Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.53 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN
QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC
NINH ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM
2030

GVHD:

ThS. Lê Đắc trường

Nhóm sinh viên: Đặng Thị Thu Huệ
Hoàng Thị Thùy Linh
Nguyễn Lê Kim Ngân
Lớp:

ĐH6QM1

Hà Nội, 10/2019
1


2


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................................3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................4
MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 1


1. Lý do lựa chọn đề tài...................................................................................................1
2. Mục tiêu lập quy hoạch...............................................................................................2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.........................................3
1.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt....................................................................3
1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt..................................................................3
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh..........................................................................................3
1.1.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt....................................................................4
1.1.4. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt........................................................................4
1.1.5. Các hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt...................................................5
1.2. Cơ sở pháp lý về quản lý chất thải rắn sinh hoạt.................................................5
1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu........................................................................6
1.3.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................6
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..................................................................................8
1.4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.................................................................9
1.4.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................9
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................9
CHƯƠNG II. DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI
QUYẾT TRONG QUY HOẠCH QUẢN LÝ CTRSH TẠI THÀNH PHỐ BẮC NINH
.......................................................................................................................................... 12
2.1. Hiện trạng quản lý CTRSH tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh................12
2.2. Các điểm hẹn thu gom chất thải rắn sinh hoạt...................................................14
2.3. Dự báo dân số của thành phố đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030......1
2.4. Dự báo lượng CTRSH của thành phố Bắc Ninh tới năm 2025 và định hướng
2030................................................................................................................................. 2
CHƯƠNG III: MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH ĐẾN NĂM 2025.....7
3.1. Mục tiêu quy hoạch................................................................................................7
3



3.1.1. Mục tiêu tổng quát.............................................................................................7
3.1.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................................7
3.2. Chương trình dự án................................................................................................8
3.2.1. Đề xuất phương thức phân loại CTRSH tại nguồn............................................8
3.2.2. Xác định lộ trình thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn...................................8
3.2.3. Ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng CTRSH.........................................9
3.2.4. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt..............................................................................9
3.3. Giải pháp quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố
Bắc Ninh....................................................................................................................... 11
3.3.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách.......................................................................11
3.3.2. Giải pháp về khoa học – kĩ thuật......................................................................11
3.3.3. Giải pháp về nâng cao nhận thức.....................................................................12
3.3.4. Giải pháp về tổ chức quản lý...........................................................................12
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................14
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 17

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt
Bảng 2.1. Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt tại thành phố Bắc Ninh năm 2018
Bảng 2.2: Hiện trạng thu gom CTRSH tại các phường trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
Bảng 2.3: Chi tiết các tuyến thu gom
Bảng 2.4: Dự báo dân số của thành phố Bắc Ninh đến năm 2025 và năm 2030
Bảng 2.5: Dự báo lượng CTRSH của thành phố Bắc Ninh đến năm 2030
Bảng 2.6: Thông tin điểm hẹn thu gom CTRSH định hướng đến năm 2030
Bảng 3.1. Lộ trình thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn

5



Viết tắt

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên đầy đủ

BVMT

: Bảo vệ môi trường

CTR

: Chất thải rắn

CTRNH

: Chất thải rắn nguy hại

CTRSH

: Chất thải rắn sinh hoạt

KXL

: Khu xử lý

MTĐT

: Môi trường đô thị


MTV

: Một thành viên

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

: Ủy ban nhân dân

VSMT

: Vệ sinh môi trường

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Hiện nay, các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở các đô thị; các khu công nghiệp ngày
càng được mở rộng và phát triển đã thúc đẩy quá trình tăng trưởng về các mặt KT – XH,
góp phần đảm bảo an sinh xã hội, đời sống người dân được nâng cao. Tăng trưởng KT –
XH góp phần tích cực cho sự phát triển của đất nước, mặt khác cũng tạo ra một lượng lớn

