trình UBND tỉnh công bố các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng; tham mưu Giám đốc Sở xác nhận các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành việc xử lý triệt để ô
nhiễm môi trường theo đề nghị của các cơ sở đó.
- Đánh giá, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh; điều tra,
phát hiện và xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường, báo cáo và đề xuất với Giám
đốc Sở các biện pháp phòng ngừa, khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm nhằm cải thiện
môi trường.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các tổ chức thực hiện công tác bảo tồn đa dạng
và an toàn sinh học; tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học
và biến đổi khí hậu.
- Cấp tỉnh, báo cáo UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh và Bộ Tài nguyên và
Môi trường; phối hợp với các đơn vị tham mưu Giám đốc Sở về chương trình, kế
hoạch quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức và hướng dẫn kiểm tra thực hiện việc thống kê, lưu giữ thông tin
về môi trường trên địa bàn tỉnh; quản lý và cung cấp thông tin, dữ liệu về môi
trường theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc theo đơn đặt hàng
của tổ chức, cá nhân theo quy định của Giám đốc Sở.
11
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; chủ trì hoặc tham
gia thực hiện các dự án trong nước và hợp tác Quốc tế về lĩnh vực bảo vệ môi
trường theo phân công của Giám đốc Sở.
- Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường trên địa bàn tỉnh theo phân công của Giám đốc Sở; phối hợp với Thanh
tra Sở trong việc thực hiện thanh, kiểm tra theo quy định của pháp luật; phát hiện
các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn và đề xuất, kiến nghị

Giám đốc Sở các biện pháp xử lý theo thẩm quyền; tham gia giải quyết khiếu nại,
tố cáo, tranh chấp về môi trường và bồi thường thiệt hại liên quan đến môi trường
theo phân công của Giám đốc Sở.
- Tham gia xây dựng kế hoạch dự toán ngân sách về bảo vệ môi trường hàng
năm và dài hạn của địa phương; quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và cán
bộ, công chức thuộc Chi cục theo quy định của pháp luật.
- Tham mưu, giúp Giám đốc Sở hướng dẫn nghiệp vụ về quản lý môi trường
đối với Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc
tỉnh và cán bộ địa chính - môi trường xã, phường, thị trấn; tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường theo phân công của Giám đốc Sở.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định; và các nhiệm vụ khác
do Giám đốc Sở giao.
2.2. Quyền hạn
- Chủ trì hoặc tham gia trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình,
kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường theo phân công của Giám đốc Sở.
- Ký kết các hợp đồng, các văn bản giao dịch với các tổ chức, cá nhân trong
và ngoài tỉnh để thực hiện nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của pháp luật.
Lựa chọn, ký kết hợp đồng với các đơn vị thi công; tổ chức đấu thầu; thuê tư vấn
giám sát, kiểm tra tiến độ, chất lượng công trình, tổ chức nghiệm thu công trình,
nhiệm vụ thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật.
- Ký các văn bản hướng dẫn, trả lời đối với Phòng Tài nguyên và Môi
trường các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa và các cơ sở, doanh
nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh trong
việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Đồng thời, được
thành lập các Đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường theo
kế hoạch, nhiệm vụ được Giám đốc Sở giao hàng năm và theo yêu cầu của các cơ
sở, doanh nghiệp hoặc được Giám đốc Sở ủy quyền do nhiệm vụ thuộc thẩm
quyền của Sở.
- Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng,
tài chính và tài sản thuộc Chi cục theo quy định của pháp luật. Ngoài lao động

