Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Diên Khánh tỉnh Khánh Hòa và quy hoạch đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.17 MB, 112 trang )









LƢƠNG PHƢƠNG BẰNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TẠI HUYỆN DIÊN KHÁNH TỈNH KHÁNH HÒA
VÀ QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2020


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CƠNG NGHỆ KỸ THUẬT MƠI TRƢỜNG


GVHD:ThS. TRẦN NGUYỄN VÂN NHI








Nha Trang, 07/2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG


VIỆN CƠNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MƠI TRƢỜNG



i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt bốn năm rƣỡi theo học tại trƣờng Đại học Nha Trang, em đã đƣợc
các thầy cô tận tình giúp đỡ, chỉ dạy và truyền đạt nhiều kiến thức cần thiết để em
hoàn thành khóa học và bài đồ án tốt nghiệp.
Trƣớc hết em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô hƣớng dẫn, Th.s Trần
Nguyễn Vân Nhi đã hết lòng hƣớng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi, cùng những ý
kiến đóng góp sâu sắc nhất cho em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến tất cả các thầy cô viện Công nghệ sinh
học và Môi trƣờng, trƣờng Đại học Nha Trang đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt
kiến thức và giúp đỡ cho em trong suốt quá trình học tập.
Em cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô chú, anh chị trong BQL môi
trƣờng công cộng và đô thị Diên Khánh đã cung cấp tài liệu và giúp đỡ em hoàn
thành đồ án.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè và những ngƣời thân
yêu nhất đã giành cho em hết tình cảm và điều kiện, chia sẻ với em những lúc khó
khăn nhất để em có thể hoàn thành tốt đồ án này.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhƣng không sao tránh khỏi những thiếu sót và hạn
chế về mặt kiến thức, mong đóng góp ý kiến của quý thầy cô.

Nha trang, ngày 28 tháng 6 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Lƣơng Phƣơng Bằng







ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Mục lục ii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng viii
Danh mục các hình x
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN 3
1.1.Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt 3
1.1.1. Khái niệm chất thải rắn và chất thải rắn sinh hoạt 3
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 3
1.1.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 3
1.1.4. Tốc độ phát sinh rác thải sinh hoạt 4
1.2. Ảnh hƣởng của chất thải rắn đến môi trƣờng 5
1.2.1. Ảnh hƣởng đến môi trƣờng không khí 5
1.2.2. Ảnh hƣởng tới môi trƣờng nƣớc 6
1.2.3. Ảnh hƣởng tới môi trƣờng đất 7
1.2.4. Ảnh hƣởng đến cảnh quan và sức khỏe con ngƣời 7
1.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt 8
1.3.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động quản lý chất thải rắn 8
1.3.2. Các hoạt động trong quản lý chất thải rắn 9
1.3.2.1. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn 9

1.3.2.2. Thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt 9
1.3.2.3. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt 12
1.3.3. Hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt trên thế giới 13
1.3.4. Hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam 15
1.3.5. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Khánh Hòa 18
1.4. Tổng quan về huyện Diên Khánh 23

iii


1.4.1. Một số đặc điểm và điều kiện tự nhiên 23
1.4.1.1. Vị trí địa lý 23
1.4.1.2. Điều kiện tự nhiên 24
1.4.2. Điều kiện kinh tế và xã hội của huyện Diên Khánh 25
1.4.2.1. Tình hình phát triển kinh tế 25
1.4.2.2. Đặc điểm xã hội 27
1.4.3. Hiện trạng môi trƣờng của huyện Diên Khánh 29
1.4.3.1. Hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng không khí và tiếng ồn 29
1.4.3.2. Hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng nƣớc 30
1.4.3.3. Hiện trạng rác thải đô thị 32
CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 35
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 35
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu 35
2.2.2. Phƣơng pháp dự báo 35
2.2.3. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu 35
2.2.4. Phƣơng pháp tính toán hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên
địa bàn huyện Diên Khánh 35
2.2.5. Sơ đồ thực hiện phƣơng án nghiên cứu 36
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37

3.1. Đánh giá hiện trạng quản lý CTRSH trên địa bàn huyện 37
3.1.1. Đánh giá hiện trạng thu gom 37
3.1.1.1. Thành phần cơ học của CTRSH 37
3.1.1.2. Tỷ trọng và hệ số nén của CTRSH 37
3.1.1.3. Tải lƣợng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện Diên Khánh 38
3.1.1.4. Khối lƣợng thu gom 40
3.1.1.5. Lƣu trữ tại nguồn 43
3.1.1.6. Tổ chức thu gom 43
3.1.2. Đánh giá hiện trạng hệ thống trung chuyển và vận chuyển 49
iv


3.1.2.1. Điểm trung chuyển 49
3.1.2.2. Hệ thống vận chuyển 51
3.1.3. Đánh giá tình hình tái sử dụng và xử lý CTRSH tại huyện Diên Khánh 52
3.1.3.1. Tình hình tái sử dụng 52
3.1.3.2. Tình hình xử lý 52
3.2. Dự báo tổng khối lƣợng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện Diên Khánh
theo quy hoạch đến năm 2020 54
3.2.1. Dự báo tổng tải lƣợng chất thải rắn 54
3.2.1.1. Dự báo tốc độ phát sinh CTRSH và tốc độ gia tăng dân số 54
3.2.1.2. Dự báo tải lƣợng rác thải sinh hoạt 56
3.2.2. Đánh giá khả năng đáp ứng của hệ thống xử lý rác hiện tại với kết quả dự
báo 58
3.2.2.1. Đánh giá khả năng đáp ứng về thu gom vận chuyển 58
3.2.2.2. Đánh giá khả năng đáp ứng diện tích xử lý chất thải rắn sinh hoạt 59
3.3. Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển CTRSH tại huyện Diên Khánh đến
năm 2020 61
3.3.1. Cơ sở xây dựng 61
3.3.2. Phƣơng án thu gom, vận chuyển 61