CTR. Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 do Bộ Tài nguyên và Môi trường
công bố tháng 8 năm 2012, ước tính mỗi năm cả nước có hàng triệu tấn CTR phát sinh từ
nhiều nguồn khác nhau, trong đó khoảng 45% tổng khối lượng là CTR đơ thị, 17% tổng
khối lượng là CTR công nghiệp. Đến năm 2017, tỷ trọng CTR đô thị lên đến 51%, CTR
công nghiệp lên đến 22%, phần còn lại là các loại CTR nông nghiệp – nông thôn, CTR y
tế và các loại khác.
Ngun nhân của tình trạng trên là do cơng tác quy hoạch còn yếu kém, giám sát còn
lỏng lẻo, biện pháp cưỡng chế hành vi vi phạm pháp luật về mơi trường chưa đủ mạnh và
có sức răn đe. Để đảm bảo việc phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ mơi trường thì việc
quản lý chất thải nói chung và chất thải rắn nói chung là việc hết sức cần thiết.
Theo Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đinh hướng đến năm 2022, Bắc
Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đô thị hiện đại - văn minh - sinh thái
- giàu bản sắc. Trong đó thành phố Bắc Ninh là thành phố duy nhất trực thuộc tỉnh Bắc
Ninh và được công nhận là đô thị loại I vào năm 2017. Cùng với sự gia tăng số lượng và
quy mô các ngành nghề sản xuất, sự hình thành các khu dân cư tập trung, nhu cầu tiêu
dùng hàng hóa, nguyên vật liệu và năng lượng ngày càng tăng. Những sự gia tăng đó đã
tạo điều kiện kích thích các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ mở rộng và phát triển
nhanh chóng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, sự phát
triển mạnh mẽ này đã tạo ra một lượng lớn chất thải vào môi trường, đặc biệt là chất thải
rắn như chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải xây dựng,
chất thải nguy hại…
Quản lý lượng chất thải rắn trên là một thách thức vô cùng to lớn và là một trong những
dịch vụ môi trường đặc biệt quan trọng khơng chỉ vì chi phí rất lớn mà cịn vì những lợi
ích và tiềm tàng đối với sức khoẻ cộng đồng và đời sống của người dân. Do đó, để đảm
bảo hài hịa phát triển kinh tế theo hướng bền vững, phát triển xã hội và đảm bảo mơi
trường đó là quy luật của sự phát triển.
1


Xuất phát từ thực tế trên, do đó nhóm chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài việc thực hiện

đồ án “Quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Bắc Ninh,
tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030” nhằm hướng tới phát triển
bền vững trong tương lai và giảm thiểu những thách thức, chống lại tiêu cực của q trình
đơ thị hóa, hiện đại hóa.
2. Mục tiêu lập quy hoạch
- Đánh giá được hiện trạng phát sinh và mạng lưới thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất quy hoạch đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 tại địa bàn thành phố
Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
3. Nội dung quy hoạch
-

Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc
Ninh
Xây dựng bản đồ hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
Đề xuất quy hoạch mạng lưới thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố
bắc Ninh đến năm 2025 và định hướng đến 2030

2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt
1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt
Theo điều 3, Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của chính phủ về quản lý chất
thải rắn và phế liệu đã đưa ra các khái niệm về chất thải rắn như sau:
- Chất thải rắn (CTR): là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn
thông thường và chất thải rắn nguy hại.
- Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH): là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ

gia đình, nơi cơng cộng.
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh
Khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự ra tăng dân số, sự phát
triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các đơ thị và các vùng nơng
thơn. Trong đó các nguồn phát sinh chất thải chủ yếu bao gồm:
- Từ các hộ gia đình ( nhà ở riêng biệt, khu tập thể, chung cư…); chất thải ở đây chủ yếu
là thức ăn thừa, giấy báo, nilon, các chất thải vệ sinh…:
- Từ các trung tâm thương mại, các cơng sở, trường học, cơng trình công cộng
- Từ các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và các hoạt động xây dựng
- Từ các khu vực chợ
Nhà dân, khu
dân cư

Cơ quan trường
học

Nơi vui chơi,
giải trí

Chợ, bến xe,
nhà ga

Rác thải

Bệnh viện, cơ sở
y tế

Giao thông, xây
dựng


Cơ quan địa
phương

KCN, nhà máy,
xí nghiệp

Hình 1.1: Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
3


1.1.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Bảng 1.1: Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần

Định nghĩa

Ví dụ

Giấy

Các vật liệu làm từ giấy bột và giấy

Túi giấy, mảnh bìa, giấy
vệ sinh,…

Hàng dệt

Nguồn gốc từ các sợi

Vải, len, nilon,…


Thực phẩm

Các chất thải từ đồ ăn, thực phẩm

Rau, vỏ quả, thịt, cá thừa

Cỏ, gỗ củi, rơm rạ

Các vật liệu và sản phẩm được làm
từ gỗ, tre nứa, rơm rạ,…

Bàn ghế, đồ chơi, bàn
chải,…

Chất dẻo

Các vật liệu và sản phẩm được làm
từ chất dẻo

Vòi nước, dây điện,…

Da và cao su

Các vật liệu và sản phẩm được làm
từ da và cao su

Bóng, giày, ví,…

1. Các chất dễ cháy


2. Các chất khơng cháy
Các kim loại sắt

Các vật liệu và sản phẩm được chế
tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút

Vỏ hộp, dây điện, hàng
rào, dao, nắp lọ...

Các kim loại phi sắt

Các vật liệu khơng bị nam châm hút

Vỏ nhơm, giấy bao gói,
đồ đựng...

