Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Lựa chọn một số bài tập bổ trợ để nâng cao kỹ thuật đánh cầu trái tay, môn cầu lông cho học sinh khối 10 trường THPT hậu lộc 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.19 KB, 13 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Môn cầu lông đó là một trong những môn thể thao đem lại sức khỏe cho
người tập vì. "Sức khoẻ là cái xe chở tri thức" nó là vốn quý nhất của con người,
như ông cha thường nói có sức khỏe là có tất cả không sức khỏe là không có gì ?
Vì thế mà nền giáo dục của chúng ta đã đem môn học Thể dục vào ở tất cả các cấp
học, với mục đích nâng cao sức khoẻ cho mọi người, đào tạo thế hệ trẻ có một thể
lực dồi dào đáp ứng được công cuộc" Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước".
Việc giáo dục thể chất, chăm lo đời sống tinh thần nâng cao sức khoẻ cho thế hệ trẻ
đã được Đảng và nhà nước ta đặc biệt chú trọng quan tâm. Ngay sau khi thành lập
nước Bác Hồ của chúng ta đã ra sắc lệnh thành lập một nha thanh niên và thể dục.
Người dạy..." Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng
cần có sức khoẻ mới thành công...". Công cuộc xây dựng đất nước trong tình hình
mới, trong nghị quyết IV ban chấp hành TW Đảng khoá VII đã nêu …" con người
phát triển cao trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về
đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của
xã hội chủ nghĩa. " Cùng với chỉ thị 36 CT/TW của ban bí thư TW Đảng khoá VIII
"về công tác Thể dục thể thao trong tình hình mới" ghi rõ :"phải phấn đấu đạt được
các mục tiêu về Giáo dục thể chất trong trường học, đồng thời phải kiện toàn hệ
thống đào tạo cán bộ giáo viên, huấn luyên viên, vận động viên trẻ..." điều đó cũng
nói lên yêu cầu của người giáo viên giảng dạy môn thể dục trong trường học phải
luôn tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình, cũng
như tìm ra các phương pháp mới để giảng dạy cho học sinh đạt hiệu quả cao nhất,
đáp ứng được với sự phát triển của xã hội. Ngành giáo dục và đào tạo của chúng ta
đã nhận thấy được tầm quan trọng của các môn thể thao nói chung và môn cầu lông
nói riêng. Đặc biệt là đáp ứng với phong trào tập luyện và thi đấu môn Cầu lông
rộng khắp trên toàn quốc, vì vậy môn Cầu Lông đã được đem vào chương trình học
bắt buộc cho học sinh THPT mà chương trình cũ chỉ ở nội dung tự chọn.
Xét về thực tế môn Cầu lông ở các trường phổ thông nói chung và trường
Hậu Lộc 4 nói riêng, mặc dù nội dung cầu lông đã được đưa vào nội dung chính
khóa nhưng theo quan sát của mình thì tôi nhận thấy các em chỉ được tập các kỹ


thuật cơ bản nhưng chưa có bài tập bổ trợ chuyên sâu cho các động tác kỹ thuật,
trong số các kỹ thuật các em được học thì kỹ thuật đánh cầu trái tay là kỹ thuật khó
nhất mà các em thực hiện không tốt nên trong tập luyện và thi đấu thường bị khai
thác về điểm yếu này. Vì vậy tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm về một số
1


bài tập bổ trợ kỹ thuật động tác đánh cầu trái tay cho học sinh lớp 10 trường THPT
Hậu Lộc 4.
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của SKKN.
- Mục tiêu của việc viết SKKN nhằm đưa một số bài tập bổ trợ, đánh cầu
trái tay để nâng cao cảm giác chuyên môn những quả đánh trái tay như cảm giác về
lực đánh cầu góc độ tiếp xúc với cầu góc bay cuả cầu .
- Nhiệm vụ của đề tài là đưa hệ thống các bài tập bổ trợ vào cho lớp thực
nghiệm, để so sánh kết quả của lớp đối chứng để thấy được sự khác biệt về chất
lượng của kỹ thuật, động tác được thể hiện bằng kết quả của những quả câù đạt về
kỹ thuật .
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng tôi chọn có 6 lớp 10 với 259 em/1 năm tỷ lệ nam nữ giữa các lớp
tương đương với nhau. Thể lực giữa các lớp lúc chọn vào là ngẫu nhiên gần như
bằng nhau. Được chia làm 2 nhóm; 1 nhóm làm thực nghiệm, nhóm còn lại để đối
chứng. Nhóm thứ nhất: tập luyện bình thường theo hướng dẫn của Sách giáo viên
bao gồm các lớp: 10A4 có 43 học sinh 10 A5 có 45 học sinh 10 A6 có 41 học sinh.
Tổng số học sinh của nhóm thứ nhất là 129 học sinh. Nhóm thứ hai: Tập luyện theo
phương pháp thực nghiệm áp dụng các bài tập bổ trợ chuyên sâu cho kỹ thuật đánh
cầu trái tay vào giảng dạy. 10 A7 có 44 học sinh 10 A8 có 42 học sinh 10 A9 có 44
học sinh Tổng số học sinh nhóm thứ hai là: 130 em.
Biện pháp thực hiện các bài tập bổ trợ vào giờ học cầu lông để phát triển thể
lực chuyên môn môn cầu lông.
Giới hạn và phạm vi nghiên cứu :

Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2018 đến hết 20 tháng 5 năm 2019
phạm vi nghiên cứu đối với học sinh khối 10
Để góp phần nâng cao hiệu quả của tiết học cầu lông tôi đã phải nghiên cứu
và vận dụng, đem vào giảng dạy các bài tập bổ trợ phát triển kỹ thuật động tác đánh
cầu trái tay với thời gian từ 7– 10 phút/tiết (vào phần thể lực của mỗi tiết giáo án)
liên tục từ tiết thứ nhất cho đến tiết cuối cùng của chương trình cầu lông.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu.
- Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá các tố chất và kỹ thuật
- Phương pháp tính toán và xử lí số liệu.
1.5. Những điểm mới của SKKN
2


Mục tiêu của tôi đó là đem đề tài trao đổi với các đồng nghiệp nhằm mục
đích nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân, góp phần vào việc nâng cao tính
hiệu quả của kỹ thuật động tác và giúp các em tự tin khi tham gia thi đấu ở các cấp
từ cấp trường cho đến cấp huyện và đạt thành tích cho các em.
Từ cơ sở lý luận cũng như quan điểm tập luyện và thi đấu cầu lông. Các bài
tập để phát triển kỹ thuật đánh cầu trái tay môn cầu lông được tôi đưa vào cho học
sinh tập luyện các bài tập trên đây được thực hiện cụ thể như sau .
Đưa các bài tập bổ trợ chuyên sâu nhằm cải thiện kỹ thuật đánh cầu trái tay
để đem lại hiệu quả, gồm các bài tập sau:
Bài tập 1: Lắc cổ tay bằng vỏ tay bia (bia chai Hà Nội)
Bài tập 2: Đẩy cầu trái tay, sử dụng cẳng tay và lực cổ tay.
Bài tập 3: Đánh cầu trái cao thẳng tay.
Bài tập 4: Đánh cầu vào tường bên trái và đỡ cầu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lý luận:

- Nguồn gốc ra đời của môn cầu lông : từ trò chơi Poona đến sự ra đời của
Badminton, dựa vào các tài liệu ghi chép lại, môn cầu lông hiên đại có nguồn gốc
từ nước Anh.Đây là môn thể thao được biến đổi dần từ trò chơi Poona của Ấn Độ
tương truyền rằng vào giũa thế kỷ 19 troing thành Poona của Ấn Độ có một loại
trò chơi rất phổ biến và giống với các hoạt động của môn cầu lông, đó là người đã
dùng vợt gỗ đánh một quả bóng dệt bằng sợi nhung, trên có cắm lông vũ để đánh
qua lại trên một chiếc lưới ngăn cách vào những năm 60 của thế kỷ 19 một tôts sỹ
quan người Anh phục viên đã mang trò Poona từ Ấn Độ về nước Anh và trò chơi
này đã dần dần được biến đổi thành một môn thể thao để thi đấu .
Năm 1873 ở thành phố Badminton thuộc quận Gơlasco của Anh quốc có
một vị công tước tên là Beau Fort. Trong một lần mời khách ở trang viên của mình
không may gặp mưa to nên vị khách đành tập trung trong phòng khách của lâu đài,
lúc ấy một sỹ quan quân đội phục viên từ Ấn Độ trở về đã đem trò Poona giới thiệu
cho mọi người ,đồng thời tiến hành chơi ngay trong đại sảnh, do trò chơi này rất
thú vị nên được phổ biến rất nhanh ra khắp nơi và chẳng bao lâu đã nhanh chóng
lan rộng khắp nước Anh .Badminton từ đó đã trở thành tên gọi bằng tiếng Anh của
môn càu lông.
Sự truyền bá và phát triển môn cầu lông trên thế giới. Năm 187, cuốn luật thi
đấu đầu tiên môn cầu lông xuất bản ở nước Anh .Năm 1893 ở nước Anh thành lập
liên đoàn đầu tiên trên thế giới, năm 1899 liên đoàn này đã tổ chức “giải vô địch
cầu lông toàn nước Anh, lần thứ nhất . Sau đó mỗi năm, giải tổ chức một lần và duy
3


