ĐỀ MỤC
1.
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
2.
2.1.
2.1.1.
2.1.2.
2.2.
2.2.1.
2.2.2.
2.3.
2.3.1.
2.3.1.1.
2.3.1.2.
2.3.2.
2.2.3.
2.4.
3.
3.1.
3.2
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
PHẦN MỞ ĐẦU
2
Lý do chọn đề tài
2
Mục đích nghiên cứu
3
Đối tượng nghiên cứu
3
Phương pháp nghiên cứu
4
PHẦN NỘI DUNG
4
Cơ sở lý luận và thực tiễn
4
Cơ sở lý luận
4
Cơ sở thực tiễn
5
Thực trạng và hậu quả
6
Thực trạng vấn đề
6
Hậu quả vấn đề
6
Giải pháp thực hiện
7
Hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
8
Tìm hiểu chung về đề minh họa môn Văn 2019
8
Tìm hiểu chi tiết về câu hỏi nghị luận văn học ( Câu 2 phần Làm 11
văn) trong đề minh họa 2019
12
Hướng dẫn HS cách làm bài.
15
Tổ chức cho HS luyện tập qua các đề được biên soạn theo cấu
trúc đề minh họa.
16
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
17
KẾT LUẬN
17
Kết luận
17
Kiến nghị và đề xuất
18
Phần phụ lục
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày càng chú trọng nhiều hơn đến
việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học nhằm cung cấp tri thức, kỹ năng toàn
diện cho người học. Nghị quyết số 29/NQ-TW Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ: “Tiếp tục tục đổi mới mạnh mẽ phương
pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận
dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền đạt một chiều, ghi nhớ máy
móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự
cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. Nhận thức được tầm quan
trọng của việc tăng cường đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy
học, gần đây, kỳ thi THPT Quốc gia luôn đổi mới đề thi từ hình thức thi đến cấu trúc và
phạm vi kiến thức, kỹ năng của đề. Trong thời đại số, việc thay đổi để phù hợp, thích
ứng tốt hơn luôn luôn cần thiết bởi không đổi mới là giẫm chân tại chỗ, đồng nghĩa với
loại khỏi quy luật đổi thay đến chóng mặt của đời sống. Đổi mới đề thi văn không nằm
ngoài quy luật đó.
Ngữ văn trở thành môn thi duy nhất thi theo hình thức tự luận trong kỳ thi THPT
Quốc gia hiện nay. Do vậy, việc trang bị cho HS những kiến thức môn học đầy đủ là vô
cùng cần thiết nhưng rèn luyện cho HS kỹ năng làm bài, kỹ năng tạo lập văn bản nghị
luận văn học lại càng cần thiết hơn. Thực tế cho thấy, rất nhiều HS dù đã năm vững kiến
thức nhưng khi bắt tay vào làm bài lại lúng túng, không biết cách triển khai, không biết
viết từ đâu, như thế nào, cá biệt có những em còn để giấy trắng...do đó kết quả đạt được
không khả quan.
Trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn, câu nghị luận văn học chiếm
50% tổng số điểm toàn bài (5,0/10,0 điểm). Vì thế, khi ôn thi cho HS bên cạnh việc rèn
luyện cho các em kỹ năng giải quyết các câu hỏi phần đọc hiểu; kỹ năng viết đoạn văn
nghị luận xã hội 200 chữ thì việc hướng dẫn các em giải quyết câu nghị luận văn học là
tối quan trọng để có thể đạt được kết quả cao nhất.
So với cấu trúc đề thi môn Ngữ văn những năm gần đây, nhất là năm 2018, đề thi
năm 2019 về cơ bản không có nhiều khác biệt. Thay đổi lớn nhất chính là câu 2 phần làm
văn (tức câu nghị luận văn học). Nếu trong đề thi năm 2018 câu nghị luận văn học yêu
cầu học sinh vận dụng kiến thức trong hai lớp là lớp 11 và lớp 12 thì trong đề tham khảo
2019 của Bộ chỉ hỏi duy nhất kiến thức nằm trong chương trình lớp 12. Mặt khác yêu cầu
của đề là cảm nhận/phân tích...2 vấn đề trong nội bộ tác phẩm để từ đó rút ra nhận xét,
2
kết luận theo định hướng cho trước. Đó là dạng đề khá mới mẻ và cũng không dễ dàng
chinh phục nhất là với học sinh không chịu trang bị cho mình nền tảng kiến thức về tác
giả, tác phẩm vững chắc.
Là một GV giảng dạy môn Ngữ văn đã gần 20 năm, đang trực tiếp ôn thi cho HS
lớp 12 tại trường THPT Triệu Sơn 2, nhằm đáp ứng nhiệm vụ dạy và học chuẩn bị cho kỳ
thi, tôi nhận thấy rèn luyện kỹ năng làm bài cho HS nhất là kỹ năng làm bài nghị luận văn
học là rất quan trọng và cần thiết. Đó cũng là động lực thôi thúc tôi lựa chọn đề tài: GIÚP
HS RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT CÂU HỎI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
TRONG ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2019
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Thực tế nhiều năm làm công tác ôn thi và chấm thi Tốt nghiệp THPT, THPT Quốc
gia tôi nhận thấy câu hỏi nghị luận văn học là câu khó đạt được điểm cao nhất, cũng là
câu khiến không ít HS lúng túng, có khi để trống, để trắng không làm câu này. Trong khi
đó, mấy năm gần đây, phần yêu cầu của câu hỏi này có những thay đổi không ít nhằm
mục đích không chỉ đánh giá đúng năng lực thí sinh, tránh tình trạng sao chép máy móc
tài liệu mà còn có khả năng phân loại đối tượng nhằm xét tuyển Đại học, Cao đẳng.
