1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Lịch sử không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội mà trong
chừng mực không nhỏ còn là công cụ giáo dục tình cảm, đạo đức, phẩm chất.
Đó là giáo dục lòng yêu nước, trung thành với dân tộc, với cách mạng, với
Đảng... là việc noi gương người xưa để hành động trong ngày hôm nay.
Nhưng hiện nay trong xã hội và nhà trường môn lịch sử bị xem là là môn phụ.
Kết quả học tập của học sinh rất yếu kém và đáng báo động. Vậy nguyên nhân
do đâu ?
Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân gây nên song cơ bản không phải do
bản thân môn lịch sử mà do quan niệm, phương pháp dạy học chưa phù hợp,
chưa đáp ứng yêu cầu môn học đề ra. Giáo viên dạy lịch sử chưa phát huy được
thế mạnh của bộ môn, chưa chỉ cho các em xác định được đây là bộ môn khoa
học cần phải có sự học tập nghiên cứu nghiêm túc, chưa tái hiện được không khí
của lịch sử trong giờ học nên để học sinh rơi vào tình trạng thụ động, chưa phát
huy được tính tích cực của học sinh làm cho không khí học tập mệt mỏi, làm cho
giờ học trở nên khô khan nặng nề. Vì vậy làm thế nào để tạo cho học sinh hứng
thú học lịch sử, phát huy tích cực xây dựng bài, kích thích sự tìm hiểu khám phá
về kiến thức.
Là một giáo viên trực tiếp dạy học lịch sử, trong tôi cũng đang có những
suy nghĩ về việc dạy học lịch sử hiện nay. Tôi cũng mong tìm ra con đường biện
pháp tích cực để áp dụng trong công việc của mình đang làm và tìm ra nhiều
hướng đi hơn cho tư duy của bản thân trong quá trình dạy lịch sử.
Hiện nay ở các trường phổ thông đã áp dụng rất nhiều phương pháp dạy
học, nhiều phương tiện kĩ thuật mới và bước đầu mang lại những hiệu quả thiết
thực cho quá trình dạy và học lịch sử. quá trình sử dụng công nghệ thông tin
trong dạy học là một xu thế hiện nay đã mang lại hiệu quả đáng kể. Hay áp dụng
nguyên tắc dạy học liên môn , dạy học theo vấn đề, dạy học theo nhóm, dạy học
theo qua các chương trình học lịch sử... đã góp phần tích cực vào quá trình tìm
ra con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn lịch sử.
Đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại
thói quen học tập thụ động. Giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng
1
dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm để học sinh tự lĩnh hội kiến thức theo
yêu cầu của chương trình. Loại bỏ dần thói quen thu nhận thông tin một cách thụ
động của học sinh để hoạt động học thực sự là một quá trình kiến tạo .
Xuất phát từ thực trạng đó, Bộ Giáo dục – Đào tạo và các ban ngành liên
quan đã có những biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy sử và học sử ở trường phổ
thông. Đã và đang có rất nhiều cá nhân và tổ chức quan tâm đến vấn đề này. Đặc
biệt đội ngũ nhà giáo, mà trực tiếp nhất là các thầy cô giáo dạy sử hiện nay cũng
đang nỗ lực để tìm ra con đường và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và
học môn sử. và trên thực tế đã xuất hiện nhiều quan niệm, phương pháp dạy và
học lịch sử mới đáp ứng phần nào những đòi hỏi đó. Tuy vậy, khoa học luôn đòi
hỏi phải tìm ra nhiều con đường, biện pháp mới để áp dụng vào thực tiễn cho kết
quả cao. Vì thế, việc tìm ra những con đường, biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả học tập và giảng dạy bộ môn lịch sử là hết sức quan trọng và cần thiết trong
giai đoạn hiện nay và sắp tới.
Muốn đổi mới cách học của học sinh thì giáo viên phải đổi mới cách dạy.
Người giáo viên phải thực sự kiên trì, tổ chức các hoạt động học tập cho học
sinh từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao để hình thành thói quen chủ động
cho học sinh. Khi chúng ta đã thay đổi được học sinh thì sự hợp tác từ phía học
sinh sẽ đem lại hiệu quả giảng dạy cao nhất.
Ở đây tôi chọn đề tài “Tích hợp tài liệu văn học, địa lý trong dạy học Lịch
sử Việt Nam lớp 12 ở trường trung học phổ thông” để làm nổi bật về việc sử
dụng tài liệu văn học, địa lý cho hiệu quả và hợp lí nhằm nâng cao chất lượng
giảng dạy ở trường phổ thông và tăng sự hứng thú học tập môn Lịch sử Việt
Nam lớp 12 của học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Cũng như các môn học khác, môn học lịch sử có nhiệm vụ và khả năng
góp phần vào việc thể hiện mục tiêu đào tạo của trường Trung học phổ thông nói
chung. Bộ môn lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của khoa
học lịch sử, nên đòi hỏi học sinh không chỉ ghi nhớ các sự kiện, ngày tháng mà
còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Cho nên, cùng với
các môn học khác, việc học tập lịch sử đòi hỏi phát triển tư duy, thông minh,
sáng tạo của học sinh và giúp học sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT quốc
gia.
Trước đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu về việc nâng cao chất lượng
trong dạy học lịch sử. Tuy nhiên vấn đề tích hợp tài liệu văn học, địa lý chưa
2
được ứng dụng rộng rãi, nhiều người chưa chú trọng đến việc tích hợp tài liệu
văn học, địa lý trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 .