trì đến nay. Đầu thế kỷ 20, môn cầu lông lan rộng đén châu Á, châu Mỹ, châu Đại
Dương, cuối cùng đén châu Phi. Cùng với việc ngày càng nhiều nước trên thế giới
phát triển môn thể thao này nên vào năm 1934 liên đoàn cầu lông thế giới được
thành lập gọi tắt là IBF trụ sợ đặt ở Luân Đôn. Năm 1939 liên đoàn cầu lông quốc
tế đã thông qua “Luật thi đấu cầu lông’’mà tất cả các nước hội viên phải tuân thủ.
Từ nhưng năm 20 đến những năm 40 cuả thế kỷ 20 môn cầu lông ở các quốc gia

Âu mỹ phát triển rất nhanh ,đặc biệt là Anh quốc, Đan Mạch, các nhà vua địch của
các giải đấu quốc tế lớn chủ yếu ở hai nước này, kế đó là vận động viên của nước
Mỹ và Canada cũng có trình độ tương đối cao từ năm 1948 đến 1949, giải vô địch
đồng đội nam thế giới lần đầu tiên (cúp thomas) đã được tổ chức. Tại giải này
Malaixia đã đánh bại Mỹ, Anh, Đan Mạch và một số đội mạnh khác để vinh dự
bước lên vị trí đầu bảng. Từ đó bắt đầu thời kỳ của người châu Á chiếm lĩnh các
đỉnh cao trên vũ đài cầu lông quốc tế.
Những năm 50 của thế kỷ 20 môn cầu lông của châu Á phát triển rất nhanh
đầu tiên là ở Mailaixia, nơi đã xuất hiện không ít các tuyển thủ ưu tú giành chức vô
địch. Cúp Thomas tổ chức năm 1951và năm 1955 đồng thời trong giải vô địch toàn
Anh họ lại một lần nữa giành chức vua địch đánh đôi và đánh đơn cuối những năm
50 của thế kỷ này, trên vũ đài cầu lông quốc tế đội cầu lông của Inddoonosia bắt
đàu trỗi dậy, trên cơ sở kỹ thuật, cách đánh của các tuyển thủ châu Âu tuyển thủ
Inddoonoosia đã có nhiều sáng tạo, tăng nhanh tốc độ thi đấu và khống chế điểm
rơi, làm cho trình độ kỹ thuật cầu lông nâng cao lên một mức mới trong cup
Thomas lần thứ 4, Inddoonoosia đã đánh bại Malaixia một cách dễ dàng và giành
chức vua địch.
Trong những năm 60 và 70 của thế kỷ 20 trình độ kỹ thuật của đội
Inddonoosia trên vũ đài cầu lông quốc tế (ngoại trừ Trung Quốc) đã ở vị trí khá xa
từ cúp Thomas thứ 4 đến 11 trừ lần thứ 7 đội Malaixia dành chức vua địch còn lại
là đôi Inddonosia hầu như chiếm hết các chức vua địch đánh đơn và đánh đôi nam
của các giải vua địch cầu lông toàn Anh .
Năm 1988 trong đai hội olimpic Seeun môn cầu lông được đưa vào chương
trình biểu diễn tại đại hội. Năm 1992 đại hội olimpic Bacxelona, cầu lông chính
thức được đưa vào nội dung thi đấu. Từ đấy cầu lông đã bước vào một thời kỳ phát
triển mới.
Sự phát triển của cầu lông Việt Nam từ năm 1960 môn cầu lông bắt đầu xuất
hiện ở một vài câu lạc bộ và thành phố lớn như Sài Gòn, đến năm 1975 thì lan ra
các tỉnh thành trong cả nước, đến năm 1980 giải cầu lông vô địch toàn quốc lần đầu
tiên được tổ chức tại thủ đô Hà Nội, năm 1990 liên đoàn cầu lông Việt Nam được