trong chỉ tiêu biên chế hành chính, Chi cục được ký kết hợp đồng lao động (hoặc
chấm dứt hợp đồng lao động) để đáp ứng cho yêu cầu công việc.
12
- Đề nghị biểu dương, khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng và cho thôi việc đối
với cán bộ, công chức, viên chức của Chi cục theo quy định hiện hành.
- Đề nghị các phòng, đơn vị trực thuộc Sở, Phòng Tài nguyên và Môi trường
các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa cung cấp thông tin, văn bản
cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của Chi cục.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế
3.1. Về tổ chức, bộ máy
Lãnh đạo Chi cục: Gồm có Chi cục Trưởng và không quá 02 (hai) Phó Chi
cục Trưởng.
Chi cục Trưởng là người có thẩm quyền cao nhất tại Chi cục, đại diện pháp
nhân theo quy định của pháp luật, quyết định việc tổ chức, quản lý và điều hành
hoạt động của Chi cục. Chi cục Trưởng chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc
Sở và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục.
Các Phó Chi cục Trưởng là người giúp việc cho Chi cục Trưởng, được Chi
cục Trưởng phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác, chịu trách nhiệm trước
Chi cục Trưởng về các lĩnh vực công tác được phân công phụ trách. Khi Chi cục
Trưởng vắng mặt, 01 (một) Phó Chi cục Trưởng được ủy quyền sẽ thay mặt Chi
cục Trưởng điều hành hoạt động của Chi cục.
Chi cục Trưởng và các Phó Chi cục Trưởng do Giám đốc Sở Tài nguyên và
Môi trường bổ nhiệm, miễn nhiệm và khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp
luật.
Cơ cấu tổ chức của Chi cục
a) Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Chi cục, bao gồm:
- Phòng Hành chính - Tổng hợp:
Có chức năng giúp Chi cục Trưởng quản lý và chỉ đạo thực hiện công tác:
Tổ chức bộ máy và biên chế; đào tạo, bồi dưỡng; chế độ, chính sách, lao động, tiền
lương; hành chính, quản trị, văn thư - lưu trữ; cải cách hành chính; thi đua - khen

thưởng; kế hoạch và tổng hợp, đầu tư, tài chính - kế toán; tổ chức các sự kiện và
điều phối các hoạt động có liên quan đến nhiều bộ phận của Chi cục; nhiệm vụ
truyền thông môi trường; nhiệm vụ bảo tồn đa dạng và an toàn sinh học; theo dõi,
đôn đốc các bộ phận trực thuộc Chi cục thực hiện chương trình, kế hoạch, nhiệm
vụ công tác.
- Phòng Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường:
Có chức năng giúp Chi cục Trưởng thực hiện nhiệm vụ: Quản lý Nhà nước
về công tác thẩm định chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về lĩnh vực môi trường
và báo cáo đánh giá tác động môi trường; kiểm tra việc thực hiện quyết định và
các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi được phê
duyệt; quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường bằng công cụ kinh tế môi trường
13
trong việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, thẩm định thu phí bảo vệ môi trường đối
với chất thải theo quy định; hợp tác Quốc tế và khoa học, công nghệ về lĩnh vực
môi trường.
- Phòng Kiểm soát ô nhiễm:
Có chức năng giúp Chi cục Trưởng thực hiện nhiệm vụ: Quản lý Nhà nước
về bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu ô
nhiễm môi trường đất, nước, không khí; bảo vệ môi trường trong quản lý hóa chất
độc hại; quản lý chất thải và xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường theo quy định;
xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ
môi trường lưu vực sông và vùng ngập mặn.
Chi cục Trưởng ban hành quyết định phân công nhiệm vụ cụ thể của các
phòng chuyên môn, nghiệp vụ.
b) Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục:
- Trung tâm Truyền thông và Tư vấn môi trường;
- Trung tâm Ứng dụng Phát triển Công nghệ môi trường.
Là đơn vị tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên theo quy định
của pháp luật về mô hình đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm
vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.

Đơn vị chịu sự lãnh đạo trực tiếp và quản lý toàn diện của Chi cục Bảo vệ
môi trường, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, trụ sở làm việc để giao dịch,
được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp
luật.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập đơn vị
sự nghiệp và ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của đơn vị sựnghiệp trực
thuộc Chi cục theo đề nghị của Chi cục Trưởng.
c) Công tác tổ chức cán bộ, bổ nhiệm Lãnh đạo phòng, đơn vị sự nghiệp
trực thuộc Chi cục:
Chi cục Bảo vệ môi trường có các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và đơn vị
sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường theo chức
năng nhiệm vụ được giao.
Lãnh đạo các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và đơn vị sự nghiệp trực thuộc
Chi cục Bảo vệ môi trường được bố trí Trưởng phòng và không quá 02 (hai) Phó
Trưởng phòng, Giám đốc và không quá 02 (hai) Phó Giám đốc đơn vị.
Trưởng, Phó các phòng, Giám đốc và Phó Giám đốc đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Chi cục do Chi cục Trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, kỷ
luật sau khi có ý kiến thống nhất của Cấp ủy cùng cấp, Đảng ủy Sở và Giám đốc
Sở và quy định của pháp luật.
3.2. Biên chế
14
Chỉ tiêu biên chế hành chính và sự nghiệp của Chi cục do Chủ tịch UBND
tỉnh quyết định trong tổng số biên chế của Sở Tài nguyên và Môi trường và do
Giám đốc Sở phân công cụ thể.
Việc bố trí cán bộ, công chức của Chi cục phải căn cứ tiêu chuẩn chức danh
và ngạch tương ứng theo quy định.
Để đảm bảo hoạt động của Chi cục, Chi cục Bảo vệ môi trường được phép
ký hợp đồng làm việc thực hiện các nghiệp vụ hành chính (như nhân viên phục vụ,
lái xe, bảo vệ, bảo trì sửa chữa điện nước, ) Theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP
ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công

việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp và theo quy định hiện
hành.
15
PHẦN 2: NỘI DUNG THỰC TẬP
1. Lý do chọn đề tài
Việt nam đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nuốc
với nhịp độ ngày cảng cao, đặc biệt là mũi nhọn sản xuất công nghiệp nhằm đưa
đất nước cơ bản trở thảnh một nước công nghiệp vào năm 2020, chủ động hội
nhập kinh tế khu vực và thế giới. Sự phát triển với quy mô lớn, nhịp độ cao luôn đi
kèm với áp lực lớn về chất thải công nghiệp, trong đó chất thải nguy hại là mối đe
dọa đến sức khỏe con người và tài nguyên môi trường.
Là tỉnh công nghiệp lớn thứ hai cả nước, Đồng Nai đang là một trong những
nơi đầu tiên của khu vực phía Nam đang đứng trước nguy cơ “Chung sống với
chất thải rắn công nghiệp” đặc biệt là “chất thải nguy hại”. Đề tài “Đánh giá hiện
trạng phát sinh chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và đề xuất giải
pháp quản lý”.
2. Mục tiêu thực tập
- Đánh giá hiện trạng, diễn biến tổng lượng, thành phần và nguồn phát sinh
chất công nghiệp nguy hại tại tỉnh Đồng Nai.
- Đánh giá năng lực xử lý trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp quản lý hiệu quả.
3. Địa điểm thực tập
Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Đồng Nai.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Chất thải công nghiệp rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Đánh giá công tác thu gom, quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai.
5. Thời gian thực tập
Đợt thực tập kéo dài trong vòng 4 tuần, kế hoạch thực tập như sau: từ ngày
04/8/2014 đến 04/9/2014.

-
16
CHƯƠNG 1: TỔNG THUẬT TÀI LIỆU
1.1. Định nghĩa chất thải nguy hại
Thuật ngữ chất thải nguy hại lần đầu tiên xuất hiện vào thập niên 70. Sau
một thời giannghiên cứu phát triển, tùy thuộc vào sự phát triển khoa học kỹ thuật
và xã hội cũng nhưquan điểm của mỗi nước mà hiện nay trên thế giới có nhiều
cách định nghĩa khác nhau vềchất thải nguy hại trong luật và các văn bản dưới luật
về môi trường.
Philiphin: chất thải nguy hại là những chất có độc tính, ăn mòn, gây kích
thích, họat tính,có thể cháy, nổ mà gây nguy hiểm cho con người, và động vật.
Canada: chất thải nguy hại là những chất mà do bản chất và tính chất của
chúng có khảnăng gây nguy hại đến sức khỏe con người và/hoặc môi trường. Và
những chất này yêu cầu các kỹ thuật xử lý đặc biệt để lọai bỏ hoặc giảm đặc tính
nguy hại của nó.
Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (12/1985): ngoài chất thải
phóng xạ vàchất thải y tế, chất thải nguy hại là chất thải (dạng rắn, lỏng, bán rắn-
semisolid, và các bình chứa khí) mà do họat tính hóa học, độc tính, nổ, ăn mòn
hoặc các đặc tính khác, gâynguy hại hay có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe
con người hoặc môi trường bởi chính bản thân chúng hay khi được cho tiếp xúc
với chất thải khác.
Mỹ: [được đề cập trong luật RCRA (the Resource Conservation and
Recovery Act-1976)] chất thải (dạng rắn, dạng lỏng, bán rắn-semisolid, và các
bình khí) có thể được coi là chất thải nguy hại khi
Nằm trong danh mục chất thải chất thải nguy hại do EPA đưa ra (gồm 4
danh sách) Có một trong 4 đặc tính (khi phân tích) do EPA đưa ra gồm cháy-nổ, ăn
mòn,phản ứng và độc tính. Được chủ thải (hay nhà sản xuất) công bố là chất thải
nguy hại
Bên cạnh đó, chất thải nguy hại còn gồm các chất gây độc tính đối với con
người ở liềulượng nhỏ. Đối với các chất chưa có các chứng minh của nghiên cứu