Nghiên cứu đề tài: GIÚP HS RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT CÂU HỎI
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC TRONG ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2019 là nhu cầu bức thiết
đối với người viết để ôn luyện và trang bị cho những HS lớp 12 đang chuẩn bị bước vào
kỳ thi THPT Quốc gia năm nay những kiến thức và kỹ năng quan trọng nhất để giải quyết
câu hỏi nghị luận văn học phần làm văn nhằm đạt được kết quả cao nhất không chỉ để xét
tốt nghiệp mà còn xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng khối C, D, C20...như mong
muốn. Bên cạnh đó, thông qua đề tài này, tôi muốn được chia sẻ, giao lưu, trao đổi kinh
nghiệm với anh, chị, em, bạn bè, đồng nghiệp để học hỏi, trau dồi thêm sự hiểu biết và
đạt được kết quả cao hơn trong công việc của mình.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi kỹ năng giải quyết câu
nghị luận văn học (câu 2 phần Làm văn) trong đề thi THPT Quốc gia năm 2019 theo đề
minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 6/12/2018. Đây là dạng đề khá mới bởi đã
được “lạ hóa” so với cách ra đề của những năm trước.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Điều tra.
- Thống kê, phân tích, tổng hợp.
- Thực nghiệm.
3
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1.1. Cơ sở lý luận
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐBGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu: “Phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng
học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học, khả năng
hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho HS”. Việc giảng dạy môn Ngữ văn
cũng không ngoại lệ.
HS lớp 12 là những HS cuối cấp THPT, chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa lựa chọn
nghề nghiệp, định hướng cho tương lai nên việc ôn luyện cho các em có một vị trí hết sức
quan trọng: vừa phải tổng kết được những kiến thức, kĩ năng đã được học tập, rèn luyện
trong quá trình học, vừa phải chuẩn bị cho các kỳ thi, tạo tâm thế, tiềm lực cho các em
lên bậc Đại học hoặc đi vào cuộc sống thực tế.
Nghị luận nói chung, nghị luận về một tác phẩm Văn học nói riêng có vị trí rất quan
trọng trong chương trình Tập làm văn lớp 12 nhất là trong cấu trúc đề thi THPT Quốc
gia. Nghị luận văn học là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề
văn học: tác phẩm, tác giả, thời đại văn học, trào lưu, khuynh hướng sáng tác, phong cách
nghệ thuật của tác giả hoặc các giá trị về nội dung, nghệ thuật... của một tác phẩm cụ thể.
Xuất phát từ đặc trưng của văn học: có tính hình tượng, hàm súc, đa nghĩa; là nghệ thuật
ngôn từ; là phương tiện chuyển tải những tư tưởng, tình cảm của nhà văn để từ đó mang
đến nội dung giáo dục sâu sắc về tình cảm, thẩm mĩ cho người đọc. Do vậy, khi làm bài
nghị luận văn học, người viết phải phát hiện được các giá trị nội dung tư tưởng và nghệ
thuật thẩm mĩ, nền cảm xúc, của tác phẩm, tác giả đồng thời thể hiện được năng lực cảm
thụ, thưởng thức văn học của cá nhân.
Mặt khác, cũng cần hiểu rằng một tác phẩm văn học ra đời là đứa con tinh thần được
sinh ra trong quá trình thai nghén đầy cảm xúc; chịu sự chi phối của tư tưởng, quan niệm
và tài năng của tác giả. Đồng thời, nó cũng phản ánh một thời đại lịch sử (bối cảnh tác
phẩm) trong một hoàn cảnh xã hội nhất định (hoàn cảnh ra đời). Do đó, khi làm bài nghị
luận văn học cần huy động tri thức về thời đại của tác giả, về hoàn cảnh ra đời của tác
phẩm, về văn học và về tiếng Việt... Khi nghị luận về tác phẩm văn học phải đặt tác phẩm
vào thời đại mà tác phẩm phản ánh cũng như hoàn cảnh tác phẩm ra đời để thấy rõ giá trị
4
nội dung và nghệ thuật của nó. Như vậy, để làm tốt bài nghị luận văn học, cần cho học
sinh hiểu rõ tính chất tổng hợp của kiểu bài này. Giáo sư Lê Trí Viễn đã có lời nhắn nhủ:
“Dạy văn lấy cảm làm đầu”. Người giáo viên dạy học sinh làm bài văn nghị luận văn học
không thể nghèo nàn cảm xúc, cũng không thể kém hiểu biết thực tế cuộc sống. Cho nên
hướng dẫn, gợi ý học sinh trình bày những cảm nhận, đánh giá tác phẩm phải xuất phát từ
những rung cảm thẩm mĩ chân thật; phải biết kết hợp linh hoạt nhiều thao tác lập luận;
phát huy tính tích cực, sáng tạo của cá nhân, không gò ép theo khuôn mẫu.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Căn cứ vào đề minh họa môn Ngữ văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày
6/12/2018 dễ dàng nhận ra điểm mới đáng chú ý của đề thi theo đánh giá của giới nghiên
cứu và các Thầy Cô đang trực tiếp giảng dạy là độ khó giảm (nội dung kiến thức chỉ tập
trung ở chương trình 12, không có nội dung chương trình lớp 10 và lớp 11), yêu cầu đã
được “lạ hóa” ở câu nghị luận văn học.
Điểm đáng chú ý thứ nhất là, độ khó đề minh họa môn Văn năm 2019 giảm so với năm
2018 và nội dung đề thi không xuất hiện kiến thức lớp 10 và lớp 11: kiến thức Tiếng Việt
và Văn học phần Đọc hiểu, phần viết đoạn văn cho đến phần viết bài nghị luận văn học.
Phần Đọc hiểu vẫn gồm 4 câu hỏi nhưng tập trung vào kiểm tra năng lực đọc và hiểu mục
đích, ý nghĩa văn bản và bày tỏ quan điểm không xuất hiện các câu hỏi kiểm tra kiến thức
như thao tác lập luận, phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ hay biện pháp tu từ...
Điểm đáng chú ý thứ hai là, câu nghị luận văn học đã đổi mới yêu cầu (lạ hóa đề thi) so
với những năm trước đây. Xin trích dẫn ra đây để dễ theo dõi:
“Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân hai lần miêu tả cung cách ăn uống của
người vợ nhặt. Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài chợ: “Thế
là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng
chuyện trò gì.” và sáng hôm sau, khi nhận bát “chè khoán” từ mẹ chồng: “Người con
dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào
miệng.”
