Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

XÂY DỰNG bài tập để PHÁT TRIỂN NĂNG lực THỰC NGHIỆM CHO học SINH TRONG dạy học CHƯƠNG i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.44 KB, 32 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH I

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
XÂY DỰNG BÀI TẬP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
THỰC NGHIỆM CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
CHƯƠNG I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG
LƯỢNG - SINH HỌC 11

Người thực hiện: Lê Thị Thanh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Sinh học

THANH HOÁ NĂM 2019


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................................... 1
1.3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................... 1
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 2
1.4.1. Nghiên cứu lý thuyết................................................................................................... 2
1.4.2. Trao đổi, thảo luận...................................................................................................... 2
1.4.3. Hệ thống kiến thức về phần chuyển hóa vật chất và năng lượng–
Sinh học 11 từ đó thiết kế và đề xuất quy trình sử dụng hệ thống bài t ập
thực nghiệm............................................................................................................................... 2


1.4.4. Thực nghiệm sư phạm............................................................................................... 2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN.......................................................................................2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.............................................................2
2.1.1. Năng lực thực nghiệm................................................................................................ 2
2.1.2. Bài tập thực nghiệm................................................................................................. 2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ..................5
2.3. Xây dựng và sử dụng bài tập để phát triển năng lực th ực nghiệm cho
học sinh trong dạy học chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng- Sinh
học 11........................................................................................................................................... 6
2.3.1. Xây dựng bài tập để phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh
trong dạy học chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh h ọc 11 ..6
2.3.2. Hệ thống bài tập để phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh
trong dạy học chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng- Sinh học 11 ...9
2.3.3. Sử dụng bài tập để phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh
trong dạy học chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11
...................................................................................................................................................... 14
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, v ới
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.........................................................................17
2.4.1 Bố trí thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả sáng kiến ....17
2.4.2. Kết quả.......................................................................................................................... 17
2.4.3 Kết luận.......................................................................................................................... 18
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...................................................................................18
3.1. Kết luận............................................................................................................................ 18


3.2. Kiến nghị.......................................................................................................................... 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................20
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Từ viết tắt
BT
BTTN
GV
HS
NL
NLTN
THPT
TN
ĐC

Từ đầy đủ
Bài tập
Bài tập thực nghiệm
Giáo viên
Học sinh
Năng lực
Năng lực thực nghiệm
Trung học phổ thông

Thực nghiệm
Đối chứng


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa - hội nhập quốc tế đòi hỏi con
người phải năng động, sáng tạo và có khả năng thích ứng với sự thay đổi không
ngừng của xã hội. Vì thế, giáo dục - bộ máy đào tạo nhân lực phải có sự thay đổi
phù hợp với sự phát triển của thế giới. Đổi mới giáo dục, đặc biệt là đổi mới
phương pháp giảng dạy là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với nghành
giáo dục hiện nay. Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã chỉ rõ: “Đổi mới phương
pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học
, coi trọng thực hành, thực nghiệm, làm chủ kiến thức , tránh nhồi nhét, học vẹt,
học chay. Đổi mới và thực hiện nghiêm chỉnh chế độ thi cử”.
Tiếp đó, trong chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học dự thảo
ngày 19 tháng 01 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có nêu mục tiêu
chương trình môn Sinh học là “…góp phần hình thành và phát triển ở học sinh
các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung cốt lõi và năng lực chuyên môn. Môn
Sinh học phát triển ở học sinh năng lực tìm hiểu tự nhiên, cụ thể là năng lực
sinh học, bao gồm các thành phần là năng lực nhận thức kiến thức sinh học,
năng lực tìm tòi, khám phá thế giới sống dưới góc độ sinh học và năng lực vận
dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn thông qua việc hệ thống hoá, củng cố kiến
thức, phát triển kĩ năng và giá trị cốt lõi của Sinh học đã được học ở giai đoạn
giáo dục cơ bản”.
Môn Sinh học đặc thù là bộ môn khoa học có nhiều nội dung kiến thức
gắn liền với thực nghiệm, đây là con đường giúp người học hiểu bản chất, vận
dụng lý thuyết hiệu quả. Do đó ngoài nhiệm vụ phát triển năng lực chung thì
năng lực thực thực nghiệm (NLTN) là một trong những năng lực đặc thù rất cần
thiết và quan trọng mà học sinh cần được hình thành và phát triển trong quá

trình học tập.
Tuy nhiên, thực trạng dạy và học bộ môn Sinh học theo hướng rèn luyện
và phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh chưa được chú trọng đúng mức.
Học sinh chưa được tạo điều kiện để bồi dưỡng các phương pháp nhận thức, rèn
luyện tư duy khoa học, phát triển năng lực thực nghiệm Sinh học.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn quyết định chọn và thực hiện
SKKN: “Xây dựng bài tập để phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh
trong dạy học chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11”
nhằm góp phần vào việc phát triển NLTN cho HS.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất quy trình thiết kế và xây dựng được hệ thống BTTN, đề xuất quy
trình sử dụng chúng để góp phần phát triển NLTN cho HS trong quá trình dạy
học nội dung chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Quy trình xây dựng và sử dụng BTTN chương I: Chuyển hóa vật chất và
năng lượng- Sinh học 11.
1


1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Nghiên cứu lý thuyết
Tìm hiểu, thu thập và đọc các tài liệu, các công trình nghiên cứu liên quan
nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
1.4.2. Trao đổi, thảo luận
Gặp gỡ, trao đổi, xin ý kiến của các đồng nghiệp về lĩnh vực nghiên cứu
1.4.3. Hệ thống kiến thức về phần chuyển hóa vật chất và năng
lượng- Sinh học 11 từ đó thiết kế và đề xuất quy trình sử dụng hệ
thống bài tập thực nghiệm.
1.4.4. Thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính đúng đắn và khả thi của đề tài.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Năng lực thực nghiệm
- Khái niệm năng lực thực nghiệm
Khi nghiên cứu về năng lực, các tác giả trên thế giới và Việt Nam đều cho
rằng, NLTN là một trong những năng lực quan trọng cần được hình thành và
phát triển cho tất cả đối tượng HS.
Các tác giả như Schreiber, Theyssen, Schecker cho rằng, NLTN bao gồm
các NL thành phần sau: NL xác định vấn đề cần nghiên cứu và đưa ra giả thuyết
thực nghiệm; NL thiết kế các phương án thí nghiệm; NL tiến hành phương án thí
nghiệm đã thiết kế; NL xử lí, phân tích và trình bày kết quả.
Theo Trương Xuân Cảnh: NLTN của người học là sự làm chủ những hệ
thống kiến thức, kĩ năng, thái độ và vận hành chúng hợp lí để thực hiện thành
công nhiệm vụ thực nghiệm trong quá trình học tập ở trường phổ thông.
Tác giả Đinh Anh Tuấn lại cho rằng: NLTN là khả năng vận dụng những
kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù
hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống
Dựa theo các quan điểm ở trên, tôi cho rằng: NLTN là sự làm chủ hệ
thống kiến thức, kĩ năng, thái độ nhằm hình thành giả thuyết thực nghiệm; thiết
kế phương án thực nghiệm; tiến hành thực nghiệm và thu thập kết quả hay phân
tích dữ liệu thực nghiệm.
2.1.2. Bài tập thực nghiệm
2.1.2.1. Bài tập thực nghiệm
* Khái niệm
BTTN có thể xem là một dạng nhiệm vụ học tập có cấu trúc gồm những
dữ kiện và những yêu cầu đòi hỏi người học phải thực hiện bằng hoạt động thực
nghiệm nhằm phát triển NLTN cho người học. Có thể nói quá trình thực hiện bài
tập thực nghiệm chính là quá trình thực hiện các hoạt động thực nghiệm, do đó
sẽ phát triển được năng lực thực nghiệm cho người học
* Phân loại bài tập thực nghiệm

