ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
HỒ THỊ HỒNG THƠM
SỬ DỤNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TỈNH THÁI BÌNH (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ
HÀ NỘI – 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
HỒ THỊ HỒNG THƠM
SỬ DỤNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TỈNH THÁI BÌNH (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN LỊCH SỬ)
Mã số: 60 14 10
Cán bộ hướng dẫn: GS.TS.Nguyễn Thị Côi
HÀ NỘI – 2012
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
I
Danh mục bảng biểu
Ii
Mục lục
Iii
MỞ ĐẦU
1
Chƣơng 1: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ
ĐỊA PHƢƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT
NAM Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG. LÍ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN.
11
1.1.Cơ sở lí luận của vấn đề sử dụng tài liệu lịch sử địa
phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung
học phổ thông.
11
1.1.1. Quan niệm.
11
1.1.2. Xuất phát điểm của vấn đề.
13
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu lịch sử
địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam.
21
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa
phương trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường
THPT tỉnh Thái Bình.
29
1.2.1. Vấn đề sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong
dạy học lịch sử dân tộc.
29
1.2.2.Thực trạng của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa
phương trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở các
trường THPT tỉnh Thái Bình.
30
1.2.3. Một số ý kiến nhận xét, đánh giá
38
Chƣơng 2: HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP SỬ DỤNG
TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƢƠNG TRONG DẠY
HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 Ở TRƢỜNG
THPT TỈNH THÁI BÌNH
42
Trang
2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của khóa trình lịch
sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT.
42
2.1.1. Vị trí.
42
2.1.2. Mục tiêu.
2.1.3. Nội dung cơ bản lịch sử Việt Nam từ năm 1919
đến năm 2000.
44
2.2. Nội dung lịch sử địa phương Thái Bình cần khai
thác để sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở
các trường THPT tỉnh Thái Bình.
49
2.2.1. Những yêu cầu khi xác định các tài liệu lịch sử
địa phương sử dụng trong dạy học lịch sử dân tộc.
49
2.2.2. Các nguồn tài liệu lịch sử Thái Bình cần khai thác
sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam.
51
2.2.3. Nội dung lịch sử Thái Bình cần khai thác để sử
dụng trong dạy học lịch sử dân tộc lớp 12 từ năm 1919
đến năm 2000.
53
2.3. Hình thức, biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa
phương trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 (1919
đến 2000) ở trường THPT tỉnh Thái Bình.
57
2.3.1. Những yêu cầu khi lựa chọn biện pháp sử dụng tài
liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam
lớp 12 ở trường THPT tỉnh Thái Bình.
57
2.3.2. Hình thức, biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa
phương trong dạy học lịch sử lớp 12 (giai đoạn từ 1919
đến năm 2000) ở trường THPT tỉnh Thái Bình.
60
2.3.3. Tổ chức hiệu quả các hoạt động ngoại khóa thông
qua sử dụng tài liệu lịch sử địa phương lớp 12 ở trường
PTTH tỉnh Thái Bình.
68
2.4. Thực nghiệm sư phạm
78
Trang
2.4.1 Mục đích thực nghiệm
78
2.4.2. Nội dung , phương pháp thực nghiệm
78
2.4.3. Phương pháp thực nghiệm
78
KẾT LUẬN
83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
86
PHỤ LỤC
88
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1.Kết quả điều tra học sinh về kiến thức lịch sử địa phương.
Bảng 1.2. Tổng hợp các câu hỏi đúng của học sinh về kiến thức lịch sử địa
phương.
Bảng 2.1. Kết quả thực nghiệm sư phạm.
Bảng 2.2. Bảng đối chiếu thực nghiệm sư phạm.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỉ XXI là thế kỉ phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và
thông tin. Việt Nam nếu không muốn tụt hậu thì không thể đứng ngoài sự
phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay.
Chúng ta cần chuẩn bị hành trang xây dựng đất nước theo con đường công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để sánh vai với các cường quốc năm châu và bước
vào thế kỉ XXI một cách vững vàng, tự tin, chúng ta cần phải xoá bỏ cái cũ,
cái lạc hậu và vun đắp xây dựng cái mới, cái tiến bộ. Vì vậy, hơn lúc nào hết,
giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khẳng định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Với nhãn quan sáng suốt
được kết tinh bởi chủ nghĩa Mac- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng đã
chỉ ra mục đích của nền giáo dục nước ta là: “Nhằm xây dựng những con
người tiếp thu gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo
đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị
văn hoá dân tộc, có năng lực tiếp thu văn hoá nhân loại, phát triển tiềm năng
dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực
sáng tạo cá nhân, làm chủ tri thức và khoa học hiện đại, có tư duy sáng tạo, có
năng lực thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỉ luật,
có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa
chuyên như lời căn dặn của Bác”[11, tr 33].
Muốn thúc đẩy sự nghiệp giáo dục trong việc đào tạo con người Việt
Nam mới, xã hội chủ nghĩa, phù hợp yêu cầu của thời đại thì nội dung giáo
dục phải toàn diện. Không chỉ khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, khoa
học tự nhiên mà còn phải hiểu biết cả văn học nghệ thuật nhất là về lịch sử
dân tộc. Bởi vì dân tộc nào dù phát triển đến đâu cũng phải mang trong mình
những giá trị vật chất và tinh thần của cha ông để lại. Trong các môn học ở
trường THPT thì môn lịch sử có ưu thế và ý nghĩa quan trọng trong việc giáo
dục thế hệ trẻ theo mục tiêu của Đảng. Nguyên Tổng bí thư Ban chấp hành
trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười đã chỉ rõ trong bài phát biểu
tại Đại hội khoa học lịch sử lần thứ hai năm 1994: “Phải coi trọng giáo dục
lịch sử dân tộc, phải coi lịch sử là tài liệu giáo khoa số 1 trong nhà trường,
nếu không làm tốt giáo dục lịch sử, thanh thiếu niên sẽ chạy theo đồng tiền,
chạy theo lợi ích khác, có hại cho sự nghiệp chung”.