3.3.3. Lựa chọn phƣơng tiện thu gom 64
3.3.4. Tính toán hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt của huyện Diên Khánh
đến năm 2020 65
3.3.4.1. Cơ sở tính toán 65
3.3.4.2. Tính toán hệ thống thu gom 65
3.3.5. Tính toán hệ thống điểm hẹn và trung chuyển 71
3.3.5.1. Cơ sở tính toán 71
3.3.5.2. Tính số lƣợng điểm hẹn 71
3.3.5.3. Tính toán số lƣợng xe trung chuyển và công nhân từ điểm hẹn về
trạm trung chuyển 72
v


3.3.6. Tính toán số lƣợng xe vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ trạm trung
chuyển về bãi chôn lấp và trạm trung chuyển 76
3.3.6.1. Tính toán số xe vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ trạm trung
chuyển về bãi chôn lấp và số công nhân 76
3.3.6.2. Tính toán trạm trung chuyển 79
3.3.7. Vạch tuyến thu gom, vận chuyển CTRSH và bố trí điểm hẹn trên địa bàn
huyện Diên Khánh 83
3.4. Tính toán kinh tế sơ bộ cho hệ thống thu gom vận chuyển chất thải rắn 84
3.4.1. Tổng hợp trang thiết bị và nguồn nhân lực cho hệ thống thu gom vận
chuyển 84
3.4.2. Tính toán cho hệ thống thu gom 85
3.4.3. Tính toán cho hệ thống trung chuyển, vận chuyển và trạm trung chuyển 86
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 87
Kết luận 87
Kiến nghị 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Một số hình ảnh về công tác thu gom, vận chuyển CTRSH tại huyện
Diên Khánh.
Phụ lục 2. Các bảng số liệu về tình hình thu gom vận chuyển CTRSH tại huyện
Diên Khánh.
Phụ lục 3. Bản đồ thể hiện vị trí các điểm hẹn, trạm trung chuyển và vạch tuyến
thu gom CTRSH cho huyện Diên Khánh.
vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Ý nghĩa
1
BCL
Bãi chôn lấp
2
Biogas
Bể khí sinh học
3
BOD
Nhu cầu oxy sinh học
4
BQL
Ban quản lý
5
BQL CTCC&MT
Ban quản lý công trình công cộng và môi trƣờng
6
BTNMT

Bộ tài nguyên môi trƣờng
7
BVMT
Bảo vệ môi trƣờng
8
BXD
Bộ xây dựng
9
COD
Nhu cầu oxy hóa học
10
CTR
Chất thải rắn
11
CTRSH
Chất thải rắn sinh hoạt
12
CT-TTg
Chỉ thị - thủ tƣớng
13
DO
Lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc
14
HC
Hàm lƣợng dầu mỡ
15
HĐND
Hội đồng nhân dân
16
KLR

Khối lƣợng rác
17
NĐ-CP
Nghị định – chính phủ
18
NPK
Nitơ – Photspho - Kali
19
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
20
QĐ - TTg
Quyết định – thủ tƣớng
21
RSH
Rác sinh hoạt
22
RTSH
Rác thải sinh hoạt
23
TP
Thành phố
24
TP HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
vii


25
TNMT

Tài nguyên môi trƣờng
26
TSS
Tổng hàm lƣợng chất rắn lơ lửng
27
TT
Thị trấn
28
TTC
Trạm trung chuyển
29
UBND
Ủy ban nhân dân
30
URENCO
Công ty Tinh nhà nƣớc một thành viên Môi
trƣờng Đô thị
31
VSDL
Vệ sinh dân lập
32
VSMT
Vệ sinh môi trƣờng
















viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
1.1. Tỷ lệ các thành phần chất thải rắn sinh hoạt 4
1.2. Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải bãi rác 5
1.3. Thành phần nƣớc rò rỉ từ các bãi rác 6
1.4. Tỷ lệ rác thải đƣợc xử lý theo phƣơng pháp khác nhau của một số nƣớc trên
thế giới 15
1.5. Kết quả thu gom CTR năm 2009 (Rác thải sinh hoạt) của các địa phƣơng
trong tỉnh Khánh Hòa 16
1.6. Lƣợng chất thải rắn đô thị của nƣớc ta qua các năm 20
1.7. Số lƣợng bãi chôn lấp rác tại Khánh Hòa qua các năm từ 2005 -2011 21
1.8. Vị trí kinh tế Diên Khánh trong tổng thể tỉnh Khánh Hòa 25
1.9. Hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Huyện Diên Khánh 26
1.10. Phân bố diện tích, dân số huyện Diên Khánh 27
1.11. Tổng hợp giá trị trung bình năm chất lƣợng không khí huyện Diên Khánh từ
2006 - 2009 29
1.12. Tổng hợp giá trị trung bình chất lƣợng nƣớc mặt giám sát chất lƣợng môi
trƣờng nƣớc mặt ở Diên Khánh từ 2006 - 2009 31
3.1. Thành phần cơ học chất thải rắn sinh hoạt của huyện Diên Khánh 37
3.2. Tỷ trọng rác thải theo nguồn phát sinh 38