Điều bất cập nữa ở các giải pháp là chỉ mới chú trọng việc trang bị kiến
thức văn học,địa lý đơn thuần mà chưa chưa gây hứng thú cho người học. Do đó
chất lượng dạy- học lịch sử chưa cao.
Những phân tích trên cho thấy, việc « Tích hợp tài liệu văn học, địa lý trong
dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 » là một việc làm thiết thực, một yêu cầu bức
thiết nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.
1.3.
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài xoay quanh việc nghiên cứu giảng dạy và học tập với “Tích hợp
tài liệu văn học, địa lý trong dạy học lịch sử lớp 12”. Đối tượng nghiên cứu mà
tôi áp dụng cho đề tài này là học sinh một số lớp khối 12 của trường THPT Tĩnh
Gia 1.
Sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên lịch sử, tài liệu văn học, tài
liệu địa lý.
1.4.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chọn lọc, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa.
- Phương pháp thực tiễn
- Phương pháp kiểm tra đánh giá
Trên đây là một số phương pháp tiêu biểu tôi đã áp dụng trong đề tài này.
Vì mỗi phương pháp đều có cái hay trong quá trình áp dụng thực hiện nếu chúng
ta áp dụng đúng phương pháp trong từng thời điểm thích hợp thì hiệu quả đạt
được rất hệu quả để thực hiện đề tài “Tích hợp tài liệu văn học, địa lý trong dạy
học lịch sử Việt Nam lớp 12”
2. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Cơ sở lí luận
Mong muốn tìm ra những con đường, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy
học bộ môn lịch sử ở trường phổ thông là vấn đề chung của nhà giáo và ban
ngành có liên quan. Đã có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề
này. Tất cả những bài viết, những công trình nghiên cứu ấy đều hướng tới việc
tìm hiểu thực trạng của việc dạy học Lịch sử hiện nay, từ đó tìm ra nguyên nhân
và cuối cùng nêu ra những đề xuất, giải pháp nhằm khắc phục thực trạng của
việc dạy và học môn Lịch sử. Những công trình nghiên cứu ấy là tâm huyết của
3
nhiều nhà giáo dục có trách nhiệm nghề nghiệp của bản thân và tương lai của đất
nước.
Lịch sử là một trong những bộ môn cơ bản được giảng dạy trong nhà trường
phổ thông, nó giữ vị trí quan trọng trong mục tiêu và chiến lược đào tạo con
người xã hội chủ nghĩa của Đảng và nhà nước ta
Mục tiêu của chương trình đổi mới giáo dục phổ thông là nhằm tích cực
hoá hoạt động của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức mới. Một trong
những phương pháp hiệu quả nhất đó là áp dụng việc dạy học liên môn.
Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học
ở trường phổ thông. Đây là cách tìm các nội dung chung giữa những môn học
với bộ môn lịch sử, từ đó sẽ bổ sung, làm sáng tỏ hơn những kiến thức mới cho
học sinh.
Như vậy dạy học liên môn là hết sức cần thiết với việc sử dụng nội dung
các bộ môn khác như văn học, địa lý, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc…
nhằm hổ trợ bổ sung những kiến thức lịch sử, trong đó đặc biệt hiệu quả nhất là
việc sử dụng các tư liệu văn học trong giảng dạy lich sử. Hơn thế nữa dạy học
liên môn, nhất là việc sử dụng các tư liệu văn học trong giảng dạy lich sử còn
giúp cho học sinh tăng niềm hứng thú say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu
quả bài học.
2.2. Thực trạng vấn đề
“Lịch sử là sự kiện”, do đó những sự kiện lịch sử thường khô khan với rất
nhiều những con số về thời gian (ngày, tháng, năm) hoặc những số liệu kết quả
(của các thành tựu hoặc của những cuộc chiến dịch…). Nếu giáo viên chuyển tải
cho học sinh những số liệu một cách khô cứng chỉ để bài đủ ý, chắc chắn người
học sẽ thấy giờ sử quá khô khan, nặng nề và thực tế này đã xảy ra ở nhiều
trường, học sinh “chán” học môn Sử, học chỉ để đối phó với thi cử điểm số.
Thực trạng này đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong việc
sử dụng phương pháp và để làm bài giảng thêm sinh động hấp dẫn hơn giáo viên
nên sử dụng tài liệu văn học trong giờ dạy lịch sử.
Theo tôi, các tài liệu văn học, địa lý là nguồn tư liệu quan trọng và vô
cùng dồi dào phong phú ( đặc biệt là trong lịch sử dân tộc ta thời kì vận động
giải phóng dân tộc và trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ).
4
Tài liệu văn học, địa lý có vai trò hết sức to lớn trong quá trình dạy học
lịch sử ở trường phổ thông , góp phần vào việc giáo dục giáo dưỡng và phát
triển tư duy học sinh.
Thứ nhất, các tài liệu văn học với những hình tượng cụ thể sinh động sẽ
có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh, từ đó giúp cho học
sinh nhanh chóng tiếp thu và khắc sâu kiến thức một cách chủ động, tích cực.
Thứ hai, các tài liệu văn học còn góp phần làm cho bài giảng thêm sinh
động, hấp dẫn từ đó tạo sự hứng thú cho học sinh đối với bộ môn Lịch sử. Các
em không còn thấy giờ Sử là “chán ngắt” với thuần túy những con số, những sự
kiện khô khan khó nhớ.