Coi trọng bộ môn lịch sử bởi lịch sử là phương tiện giáo dục tốt, làm
cho mỗi chúng ta có ý thức trách nhiệm đối với sự tồn tại và phát triển xã hội,
với chính quê hương của mình. Để có ý thức trách nhiệm ấy, cần phải biết và
hiểu lịch sử, văn hoá nơi mình sinh sống. Do đó trong dạy học lịch sử dân tộc
không thể không sử dụng tài liệu lịch sử địa phương Việc giáo dục truyền
thống lịch sử nói chung, truyền thống yêu quê hương, đất nước, dám xả thân
vì sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước nói riêng cho học sinh được
đặt vào vị trí sống còn của dân tộc. Nhà văn Nga I-li-a E-ren-bua đã từng nói;
“Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những vật tầm thường, yêu cái cây
trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu cái thơm chua mát của
trái lê mùa thu hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh ”[10, tr 106].
Điều đó suy rộng ra muốn giáo dục cho các em lòng yêu Tổ quốc, yêu đồng
bào thì điểm xuất phát đầu tiên phải giáo dục tình cảm gia đình, làng xóm,
quê hương có yêu quê hương mới yêu đất nước đó cũng chính là quy luật
nhận thức cũng như quy luật tình cảm của mỗi con người.
Trong chương trình lịch sử ở trường phổ thông, lịch sử địa phương có
vị trí quan trọng. Nó là nguồn kiến thức vô cùng quý giá đối với học sinh.
Nguồn kiến thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể của lịch sử dân tộc.
Nó chứng minh cho sự phát triển hợp quy luật của các địa phương trong sự
phát triển chung của đất nước. Nó ghi lại những thành quả lao động, những
chiến công oanh liệt của nhân dân địa phương trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch
sử dân tộc có vai trò và ý nghĩa to lớn đối với học sinh. Bởi nguồn tài liệu lịch
sử địa phương góp phần làm cụ thể phong phú và sinh động hơn các sự kiện
lịch sử dân tộc, giúp học sinh nhận thức đúng về quá khứ của dân tộc.
Mặt khác các nguồn lịch sử địa phương sống động, giàu hình ảnh còn
gợi dậy những cảm xúc lịch sử cho học sinh. Đây chính là cơ sở để giáo dục
cho các em, lòng yêu nước, yêu quê hương và tự hào về quê hương đất nước.
Từ đó, các em có trách nhiệm công dân, tình yêu quê hương, yêu con người,
yêu thiên nhiên nơi mình sinh ra và niềm tự hào về truyền thống và những
chiến công hiển hách trên mảnh đất quê hương. Mặt khác khi sử dụng tài liệu
lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc còn có tác dụng đối với việc
rèn luyện các kĩ năng nhận thức, đặc biệt là năng lực tư duy và các kĩ năng
vận dụng kiến thức vào thực tế. Đây chính là mục tiêu chung của giáo dục ở
phổ thông.
Thái Bình là một tỉnh đồng bằng trù phú duy nhất không có đồi núi
nằm trong đồng bằng Bắc Bộ. Nơi đây ba mặt giáp sông, một mặt giáp biển
với những làng xóm dân cư đông đúc giàu truyền thống văn hoá. Trong đó có
truyền thống đấu tranh chống giặc giữ nước tiêu biểu là hai cuộc đấu tranh
chống Pháp và chống Mỹ Tuy nhiên, trong giảng dạy lịch sử ở các trường
trung học phổ thông trong tỉnh, hầu hết giáo viên chưa chú ý khai thác nguồn
tài liệu lịch sử địa phương để phục vụ dạy học lịch sử dân tộc. Bởi nhiều lí do
như: quan niệm chưa đúng về việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương, ít sự
quan tâm của các cấp lãnh đạo, thiếu kinh phí và sự giúp đỡ của cơ quan văn
hoá, thiếu nguồn tài liệu để biên soạn và sử dụng, lúng túng trong hình thức tổ
chức và phương pháp sử dụng các nguồn tài liệu lịch sử địa phương.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn vấn đề:
“Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc lớp 12 ở
trường trung học phổ thông tỉnh Thái Bình”. Với mong muốn công trình của
mình sẽ bổ sung phần nào nguồn tư liệu và những gợi ý về biện pháp sử dụng
cho giáo viên đang giảng dạy ở tỉnh nhà.
2. Lịch sử vấn đề
Như đã trình bày ở trên, việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong
dạy học lịch sử dân tộc có vai trò lớn . Vấn đề này đã sớm được quan tâm
nghiên cứu và thực hiện ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.
2.1. Tài liệu nước ngoài
Vấn đề sử dụng tài liệu nói chung, tài liệu lịch sử nói riêng (trong đó có
lịch sử địa phương) đã được các nhà lý luận dạy học quan tâm.
Ở Liên Xô, việc dạy lịch sử địa phương được quan tâm từ rất sớm. Văn
kiện giáo dục đầu tiên của chính quyền Xô Viết (1918) đã yêu cầu các trường
phổ thông dạy học lịch sử địa phương trong giờ nội khóa.
AA. Vaghin trong cuốn “ Phương pháp dạy học lịch sử ở các trường
phổ thông” đã khẳng định nguồn tài liệu lịch sử địa phương chiếm một ví trí
quan trọng trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
Trong các hội nghị lịch sử quốc tế năm 1979 (tại cộng hòa dân chủ
Đức) 1980 (tại Rumani), vấn đề nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương
được thảo luận một cách nghiêm túc. Năm 1994 tại hội nghị khoa học về giáo
dục lịch sử đã đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến phương pháp luận, phương
pháp nghiên cứu lịch sử địa phương, nguồn tài liệu và phương pháp xử lí
chúng.