Thủy tinh

Các vật liệu và sản phẩm được chế
tạo từ thủy tinh

Chai lọ, đồ đựng bằng
thủy tinh, bóng đèn...

Đá và sành sứ

Bất cứ các vật liệu khơng cháy
ngồi kim loại và thủy tinh


Vỏ chai, ốc, xương,
gạch, đá, gốm...

3. Các chất hỗn hợp

Tất cả các vật liệu khác không phân
loại trong bảng này. Loại này có thể
chưa thành hai phần: kích thước lớn
hơn 5 mm và loại nhỏ hơn 5 mm

Đá cuội, cát, đất, tóc...

4


1.1.4. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt
a. Phân loại theo nguồn gốc phát sinh
- Chất thải từ các hộ gia đình cịn gọi là rác thải sinh hoạt được phát sinh từ các hộ gia
đình.
- Chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại: là những chất thải có
nguồn gốc phát sinh từ các nghành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
b. Phân loại theo thuộc tính vật lý, hóa học
Phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, da,
giẻ vụn, cao su, chất dẻo.
c. Phân loại theo mức độ nguy hại
- Chất thải nguy hại: Bao gồm các loại hóa chất dễ gây phẩn ứng, độc hại, chất thải rắn
sinh hoạt dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ…có thể gây nguy hại tới con người, động vật
và gây nguy hại tới môi trường.
- Chất thải khơng nguy hại: Là những loại rác thải khơng có chứa các hóa chất và hợp
chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.

1.1.5. Các hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Hoạt động quản lý CTRSH bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng
cơ sở quản lý CTRSH; các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển; tái sử
dụng, tái chế và xử lý CTRSH nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với
môi trường và sức khỏe con người.
Quản lý tại nguồn phát sinh: Áp dụng các chính sách, biện pháp kinh tế và kỹ thuật để
giảm thiểu chất thải ngay từ nguồn phát sinh.
Thu gom CTRSH là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời CTRSH
tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
chấp thuận.
Vận chuyển CTRSH là quá trình chuyên chở CTRSH từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ,
trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp.
1.2. Cơ sở pháp lý về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13. Trong đó chất thải rắn sinh hoạt được quy
định chi tiết tại :
Mục 3: quản lý chất thải rắn thông thường
5


+ Điều 95: Trách nhiệm phân loại chất thải rắn thông thường
+ Điều 96: Thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường.
+ Điều 97: Tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn thơng thường.
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật bảo vệ mơi trường.
- Nghị định 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị
định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ mơi trường.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất
thải và phế liệu. Trong đó quản lý chất thải rắn sinh hoạt được quy định chi tiết tại
chương III của nghị định này.
- Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về

quản lý chất thải nguy hại.
- Quyết định số 595/2013/QĐ-UBND ngày 31/12/2013của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc
phê duyệt Đề án Phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn 2013- 2020.
- Quyết định số 105/QĐ-UBND ngày 31/03/2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban
hành Quy định quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Kế hoạch số 04/KH-TNMT ngày 15/04/2014 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Bắc Ninh về việc triển khai thí điểm 02 mơ hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại
nguồn trên địa bàn thành phố Bắc Ninh và huyện Gia Bình.
1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
1.3.1.1. Địa hình
Thành phố Bắc Ninh có địa hình của vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ, tương đối bằng
phẳng, gồm địa hình đồng bằng và địa hình chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du.
Hướng dốc chính của địa hình theo hướng Đơng Bắc - Tây Nam.
1.3.1.2. Đặc điểm khí hậu
- Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đơng lạnh. Nhiệt độ trung bình năm
23,3C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,9C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng
thấp nhất là 15,8C (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp
nhất là 13,1C.
6


- Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1.400 - 1.600mm nhưng phân
bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80%
tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng
lượng mưa trong năm.
- Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.530 - 1.776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ
nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng là tháng 1.
- Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đơng Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước

đến tháng 3 năm sau; gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo
hơi ẩm, gây mưa rào.
1.3.1.3. Đặc điểm thủy văn
Thành phố Bắc Ninh có chế độ thủy văn thuộc hệ thống lưu vực Sông Cầu (bắt nguồn từ
tỉnh miền núi Bắc Cạn), đoạn chảy qua thành phố dài đến 30km (chiếm khoảng 1/4 tổng
chiều dài qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh), lịng sơng mùa khơ rộng (60 - 80m), mùa mưa rộng
(100 - 120m. Trên địa bàn thành phố còn có các nhánh nhỏ của sơng Cầu như: sơng Ngũ
Huyện Khê, đoạn chảy qua địa bàn từ xã Phong Khê đến xã Hịa Long dài khoảng 15km;
sơng Tào Khê, từ xã Kim Chân - Cầu Ngà dài khoảng 9km. Ngoài ra, có các tuyến kênh
mương, ao hồ chính như: kênh Nam dài 8,8km; kênh Tào Khê dài 9,4km; hồ nước Đồng
Trầm (diện tích khoảng 40ha, mực nước mùa kiệt 1 - 1,5m); hồ Thành Cổ (diện tích
khoảng trên 8,0ha, mực nước mùa kiệt 0,5m).
1.3.1.4. Tài nguyên đất
Theo số liệu thống kê đất đai, diện tích tự nhiên của thành phố có 8.260,88ha. Trong đó:
đất nơng nghiệp 3.745,16ha, đất phi nơng nghiệp 4.459,76ha và đất chưa sử dụng
55,96ha. Về đặc tính đất đai bao gồm có các loại đất chính sau:
+ Đất loang lổ, diện tích 296,46ha.
+ Đất phù sa loang lổ, diện tích 481,74ha.
+ Đất xám feralit, diện tích 234,42ha.
+ Đất gley chua, diện tích 667,03ha.
+ Đất phù sa chua, diện tích 1.297,14ha.
+ Đất xám loang lổ, diện tích 963,35ha.
1.3.1.5. Tài nguyên nước

7


Nguồn nước mặt: với lợi thế nằm cạnh sông Cầu về phía Bắc thuộc vùng trung hạ lưu của
hệ thống sơng Cầu, có sơng nhánh Ngũ Huyện Khê nằm tại khu vực phía Tây và sơng
Tào Khê nằm tại khu vực phía Đơng của thành phố. Các dịng chảy đã cung cấp nước mặt

phong phú cho các hoạt động sản xuất, giữ vai trị quan trọng về cơng tác thủy lợi của địa
phương mà còn tạo giá trị kinh tế cao về giao thơng đường thủy. Ngồi ra, trên địa bàn
thành phố có hệ thống hồ, ao phân bố rải rác trong các khu vực cùng với hệ thống kênh
mương thủy lợi đảm nhận chức năng điều tiết lưu chuyển lượng nước mặt cho thành phố
và tạo cảnh quan, không gian môi trường sinh thái.
Nguồn nước ngầm: theo kết quả điều tra địa chất thủy văn thì vùng Bắc Ninh có nguồn
nước ngầm mạch nơng, chiều dày tầng trung bình 10 - 12m và là tầng chứa nước có áp,
lưu lượng nước khá phong phú (3,5 - 10,6l/s.m). Vùng phía Bắc có trữ lượng khá lớn, khả
năng khai thác với trữ lượng cao và chất lượng đảm bảo: khu vực làng Hữu Chấp, Đẩu
Hàn thuộc xã Hòa Long với trữ lượng khoảng 13.000 m3/ngày.đêm.
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.3.2.1. Kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn thành phố đạt 11,9%; Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây
dựng đạt trên 97%. Nhiều dự án khu đô thị với quy mô lớn được đầu tư và đưa vào sử
dụng như: Vũ Ninh - Kinh Bắc, Hòa Long - Kinh Bắc, Hồ Ngọc Lân III; Khu đô thị mới
đường Lê Thái Tổ (khu HUD); Khu đô thị mới Bắc đường Kinh Dương Vương (phường
Vũ Ninh); Khu đô thị mới Nam Võ Cường (phường Võ Cường)...
- Hoạt động thương mại- dịch vụ của thành phố cũng phát triển mạnh với chuỗi trung tâm
thương mại, siêu thị như: Him Lam Plaza, Dabaco mart, Media mart…; hệ thống khách
sạn, nhà hàng cao cấp như: Mường Thanh Hotel, L'Indochina Hotel, Phượng Hoàng
Hotel, Khách sạn Hoàng Gia, Khách sạn Đơng Đơ, World Hotel….
1.3.2.2. Văn hóa – xã hội
- Lĩnh vực văn hóa, xã hội của thành phố ngày càng được quan tâm và có bước phát triển
mới. Hiện nay, thành phố Bắc Ninh có 192 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 87 di tích
được xếp hạng (41 di tích cấp Quốc gia, 47 di tích cấp Tỉnh); Cơng tác an sinh xã hội
được quan tâm chú trọng, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm còn 10%, tỷ lệ hộ nghèo còn
2,22%. Hàng năm giải quyết việc làm cho trên 5000 lao động.