(Kim Lân – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.27 và tr.31)
Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi
của nhân vật này.
5
Lưu ý là đây chỉ là một trong các cách lạ hóa đề thi, vừa đảm bảo yêu cầu cơ bản (phân
tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên) và yêu cầu nâng cao (từ đó làm
nổi bật sự thay đổi của nhân vật này). Đồng thời, đề thi cũng đã hướng vào vấn đề trọng
tâm của tác phẩm đó là niềm khao khát hạnh phúc, khao khát hướng về mái ấm, tổ ấm gia
đình, niềm tin bất diệt vào bản tính lương thiện, tốt đẹp của con người dù ở trong hoàn
cảnh khốn cùng nhất, cận kề bên bờ vực của cái chết.
Ngoài những điểm mới đáng chú ý đã đề cập phía trên thì nhìn chung, từ cấu trúc, thang
điểm,… không có gì thay đổi so với năm vừa rồi (2018). Vì thế, ôn tập cho HS lớp 12 kỹ
năng giải quyết câu hỏi này là nhu cầu bức thiết xuất phát từ thực tiễn ôn thi.
2.2. THỰC TRẠNG VÀ HẬU QUẢ CỦA VẤN ĐỀ.
2.2.1. Thực trạng vấn đề
Như đã trình bày, dạng câu hỏi nghị luận văn học của đề thi môn Văn THPT Quốc
gia năm 2019 là điểm mới đáng chú ý nhất. Do đó, thực tế cho thấy công việc ôn thi cho
Hs nhất là rèn luyện kỹ năng làm bài thực sự đều đang ở giai đoạn tìm tòi, nghiên cứu,
thể nghiệm với hầu hết các giáo viên trong đó không loại trừ bản thân người viết. Hàng
loạt những băn khoăn, trăn trở, khúc mắc được đặt ra liệu minh họa có phải chỉ là minh
họa? Liệu đề thi chính thức có còn thay đổi hay không? Làm thế nào để đạt được kết quả
cao nhất trong kỳ thi? Làm thế nào để ôn tập cho HS tốt nhất, nhất là kỹ năng tạo lập văn
bản nghị luận văn học theo yêu cầu của đề?... Trong khi đó tài liệu hướng dẫn rất ít, có
chăng là những đề thi mà các trường phổ thông trong cả nước đã cố gắng ra theo hướng
bám sát đề minh họa của Bộ để HS ôn luyện mà thôi. Vì thế, người viết một mặt muốn
tìm cách giải quyết những khúc mắc đó, một mặt muốn chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với
bạn bè, đồng nghiệp để có thể đạt được những hiệu quả tốt hơn.
2.2.2. Hậu quả của vấn đề.
Có thể thấy kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học với học sinh phổ thông
không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên, điều đáng nói là ở chỗ, trong cấu trúc đề thi năm
nay, yêu cầu của câu hỏi này đã được làm mới theo hướng “lạ hóa” để phân loại đối
tượng thí sinh. Vì vậy, thực trạng ấy dẫn đến kết quả như sau:
6
Nhiều Hs lúng túng không biết làm bài nghị luận văn học như thế nào; không ít Hs
băn khoăn đề ra vào những vấn đề nhỏ như vậy lấy gì để viết trong thời gian 120 phút;
nhiều HS không biết phải sắp xếp các luận điểm, luận cứ trong bài ra sao, phải tiến hành
các bước như thế nào...trong khi đó câu hỏi này lại chiếm tới 50% điểm toàn bài.
Thực trạng ấy đặt ra vấn đề cần đẩy mạnh hơn nữa việc rèn luyện kỹ năng làm bài
văn nghị luận văn học theo yêu cầu của đề minh họa năm 2019 cho HS trong các tiết ôn
tập chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia. Đó quả là một vấn đề không dễ. Đề tài của tôi là
một kinh nghiệm nhỏ để giải quyết câu hỏi đó.
2.3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
2.3.1. Hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
Tìm hiểu đề là khâu cực kỳ quan trọng và cần thiết để HS tránh được các lỗi cơ
bản khi làm bài như: lạc đề, lậu đề, lệch đề...
2.3.1.1. Tìm hiểu chung về đề minh họa môn Văn 2019
Xin được dẫn ra đề thi minh hoạ năm 2019 môn Ngữ văn của Bộ Giáo dục – Đào
tạo công bố ngày 6/12/2018
7
8
* Về mặt cấu trúc:
So với đề thi THPT quốc gia năm 2018, đề thi tham khảo không có bất kì sự thay đổi nào
về cấu trúc và thời gian thi. Khuôn mẫu này vẫn được duy trì từ năm 2017 cho đến nay.
Cụ thể như sau:
– Phần Đọc hiểu (3,0 điểm): gồm 1 đoạn ngữ liệu đi kèm 4 câu hỏi nhỏ. Các câu hỏi được
sắp xếp tuần tự từ cấp độ nhận biết đến vận dụng.
– Phần Làm văn (7,0 điểm):
+ Câu viết đoạn văn nghị luận xã hội (2,0 điểm)
+ Câu nghị luận văn học (5,0 điểm)
– Thời gian làm bài: 120 phút
* Về mặt nội dung
– Phần Đọc hiểu: Đề thi tham khảo vẫn giữ nguyên việc sử dụng ngữ liệu nằm ngoài sách
giáo khoa. Sự thay đổi lớn nhất trong phần Đọc hiểu nằm ở cách ra các câu hỏi. Câu đầu
tiên không còn kiểm tra học sinh về các kiến thức tiếng Việt căn bản như thể thơ, phong
cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, thao tác lập luận … như những năm trước. Các câu
hỏi đều không yêu cầu học sinh có sự học thuộc các kiến thức trong sách giáo khoa. Ở đề
tham khảo, phần Đọc hiểu yêu cầu học sinh thực hiện chính xác hai thao tác là đọc và
hiểu ngữ liệu. Đây là sự thay đổi hết sức lớn, nếu đề thi chính thức vẫn giữ nguyên cách
ra đề như đề tham khảo, học sinh không còn cần phải quá tập trung vào việc học các kiến
thức tiếng Việt.
