Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị trong phòng học bộ môn vật lý áp dụng dạy học chương dòng điện trong môi trường vật lý lớp 11 chương trình nâng cao bậc THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (707.56 KB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HOÀNG TRỌNG HAI

HOÀNG TRỌNG HAI

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG THIẾT BỊ TRONG PHỊNG HỌC BỘ MƠN VẬT LÝ
Áp dụng dạy học chương “Dịng điện trong các mơi trường” vật lý lớp 11 chương
trình nâng cao bậc THPT

TÊN ĐỀ TÀI
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC

K16
VINH, NĂM 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HOÀNG TRỌNG HAI

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG THIẾT BỊ TRONG PHỊNG HỌC BỘ MƠN VẬT LÝ
Áp dụng dạy học chương “Dịng điện trong các mơi trường” vật lý lớp 11 chương trình
nâng cao bậc THPT
Chuyên ngành: Lý luận và PPDH Vật Lý
Mã số: 60.14.10


LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM THỊ PHÚ

Vinh, Năm 2010


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trình bày lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phạm Thị Phú, người đã tận tâm
giúp đỡ, hướng dẫn, động viên tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các trường THPT thuộc miền Tây Nghệ An đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tác giả để hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn trường Đại học Vinh, khoa Vật lý và khoa sau đại học trường
Đại học Vinh đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả hồn thành luận văn này. Tác giả cũng
bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới các thầy, cô thuộc tổ bộ môn phương pháp khoa Vật lý
trường Đại học Vinh.
Cuối cùng, tác giả bày tỏ lòng biết ơn tới sự gúp đỡ tận tình của các anh chị em đồng
nghiệp và những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả luận văn
Ký tên

Hoàng Trọng Hai


Bảng ký hiệu các chữ viết tắt

TT

Tên


Ký hiệu

TT

Tên

Ký hiệu

1

Phòng học bộ mơn

PHBM

10

Phịng học bộ mơn vật lý

2

Phương pháp dạy học

PPDH

11

Thí nghiệm Vật Lý

TNVL


3

Học sinh

HS

12

Thí nghiệm học sinh

TNHS

4

Giáo viên

GV

13

Thí nghiệm giáo khoa

TNGK

5

Phịng học truyền thống

PHTT


14

Thực nghiệm sư phạm

TNSP

TN

15

Q trình dạy học

QTDH

SGK

16

Sách tham khảo

STK

VL

17

Máy vi tính

MVT


THPT

18

Phương tiện dạy học

PTDH

6

Thí nghiệm

7

Sách giáo khoa

8

Vật lý

9

Trung học phổ thông

PHBM VL


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Thực nghiệm ln đóng vai trị quan trọng hàng đầu trong vật lí học. Đặc biệt trong quá
trình dạy học ở trường THPT, các kiến thức phần lớn được hình thành từ con đường thực
nghiệm. Thí nghiệm là một khâu then chốt trong phương pháp thực nghiệm. Hiện nay thiết bị
thí nghiệm và một số thiết bị hiện đại đã được Bộ giáo dục và đào tạo trang bị tương đối đầy
đủ cho các trường phổ thông thuộc tất cả các khối lớp. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố chủ quan
và khách quan như khả năng làm thí nghiệm của giáo viên và học sinh cịn hạn chế, thiết bị
thí nghiệm cịn chưa đạt chất lượng, thời gian tiến hành thí nghiệm chưa đảm bảo, phần nhiều
giáo viên ngại phải xách thiết bị từ phòng chứa thiết bị lên phòng học, cách sắp xếp, bố trí
thiết bị ở phịng học bộ mơn chưa được hợp lý … dẫn đến kết quả là việc sử dụng thiết bị thí
nghiệm của giáo viên trong dạy học cịn ít, việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng con
đường thực nghiệm là chưa cao. Nhược điểm trên có thể được khắc phục nếu chúng ta sử
dụng một cách hợp lí phịng học bộ mơn và các thiết bị dạy học trong phịng học bộ mơn.
Trong chương trình vật lý trung học phổ thông, đặc biệt là chương “Dịng điện trong các
mơi trường” tơi thấy thiết bị được cung cấp đầy đủ, độ chính xác tương đối cao. Hầu hết các
kiến thức trong chương trình này giáo viên rất ít sử dụng thiết bị thí nghiệm và các thiết bị
hiện đại hỗ trợ để giảng dạy.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nói trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thử
nghiệm đề tài:
Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị trong phịng học bộ mơn
vật lý. Áp dụng dạy học chương “Dịng điện trong các mơi trường” vật lý lớp 11 THPT
chương trình nâng cao
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở bức tranh thực trạng phịng học bộ mơn Vật lý ở các trường THPT. Đề xuất
các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học trong phịng học bộ mơn Vật
lý.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Phòng học bộ môn vật lý ở trường THPT.