Tại Mĩ, vấn đề tài liệu lịch sử địa phương đã được sớm đưa vào
chương trình các trường tiểu học được gọi là “Nhập môn xã hội học” môn này
có một số tiết nói về lịch sử, địa lý của địa phương.
Tài liệu của UNESCO cũng nói về lịch sử địa phương. Một số báo như
“Người đưa tin UNESCO” (tháng 6/1989 – bản Tiếng Việt) giới thiệu kinh
nghiệm sử dụng các bảo tàng, di tích lịch sử ở địa phương để giảng dạy trong
giờ học lịch sử.
Nghị viện Châu Âu trong Khuyến nghị số 1283 (ngày 22/1/1996) đã đề
cập đến lịch sử và việc học tập lịch sử Châu Âu đã nhấn mạnh: “ Nội dung
các chương trình lịch sử phải rất mở rộng: phải bao gồm tất cả những bộ mặt
của xã hội (lịch sử xã hội và văn hóa cũng như lịch sử chính trị)… Lịch sử địa
phương cũng như lịch sử dân tộc (nhưng không phải là lịch sử theo quan điểm
dân tộc chủ nghĩa) phải được giảng dạy, cũng như lịch sử các tộc người thiểu
số…” [22, tr 66].
Qua việc nghiên cứu về lịch sử địa phương của các tác giả nước ngoài,
chúng tôi rút ra kết luận:
Thứ nhất các tác giả đều nhấn mạnh đến sự cần thiết phải sử dụng tài
liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Nguồn tài
liệu này nếu sử dụng hợp lý góp phần nâng cao kiến thức bồi dưỡng tư tưởng,
tình cảm và phát huy năng lực nhận thức độc lập, sáng tạo cho học sinh.
Thứ hai các công trình trên đã chỉ ra những cơ sở lý luận cho việc
nghiên cứu sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc
ở trường phổ thông.
2.2. Ở trong nước
Vấn đề lịch sử địa phương đã được nghiên cứu từ thời phong kiến, tuy
nhiên mới dừng lại ở việc ghi chép địa lý vùng, tiểu sử nhân vật, hay ghi chép
lại phong tục từng địa phương.
Sau khi đất nước giành được độc lập năm 1945, rồi kháng chiến chống
thực dân Pháp thắng lợi năm 1954, Đảng và nhà nước đã chú ý đến việc
nghiên cứu, đưa lịch sử địa phương vào giảng dạy ở trường phổ thông. Nhiều
Sở giáo dục đã tiến hành tổ chức biên soạn tài liệu lịch sử địa phương đưa vào
giảng dạy ở các cấp học, thu được nhiều kết quả. Nhiều nhà khoa học đã
quan tâm nghiên cứu vấn đề này.
Trong cuốn “Sơ thảo phương pháp giảng dạy lịch sử ở trường phổ
thông cấp II, III” xuất bản năm 1961, các tác giả Lê Khắc Nhãn, Hoàng Triều,
Hoàng Trọng Hanh đã giành chương VIII: “Ngoại khóa, thực hành trong bộ
môn lịch sử” trong đó có nêu vấn đề giảng dạy lịch sử địa phương ở trường
phổ thông. Đồng thời các tác giả cũng nêu lên thực trạng và một số biện pháp
thực hiện như thăm quan viện bảo tàng, du lịch, sưu tầm, thu thập và ghi chép
tài liệu lịch sử địa phương .
Trong cuốn “Phương pháp giảng dạy lịch sử” (Phần đại cương) tập 1, 2
xuất bản năm 1966 của Trần Văn Trị, Phan Ngọc Liên, Nguyễn Cao Lũy,
Nguyễn Tiến Cường trong chương II (tập 2) “Các phương châm giảng dạy
lịch sử ở trường phổ thông”. Các tác giả một lần nữa khẳng định: Dạy lịch sử
gắn liền với đời sống và cần phải liên hệ tri thức lịch sử trong sách vở với
cuộc sống, liên hệ lịch sử toàn quốc với lịch sử địa phương.
Bên cạnh đó còn có những cuốn như “Lịch sử địa phương” xuất bản
năm 1989, của tác giả Trương Hữu Quýnh, Phan Ngọc Liên, Nguyễn Phan
Quang, Nguyễn Văn Am hay cuốn giáo trình “ Phương pháp dạy học lịch sử”
xuất bản năm 1976 (tập 1), 1980 (tập 2) cuốn giáo trình xuất bản năm 1992
sửa chữa, bổ sung, tái bản những năm sau đó do Phan Ngọc Liên, Trần Văn
Trị chủ biên đặc biệt là giáo trình phương pháp dạy học lịch sử do NXB đại
học sư phạm xuất bản 2002, tái bản sửa chữa bổ sung 2009 đều nhấn mạnh
việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường phổ thông, gắn
việc học tập lịch sử với đời sống xã hội…
Các nhà lý luận về phương pháp dạy học bộ môn thông qua nhiều bài
viết trên tạp chí nghiên cứu chuyên ngành nói riêng, các tạp chí khoa học nói
chung đã đề cập đến phải đưa lịch sử địa phương vào giảng dạy trong nhà
trường phổ thông cũng như nhấn mạnh sự cần thiết phải sử dụng tài liệu lịch
sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc như: GS.TS Phan Ngọc Liên,
GS.TS Nguyễn Thị Côi, PGS. TS Trịnh Đình Tùng, PGS. TS Trần Đức Minh,
PGS.TS Nguyễn Hữu Chí, PGS.TS Trần Vĩnh Tường, TS Nguyễn Anh Dũng.
TS Đặng Công Lộng, TS Trần Viết Thụ.