– Phần Làm văn:
+ Câu viết đoạn văn: Đây là câu hỏi duy nhất không chứng kiến bất kì một sự thay đổi
nào. Đề tham khảo vẫn giữ nguyên cách hỏi và hình thức thể hiện của câu hỏi này so với
đề thi THPT quốc gia năm 2018. Học sinh vẫn được yêu cầu viết một đoạn văn nghị luận
xã hội khoảng 200 chữ nghị luận về một vấn đề được trích ra trong ngữ liệu ở phần Đọc
hiểu. Học sinh cần nắm chắc nội dung ngữ liệu phía trên để có thể làm tốt câu hỏi này.
+ Câu nghị luận văn học: Giống như phần Đọc hiểu, câu nghị luận văn học trong đề tham
khảo năm 2019 có sự thay đổi rất lớn so với câu nghị luận văn học trong đề thi năm 2018.
Nếu năm 2018, câu nghị luận văn học yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức trong hai lớp
là lớp 11 và lớp 12 thì trong đề tham khảo chỉ hỏi duy nhất kiến thức nằm trong chương
trình lớp 12. Câu nghị luận văn học trong đề tham khảo chỉ hỏi kiến thức nằm trọn vẹn
trong một tác phẩm của lớp 12 nhưng vẫn ẩn chứa sự so sánh trong nội tại câu hỏi. Còn
về độ khó, câu nghị luận văn học trong đề tham khảo năm 2019 được đánh giá có độ khó
gần tương đương so với đề thi năm 2018. Không liên hệ với kiến thức 11, chỉ hỏi duy
nhất kiến thức của lớp 12 nhưng câu hỏi này lại đi sâu vào việc yêu cầu học sinh phân
9
tích sự thay đổi hình ảnh của nhân vật qua hai lần miêu tả. Với câu lệnh như vậy, dù đề
bài không yêu cầu nhưng trong quá trình làm bài, học sinh vẫn phải thực hiện thao tác so
sánh để làm rõ sự thay đổi của nhân vật.
* Nhận định chung
So với đề thi Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, đề tham khảo năm 2019
không có sự thay đổi nào về cấu trúc đề thi mà chỉ chứng kiến sự thay đổi trong việc ra
câu hỏi và nội dung của từng câu hỏi. Nhưng xét trên tổng quan và dựa theo những thông
báo chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phạm vi kiến thức thi thì đề thi tham khảo
năm 2019 không hề xuất hiện bất kì một kiến thức nhỏ nào trong chương trình lớp 11 và
lớp 10. Đây thực sự là một câu hỏi lớn cần đặt ra và đi tìm lời giải đáp. Bởi nếu dựa vào
đề tham khảo để tiến hành ôn tập kiến thức thì liệu học sinh có thực sự làm tốt được trong
kì thi sắp tới hay không?
2.3.1.2. Tìm hiểu chi tiết về câu hỏi nghị luận văn học ( Câu 2 phần Làm văn) trong
đề minh họa 2019
Trên cơ sở đề minh họa của Bộ, phân tích để HS hiểu một cách sâu sắc, thấu đáo
những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của câu 2, phần làm văn.
“Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân hai lần miêu tả cung cách ăn uống của
người vợ nhặt. Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài chợ: “Thế
là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng
chuyện trò gì.” và sáng hôm sau, khi nhận bát “chè khoán” từ mẹ chồng: “Người con
dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào
miệng.”
(Kim Lân – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.27 và tr.31)
Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi
của nhân vật này.
Đây chỉ là một trong các cách lạ hóa đề thi, vừa đảm bảo yêu cầu cơ bản (phân tích
hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên) và yêu cầu nâng cao (từ đó làm nổi
bật sự thay đổi của nhân vật này). Đồng thời, đề thi cũng đã hướng vào vấn đề trọng tâm
của tác phẩm. Cụ thể, thông qua hai lần miêu tả cách ăn uống của người vợ nhặt, học sinh
rút ra được hai mặt tích cách đối lập của nhân vật này trong hai hoàn cảnh khác nhau.
Một mặt, thiếu lòng tự trọng, mất hết ý tứ của người phụ nữ với cung cách ăn: “Thế là thị
10
ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò
gì.”. Một mặt, biết san sẻ khó khăn cùng gia đình, chung vai xây dựng mái ấm qua cung
cách ăn: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị
điềm nhiên và vào miệng”. Để từ phân tích này đi đến tổng hợp, đánh giá về sự thay đổi
của nhân vật vợ: tính cách của người vợ nhặt đã hoàn toàn thay đổi, từ một cô gái thiếu
lòng tự trọng đến một người phụ nữ ý thức được hạnh phúc, đã biết san sẻ với gia đình
trong những ngày đói để cùng hướng về sự sống khi được che chở trong mái ấm gia đình.
Đó cũng chính là thông điệp chính mà nhà văn Kim Lân muốn gửi gắm thông qua truyện
ngắn này và là nội dung trọng tâm của tác phẩm mà đề thi minh họa lần này đã hướng
vào.
Thực chất câu nghị luận văn học trong đề tham khảo chỉ hỏi kiến thức nằm trọn
vẹn trong một tác phẩm của chương trình lớp 12 (Tác phẩm Vợ nhặt) nhưng vẫn ẩn chứa
sự so sánh trong nội tại câu hỏi. HS không những phải phân tích thấu đáo, kỹ lưỡng từng
hình ảnh người vợ nhặt qua 2 lần miêu tả cung cách ăn của thị theo yêu cầu của đề mà
còn phải so sánh để thấy được điểm tương đồng, khác biệt giữa chúng từ đó rút ra nhận
xét về sự vận động, sự thay đổi của hình tượng nhân vật người vợ nhặt qua 2 lần miêu tả.