1



- Quá trình dạy học vật lý ở trường trung học phổ thơng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phịng học bộ môn vật lý trung học phổ thông các huyện: Anh sơn, Con Cuông, Tân
Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An.
- Chương “Dịng điện trong các mơi trường” vật lý lớp 11 chương trình nâng cao bậc
THPT
4. Giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phòng học bộ mơn một số huyện thuộc tỉnh Nghệ an,
phân tích ngun nhân thực trạng, đồng thời dựa trên cơ sở lý luận về chức năng của phịng
học bộ mơn có thể đề xuất các biện pháp hợp lý, khả thi khai thác có hiệu quả phịng học bộ
mơn vật lý THPT góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về PHBM nói chung và PHBM Vật lý THPT;
5.2. Tìm hiểu cơ sở pháp lý về xây dựng và sử dụng PHBM ở nước ta;
5.3. Khảo sát thực trạng phòng học bộ môn vật lý THPT các huyện Anh Sơn, Con Cuông,
Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp. Xây dựng bức tranh thực trạng, phân tích các nguyên nhân;
5.4. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phòng học bộ môn vật lý THPT;
5.5. Vận dụng các biện pháp cho dạy học chương “Dịng điện trong các mơi trường” vật lý
lớp 11 THPT chương trình nâng cao.
5.6. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi, hiệu quả của một số biện pháp đã đề
xuất.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận: đọc các sách, tài liệu về những vấn đề liên quan đến việc giải
quyết các nhiệm vụ đã đề ra trong luận văn.
6.2. Nghiên cứu thực tiễn: Điều tra sơ bộ các phòng học bộ mơn thuộc các trường đã nói trên
và việc giảng dạy của giáo viên có sử dụng thí nghiệm áp dụng chương “Dịng điện trong các
mơi trường” vật lý lớp 11 THPT chương trình nâng cao.
6.3. Thực nghiệm sư phạm ở một số trường trung học phổ thông để đánh giá các biện pháp đã

đề xuất trong luận văn.
6.4. Thống kê toán học: xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm

2


7. Đóng góp mới của luận văn
- Xây dựng bức tranh thực trạng phịng học bộ mơn vật lý ở trường THPT;
- Đề xuất 3 nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học trong phòng học bộ
môn vật lý.
- Áp dụng 2 biện pháp dạy học chương “Dịng điện trong các mơi trường” vật lý lớp 11
THPT chương trình nâng cao có được các sản phẩm: 5 video clip thí nghiệm khảo sát chương
“Dịng điện trong các môi trường” , tổng trường đoạn 16 phút 25 giây làm cơ sở dữ liệu xây
dựng bài giảng điện tử nhằm tăng cường sử dụng MVT và các phương tiện trình chiếu, nghe
- nhìn ở PHBM.
- Soạn 2 bài giảng điện tử cụ thể hóa biện pháp dạy
- Thiết kế tiến trình dạy học 5 bài theo PPTN nhằm sử dụng thiết bị thí nghiệm trong PHBM
nhằm cụ thế hóa biện pháp dạy
8. Cấu trúc luận văn
Mở đầu
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phòng học bộ môn vật lý THPT.
Chương 2. Đề xuất các biện pháp khai thác hiệu quả phịng học bộ mơn vật lý THPT. Áp
dụng dạy học chương “Dòng điện trong các mơi trường” vật lý lớp 11 THPT chương trình
nâng cao
Chương 3. Thử nghiệm các biện pháp thông qua thực nghiệm sư phạm
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

3



Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn phòng học bộ môn vật lý THPT
1.1. Cơ sở lý luận về PHBM vật lý THPT
1.1.1. Khái niệm về PHBM và PHBM vật lý [8; 5]
- Phịng học bộ mơn là phòng học được lắp đặt sẵn thiết bị giáo dục phù hợp với đặc thù
môn học, dùng cho hoạt động dạy và học của từng môn học (hoặc một số ít các môn học xác
định). Học sinh không học trong các phòng học cố định của lớp mà thường xuyên di chuyển
theo môn học tại các PHBM tương ứng. Như vậy PHBM vừa là phịng học vừa là phịng thí
nghiệm, nơi diễn ra tất cả các tiết học của môn học (cả tiết lí thuyết và tiết thực hành thí
nghiệm). PHBM là phòng học được trang bị hệ thống thiết bị dạy học bộ môn và hệ thống
các thiết bị nghe nhìn được lắp đặt phù hợp với bộ mơn để giáo viên và học sinh sử dụng
thuận lợi, đảm bảo chất lượng giáo dục. Trong PHBM có bàn ghế chuyên dụng phù hợp lứa
tuổi học sinh và phù hợp đặc thù mơn học, có hệ thống cửa sổ kính đảm bảo thống mát về
mùa hè và kín đáo vào mùa đông. PHBM lắp đặt hệ thống thiết bị nghe nhìn (bảng, máy
chiếu, màn chiếu, máy vi tính, máy chiếu vật thể ... phù hợp với từng môn học); thiết bị thí
nghiệm, thực hành được sắp xếp ở vị trí ngay bên cạnh thuận lợi cho việc luân chuyển thiết
bị theo nội dung dạy học.
PHBM là nơi đảm bảo môi trường sư phạm cho việc thực hiện các chức năng lý luận dạy
học và chức năng lý luận nhận thức của phương tiện dạy học.
- PHBM vật lý là PHBM dành cho tổ chức các giờ học vật lý – mơn học gắn liền với thí
nghiệm và thực hành.
- PHBM với vấn đề đổi mới PPDH ở trường phổ thông: thực chất của phương thức dạy học
theo PHBM là dạy học được tiến hành trong các phịng mà ở đó được sắp đặt sẵn các thiết bị
dạy học phù hợp mơn học. Học sinh khơng học trong phịng học cố định mà di chuyển theo
từng môn học. PHBM là tổ hợp phịng học thơng thường và phịng thí nghiệm. Đổi mới giáo
dục hiện nay yêu cầu đổi mới tất cả các yếu tố cấu trúc bao gồm: quan điểm, mục tiêu, nội
dung, phương pháp, phương tiện, phương thức, hình thức tổ chức dạy học. PHBM là
phương thức tổ chức dạy học, là mơi trường sư phạm để triển khai có hiệu quả các phương
tiện dạy học.