2


Căn cứ vào hình thức
thực hiện các yêu cầu của
bài tập thực nghiệm

Căn cứ vào logic quá
trình thực nghiệm

Căn cứ vào mức độ
nhận thức

BT hình thành giả
thuyết thực nghiệm

Bài tập thực nghiệm
trên đối tượng thật

Bài tập cơ bản

BT về phương án
thực nghiệm

Bài tập thực nghiệm
giả định

Bài tập nâng cao

BT về kĩ năng thao

tác tiến hành thực
nghiệm và thu thập
kết quả thực nghiệm
BT phân tích kết quả
thực nghiệm và rút
ra kết luận
Sơ đồ phân loại bài tập thực nghiệm
Trong đó, đối với mỗi dạng bài tập thực nghiệm có 2 mức độ (mức độ cơ
bản và mức độ nâng cao) tương ứng với các mức độ khác nhau của năng lực:
+ Bài tập ở mức độ cơ bản: mức độ nhằm phù hợp với năng lực thực tại
(năng lực đầu vào) của học sinh, khi người học thực hiện tốt các bài tập ở mức
độ cơ bản, đó là cơ sở để người học có thể thực hiện các bài tập ở mức độ nâng
cao.
+ Bài tập ở mức độ nâng cao: nhằm hướng tới mục tiêu về năng lực mà
người học mong muốn đạt được cuối cùng (năng lực đầu ra của người học).
* Vai trò của bài tập thực nghiệm trong dạy học ở trường phổ thông
Bài tập thực nghiệm Sinh học là phương tiện giúp HS tìm tòi, phát hiện,
chiếm lĩnh tri thức Sinh học bằng phương pháp nghiên cứu khoa học, qua đó
hình thành cho HS những kĩ năng thực hành, phát triển tư duy và phương pháp
nghiên cứu Sinh học.
Về cấu trúc thao tác, bài tập thực nghiệm đòi hỏi người học phải trực tiếp
thực hiện các thao tác vật chất và thao tác tư duy theo một logic chặt chẽ, qua đó
vừa rèn luyện được kỹ năng thực nghiệm, tác phong nghiên cứu khoa học, vừa
chiếm lĩnh được kiến thức khoa học.
3


Bài tập thực nghiệm phát huy được tối đa nguồn tri thức, kỹ năng đã có
của học sinh vừa để tìm kiếm tri thức mới, vừa rèn luyện năng lực vận dụng tích
hợp nhiều nguồn tri thức để giải quyết vấn đề nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện yêu cầu của bài tập thực nghiệm, đòi hỏi người
học phải thực hiện các thao tác tư duy(như so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh
giá, sáng tạo) qua đó giúp người học phát triển năng lực tư duy thực nghiệm bộ
môn Sinh học
Bài tập thực nghiệm rèn luyện cho HS tính kiên trì, tỉ mỉ trong công việc,
hình thành ở các em niềm say mê đối với môn học, niềm tin đối với khoa học.
Qua việc giải các bài tập thực nghiệm, giáo viên có thể phát hiện và bồi dưỡng
những học sinh có năng khiếu, có niềm đam mê đối với môn học và đối với
nghiên cứu khoa học.
BTTN tạo điều kiện tốt để HS tăng cường NL làm việc hợp tác theo nhóm
nhỏ; tăng cường NL giao tiếp và qua thảo luận, tranh luận sẽ rèn luyện cho các
em NL lý giải, lập luận, phê phán một cách khoa học, NL trình bày một báo cáo
khoa học. Qua việc giải các BTTN, GV có thể phát hiện và bồi dưỡng những HS
có năng khiếu, có niềm đam mê đối với môn học và đối với nghiên cứu khoa
học.
* Hình thức sử dụng bài tập thực nghiệm
Tùy vào nội dung, mục tiêu, đối tượng và mục đích lí luận dạy học mà
GV sẽ lựa chọn những hình thức sử dụng BTTN khác nhau như:
- Sử dụng BTTN trong tiết thực hành: GV sử dụng những thí nghiệm
(TN) có sẵn trong sách giáo khoa, hoặc mã hóa các TN đó thành dạng BTTN
tương đương hoặc thay thế TN cho phù hợp với đối tượng, nội dung, điều kiện
cơ sở vật chất.
- Sử dụng BTTN trong nghiên cứu bài mới: nhằm tạo sự chú ý và tạo
động cơ học tập cho HS chuẩn bị tiếp thu bài mới. BTTN khi dùng trong khâu
định hướng vào bài mới sẽ giúp HS khơi dậy những kinh nghiệm và kiến thức
đã có của HS, tạo tình huống có vấn đề, tạo mâu thuẫn với những gì HS đã biết.
- Sử dụng BTTN trong tiết luyện tập, ôn tập: nhằm củng cố kiến thức HS
đã có bằng cách dẫn dắt HS vào các BTTN, khi HS giải được BTTN sẽ ôn tập
lại kiến thức, đồng thời vận dụng linh hoạt kiến thức vào thực tiễn.
- Giao BTTN về nhà cho HS nghiên cứu: nhằm kiểm tra kiến thức và kĩ

năng HS thu được trong quá trình học tập, GV phải kiểm tra lại xem HS đã đạt ở
mức độ nào so với mục tiêu bài học đã đề ra thông qua khâu củng cố hoặc giao
BT về nhà.
- Sử dụng BTTN trong tiết kiểm tra: thông qua kết quả bài kiểm tra, ngoài
việc đánh giá về kiến thức, GV còn đánh giá được kĩ năng, NLTN của HS; đồng
thời giúp GV kiểm định, đánh giá khách quan hơn NLTN của HS trong quá trình
học tập.
* Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng bài tập thực nghiệm
- Tăng cường sử dụng thí nghiệm trong quá trình dạy học Sinh học. Qua
TN trong bài thực hành, HS có thể bắt chước, làm TN theo hướng dẫn và có
phương án cho trước đến việc tự đề xuất phương án TN, nguyên liệu, dụng cụ và
tiến hành TN độc lập; rèn luyện cho HS kỹ năng quan sát, nhận xét kết quả TN,
4


đồng thời HS có thể bắt chước thực hiện được các thao tác đó. Nếu điều đó được
thực hiện thì cơ sở ban đầu cho việc hình thành các kỹ năng của NLTN ở HS
cũng được hình thành. Khi thực hiện các TN, HS có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với
dụng cụ, được lựa chọn, sắp xếp, đo đạc trực tiếp với dụng cụ và xử lí số liệu;
HS tiến hành tại lớp có sự hướng dẫn, điều chỉnh của GV. Nhờ đó mà NLTN của
các em được bồi dưỡng và phát triển thêm.
- Trong quá trình đưa ra nhiệm vụ BTTN cho HS, GV cần phân tích
những điểm chú ý cho HS trong thí nghiệm Sinh học và những nội dung liên
quan.
- Tăng cường kiểm tra - đánh giá nội dung thực nghiệm Sinh học.
- Thường xuyên cho HS làm các bài tập thực nghiệm Sinh học để rèn
luyện tư duy, có thể là các tình huống đầu bài học, hoặc BT về nhà…
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
Qua kết quả điều tra giáo viên giảng dạy môn Sinh ở các trường THPT