dịch tễ trên con người, các thí nghiệm trên động vật cũng có thể được dùng để ước
đoán tác dụng độc tínhcủa chúng lên con người.
Tại Việt Nam, đứng trước các nguy cơ bùng nổ chất thải nguy hại là hệ quả
của việc phát triển công nghiệp, ngày 16 tháng 7 năm 1999, Thủ Tướng Chính Phủ
17
ký quyết định ban hành Quy Chế Quản Lý Chất Thải Nguy Hại số 155/1999/QĐ9-
TTg trong đó tại Điều 2, Mục 2 chất thải nguy hại được định nghĩa như sau .Chất
thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính
gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và
các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác chất với chất khác gây nguy hại đến
môi trường và sức khỏe con người. Các chất thải nguy hại được liệt kê trong danh
mục (phụ lục 1 của quy chế ). Danh mục do cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường cấp Trung ương qui định.
Qua các định nghĩa được nêu ở trên cho thấy hầu hết các định nghĩa đều đề
cập đến đặc tính (cháy-nổ, ăn mòn, hoạt tính và độc tính) của chất thải nguy hại.
Có định nghĩa đề cập đến trạng thái của chất thải (rắn, lỏng, bán rắn, khí), gây tác
hại do bản thân chúng hay khi tương tác với các chất khác có định nghĩa không đề
cập. Nhìn chung nội dung của định nghĩa sẽ phù thuộc rất nhiều vào tình trạng
phát triển khoa học – xã hội của mỗi nước. Trong các định nghĩa nêu trên có thể
thấy rằng định nghĩa về chất thải nguy hại của Mỹ là rõ ràng nhất và có nội dung
rộng nhất. Việc này sẽ giúp cho công tác quản lý chất thải nguy hại được dễ dàng
hơn.
So sánh định nghĩa được nêu trong quyết định 155/1999/QĐ9-TTg do thủ
tướng chính phủ ban hành với định nghĩa của các nước khác cho thấy định nghĩa
được ban hành trong quy chế có nhiều điểm tương đồng với định nghĩa của Liên
Hợp Quốc và của Mỹ. Tuy nhiên, trong quy chế về quản lý chất thải nguy hại của
chúng ta còn chưa rõ ràng về các đặc tính của chất thải, bên cạnh đó chưa nêu lên
các dạng của chất thải nguy hại cũng như và qui định các chất có độc tính với
người hay động vật là chất thải nguy hại. Trong giáo trình này, với mục đích tập
trung chủ yếu về phần chất thải công nghiệp và quản lý kỹ thuật chất thải nguy hại,

đồng thời để không lệch hướng với luật lệ đã ban hành, qui chế 155 sẽ được chọn
lựa làm cơ sở chính, bên cạnh đó các định nghĩa của Mỹ sẽ được bổ sung nhằm
làm rõ hơn về chất thải nguy hại.
1.1.1. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại
Do tính đa dạng của các loại hình công nghiệp, các hoạt động htương mại
tiêu dùng, các hoạt động trong cuộc sống hay các hoạt động công nghiệp mà chất
thải nguy hại có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Việc phát thải có thể do
bản chất của công nghệ, hay do trình độ dân trí dẫn đến việc thải chất thải có thể là
18
vô tình hay cố ý. Tùy theo cách nhìn nhận mà có thể phân thành các nguồn thải
khác nhau, nhìn chung có thể chia các nguồn phát sinh chất thải nguy hại thành 4
nguồn chính như sau:
- Từ các hoạt động công nghiệp(ví dụ khi sản xuất thuốc kháng sinh sử dụng
trong dung môi metyl clorua, xi mạ sử dụng xyanit, sản xuất thuốc trừ sâu
sử dụng dung môi là toluen hay xylen,…)
- Từ hoạt động nông nghiệp (ví dụ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật độc
hại).
- Thương mại (quá trình nhập - xuất các hàng độc hại không đạt yêu cầu cho
sản xuất hay hàng quá hạn sử dụng …).
- Từ việc tiêu dùng trong dân dụng (ví dụ việc sử dụng pin, hoạt động nghiên
cứu khoa học ở các phòng thí nghiệm, sử dụng dầu nhớt bôi trơn, ắc quy các
loại…).
Trong các nguồn thải nêu trnê thì hoạt động công nghiệp là nguồn phát sinh
chất thải nguy hại lớn nhất và phụ thuộc rất nhiều vào loại ngành công nghiệp. So
với các nguồn phát thải khác, đây cũng là nguồn phát thải mang tính thường xuyên
và ổn định nhất. Các nguồn phát thải từ dân dụng hay từ thương mại chủ yếu
không nhiều, lượng chất thải tương đối nhỏ, mang tính sự cố hoặc do trình độ nhận
thức và dân trí của người dân. Các nguồn thải từ các hoạt động công nghiệp mang
tính chất phát tán dạng rộng, đây là nguồn rất khó kiểm soát và thu gom, lượng
thải này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nhận thức cũng như trình độ dân trí của