Theo quan điểm triết học duy vật lịch sử, bất kỳ một quá trình lao động nào cũng bao gồm 3
yếu tố liên quan mật thiết với nhau: đối tượng lao động, công cụ lao động và người lao động

4


là mơi trường để diễn ra q trình lao động. Khi cơng cụ lao động biến đổi, phát triển thì
phương thức lao động cũng phải biến đổi để phù hợp với sự phát triển, thúc đẩy tăng năng
suất và hiệu quả lao động. Trong trường học đối tượng lao động là nội dung dạy học, người
lao động là thầy và trị, cơng cụ lao động là các phương tiện thiết bị dạy học. Khi phương
tiện dạy học thay đổi theo hướng hiện đại hóa, chun mơn hóa và tăng cường hoạt động
tích cực tự lực sáng tạo của học sinh thì phương thức dạy học cũng phải thay đổi theo hướng
thiết bị dạy học luôn trong tầm tay, thuận lợi cho việc sử dụng của GV và HS. Phương thức
dạy học mới đáp ứng được yêu cầu trên chính là PHBM.
Đối với môn vật lý – một môn học gắn liền với thí nghiệm và các phương tiện trực quan,
phương thức dạy học trong các phịng học theo lớp khơng đáp ứng yêu cầu của đổi mới
quan điểm, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, cụ thể là bộc lộ những hạn chế cơ
bản sau:
- Không đáp ứng định hướng tăng cường thí nghiệm trong các giờ học vật lý do việc di
chuyển thiết bị thí nghiệm biểu diễn từ kho hay phịng thí nghiệm đến các PHTT gây rất
nhiều khó khăn cho giáo viên: thiết bị cơng kềnh, lắp đặt cân chỉnh tốn nhiều thời gian trong
khi giao thời các tiết học rất hạn hẹp; nhiều thí nghiệm tiến hành thành cơng ở phịng thí
nghiệm nhưng khi di chuyển lắp đặt lại thì thất bại. Do vậy thiết bị thí nghiệm hầu như khai
thác với hiệu suất thấp, để lãng phí trong kho hoặc trong phịng thí nghiệm.
- Không đáp ứng định hướng đổi mới luôn coi trọng kỹ năng ngang bằng với kiến thức do
chỗ ngoài các thí nghiệm thực hành bắt buộc trong chương trình với tỷ lệ cịn khiêm tốn thì
HS khơng có cơ hội tiến hành các thí nghiệm khác.
- Khó đáp ứng định hướng dạy học tập trung vào người học thông qua việc sử dụng các
phương pháp dạy học tích cực mà đặc trưng cơ bản là: tổ chức học tập theo nhóm, dạy học
chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, phối hợp học cá nhân và học theo nhóm...

1.1.2. Chức năng của PHBM vật lý ở trường phổ thông [8; 8]
PHBM vật lý vừa là phòng học vừa là phòng thí nghiệm, nơi diễn ra hoạt động dạy và học
mơn vật lý. Cho nên PHBM vật lý gồm có các chức năng sau:
- Theo quan điểm triết học: PHBM VL là một phương thức dạy học, là môi trường vật chất
và xã hội để hoạt động dạy học diễn ra trong sự tương tác giữa chủ thể của quá trình ( thầy
và trị) với nội dung dạy học thơng qua các phương tiện dạy học.