Yên Định tôi nhận thấy:
- Đa số GV ở các trường phổ thông đã có cách nhìn đúng đắn về BTTN;
đánh giá đúng về tầm quan trọng của bài tập thực nghiệm.Trong quá trình dạy
học đã cố gắng huy động điều kiện của trường, lớp để tổ chức dạy học sử dụng
BTTN, rèn luyện NLTN cho HS. Đây được xem như một trong những động lực
giúp cho việc sử dụng BTTN trong dạy học ngày càng thường xuyên và hiệu
quả hơn.
- Nhiều GV đã đề xuất được một số biện pháp tổ chức sử dụng BTTN rèn
luyện NLTN cho HS, mà trong tương lai, đó có thể là những biện pháp hiệu quả,
giải quyết được thực trạng như hiện nay: Tăng cường sử dụng thí nghiệm trong
quá trình dạy học; thường xuyên cho HS làm các BTTN Sinh học để rèn luyện tư
duy ngay trên lớp; chỉ ra những điểm cần chú ý cho HS trong quá trình làm thí
nghiệm Sinh học và việc tăng cường kiểm tra, đánh giá nội dung thực nghiệm
Sinh học.
- Đa số giáo viên được hỏi đã thường xuyên sử dụng bài tập thực nghiệm
trong các tiết thực hành, còn các học sinh đã hiểu được tầm quan trọng của bài
tập thực nghiệm, có mong muốn được thường xuyên sử dụng bài tập thực
nghiệm để rèn luyện năng lực thực nghiệm cho bản thân.
Bên cạnh đó vẫn còn có hiện tượng một số GV và HS chưa hiểu rõ
BTTN; chưa có điều kiện tiếp xúc các dạng BTTN nhiều... cho rằng BTTN chỉ
đơn thuần là bài tập về kĩ năng thao tác tiến hành thực nghiệm và thu thập kết
quả thực nghiệm
Đó là một trong những vấn đề dẫn đến chưa xây dựng và sử dụng BTTN
một cách đúng đắn và hiệu quả, đồng thời việc hình thành và phát triển NL cho
người học còn rất hạn chế. Theo tôi, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng
trên đó là:
- NL thiết kế và sử dụng BTTN của GV còn hạn chế. GV thường sử dụng
một số BTTN có sẵn trong SGK, rất ít thầy cô tự thiết kế BTTN với các nội
dung khác nhau trong chương trình Sinh học phổ thông.
5



- Các tài liệu chuyên về BTTN còn hạn chế
- Thời gian hạn chế, không đủ để tổ chức BTTN.
- HS còn thụ động nên chưa đủ kiến thức để giải quyết BTTN.
- Dạng BTTN ít được sử dụng trong kiểm tra - đánh giá nên người học
vẫn chưa chú trọng nhiều.
Những nghiên cứu lí luận và thực tiễn trên đây khẳng định việc xây dựng
và sử dụng BTTN rèn luyện NLTN cho HS chương I: Chuyển hóa vật chất và
năng lượng - Sinh học 11 là rất cần thiết.
2.3. Xây dựng và sử dụng bài tập để phát triển năng lực th ực
nghiệm cho học sinh trong dạy học chương I: Chuy ển hóa v ật ch ất và
năng lượng- Sinh học 11
2.3.1. Xây dựng bài tập để phát triển năng lực thực nghiệm cho
học sinh trong dạy học chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng
- Sinh học 11
* Nguyên tắc xây dựng
- BTTN thiết kế dưới dạng hoạt động học tập cho chính người học.
- BTTN phải tích hợp được kiến thức, kĩ năng, thái độ của quá trình thực
nghiệm.
- BTTN đảm bảo tính vừa sức và có tính phát triển
- BTTN đảm bảo tính hệ thống và phù hợp với thực tiễn
* Quy trình xây dựng
- Quy trình xây dựng BTTN
- Qua quá trình nghiên cứu các quy trình thiết kế BTTN của nhiều tác giả
và kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy cũng như phân tích cấu trúc, nội dung
chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lương-Sinh học 11 tôi đề xuất quy trình
thiết kế BTTN bao gồm 6 bước như sau:
B1: Xác định mục tiêu hướng đến của BTTN
B2: Phân tích nội dung kiến thức để xây dựng BTTN

B3: Xác định loại BTTN, hình thức thực hiện BTTN
B4: Thu thập/ tìm kiếm nguồn tài liệu xây dựng BTTN
B5: Xây dựng và đề xuất đáp án BTTN
B6: Chỉnh sửa, hoàn thiện BTTN
Quy trình trên được mô tả cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu hướng đến của BTTN
6


Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu về thái độ của chương trình
để xác định mục tiêu của BTTN. Ở khâu này người GV cần xác định xem HS
cần đạt được những yêu cầu gì về kiến thức, về kĩ năng, NLTN và thái độ. Việc
xác định nội dung kiến thức, các kĩ năng, NLTN, thái độ mỗi BTTN là cơ sở để
xây dựng BTTN; đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu bài học; sự gắn kết giữa
lý thuyết và thực tiễn.
Bước 2: Phân tích nội dung kiến thức để xây dựng BTTN
Việc phân tích nội dung kiến thức giúp cho GV dễ dàng xác định mối liên
hệ giữa các kiến thức đã có và kiến thức cần đạt được của BTTN. Đối với các
kiến thức có phổ rộng nên chia thành các đơn vị cơ bản nhằm tổ chức các đơn vị
kiến thức đó thành tổng thể chung có cấu trúc sư phạm hợp lí để người học dễ
dàng tiếp cận hơn.
Bước 3: Xác định loại BTTN, hình thức thực hiện BTTN
Trước khi xây dựng BTTN, GV cần xác định mục đích sử dụng BTTN đó
xem BTTN đó (góp phần phát triển NL thành phần nào của NLTN nói chung);
điều kiện để thực hiện BTTN (nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất…); thời điểm,
mục đích sử dụng BTTN (củng cố kiến thức, dạy bài mới, kiểm tra - đánh
giá…), và hình thức tổ chức BTTN (trên lớp hay giao bài tập về nhà)... những
căn cứ trên sẽ định hướng cụ thể cho việc xây dựng một BTTN.
Bước 4: Thu thập/tìm kiếm nguồn tài liệu xây dựng BTTN
Sau khi GV xác định được mục đích sử dụng và hình thức tổ chức BTTN,

để xây dựng được BTTN cần phải xác định được nguồn cung cấp thông tin, dữ
liệu (video, hình ảnh, kiến thức khoa học...) từ đâu?. Việc xác định nguồn tài
liệu phục vụ cho quá trình xây dựng BTTN rõ ràng và chính xác, góp phần hỗ
trợ rất lớn vào bước xây dựng BTTN. GV có thể thu thập/tìm kiếm nguồn tài
liệu ngay trong sách giáo khoa, tạp chí, phim ảnh hoặc hình ảnh từ chính GV
chuẩn bị và chụp lại.
Bước 5: Xây dựng BTTN và đề xuất đáp án BTTN
Dựa trên mục tiêu, nội dung kiến thức, hình thức của BTTN và nguồn tài
liệu thu thập được, GV tiến hành xây dựng BTTN phù hợp với mục đích và
phương pháp sử dụng. Để xây dựng được BTTN có giá trị, cần thực hiện theo
logic sau:
Xác định các yêu cầu của BT và mức độ của từng yêu cầu
Xác định các dữ kiện và mức độ từng dữ kiện cần cho trước trong BTTN
Xác định hình thức thể hiện các dữ liệu trong BTTN
Diễn đạt các yêu cầu của BTTN ở mức độ phù hợp với mục tiêu đã đặt ra
Sau khi sắp xếp các BTTN đã được xây dựng theo hệ thống lí luận, cần
cung cấp hệ thống đáp án cho từng BTTN để GV thuận lợi hơn khi sử dụng với
những mục đích khác nhau trong dạy học.
7


Bước 6: Chỉnh sửa, hoàn thiện BTTN
GV chỉnh sửa, hoàn thiện BTTN cho phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh,
điều kiện nhà trường.
Ví dụ minh họa:
Vận dụng quy trình xây dựng BTTN nêu trên chúng tôi xây dựng BTTN
trong dạy học bài 9- Sinh học 11 nâng cao: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại
cảnh đến quá trình quang hợpt như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu hướng đến của BTTN
Sau khi hoàn thành xong BT, HS phải:

- Kiến thức: Chứng minh được hiệu quả của ánh sáng đỏ so với ánh sáng
xanh tím trong quang hợp.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đưa ra giả thuyết khoa học của thí nghiệm, kĩ năng
thiết kế phương án thí nghiệm, kĩ năng giải thích kết quả thí nghiệm.
- Thái độ: Có thái độ chủ động, tích cực, hợp tác trong quá trình học tập.
Bước 2: Phân tích nội dung kiến thức để xây dựng BTTN
Lập luận để thể hiện rõ được mục đích của thí nghiệm, trên cơ sở đó đưa
ra giả thuyết khoa học của thí nghiệm:
- Mục đích của thí nghiệm trên nhằm mục đích chứng minh tính hiệu quả
của ánh sáng đỏ so với ánh sáng xanh tím trong quang hợp.
- Giả thuyết của thực nghiệm trên là: với ánh sáng đỏ, lượng tinh bột tạo
ra trong quang hợp nhiều hơn so với ánh sáng xanh tím.
Lập luận để giải thích nguyên nhân dẫn đến kết quả của thí nghiệm: Hiệu
quả quang hợp phụ thuộc vào số lượng photon ánh sáng chứ không phụ thuộc
vào năng lượng của photon. Cùng một mức năng lượng thì số lượng photon của
ánh sáng đỏ thường gấp đôi ánh sáng xanh tím.
Lập luận để đưa ra phướng án thực nghiệm khác chứng minh được hiệu
quả của ánh sáng đỏ hơn ánh sáng xanh tím trong quang hợp
Bước 3: Xác định loại BTTN và hình thức thực hiện BTTN
Căn cứ vào kiến thức, kĩ năng thực nghiệm của bài học cần xây dựng
thành BT để tổ chức cho HS làm trên lớp học, loại BTTN trong bài học này
được chúng tôi xây dựng là BT hình thành giả thuyết thực nghiệm; BT thiết kế
phương án thực nghiệm.
Bước 4: Thu thập/tìm hiểu nguồn tài liệu xây dựng BTTN
Khi xác định được mục đích sử dụng và hình thức tổ chức BTTN trong
bài 9 SGK Sinh học 11 nâng cao, chúng tôi tiến hành thu thập nguồn tài liệu
khác nhau từ các thí nghiệm chứng minh hiệu quả quang hợp của ánh sáng đỏ
hơn xanh tím trong quang hợp trên Internet, thí nghiệm trong các tài liệu ôn thi
học sinh giỏi, SGK… để làm nguồn tài liệu tham khảo cho việc xây dựng
BTTN.

Bước 5: Xây dựng, đề xuất đáp án BTTN
Trên cơ sở kết quả của các bước 1; 2; 3; 4 chúng tôi xây dựng BTTN
trong bài 9- Sinh học 11 nâng cao: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến
quá trình quang hợp như sau:
8


BTTN: Tiến hành thí nghiệm như sau: Chọn hai lá cây cùng loại đã để 48
giờ trong tối, một lá được chiếu ánh sáng đơn sắc màu đỏ, một lá được chiếu ánh
sáng đơn sắc màu xanh tím. Sau đó, nhuộm màu cả hai lá bằng iốt. Hãy cho biết
a. Mục đích của thí nghiệm.
b. Vì sao phải để lá cây trong tối trước khi làm thí nghiệm?
c. Hiện tượng thí nghiệm và giải thích hiện tượng.
d. Hãy đưa ra phương án thí nghiệm khác và chứng minh
Đáp án
a. Mục đích: Chứng minh áng sáng đỏ có hiệu quả quang hợp cao hơn ánh
sáng xanh tím.
b. Để lá cây trong tối trước khi làm thí nghiệm để lá sử dụng hết tinh bột.
c. Hiện tượng: cả hai lá đều chuyển màu xanh đen nhưng lá cây được
chiếu ánh sáng đỏ có màu thẫm hơn.
- Ánh sáng đỏ có hiệu quả quang hợp cao hơn → lá cây được chiếu ánh
sáng đỏ quang hợp mạnh hơn → tổng hợp nhiều tinh bột hơn → màu thẫm hơn
d. Phương án thí nghiệm khác.
Chiếu ánh sáng qua lăng kính vào sợi tảo trong môi trường có vi khuẩn
hiếu khí. Vi khuẩn sẽ tập trung ở hai đầu sợi tảo nhưng tập trung nhiều hơn ở
đầu chiếu ánh sáng đỏ.
Bước 6: Chỉnh sửa, hoàn thiện BTTN
2.3.2. Hệ thống bài tập để phát triển năng l ực thực nghi ệm cho
học sinh trong dạy học chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượngSinh học 11
Trên cơ sở quy trình xây dựng BTTN đề xuất, tôi đã tiến hành xây dựng

được hệ thống BT để phát triển NLTN cho HS trong dạy học chương I: Chuyển
hóa vật chất và năng lượng- Sinh học 11 như sau:
Chú thích: Bài tập có kí hiệu A, B, C, D trong đó:
A. Bài tập hình thành giả thuyết thực nghiệm.
B. Bài tập thiết kế phương án thực nghiệm.
C. Bài tập kĩ năng tiến hành thực nghiệm và thu thập kết quả.
D. Bài tập phân tích kết quả thực nghiệm và rút ra kết luận.
Đánh dấu *: bài tập mức nâng cao; không đánh dấu *: bài tập mức cơ bản.
BTTN số 1: (B) Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh có áp suất rễ và giải
thích?
BTTN số 21: (D) Người ta dùng 2 miếng giấy lọc tẩm coban clorua đã sấy
khô (có màu xanh da trời) đặt đối xứng nhau qua 2 mặt của lá. Sau đó dùng cặp
gỗ hoặc cặp nhựa kẹp ép 2 mảnh kính vào 2 miếng giấy này ở cả 2 mặt của lá
tạo thành hệ thống kín. Bấm giây đồng hồ để so sánh thời gian giấy chuyển từ
màu xanh da trời sang màu hồng và diện tích giấy có màu hồng ở mặt trên và
mặt dưới lá ta thấy sau 15 phút có kết quả trong bảng sau:

1 Trong

Tên cây

Diện tích chuyển màu của giấy coban clorua (cm2)

trang này: BTTN số 2 được tham khảo từ TLTK số 6.

9


Cây thược dược
9

Cây đoạn
4
Cây thường xuân
0
Em hãy rút ra nhận xét, kết luận và giải thích?[6]

11
9
3,7

BTTN số 32: (B) Tiến hành thí nghiệm như sau: Chọn hai lá cây cùng loại
đã để 48 giờ trong tối, một lá được chiếu ánh sáng đơn sắc màu đỏ, một lá được
chiếu ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
Sau đó, nhuộm màu cả hai lá bằng iốt. Hãy cho biết
a. Mục đích của thí nghiệm.
b. Vì sao phải để lá cây trong tối trước khi làm thí nghiệm?
c. Hiện tượng thí nghiệm và giải thích hiện tượng.
d. Hãy đưa ra phương án thí nghiệm khác và chứng minh.[2]
BTTN số 4: (C) Người ta tiến hành thí nghiệm: Lấy khoảng 2 gam lá
khoai lang còn xanh tươi, cắt nhỏ, nghiền trong cối sứ rồi bỏ vào cốc thủy tinh;
rót 20ml cồn vào cốc khuấy đều, để trong 25 phút sau đó lọc lấy dịch đựng trong
ống nghiệm số I. Làm tương tự với 2 gam củ cà rốt và đựng dịch lọc trong ống
nghiệm số II.
Cho biết màu sắc dung dịch trong mỗi ống thí nghiệm. Giải thích kết quả
thu được.[8]
BTTN số 5: (D*) Thực hiện thí nghiệm với ba cây thân thảo cùng loài,
cùng kích thước, số lượng lá: Hai cây hoàn toàn bình thường và một cây là thể
đột biến có cấu trúc khí khổng bị biến đổi (luôn ở trạng thái khép hờ).
Đặt ba cây dưới điều kiện ngoài trời từ 6 giờ sáng đến 18 giờ cùng ngày,
một trong hai cây bình thường được úp chuông thủy tinh nhưng vẫn đảm bảo

thông khí. Dùng thiết bị đo lượng nước thoát ra khỏi cây và tính toán thu được
các thông số sau:
Thông số
Vân tốc
trung bình (ml/m2/h)
Biên độ
vận tốc* (ml/m2/h)
Nồng độ chất khoáng trong nước thoát ra (mM)
Nồng độ chất hữu cơ trong nước thoát ra (mM)
Cây I
17,6
9,2
0
0
Cây II
Trong trang này: BTTN số 3 và số 6 được tham khảo từ TLTK số 2. BTTN số 4 được
tham khảo từ TLTK số 8. BTTN số 5 được tham khảo từ TLTK số 12.
2