người dân trong khu vực.
1.1.2. Phân loại chất thải nguy hại
Có nhiều cách phân loại chất thải nguy hại, nhưng nhìn chung đều theo hai
cách như sau:
- Theo đặc tính (dựa vào định nghĩa trên cơ sở 4 đặc tính cơ bản)
- Theo danh sách liệt kê được ban hành kèm theo luật
a. Theo đặc tính
- Dễ nổ (N): Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ
do kết quả của phản ứng hoá học (tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát),
tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung
quanh.
19
- Dễ cháy (C): Bao gồm:
+ Chất thải lỏng dễ cháy: là các chất lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng
chứa chất rắn hoà tan hoặc lơ lửng có nhiệt độ chớp cháy không quá 550C.
+ Chất thải rắn dễ cháy: là các chất rắn có khả năng sẵn sàng bốc cháy hoặc
phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển.
+ Chất thải có khả năng tự bốc cháy: là chất rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên
trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với
không khí và có khả năng bắt lửa.
- Ăn mòn (AM): Các chất thải, thông qua phản ứng hoá học, sẽ gây tổn
thương nghiêm trọng các mô sống khi tiếp xúc, hoặc trong trường hợp rò rỉ sẽ phá
huỷ các loại vật liệu, hàng hoá và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các
chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH nhỏ hơn hoặc bằng 2), hoặc
kiềm mạnh (pH lớn hơn hoặc bằng 12,5).
- Oxi hoá (OH): Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng
oxy hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần
đốt cháy các chất đó.
- Gây nhiễm trùng (NT): Các chất thải chứa các vi sinh vật hoặc độc tố được
cho là gây bệnh cho con người và động vật Có độc tính (Đ): Bao gồm:

+ Độc tính cấp: Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng
hoặc có hại cho sức khoẻ qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
+ Độc tính từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ
từ hoặc mãn tính, kể cả gây ung thư, do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da.
- Có độc tính sinh thái (ĐS): Các chất thải có thể gây ra các tác hại ngay lập
tức hoặc từ từ đối với môi trường, thông qua tích luỹ sinh học và/ hoặc tác hại đến
các hệ sinh vật.
b. Theo nguồn hoặc dòng thải chính
1. Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than
2. Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất vô cơ
3. Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất hữu cơ
4. Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác
20
5. Chất thải từ quá trình luyện kim
6. Chất thải từ quá trình sản xuất thuỷ tinh và vật liệu xây dựng
7. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệu
khác
8. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng các sản phẩm
che phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), keo, chất bịt kín và mực in.
9. Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy
10. Chất thải từ ngành da, lông và dệt nhuộm
11. Chất thải xây dựng và phá dỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm )
12. Chất thải từ các cơ sở quản lý chất thải , xử lý nước thải tập trung, xử lý
nước cấp sinh hoạt và công nghiệp
13. Chất thải từ ngành y tế và thú y
14. Chất thải từ các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản
15. Chất thải từ hoạt động phá dỡ thiết bị , phương tiện giao thông vận tải đã
hết hạn sử dụng
16. Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác
17. Dầu thải , chất thải từ nhiên liệu lỏng , chất thải dung môi hữu cơ , môi chất