4


thành lập, năm 1994, Liên đoàn cầu lông Việt Nam trở thành viên chính thức của
liên đoàn cầu lông thế giới.
2.2. Thực trạng :
Thực trạng giảng dạy môn cầu lông hiện nay. Trong chương trình giảng dạy
môn Cầu Lông ở trường THPT từ lớp 10 đến lớp 12, các em chỉ được học các kỹ
thuật cầu lông cơ bản chứ các em không được trang bị bài tập bổ trợ chuyên sâu
cho các kỹ thuật động tác để phát triển về sức bền chuyên môn. Nếu người giáo
viên không đưa các bài tập bổ trợ vào để giảng dạy mà chỉ thực hiện các bài tập
trong yêu cầu của PPCT và các bài tập hướng dẫn trong SGK
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
Thứ nhất : HS chỉ biết được kỷ thuật cơ bản chứ khi áp dụng kỷ thuật đó vào
thi đấu thì không thực hiện được vì thiếu thể lực di chuyển chậm, lực cổ tay không
đủ để đánh đường cầu đúng yêu cầu.
Thứ hai : Yêu cầu của chương trình mơí thay sách giáo khoa chủ yếu các em
phát triển thể lực là chính .
Thứ ba : Nếu không củng cố thể lực chuyên môn cho các em nội dung học
lặp lại nhiều lần thể lực chuyên môn của người học yếu dẫn đến người học bị sớm
mệt mỏi nhàm chán thiếu hứng thú tập luyện. Với phong trào Cầu Lông rộng khắp
như bây giờ việc tiếp thu một vài kỹ thuật động tác đánh cầu hay kỹ thuật di
chuyển đối với các em học sinh lứa tuổi này là không khó. Để các em phát triển
thêm về thể lực, cũng như có điều kiện để phát triển kỷ thuật động tác đánh cầu, kỹ
thuật di chuyển từ kỹ năng đến kỹ xảo thì yêu cầu người giáo viên phải nghiên cứu,
tìm tòi, đầu tư vào giờ dạy một cách công phu và đưa các bài tập mới cho các em
tập luyện, tránh tập đi tập lại một vài động tác gây nhàm chán cho các em và gây
mất hứng thú về học môn cầu lông của các em. Khi đó giờ dạy của giáo viên mới
có chất lượng cao, học sinh tích cực tự giác hơn trong học tập cũng như trong tập
luyện. Từ đó chúng ta thực hiện được mục đích cơ bản là giáo dục sức khoẻ cho

học sinh, phát triển thể lực chuyên môn là nền tảng cho phát triển môn thể thao
được nhiều người ưa thích có thành tích cao hơn. Nhưng trong đó có nguyên nhân
là kỹ thuật chuyên môn (kỹ thuật đông tác chưa chuẩn xác,ngoài ra còn yếu tố thể
lực chuyên môn,chiến thuật thi đấu), chưa đáp ứng được với yêu cầu ở các trận
đấu kéo dài căng thẳng". Chính vì vậy mà trong dạy học cho học sinh ở trường phổ
thông việc đưa các bài tập bổ trợ để cải thiện về tính hiệu quả của kỹ thuật động
tác là rất cần thiết và quan trọng trong việc nâng cao kỹ chiến thuật chuyên môn
cho học sinh từ đó các em mới có thể thực hiện đúng được các yêu cầu của kỹ thuật
và chiến thuật mà chương trình bắt buộc, từ đó nâng cao trình độ của người tập
5


luyện. Nếu giáo viên giảng dạy mà không áp dụng các bài tập bổ trợ thì hiệu quả sẽ
không tốt. Đặc biệt là môn Cầu Lông, vì vậy kỹ thuật động tác của các em ảnh
hưởng rất lớn đến thể lực của các em.Nên thường yếu không di chuyển được để
thực hiện kỷ thuật khi học cũng như trong khi đấu tập.
Là giáo viên có 11 năm giảng dạy ở trường phổ thông hằng năm môn học
cầu lông được tôi chú trọng, tôi đã vận dụng các bài tập bổ trợ này để giảng dạy
nhằm giúp các em nâng cao thể lực chuyên môn môn cầu lông một cách hiệu quả.
Trong các năm học liên tục từ năm học 2017 -2018 tôi đem đề tài này vào nghiên
cứu hoàn chỉnh đề tài trong năm học của HS từ lớp 10. Phạm vi nghiên cứu và đối
tượng nghiên cứu.
- Tìm hiểu, nghiên cứu phân phối chương trình, sách giáo khoa và thực tiễn
dạy học môn cầu lông ở lớp 10 THPT (chương trình thay sách giáo khoa). - Vận
dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thể lực chuyên môn môn cầu lông - Học
sinh khóa học trường THPT Hậu Lộc 4- Hưng Lộc –Hậu Lộc –Thanh Hoá .
Thời gian nghiên cứu.
Cách thực hiện bài tập:
- Thời gian : Bắt đầu từ tháng 9 năm 2018 đến hết năm học 2018-2019
- Địa điểm: Trường THPT Hậu Lộc 4 Hưng Lộc- Hậu Lộc- Thanh Hóa.