Một số luận án tiến sĩ đã khẳng định tính cấp thiết phải chọn nguồn tài
liệu lịch sử địa phương và đưa vào giảng dạy trong nhà trường như “ Giáo dục
lòng yêu quê hương cho học sinh PTTH qua dạy lịch sử địa phương ở Nghĩa
Bình”, luận văn cao học của Trần Quốc Tuấn năm 1986, “ Tăng cường giáo
dục truyền thống cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi Hà Tuyên qua sử
dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy khóa trình lịch sử Việt Nam (1930
– 1945)” của Đỗ Hồng Thái – 1986; “ Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương
nhằm nâng cao hiệu quả trong giờ học cho học sinh lớp 12 PTTH Hòa Bình”
của Hoàng Minh Hảo – 1989; “ Sử dụng tài liệu về nghề thủ công truyền
thống địa phương trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam góp
phần giáo dục hướng nghiệp cho học sinh”, luận văn cao học của Trần Viết
Thụ, “Nghiên cứu việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông trung học”, luận
văn thạc sĩ của Đặng Công Lộng – 1996; “Sử dụng tài liệu lịch sử địa
phương Quảng Nam – Đà Nẵng”, luận văn của Nguyễn Hữu Giang – 1999; “
Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để giáo dục ý thức giữ gìn văn hóa dân
tộc trong dạy học lịch sử ở trường THPT (qua ví dụ ở tỉnh Bắc Ninh)” luận
văn cao học của Lê Thị Hải Yến – 2004; “ Một số biện pháp nâng cao hiệu
quả bài học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Bắc Giang”, luận văn cao
học của Ngọ Văn Giáp – 2005
Ở Thái Bình việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương vào dạy học bước
đầu đã được nghiên cứu và sử dụng. Năm 2009 dưới sự nỗ lực của thầy giáo
Nguyễn Văn Đầm chuyên viên bộ môn lịch sử, cuốn tài liệu lịch sử địa
phương phục vụ các tiết lịch sử địa phương Thái Bình đã ra đời.
Tóm lại các công trình nghiên cứu trên đã nhấn mạnh việc sử dụng tài
liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử và đưa ra các hình thức, biện
pháp sử dụng loại tài liệu này. Những công trình nghiên cứu trên là cơ sở lí
luận quý giá giúp chúng tôi nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên chưa có một công
trình nào nghiên cứu về việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học
lịch sử Việt Nam cho học sinh THPT tỉnh Thái Bình.
Vì vậy chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Sử dụng tài liệu lịch sử địa
phương trong giảng dạy lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT tỉnh Thái
Bình” (chương trình chuẩn )
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Quá trình sử dụng tài liệu lịch sử
địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 (giai đoạn 1919 – 2000) ở
các trường THPT tỉnh Thái Bình.
- Phạm vi nghiên cứu: Do hạn chế về trình độ của bản thân và thời gian
cũng như khó khăn trong công tác sưu tầm tài liệu, đề tài chỉ đi sâu sưu tầm,
lựa chọn những tài liệu lịch sử thành văn ở địa phương có ưu thế về nguồn tư
liệu ở Thái Bình để sử dụng trong dạy học một số bài nội khóa và hoạt động
ngoại khóa thuộc chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 (giai đoạn 1919 -
2000) ở trường THPT (chương trình chuẩn ) ; điều tra thực tế, tiến hành thực
nghiệm sư phạm một bài lịch sử cụ thể ở trường THPT
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu lịch sử
địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc , luận văn nhằm: Khẳng định vai trò,
ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt
Nam lớp 12 ở các trường THPT tỉnh Thái Bình, lựa chọn những tài liệu lịch
sử địa phương Thái Bình phù hợp để sử dụng trong dạy học lịch sử dân tộc từ
1919 đến 2000 và đề xuất hình thức, biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa
phương đã sưu tầm được trong dạy học giai đoạn lịch sử này.
4.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm
vụ cụ thể sau:
- Tìm hiểu lý luận về việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học
lịch sử dân tộc.
- Tìm hiểu nội dung lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến 2000 trong chương
trình lịch sử trung học phổ thông và xác định những nội dung lịch sử Thái
Bình ở thời kỳ 1919 – 2000 có thể khai thác sử dụng trong dạy học lịch sử
dân tộc.
- Tìm hiểu tình hình sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử
Việt Nam ở các trường THPT tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất hình thức, biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy
học lịch sử Việt Nam (chương trình chuẩn) ở các trường THPT Thái Bình
- Thực nghiệm sư phạm một bài học lịch sử trong chương trình THPT
(chương trình chuẩn) để khẳng định tính khả thi của đề tài đồng thời làm cơ
sở cho việc rút ra kết luận khoa học góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.
5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của đề tài: Là lý luận của chủ nghĩa Mác,
LêNin, Đảng cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đào
tạo và giáo dục lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý thuyết
+ Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu giáo dục học, tâm lý học, giáo dục lịch
sử địa phương và nguồn tài liệu lịch sử liên quan đến đề tài.
+ Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa lịch sử lớp 12 THPT và nghiên
cứu lựa chọn tài liệu lịch sử địa phương Thái Bình tương ứng với lịch sử dân
tộc từ 1919 đến 2000.
- Nghiên cứu thực tiễn:
+ Điều tra thực tiễn việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học
lịch sử dân tộc nói chung lớp 12 nói riêng ở các trường THPT Thái Bình
thông qua phiếu điều tra, dự giờ, phỏng vấn.
+ Thực nghiêm sư phạm: Soạn bài, tiến hành thực nghiệm sư phạm một bài
lịch sử cụ thể ở trường THPT
+ Sử dụng toán học thống kê để xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm.