* Khó khăn:
Phần lớn các em học sinh chưa thật sự ham thích môn học Lịch sử , coi
môn Lịch sử là môn phụ nên thường xem nhẹ. Thái độ của các em thường là học
đối phó, do đó trong giờ học thường thụ động, chưa tích cực xây dựng bài.
Mặt khác một số người trong xã hội xem nhẹ môn Lịch sử cho rằng đây là
môn học không quan trọng, quan niệm đó có cả trong suy nghĩ của lãnh đạo một
số trường, rất quan tâm ưu ái cho môn khoa học tự nhiên còn môn khoa học xã
hội nói chung và môn Lịch sử nói riêng thì thiếu sự quan tâm đúng mức.
Bên cạnh đó tài liệu tham khảo văn học cũng còn nằm rải rác ở nhiều
nguồn khac nhau, khó sưu tầm
* Thuận lợi
Sự quan tâm của toàn ngành giaó dục trong giai đoạn hiện nay chủ trương
thực hiện đổi mới phương pháo giáo dục..
Bản thân giáo viên được Ban Giám Hiệu nhà trường cùng tổ chuyên môn
quan tâm khuyến khích động viên tìm tòi các giải pháp nhằm nâng cao chẩt
lượng môn học Lịch sử.
2.3.Một số giải pháp
2.3.1.Giải pháp thứ nhất"Sử dụng tài liệu văn học trong kể chuyện lịch sử "
Những mẩu chuyện lịch sử luôn cuốn hút học sinh, với ngữ điệu và các thao tác
sư phạm phù hợp, giáo viên khi kể một câu chuyện lịch sử không những khiên
học sinh dễ nhớ và nhờ lâu sự kiện mà tâm hồn, trái tim các em cũng sẽ thực sự
rung cảm.
5
Khi dạy Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng
tám(1939-1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời-Khi giới thiệu cho
học sinh kênh hình: Lán Nà Lừa, nơi Bác Hồ ở và làm việc cho những ngày
tiền khởi nghĩa, giáo viên có thể kể rằng:“Giữa lúc thời cơ cách mạng đang chín
muồi, Người ốm nặng, sôt li bì. Thấy mình yếu quá, nghĩ rằng khó qua khỏi, bác
đã dặn đồng chí Võ Nguyên Giáp: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù phải hy
sinh đến đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết dành
cho được độc lập”). Điều này làm cho học sinh hiểu sâu sắc rằng, Đẳng ta đã
nhận thức đúng thời cơ cách mạng và khi nắm bắt được thời cơ “Ngàn năm có
một” thì kiên quyết hành động. Đó chính là nghệ thuật, sự sáng tạo tài tình trong
lãnh đạo cách mạng của Đảng.
2.3.2. Giải pháp thứ hai: Giải pháp “Sử dụng tài liệu văn học, địa lý để xây dựng
các bài miêu tả, tường thuật. ”. Khi dạy bài 14- Phong trào cách mạng 19301931, khí thế đấu tranh sôi sục ở Nghệ Tĩnh được cụ thể hóa qua tài liệu thơ Xô viết
Nghệ Tĩnh
“Trên gió cả cờ đào phất thẳng
Dưới đất bằng giấy trắng tung ra
Giữa thành một trận xông pha
Bên kia đạn sắt bên ta gan vàng
Hơi nghĩa khí dồn vang bốn mặt
Dải đồng tâm thắt chặt muôn người
Lợi quyền ta cố ta đòi Dần xương đế quốc, xẻo môi quan trường”
(Thơ văn cách mạng 1930-1945,NxbGD,HN1964,tr 13,18).
2.3.3. Giải pháp thứ ba: Giải pháp “Sử dụng tài liệu văn học, địa lý để khắc sâu
kiến thức” Khi dạy học lịch sử nếu biết khắc sâu những kiến thức cơ bản bằng các
phương pháp phù hợp sẽ giúp học sinh hiểu bài sâu sắc, trên cơ sở đó trình độ nhận
thức của các em sẽ được nâng lên ở mắc khái quát lí luận, viện khắc sâu kiến thức
cũng là yếu tố quan trọng để giáo dục tư tưởng chính trị, hình thành thế giới quan khoa
học và phát triển năng lực tư duy của học sinh. Tài liệu văn học trong nhiều trường
hợp là nguồn cung cấp sử liệu đáng tin cậy khắc học mottj sự kiện khái quát một thời
kì lịch sử. Chẳng hạn, giảng bài “Đảng cộng sản Việt Nam ra đời”, khi trình bàu ý
nghĩa sự ra đời của Đảng, Giáo viên cần phân tích tình hình xã hội Việt Nam trước khi
có Đảng và dẫn câu nói của Chủ Tịch Hồ Chí Minh: “Khi chưa có Đảng tình hình đen
6
tối như không có đường ra”. Đặc Biệt cố nhà thơ Chế Lan Viên đã khái quát sâu sắc
thời kì khủng hoảng về đường lối lãnh đạo cách mạng trước khi có Đảng: “Ông cha
xưa đấm nát tay trước cửa cuộc đời Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khóa Những pho
tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lời Cả dân tộc đói nghèo trong rơm
rạ Văn Chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi…” (Chế Lan Viên toàn tập, NXB VH,
HN 2002, tập 1, 354-355.
Trong hoàn cảnh đó, dầu năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Sự
kiện ra đời của Đảng là một bước ngoặt lịch sử, chấm dứt thời kì khủng hoảng
kéo dài về đường lối lãnh đạo cách mạng, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố đầu
tiên quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam: “Lần đêm bước đến khi
hửng sáng Mặt trời kia cờ Đảng dâng cao Đảng ta con của phong trào Mẹ nghèo
mang nặng khổ đau khôn cầm Như đứa trẻ sinh nằm trên cỏ Không quê hương
sương gió tơi bời” ( Trương Đức Hùng, Thơ Tố Hữu, NxbHN, 2002, tr 111. 24.