10


3,3
0,3
0
0
Cây III
1,7
0
6

0,03
027
(*) Chênh lệch giữa vận tốc cao nhất và thấp nhất.
Hãy xác định điều kiện thí nghiệm của các cây I, II và III (Là cây bình
thường hay cây đột biến? Cây có úp chuông thủy tinh hay không?). Giải thích.
[12]
BTTN số 6: (C) Một nhà sinh lí học thực vật đã làm một thí nghiệm sau:
đặt 2 cây A và B vào một phòng trồng cây có chiếu sáng và có thể thay đổi nồng
độ O2 từ 21% đến 0%. Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:
Thí nghiệm
Cường độ quang hợp (mg CO2 / dm2.giờ)
Cây A
Cây B
Trường hợp 1
20
40
Trường hợp 2
35
41
Em hãy cho biết:
a. Mục đích của thí nghiệm.
b. Nguyên lí của thí nghiệm.
c. Mô tả điều kiện của thí nghiệm.
d. Giải thích kết quả của thí nghiệm. [2]
BTTN số 73: (B*) Người ta đã khẳng định: Ánh sáng đỏ có hiệu quả
quang hợp hơn ánh sáng xanh tím
a. Nêu 2 thí nghiệm chứng minh điều đó?
b. Giải thích vì sao?[2]
BTTN số 8: (D*) Cho ba bình thuỷ tinh có nút kín A, B, C. Mỗi bình B
và C treo một cành cây diện tích lá như nhau. Bình B đem chiếu sáng, bình C

che tối trong một giờ. Sau đó lấy cành lá ra và cho vào mỗi bình một lượng
Ba(OH)2 như nhau, lắc đều sao cho CO2 trong bình được hấp thụ hết. Tiếp theo
trung hoà Ba(OH)2 dư bằng HCl. Các số liệu thu được là: 21; 18; 16 ml HCl cho
mỗi bình.
a. Nêu nguyên tắc của phương pháp xác định hàm lượng CO2 trong mỗi
bình?
Trong trang này: BTTN số 7 được tham khảo từ TLTK số 2. BTTN số 8 được tham khảo
từ TLTK số 16. BTTN số 9 được tham khảo từ TLTK số 15. BTTN số 10 đ ược tham kh ảo
từ TLTK số 13. BTTN số 11 được tham khảo từ TLTK số 12.
3

11


b. Sắp xếp các bình A, B, C tương ứng với số liệu thu được và giải thích
vì sao có kết quả như vậy?[16]
BTTN số 9: (B)
a. Em hãy thiết kế 1 thí nghiệm chứng minh quang hợp thu CO 2 và hô hấp
thải CO2?
b. Nêu nguyên tắc của thí nghiệm?
c. Giải thích kết quả thí nghiệm?[15]
BTTN số 10: (A) Các nhà khoa học tiến hành một số thí nghiệm trên 6
cây ngô 45 ngày tuổi với 10 lá trên mỗi cây. Tiến hành thực nghiệm cắt bỏ 2 lá
của của 3 cây ngô và 3 cây còn lại làm đối chứng không cắt bỏ lá, sau đó tiến
hành đo tốc độ thải oxi trong quá trình quang hợp của các lá trên cả 6 cây ngô.
Người ta nhận thấy rằng tốc độ thải oxi của lá cây ngô trên những cây bị cắt bớt
lá tăng đáng kể so với những cây ngô làm đối chứng. Hãy chỉ ra 4 giả thiết để có
thể giải thích cho hiện tượng trên.[13]
BTTN số 11: (C) Tiến hành thí nghiệm về các điều kiện ảnh hưởng đến
sản lượng quang hợp ở thực vật: Lúa nước trồng trong phòng thí nghiệm được

chia thành các lô với các điều kiện khác nhau để nghiên cứu về tác động ngoại
cảnh đến quang hợp:
Điều
Loại ánh
Nhiệt độ
[CO2]
[O2]
Chất
0
kiện
sáng
( C)
(%)
(%)
khoáng
Trắng tự
Lô 1
20 – 25
0,3 – 0,7 13 – 17
Đầy đủ
nhiên
Lô 2
Đỏ đơn sắc
30 – 35
0,3 – 0,7 13 – 17
Đầy đủ
Lô 3
Đỏ đơn sắc
20 – 25
1,6 – 2,3 13 – 17

Đầy đủ
Lô 4
Đỏ đơn sắc
30 – 35
1,6 – 2,3 20 – 30
Đầy đủ
Lô 5
Đỏ đơn sắc
20 – 25
0,3 – 0,7 13 – 17 Thiếu Mo
Lô 6
Đỏ đơn sắc
20 – 25
1,6 – 2,3 20 – 30
Thiếu Fe
Lô 7
Đỏ đơn sắc
30 – 35
1,6 – 2,3 20 – 30 Thiếu Mg
(Các điều kiện còn lại hoàn toàn giống nhau).
Hãy dự đoán lô thực vật nào có sản lượng quang hợp cao nhất? Giải thích.
[12]
BTTN số 124: (C) Nhỏ một giọt cồn, một giọt bezen lên hai vị trí khác
nhau trên mặt lá cây vào các giờ: 5 giờ, 7 giờ, 10 giờ, 12 giờ, 15 giờ, 17 giờ.
Nhận thấy:
5 giờ: không có dấu vết gì.
7 giờ: có một vết trong ở chỗ nhỏ giọt benzen.
10 giờ: có hai vệt trong ở cả hai chỗ nhỏ giọt cồn và benzen.
12 giờ: chỉ có một vết trong ở chỗ nhỏ giọt benzen.
Trong trang này: BTTN số 12 được tham khảo từ TLTK số 14. BTTN số 13 và 14 được

tham khảo từ TLTK số 2.
4

12


15 giờ: như 10 giờ.
17 giờ: như 5 giờ.
Hãy cho biết thí nghiệm này dựa trên nguyên tắc nào và nhằm mục đích gì?[14]
BTTN số 13: (B*)
a. Dung dịch phenol có màu đỏ khi trong môi trường không có CO 2 và có
màu vàng khi trong môi trường có CO2. Hãy bố trí thí nghiệm để chứng minh
điều trên, khi có:
+ Một cốc miệng rộng chứa dung dịch phenol
+ Một chậu cây nhỏ
+ Một chuông thuỷ tinh kín
b. Để thí nghiệm cho kết quả tốt nên sử dụng cây trong chậu là cây thuộc
nhóm TV nào? Giải thích.
c. Có nên sử dụng thực vật CAM để làm thí nghiệm này không? Vì sao?
[2]
BTTN số 14: (C)
a. Muốn các hạt đậu xanh nảy mầm, người ta bố trí các điều kiện thí
nghiệm khác nhau như sau:
- Thí nghiệm 1: Đậu xanh + H2O + CO2 + O2 + nhiệt độ.
- Thí nghiệm 2: Đậu xanh + H2O + O2 + nhiệt độ + ánh sáng.
- Thí nghiệm 3: Đậu xanh + H2O + O2 + nhiệt độ.
Hãy cho biết kết quả và giải thích từng trường hợp.
b. Trình bày thí nghiệm chứng minh: nước, Ca 2+ là thành phần của tế
bào thực.[2]
BTTN số 155: (B) Giải thích vì sao người ta có thể chọn 3 phương pháp:

xác định điểm bù CO2, giải phẫu lá và nhu cầu nước để phân biệt cây C3 với
cây C4. Nêu cách làm ba phương pháp trên?[11]
BTTN số 16: (B) Tiến hành thí nghiệm chứng minh hô hấp sử dụng khí
oxi với nguyên liệu và dụng cụ sau:
- Hạt lúa, ngô, đậu nảy mầm.
- Lọ thủy tinh rộng miệng thể tích 200 – 300ml.
- Nút cao su có móc.
- Túi đựng hạt và que diêm.[2]
BTTN số 17: (C)