Đó cũng là căn cứ quan trọng để định hướng HS cách làm bài đối với những “form” đề
tương tự.
2.3.2. Hướng dẫn HS cách làm bài.
Từ tình hình thực tiễn của HS lớp 12C4 và 12C5 ở trường THPT Triệu Sơn 2 mà
tôi đang trực tiếp giảng dạy, ôn tập; từ sự nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của
bạn bè, đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy qua các đề thi thử được giới thiệu trên các
trang mạng hay các trường trên địa bàn huyện Triệu Sơn kết hợp với kinh nghiệm thực tế
của bản thân, tôi đã hướng dẫn HS cách làm bài nghị luận văn học theo dàn ý sau:
MỞ BÀI:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
- Dẫn dắt vào 2 vấn đề nghị luận mà đề bài yêu cầu và kết luận cần hướng tới
Điều cần lưu ý là:
11
- Mở bài không chỉ nhằm giới thiệu vấn đề cần nghị luận mà còn phải tạo được sự hấp dẫn,
lôi cuốn đối với người đọc (giám khảo). Do đó, mở bài vừa phải đúng, vừa phải hay, sáng
tạo, độc đáo.
- HS thường gặp rất nhiều khó khăn trong phần mở bài. Trong khi đó, “đầu có xuôi, đuôi
mới lọt” nên GV có thể gợi ý cho HS một vài kiểu mở bài có thể vận dụng linh hoạt cho
nhiều tác phẩm khác nhau, nhất là đối với những lớp không chuyên chie ôn tập môn văn
để thi xét tốt nghiệp (Lẽ dĩ nhiên luôn khuyến khích sự sáng tạo riêng của HS trong các
bài làm văn của mình)
Ví dụ như tôi đã cung cấp cho HS một vài cách mở bài sau:
Mở bài 1: Đối với tác phẩm thuộc thể loại thơ
“Thơ là người thư ký trung thành của những trái tim” (Đuy Be-lây). Nếu với người
nghệ sĩ “làm thơ là nắn một cung đàn, ấn một đường tơ, làm rung rinh một đường ánh
sáng” thì với người đọc thơ con đường đến đích ngắn nhất là “đi từ trái tim đến trái tim”,
đi tìm sự đồng điệu của tiếng nói tri âm. Đọc bài thơ...của...cũng gợi cho ta một tiếng nói
như thế, một điệu tâm hồn như thế đặc biệt là các đoạn/khổ thơ: (trích dẫn đoạn thơ cần
nghị luận)
Mở bài 2: dành cho tác phẩm văn xuôi (với dạng đề cảm nhận, phân tích nhân vật)
Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng khẳng định: “Văn học và đời sống là những
vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”. Quả thực, dù gián tiếp hay trực tiếp con
người luôn là đối tượng trung tâm trong các tác phẩm văn học. Đó có thể là một cách
nhìn, cách cảm, cách nghĩ trước cuộc đời; là một số phận éo le, một mảnh đời bất hạnh
hay một tính cách điển hình...qua đó gửi gắm ước mơ, khát vọng, tâm tư, tình cảm của
người nghệ sĩ đối với con người và cuộc đời. Có lẽ đó cũng là ấn tượng sâu sắc nhất đọng
lại trong tâm trí độc giả khi đọc tác phẩm. Ta chưa quên một...(tên nhân vật)trong tác
phẩm...với số phận... càng không thể quên...(tên nhân vật cần nghị luận) với....được thể
hiện qua...(trích dẫn phần yêu cầu của đề)
Hoặc tùy từng đề bài cụ thể mà hướng dẫn các em cách mở bài tương ứng.
THÂN BÀI:
12
- Luận điểm thứ nhất: Khái quát chung về chủ đề, nội dung cảm hứng bao trùm toàn bộ
tác phẩm từ đó giới thiệu vào vị trí, nội dung khái quát của vấn đề cần nghị luận
HS nên xuất phát từ nhan đề, đề tài, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm hoặc đặc
điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật của tác giả để từ đó khái quát về chủ đề, tư
tưởng, nội dung cảm hứng của tác phẩm
- Luận điểm thứ hai: Cảm nhận/phân tích cụ thể từng vấn đề theo yêu cầu của đề bài.
Đó có thể là 2 đoạn/khổ thơ, 2 đoạn văn, 2 chi tiết, hai hình ảnh...trong nội bộ một tác
phẩm trong chương trình Ngữ văn 12. Lẽ dĩ nhiên muốn làm tốt, các em cần phải nắm
chắc, nắm kỹ và đầy đủ kiến thức trọng tâm của tác phẩm cả về mặt nội dung cũng như
về mặt nghệ thuật.
Cần lưu ý:
+ Đối với thể loại thơ trữ tình khi phân tích cần bám sát các phương diện ngôn
ngữ, hình ảnh thơ, âm hưởng nhịp điệu của đoạn thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp, các biện
pháp tu từ nghệ thuật... cũng như thể loại của thi phẩm.
+ Đối với thể loại văn xuôi cần chú ý đó là ngôn ngữ của ai?( ngôn ngữ tác giả hay
ngôn ngữ nhân vật), là ngôn ngữ đối thoại hay độc thoại nội tâm? Xuất hiện trong ngữ
cảnh nào? Là lời kể hay lời tả để tái hiện và thể hiện điều gì? Có vai trò, ý nghĩa như thế
nào trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm? Đồng thời các em cũng cần chú ý
đến kiểu câu, các thủ pháp, biện pháp nghệ thuật được sử dụng...để thệ hiện nội dung.
Sau khi phân tích, cảm nhận...mỗi vấn đề nghị luận cần có những tiểu kết để đánh giá,
thâu tóm lại những nội dung đã được trình bày.
- Luận điểm thứ ba: Nêu đánh giá, nhận xét chung về 2 vấn đề đã được nghị luận ở
trên
+ Trước hết cần so sánh để rút ra điểm tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng
nghị luận hoặc mối quan hệ, liên hệ giữa chúng trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của
tác phẩm. Có thể lý giải một cách ngắn gọn nếu cần thiết.
