Tải bản đầy đủ (.pptx) (30 trang)

Giới thiệu bộ môn vật lý và phương pháp học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 30 trang )

Giới thiệu bộ môn Vật lý và phương
pháp học


VẬT LÝ NGHIÊN CỨU GÌ?
-

Vật lý nghiên cứu, giải thích các hiện tượng, quy luật xảy ra trong tự nhiên.

Ví dụ: + Hiện tượng xuất hiện cầu vồng.
+ Hiện tượng bay hơi
+ Tại sao tàu nổi trên mặt nước còn chiếc kim lại chìm.
+ Tại sao nước cho vào ngăn đá tủ lạnh lại biến thành đá.
+ Tại sao khi đi xe xuống dốc lại không được bóp phanh trước.
- Kiến thức Vật lý được chia thành 5 lĩnh vực: Cơ, nhiệt, âm, quang, điện.
- Nói đến Vật lý là nói đến cuộc sống, bởi vì những vật dụng xung quanh chúng ta như bóng đèn, bàn là, tủ lạnh, ti vi, nồi cơm điện, quạt điện ... đều là
những vật dụng được tạo ra từ những nguyên tắc, quy luật vật lý. Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức vật lý gắn kết chặt chẽ với thực tế cuộc
sống.


MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA VẬT LÝ TRONG ĐỜI SỐNG

Nhiệt kế y tế


Bóng đèn sợi đốt


Các tấm tôn đều có dạng gợn sóng.



Khinh khí cầu


SÁCH GIÁO KHOA VÀ SÁCH THAM KHẢO


GIỚI THIỆU KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VẬT LÝ 6

Gồm 2 phần: Cơ học và nhiệt học.

-

Cơ học:
+ Các phép đo cơ bản: đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng.
+ Lực.
+ Máy cơ đơn giản.

-

Nhiệt học:
+ Sự nở vì nhiệt của các chất.
+ Sự chuyển thể của các chất.


CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRONG MỘT TIẾT HỌC VẬT LÝ

-

Đọc hiểu.
Làm thí nghiệm.

Quan sát hiện tượng.
Trao đổi, thảo luận, hoạt động nhóm.
Phân tích kết quả thí nghiệm để rút ra nhận xét, kết luận.
Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng vật lý.
Vận dụng công thức vật lý để giải bài tập.


Làm thế nào để học tốt bộ môn Vật lý?


1. Có niềm yêu thích với môn học
Chỉ khi có niềm đam mê, bạn mới có thể học giỏi được. Đây là một yếu tố quan trọng khi muốn học tốt môn Vật Lý. Và khi yêu
thích môn học, bạn sẽ có thêm nhiều hứng thú để học hơn. Để thích môn này, bạn có thể đọc nhiều sách Vật Lý vui hay xem những
chương trình về Vật Lý.


2. Nhớ kỹ các kiến thức đã học
Trước khi học bài mới, hãy chắc rằng bạn nhớ được các kiến thức của bài cũ. Buổi tối trước đó, hãy dành thời gian học
và ôn lại bài trước. Vì khi hiểu được những bài trước đó, bạn mới có thể hiểu được bài của ngày mai.


3. Học đúng cách
Với Phần lý thuyết:
- Các định nghĩa, khái niệm, định luật: cần cố gắng hiểu rõ và nhớ chính xác từng
ý nghĩa của các mệnh đề được phát biểu.
- Các công thức: cần hiểu rõ ý nghĩa, đơn vị của từng đại lượng.
- Tập thói quen tự làm dàn bài tóm tắt bài học theo ý mình sau khi vừa học xong
để sao cho khi học theo dàn bài, ta dễ dàng hiểu và nhớ chính xác bài học.



3. Học đúng cách
Với phần bài tập:

- Làm đầy đủ bài tập (từ dễ đến khó) trong sách giáo khoa và sách bài tập vật lý do Bộ GD-ĐT phát hành. Với hầu hết bài
trong các bài tập này, HS sẽ làm được không khó khăn lắm nếu học kỹ phần lý thuyết.

- Ở từng chương trong sách bài tập thường có một hay hai bài tập mức độ khó, cần cố gắng làm những bài tập này sau khi
làm các bài tập dễ và trung bình.


4. Luôn tìm tòi mở rộng kiến thức

Ngày nay, các bạn học sinh được tiếp xúc rất sớm với công
nghệ thông tin. Vậy tại sao không dùng những chiếc máy vi tính,
smartphone,… để học, sẽ giúp ích hơn việc chơi game hay xem
phim.

Ngoài kiến thức trên lớp, hãy tự tìm tòi những kiến thức

mới. Bạn có thể khám phá trên mạng hay sách. Nó cũng tăng khả
năng thích thú với môn học nhiều hơn.