- Trang thiết bị gồm: Nhà đa năng của trường, vợt cầu lông, quả cầu lông
Thành Công, cột lưới, sân cầu lông hỗn hợp, đồng hồ bấm giây, dây nhảy, còi.
Mục đích của đề tài : Đề tài đã giả quyết được sự yếu kém về kỹ thuật đánh
cầu trái tay và thể lực của học sinh nói chung và thể lực chuyên môn cầu lông nói
riêng.
Bài tập 1: Cho lớp tập trung thành 4 hàng ngang và mỗi em chuẩn bị một vỏ
chai bia hà nội sau đấy cho các em bắt đầu xoay cổ tay theo chiều kim đồng hồ
trong khoảng thời gian 30 giây sau đó cho các em xoay chiều ngược lại thời gian 30
giây
Chuẩn bị: Vỏ chia bia hà nội mỗi học sinh mỗi em một cái . - Cách tập
luyện : Tập đồng loạt hàng cách hàng 2m Động tác 1: đưa tay cầm vỏ chia bia về
trước lắc cổ tay qua trái rồi qua phải liên tục trong thời gian 1 phút . Động tác 2 :
đưa tay cầm vợt lên đầu xoay mạnh cổ tay hết biên độ theo vòng tròn thời gian 30s
rồi đổi chiều tiếp tục 30s Đội hình tập luyện.
Mục đích : Phát triển sức mạnh của cổ tay và độ dẻo của cổ tay trong khi
thực hiện kỷ thuật đánh cầu .
Bài tập thứ 2 : Cho lớp tập trung thành sáu hàng đứng ở hai phía của 3 sân
cầu lông và đứng ở hai bên lưới thì có hai người phục vụ cầu để cho các em đẩy
6


cầu trái tay dọc biên bên trái yêu cầu đối với người phục vụ cầu cần đảm bảo
đường cầu phải ổn định độ cao và góc bay của cầu không quá nhanh để người tập
dễ đánh , còn đối với người đánh cầu chú ý về kỹ thuật động tác đánh cầu khi tiếp
xúc với cầu thì mặt vợt phải vuông góc với cầu và hướng mặt vợt dọc theo đường
biên trái mỗi học sinh đánh từ 3-5 quả ,cho lớp tập luyện từ 1-2 lần. (Chú ý trước
khi cho các em tập với cầu thì phải cho các em tập với vợt không để chỉnh sửa góc
tiếp xúc cầu).
Chuẩn bị : Vợt mỗi em một chiếc ,số lượng quả cầu 50 quả tận dụng cầu loại
của câu lạc bộ cầu lông trường THPT Hậu Lộc 4 sân cầu lông trong nhà đa năng