Trong trang này: BTTN số 15 được tham khảo từ TLTK số 11. Các BTTN số 16, 17, 18
được tham khảo từ TLTK số 2.
5

13


a. Hình vẽ trên mô tả một thí nghiệm nhằm nghiên cứu hô hấp của thực
vật. Hãy cho biết:
- Mục đích của thí nghiệm?
- Nguyên tắc bố trí thí nghiệm để có kết quả chính xác?
- Kết quả thí nghiệm.
b. Vì sao lại sử dụng hạt nảy mầm làm đối tượng thí nghiệm? [2]
BTTN số 18: (C)
a. Tại sao trước khi thực hành mổ lộ tim ếch ta phải tiến hành hủy tủy mà
không được hủy não?
b. Nêu các thao tác hủy tủy ở ếch.
c. Sau khi mổ lộ tim ếch nhịp tim của ếch thay đổi như thế nào trong các
trường hợp sau?
- Nhỏ Adenalin 1/100 000.

- Nhỏ Axetincolin.
- Kích thích dây đối giao cảm.
- Kích thích vào dây giao cảm.
- Nhỏ nước ngâm thuốc lá.[2]
BTTN số 196: (A*) Năm 1980 Frederie đã làm thí nghiệm “tuần hoàn
chéo” ở chó như sau: Ông đã dùng ống nối chéo động mạch cổ của chó A và B
với nhau sau cho máu từ chó A chảy lên nuôi não của con chó B và máu của con
chó B chảy lên nuôi não của con chó A. Sau đó ông thắt dần ống khí quản của
chó A (gây nghẹt thở chó A).
- Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra sau đó (liên quan đến hô hấp).
- Thí nghiệm trên đã chứng minh được điều gì?
- Để khẳng định kết luận trên, có thể làm thêm thao tác thí nghiệm nào ở
chính chú chó nói trên? (cho rằng mọi dụng cụ, hóa chất đầy đủ).[17]
BTTN số 20: (A) Marey tiến hành một thí nghiệm như sau: Dùng một
bình nước treo ở một độ cao không đổi, nối vào một ống cao su rồi chia thành 2
nhánh: một nhánh nối vào ống thủy tinh, nhánh kia nối vào ống cao su, cho chảy
vào 2 lọ. Dùng một kẹp, kẹp nhịp nhàng vào ống cao su ở gốc cho nước chảy
vào 2 lọ theo từng đợt.
a. Nêu hiện tượng xảy ra trong hai lọ.
b. Thí nghiệm trên chứng minh điều gì?[10]

Trong trang này: BTTN số 19 được tham khảo từ TLTK số 17. BTTN số 20 được tham
khảo từ TLTK số 10.
6

14


2.3.3. Sử dụng bài tập để phát triển năng lực thực nghiệm cho
học sinh trong dạy học chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng

- Sinh học 11
Dựa trên các nguyên tắc sử dụng BT để phát triển năng lực thực nghiệm
mà chúng tôi đã phân tích ở trên, chúng tôi đề xuất quy trình sử dụng bao gồm 6
bước như sau:
B1: Xác định mục đích, điều kiện sử dụng BTTN
B2: HS làm quen BTTN
B3: HS thực hiện BTTN
B4: GV tổ chức thảo luận, trao đổi
B5: Kết luận, chính xác hóa kiến thức
B6: Đề xuất công cụ đánh giá NLTN của HS
Quy trình sử dụng được cụ thể hóa như sau:
Bước 1: Xác định mục đích, điều kiện sử dụng BTTN
Khi lựa chọn BTTN để sử dụng phải xác định rõ: mục đích sử dụng
BT nhằm phát triển những NL thành phần nào của NLTN? S ử d ụng BT đó ở
khâu nào trong tiết dạy học hằng ngày? Các điều kiện đáp ứng cho việc
thực hiện BTTN là gì? (Về cơ sở vật chất, NL thực tại của ng ười học? Về
thời gian thực hiện?...). Từ đó, GV lựa chọn BTTN phù h ợp nhất nh ằm đ ạt
hiệu quả.
Bước 2: HS làm quen BTTN
Căn cứ vào mục đích sử dụng BTTN và các điều kiện đáp ứng cho
việc thực hiện BTTN, GV sẽ lựa chọn các yêu cầu trong một BTTN phù h ợp
với bài học và sắp xếp chúng theo logic sử dụng. Việc lựa chọn các yêu cầu
trong một BTTN cho bài học cần tuân thủ mục đích việc s ử dụng BTTN
trong dạy học nhằm đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của việc s ử d ụng
các BT đã lựa chọn.
Sau đó, GV tổ chức cho HS làm quen BTTN theo kế hoạch bài h ọc đã
xây dựng, căn cứ vào mục đích và cách thức tổ chức cho HS th ực hiện từng
BT, GV sẽ giao BTTN để HS thực hiện. Việc giao BT cho HS có th ể đ ược thực
hiện trước khi diễn ra bài học mới và giao về nhà cho HS nghiên cứu tr ước;
hoặc BT có thể được giao cho HS ngay trên lớp trong quá trình học bài m ới;

15


hoặc BT cũng có thể được giao về nhà cho HS thực hiện sau khi học xong
bài học.
Bước 3: HS thực hiện BTTN
Tổ chức cho HS thực hiện BTTN (BT giao về nhà và BT th ực hiện trên
lớp) chính là quá trình tạo các điều kiện (về cơ sở vật ch ất, trang thi ết b ị,
dụng cụ, hóa chất, mẫu vật, nguyên vật liệu…) hoặc h ướng dẫn HS thực
hiện các yêu cầu của BT và GV theo dõi quá trình HS thực hiện BT đ ược
giao đó. Trong quá trình này, GV đóng vai trò là người tổ chức, định hướng
và động viên, khích lệ để HS thực hiện tốt nhất nhiệm vụ có th ể.
Bước 4: GV tổ chức cho HS thảo luận, trao đổi
Sau khi HS thực hiện xong các yêu cầu của BTTN, GV tổ ch ức cho HS
trao đổi, thảo luận về quá trình, kết quả thực hiện BT của các em theo
nhóm nhỏ, theo tổ hoặc lớp và thông qua trao đổi, th ảo luận t ự cá nhân các
em sẽ nhận thấy cách thức và mức độ thực hiện nhiệm vụ của mình như
thế nào, đã đạt được đến đâu và học được gì từ các bạn. Qua trao đổi, th ảo
luận có những vấn đề nào HS chưa thống nhất hoặc cần điều ch ỉnh thì GV
đóng vai trò là trọng tài và kết luận.
Trao đổi, thảo luận có vai trò quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả
việc sử dụng BTTN để phát triển NLTN cho HS; bởi trong quá trình trao
đổi, thảo luận sẽ tạo ra nhiều thông tin, nhiều ý kiến phản bi ện giúp cho
cá nhân người học có điều kiện để kiểm chứng lại k ết quả cũng nh ư quá
trình thực hiện các yêu cầu của BTTN. Việc tổ chức cho HS trao đổi, th ảo
luận là cơ sở để GV điều chỉnh mức độ và mục đích sử dụng BTTN một
cách phù hợp, hoàn thiện hơn hoặc điều ch ỉnh ph ương pháp, kĩ thu ật s ử
dụng BT để đạt hiệu quả cao hơn.
Bước 5: Kết luận, chính xác hóa kiến thức
Từ kết quả thảo luận, trao đổi GV định hướng cho HS rút ra kết luận