6. Giả thuyết khoa học
Hiệu quả dạy học lịch sử dân tộc ở trường THPT sẽ được nâng cao nếu
sử dụng các hình thức, biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong
dạy học lịch sử dân tộc
7. Đóng góp của luận văn
- Tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa
phương trong dạy học lịch sử dân tộc .
- Phác họa bức tranh về thực tiễn sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong
dạy học lịch sử dân tộc ở các trường THPT tỉnh Thái Bình.
- Xác định được các tài liệu lịch sử địa phương cần khai thác trong dạy học
lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000 ở trường THPT tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất các hình thức biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong
dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT tỉnh Thái Bình.
8. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu đề tài có ý nghĩa quan trọng về lí luận và thực tiễn.
*Về lí luận: Góp phần làm phong phú thêm lí luận về sử dụng tài liệu lịch sử
địa phương trong dạy học lịch sử nói chung và việc sử dụng tài liệu lịch sử địa
phương trong dạy học lịch sử Việt Nam nói riêng. Đây là một trong những
yêu cầu về mặt sư phạm cần thiết cho việc nâng cao chất lượng dạy học lịch
sử ở trường THPT.
* Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn giúp bản thân và đồng
nghiệp có thể vận dụng vào thực tiễn dạy học lịch sử để nâng cao chất lượng
dạy học bộ môn.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo luận văn gồm
hai chương.
Chương 1: Vấn đề sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học
lịch sử Việt Nam ở trường THPT. Lí luận và thực tiễn.
Chương 2: Hình thức, biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương
trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT tỉnh Thái Bình.
CHƢƠNG 1
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƢƠNG TRONG
DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG,
LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.
1.1. Cơ sở lý luận của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phƣơng trong dạy
học lịch sử dân tộc ở trƣờng trung học phổ thông.
1.1.1. Quan niệm
1.1.1.1. Quan niệm về lịch sử địa phương
Để sử dụng tốt tài liệu lịch sử địa phương với mục đích nâng cao hiệu
quả bài học lịch sử trước hết chúng ta cần hiểu đúng khái niệm “Địa phương”.
Có rất nhiều quan niệm về thuật ngữ “địa phương”, tuy nhiên chúng ta có thể
hiểu theo hai nghĩa:
Địa phương theo nghĩa cụ thể là đơn vị hành chính dưới cấp trung
ương, từ tỉnh, thành phố đến huyện, xã, thôn, làng, buôn, mường….
Địa phương hiểu theo nghĩa khái quát trìu tượng là những vùng đất,
khu vực nhất định được hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên (không
giống như địa giới hành chính, để phân biệt với các vùng đất khác ).
Qua hai cách hiểu trên chúng ta có thể rút ra nhận định: Lịch sử địa
phương chính là lịch sử của làng, xã, huyện, tỉnh, thành phố hay khu vực,
vùng miền… Ngoài ra lịch sử địa phương còn bao hàm ý nghĩa là lịch sử của
các đơn vị sản xuất, chiến đấu, các trường học, cơ quan, xí nghiệp, nhà máy…
1.1.1.2. Quan niệm về tài liệu lịch sử địa phương
Để hiểu về khái niệm tài liệu lịch sử địa phương chúng ta phải hiểu
được khái niệm tài liệu. Theo các tác giả Hoàng Phê (chủ biên) trong cuốn
“Từ điển Tiếng Việt”, nhà xuất bản Đà Nẵng (2002) thì tài liệu “là văn bản
giúp cho việc tìm hiểu một vấn đề gì đó” còn trong “Từ điển Hán Việt”, nhà
xuất bản thành phố Hồ chí Minh (2003) tác giả Phan Văn Cát định nghĩa:
“Tài liệu là vật phẩm cần thiết để xây dựng nên một vật phẩm khác”.
Khái niệm tài liệu lịch sử địa phương: Tài liệu lịch sử địa phương phản
ánh các mặt khác nhau trong đời sống quá khứ ở các khu vực, vùng miền. Tài
liệu lịch sử địa phương rất phong phú đa dạng. Trong cuốn “ Lịch sử địa
phương” các tác giả Trương Hữu Quýnh, Phan Ngọc Liên, Nguyễn Thái
Hoàng, Nguyễn Văn Am cho rằng nguồn sử liệu địa phương gồm có: sử liệu
hiện vật hay sử liệu vật chất, sử liệu thành văn hay sử liệu viết, sử liệu dân tộc
học, sử liệu ngôn ngữ học, sử liệu truyền miệng.
Theo các tác giả Phan Ngọc Liên, Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng
trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử” xuất bản năm 2010, nguồn tài liệu
lịch sử địa phương được dùng trong dạy học lịch sử bao gồm tài liệu thành
văn hay sử liệu viết, tài liệu hiện vật hay tài liệu vật chất, tài liệu ngôn ngữ
học (địa danh, phương ngôn), tài liệu truyền miệng.
1.1.1.3. Phân loại tài liệu lịch sử địa phương
Một là tài liệu thành văn: Đây là nguồn tài liệu hết sức phong phú, đa
dạng và giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong các nguồn tài liệu lịch sử địa
phương. Nguồn tài liệu này giúp chúng ta nghiên cứu hoàn chỉnh lịch sử cụ
thể, phản ánh những nội dung khá toàn diện trên các mặt chính trị, văn hóa,
xã hội, tư tưởng, tôn giáo, quân sự… Ở các địa phương gồm địa phương chí,
các bài văn bia, minh chuông, gia phả, hồi kí, đinh bạ, địa bạ, các văn bản của
Đảng bộ, chính quyền địa phương.
Hai là tài liệu hiện vật hay tài liệu vật chất: Bao gồm những di vật khảo
cổ học, những công trình kiến trúc, nghệ thuật, các di tích lịch sử, cách mạng
ở địa phương… Là những bằng chứng khách quan, chân thực của lịch sử. Tài
liệu hiện vật là những cứ liệu cụ thể giúp chúng ta có thể hình dung chân thực
về quá khứ.