3.3. Tải lƣợng CTRSH của các địa phƣơng trên địa bàn huyện Diên Khánh 39
3.4. Khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt thu gom đƣợc của huyện Diên Khánh
trong năm 2011 41
3.5. Tình hình nhân sự – lao động của Đội vệ sinh 45
3.6. Khối lƣợng rác và tỷ lệ thu gom cụ thể của từng địa phƣơng 48
3.7. Bảng số lƣợng điểm trung chuyển của các địa phƣơng thuộc huyện Diên
Khánh 50
3.8. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện 55
3.9. Dự báo dân số huyện Diên Khánh từ 2012 đến 2020 56
3.10. Dự báo tải lƣợng rác thải sinh hoạt của huyện Diên Khánh đến năm 2020 56
ix


3.11. Kết quả dự báo tải lƣợng CTRSH các địa phƣơng đến năm 2020 57
3.12. Tổng hợp khối lƣợng rác và dự báo nhu cầu đất chôn lấp đến năm 2020 của
huyện Diên Khánh 60
3.13. Bảng so sánh ƣu nhƣợc điểm của các phƣơng án thu gom 63
3.14. Bảng so sánh giữa hai cách thu gom 69
3.15. Vốn đầu tƣ cho công nhân và thùng 660 lít theo cách 1 tính đến năm 2020 . 69
3.16. Vốn đầu tƣ cho công nhân và thùng 660 lít theo cách 2 tính đến năm 2020 . 70
3.17. Số lƣợng điểm hẹn từng địa phƣơng năm 2020 72
3.18. Đặc tính kỹ thuật của một số xe ép rác hiện nay 73
3.19. Chi phí đầu tƣ cho các loại xe trung chuyển 74
3.20. Chi phí đầu tƣ cho các loại xe vận chuyển 77
3.21. Quy định về trạm trung chuyển CTR đô thị 83
3.22. Thiết bị và nguồn nhân lực 85
3.23. Chi phí hệ thống thu gom 85
3.24. Tính toán cho hệ thống trung chuyển, vận chuyển và trạm trung chuyển 86












x


DANH MỤC CÁC HÌNH
1.1. Các nguồn phát sinh CTRSH 3
1.2. Các hình thức của hệ thống thu gom CTR 10
1.3. Các loại trạm trung chuyển 11
1.4. Sơ đồ tổ chức quản lý CTR ở tỉnh Khánh Hòa 19
1.5. Sơ đồ công nghệ hệ thống thu gom, vận chuyển RSH tỉnh Khánh Hòa 20
1.6. Bản đồ hành chính huyện Diên Khánh 23
1.7. Sơ đồ tổ chức quản lý thu gom CTRSH huyện Diên Khánh 33
1.8. Sơ đồ tổ chức quản lý thu gom CTRSH của BQL công trình công cộng và
môi trƣờng đô thị Diên Khánh 33
2.1. Sơ đồ thực hiện phƣơng án nghiên cứu 36
3.1. Biểu đồ thể hiện dân số và tải lƣợng rác của các địa phƣơng trong huyện
Diên Khánh 40
3.2. Biểu đồ biểu diễn khối lƣợng rác qua các năm 41
3.3. Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi khối lƣợng CTRSH giữa các tháng trong năm
2011 42
3.4. Sơ đồ tổ chức của Đội vệ sinh môi trƣờng 43
3.5. Hình thức thu gom của Đội vệ sinh môi trƣờng 44

3.6. Hình thức thu gom của Đội vệ sinh dân lập 44
3.7. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ thu gom rác của huyện Diên Khánh 49
3.8. Sơ đồ tổ chức của một tổ vận chuyển 51
3.9. Biểu đồ thể hiện khối lƣợng rác và dân số qua các năm 58
3.10. Bài toán kinh tế 80



1


MỞ ĐẦU
Sự cần thiết của đề tài
Đất nƣớc ta hiện nay đang trên đà phát triển theo hƣớng công nghiệp hoá và
hiện đại hoá. Cùng với sự phát triển đó, quá trình đô thị hoá ở Việt Nam cũng đang
phát triển không ngừng cả về tốc độ, quy mô cũng nhƣ về số lƣợng lẫn chất lƣợng.
Riêng Khánh Hòa đang trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa công
nghiệp hóa diễn ra hết sức mạnh mẽ. Nhiều vấn đề bức xúc đã nảy sinh liên quan
đến các hoạt động dân sinh, đang cần có sự nghiên cứu giải quyết hợp lý nhằm
hƣớng tới phát triển bền vững, trong đó chất thải rắn sinh hoạt là một trong những
vấn đề lớn cần quan tâm và đặt lên hàng đầu.
Đối với Diên Khánh là huyện liền kề thành phố Nha Trang với hai cửa ngõ giao
thông quan trọng nhất của cả nƣớc: Quốc lộ 1 và đƣờng sắt Bắc – Nam, diện tích
512,22 km
2
và dân số 142.706 ngƣời. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ở
huyện ngày càng phát triển mạnh mẽ kết hợp với cơ sở hạ tầng phát triển không
đồng bộ so với tốc độ phát triển kinh tế đã làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề môi
trƣờng. Chúng đang đe dọa đến sức khỏe và đời sống ngƣời dân trong khu vực.
Do đó, tình hình phát sinh chất thải rắn (CTR) nói chung, chất thải rắn sinh hoạt