về kiến thức mới, hoặc củng cố hoàn thiện kiến th ức mới. Nh ư vậy, thông
qua giải BTTN, HS vừa kiểm chứng được tri thức đã có, vừa phát hiện được
tri thức mới, vừa rèn luyện các kĩ năng, NLTN từ đó hình thành đ ịnh h ướng
nghiên cứu khoa học cho tương lai.
Bước 6: Đề xuất công cụ đánh giá NLTN của HS
GV đề xuất công cụ đánh giá NLTN của HS để kiểm tra HS đang đ ạt ở
mức độ nào, từ đó, giúp GV đánh giá khách quan NLTN của HS; đ ồng th ời là
kết quả đánh giá giúp GV điều chỉnh quá trình dạy học để phù h ợp, đạt
hiệu quả hơn. Công cụ đánh giá.
Ví dụ minh họa sử dụng BTTN số 17
Bước 1: Xác định mục đích, điều kiện sử dụng BTTN
Xác định mục đích sử dụng BTTN: Mục đích sử dụng BTTN trong dạy
học bài 12: Hô hấp ở thực vật-Sinh học 11 cơ bản:
- Kiến thức:

16


+ Nêu được bản chất của hô hấp ở thực vật: Là quá trình chuyển đổi
năng lượng trong tế bào sống, trong đó các phân tử hữu cơ bị phân gi ải tạo
ra CO2
- Kĩ năng: Kĩ năng đưa ra giả thuyết khoa học của thí nghiệm, kĩ năng
giải thích kết quả thí nghiệm
- Thái độ: Có thái độ chủ động, tích cực, hợp tác trong quá trình h ọc
tập.
Trên cơ sở xác định mục đích sử dụng BTTN cho bài học chúng tôi d ự
kiến sử dụng BTTN sau:
BTTN số 17: (C)

a. Hình vẽ trên mô tả một thí nghiệm nhằm nghiên cứu hô hấp của thực

vật. Hãy cho biết:
- Mục đích của thí nghiệm?
- Nguyên tắc bố trí thí nghiệm để có kết quả chính xác?
- Kết quả thí nghiệm.
b. Vì sao lại sử dụng hạt nảy mầm làm đối tượng thí nghiệm?
Xác định các điều kiện sử dụng BTTN nêu trên:
- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Đáp đáp ứng được đầy đủ cho việc
thực hiện các yêu cầu BTTN dự kiến trên.
- Về NL, trình độ thực tại của người học: mức độ các nhiệm vụ trong
BTTN dự kiến trên đảm bảo được tính vừa sức và tính phát triển về NLTN
đối với người học.
- Về thời gian thực hiện BT: sử dụng hợp lý thời gian trên lớp sẽ th ực
hiện được các yêu cầu của BTTN dự kiến nêu trên.
Bước 2: HS làm quen BTTN
Căn cứ vào mục đích sử dụng BTTN và các điều kiện đáp ứng cho
việc thực hiện BTTN đã được xác định ở trên, chúng tôi lựa chọn BTTN v ới
các yêu cầu đã sắp xếp theo logic trên để sử dụng cho bài học.
Bước 3: HS thực hiện BTTN

17


Giao BT cho HS ở trên lớp học để khai thác kiến bài m ới bài 12: Hô
hấp ở thực vật-Sinh học 11 cơ bản; yêu cầu HS làm việc độc lập trên phiếu
học tập
Bước 4: GV tổ chức cho HS thảo luận, trao đổi
GV thu các BTTN lại và tổ chức cho HS trao đổi thảo luận để rút kinh
nghiệm.
- Với các yêu cầu của ý a: GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra
mục đích của thí nghiệm là gì? Nguyên tắc bố trí thí nghiệm đ ể thu đ ược

kết quả chính xác nhất? Kết quả của thí nghiệm trên là gì
- Với yêu cầu của ý b: học sinh trao đổi, thảo luận để rút ra được tại
sao trong thí nghiệm trên lại chọn hạt nảy mầm làm đối tượng để phát
hiện ra bản chất của quá trình hô hấp ở th ực vật.
Bước 5: Kết luận, chính xác hóa kiến thức
Sau khi HS trao đổi, thảo luận. GV và HS sẽ cùng nhau đ ưa ra k ết
luận, chính xác hóa kiến thức, HS dựa vào kết quả này đối chiếu xem đã
làm được chưa, trong quá trình thảo luận đã đề cập đến ch ưa.
Bước 6: Đề xuất công cụ đánh giá NLTN của HS
Sau khi hoàn thành 5 bước trên, GV sử dụng công c ụ đánh giá NLTN
của HS với 3 mức độ theo thang điểm:
- Mức độ 3 (5 điểm): Trả lời chính xác đáp án.
- Mức độ 2 (3 điểm): Chỉ trả lời được một phần của các ý trong đáp
án.
- Mức độ 1 (1 điểm): Không trả lời được hoặc trả lời sai tất cả các ý
trong đáp án.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với ho ạt động
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
2.4.1 Bố trí thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của
sáng kiến
- Để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của việc xây dựng và s ử d ụng
hệ thống BTTN trong dạy học chương I: Chuy ển hóa v ật ch ất và năng
lượng- Sinh học 11. Tôi đã tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Yên
Định 1. 2 lớp được chọn có trình độ tương đương nhau là 11A9-L ớp TN
(44 học sinh) và 11A11- Lớp ĐC (44 học sinh)
- Lớp TN(11A9): Sử dụng giáo án có BTTN; lớp ĐC(11A11) s ử dụng
giáo án truyền thống. Cả 2 lớp đều do giáo viên Lê Th ị Thanh tr ực ti ếp
giảng dạy và sử dụng đề kiểm tra giống nhau với thời lượng là 45 phút.
2.4.2. Kết quả
- Định lượng

Lớp

Số
HS

Điểm yếu

Điểm trung
bình

Điểm khá

Điểm giỏi
18


SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
TN
44
0
0
6
13,63

34
77,27
4
9,1
ĐC
44
0
0
10
22,73
33
75
1
2,27
Phân loại trình độ HS ở hai lớp trong đợt kiểm tra sau thực nghi ệm
Từ bảng số liệu ta thấy: tỉ lệ kết quả học tập của HS có sự khác nhau. Lớp
TN có 4 HS đạt loại giỏi (chiếm 9,1%), ở lớp ĐC có 1 HS giỏi. Trong khi đó, số
HS có kết quả loại trung bình ở lớp ĐC là 10 HS (chiếm 22,73%) nhiều hơn lớp
TN 9,1%. Điều đó chứng tỏ lớp TN các em có độ bền kiến thức cao hơn hẳn lớp
ĐC
- Định tính:
Trước thực nghiệm hầu hết các em kiến thức về bài tập thực
nghiệm còn rất sơ sài. Các em cho rằng BTTN chỉ là dạng bài tập đ ược làm
trong các tiết thực hành do đó cũng chưa đánh giá đúng t ầm quan tr ọng
của BTTN. Sau TN, các em học sinh ở lớp TN đã đánh giá đúng vai trò quan
trọng của BTTN cũng như có sự phân loại được các dạng BTTN. Đi ều đó
được phản ánh qua kết quả học tập môn Sinh học cuối h ọc kì I, ở l ớp TN
có kết quả học tập cao hơn lớp ĐC. HS cho biết rằng m ột trong nh ững
nguyên nhân giúp các em có kết quả như vậy vì các em tr ở nên th ấy thích
thú, muốn tìm tòi, khám phá nhiều hơn về các hiện tượng, quá trình…