Ba là tài liệu dân tộc: :Loại tài liệu này miêu tả một cách sinh động nền
văn hóa vật chất, tinh thần và sinh hoạt xã hội (phong tục, tập quán, quan hệ
xã hội, ăn, ở…).
Bốn là tài liệu ngôn ngữ: Loại tài liệu này gồm có địa danh học và
phương ngôn cũng góp phần không nhỏ vào việc nghiên cứu lịch sử địa
phương.
Năm là tài liệu truyền miệng: Đây là một nguồn tư liệu vô cùng phong phú
như các truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ, hò vè, truyện kể của các cụ già, các
cán bộ lão thành cách mạng… Nếu biết gạt bỏ yếu tố tiêu cực lạc hậu và cái
vỏ huyền bí thì đó là nguồn tài liệu lịch sử có giá trị, có tác dụng lớn trong
việc nghiên cứu biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương.
Do giới hạn của đề tài, chúng tôi chủ yếu sưu tầm khai thác và sử dụng
nguồn tài liệu thành văn ở địa phương bao gồm: Lịch sử Đảng bộ, hồi ký cách
mạng, lịch sử truyền thống các địa phương và các ngành, các văn bản gốc của
chính quyền, Đảng bộ, các đoàn thể quần chúng ở các địa phương qua các
thời kỳ lịch sử, các bài tham luận nói chuyện của các vị lão thành cách mạng,
các bài viết đăng trên các báo, tạp chí có liên quan đến sự kiện lịch sử Thái
Bình. Nguồn tư liệu trên, nếu giáo viên làm tốt công tác sưu tầm, lựa chọn và
có biện pháp sử dụng hợp lí cho mỗi hình thức dạy học lịch sử sẽ góp phần
vào việc thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
1.1.2. Xuất phát điểm của vấn đề
1.1.2.1 Mục tiêu đào tạo
Bộ môn lịch sử cùng với các bộ môn khác ở trường phổ thông góp phần
tích cực vào việc đào tạo thế hệ trẻ. Trên cơ sở hoàn thiện kiến thức cơ bản đã
học ở cấp THCS, môn lịch sử ở bậc THPT giúp học sinh đạt trình độ văn hóa
phổ thông về lịch sử, hình thành hứng thú và khả năng học tập tốt bộ môn.
Trên cơ sở ấy giúp các em nắm vững thế giới quan khoa học giáo dục lòng
yêu quê hương đất nước, truyền thống dân tộc, giáo dục niềm tin vào sự lãnh
đạo của Đảng, sự tất thắng của chủ nghĩa xã hội. Mặt khác học sinh còn được
nâng cao kỹ năng học tập bộ môn các năng lực tư duy hành động, có thái độ
ứng xử đúng trong đời sống, chuẩn bị bước vào cuộc sống tự lập, chuẩn bị
tiềm lực để tiếp tục học tập ở bậc cao hơn thuộc các ngành khoa học xã hội,
nhân văn.
Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay đang đặt ra
nhiệm vụ nặng nề đối với toàn xã hội, trong đó có giáo dục. Vì vậy mục tiêu
giáo dục được xây dựng dựa trên cơ sở cụ thể, đường lối giáo dục chung của
Đảng gắn liền với thực tiễn đất nước. Mục tiêu này được nghị quyết trung
ương 2 khóa VIII của Đảng nhấn mạnh: “ Tăng cường giáo dục công dân,
giáo dục tư tưởng, đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lênin và đưa
việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với lứa tuổi và
từng bậc học. Coi trọng hơn nữa các môn khoa học xã hội nhân văn, Tiếng
Việt và lịch sử dân tộc…” [24, tr 14].
Những văn kiện có tính chất pháp lí trên đây đã đặt cho giáo dục phổ
thông nhiệm vụ đào tạo con người toàn diện, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của xã hội. Trong quá trình dạy học người giáo viên lịch sử cần hình thành
cho các em niềm tin, trung thành với lí tưởng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa
chọn. Trong giai đoạn hiện nay, sau khi chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước
Đông Âu sụp đổ, các thế lực đế quốc và bọn phản động quốc tế đang tìm mọi
cách phá hoại công cuộc xây dựng và đổi mới của đất nước ta. Vì vậy, bồi
dưỡng cho các em niềm tin vào thắng lợi của công cuộc đổi mới, lí tưởng độc
lập dân tộc và CNXH là việc làm cần thiết trong dạy học lịch sử nhằm giáo
dục tư tưởng chính trị và những phẩm chất tốt đẹp cho học sinh THPT.
Từ thực tiễn cho thấy, tất cả các môn học ở trường phổ thông, trong đó
có môn lịch sử phải đổi mới nhằm góp phần đào tạo thế hệ trẻ theo nguyên lí
giáo dục của Đảng ta. Để làm được điều đó cần phải đổi mới phương pháp
dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động từ phía người học
đồng thời, thông qua các biện pháp sư phạm để giáo dục tư tưởng, tình cảm
đem lại niềm vui, sự say mê, hứng thú, đối với việc học, giúp các em vượt qua
khó khăn, trở ngại, để hoàn thành việc học của mình.
Trong dạy học lịch sử cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học,
hiệu quả bài học còn phụ thuộc vào việc sử dụng nguồn tài liệu bổ trợ (tài liệu
trực quan, tài liệu thành văn) trong đó sử dụng có hiệu quả nguồn tài liệu lịch
sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc góp phần không nhỏ vào việc
thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra. Học tập và nghiên cứu lịch sử là nhằm
nhận thức đúng đắn quá khứ đã qua, từ nguồn gốc cho đến hiện tại. Để khôi
phục bức tranh quá khứ liên quan đến các lĩnh vực hoạt động của con người,
nhất thiết phải dựa vào hệ thống tài liệu và các ngành khoa học có liên quan
trong đó có tài liệu lịch sử địa phương .