2.3.4. Giải pháp thứ tư : Giải pháp “Sử dụng tài liệu văn học kết hợp với các
tài liệu khác”
Tài liệu văn học chỉ là một trong những điều nguồn tài liệu sử dụng trong
dạy học lịch sử. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả cần phải kết hợp tài liệu văn
học với nhiều loại tài liệu khác một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn. Tài liệu văn
học có thể kết hợp với một số tài liệu sau: Thứ nhất, tài liệu văn học kết hợp
với tài liệu của Hồ Chí Minh. Tài liệu Hồ Chí Minh là một tài liêu rất phong
phú, góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lịch sử. Tài liệu Hồ Chí Minh kết hợp
với tài liệu văn học sẽ làm cho bài học sinh động, cụ thể, học sinh nắm kiến thức
một cách sâu sắc. Văn kiện Đảng là nguồn tư liệu đáng tin cậy trong nghiên cứu
và giảng dạy lịch của Đảng, về sự phát triển của lịch sử dân tộc qua mỗi thời kì
dấu tranh cách mạng. Sử dụng tài liệu văn học kết hợp với văn kiện của Đảng sẽ
làm cho học sinh hứng thú học tập, củng cố, khắc sâu kiến thức lịch sử. Ví dụ
khi dạy “ Tổng khởi nghĩ tháng Tám năm 1945”, giáo viên sử dụng tài liệu
văn học kết hợp với tài liệu của Hồ Chí Minh và Văn kiện Đảng để trình bày
thời cơ cách mạng chín muồi và Lệnh tổng khởi nghĩ giành chính quyền trong
toàn quốc. Giáo viên dẫn chứng các tài liệu:
“Chính phủ phát xít Nhật hoàng Đã vô điều kiện đầu hàng Đồng minh
Thế là kết thúc chiến tranh Á châu sẽ lại thái bình từ nay. Hỡi dân Nam Việt ta
đây.Trong tình hình ấy làm ngay việc cần Việt Minh hiệu triệu toàn dân Lập
ngay chính phủ nhân dân của mình”( Thơ ca cách mạng ở Việt Bắc (1936-1945),
Nxb Văn hóa dân tộc, 1977, tr242).
7
Để làm cho sáng tỏ thời cơ “ngàn năm có một”, giáo viên hướng dẫn học sinh
đọc “Bản quân lệnh số 1” của Ủy ban khởi nghĩ, đặc biệt nhấn mạnh đoạn:
“Giờ Tổng khởi nghĩa đã đánh!”…Chúng ta phải hành động cho nhanh với một
tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng!”. Giọng đọc trang trọng, dõng
dạc, dứt khoát thể hiện sự quyết tâm hành động khi thời cơ cách mạng đến. Tiếp
đó, một học sinh đọc thư của Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân vùng dậy khởi nghĩ
giành chính quyền:“Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc
đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta…Tiến lên! Tiến lên!
Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!”.(Phan Ngọc Liên (CB),
Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử, NxbĐHQG,2002,tr11026).
Thứ hai, tài liệu văn học kết hợp với tài liệu trực quan trong dạy học
lịch sử. Việc sử dụng tài liệu văn học kết hợp với tài liệu trực quan giúp cho học
sinh củng cố khắc sâu kiến thức, hiểu bản chất sự kiện lịch sử.
Khi dạy Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng
Tám(1939-1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời - Sự kiện “ Mặt
trậnViệt Minh ra đời và lãnh đạo đấu tranh”, giáo viên cho học sinh quan sát bức
ảnh “ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” và hướng dẫn các em tìm
hiểu hoàn cảnh ra đời cũng như vì sao lại có tên “ Đội Việt Nam tuyên truyền
giải phóng quân” qua đoạn trích: “Bây giờ thời kì cách mạng phát triển hòa
bình đã qua, nhưng thời kì khởi nghĩa toàn dân chưa tới! Nếu bây giờ vẫn chỉ
hoạt động bằng hình thứcchính trị thì không đủ để đẩy mạnh phong trào đi tới.
Nhưng phát động phongtrào vũ trang khởi nghĩa ngay thì quân địch sẽ tập trung
đối phó. Cuộc đấutranh bây giờ phải từ hình thức chính trị tiến lên hình thức
quân sự. Phải tìm ra một hình thức thích hợp thì mới có thể đẩy phong trào tiến
lên.”(Võ Nguyên Giáp, Những chặng đường lịch sử, NxbVăn học, 1977, tr 130)
Sau khi phân tích tình hình lúc bấy giờ, giáo viên nhấn mạnh:“Theo chỉ thị của
Hồ Chí Minh, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân’’ đã ra đời. Hôm đó là
ngày 22/12/1944, lúc 5 giờ chiều, “lễ thành lập được cử hành trong một khu
rừng nằm giữa tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám. Đội Việt Nam tuyên
truyền giải phóng quân đã ra đời dưới sự che chở của anh linh hai đấng anh
hùng dân tộc” ( Võ Nguyên Giáp, Sđd, 142,140,193 27). Giáo viên cho học sinh
quan sát hình ảnh 34 chiến sĩ dưới sự chỉ huy của Võ Nguyên Giáp đang trang
nghiêm đọc 10 lời thề danh dự lá cờ Tổ quốc thiêng liêng và gợi ý về lực lượng
vũ trang cách mạng của chúng ta trong buổi đầu thành lập ?