(CTRSH) nói riêng của huyện Diên Khánh cần phải có sự quan tâm đúng mức để
phù hợp với tiến độ phát triển của huyện. Chính những điều cấp thiết trong việc thu
gom vận chuyển rác sinh hoạt đang ngày càng cấp bách cho khu vực nên tôi lựa
chọn đề tài tốt nghiệp:
“ Đánh giá hiện trạng quản lý CTRSH tại huyện Diên Khánh tỉnh Khánh Hòa
và quy hoạch đến năm 2020”
Ý nghĩa của đề tài
Lựa chọn phƣơng án thích hợp để quản lý quá trình thu gom, vận chuyển rác
thải sinh hoạt (RTSH) trên địa bàn huyện Diên Khánh.
Mục tiêu của đề tài
Mục đích thực hiện đề tài nhằm cung cấp thông tin, số liệu, đánh giá hiện trạng,
dự báo phát sinh, có cơ sở khoa học hỗ trợ công tác quản lý CTRSH của UBND
2


huyện Diên Khánh đảm bảo tuân thủ các quy định, phù hợp với quy hoạch quản
quản lý chất thải của tỉnh Khánh Hòa và quy hoạch quản lý CTR của huyện đến
năm 2020.
Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về CTRSH.
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên kinh tế và xã hội của huyện Diên Khánh, tỉnh
Khánh Hòa.
- Đánh giá hiện trạng quản lý CTRSH tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
- Dự báo tốc độ phát sinh CTRSH ở địa bàn huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
- Thiết kế hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cho huyện Diên
Khánh, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ gói gọn trong phạm vi địa bàn huyện Diên Khánh và riêng về rác thải
sinh hoạt. Quá trình thực hiện dựa trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu và tổng hợp để
làm rõ vấn đề cần quan tâm.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Đề tài này đƣợc xây dựng từ kết hợp giữa kết quả khảo sát,
thu thập số liệu thực tế với tổng hợp và phân tích số liệu khoa học. Trên cơ sở đánh
giá hiện trạng CTRSH trên địa bàn huyện và dự báo phát sinh CTRSH đến năm
2020, nghiên cứu đã đề xuất mô hình quản lý hiệu quả và bền vững CTRSH trên địa
bàn huyện Diên Khánh.
Ý nghĩa thực tế: Là tài liệu tham khảo phục vụ UBND huyện Diên Khánh định
hƣớng trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của huyện đến năm 2020.
Ngoài ra, mô hình đề xuất quản lý CTRSH của huyện có thể áp dụng triển khai tại
một số huyện khác có điều kiện tƣơng tự trong tỉnh Khánh Hòa.




3


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt
1.1.1. Khái niệm chất thải rắn và chất thải rắn sinh hoạt
Theo nghị định của chính phủ số 59/2007/NĐ_CP ngày 09 tháng 04 năm 2007
về quản lý chất thải rắn thì CTR và CTRSH đƣợc định nghĩa: [9]
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, đƣợc thải ra từ quá trình sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải
rắn thông thƣờng và chất thải rắn nguy hại.
Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng đƣợc
gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt.
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh CTRSH
Nguồn gốc phát sinh của RTSH rất đa dạng, chủ yếu từ quá trình sinh hoạt ở

các hộ gia đình, các chợ, các cơ quan, trƣờng học, nhà hàng, khách sạn, các khu
thƣơng mại, khu vui chơi giải trí, nơi công cộng, các cửa hàng… Nguồn gốc phát
sinh, thành phần và tốc độ phát sinh RTSH là cơ sở quan trọng để thiết kế, lực chọn
công nghệ và đề xuất các mô hình quản lý RTSH phù hợp.

Hình 1.1. Các nguồn phát sinh CTRSH [4]
1.1.3. Thành phần CTRSH
Rác từ các hộ gia đình chứa chủ yếu thành phần rác thực phẩm, giấy, nylon và
Chất Thải Sinh Hoạt
Các quá trình
phi sản xuất
Hoạt động
sống và tái sản
sinh con ngƣời
Các hoạt
động quản lý
Các hoạt động
giao tiếp và
đối ngoại
Các hoạt động kinh tế
xã hội của con ngƣời
4


nhựa. Các thành phần khác chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện với tỷ lệ phần trăm dao
động không lớn.
Đối với RTSH, thành phần của chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
nhƣ: mức sống, cung cách sống, trình độ sản xuất, các nguồn tài nguyên quốc gia,
mùa vụ trong năm, khả năng thu hồi lại các phế liệu thải…
Bảng 1.1. Tỷ lệ các thành phần chất thải rắn sinh hoạt [21]