+ Từ đó rút ra nhận xét theo yêu cầu của đề bài. Có thể giải thích ngắn gọn các
khái niệm, thuật ngữ văn học nếu cần ( ví như cái tôi trữ tình, tinh thần bi tráng, tính cổ
13
điển và hiện đại, cảm hứng lãng mạn, phong cach nghệ thuật của tác giả, tính sử thi...)
sau đó nhận xét về vấn đề đó được thể hiện như thế nào qua 2 vấn đề đã được nghị luận ở
trên.
KẾT BÀI
- Đánh giá chung về vấn đề nghị luận
- Khẳng định giá trị của tác phẩm, cũng như tài năng, cá tính sáng tạo của tác giả.
Trên đây chỉ là dàn ý có tính chất định hướng về mặt ký năng giúp các em biết
cách giải quyết câu hỏi nghị luận văn học trong đề thi THPT Quốc gia mà thôi. Điều cơ
bản và quan trọng là muốn làm bài tốt và đạt kết quả cao nhất các em phải nắm thật kỹ,
thật sâu, thật đầy đủ, thấu đáo kiến thức về tác giả, tác phẩm...Có như vậy các em mới có
đủ “da”, đủ “thịt” để đắp cho những khung xương có sẵn.
2.3.3. Tổ chức cho HS luyện tập qua các đề được biên soạn theo cấu trúc đề minh
họa.
- Gớt từng nói: “Mọi lý thuyết chỉ là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”.
Trên cơ sở dàn ý đã hướng dẫn hs, tôi cung cấp cho các đề bài cụ thể để các em thực hành
từ đó củng cố, khắc sâu kiến thức về tác phẩm cũng như kỹ năng làm bài, kỹ năng tạo lập
văn bản nghị luận văn học.
- Trong chương trình Ngữ văn 12 có 12 đơn vị tác phẩm, đoạn trích nằm trong
phần trọng tâm ôn tập bao gồm:
Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh
Tây tiến – Quang Dũng
Việt bắc – Tố Hữu
Sóng – Xuân Quỳnh
Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm
Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài
Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành
Vợ nhặt- Kim Lân
Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân
Ai đã đặt tên cho dòng sông- Hoàng Phủ Ngọc Tường
14
Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ
Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu
Mỗi đơn vị tác phẩm, đoạn trích Hs có thể luyện tập một vài lần với nhiều vấn đề
khác nhau. Điều quan trọng là chỉ khi HS bắt tay vào làm bài, thầy cô chấm, sửa và nhận
xét từng bài làm thật cụ thể, tỉ mỉ các em mới nhớ lâu, nhớ kỹ và như vậy mới có thể tiến
bộ, đạt được kết quả khả quan hơn.
Bên cạnh đó một số tác phẩm văn học lớp 11, HS cũng cần chú ý như:
Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân
Hai đứa trẻ –Thạch Lam
Chí phèo – Nam Cao
Tràng giang – Huy Cận
Vội vàng – Xuân Diệu
Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử
Từ ấy – Tố Hữu
Chiều tối – Hồ Chí Minh
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Trong năm học 2018-2019 tôi được Ban giám hiệu Trường THPT Triệu Sơn 2 phân
công giảng dạy môn Ngữ văn ở 4 lớp trong đó có 2 lớp 12 là 12C4 ( thi môn văn để xét
tốt nghiệp) và 12C5 ( Lớp cơ bản theo định hướng khối D, thi môn văn vừa để xét tốt
nghiệp vừa để xét tuyển Đại học, Cao đẳng vào các trường tương ứng). Kể từ khi Bộ
Giáo dục công bố đề thi minh họa, cùng với quá trình giảng dạy, cung cấp kiến thức cho
Hs theo phân phối chương trình, tôi đã tiến hành ôn tập, rèn kỹ năng làm bài cho các em,
nhất là kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học bằng các đề luyện tập, thực hành. Qua các
lần thi khảo sát chất lượng theo định hướng THPT Quốc gia mà nhà trường tổ chức, kết
quả mà 2 lớp tôi trực tiếp giảng dạy đạt được có những tiến bộ rõ rệt như sau (những kết
qủa này đều có trong thống kê của nhà trường qua mỗi lần thi cụ thể)
Điểm TB lần 1
Lớp 12C4
Lớp 12C5
6,67
Lớp 12C4 (38HS)
Lần 1 (không thi)
Lần 2(10hs không thi)
Điểm TB lần
2
5,77
6,95
Điểm TB
lần 3
5,65
6,92
Điểm TB lần
4
6,15
7,18
Điểm TB
lần 5
6,48
7,47
Điểm dưới 5.0
Điểm 5-dưới 8
Điểm từ 8 trở lên
03
25
0
15
Lần 3
Lần 4
Lần 5 (5hs không thi)
Lớp 12C5 (43HS)
Lần 1(1hs không thi)
Lần 2
Lần 3
Lần 4
Lần 5 (2hs không thi)
07
02
02
Điểm dưới 5.0
01
01
01
0
0
31
35
30
Điểm 5-dưới 8
37
38
35
35
30
0
01
01
Điểm từ 8 trở lên
04
04
07
08
10
Đó cũng chính là hiệu quả khả quan mà tôi thu được từ kinh nghiệm giảng dạy, ôn tập
của mình.
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. KẾT LUẬN.
Từ những nghiên cứu trên có thể rút ra kết luận như sau:
Đóng góp của đề tài là ở chỗ: giúp HS tăng cường rèn luyện kỹ năng giải quyết câu
hỏi nghị luận văn học trong đề thi THPT Quốc gia để các em đạt được kết quả cao nhất
trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới.
Rèn luyện kỹ năng làm bài thi môn ngữ văn nói chung, kỹ năng tạo lập văn bản
nghị luận văn học nói riêng trong các tiết ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia là rất
cần thiết và có tính thực tiễn cao. Việc rèn luyện này không chỉ giúp các em có được kỹ
năng quan trọng khi làm bài mà còn giúp các em đạt được kết quả cao nhất trong kỳ thi
để xét tuyển theo nguyện vọng của mình.