8



- Thành phố Bắc Ninh cũng nổi tiếng với các lễ hội có ảnh hưởng lớn tới văn hóa tín
ngưỡng như hội Đền Bà Chúa Kho, hội Đền Vân Mẫu..., hay văn hóa sinh hoạt như hội
Hát Quan họ ở các làng Hịa Đình, Bồ Sơn, Làng Ném...
 Đánh giá chung
Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Bắc
Ninh: thành phố đạt đô thị loại I và năm 2017, được sự quan tâm của các nhà quản lý,
trình độ dân trí cao, đời sống nhân dân ổn định và ngày càng phát triển tạo điều kiện
thuận lợi về công tác thu gom, vận chuyển, xử lý và quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn thành phố.
Song song với những thuận lợi trên cũng cịn khơng ít thách thức đối với công tác quản lý
chất thải rắn trên địa bàn thành phố. Sức ép từ sự phát triển nhanh như vũ bão của cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, tình trạng quản lý bao gồm thu gom, vận chuyển và xử lý còn
nhiều bất cập, nguồn lực đầu tư cho vấn đề tài nguyên – môi trường còn hạn chế.
1.4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
- Đối tượng nghiên cứu: tình hình phát sinh, thu gom, vận chuyển, xử lý và thực trạng
quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian: 23/9 – 20/10/2019
+ Không gian: điều tra, khảo sát lấy mẫu chất thải rắn, phân tích đánh giá thực trạng chất
thải rắn trên địa bàn thành phố và thực trạng quản lý CTRSH trên địa bàn.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu
1.4.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
- Mục đích: Nhằm sử dụng để thu thập các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
của thành phố Bắc Ninh cũng như công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố.
- Cách thực hiện: Thu thập các tài liệu liên quan đến đồ án thơng qua các hình thức: thu
thập tài liệu, phỏng vấn trực tiếp các cán bộ của Sở Tài ngun và Mơi trường tỉnh Bắc

Ninh, Phịng Tài ngun và Môi trường Thành phố Bắc Ninh, công ty TNHH MTV Mơi
trường Đơ thị Bắc Ninh, các hộ gia đình, những công nhân trực tiếp tham gia thu gom rác
thải, những cán bộ chuyên môn am hiểu về lĩnh vực môi trường. Các tài liệu cần thu thập
gồm: “Đề án điều tra thực trạng phát sinh chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và đề
9


xuất giải pháp thu gom hợp lý” do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh thực hiện,
“ Quyết định số 105/QĐ-UBND ngày 31/03/2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban
hành Quy định quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”,…
1.4.2.2. Phương pháp kế thừa
- Mục đích: Nhằm kế thừa số liệu từ các tài liệu tham khảo đáng tin cậy để giảm bớt nội
dung điều tra, bổ sung những nội dung không điều tra được hay không được tiến hành,
đồng thời rút ngắn thời gian và kinh phí thực hiện
- Cách thực hiện: Sử dụng các tài liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu trong và ngồi nước đã
có, đặc biệt sử dụng các kết quả nghiên cứu về đánh giá ô nhiễm môi trường trong tỉnh,
thành phố và các vùng ảnh hưởng; kế thừa từ các báo cáo của Sở tài nguyên và Môi
trường về quản lý CTR.
1.4.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học
- Mục đích: Phương pháp nhằm khảo sát mức độ hiểu biết, nhận thức và sự tham gia của
người dân trong việc phát sinh, thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn. Phiếu điều tra
được thiết kế để thu thập ý kiến của người dân về tình hình phát sinh, thành phần rác thải
sinh hoạt, tần suất thu gom, cách thức xử lý và công tác quản lý rác thải sinh hoạt.
- Cách thực hiện: Số phiếu điều tra trên địa bàn thành phố là 80 phiếu trong đó khu vực
khu vực các phường trung tâm là 50 phiếu, khu vực 3 xã còn lại là 30 phiếu. Bên cạnh
đó, tiến hành tham khảo ý kiến của các nhà quản lý, các cơ quan chức năng trong việc xử
lý, quản lý chất thải rắn, cũng như việc định hướng, quy hoạch trong tương lai đối với
vấn đề nêu trên.
1.4.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Mục đích: nhằm tổng hợp các bảng hỏi và phiếu điều tra khảo sát về CTRSH và hệ

thống hóa câu trả lời, đưa ra giải pháp phù hợp.
- Sử dụng các phương pháp thống kê toán học bằng các phần mềm thống kê chuyên dụng
như Excel để phân tích số liệu
- Tổng hợp phiếu điều tra, phỏng vấn dựa trên phần mềm Excel.
1.4.2.5. Phương pháp dự báo khối lượng CTRSH phát sinh
- Mục đích: nhằm dự báo được khối lượng CTRSH phát sinh trong các năm tiếp theo trên
địa bàn thành phố Bắc Ninh dựa vào dự báo dân số.