1.1.4. Tốc độ phát sinh RTSH [15]
Tốc độ phát thải (hay còn gọi là hệ số phát thải) CTRSH là một trong những
thông số rất quan trọng đối với việc tính toán thiết lập hệ thống quản lý CTRSH
cũng nhƣ việc quy hoạch các lò đốt hay các bãi chôn lấp cho từng địa phƣơng. Tùy
thuộc vào cách thức phân loại RTSH mà có các hệ số phát thải khác nhau.
Hệ số phát thải CTRSH tại các đô thị thƣờng đƣợc biểu diễn bằng đơn vị
kg/ngƣời/ngày. Ở những đô thị khác nhau, hệ số phát thải rác đô thị có thể có sự
khác biệt tùy theo mức sống (giàu hay nghèo), lối sống (phung phí hay tiết kiệm),
phong tục tập quán và những điều kiện cụ thể của từng đô thị.
Theo thống kê mức phát sinh CTRSH ở các nƣớc đang phát triển trung bình là
0,35- 0,45 kg/ngƣời.ngày. Ở các nƣớc phát triển là 2,8 kg/ngƣời.ngày. Mức phát
sinh CTRSH tăng lên cùng với điều kiện kinh tế, ở những thành phố giàu của các
TỶ LỆ CÁC THÀNH PHẦN TRONG RÁC
THẢI SINH HOẠT
30%
8%
6%
10%
20%
10%
16%

CHẤT HỮU CƠ
KIM LOẠI
CHẤT DẺO
THỦY TINH
GIẤY
GIẤY THẢI VỤN
CHẤT THẢI THÔ

5


nƣớc đang phát triển lƣợng CTRSH sinh ra tƣơng đƣơng với các nƣớc phát triển.
Mức phát sinh CTRSH của các thành phố ở nƣớc ta nhƣ sau:
Hà Nội: 0,88 kg/ngƣời.ngày.
Hải Phòng: 0,5 kg/ngƣời.ngày.
TP HCM: 0,66 kg/ngƣời.ngày.
Các đô thị còn lại: 0,24 - 0,45 kg/ngƣời.ngày.
1.2. Ảnh hƣởng của chất thải rắn đến môi trƣờng
1.2.1. Ảnh hƣởng đến môi trƣờng không khí
Bảng 1.2. Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải bãi rác [6]
Thành phần khí
% Thể tích
CH
4

45 – 60
CO
2

40 – 60
N
2

2 – 5
O
2

0,1 – 1,0

NH
3

0,1 – 1,0
SO
x
, H
2
S, Mercaptan…
0 – 1,0
H
2

0 – 0,2
CO
0 – 0,2
Chất hữu cơ bay hơi
0,01 – 0,6

Các CTR thƣờng có một phần có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm
không khí. Cũng có những chất thải có khả năng thăng hoa phân tán vào không khí
gây ô nhiễm trực tiếp, cũng có các loại rác thải dễ phân hủy (nhƣ thực phẩm, trái
cây hỏng…), trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 35
o
C
và độ ẩm 70 – 80%) sẽ đƣợc các vi sinh vật phân hủy tạo mùi hôi và nhiều loại khí
ô nhiễm có tác động xấu đến môi trƣờng đô thị, sức khỏe và khả năng hoạt động của
con ngƣời.
6



1.2.2. Ảnh hƣởng tới môi trƣờng nƣớc
Bảng 1.3. Thành phần nƣớc rò rỉ từ các bãi rác [20]
Thành phần
Đơn vị
Nồng độ
Bãi rác mới (dƣới 2 năm)
Bãi rác cũ
(trên 10 năm)
Khoảng dao động
Giá trị đặc trƣng
pH
-
4,5 – 7,5
6,0
6,6 – 7,5
BOD
5

mg/l
2.000 – 30.000
10.000
100 – 200
COD
mg/l
3.000 – 60.000
18.000
100 – 500
TOC
mg/l

1.500 – 20.000
6.000
80 – 160
TSS
mg/l
200 – 2.000
500
100 – 400
Nitơ hữu cơ
mg/l
10 – 800
200
80 – 120
N-NH
3

mg/l
10 – 800
200
20 – 40
N-NO
3

mg/l
5 – 40
25
5 – 10
Tổng phospho
mg/l
5 – 100

30
5 – 10
P-PO
4

mg/l
4 – 80
20
4 – 8
Độ kiềm
mgCaCO
3
/l
1.000 – 10.000
3.000
200 – 1.000
Độ cứng tổng
mgCaCO
3
/l
300 – 10.000
3.500
200 – 500
Ca
2+

mg/l
200 – 3.000
1.000
100 – 400

Mg
2+

mg/l
50 – 1.500
250
50 – 200
K
+

mg/l
200 – 1.000
300
50 – 400
Na
+

mg/l
200 – 2.500
500
100 – 200
Cl


mg/l
200 – 3.000
500
100 – 400
SO
4

2–

mg/l
100 – 1.000
300
20 – 50
Sắt tổng cộng
mg/l
50 – 1.200
60
20 – 200

Hiện tƣợng xả rác bừa bãi trên các con kênh, sông, biển… Vừa gây mất vẻ
thẩm mỹ cảnh quan, vừa gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt. Nếu tình trạng kéo dài,
gây nên hiện tƣợng thối rửa, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến nguồn nƣớc mặt và tạo
7


mùi hôi thối ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời dân sống trong khu vực. Đối với
nguồn nƣớc ngầm, cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng do tác động của rác thải sinh hoạt.
Nƣớc rò rỉ tại các bãi chôn lấp thấm vào đất gây ô nhiễm trực tiếp đến nguồn nƣớc
ngầm.
1.2.3. Ảnh hƣởng tới môi trƣờng đất
Các chất hữu cơ sẽ đƣợc vi sinh vật phân hủy trong môi trƣờng đất trong 2 điều
kiện hiếu khí và kỵ khí, khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm
trung gian, cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản nhƣ: nƣớc, CH
4
, CO
2