Về lực lượng cách mạng: còn non mỏng, thiếu thốn (quần áo nhiều kiểu khác
nhau, vũ khí thô sơ)
8
Về ý chí: đầy quyết tâm tin tưởng (nét mặt nghiêm trang)
Khi dạy “ Cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng
Tám 1945” Giáo viên sử dụng bản đồ “Khu giải phóng Việt Bắc”
Giáo viên đặt câu hỏi tình huống: “Vì sao Hồ Chí Minh quyết định thành lập
khu giải phóng Việt Bắc?” sau đó hướng dẫn học sinh nhận thức rằng do những
thắng lợi của cao trào kháng Nhật cứu nước, vùng giải phóng được mở rộng bao
gồm các tỉnh miền thượng du: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang,
Thái Nguyên, Hà Giang (giáo viên chỉ bản đồ), địa thế các tỉnh này nối liền
nhau nên Hồ Chí Minh đã chỉ thị thành lập khu giải phóng. “Khu giải phóng trở
thành một căn cứ địa vững chắc về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế… để làm
bàn đạp Nam tiến, giải phóng toàn quốc ”
Tân Trào được chọn làm thủ đô của khu giải phóng, trong khu giải phóng đã thi
hành lời chính sách của Việt Minh, người dân bước đầu được hưởng các quyền
tự do, dân chủ. Khu giải phóng Việt Bắc chính là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt
Nam mới: “Ai lên xứ Lạng cùng anh Thăm khu giải phóng, thăm thành Bắc Sơn
Suối trong in mặt trời tròn Xem cô gái Thổ trèo non đi tuần”
(Hợp tuyển thơ văn yêu nước, thơ văn cách mạng (1913-1945), NxbVH, 1980)
Sự kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn các loại tài liệu trong dạy học lịch sử đã tạo
sức cuốn hút học sinh, hiệu quả dạy học được nâng lên rõ rệt.
2.3.5. Giải pháp thứ năm: Sử dụng kiến thức địa lí giúp học sinh khắc sâu
kiến thức bài học lịch sử.
Kiến thức Địa lí nói chung, bản đồ Địa lí nói riêng có ưu thế trong việc khắc
sâu kiến thức lịch sử cho học sinh. Chẳng hạn, khi trình bày Nghị quyết của Hội
nghị Trung ương VIII (5/1941), giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức
về vị trí chiến lược của Cao Bằng, từng được Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: "Cao
Bằng là một trong những vị trí quan trọng về chiến lược 32 của ta từ năm 1924 1925 đến sau này"(1) Đến năm 1941 Người lại khẳng định: "Căn cứ địa Cao
Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng nước ta. Cao Bằng có phong trào
tốt từ trước, lại kề sát biên giới lấy đó làm cơ sở liên lực quốc tế thuận lợi. Nhưng
Cao Bằng còn phải phát triển về Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp
xúc với toàn quốc được. Có nối phong trào được với Thái Nguyên và toàn quốc
thì khi phát động đấu tranh vũ trang, lúc thuận lợi có thể tiến công, lúc khó khăn
có thể giữ" (2). Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về địa lý Cao Bằng để tự
giải đáp vấn đề: “Vì sao Khi về nước, Nguyễn ái Quốc đã chỉ đạo xây dựng thí
điểm phong trào Việt Minh ở Cao Bằng?". Từ kinh nghiệm thành công của
9
phong trào Việt Minh ở Cao Bằng, Hội nghị Trung ương VIII quyết định thành
lập Mặt Trận Việt Minh (19/5/1941).
2.3.6. Sử dụng bản đồ giúp học sinh hiểu rõ diễn biến sự kiện lịch sử
Bản đồ lịch sử được tích hợp kiến thức địa lí giúp học sinh hiểu rừ sự
kiện lịch sử trên các khía cạnh, như: Tại sao xảy ra ở vị trí không gian đó?
Diễn biến thế nào? Mối liên quan của các sự kiện trong những vị trí không
gian khác nhau ra sao? Ví dụ, trình bày diễn biến của cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy mùa xuân năm 1975, giáo viên giúp học sinh hiểu rằng, thực hiện kế hoạch
giải phóng miền Nam, theo quyết định của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương,
Bộ chỉ huy mặt trận Tây Nguyên được thành lập. Sau khi nghiên cứu lực
lượng và cách bố phòng của địch ở Tây Nguyên, ta quyết định đánh lạc hướng
tấn công lên Plâycu và Kon Tum để tập trung lực lượng đánh Buôn Ma Thuột.
Sở dĩ chúng ta quyết định đánh Buôn Ma Thuột vì đây là vị trí chiến lược quan
trọng. Nếu làm chủ Buôn Ma Thuột, ta sẽ phá vỡ thế phòng thủ chiến
lược của địch ở Tây Nguyên, làm thay đổi cục diện chiến trường theo hướng có
lợi cho ta rõ rệt. Mặt khác do phán đoán sai hướng tiến công chiến lược
của ta nên lực lượng địch ở đây bố phòng không mạnh và có nhiều sơ hở.
Tướng Phạm Văn Phú- tư lệnh quân đoàn II ngụy cho rằng, ta sẽ đánh Plâycu
bởi lẽ, đây là địa đầu quan trọng của Tây Nguyên, nơi chỉ huy sở quân đoàn II
đóng giữ, là bàn đạp để tấn công Bình Định lại gần căn cứ tiếp tế của ta ở
Liên khu V. Nếu mất Plâycu, Buôn Ma Thuột cũng mất.