5


- Theo quan điểm giáo dục, PHBM là khâu tổ chức quá trình dạy học giáo dục nhằm thực
hiện tối ưu các điều kiện vật chất kỷ thuật giáo dục, đảm bảo thực hiện sự đồng bộ và tổng
hợp các yếu tố cấu trúc của quá trình dạy học: Quan điểm, mục tiêu, nội dung, phương pháp,
phương tiện, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả dạy học.
- Theo quan điểm của lý luận dạy học, PHBM VL là điều kiện vật chất cần thiết để thực
hiện tốt các nhiệm vụ của dạy học vật lý: giáo dưỡng, giáo dục, phát triển và giáo dục tổng
hợp.
- Theo quan điểm của lý luận nhận thức, PHBM VL là môi trường thuận lợi để khai thác
triệt để các chức năng của các phương tiện dạy học trên các bình diện khác nhau: trực quan
trực tiếp, trực quan gián tiếp và cả bình diện khái niệm ngơn ngữ.
1.1.3. Cấu trúc, thiết bị phịng học bộ mơn [8; 16]
Phịng học bộ môn được thiết kế đúng tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Bàn ghế trong phòng phải là loại chuyên dụng phù hợp với lứa tuổi của từng cấp học và
từng bộ môn, đủ về số lượng cho mỗi lớp học sinh. Có bảng viết theo quy định.
Có nguồn điện ổn định, đủ ánh sáng cho học sinh học (đảm bảo tiêu chuẩn ánh sáng do
Bộ Y tế quy định).
Có thiết bị cấp nước đặt ở các vị trí khác nhau theo thiết kế đặc thù từng bộ mơn. PHBM
Hóa học cần có thêm tủ hút khí độc, có hệ thống xử lý hóa chất sau khi thực hành thí
nghiệm.
Mỗi phịng có hệ thống tủ tường cửa kính để đựng thiết bị dạy học dùng thường xuyên

trong các giờ học.
Hệ thống nghe nhìn được lắp đặt trên bàn GV và ở các vị trí thích hợp. Hình ảnh các nhà
khoa học bộ mơn được treo ở các vị trí trang trọng trong phịng học bộ mơn.
Có hệ thống cửa sổ kính đảm bảo thơng thống về mùa hè, kín gió về mùa đơng.
Có phịng chứa thiết bị và chuẩn bị thí nghiệm, thực hành ngay bên cạnh.
Có hệ thống xử lý nước thải đúng quy định về việc bảo vệ mơi trường.
Có phương tiện chống ẩm, chống mối mọt, phòng cháy chữa cháy nổ. Từng bước trang bị
máy điều hịa khơng khí, máy hút bụi, máy hút ẩm để việc bảo quản và sử dụng trang thiết
bị tốt hơn.

6


1.1.4. Số phịng học bộ mơn
Cách tính số phịng học bộ môn của từng môn học: tổng số tiết của môn học ở tất cả các
khối, lớp trong tuần chia cho 30 (lấy tròn số).
n = T : 30 (n: số lượng phịng bộ mơn, T: Tổng số tiết học/ tuần).
Các phịng học bộ mơn:
Trong điều kiện hiện nay và 10 năm tới, các trường cần có các phịng học bộ mơn.
- Vật lý, Hóa học, Sinh học.
- Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Mỹ thuật.
- Toán học, Tin học, Ngoại ngữ, Cơng nghệ.
- Phịng truyền thống, Nhà tập đa năng (Giáo dục thể chất), phòng y tế học đường.
Phòng truyền thống. Nhà tập đa năng (Giáo dục thể chất), phòng y tế học đường, các phòng
này hoạt động theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Diện tích tối thiểu các phịng học bộ mơn:
- Vật lý, Hóa học, Sinh học, Cơng nghệ: từ 1,65 đến 1,80 m2/ học sinh (khơng kể diện tích
chuẩn bị).
- Phịng học bộ môn các môn lý thuyết và ngoại ngữ: từ 1,45 đến 1,50 m2/ học sinh.
- Phòng học bộ môn tin học: từ 2,00 đến 2,50 m2/ học sinh.

- Phòng chuẩn bị: từ 16 đến 24m2/phòng.
1.1.5. Thiết bị dạy học
Phải đảm bảo đủ thiết bị dạy học cho từng môn học theo danh mục thiết bị dạy học tối
thiểu đã ban hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Có bản hướng dẫn cách sử dụng các thiết bị
chuyên dụng. Ngoài các thiết bị dạy học quy định, hàng năm phải bổ sung thiết bị dạy học
tự làm của GV bộ mơn và HS. Các trường có điều kiện có thể trang bị bổ sung thêm các bộ
thiết bị ngoài định mức quy định theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
- Thiết bị dùng chung
+ Bàn ghế PHBM Vật lý là loại chuyên dụng đáp ứng được các yêu cầu đặc thù của
bộ mơn; có hệ thống điện, nước, khí ga theo yêu cầu sử dụng. Bố trí bàn ghế phải đảm bảo
về góc nhìn bảng viết, khoảng cách giữa các bàn, hàng bàn, bảng viết và các tường bao
quanh theo quy định, phù hợp với các hình thức dạy học.