lạnh và chất đẩy.
18. Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ.
19. Các loại chất thải khác
1.2 . Các nghiên cứu về chất thải nguy hại trong và ngoài nước
Tùy điều kiện kinh tế xã hội và mức độ phát triển khoa học kỹ thuật cùng
với nhận thức về quản lý CTNH mà mỗi nước có cách thức quản lý CTNH riêng.
Đối với các nước phát triển, quá trình quản CTNH thường áp dụng nhiều phương
pháp để xử lý, tỷ lệ xử lý CTNH bằng phương pháp đốt, xử lý cơ học, hóa lý, sinh
học, chôn lấp … rất khác nhau. Chẳng hạn, Nhật Bản là nước sử dụng biện pháp
thu hồi CTNH với hiệu suất cao nhất (38%), sau đó đến Thụy Sĩ (33%), trong khi
đó Singapore chỉ sử dụng phương pháp đốt, Pháp sử dụng phương pháp vi sinh lớn
nhất (30%),…Các nước sử dụng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh nhiều nhất
21
trong quản lý CTNH là Phần Lan (84%), Thái Lan (Băng Cốc 84%), Anh (83%),
Liên Xô (80%), Tây Ban Nha(80%). Dưới đây là những mô tả tổng quan về tình
hình quản lý CTNH tại một số nước trên thế giới.
1.2.1. Tình hình CTNH tại Philippin
Theo số liệu thống kê năm 2000, lượng CTNH phát sinh tại Philippin
khoảng 232.306 – 355.519 tấn/năm và dự báo đến năm 2005 là 509.990 tấn và
659.012 tấn vào năm 2010. Theo dự đoán, tổng lượng chất độc và chất thải công
nghiệp nguy hại tăng 184% qua 15 năm. Theo nghiên cứu của JICA năm 2001
nhận thấy 1/3 chất thải phát sinh tập trung ở miền Nam Tagalog, gần 28% lượng
chất thải tập trung chủ yếu ở khu vực thủ đô Manila. Theo ước lượng từ những
nguồn phát sinh có đăng ký thì hàng năm các chất độc và các chất thải nguy hại
phát sinh khoảng 280.000 tấn, với 50% được tái sinh hay xử lý tại chỗ, 13% được
quản lý tại các cơ sở vận chuyển/ xử lý và 37% được lưu trữ hoặc đốt bất hợp pháp
bên ngoài nguồn phát sinh.
Quá trình giảm thiểu chất thải, tái sinh, phân loại tại nguồn rất ít được thực
hiện do thiếu nhân lực tài chính và kỹ thuật. Bên cạnh đó nguyên liệu để tái sinh
CTNH và quy trình tái sinh không còn phù hợp nữa. Hiện tại philippin vẫn chưa có

bãi chôn lấp CTNH mà khả năng lưu giữ tạm thời còn thiếu, vì vậy một số nguồn
phát sinh CTNH đã sử dụng biện pháp chôn lấp hay đốt bất hợp pháp để tránh sự
kiểm soát của nhà nước.
Hệ thống quản lý CTNH ở Philippin được cấu thành bởi 5 yếu tố chính là
khung luật và chính sách; khung quy định và tổ chức hệ thống quản lý hành chính;
kỹ thuật; dịch vụ hỗ trợ và các công cụ kinh tế.
Philippin đã tham gia kí hết công ước Basel về vận chuyển CTNH, hiệp ước
Montreal về những chất phá hủy tầng ozon. Những ký kết này đã tạo nhiều sức ép
đã đặt ra cho chính phủ với một cơ cấu yếu kém về vấn đề quản lý CTNH.
Nhìn chung, vấn đề quản lý CTNH tại Philippin còn nhiều yếu kém do thiếu
sự tuân thủ các quy định và luật môi trường, thiếu thông tin và hệ thống quản lý
của nguồn phát sinh, khả năng tài chính và kỹ thuật của cơ sở vận chuyển và xử lý
còn giới hạn.
1.2.2. Quy định thu nhận, cất giữ trung gian CTNH tại Thụy Điển
Một số quy ước có liên quan tới quy định quản lý CTNH tại Thụy Điển là
lệnh bảo vệ môi trường (1989:364), sắc lệnh về các loại chất thải có hại
22
(1985:841), sắc lệnh về đổ chất thải (1990:984), sắc lệnh về pin độc hại
(1989:974).
Theo phụ lục của sắc lệnh môi trường, các phần sau đây áp dụng cho việc
thu nhận hoặc lưu trữ trung gian CTNH.
Sắc lệnh 92.07.01B quy định: hơn 50 tấn dầu thải hàng năm (phải được
phép của chính quyền địa phương);
Sắc lệnh 92.07.02B quy định: hơn 10 tấn các CTNH khác hằng năm (phải
được phép của chính quyền địa phương);
Sắc lệnh 92.07.03C quy định: hơn 10 tấn CTNH cho môi trường khác hàng
năm (phải thông báo với ủy ban Sức khỏe và chính quyền địa phương).
Hiện không có các số liệu thống kê xác thực về số lượng các hệ thống thu
nhận và lưu trữ trung gian CTNH nhưng nhiều nhà máy hoạt động theo cả sự quản
lý tư nhân và cả sự quản lý của chính quyền địa phương. Theo sắc lệnh về đổ thải