Từ nhận định đúng đắn, sự chỉ đạo kịp thời, chủ động và sáng tạo ,
cuộc tấn công đánh chiếm thị xã Buôn Ma Thuột của ta đã gìanh thắng lợi
nhanh chóng trong vòng 32 giờ. Ngay sau khi giải phóng thị xã Buôn Ma
Thuột, Bộ Chính trị đã chỉ thị triển khai lực lượng để đánh tan ý đồ tái chiếm
của quân ngụy Sài Gòn, đồng thời cũng dự kiến về một cuộc rút lui của chúng
khỏi Tây Nguyên khi Plâycu bị uy hiếp. Chính những phán đoán nhạy cảm và
chính xác đó đã chỉ đạo lực lượng chủ lực của ta đập tan cuộc phản kích hòng
tái chiếm Buôn Ma Thuột của quân ngụy ( 12-3- 1975) đồng thời khép chặt
vòng vây đẩy mạnh truy kích địch khi chúng tìm đường rút chạy. Khoét sâu
những sai lầm chiến lược của địch , lực lượng chủ lực mặt trận Tây Nguyên
đã thần tốc, nắm vững thế chủ động tiến công, truy kích, giáng đòn quyết
định, làm tan rã lực lượng quân đoàn II ngụy, giải phóng Tây Nguyên với 60
vạn dân. Thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên đã mở ra bước ngoặt từ thế
tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.
Dựa vào bản đồ, giáo viên cần chỉ cho học sinh nhận thức rõ rằng,
thuật ngữ “ Chiến dịch Huế - Đà Nẵng” trình bày trong sách giáo khoa là cách
10
nói tắt, giản đơn về 3 chiến dịch trong thế trận đồng thời và liên hoàn là:
Chiến dịch Trị -Thiên; chiến dịch Nam - Ngãi; Chiến dịch Đà Nẵng. Nhận
thức mới này được xuất phát từ thực tiễn chỉ đạo của cơ quan chỉ huy tối cao
là Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương và thực tiễn diễn ra
trên chiến trường. Ngay trong khi chiến chiến dịch Tây Nguyên chưa kết thúc,
Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã kịp thời chỉ đạo mở chiến dịch Trị Thiên. Tại cuộc họp ngày 25-3-1975, Bộ Chính trị nhận định rằng:" Thời cơ
chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng
miền Nam". Vì vậy, cần tập trung nhanh nhất mọi điều kiện vật chất, khí tài,
lực lượng, hành động nhanh chóng táo bạo bất ngờ, đánh cho địch không kịp 36
trở tay giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa."(1) song trước mắt phải tiêu diệt hoàn
toàn quân địch ở Huế và Đà Nẵng. Sau những thắng lợi liên tiếp của quân dân ta ở
Quảng Trị (19-3), Tam Kỳ (24-3), Huế, Quảng Ngãi (25-3), Chu Lai(26-3) địch
dồn về co cụm ở Đà Nẵng trong thế bị bao vây tuyệt vọng . Tổng thống Nguyễn
Văn Thiệu đã ra lệnh cho tướng Ngô Quang Trưởng cố thủ Đà Nẵng bằng mọi
giá, nhưng hơn 10 vạn sĩ quan, binh lính ngụy ở đây đang hoang mang cực độ
khiến cho mệnh lệnh "tử thủ" trở nên vô hiệu. Bộ Chính trị nhận định, địch cố
muốn giữ Đà Nẵng cũng không thể được, do vậy cần mở cuộc tấn công Đà Nẵng
với tư tưởng chỉ đạo " táo bạo ,bất ngờ, kịp thời , chắc thắng". Ngày 25- 3 - 1975
Bộ tư lệnh mặt trận Quảng - Đà được thành lập. Sự chỉ đạo kịp thời củaTrung
ương đã làm cho sức mạnh tấn công của lực lượng chủ lực mặt trận
Quảng- Đà được phát huy triệt để. Ngày 29-3 quân ta từ các hướng đồng loạt
tấn công làm tan rã toàn bộ lực lượng địch, giải phóng hoàn toàn thành phố
Đà Nẵng.
Sau hơn một tháng tấn công và nổi dậy, quân dân miền Nam đã gìanh được những
thắng lợi có nghĩa chiến lược quan trọng. Với việc giải phóng
Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng, ta đã làm chủ hơn nửa đất đai và dân số miền
Nam , chiếm giữ một khối lượng vật chất, vũ khí, phương tiện chiến tranh
khổng lồ. Đặc biệt lực lượng vũ trang của ta qua chiến đấu đã thể hiện rõ sức
mạnh đoàn kết và khả năng hiệp đồng tác chiến thuần thục, thống nhất. Lực
lượng địch bị suy yếu nghiêm trọng, buộc phải rút về xây dựng tuyến phòng
thủ Phan Rang. Từ đầu tháng 4 năm1975, cả nước bước vào cuộc hành quân lịch
sử hướng về Sài gòn với khí thế khẩn trương và ý chí quyết tâm"đi nhanh đến,
đánh nhanh thắng". Ngày 6-4-1975, Bộ Chính trị quyết định thành lập Bộ chỉ
huy chiến dịch Sài gòn - Gia Định. Theo sát những diễn biến của chiến trường,
đánh giá đúng lực lượng địch qua từng trận đánh, từng chiến dịch, Đảng ta luôn
chỉ đạo các mặt trận nắm vững thời cơ, phát huy thế tiến công chiến lược, thừa
thắng xốc tới. Lúc này thời cơ chính là lực lượng, là sức mạnh để đi đến thắng lợi.