Với một lƣợng nƣớc thải và nƣớc rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của
môi trƣờng đất sẽ phân hủy các chất này trở thành các chất ít ô nhiễm hoặc không ô
nhiễm.
Nhƣng với lƣợng rác quá lớn vƣợt qua khả năng tự làm sạch của đất thì môi
trƣờng đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm. Các chất ô nhiễm này cùng với kim loại
nặng, các chất độc hại và các vi trùng theo nƣớc trong đất chảy xuống nguồn nƣớc
ngầm làm ô nhiễm tầng nƣớc này.
Đối với rác không phân hủy (nhựa, cao su…) nếu không có giải pháp xử lý
thích hợp sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì của đất.
1.2.4. Ảnh hƣởng đến cảnh quan và sức khỏe con ngƣời
Chất thải rắn phát sinh từ khu đô thị, nếu không đƣợc thu gom và xử lý đúng
cách sẽ gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cƣ và
làm mất mỹ quan đô thị. Thành phần CTR rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm
bệnh từ ngƣời hoặc gia súc, các chất thải hữu cơ, xác súc vật chết…tạo điều kiện tốt
cho muỗi, chuột, ruồi…sinh sản và lây lan mầm bệnh cho ngƣời, nhiều lúc trở thành
dịch. Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng…tồn tại trong rác có thể gây
bệnh cho con ngƣời nhƣ sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thƣơng hàn, phó thƣơng
hàn, tiêu chảy, lao, giun sán…
Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gây bệnh nguy
hiểm cho công nhân vệ sinh, ngƣời bới rác, nhất là khi gặp phải các chất thải rắn
nguy hại từ y tế, công nghiệp nhƣ kim tiêm, gạc bông, mầm bệnh…
8


Tại các bãi rác lộ thiên, nếu không đƣợc quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm
trọng cho bãi rác và cho cộng đồng dân cƣ trong khu vực gây ô nhiễm không khí,
các nguồn nƣớc, ô nhiễm đất và là nuôi dƣỡng các vật chủ trung gian truyền bệnh
cho con ngƣời.
Rác thải nếu không đƣợc thu gom tốt cũng là một trong những yếu tố gây cản
trở dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nƣớc của các sông rạch và hệ thống thoát

nƣớc đô thị.
1.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt
1.3.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động quản lý CTR
- Hiến pháp năm 1992 nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Luật BVMT, 2005 ban hành ngày 29/11/2005 có hiệu lực ngày 01/07/2006.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết
và hƣớng dẫn thi hành một số điều luật BVMT, 2005.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung
một số điều NĐ 80/2006.
- Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực BVMT.
- Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 9/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải
rắn.
- Thông tƣ 13/2007/TT – BXD ngày 31/12/2007 của Bộ xây dựng hƣớng dẫn
một số điều của nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính
phủ về quản lý chất thải rắn.
- Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về thu
gom và quản lý chất thải rắn đã ghi: “Khuyến khích 100% đô thị thực hiện công tác
xã hội hóa công tác quản lý, xử lý chất thải rắn thông qua cơ chế đặt hàng hay đấu
thầu dịch vụ trên cơ sở đảm bảo và an ninh môi trƣờng‟‟
- Chỉ thị số 199/TTg ban hành ngày 03 tháng 04 năm 1997 của Thủ tƣớng Chính
phủ về “Những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị
và khu công nghiệp”.
9


- Quyết định số 152/1999/QĐ-Ttg tháng 7/1999 về “Chiến lƣợc quản lý chất thải
rắn ở các khu đô thị Việt Nam và các khu công nghiệp cho đến năm 2020”
- Chƣơng trình Nƣớc Sạch và Vệ Sinh Môi Trƣờng Quốc Gia năm 2001 về “Phát
động chƣơng trình triển khai thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn nhân tuần lễ

quốc gia nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng”
- Quyết định 2649/QĐ-UBND ngày 08 tháng 10 năm 2008 của UBND về kế
hoạch triển khai một số nội dung quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
- Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 22 tháng 04 năm 2009 của UBND về chỉ thị về
tăng cƣờng công tác quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
1.3.2. Các hoạt động trong quản lý CTR
1.3.2.1. Phân loại CTRSH tại nguồn
 Khái niệm:
Phân loại CTR tại nguồn là phân loại các thành phần CTR thành các loại riêng
biệt gồm chất thải thực phẩm và phần còn lại (giấy, túi nylon, thùng carton, lon đồ
hợp, nhựa, kim loại, vải,…) và từ nhiều nguồn phát sinh (hộ gia đình, trƣờng học,
cơ sở sản xuất,…).
 Mục đích và lợi ích của việc phân loại CTRSH tại nguồn:
- Xử lý hoàn toàn CTR hữu cơ dễ phân hủy sinh học có nguồn gốc động thực vật,
mục đích giảm thể tích ô chôn lấp, tiết kiệm diện tích đất. Tạo ra lƣợng lớn phân
bón hữu cơ để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Tận dụng nguồn nguyên liệu và tiết kiệm năng lƣợng. Thành phần CTR sau khi
đƣợc phân loại và tái chế làm giảm việc khai thác nguyên liệu cho sản xuất. Khi tận
dụng lại các CTR có khả năng tái sử dụng là một hình thức tiết kiệm năng lƣợng so
với việc tạo ra các vật liệu mới tự nhiên.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. Lƣợng chất thải đem chôn lấp giảm kéo theo
lƣợng nƣớc rò rỉ ra ít đi, lƣợng khí sinh ra từ quá trình phân hủy giảm đồng thời chi
phí xử lý cũng giảm đáng kể.
1.3.2.2. Thu gom và vận chuyển CTRSH
 Khái niệm và các hình thức thu gom:
10