trong Sinh học. Ngoài ra, nhờ BTTN mà các em được tiếp cận và hi ểu n ội
dung kiến thức bài học một cách nhẹ nhàng nhưng lại hiệu quả, h ầu h ết
HS đều cảm thấy bản thân mình năng động, sáng tạo h ơn và không còn
cảm giác sợ môn Sinh học nữa.
2.4.3 Kết luận
Kết quả thực nghiệm cho thấy:
Sử dụng bài tập để phát triển NLTN cho học sinh là hoàn toàn phù
hợp với đặc thù bộ môn nói chung và chương I: Chuyển hóa vật ch ất và
năng lượng- Sinh học 11 nói riêng. Nó tạo ra h ứng thú h ọc t ập ở các em,
giúp các em nắm vững được kiến thức, áp dụng kiến th ức vào thực tiễn tốt
hơn.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
- Các bài học thuộc chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượngSinh học 11 phù hợp để thiết kế và sử dụng được các BTTN để phát triển
NLTN cho học sinh
- Thiết kế một số BTTN trong chương I: Chuyển hóa vật chất và năng
lượng- Sinh 11để sử dụng trong quá trình dạy học Sinh h ọc 11.
- Kết quả thực nghiệm đã chứng tỏ được hiệu quả của việc thiết kế
và sử dụng các BTTN bồi dưỡng NLTN cho học sinh, tạo đ ược h ứng thú h ọc
ở các em giúp các em nắm vững kiến thức hơn .
19


3.2. Kiến nghị
- Cần xây dựng bộ tài liệu chuẩn để có thể thiết kế và sử dụng BTTN
cho tất cả các nội dụng trong chương trình Sinh học phổ thông.
- Cần xây dựng các bài giảng mẫu về sử dụng bài tập để phát tri ển
NLTN cho học sinh ở cả 3 khối lớp, 2 chương trình cơ bản và nâng cao, qua
đó giáo viên có thể học tập và vận dụng.
- Do thời gian, kinh nghiệm còn hạn chế tôi mong rằng trong th ời

gian tới sẽ có nhiều nghiên cứu bổ sung để đề tài hoàn thiện h ơn, có tính
ứng dụng rộng rãi hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày tháng 05 năm
2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Lê Thị Thanh

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thành Đạt, Sinh học 11 cơ bản, NXB Giáo dục Việt Nam.
2. Ban tổ chức kì thi, Tổng hợp đề thi olympic 30 tháng 4 Sinh học 11,
NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
3. Sở GD& ĐT Thanh Hóa, Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh
học năm học 2018-2019.
4. Phan Khắc Nghệ- Trần Mạnh Hùng, Bồi dưỡng Học sinh giỏi sinh
học 11, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.
5. Đề giới thiệu của chuyên Vĩnh Phúc, cho hội thi các trường chuyên
Duyên Hải và Đồng Bằng Bắc Bộ 2011.
6. Đề giới thiệu của chuyên Vĩnh Phúc, cho hội thi các trường chuyên
Duyên Hải và Đồng Bằng Bắc Bộ 2014.
7. Đề giới thiệu của chuyên Thái Bình, cho hội thi các trường chuyên
Duyên Hải và Đồng Bằng Bắc Bộ 2012.

8. Đề giới thiệu của chuyên Lê Quý Đôn- Điện Biên, cho hội thi các
trường chuyên Duyên Hải và Đồng Bằng Bắc Bộ 2015.
9. Đề giới thiệu của chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm- Quảng Nam, cho hội
thi các trường chuyên Duyên Hải và Đồng Bằng Bắc Bộ 2013.
10. Đề giới thiệu của chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm- Quảng Nam, cho
hội thi các trường chuyên Duyên Hải và Đồng Bằng Bắc Bộ 2013.
11. Đề giới thiệu của chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm- Quảng Nam, cho
hội thi các trường chuyên Duyên Hải và Đồng Bằng Bắc Bộ 2016.
12. Đề giới thiệu của chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm- Quảng Nam , cho
hội thi các trường chuyên Duyên Hải và Đồng Bằng Bắc Bộ 2017.
13. Đề giới thiệu của chuyên Sư Phạm, cho hội thi các trường chuyên
Duyên Hải và Đồng Bằng Bắc Bộ 2017.
14. Đề giới thiệu của trường Vùng Cao Việt Bắc, cho hội thi các
trường chuyên Duyên Hải và Đồng Bằng Bắc Bộ 2014.
15. Đề giới thiệu của chuyên Lào Cai, cho hội thi các trường chuyên
Duyên Hải và Đồng Bằng Bắc Bộ 2013.
16. Đề giới thiệu của chuyên Hưng Yên, cho hội thi các trường chuyên
Duyên Hải và Đồng Bằng Bắc Bộ 2012.
17. Đề giới thiệu của chuyên Nguyễn Trãi- Hải Dương, cho hội thi các
trường chuyên Duyên Hải và Đồng Bằng Bắc Bộ 2017.

21


PHỤ LỤC
Đáp án BTTN số 1:
Nước bị đẩy từ rễ lên thân do một lực đẩy gọi là áp suất rễ, bằng chứng là
hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt:
- Hiện tượng rỉ nhựa: cắt cây thân thảo đến gần gốc, sau vài phút sẽ thấy
những giọt nhựa rỉ ra từ phần thân cây bị cắt. Điều đó chứng tỏ có một áp lực

đẩy nước lên từ rễ vì khi đó không còn bộ lá nữa nên không còn lực kéo của
thoát hơi nước.
- Hiện tượng ứ giọt: úp cây trong chuông thuỷ tinh kín, sau một đêm thấy
các giọt nước ứ ra ở mép lá. Như vậy không khí trong chuông thuỷ tinh đã bão
hoà hơi nước, nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá không thoát được thành hơi
qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá.
Đáp án BTTN số 2:
- Nhận xét: Diện tích hóa hồng của giấy thấm coban clorua ở mặt dưới mô
lá rộng hơn so với mặt trên của cùng lá đó.
- Kết luận: Mặt dưới của lá thoát hơi nước nhiều hơn mặt trên
- Giải thích:
+ Khí khổng được sắp xếp nhiều hơn ở mặt dưới của lá do đó mặt dưới
của lá thoát hơi nước nhiều hơn mặt trên làm cho diện tích hóa hồng của giấy
tẩm coban clorua rộng hơn ở với ở mặt trên.
+ Riêng ở cây thường xuân là cây sống ở nơi khô cằn nên để tiết kiệm
nước, ở biểu bì trên của lá không có khí khổng và có lớp cutin dày khiến nước
không thoát qua mặt trên của lá.
Đáp án BTTN số 3:
a. Mục đích: Chứng minh áng sáng đỏ có hiệu quả quang hợp cao hơn
ánh sáng xanh tím.
b. Để lá cây trong tối trước khi làm thí nghiệm để lá sử dụng hết tinh bột.
c. Hiện tượng: cả hai lá đều chuyển màu xanh đen nhưng lá cây được
chiếu ánh sáng đỏ có màu thẫm hơn.
- Ánh sáng đỏ có hiệu quả quang hợp cao hơn → lá cây được chiếu ánh
sáng đỏ quang hợp mạnh hơn → tổng hợp nhiều tinh bột hơn → màu thẫm hơn
d. Phương án thí nghiệm khác.
Chiếu ánh sáng qua lăng kính vào sợi tảo trong môi trường có vi khuẩn
hiếu khí. Vi khuẩn sẽ tập trung ở hai đầu sợi tảo nhưng tập trung nhiều hơn ở
đầu chiếu ánh sáng đỏ.
Đáp án BTTN số 4:

- Ống nghiệm I: màu xanh lục.
- Ống nghiệm II: màu vàng cam.
- Do trong lá khoai lang chứa nhiều diệp lục, trong cà rốt chứa nhiều
carôtenôit.
Cả 2 loại sắc tố này đều tan trong cồn.


×