7


+ Thiết bị nghe nhìn:
- Máy chiếu đa năng, màn chiếu, chân dung nhà Vật lý học
- Ti vi, đầu đọc đĩa CD, VCD, bảng các loại, nội quy PHBM

- Thiết bị thí nghiệm:
+ Số lượng trang thiết bị dạy học của PHBM phải đảm bảo theo quy định tại danh
mục thiết bị dạy học tối thiểu do bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành.
1.2. Cơ sở thực tiễn phịng học bộ mơn
1.2.1. Cơ sở pháp lý phịng học bộ mơn
- Quy chế cơng nhận PHBM đạt chuẩn quốc gia, ban hành kèm theo Quyết định số
32/2004/QĐ-BGDĐT ngày 24/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [PL1a].
Theo Quy chế này PHBM phải đạt các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, về cán bộ chuyên
trách, về tổ chức hoạt động và quản lý. Trong đó tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và nhân sự là

vấn đề cốt lõi.
- Quy định về PHBM, ban hành kèm theo Quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày
16/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Văn bản này thay thế Quyết định số
32/2004/QĐ-BGDĐT ngày 24/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [PL1b].
Văn bản này quy định về PHBM, bao gồm: Quy cách PHBM, các yêu cầu kỹ thuật của
PHBM, quản lý và sử dụng PHBM. Với mục đích thống nhất trên phạm vi tồn quốc các
điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất kỷ thuật của PHBM phù hợp với chương trình giáo dục
phổ thơng và làm căn cứ xây mới hoặc cải tạo PHBM nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học.
1.2.2. Phòng học bộ môn vật lý một số trường điểm ở nước ta
1.2.2.1. PHBM vật lý ở trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Đà Nẵng [8; 25]

8


Ảnh 1. Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn- Đà Nẵng
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, đỉa chỉ số 1 Vũ Văn Dũng, Quận Sơn Trà thành
phố Đà Nẵng tiền thân là trường năng khiếu cấp 2-3 Quảng Nam- Đà Nẵng. Đây là trường
chun theo mơ hình chất lượng cao duy nhất ở Đà Nẵng và cả nước. Chức năng nhiệm vụ
của trường là đào tạo mũi nhọn, phát hiện bồi dưỡng nhân tài. Trường chỉ tuyển học sinh
năng khiếu theo các mơn chun: Tốn, Ngữ văn, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Anh ngữ, Tin
học, Pháp ngữ; khơng có lớp mở rộng (hệ B) như một số trường chuyên của Bộ hay của các
địa phương khác. Sỉ số của trường hàng năm dao động từ 723 - 771 HS, với 30 lớp, nghĩa là
trung bình 25 HS/lớp; đây là sỉ số lý tưởng cho một lớp chuyên.
Tỷ lệ học sinh đỗ đại học năm 2004 đến nay liên tục tăng từ 92,6% đến 99,6% tổng
số HS tốt nghiệp hàng năm của trường. Những người làm công tác giáo dục, và đặc biệt các
giáo viên vật lý muốn đi tìm những nguyên nhân của hiện tượng này, để rút ra bài học cho
việc nâng cao chất lượng dạy học môn vật lý.
Đầu tư và sử dụng thiết bị ở PHBM vật lý của trường chuyên Lê Quý Đôn Đà
Nẵng

Trong việc xây dựng PHBM, thực tế hiện nay tồn tại hai khuynh hướng:
- Các trường đã có phịng thực hành thí nghiệm vật lý thì sử dụng phịng để tiến hành
các thí nghiệm thực hành bắt buộc theo chương trình, các thí nghiệm biểu diễn thực hiện tại
các phòng học truyền thống (tại lớp) và tần suất khai thác rất thấp. Đây là các trường thuộc
khu vực thành phố, các trường chuẩn quốc gia được công nhận trước 2008. Các trường này

9


đang tích cực chuyển đổi phịng thí nghiệm thực hành vật lý theo các chức năng của PHBM
Vật lý.
- Đa số các trường (thuộc khu vực nông thôn, miền núi) chưa có phịng thực hành thì
thiết bị thí nghiệm lưu trong kho, chỉ khai thác được thí nghiệm biểu diễn nhưng tần suất rất
thấp, phần thí nghiệm thực hành mặc dù bắt buộc nhưng cũng không thực hiện được do
không có phịng thực hành. Các trường này đang tích cực vận động để xây dựng PHBM.
Từ năm 2003- 2004 với kinh phí đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ dạy và học
trên 70 tỷ đồng, trường Lê Q Đơn đã dành một phần lớn kinh phí xây dựng hệ thống
phịng học bộ mơn cho các mơn: Vật lý, Tin học, Hóa học, Sinh học. Đối với mơn Vật lý có
2 phịng thí nghiệm vừa là phịng thực hành thí nghiệm vừa là phịng học bộ mơn. Đối với 3
lớp chuyên lý (10,11,12) đây là PHBM - nơi diễn ra các giờ học vật lý; đối với các lớp khác
đây là phịng thực hành các bài thí nghiệm thực hành bắt buộc trong chương trình.
- Trang thiết bị dùng chung: phương tiện nghe nhìn (máy vi tính, projector, màn
chiếu, máy chiếu vật thể, bảng,loa, đầu đọc đĩa hình), bàn ghế theo đúng quy định của Bộ,
chân dung nhà vật lý học, tủ đựng thiết bị bố trí dọc theo tường.
- Thiết bị thí nghiệm: đầy đủ theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn vật lý
(dùng cho đào tạo đại trà), và hệ thống các bài thí nghiệm nâng cao do cơng ty thiết bị giáo
dục Thắng lợi cung cấp.
- Các thiết bị đã được giáo viên vật lý của trường khai thác thường xuyên theo
phương châm: đúng, đủ bám sát chương trình (đối với các lớp khơng chun Vật lý); nâng
cao chun biệt hố đối với HS chuyên Vật lý. HS chuyên vật lý có các bài thí nghiệm