5. Học nhóm
Nếu có điều kiện, hãy học nhóm. Học nhóm đem lại kết quả cao hơn việc học một mình. Vì vậy hãy lập nhóm từ 3-5 người, cùng nhau
giải bài tập, học bài với nhóm. Học nhóm sẽ khiến việc học bớt nhàm chán hơn.


6. Giải nhiều bài tập


- Nếu muốn giỏi môn Vật Lý, bạn cần phải làm nhiều bài
tập đa dạng khác nhau, từ dễ đến khó. Việc làm đi làm lại các
bài tập khiến cho bạn không còn bối rối với các dạng bài tập,
hạn chế lỗi sai khi đi thi.


7. Tự làm tóm tắt cho từng chương
Sau khi học một chương xong, hãy giành
thời gian ôn lại chương đó và tóm tắt lại. Có thể
vẽ sơ đồ tư duy để tóm tắt. Cách này giúp bạn
hiểu sâu và nhớ kỹ bài học hơn.


8. Cố gắng đọc và hiểu đề bài
Nếu như muốn làm được một bài tập Vật Lý, điều đầu tiên hãy đọc kỹ đề bài. Bạn có thể gạch chân vào các đại
lượng, đơn vị mà đề bài cung cấp hoặc tóm tắt đề bài. Hiểu đề bài sẽ khiến việc làm bài diễn ra trơn tru hơn và hạn
chế những lỗi sai hơn.


9. Cẩn thận trong từng bước làm bài

Khi làm bài, hãy cẩn thận từng bước làm. Xem coi bạn
có ghi đúng đại lượng không, đúng đơn vị không, có sai chỗ
nào không. Môn Vật Lý khi đã sai ở một lỗi nhỏ nào đó ngay
cả đơn vị sẽ khiến cho đáp số bị sai và bạn sẽ mất điểm câu
đó.


10. Xem đáp số có hợp lý với thực tế không.


Sau khi làm xong một bài, hãy kiểm tra đáp số thật kỹ. Xem nó có thực tế không? Vật lý có tính tương tác rất nhiều với thực
tế nên khi đáp số ấy hợp lý, độ đúng của đáp số sẽ cao hơn.


Vật lý sẽ rất dễ khi con chịu cố gắng và tìm tòi.
Chúc các con học tốt!


CÁC NHÀ VẬT LÝ LỖI LẠC CỦA MỌI THỜI ĐẠI


Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà
thần học và nhà giả kim người Anh. Theo lịch Julius, ông sinh ngày 25 tháng 12 năm
1642 và mất ngày 20 tháng 3 năm 1727, theo lịch Gregory, ông sinh ngày 4 tháng 1 năm
1643 và mất ngày 31 tháng 3 năm 1727. Đúng vào năm nhà vật lý Galileo Galilei qua
đời, Isaac Newton chào đời sớm hơn dự kiến đúng vào ngày Giáng Sinh. Được đặt theo
tên cha, người đã mất cách đó hơn 3 tháng, Isaac ốm yếu và bé nhỏ đến mức có thể đặt
vừa vào trong cái bình 1,5 lít – theo lời thân mẫu ông kể lại.


Issac Newton là một nhà bác học đại tài, người đã phát minh ra định luật vạn
vật hấp dẫn, nền tảng cho vật lý học hiện đại. 

Người ta kể lại rằng một hôm Newton ngồi ở góc cây táo, nhìn mặt trời lặn. trăng đã tỏa sáng và các vì sao đã
thắp sáng trên bầu trời. Bỗng nhiên một quả táo rơi. Nhà bác học trẻ, 24 tuổi mà đầu óc lúc nào cũng bận rộn suy nghĩ về
vấn đề sức hút của vạn vật, bất ngờ nêu lên câu hỏi: tại sao quả táo rơi và mặt trăng không rơi, trong khi cả hai đều chịu
sức hút? Bỗng ông lóe lên một tia sáng: “A! Mặt trăng rơi. nếu nó không rơi, nó sẽ xa dần trái đất.”
Nhưng ông cần đến hơn 16 năm suy nghĩ và chứng minh để công bố định luật vạn vật hấp dẫn vào năm 1685,
một trong những khám phá lớn nhất đã bắt nguồn từ một bộ óc của con người: Hai vật hút nhau theo một lực tỉ lệ thuận
với khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa các trọng tâm của chúng.

Định luật này giúp ông tính được khối lượng mặt trời, khối lượng của trái đất và của các hành tinh, giải thích tại
sao trái đất lại dẹt ở hai cực, nguyên nhân của hiện tượng thủy triều là kết quả sức hút tổng hợp của mặt trời và mặt
trăng, tính không điều hòa của chuyển động mặt trăng v.v…


×