1.1.2.2. Đặc điểm của kiến thức lịch sử địa phương.
Như ở trên đã trình bày lịch sử địa phương là sự cụ thể hóa của lịch sử
dân tộc, vì vậy kiến thức lịch sử địa phương cũng mang những đặc điểm của
kiến thức lịch sử nói chung.
Trong dạy học lịch sử sách giáo khoa là tài liệu cơ bản cho học sinh tự
học nhưng sách giáo khoa thường trình bày cô đọng, súc tích và tĩnh hơn sự
phát triển nhanh chóng của khoa học lịch sử. Với nội dung trình bày trong
sách giáo khoa học sinh chưa hình dung đầy đủ sự phát triển phong phú đa
dạng của lịch sử từng địa phương trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Vì vậy
trong dạy học lịch sử, nguồn tài liệu lịch sử địa phương góp phần rất lớn giúp
các em hiểu lịch sử Việt Nam trong tính đầy đủ toàn diện của nó. Tài liệu lịch
sử địa phương rất đa dạng phản ánh những gì đã và đang diễn ra xung quanh
các em, học sinh sẽ hứng thú tìm hiểu mảnh đất và con người quê hương, qua
đó sẽ khơi dậy trong các em niềm tự hào, lòng biết ơn và tình yêu quê hương
đất nước được nảy nở.
Mặt khác sử dụng tài liệu lịch sử địa phương giúp học sinh thấy được
mối liên hệ ràng buộc gắn bó tác động qua lại lẫn nhau giữa lịch sử địa
phương với lịch sử dân tộc, hiểu được sự đóng góp, hi sinh của các thế hệ cha
anh để đổi lấy độc lập tự do cho dân tộc. Từ đó xác định bổn phận của mình
đối với quê hương đất nước trong giai đoạn hiện tại cũng như tương lai.
Xuất phát từ đặc trưng của kiến thức lịch sử địa phương, việc sử dụng
tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc ở trường THPT sẽ
giúp học sinh trực quan sinh động những sự kiện lịch sử trong quá khứ đồng
thời xác định được không gian, thời gian sự kiện lịch sử đã xảy ra trên mảnh
đất quê hương mình, thấy được mối liên hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử
dân tộc. Từ đó học sinh tìm ra được bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử
đã diễn ra. Nói cách khác việc dạy học lịch sử ở trường THPT phải cụ thể
sinh động. Sự kiện lịch sử càng cụ thể sinh động bao nhiêu thì càng tốt bấy
nhiêu. Từ đặc trưng đó cho thấy việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong
dạy học lịch sử dân tộc sẽ góp phần thực hiện mục tiêu trên.
1.1.2.3. Đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh trung học phổ thông .
Giới hạn của đề tài luận văn là nghiên cứu và sử dụng tài liệu lịch sử
địa phương Thái Bình trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919- 2000 ở
trường THPT. Giai đoạn lịch sử dân tộc này được phân phối trong chương
trình lịch sử lớp 12 – lớp cuối cấp của THPT. Ở lớp này học sinh chủ yếu
đang độ tuổi thanh niên, nội dung, tính chất học tập yêu cầu có khác nhiều so
với độ tuổi thiếu niên. Sự khác nhau cơ bản không phải chỉ ở chỗ nội dung
học ngày càng phong phú mà ở chỗ hoạt động học tập ở độ tuổi thanh niên,
học sinh đòi hỏi nhiều hơn tính năng động, sáng tạo và độc lập, ý thức của các
em đối với việc học tập ngày càng phát triển. Ở lứa tuổi này, việc học của học
sinh gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp, các em đã xác định cho mình
hứng thú học tập ổn định đối với một việc nào đó có liên quan đến lựa chọn
nghề nghiệp “ Thái độ học tập có ý thức đã làm thúc đẩy sự phát triển có tính
chủ định của quá trình nhận thức và tăng năng lực điều khiển bản thân của
thanh niên học sinh trong hoạt động học tập” [15, tr 59].
Tính chủ định trong quá trình nhận thức ở lứa tuổi này đã phát triển
mạnh, thể hiện ở việc tự giác có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn sự
ghi nhớ có chủ định, đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ “ Các em có
khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo trong
những đối tượng quen biết đã học hoặc chưa được học trong nhà trường” [15,
tr 60], tư duy các em đã tỏ ra nhất quán, chặt chẽ có căn cứ. Nhờ đó, các em
có thể thực hiện các thao tác tư duy phức tạp, để hiểu các khái niệm trừu
tượng, các mối liên hệ nhân quả giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Với
mong muốn khẳng định mình, các em thường độc lập khám phá về cuộc sống
xung quanh. Các em ở lứa tuổi này thường chưa tiếp cận với thế giới bên
ngoài, các em sống trong gia đình gắn với xóm làng cụ thể của mình nên với
các em tình cảm đó rất thiêng liêng. Các em yêu từ bãi mía, bờ dâu, yêu
những đặc điểm cụ thể của quê hương mình và luôn luôn thường trực trong
các em là lòng tự tôn, tự hào về quê hương, muốn đề cao những chiến công
của con người, đề cao những giá trị lịch sử và văn hóa của quê hương. Cho
nên, khi được học những bài lịch sử về quê hương, nhắc đến những con người
bằng xương bằng thịt mà các em nhìn thấy hằng ngày, nhắc đến những địa
danh cụ thể xung quanh các em sẽ tạo ra những xúc cảm, khơi dậy trong các
em lòng tự hào, thôi thúc các em cố gắng học tập phấn đấu để cống hiến cho
quê hương đất nước…Nắm bắt được đặc điểm tâm lí và nhận thức của học
sinh ở lứa tuổi này, trong quá trình dạy học lịch sử giáo viên cần sử dụng tài
liệu lịch sử địa phương với nhiều nguồn và nội dung phong phú để làm giàu
tri thức cho các em. Khơi dậy lòng mong muốn tìm hiểu về lịch sử văn hóa
quê hương mình, niềm tự hào về nơi mình sinh sống, ước mơ sẽ góp sức mình
xây dựng quê hương giàu đẹp. Đồng thời qua đó tạo động cơ học tập cho học
sinh, định hướng nghề nghiệp trong tương lai phù hợp với thực tế địa phương
để khi bước ra ngoài đời các em không bị bỡ ngỡ.