nghiên cứu bám sát chương trình dành cho khối chuyên vật lý đồng thời các em còn được
tiến hành các thí nhiệm theo chuyên đề tự khảo sát xây dựng các quy luật vật lý hoặc đo đạc
các đại lượng vật lý mới thuộc nội dung chuyên đề.
HS chuyên vật lý được tổ chức thành các nhóm nghiên cứu (các nhà sáng tạo trẻ)
thực hiện các dự án nghiên cứu như các nhà vật lý trẻ tuổi thiết kế chế tạo, sản phẩm nghiên
cứu là các mô hình, thiết bị thí nghiệm tự làm bổ sung cho hệ thống thiết bị của phịng học
bộ mơn.
1.2.3. Khảo sát thực trạng phịng học bộ mơn vật lý các trường THPT các huyện: Anh
Sơn, Con Cuông, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp.

10


1.2.3.1. Mục đích và nội dung khảo sát
Mục đích: Tìm hiểu thực trạng PHBM Vật lý THPT gồm 16 trường (trong đó chỉ có
1 trường đạt chuẩn quốc gia là trường THPT Anh Sơn 1) tại các huyện: Anh Sơn, Con
Cuông, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp làm cơ sở thực tế cho việc khai thác hiệu quả PHBM
Vật Lý THPT đảm bảo tính khả thi khi áp dụng cho các vùng miền này.
Nội dung khảo sát:
- Xây dựng PHBM vật lý: mặt bằng, diện tích, phịng học và phịng chuẩn bị.
- Phịng:
+ Tỷ lệ trường THPT có PHBM Vật lý
+ Tỷ lệ trường THPT có Phịng thực hành Vật lý cải tạo thành PHBM Vật lý;
+ Tỷ lệ trường THPT có Phịng thực hành Vật lý;
+ Tỷ lệ trường THPT chưa có PHBM hoặc Phịng thực hành Vật lý loại chỉ có kho chứa
thiết bị thí nghiệm Vật lý;
+ Tỷ lệ trường THPT chưa có PHBM hoặc Phịng thực hành Vật lý loại chỉ có kho chứa
thiết bị chung Vật lý, Hóa học, Sinh học;
- Thiết bị dùng chung
+ Bàn ghế đúng quy cách;

+ Thiết bị nghe nhìn: Máy chiếu đa năng, màn chiếu, ti vi, đầu đọc đĩa CD, VCD;
+ Bảng các loại, nội quy PHBM, ảnh chân dung các nhà bác học Vật lý.
- Thiết bị thí nghiệm: Số lượng, chất lượng.
- Kỷ thuật viên PHBM: Có hay chưa, trình độ, năng lực thực tế.
- Khai thác thiết bị PHBM: Tần suất sử dụng thiết bị, mức độ sử dụng, tính thành thạo,
tính kinh tế, phục vụ đổi mới PPDH.
- Tổ chức quản lý PHBM: Kiểm tra đánh giá hiệu quả bảo quản khai thác sử dụng PHBM
và phương tiện dạy học.
1.2.3.2. Đối tượng điều tra
- Tổ trưởng các tổ Vật lý của các trường THPT: Anh Sơn, Con Cuông, Tân Kỳ,
Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp.

11


- Giáo viên vật lý THPT thuộc các huyện: Anh Sơn, Con Cuông, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn,
Quỳ Hợp.
- Các PHBM, phòng thực hành vật lý của các trường THPT thuộc các huyện: Anh
Sơn, Con Cuông, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp.
1.2.3.3. Phương pháp khảo sát
- Dùng phiếu điều tra mẫu số 2 và mẫu số 3 của đề tài khoa học – công nghệ cấp bộ B2009
– 27- 76 của tác giả Phạm Thị Phú (xem phụ lục 2a, 2b).
- Thị sát thực tế PHBM trong phạm vi đề tài.
- Trao đổi trực tiếp với đối tượng điều tra
+ Cán bộ quản lý giáo dục: Hiệu trưởng trường THPT,
+ Giáo viên vật lý các trường THPT.