của trường có ba sân lưới cột đầy đủ .
Mục đích : Nhằm phát triển sức mạnh cánh tay và cổ tay để nâng cao cảm
giác của những quả đánh trái tay mang lại hiệu quả của những pha đánh cầu.
Bài tập thứ 3: Chia lớp thành sáu hàng và chia đều 3 sân mỗi sân 2 hàng,
đứng so le nhau ở 2 phía bên trái của sân và mỗi bên sân có mội người phông cầu
phục vụ yêu cầu người phục vụ phải chọn em đánh tốt trong nhóm tập để phông
cầu ,đối với người tập cần chú ý khi tiếp xúc với cầu tay phải thẳng mặt vợt khi
tiếp xúc với cầu phải vuông góc và đường cầu phải bay dọc đường bên dọc bên trái.
Chuẩn bị : mỗi em một chiếc vợt cầu lông , cầu 50 quả sân bãi ba sân lưới
cột đầy đủ.
Mục đích : nhằm phối hợp kỹ thuật động tác để nâng cao hiệu quả của pha
đánh cầu đối với kỹ thuật này thì người đánh phải phối hợp toàn thân và khi tiếp
xúc với cầu tay phải thẳng thì lực đánh mới là mạnh nhất .
Bài tập thứ 4: Chia lớp thành 4 nhóm tập ,mỗi em chọn cho mình một vị trí
để tập luyện yêu cầu người tập đứng cách tường khoảng 1,6m đến 2m để khi tập
đạt hiệu quả cao nhất ( khoảng cách phù hợp với từng học sinh để đạt hiệu quả Cao
nhất) ý nghĩa của việc tập bổ trợ này nhằm phát triển kỹ năng phản xạ cũng như
phát triển của lực cổ tay đánh quả cầu trái tay.
Chuẩn bị: Mỗi em một cái vợt một quả cầu lông Thành Công đứng đối
diện với tường các em cách nhau 1m giữa người với người và cách tường 1,6m
đến 2m thực hiện trong vòng khoảng 60 đến 90 giây .
Mục đích: Phát triển sức mạnh của cổ tay và phối hợp động tác ,tập phản xạ
với lực đánh và tốc độ đánh cầu .
Các em được áp dụng các bài tập bổ trợ mới có tinh thần thoải mái hơn, yêu
thích tập luyện hơn mặc dù tập luyện mệt hơn khi học cầu lông. Kết quả kiểm tra
đánh giá về kỹ thuật cũng như tố chất Kỹ thuật của nhóm được thực nghiệm tăng
lên rõ rệt.
7



Từ cơ sở các bài tập bổ trợ đó ở trường, ở lớp, các em đã tích cực hơn trong
việc luyện tập ở nhà và ở các câu lạc bộ cầu lông ở địa phương. Từ đó các em phát
triển tốt hơn về mặt thể chất cũng như trình độ, kỹ thuật của môn cầu lông chuẩn bị
cho việc tiếp thu nhanh các môn học khác. Đặc biệt các em học sinh nữ, nhiều em
cũng đã rất thích thú tập luyện và đạt kết quả khá cao.
- Kết quả thu được. Sau khi kiểm tra nội dung đánh cầu cao trái tay trên vai
(đánh cầu cao trái tay số lượng 10 quả) cho 6 lớp ở cả 2 nhóm tính bình quân điểm
kiểm tra của kỹ thuật có kết quả như sau:
- Nhóm không đưa các bài tập bổ trợ, tập các bài tập đơn thuần:
TT Lớp
Số
Loại Giỏi
Loại Khá
Loại Đạt
Không Đạt
HS
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điếm dưới 5

4

1

10A4

3

5 =11,6%


12 =27,9%

24 =55,8%

2 =4,6%

2

10A5

5

7 =15,6%

14 =31,1%

23 =51,1%

1 =2,2%

3

10A6

1

6 =14,6%

11 =43,9%


16 =39%

8 =19,5%

Tổng

29

18/129 =13,9%

37/129 =28,7%

63/129 =48,8%

11/129 =8,5%

Nhóm lớp tập các bài tập thông thường kết quả thu được như sau:
- Lớp 10A4 (Điểm 9-10) 5\43 Đạt 11,6% (Điểm7-8) 12/43 Đạt 27,9%
(Điểm5-6) 24/43 Đạt 55,8% (Điểm dưới 5) 2/43 Chiếm tỉ lệ 4,6% .
- Lớp 10A5 (Điểm 9-10) 7\45 Đạt 15,6% (Điểm7-8) 14/45 Đạt 31,1%
(Điểm5-6) 23/45 Đạt 51,1% (Điểm dưới 5) 1/45 Chiếm tỉ lệ 2,2% .
- Lớp 10A6 (Điểm 9-10) 6\41 Đạt 14,6% (Điểm7-8) 11/41 Đạt 43,9%
(Điểm5-6) 16/41 Đạt 39% (Điểm dưới 5) 8/41 Chiếm tỉ lệ 19,5%
Từ kết quả của nhóm đối chứng số học sinh chiếm tỉ lệ Giỏi chiếm
13,9%(18/129 hs).Số học sinh chiếm loại khá chiếm 28,7%(37/129 hs),số học sinh
Đạt chiếm tỉ lệ 48,8%(63/129 hs),số học sinh chưa Đạt chiếm 8,5%(11/129 hs).
2.4. Hiệu quả đạt được đối với nhóm lớp thực nghiệm.
* Đối với nhóm lớp thực nghiệm kết quả thể hiện như sau:
TT