1.1.2.4. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
Trước đây, việc dạy học lấy giáo viên làm trung tâm là muốn nói đến
vai trò chủ thể, độc quyền cung cấp tri thức, đánh giá học sinh của giáo viên.
Học sinh chỉ thụ động ghi chép, học thuộc lòng và lặp lại những điều đã nghe
giảng hoặc học lại nội dung trong sách giáo khoa. Điều đó dẫn đến lối dạy
học, truyền thụ một chiều, nhồi nhét kiến thức, làm thui chột khả năng sư
phạm, không phát huy được năng lực trí tuệ sáng tạo của học sinh. Cách dạy
này vẫn còn tồn tại phổ biến, đây là lực cản, cần phải thay đổi trong xu thế đổi
mới phương pháp dạy học hiện nay.
Hình thành và phát triển tư duy học sinh, thông qua hoạt động tích cực
là nhiệm vụ đặt ra đối với ngành giáo dục nhằm tạo những con người năng
động, sáng tạo thích ứng với sự phát triển của thời đại. Lí luận dạy học hiện
đại chỉ ra rằng trong dạy học cần phải chú trọng phát huy tính tích cực trong
nhận thức của học sinh.
Theo IF.Kharlamốp “Tính tích cực là trạng thái hoạt động của học sinh
đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá
trình nắm vững kiến thức” [16, tr 43].
Theo Thái Duy Tuyên : “Tích cực hóa là một tập hợp các hoạt động
nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối
tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả
học tập “ [25, tr 281].
Gần đây đã xuất hiện nhiều phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm
trung tâm với nhiều quan niệm và cách diễn đạt khác nhau như: “ Dạy học
theo tình huống”, “Dạy học giải quyết vấn đề”, “Dạy học phát hiện”, “ Dạy
học theo lý thuyết kiến tạo”, “ Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” thực
chất là trong quá trình dạy học này thầy giáo phải đóng vai trò hướng dẫn, tổ
chức điều khiển quá trình dạy học của học sinh. Học sinh được xem là trung
tâm của quá trình dạy học, các em cần phát huy năng lực nhận thức, chủ động,
sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức. Là chủ thể của quá trình giáo dục, các
em không thể thụ động tiếp nhận kiến thức bằng việc chỉ nghe thầy giảng và
ngồi chép kiến thức mà phải hoạt động tích cực, chiếm lĩnh tri thức nhằm mục
đích học để hành, học phải đi đôi với hành cho nên cách tốt nhất để hiểu là
làm, trò phải biết tự giải quyết những tình huống, những vấn đề đang mâu
thuẫn trong nhận thức của mình. Làm được như vậy, học sinh mới biến quá
trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Như vậy, dạy học “lấy học sinh làm
trung tâm” không có nghĩa là xem nhẹ vai trò của giáo viên. Việc tích cực
hóa người học giúp học sinh đi từ biết đến hiểu và biết vận dụng tri thức vào
thực tiễn cuộc sống. Nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra, vấn đề đổi mới phương
pháp dạy học lịch sử nói chung, phương pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa
phương trong dạy học lịch sử Việt Nam theo hướng tích cực hóa hoạt động
nhận thức cho học sinh càng trở nên cấp thiết. “Tích cực hóa hoạt động nhận
thức là một trong những phương hướng cơ bản của việc cải tiến phương pháp
dạy học lịch sử” [17, tr 45]. Để tích cực hóa hoạt động nhận thức học sinh, tạo
hứng thú học tập là vấn đề cần được thầy giáo quan tâm vì “ Nó có thể hình
thành ở học sinh một cách nhanh chóng và bất cứ lúc nào trong quá trình dạy
học, có thể gây hứng thú với mọi độ tuổi, điều quan trọng hơn cả là nó nằm
trong tầm tay của người thầy…” [25, tr 284]. Muốn kích thích hứng thú, điều
quan trọng nhất là phải nắm được khả năng, nhu cầu nguyện vọng và định
hướng giá trị của học sinh. Có nhiều cách để tạo hứng thú, phát huy nhận thức
tích cực của học sinh dạy học nêu vấn đề, sử dụng đồ dùng trực quan, xây
dựng hệ thống bài tập nhận thức… Trong đó việc sưu tầm và lựa chọn sử
dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam có thể đáp
ứng được yêu cầu đặt ra. Giáo viên sử dụng có hiệu quả các nguồn tài liệu
lịch sử địa phương sẽ tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với những cuộc đời
thật, nhân vật thực, sự kiện có thực, gắn bó, gần gũi, điều đó có thể gúp các
em tích cực hơn và tạo được hứng thú học tập với bộ môn.
1.1.2.5. Mối quan hệ lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc
Có thể hiểu địa phương là một bộ phận của cả nước mà lịch sử dân tộc
là sự khái quát của lịch sử địa phương do đó lịch sử địa phương vừa đóng
góp sử liệu cho việc xây dựng lịch sử dân tộc vừa làm nổi bật tính riêng lẻ của
địa phương, tính đa dạng, phong phú của lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phương
làm rõ mối quan hệ mật thiết qua lại giữa các địa phương và tôn vinh sự đóng
góp của nhân dân vào sự nghiệp chung của dân tộc.