10


- Cách thực hiện: Sử dụng mơ hình tốn học Euler để dự báo dân số trong tương lai. Sau
đó tính tốn lượng CTRSH phát sinh trong các năm tiếp theo dựa vào dân số và hệ số
CTRSH phát sinh.
Công thức Euler thể hiện như sau:
Ni+1 = Ni+ r.Ni.∆t
Trong đó:
Ni: dân số ban đầu (người).
Ni+1: Dân số năm cần tính (người)..
r : Tốc độ gia tăng dân số hằng năm (%).
∆t : Khoảng thời gian (năm), thường ∆t = 1.
1.4.2.6. Phương pháp xác định hệ số phát thải
- Tính hệ số phát thải
Chọn ngẫu nhiên 30 hộ gia đình thuộc 3 phường Đại Phúc, Phong Khê, Vũ Ninh và 10 hộ
thuộc xã Hòa Long trên địa bàn thành phố, tiến hành phát túi nilon đựng rác cho các hộ
gia đình và đến cân lượng rá thải thu gom vào giờ đó ngày hơm sau (24h). Sử dụng cân
để xác định khối lượng rác sinh hoạt phát sinh trong 1 ngày. Ghi lại khối lượng rác và
nhân khẩu của từng hộ.
Hệ số phát thải được tính như sau:


Hệ số phát thải =

Khối lượng rác thải sinh hoạt trong 1 ngày
Số nhân khẩu

- Xác định thành phần CTRSH
Các mẫu rác thải được lấy từ các hộ gia đình chọn ngẫu nhiên 3 phường và 1 xã sau khi
lấy được cân để xác định tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt thì sẽ đem thu gom lại một
chỗ riêng. Tại mỗi điểm tập trung chất thải, tiến hành trộn thành đống nhiều lần, chia
đống đã trộn thành 4 phần bằng nhau. Lấy 2 phần chéo nhau và tiếp tục trộn thành đống
mới, tiếp tục các thao tác trên cho đến khi đống rác cịn khoảng 10kg thì tiến hành phân
loại thủ cơng thành các loại giấy bìa, nilon, vải, cao su, gạch đá, thủy tinh, kim loại, các
loại khác.
Thành phần phần trăm có trong CTRSH được tính như sau:

11


Thành phần theo phân loại(%)
=

Khối lượng theo từng loại
Tổng khối lượng rác của mẫu

12

*100
%



CHƯƠNG II. DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI
QUYẾT TRONG QUY HOẠCH QUẢN LÝ CTRSH TẠI THÀNH PHỐ BẮC NINH
2.1. Hiện trạng quản lý CTRSH tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Theo ước tính khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hàng ngày trên địa bàn thành
phố khoảng 129,2 tấn/ngày. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ dân tại các
xã/phường, tổ dân phố, chợ, trung tâm thương mại,…được các tổ thu gom vận chuyển về
trạm trung chuyển, sau đó tại đây rác thải có thể được ép bằng xe chuyên dụng sau đó
được vận chuyển về bãi xử lý rác thải sinh hoạt chung của thành phố. Thời gian thu gom
rác thải sinh hoạt tại thành phố Bắc Ninh định kỳ 2 lần/ngày, nhiệm vụ thu gom vận
chuyển được giao cho Cơng ty TNHH MTV Mơi trường và Cơng trình đô thị Bắc Ninh
thực hiện.
Hầu hết rác thải sinh hoạt không được phân loại tại nguồn mà thu gom lẫn lộn; hiệu suất
thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố trung bình đạt khoảng 80%. Phần cịn
lại, chưa được thu gom đang trôi nổi ở địa bàn các thôn, khu phố gây ô nhiễm môi trường
và làm mất mỹ quan đô thị.
Tỷ lệ thu hồi các chất có khả năng tái chế và tái sử dụng như giấy vụn, kim loại, nhựa,
thuỷ tinh, sắt thép...còn rất thấp và chủ yếu là tự phát, manh mún, không được quản lý.
Các điểm tập kết CTRSH thường cạnh các trục đường giao thơng chính của các phường,
các tổ dân phố, trục đường chính. Phương tiện thu gom CTRSH đến trạm trung chuyển
100% là xe ô tô; thu gom CTRSH hộ gia đình ra điểm tập kết 100% là xe đẩy tay.
Bảng 2.1. Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt tại thành phố Bắc Ninh năm 2018

STT

Xã/ phường

Dân số
(người)

1


Đại Phúc

17.073

2

Phong Khê

13.520

3

Vũ Ninh

12.853

4

Khúc Xuyên

4.022

5

Vạn An

5.248

Tỷ lệ thu Lượng CTRSH

Lượng phát sinh gom
thu gom
(%)
(tấn/ngày)
CTRSH
(tấn/ngày)
7,27
9,09
0,8
5,76
7,20
0,8
5,47
6,84
0,8
4,91
6,14
0,8
4,63
5,79
0,8
13