3.2 KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm đưa ra đề thi minh họa và hướng dẫn cụ thể nội dung
ôn tập để GV, HS chủ động và có thời gian ôn tập tốt hơn.
- Tăng cường các tiết ôn tập và tổ chức thi, chấm thi nghiêm túc cho HS lớp12 để khảo
sát chất lượng HS từ đó có kế hoạch ôn luyện cho phù hợp.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
.............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
Thanh Hóa, ngày 28 tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
16
.............................................................................
Người thực hiện
Hoàng Thị Huyên
THƯ MỤC THAM KHẢO
1. Nhiều tác giả, Chuẩn kiến thức, kỹ năng Ngữ Văn 10,NXBGDVN,H,2010.
2. Nhiều tác giả, Chuẩn kiến thức, kỹ năng Ngữ Văn 11,NXBGDVN,H,2010.
3. Nhiều tác giả, Chuẩn kiến thức, kỹ năng Ngữ Văn 12,NXBGDVN,H,2010.
4. Phan Trọng Luận (Chủ biên), Ngữ Văn 12, NXBGD,H,2009.
5. Nguồn từ Internet.
17
PHỤ LỤC
(MỘT SỐ ĐỀ THI VÀ ÔN TẬP CỦA HS MÀ TÔI ĐÃ CHO THỰC HÀNH)
ĐỀ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA SỐ 1
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
Trong một buổi diễn thuyết đầu năm học, Brian Dison – Tổng giám đốc tập đoàn Coca
Cola đã nói chuyện với sinh viên về mối tương quan giữa nghề nghiệp với những trách
nhiệm khác của con người. Trong bài diễn thuyết có đoạn:
“Bạn chớ đặt mục tiêu của bạn vào những gì mà người khác cho là quan trọng. Chỉ có
bạn mới biết rõ điều gì tốt nhất cho chính mình.
Bạn chớ nên thờ ơ với những gì gần gũi với trái tim bạn. Bạn hãy nắm chắc lấy như thể
chúng là những phần trong cuộc sống của bạn. Bởi vì nếu không có chúng, cuộc sống
của bạn phần nào sẽ mất đi ý nghĩa.
Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng
về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ
sống trọn vẹn từng ngày của đời mình.
Bạn chớ bỏ cuộc khi bạn vẫn còn điều gì đó để cho đi. Không có gì là hoàn toàn bế tắc,
mà nó chỉ thật sự trở nên bế tắc khi ta thôi không cố gắng nữa.
Bạn chớ ngại nhận rằng mình chưa hoàn thiện. Đó chính là sợi chỉ mỏng manh ràng
buộc mỗi người chúng ta lại với nhau.
Bạn chớ ngại mạo hiểm. Nhờ mạo hiểm với những vận hội của đời mình mà bạn biết
cách sống dũng cảm…”.
(Theo Quà tặng cuộc sống – Sống trọn vẹn từng
ngày – kienthuccuocsong.edu.vn)
Câu 1: Chỉ ra tác hại của lối sống “thờ ơ với những gì gần gũi với trái tim bạn” được nêu
trong đoạn trích.
18
Câu 2: Theo anh/chị, “điều gì tốt nhất cho chính mình” được nói đến trong câu: “Chỉ có
bạn mới biết rõ điều gì tốt nhất cho chính mình” là gì?
Câu 3: Việc tác giả nêu lên mối tương quan giữa nghề nghiệp với những trách nhiệm
khác của con người có tác dụng gì?
Câu 4: Brian Dison nói: “Bạn chớ ngại mạo hiểm. Nhờ mạo hiểm với những vận hội của
đời mình mà bạn biết cách sống dũng cảm…”, anh/chị có đồng tình với điều đó không?
Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến
của Brian Dison trong phần đọc hiểu:“Không có gì là hoàn toàn bế tắc, mà nó chỉ thật sự
trở nên bế tắc khi ta thôi không cố gắng nữa”.
Câu 2 (5.0 điểm).
Mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập”, Hồ Chí Minh trích dẫn hai bản “Tuyên ngôn
Độc lập” năm 1776 của Mỹ và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Cách
mạng Pháp năm 1791, trong đó có câu: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền
lợi; và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”; Sau đó Người lại viết: “Thế
mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến
cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn nhân đạo và
chính nghĩa”.
Từ việc cảm nhận những câu văn trên, anh/chị hãy nhận xét về nghệ thuật lập luận của
Bác trong bản “Tuyên ngôn Độc lập”
------------HẾT------------ĐỀ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA SỐ 2
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi
xuân trôi qua trong vô vọng.(…) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng
đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm
khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống. Nếu
chỉ chăm chăm và tán dương tài năng thiên bẩm thì chẳng khác nào chim trời chỉ vỗ
cánh mà chẳng bao giờ bay được lên cao. Mỗi ngày trôi qua rất nhanh. Bạn đã dành
19
thời gian cho những việc gì ? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại và cho công
việc? Và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì
không ?
Các bạn hãy xây dựng tầm nhìn rộng mở (…), biến tri thức của loài người, của
thời đại thành tri thức bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của
mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi
nghiệp; tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân; nhận diện cái đúng, cái sai, cái
đáng làm và cái không nên làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành
công bạn cần có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ chông chênh mà có khi vấp
ngã.
(Theo Báo mới.com ; 26/ 03/ 2016)
Câu 1: Chỉ ra điều cần làm trước mắt được nêu trong đoạn trích.
Câu 2: Phân tích ngắn gọn tác dụng của câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến: “Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để
thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt”?
Câu 4: Anh/Chị có cho rằng “Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của
cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa.
Câu 2 (5.0 điểm)
Trong bài thơ “Tây Tiến”, nhà thơ Quang Dũng đã hai lần nhắc đến sự hi sinh của
người lính Tây Tiến:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời !”
Và:
20
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXBGD, 2016)
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lính trong những dòng thơ trên. Từ đó
nhận xét ngắn gọn về tinh thần bi tráng của hình tượng.