Thu gom chất thải rắn: Bao gồm quá trình thu gom từ các hộ gia đình, các công
sở, nhà máy cho đến các trung tâm thƣơng mại, cho đến việc vận chuyển từ các

thiết bị thủ công, các phƣơng tiện chuyên dùng đến các điểm xử lý, tái chế.







Hệ thống xe thùng di động kiểu thông thƣờng







Hệ thống xe thùng di động kiểu khay thùng







Hệ thống xe thùng cố định
Hình 1.2. Các hình thức của hệ thống thu gom CTR [10]

. . . .
Bãi chôn lấp, cơ sở
tái chế,

Bãi đổ xe
T đầu
T đi
T về
Tcuối
1
2
3
. . . .
Bãi chôn lấp, cơ sở
tái chế,
Bãi đổ xe
T đầu
T đi
T về
Tcuối
1
2
3
. . . .
Bãi chôn lấp, cơ sở
tái chế,
Bãi đổ xe
T đầu
Tcuối
1
2
3
Hành trình mới
11



Hệ thống thu gom chất thải rắn gồm hai hình thức:
- Hệ thống xe thùng di động:
+ Kiểu thông thƣờng
+ Kiểu khay thùng
- Hệ thống xe thùng cố định.
 Hình thức trung chuyển và vận chuyển
Hoạt động trung chuyển và vận chuyển cần thiết khi đoạn đƣờng vận chuyển đến
trung tâm xử lý hoặc bãi chôn lấp (BCL) gia tăng làm cho việc vận chuyển trực tiếp
không kinh tế, cũng nhƣ khi trung tâm xử lý hoặc BCL nằm ở vị trí rất xa và không
thể vận chuyển trực tiếp CTR đến đó bằng đƣờng quốc lộ.
Trạm trung chuyển là nơi chuyển rác từ phƣơng tiện nhỏ sang phƣơng tiện lớn,
thƣờng các xe vận chuyển phải chuyển một đoạn đƣờng khá xa.


Hình 1.3. Các loại trạm trung chuyển [10]
12


Trạm trung chuyển đƣợc sử dụng khi:
- Xảy ra hiện tƣợng đổ CTR không đúng quy định do khoảng cách vận chuyển xa.
- Vị trí thải bỏ quá xa tuyến đƣờng thu gom (thƣờng lớn hơn 16 km).
- Sử dụng xe thu gom có dung tích nhỏ (thƣờng nhỏ hơn 15 m3).
- Khu vực phục vụ là khu dân cƣ thƣa thớt.
- Sử dụng hệ thống thu gom kiểu thùng chứa di động với thùng chứa tƣơng đối
nhỏ để thu gom chất thải từ khu thƣơng mại.
- Sử dụng hệ thống thu gom thủy lực hoặc khí nén.
1.3.2.3. Xử lý CTRSH
 Tái sử dụng

Một trong những biện pháp giảm thiểu lƣợng chất thải là phân loại, tái sử dụng
chất thải rắn và hóa chất độc hại làm nguyên liệu cho các nghành công nghiệp khác
(kim loại, bao nylon, giấy vụn, thủy tinh,…)
 Chế biến phân rác thành phân bón hữu cơ là một phƣơng pháp áp dụng khá phổ
biến ở các quốc gia đang phát triển. Phƣơng pháp này còn đƣợc tiến hành ngay ở
các nƣớc phát triển (ở qui mô hộ gia đình). Ví dụ ở Canada, phần lớn các gia đình ở
ngoại ô các đô thị đều tự ủ rác của gia đình mình thành phân bón hữu cơ (compost)
để chăm bón cho cây trong vƣờn của chính mình.
Ủ hiếu khí:
Công nghệ ủ rác hiếu khí dựa trên sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí đối
với sự có mặt của oxy. Các vi khuẩn hiếu khí trong rác thô oxy hóa cacbon thành
CO
2
. Thƣờng thì chỉ sau 2 ngày nhiệt độ ủ rác tăng lên khoảng 45
0
C và sau 6 - 7
ngày đạt tới 70 - 75
0
C. Nhiệt độ này đạt đƣợc chỉ với điều kiện duy trì môi trƣờng
tối ƣu cho vi khuẩn hoạt động, nhất là không khí và độ ẩm.
Ủ yếm khí:
Công nghệ ủ rác yếm khí đƣợc sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ (chủ yếu ở qui mô
nhỏ). Quá trình ủ này nhờ vào sự hoạt động của các vi khuẩn yếm khí. Công nghệ
này không đòi hỏi chi phí nhiều tiền, song nó có những nhƣợc điểm là thời gian
13