1.2.3.4. Kết quả khảo sát
Xem bảng số liệu điều tra (phụ lục 2c)
1.2.3.5. Bức tranh thực trạng PHBM vật lý các trường THPT một số huyện miền núi

Nghệ an
Tìm hiểu thực trạng PHBM Vật lý THPT gồm 16 trường (trong đó chỉ có 1 trường
đạt chuẩn quốc gia là trường THPT Anh Sơn 1) tại các huyện: Anh Sơn, Con Cuông, Tân
Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp làm cơ sở thực tế cho việc khai thác hiệu quả PHBM Vật Lý
THPT đảm bảo tính khả thi khi áp dụng cho các vùng miền này.
a. Cơ sở vật chất
Vẫn cịn tình trạng chưa khai thác đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất như: Nhận
thức và sử dụng phịng học bộ mơn chưa đúng, chưa hợp lý, có đủ thiết bị dạy học, kể cả
loại thiết bị giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học nhưng sử dụng chưa nhiều, hiệu
quả khơng cao
- Phịng
+ Trường THPT có Phịng học bộ mơn vật lý là phịng dành cho các giờ thí nghiệm
thực hành vật lý chiếm tỷ lệ 42%

12


+ Trường THPT có Phịng học bộ mơn vật lý gồm phịng học dành cho các giờ thí
nghiệm thực hành vật lý và phịng (kho) thiết bị thí nghiệm vật lý chiếm tỷ lệ 43.5%
+ Trường THPT có Phịng học bộ mơn vật lý là phịng (kho) thiết bị thí nghiệm vật
lý chiếm tỷ lệ 7.2%
+ Trường THPT có Phịng học bộ mơn Lý, Hóa, Sinh là phịng (kho) thiết bị thí
nghiệm Lý, Hóa, Sinh chiếm tỷ lệ 1.4%
+ Trường THPT có phịng học bộ mơn vật lý gồm phịng học dành cho giờ học vật
lý (bài mới, bài tập, thí nghiệm thực hành) + phịng chuẩn bị thí nghiệm vật lý + kho lưu
thiết bị thí nghiệm vật lý được bố trí liên thơng. chiếm tỷ lệ 7.2%
- Thiết bị dùng chung
+ Bàn học sinh vừa là bàn thí nghiệm (68.1%)
+ Thiết bị nghe nhìn:
- Máy chiếu đa năng là 27.5%, màn chiếu là 16%, chân dung nhà Vật lý học là 30.4%

- Ti vi, đầu đọc đĩa CD, VCD, bảng các loại, nội quy PHBM là 29%
- Thiết bị thí nghiệm:
+ Số lượng thiết bị thí nghiệm 3 khối đầy đủ theo danh mục tối thiểu của Bộ Giáo
dục
+ Chất lượng trung bình thiết bị thí nghiệm vật lý được cung cấp cho trường là 58%
- Kinh phí đầu tư: Nguồn huy động từ Bộ giáo dục và đào tạo
b. Kỹ thuật viên PHBM:
- Nhân viên thiết bị phụ trách chung (thiết bị dạy học Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ...)
chiếm tỷ lệ 62.3%
- Giáo viên vật lý kiêm nhiệm công tác thiết bị dạy học vật lý chiếm tỷ lệ 30.4%
- Nhân viên thiết bị dạy học vật lý chiếm tỷ lệ 29%
c. Khai thác hiệu quả PHBM:
Tần suất sử dụng thiết bị quá ít, mức độ sử dụng là 36.2%, tính thành thạo là 26%,
hiệu suất khai thác sử dụng thiết bị là 14.5%
d. Cách tổ chức quản lý điều hành, kiểm tra đánh giá hiệu quả bảo quản khai thác sử
dụng PHBM và phương tiện dạy học.

13


Chưa thực sự đổi mới công tác quản lý. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, từng cá
nhân không được phân định rõ ràng. Công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ chưa tạo ra sự
chuyển biến theo hướng tích cực. Thiếu kế hoạch bồi dưỡng GV một cách cụ thể, thiết thực
và tích cực.
1.2.3.6. Nguyên nhân thực trạng về PHBM
Từ thực trạng về phịng học bộ mơn và việc dạy học bộ môn Vật lý các trường THPT
trên địa bàn các huyện: Anh Sơn, Con Cuông, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp có thể chỉ ra
một số nguyên nhân hạn chế về PHBM Vật lý như sau:
- Nhận thức của cán bộ quản lý về PHBM và vai trò của PHBM trong việc đổi mới
PPDH còn chưa đầy đủ. Nhiều cán bộ quản lý các nhà trường hiểu PHBM chỉ là phòng thực