chính quyền địa phương có nhiệm vụ tổ chức việc thu nhận và đổ CTNH. Họ
thường lập ra một trung tâm thu nhận ở các bãi rác thải của địa phương. Ngoài ra
họ còn có nhiệm vụ thõa thuận với những nhà xây dựng ở địa phương, người bán
lẻ sơn và các trạm xăng,…để đảm bảo rằng những người này sẽ chấp nhận giữ lại
phế thải. Những thõa thuận này nhằm tập hợp một lượng chất thải lớn để tiết kiệm
chi phí vận chuyển. Những công việc này do hệ thống thu gom chất thải của địa
phương đảm nhận. Quy mô của các trạm thu nhận chất thải rất da dạng, từ những
kho lớn với những bể lớn với dung tích hàng ngàn m3 đến những trạm lưu động
nhỏ dưới hình thức các container có khóa. Hình thức thứ hai đã trở nên ngày càng
phổ biến và thường được sử dụng cho các chiến dịch thu rác thải nguy hại từ hộ
gia đình. Các phương tiện lưu động chỉ lưu lại vài ngày tại hiện trường theo các
quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.
1.2.3. Quản lý CTNH tại Đức
Để quản lý CTNH, Đức đã đưa ra các biện pháp chiến lược như ngăn ngừa
ngay từ nguồn thải, giảm số lượng CTNH, xử lý và tái sử dụng. Trong vòng 20
năm gần đây, Đức đã ban hành nhiều đạo luật về quản lý CTNH. Có khoảng 2.000
điều luật, quyết định, quy định hành chính,…với nội dung phân loại các chất độc
hại trong chất thải khí, rắn, nước, …về thu gom, vận chuyển. Mỗi lần thay đổi luật,
quy định mới lại chặt chẽ, khắc khe hơn. Bên cạnh đó, pháp luật Đức khuyến
khích việc đổi mới công nghệ và thiết bị (bằng cách thay thế từng phần hay toàn
bộ) nhằm hướng tới một công nghệ không hoặc ít sinh ra CTNH. Nhà nước giảm
23
thuế hoặc cho vay với lãi suất thấp khi đầu tư vào việc trang bị công nghệ, thiết bị
xử lý CTNH. Thêm vào đó, công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức cho nhân
dân biết được tác hại của CTNH và chính nhân dân sẽ thay mặt cho nhà nước kiểm
tra, phát hiện các nguồn phát sinh và nhanh chóng tìm ra biện pháp giải quyết.
1.2.4. Quản lý CTNH tại Hà Lan
Việc xử lý chất thải của Hà Lan được sự tham gia tổng lực của chính quyền,
xã hội cũng như các cơ quan chuyên ngành. CTNH được xử lý theo nhiều cách
khác nhau, trong đó phần lớn được tiêu hủy, một phần được tái chế. Trước đây, Hà