6

Vệ An

6.537


4,48

0,8

7

Tiền An

6.004

4,20

0,8

8

Võ Cường

14.998

7,99

0,8

9

Ninh Xá

6.990


8,72

0,8

10

Đáp Cầu

8.403

8,47

0,8

11

Thị Cầu

11.292

9,01

0,8

12

Hạp Lĩnh

8.465


4,51

0,8

13

Vân Dương

6.354

3,38

0,8

14

Kinh Bắc

14.649

7,80

0,8

15

Khắc Niệm

5.299


6,53

0,8

16

Suối Hoa

9.123

2,82

0,8

17

Hịa Long

4.355

4,86

0,8

18

Kim Chân

7.913


4,32

0,8

19

Nam Sơn

5.299

4,21

0,8

3,58
3,36
6,39
6,98
6,78
7,21
3,61
2,70
6,24
5,22
2,26
3,89
3,45
3,37

93,08

Tổng
175.367
129,2
(Nguồn: Tư liệu Cơng ty TNHH MTV Mơi trường và Cơng trình đơ thị Bắc Ninh)
a. Cách thức thu gom
Hình thức thu gom CTRSH tại thành phố Bắc Ninh là không phân loại mà thu gom hỗn
hợp từ nguồn CTRSH và được vận chuyển cuối cùng là tới nhà máy xử lý chất thải của
thành phố. Đối với CTRSH tại các khu dân cư thì hộ dân tự thu gom rác nhà mình vào túi
hoặc bao, sau đó cơng nhân thu gom rác sẽ tới thu từng nhà vào thời gian nhất định. Đối
với rác ở đường làng thì cơng nhân thu gom rác sẽ đi quét dọn, thu gom dọc theo tuyến
đường của các xã/phường. Rác ở chợ và các nơi khác thì cũng được tập trung tại địa điểm
nhất định thuận tiện cho người thu gom rác tới nơi thu gom.
b. Lịch thu gom

14


Tổng số ngày thu gom: tất cả các ngày trong năm, trừ ngày Tết Nguyên Đán. Lịch thu
gom trên địa bàn thành phố như sau:
- Ca sáng: từ 4h00 - 6h00
- Ca chiều: từ 15h00 - 18h00
c. Công tác vận chuyển
Rác thải sinh hoạt sau khi được thu gom theo phương thức thủ cơng, cơng nhân dùng
chổi qt sau đó xúc lên các xe đẩy tay để đưa ra tập kết và trung chuyển rác thải được
quy định. Sau khi rác thải đã được tập kết, công ty TNHH MTV Mơi trường và Cơng
trình đơ thị Bắc Ninh đưa các xe chuyên dụng đến và đưa rác về khu xử lý chung của
thành phố.
Lượng rác thải sinh hoạt ở thành phố Bắc Ninh được thu gom và vận chuyển tăng theo
các năm nhưng hiệu suất thu gom lại giảm dần do không đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Lượng rác thải sinh hoạt chưa được thu gom chủ yếu là do q trình vận chuyển rơi vãi,

lượng rác thải cịn sót lại các điểm tập kết tạm thời vì lẫn cùng với đất đá, làm tăng nguồn
phát sinh bụi, gây mất vệ sinh đường phố. Đồng thời ý thức của một số bộ phận dân cư
chưa cao, đổ rác không đúng giờ và không đúng quy định; tại một số xã vẫn còn hiện
tượng người dân đổ rác bừa bãi, hình thành các bãi rác tự phát gây khó khăn cho q
trình thu gom của cơng nhân mơi trường.
Rác thải
sinh hoạt tại
nguồn

Điểm tập kết

Xe đẩy tay

Nhà máy xử lý rác
của thành phố Bắc
Ninh

Xe ép rác, xe
nâng thùng

Trạm trung chuyển
rác

Hình 2.1: Sơ đồ thu gom, vận chuyển CTRSH thành phố Bắc Ninh
(Nguồn: Tư liệu Công ty TNHH MTV Môi trường và Cơng trình đơ thị Bắc Ninh)
2.2. Các điểm hẹn thu gom chất thải rắn sinh hoạt
Vị trí các điểm tập kết rác của các xã/phường tại thành phố Bắc Ninh như sau:
Bảng 2.2: Hiện trạng thu gom CTRSH tại các phường trên địa bàn thành phố Bắc Ninh

15



ST
T

Phường,


Số
điểm
hẹn

Số
nhân
cơng

Vị trí

Lượng
CTRSH

(người)

(tấn/ngày
)

12

9,09


- Số 23 Nguyễn Đăng Đạo
1

Đại Phúc

3

- Trường THPT Hàn Thuyên
- Số 266 Trần Hưng Đạo
- Xí nghiệp giấy Phát Đạt

2

Phong Khê

3

- Công Ty TNHH Một Thành Viên
Sản Xuất Và Thương Mại Hùng
10
Phong

7,20

- Số 2, Quốc Lộ 18, Thôn Giang
Liễu
- Công Ty TNHH Sản Xuất Và
Thương Mại Tổng Hợp Tâm Hương
3