11
Ngày 7-4-1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra lệnh cho các đơn vị hành quân
vào chiến trường: Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo , táo bạo hơn nữa. Tranh
thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và
toàn thắng ".(1)
Theo kế hoạch, đúng 5h30' ngày 30- 4-1975, các cánh quân chủ lực của
ta sẽ đồng loạt tấn công vào Sài Gòn. Riêng cánh quân phía Đông, theo đề
nghị của Trung tướng Lê Trọng Tấn xin được nổ súng sớm hơn 12 tiếng ( 18h
ngày 29-4 ) vì lực lượng đang tập kết ở vùng ven cách thành phố từ 15 -20 km
vừa đánh địch vừa phải vượt sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Việc điều
chỉnh kế hoạch tác chiến của Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh được Bộ
Chính trị và Quân ủy Trung ương nhất trí thông qua. Sự điều chỉnh kịp thời
đó đã phát huy sức mạnh chiến đấu, tạo thế hợp đồng binh chủng chặt chẽ,
đưa cuộc tiến công thần tốc giải phóng thành phố Sài Gòn đúng 11h30' ngày
30 -4- 1975.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông
hiện nay là một yêu cầu cấp thiết đòi hỏi sự cố gắng của nhiều tổ chức, cá nhân.
Tìm hiểu thực trạng dạy – học môn Lịch sử, từ đó tìm hiểu nguyên nhân và
hướng tới vạch ra những con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn
Lịch sử ở trường trung học phổ thông là hướng đi đã và đang được thực hiện rất
tích cực, hợp logic, phần nào đã mang lại những hiệu quả tích cực trong dạy và
học bộ môn. Ngày nay, với sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế, việc ứng
dụng các phương pháp dạy học hiện đại như chương trình “dạy học cho tương
lai” của Intel, sửdụng các chương trình hỗ trợ dạy học khác như Powerpoint…
đã góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Điều đó thực sự mang lại những kết quả
tích cực trong quá trình dạy học các môn học nói chung và môn học Lịch sử nói
riêng. Vai trò của Lịch sử trong đời sống xã hội ngày càng được nhận thức đúng
đắn hơn. Vị trí của môn học ngày càng được nâng cao, song vẫn chưa tương
xứng ý nghĩa, tầm quan trọng, nhu cầu và xu thế phát triển của môn học Lịch sử.
Vấn đề đặt ra đó là: Làm thế nào để nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy – học môn
Lịch sử ở trường Trung học phổ thông hiện nay? Đây là vấn đề thu hút sự quan
tâm của rất nhiều tổ chức, ban ngành và nhiều cá nhân.
Với nhũng biện pháp thực hiện như trên trong sử dụng tài liệu văn học để
hổ trợ quá trình giảng dạy môn Lịch sử của mình, tôi nhận thấy các em học sinh
tiếp thu bài tốt hơn, chủ động, không khí lớp học sôi nổi hào hứng, giờ học trở
12
nên sinh động, hấp dẫn lôi cuốn học sinh,các em thuộc và hiểu bài rất nhanh.
Qua các bài kiểm tra, phiếu kiểm tra thu được kết quả so sánh như sau:
Các mức độ
Khối lớp thực hiện
Khối lớp ít thực hiện
Hứng thú học tập bộ môn
Tăng
Không tăng
Khả năng ghi nhớ sự kiện - Nhanh.
nhân vật
- Nhiều, hiểu rõ sự kiện
- Mức độ chậm
Khả năng làm bài phân - Đa dạng, phân tích có - Chủ yếu học thuộc lòng,
tích sự kiện
chiều sâu
ghi nhớ các sự kiện
Học sinh có tình cảm, thái - Học sinh có thái độ đúng
Công tác giáo dục tư
độ đúng đắn đối với sự đắn đối với sự kiện, nhân
tưởng
kiện, nhân vật.
vật.
Quá trình dạy, học lịch sử ở trường phổ thông có nhiều hình thức, tổ chức.
Trong đó, hình thức lên lớp là hình thức, tổ chức dạy học cơ bản, song không
phải là duy nhất. Bên cạnh lên lớp còn có các hình thức dạy học khác: tham
quan học tập và hoạt động ngoại khoá… Để nâng cao hiệu quả dạy, học bộ môn
lịch sử phải nâng cao hiệu quả toàn diện các hoạt động của quá trình dạy, học.
Trong đó, trước hết và quan trọng là nâng cao hiệu quả từng bài học lịch
sử. Đây là một nhiệm vụ trọng tâm của việc tiến hành bài học, vì nó thể hiện kết
quả lao động, tài năng sư phạm của giáo viên và việc phát huy tính tích cực, độc
lập trong học tập của học sinh để đạt được mục tiêu.
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3. 1. Kết luận
Trong đế tài này tôi muốn đưa ra phương pháp tích hợp tài liệu văn học,
địa lý trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong
việc học bộ môn Lịch sử. Qua đó các em dần hình thành khả năng tư duy sáng
tạo trong học tập và cuộc sống, từ đó giúp các em có kĩ năng sống vững vàng,
kết hợp học đi đôi với hành gắn liền học tập vào thực tế của cuộc sống.
Việc tích hợp tài liệu văn học, địa lý trong giờ học sử là một việc làm rất
hiệu quả có tác dụng lớn nhằm gây hứng thú cho học sinh, làm cho bài học trở
nên sinh động, hấp dẫn.