hành nên việc đầu tư cơ sở vật chất chỉ mới đảm bảo cho việc dạy các tiết thực hành.
- Giáo viên Vật lý còn nhận thức PHBM là phòng học dành cho các tiết thực hành vật
lý nên khơng có thói quen sử dụng PHBM trong dạy học lý thuyết. Chỉ khi có tiết thực hành
thì mới sử dụng PHBM, đa số cịn ngại khó, mất thời gian trong việc khai thác các loại
phương tiện dạy học, các trường chưa có quy định đánh giá cụ thể về việc sử dụng thiết bị
dạy học, khâu chuẩn bị cho một tiết thí nghiệm thực hành mất nhiều thời gian trong khi đó
đội ngũ cán bộ phụ trách thiết bị các trường ít, phải phụ trách nhiều môn và chưa được đào
tạo đầy đủ về chuyên môn nên cơng tác chuẩn bị cho các tiết học có thí nghiệm cịn hạn
chế.
- Thiết bị dạy học của các trường được cấp trong khi triển khai chương trình thay
sách giáo khoa lớp 10, 11, 12 một số chất lượng kém, dễ hư hỏng, một số sử dụng thiết bị đo
thiếu chính xác làm cho giáo viên ngại sử dụng.
- Các văn bản hướng dẫn về việc xây dựng PHBM và việc tổ chức dạy học tại PHBM
chưa cụ thể. Hiện nay chưa có mơ hình mẫu PHBM cho từng vùng miền để các trường áp
dụng. Ngân sách nhà nước đầu tư để xây dựng các PHBM còn hạn chế.
Kết luận chương 1.
Qua khảo sát thực tế và kết quả phiếu điều tra các trường phổ thông tôi nhận thấy
rằng vấn đề sử dụng thí nghiệm vẫn chưa được quan tâm vì nhiều nguyên nhân sau đây:

14


+ Hiệu trưởng chưa có tiêu chí đánh giá rõ ràng cho các giáo viên về việc sử dụng
thiết bị trong q trình dạy học.
+ Tổ trưởng chun mơn chưa lập phân phối thực hành bao gồm các thí nghiệm biểu
diễn và thí nghiệm thực hành theo phân phối chương trình. Quá trình kiểm tra, đánh giá của
tổ trưởng chưa chặt chẽ trong việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm trong dạy học.
+ Do sự thiếu thốn về cơ sở vật chất và thiết bị TN ở các trường phổ thông.
+ Do TN chưa được đưa vào trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, điều đó
đã ảnh hưởng đến thái độ của cả người dạy và người học đối với việc sử dụng TN trong dạy

và học VL. Bởi như chúng ta biết thi cử có tác dụng điều chỉnh việc dạy và học: thi thế nào
thì dạy và học thế đó.
+ Đội ngũ giáo viên (GV), chúng ta chưa thực sự tìm tịi, nghiên cứu sử dụng, để các
TN VL, các phương tiện dạy học hiện đại thực sự mang lại hiệu quả.
+ Khả năng sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại cũng như thao tác TN của một bộ
phận GV hiện nay nói chung cịn hạn chế.

Chương 2. Đề xuất các biện pháp khai thác hiệu quả phịng học bộ mơn vật lý THPT.
Áp dụng dạy học chương “Dòng điện trong các mơi trường” vật lý lớp 11 THPT
chương trình nâng cao
2.1. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị trong PHBM vật lý
2.1.1. Nhóm biện pháp quản lý
2.1.1.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV trong nhà trường về vấn đề sử dụng thiết bị
để đổi mới PPDH
a. Mục đích:
+ Trang bị những tri thức cần thiết, làm cho mọi GV, mọi bộ phận trong trường nâng
cao nhận thức, thống nhất tư tưởng về việc sử dụng thiết bị.
+ Tạo ra sự kích thích đội ngũ trong lao động sáng tạo thực hiện vận dụng phương
pháp mới nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

15


b. Nội dung: Làm cho giáo viên và cán bộ trong trường nhận thức rõ:
+ Tính cấp thiết của việc sử dụng thiết bị để đổi mới PPDH:
Một mặt, làm cho tập thể sư phạm cần thống nhất nhận thức: đây là yêu cầu của sự
nghiệp đổi mới giáo dục, là hạt nhân của việc thực hiện chương trình, SGK mới, là điều kiện
trực tiếp để nâng cao chất lượng giáo dục; mặt khác, cần coi đây là thách thức đội ngũ mà
đội ngũ cần phải đáp ứng, nhưng cũng là cơ hội phát triển của mỗi GV và của mỗi nhà
trường.

+ Những định hướng cơ bản của đổi mới PPDH hiện nay:
- Phát huy tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh;
- Bồi dưỡng phương pháp tự học;
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.
+ Những đặc trưng cơ bản của phương pháp tích cực:
- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh;
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh;
- Tăng cường tổ chức các hoạt động học tập cá thể, phối hợp với hoạt động học tập
hợp tác
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trị.
c. Hình thức tổ chức:
- Tổ chức cho GV đi học các lớp bồi dưỡng hè do Sở, Bộ tổ chức.
- Tổ chức học tập, nghiên cứu các tài liệu lý luận nghiệp vụ tại tổ, trường.

16



×