Lớp
Số
Loại Giỏi
Loại Khá
Loại Đạt
Không Đạt
HS
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điếm dưới 5
1

10A7

4

8 =18,1%

17 =38,6%

19 =43,2%

2

10A8

42

10 =23,8%


19 =45,2%

22 =52,4%

0 =0%
0 =0%
8


3

10A9

4

9 =20,5%

16 =36,4%

18 =40,9%

4

Tổng

30

27/130 =20,8%


52/130

59/130 =45,4%

=40%

1 =2,3%
1/130 =0,8%

- Lớp 10A7 (Điểm 9-10) 8\44 Đạt 18,1% (Điểm7-8) 17/44 Đạt 38,6%
(Điểm5-6) 19/44 Đạt 43,2% (Điểm dưới 5) 0/42 Chiếm tỉ lệ 0% .
- Lớp 10A8 (Điểm 9-10) 10\42 Đạt 23,8% (Điểm7-8) 19/42 Đạt 45,2%
(Điểm5-6) 22/42 Đạt 52,4% (Điểm dưới 5) 0/42 Chiếm tỉ lệ 0% .
- Lớp 10A9 (Điểm 9-10) 9\44 Đạt 20,5% (Điểm7-8) 16/44 Đạt 36,4%
(Điểm5-6) 18/44 Đạt 40,9% (Điểm dưới 5) 1/44 Chiếm tỉ lệ 2,3% .
- Kết quả thu được của nhóm thực nghiệm như sau:
Từ kết quả của nhóm đối chứng số học sinh chiếm tỉ lệ Giỏi chiếm
20,8%(27/130 hs). Số học sinh chiếm loại khá chiếm 40%(52/130 hs),số học sinh
Đạt chiếm tỉ lệ 45,4%(59/130 hs) số học sinh Không Đạt chiếm 0,8%(1/130 hs)
Nhận xét, đánh giá: Qua so sánh 2 bảng thành tích kiểm tra trên của 2 nhóm
đối tượng thực nghiệm và không thực nghiệm tôi thấy. Kết quả học tập của các em
được nâng lên rõ rệt số hs Loại Giỏi 20,8% nhóm thực nghiệm còn nhóm đối
chứng Loại giỏi chiếm 13,9% Loại Khá nhóm thực nghiệm 40% nhóm đối chứng
chỉ chiếm 28,7% thấp hơn. Loại Đạt nhóm thực nghiệm 45,4% còn nhóm đối
chứng chiếm 48,8% qua hai bảng chúng ta nhận thấy một điều nếu tập theo các bài
tập thông thường thì số học sinh Đạt cao hơn tổng số học Loại giỏi và khá cộng lại
còn đối với nhóm thực nghiệm thì ngược lại tổng số học sinh Loại Giỏi và Khá lại
chiếm tỉ lệ cao hơn. Còn tỉ lệ học sinh yếu kém nhóm thực nghiệm có sự khác biệt
rõ ràng 0,8% nhóm thực nghiệm còn nhóm đối chứng tỉ lệ học sinh yếu kém chiếm
8,5% cao gấp 10 lần so với nhóm thực nghiệm.

Từ đó các em năm bắt kỹ thuật được tốt hơn. Giờ học của các em sinh động
hơn, không bị nhàm chán, gò bó. Khi các em vui chơi thể thao (chơi cầu lông) ở
ngoài giờ học, ở nhà , ở các câu lạc bộ ở địa phương cũng tốt hơn. Và nhất là các
buổi đấu tập, các em đã nhanh nhẹn hơn, bền bỉ hơn trong từng xéc đấu. Với con số
130 em được thực nghiệm và 129 em không được áp dụng bài tập trên ở 6 lớp 10
trong năm học liên tục ở trường THPT Hậu Lộc 4 Hưng Lộc- Hậu Lộc -Thanh
Hóa. Tôi thấy kết quả rất tốt với các em được thực nghiệm. Vì vậy tôi mạnh dạn
đem một phần sáng kiến nhỏ của mình trong nhiều năm làm công tác giảng dạy ở
trường phổ thông để góp phần chung vào việc đào tạo thế hệ trẻ. Mặc dù vậy trên
đây là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi. Không thể tránh được những sai sót, những
bất cập, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến bổ sung của các thầy cô, các đồng
nghiệp, các cấp quản lí, các chuyên gia đầu ngành để sáng kiến kinh nghiệm của tôi
9