Lan tiến hành tiêu hủy CTNH ngoài biển nhưng từ năm 1990 trở lại đây, Hà Lan
tiến hành tiêu hủy CTNH tại 5 khu vực trên phạm vi toàn quốc, thường các doanh
nghiệp tư nhân với sự tham gia của các công ty tiến hành dưới sự giám sát của các
cơ quan chuyên môn. Hàng năm, Hà Lan có tới hơn 20 triệu tấn chất thải, 60%
trong số này đổ tại các bãi chứa, phần còn lại được đưa vào lò thiêu hoặc tái chế.
Để bảo vệ môi trường, chính phủ Hà Lan đã đề ra mục tiêu giảm khối lượng chất
thải hàng năm để giảm chi phí xử lý. Công nghệ xử lý CTNH chủ yếu là tiêu hủy,
nhiệt năng do các lò tiêu hủy tạo ra sẽ được hòa nhập vào mạng lưới năng lượng
chung của đất nước. Ngoài ra Hà Lan còn đạt được bước chuyển biến lớn trong
việc mở rộng chương trình giáo dục trong trường học, các xí nghiệp công nghiệp
và những người nội trợ về việc cần thiết phải bảo vệ môi trường sống được trong
sạch ở nhiều năm, các chất thải được phân loại ngay tại nguồn thải nhất là đối với
CTNH. Việc thiêu hủy CTNH được thực hiện trong các lò đốt hiện đại với kỹ
thuật mới nhất, hoặc việc tổ chức sản xuất được ứng dụng những quy trình đặc biệt
nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu mới, thuận lợi cho quá trình sản xuất”.
1.2.5. Tình hình nghiên cứu trong nước
Gần đây vấn đề ô nhiễm môi trường tại các KCN đang là vấn đề nghiêm
trọng trong xã hội, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm CTNH. Chính phủ đã ra nhiều quyết
định, thông tư, văn bản pháp luật về quản lý, thu gom xử lý CTNH tại các cơ sở
sản xuất tại các KCN, một số quyết định, nghị định tiêu biểu như:
Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 10/7/1999
về việc phê duyệt chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và các KCN đến
năm 2020.
Thông tư 12/2011/TT-BTNMT, Quy định về việc quản lý chất thải nguy
hại.
Ngày 17/12/2009, thủ tướng chính phủ ký quyết định số 2149/QĐ-TTg, phê
duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm
24
nhìn đến năm 2050. Theo đó Quyết định nêu rõ, quản lý tổng hợp chất thải rắn là
trách nhiệm chung của toàn xã hội; quản lý chất thải rắn phải được thực hiện theo

phương thức tổng hợp, nhằm phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn
là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng
chất thải phải chôn lấp; quản lý tổng hợp chất thải rắn phải đáp ứng theo nguyên
tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền". Theo đó các tổ chức, cá nhân phát sinh chất
thải, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm đóng góp kinh phí, khắc
phục, bồi thường thiệt hại.
Theo Chiến lược, mục tiêu đến năm 2025, 100% tổng lượng chất thải rắn
công nghiệp không nguy hại và nguy hại, 90% tổng lượng chất thải rắn xây dựng
đô thị được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. Phấn đấu tới năm 2050, tất cả
các loại chất thải rắn phát sinh đều được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt
để bằng những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và hạn chế khối
lượng chất thải rắn phải chôn lấp đến mức thấp nhất.
Nhà nước đã có những nhận thức sâu sắc về bảo vệ môi trường, giành không
ít kinh phí cho việc điều tra, nghiên cứu, đánh giá các vấn đề môi trường liên quan
đến sản xuất tại các KCN, trong đó vấn đề CTNH là một vấn đề quan trọng, được
quan tâm nhiều hiện nay.
Công tác tái chế chất thải ở nước ta là một vấn đề được quan tâm từ lâu, các
hoạt động thu mua phế liệu để tái chế đã có rất lâu, một số xí nghiệp công nghiệp
như ngành giấy, thủy tinh, nhựa plastic…đã có những chính sách thu gom sử dụng
lại phế thải của mình tạo ra. Tuy nhiên đa số là hoạt động tự phát, tùy thuộc vào
nhu cầu của từng doanh nghiệp, phục vụ cho các lợi ích và tính toán kinh tế của
riêng họ. Hơn nữa, chất lượng cuộc sống tăng nhanh, nhu cầu sử dụng hàng hóa
chất lượng càng cao nên sản phẩm tái chế đứng trước nguy cơ gặp rất nhiều khó
khăn, ngày càng bị hạn chế.
Đồng thời cần nhìn nhận rằng lĩnh vực công nghệ và khoa học môi trường là
lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam, các nghiên cứu và ứng dụng nhằm giải quyết
vấn đề quản lý CTNH còn quá ít, chủ yếu là kế thừa các tiến bộ khoa học kỹ thuật
của các nước trên thế giới, chưa có bước đột phá riêng.
Một số nghiên cứu về vấn đề CTNH được thực hiện gần đây, tuy nhiên những
nghiên cứu này chưa áp dụng được do chưa phù hợp với trình độ khoa học kỹ

thuật trên thế giới đang thay đổi thường xuyên, chỉ có giá trị về mặt nhận thức và
phương pháp luận.
25

×