Vũ Ninh

3

10

6,84

8

6,14

- Công Ty TNHH Chế Biến Gỗ Hải 7
Hậu

5,79

- Số 28 Đường Kinh Dương Vương
- Cửa hàng Dũng Hồng
- Quán Giải Khát Nguyễn Thị Hậu

4

Khúc
Xuyên

3

- Đại lý sơn, bột bả Nguyễn Hiền
- Trường Trung cấp Y tế Trung ương


5

Vạn An

4

- Cống tiêu Đặng Xá
- Quán Net Nam Tươi
16


- Ngã tư Âu Cơ + Tô Hiến Thành
6

Vệ An

1

- Số 8 Thành Cổ

7

4,48

7

Tiền An

1


- Công ty TNHH MTV Môi trường
và Cơng trình đơ thị Bắc Ninh

7

4,20

- Ngã ba đường Làng Xuân Ô
- Số 5362+CX Khả Lễ
8

Võ Cường

4

- Chi Cục An Toàn Vệ Sinh Thực 10
Phẩm Bắc Ninh

7,99

- Số 2B Nguyễn Văn Cừ
- Số 734 Đường Ngô Gia Tự
9

Ninh Xá

3

- Số 24 Đường Lý Thái Tổ


11

8,72

9

8,47

11

9,01

8

4,51

6

3,38

- Số 5 Đường Trần Quốc Toản
- Số 292 Đường Như Nguyệt
10

Đáp Cầu

2
- Trường Tiểu học Đáp Cầu
- Số 70B Đường Lý Thường Kiệt


11

Thị Cầu

2
- Trường THCS Thị Cầu
- Bãi rác tập trung phường Gia Đồng
- Trường THPT Lý Thường Kiệt

12

Hạp Lĩnh

4
- Khu Phố Ba Huyện
- Đoạn giao Đường 38 + Cống Chòi

13

Vân
Dương

4

- Cửa hàng tạp hóa Quy Bắc
- Lãm trại
17



- Đường D3
- Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ &
Công Nghệ Việt Nhật
- Ngã tư Chu Văn An + Ngô Sỹ Liên
14

Kinh Bắc

2

10

7,80

9

6,53

6

2,82

8

4,86

7

4,32


7

4,21

- Số 220 Đường Ngô Gia Tự
- Bún sạch Ném Tiền
- Công Ty TNHH JS Hitech Vina
15

Khắc Niệm 4
- Hasumart
- Trường THCS Khắc Niệm
- Số 9 Hai Bà Trưng

16

Suối Hoa

2
- Trường THCS Suối Hoa
- Ngã ba đường Lạc Long Qn
- Trường THCS Hịa Long

17

Hịa Long

4
- Cửa hàng tạp hóa cô Ngọc
- Nhà Anh Thành


18

Kim Chân

2

- Nhà máy Xử lý nước thải thành
phố Bắc Ninh
- Chợ Kim Đôi

19

Nam Sơn

3

- Cửa hàng tạp hóa Lân Liệu
- Hợp Tác Xã Ngành Nghề Nam
Sơn
- Công Ty TNHH Thương Mại Và
Dịch Vụ Điện Tử Điện Lạnh Đức
18


Thành
Tổng

54


163

129,2

Bảng 2.3: Chi tiết các tuyến thu gom
Tuyến

Một số điểm tuyến xe đi qua

1

Xí nghiệp giấy Phát Đạt - Cống tiêu Đặng Xá - Trạm trung chuyển - Trường
THCS Hòa Long - Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Tổng Hợp Tâm
Hương - Trường THCS Thị Cầu - Trạm xử lý CTRSH

2

Ngã ba đường Làng Xuân Ô (Võ Cường) - Đường Ngô Gia Tự - Ngã tư Âu
Cơ + Tô Hiến Thành - Phố Thành Cổ - Trạm trung chuyển - Cơng ty TNHH
MTV Mơi trường và Cơng trình đô thị Bắc Ninh - Ngã tư Chu Văn An + Ngô
Sỹ Liên - Đường Kinh Dương Vương - Trường Tiểu học Đáp Cầu - Trạm xử


3

Bãi rác tập trung phường Gia Đồng - Trường THPT Lý Thường Kiệt - Trường
THCS Khắc Niệm - 23 Nguyễn Đăng Đạo - Đường Trần Quốc Toản - Trạm
trung chuyển - Đường Trần Hưng Đạo - Đường Hai Bà Trưng - Trạm Trung
chuyển - Trạm xử lý


4

Hợp Tác Xã Ngành Nghề Nam Sơn - Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ & Công
Nghệ Việt Nhật - Trạm trung chuyển - Trường THCS Suối Hoa - Nhà máy Xử
lý nước thải thành phố Bắc Ninh - Trạm xử lý

19


×