Tài liệu văn học, địa lý hỗ trợ đắc lực cho việc truyền thụ kiến thức lịch
sử, tạo hứng thú học tập bộ môn Lịch sử và lòng say mê học tập Lịch sử của học
sinh. Thông qua đó nó cũng góp phần giáo dục đạo đức, tình yêu quê hương đất
13
nước, lòng biết ơn đối với những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh xương máu của
mình cho nước nhà.
Tuy nhiên khi sử dụng các tài liệu văn học, địa lý trong giảng dạy giáo
viên cần chú ý:
- Giáo viên cần có sự lựa chọn kĩ càng, phải tim hiểu cặn kẽ để tìm ra những tài
liệu văn học, địa lý tâm đắc nhất phục vụ cho từng khóa trình lịch sử.
- Không lạm dụng những tài liệu văn học, tránh việc ôm đồm đưa vào quá
nhiều kiến thức thơ văn sẽ làm loãng nội dung bài học lịch sử và biến giờ học sử
thành giờ giới thiệu các tác phẩm văn học, kiến thức địa lý.
- Những tài liệu văn học, địa lý phải phù hợp với trình độ nhận thức của học
sinh, đảm bảo tính vừa sức với học sinh, đồng thời phải đảm bảo cả giá trị giáo
dưởng, giáo dục và giá trị văn học, địa lý.
- Khi khai thác những tài liệu văn học, địa lý giáo viên cần chú ý sử dụng ngữ
điệu phù hợp để tạo những điểm nhấn, những nút thắt gây sự chú ý tập trung
của học sinh từ đó sẽ có tính thuyết phục, hấp dẫn với học sinh.
- Tài liệu văn học, địa lý có thể được sử dụng để tổ chức thực hành cho các
nhóm, các tổ học sinh trong lớp như kể chuyện Lịch sử, diễn kịch hoặc tổ chức
những buổi ngoại khoá Lịch sử trong trường
3.2. Đề xuất
- Có quan niệm đúng về môn lịch sử từ các cấp quản lý đến cha mẹ học sinh
và toàn xã hội. Vì môn lịch sử có vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh
về lòng yêu nước, tự hào truyền thống dân tộc và ghóp phần hình thành nhân
cách con người, môn lịch sử không chỉ là môn học mà còn là công cụ tuyên
truyền đường lối cách mạng của Đảng, bồi dưỡng niềm tin yêu đối với Đảng. Từ
đó, học sinh (sau này là công dân) sẽ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong
công cuộc xây đựng và bảo vệ đất nước.
- Phải xây dựng kế hoạch hoạt động của bộ môn với những yêu cầu cụ thể
đối với việc dạy học. Triển khai công tác đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng dạy học bộ môn.
- Mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đổi mới phương pháp theo hướng
hiện đại, trong đó bộ môn Lịch sử được trang bị bản đồ, tranh ảnh đầy đủ, phòng
học bộ môn được nối mạng Internet để giáo viên khai thác và sử dụng.
14
- Sử dụng SGK giáo viên phải khai thác kênh hình, Sử dụng các tài liệu văn
học, địa lý phải có sự chọn lọc.
- Giáo viên cần chú trọng đầu tư cho giáo án, phát huy tính tích cực chủ động
của học sinh. Trau dồi nghệ thuật sư phạm và khơi dậy thói quen đọc sách cho
học sinh
- Tổ chức các buổi tham quan các di tích, các bảo tàng trong và ngoài tỉnh
nhằm củng cố khắc sâu hơn kiến thức lịch sử cho học sinh.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên bắt đầu từ chính sách thu hút người
giỏi vào ngành sư phạm.
Tăng cường các hoạt động hỗ trợ bài học trên lớp: Bài học trên lớp càng có
tác dụng cao khi được hỗ trợ bằng các hoạt động khác như (tự học ở nhà; tham
quan học tập ở nhà bảo tàng lịch sử, cách mạng, nhà truyền thống địa phương, kết
hợp các dạng hoạt động học tập; ngoại khoá, thực hành…). Bởi vì, nội dung và chủ
đề hoạt động của các hình thức dạy học này phải bám sát với nội dung học chính
khoá và phải đạt được mục đích giáo dưỡng, giáo dục, phát triển như bài học trên
lớp. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy, học bộ môn cần thiết tăng cường các hoạt
động hỗ trợ.
- Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy, học lịch sử: Kiểm tra,
đánh giá trong quá trình dạy học lịch sử là quá trình thu thập và xử lý những
thông tin về tình hình lĩnh hội kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, hình thành
kỹ năng, kỹ xảo của học sinh… so với mục tiêu học tập. Sự hiểu biết về các
nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình học tập của học sinh, giúp giáo viên có
những biện pháp sư phạm thích hợp nhằm nâng cao chất lượng bài học và giúp
các em học tập ngày càng tiến bộ hơn (hoàn thiện kiến thức, hình thành thế giới
quan, phát triển ngôn ngữ, tư duy và giáo dục lòng yêu lao động cho học sinh)(3).
Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được của quá
trình dạy học. Nó là công việc của cả giáo viên và học sinh. Vì vậy kiểm tra,
đánh giá có ý nghĩa to lớn đối với việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Song thực tế việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
chưa tốt. Vì vậy cùng với việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, cần thiết
phải đổi mới việc kiểm tra, đánh giá trên tất cả các mặt về quan niệm, nội dung,
hình thức, phương pháp.
-
15
XÁC NHẬN CUA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Thanh Hoá, ngày 10 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác
Lê Thị Hải Ngọc
16