phân hủy lâu: thƣờng là 4 - 12 tháng và các khí sinh ra từ quá trình phân hủy yếm
khí là methane và sunfuahydro gây mùi hôi khó chịu.
Mặc dù vậy phải thừa nhận đây là một biện pháp xử lý rác thải rẻ tiền nhất. Sản

phẩm phân hủy có thể kết hợp rất tốt với phân hầm cầu và phân gia súc cho ta phân
hữu cơ với hàm lƣợng dinh dƣỡng cao.
 Ngoài ra các phƣơng pháp xử lý CTRSH đƣợc sử dụng hiện nay là phƣơng
pháp cơ học, nhiệt, chuyển hóa hóa học
1.3.3. Hiện trạng quản lý RTSH trên thế giới [5]
Trên thế giới, các nƣớc phát triển đã có những mô hình phân loại và thu gom
rác thải rất hiệu quả:
 Mỹ:
Nhà quản lý cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng rác khác nhau. Kế tiếp
rác sẽ đƣợc thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái chế, rác đƣợc thu gom 3 lần/tuần
với chi phí phải trả là 16,39 USD/tháng. Nếu có những phát sinh khác nhau nhƣ:
Khối lƣợng rác tăng hay các xe chở rác phải phục vụ tận sâu trong các tòa nhà lớn,
giá phải trả sẽ tăng thêm 4,92 USD/tháng.
Phí thu gom rác đƣợc tính dựa trên khối lƣợng rác, kích thƣớc rác, theo cách
này có thể hạn chế đƣợc đáng kể lƣợng rác phát sinh. Tất cả chất thải rắn đƣợc
chuyển đến bãi rác với giá 32,38 USD/tấn. Để giảm giá thành thu gom rác, thành
phố cho phép nhiều đơn vị cùng đấu thầu việc thu gom và chuyên chở rác.
 Nhật Bản:
Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng biệt và cho vào
3 túi với màu sắc khác nhau theo quy định: rác hữu cơ, rác vô cơ, giấy, vải, thủy
tinh, rác kim loại. Rác hữu cơ đƣợc đƣa đến nhà máy xử lý rác thải để sản xuất phân
vi sinh. Các loại rác còn lại: giấy, vải, thủy tinh, kim loại, đều đƣợc đƣa đến cơ sở
tái chế hàng hóa.
Tại đây, rác đƣợc đƣa đến hầm ủ có nắp đậy và đƣợc chảy trong một dòng nƣớc
có thổi khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và phân giải chúng một cách triệt để. Sau
quá trình xử lý đó, rác chỉ còn nhƣ một hạt cát mịn và nƣớc thải giảm ô nhiễm. Các
14


cặn rác không còn mùi sẽ đƣợc đem nén thành các viên gạch lát vỉa hè rất xốp,

chúng có tác dụng hút nƣớc khi trời mƣa.
 Pháp:
Ở nƣớc này quy định phải đựng các vật liệu, nguyên liệu hay nguồn năng lƣợng
nhất định để tạo điều kiện dễ dàng cho việc khôi phục lại các vật liệu thành phần.
Theo đó đã có các quyết định cấm các cách xử lý hỗn hợp mà phải xử lý theo
phƣơng pháp nhất định. Chính phủ có thể yêu cầu các nhà chế tạo và nhập khẩu
không sử dụng các vật liệu tận dụng để bảo vệ môi trƣờng hoặc giảm bớt sự thiếu
hụt một vật liệu nào đó. Tuy nhiên cần phải tham khảo và thƣơng lƣợng để có sự
nhất trí cao của các tổ chức, nghiệp đoàn khi áp dụng các yêu cầu này.
 Singapore:
Đây là nƣớc đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế giới. Để có đƣợc
kết quả nhƣ vậy, Singapore đầu tƣ cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý đồng
thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm tiền đề cho quá trình xử lý
rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapore đƣợc thu gom và phân loại bằng túi nilon. Các
chất thải có thể tái chế đƣợc, đƣợc đƣa về các nhà máy tái chế còn các loại chất thải
khác đƣợc đƣa về nhà máy khác để thiêu hủy.
Ở Singapore có 2 thành phần chính tham gia vào thu gom và xử lý các rác thải
sinh hoạt từ các khu dân cƣ và công ty, hơn 300 công ty tƣ nhân chuyên thu gom
rác thải công nghiệp và thƣơng mại.
Tất cả các công ty này đều đƣợc cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát
kiểm tra trực tiếp của Sở Khoa học công nghệ và môi trƣờng. Ngoài ra, các hộ dân
và các công ty của Singapore đƣợc khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác thải
cho các hộ dân vào các công ty. Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu gom rác thải trực
tiếp tại nhà phải trả phí 17 đôla Singapore/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân
cƣ chỉ phải trả phí 7 đôla Singapore/tháng.
Hiện nay có rất nhiều phƣơng pháp khác nhau để xử lý rác thải. Tỷ lệ rác thải
đƣợc xử lý theo phƣơng pháp khác nhau của một số nƣớc trên thế giới đƣợc giới
thiệu ở bảng sau:

×