được hoàn thiện hơn, có thể áp dụng rộng rãi hơn. Tất cả vì thế hệ trẻ, vì tương lai
con em chúng ta, góp phần vào việc giáo dục toàn diện và phát triển toàn diện cho
học sinh trong thời kỳ hội nhập./. Xin chân thành cảm ơn qúy vị độc giả! Hậu Lộc,
ngày 20/ 5/ 2019 Tác giả Bùi Minh Thanh.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Nhờ kết quả đạt được qua các năm nên khi huấn luyện đội tuyển tôi cũng tự
tin hơn, và quan trọng hơn nữa là học sinh tin tưởng vào phương pháp lựa chọn bài
tập bổ trợ của tôi. Chính điều đó đã làm cho thầy và trò có sự tin tưởng lẫn nhau, có
chung ý chí và tuân thủ kỷ luật.
* Những kiến nghị đề xuất để áp dụng và phát huy sáng kiến .
+ Đối với sở GD&ĐT: Trường THPT Hậu Lộc 4 là một trường mới thành lập
,giáo viên còn trẻ kinh nghiệm còn ít cơ hội học tập các lớp bồi dưỡng chuyên sâu
Cầu Lông do sở tổ chức chưa được nhiều nên cơ hội đúc rút kinh nghiệm triển khai
giảng dạy truyền đạt kiến thức, nâng cao kỹ thuật cho học sinh nhà trường chưa

được tốt. Nên đề nghị Sở GD&ĐT tăng cường các lớp tập huấn Cầu Lông vào các
đợt hè góp phầng nâng cao kỹ thuật động tác cho các em học sinh nói chung và
nâng cao thành tích môn Cầu Lông của nhà trường trong các cuộc thi từ cấp trường
trở đi.
3.2. Kiến nghị:
+ Đối với nhà trường: Cần tạo điều kiện cho giáo viên khi tổ chức dạy học
chính khóa và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các em yêu thích môn học thể
dục đặc biệt là môn Cầu Lông. Tập luyện ngoại khóa tại trường sau các buổi chính
khóa kể cả thời gian và phương tiện tập luyện như sân bãi ….
+ Đối với giáo viên: Cần nâng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu để tự hệ
thống hóa những kiến thức cơ bản về đặc điểm kỹ thuật động tác, hình thức và
phương pháp giảng dạy mang hiệu quả cao nhất cho học sinh khi học tập môn thể
dục.
+ Đối với học sinh: Cần phát huy vai trò chủ động, tích cực trong việc tiếp
thu những kiến thức cơ bản về nguyên lý kỹ thuật động tác qua các tiết dạy thể dục
trên lớp và trong quá trình tập luyện các em cũng cần tự giác tập luyện, từ các yêu
cầu về kỹ thuật động tác đến khối lượng vận động mà giáo viên đề ra cho học sinh
phải thực hiện nghiêm túc biết vận dụng một cách sáng tạo những kỹ thuật trong
quá trình tập luyện và thi đấu mới đạt được thành tích cao.
=> Đề tài SKKN của tôi mới ở cấp độ cá nhân nên không tránh khỏi những
điểm chưa được hài lòng. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các
10


đồng nghiệp góp ý thêm cho đề tài của tôi được hoàn thiện hơn nữa, góp phần nâng
cao chất lượng giảng dạy. Qua đó giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mỹ của các kỹ năng cơ bản, để các em tiến xa hơn nữa trên con
đường học tập và sau này đi vào cuộc sống được tốt hơn./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

Thanh Hoá, ngày 30 tháng 4 năm 2019
ĐƠN VỊ
NGƯỜI THỰC HIỆN

Bùi Minh Thanh

11


STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

MỤC LỤC
Nội dung
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của SKKN

1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của SKKN
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
2.2 Thực trạng
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả đạt được đối với nhóm thực nghiệm.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

Số trang
1
1
2
2
2
2
3
3
5
5
8
10
10
10

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 4

----------– & –---------

12


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ ĐỂ NÂNG CAO
KỸ THUẬT ĐÁNH CẦU TRÁI TAY MÔN CẦU LÔNG CHO
HỌC SINH KHỐI 10 TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 4

Người thực hiện

:

Bùi Minh Thanh

Chức vụ

:

Giáo viên

SKKN thuộc môn :

Thể dục

THANH HOÁ, NĂM 2019

13




×