—————————- Hết —————————–
THI THPT QUỐC GIA ĐỀ LUYỆN SỐ 3
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu:
Rất nhiều người đều có tâm lí ăn may. Ở người mắc bệnh trì hoãn thì dạng tâm lí này
càng phổ biến. Họ luôn cho rằng trì hoãn công việc chẳng có gì là ghê gớm, mà không
biết rằng rất có khả năng tới cuối cùng sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.
Tại sao mọi người lại luôn có tâm lí ăn may?
Về mặt lí thuyết, tâm lí ăn may là một dạng phản ứng bản năng của con người. Khi người
ta gặp phải các loại thiên tai hoặc nguy hiểm, nếu họ có ý thức một cách rõ ràng rằng
khả năng sống sót của mình là bằng không thì trong trạng thái ấy hệ thống tinh thần của
con người sẽ sụp đổ. Vì vậy, những lúc như thế này hệ thống tự bảo vệ của con người sẽ
khởi động. Đại não sẽ phát ra mệnh lệnh “Nhất định sẽ có cơ hội thoát ra ngoài, nhất
định sẽ sống sót” giúp người ta dựa vào sức mạnh để kiên trì, từ đó có cơ hội sống sót…
Rất nhiều người khi qua đường rõ ràng thấy đèn đỏ nhưng vẫn sải bước về phía trước.
Thứ dung túng cho họ thực hiện hành vi vượt đèn đỏ chính là tâm lí ăn may. Họ cho rằng
vượt đèn đỏ cũng không xui xẻo đến mức bị tai nạn giao thông. Nhưng thực tế hầu như
những người bị tai nạn giao thông khi ấy đều có suy nghĩ như vậy.
Không chỉ chuyện qua đường, những hậu quả nặng nề hoặc thậm chí ươm mầm đại họa
do tâm lí ăn may gây ra trong cuộc sống của chúng ta nhiều không kể xiết.
Con người luôn dễ dàng tin rằng, bi kịch chỉ xảy ra với người khác, cách mình còn rất
xa. Chính tâm lí ấy khiến người ta coi thường dù chỉ là 1% khả năng xảy ra của bi kịch,
nhưng đối với người mang tâm lí đó thì 1% cũng đồng nghĩa với 100%.
Vì vậy, các bạn mắc bệnh trì hoãn, muốn thoát khỏi trì hoãn, ngàn vạn lần đừng mang
tâm lí ăn may.
(Trích Tuổi trẻ không trì hoãn trang 234, Thần Cách)
21
1. Theo tác giả, trong trường hợp cấp bách, hệ thống tự bảo vệ của con người khởi
động có tác dụng gì?
2. Anh, chị hiểu thế nào là tâm lí ăn may?
3. Theo anh, chị tại sao mọi người lại luôn có tâm lí ăn may?
4. Anh, chị có đồng ý với quan điểm của tác giả: Không chỉ chuyện qua đường,
những hậu quả nặng nề hoặc thậm chí ươm mầm đại họa do tâm lí ăn may gây ra
trong cuộc sống của chúng ta nhiều không kể xiết. Vì sao? Hãy kể một số việc cụ
thể để chứng minh cho ý kiến của anh chị.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: Muốn
thoát khỏi trì hoãn đừng mang tâm lí ăn may trong phần Đọc hiểu.
Câu 2(5,0 điểm)
Trong đoạn trích “Đất nước” (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng”), nhà thơ
Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện những cảm nhận về Đất Nước.
Mở đầu đoạn trích:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết tròng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…”
Sau đó, nhà thơ cũng thể hiện một cảm nhận khác:
“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
22
Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu”
(Đất Nước – Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12,
Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.118)
Anh/ chị hãy phân tích hình tượng Đất Nước trong hai đoạn thơ trên, từ đó làm rõ tư
tưởng mới mẻ, riêng biệt của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước.
……………HẾT………..
ĐỀ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA SỐ 4
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Hôm nay là ngày sinh của ba, mình nhớ lại ngày đó giữa bom rơi đạn nổ. Mới
hôm qua một tràng pháo bất ngờ đã giết chết năm người và làm bị thương hai người.
Mình cũng nằm trong làn đạn lửa của những trái pháo cực nặng ấy. Mọi người còn chưa
qua cái ngạc nhiên lo sợ. Vậy mà mình vẫn như xưa nay, nhớ thương, lo lắng và say tự
đè nặng trong lòng. Ba má và các em yêu thương, ở ngoài đó ba má và các em làm sao
thấy hết được cuộc sống ở đây. Cuộc sống vô cùng anh dũng, vô cùng gian nan, chết
chóc hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm. Vậy mà người ta vẫn bền gan chiến đấu.
Con cũng là một trong muôn nghìn người đó, con sống chiến đấu và nghĩ rằng mình sẽ
ngã xuống vì ngày mai của dân tộc. Ngày mai trong tiếng ca khải hoàn sẽ không có con
đâu. Con tự hào vì đã dâng trọn đời mình cho Tổ quốc."
(Trích Nhật ký Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, 2016, tr.160)
Câu 1. Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn trích thể hiện sự ác liệt của chiến tranh?
Câu 2. Trong đoạn trích, nỗi nhớ thương của người viết hướng đến những ai? Tình cảm
đó cho thấy tác giả nhật ký là người như thế nào?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau: “Cuộc sống
vô cùng anh dũng, vô cùng gian nan, chết chóc hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa
cơm."
Câu 4. Suy nghĩ của anh/chị về dòng tâm sự của nữ liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm: “Con
cũng là một trong muôn nghìn người đó, con sống chiến đấu và nghĩ rằng mình sẽ ngã
xuống vì ngày mai của dân tộc.”
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
23
Từ nội dung được gợi ra ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng
200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về thế hệ thanh niên trong những tháng năm
“bom rơi đạn nổ”.
Câu 2 (5.0 điểm)
Nói về sóng và em, trong bài thơ Sóng ở khổ đầu, Xuân Quỳnh cho thấy những sự
phức tạp:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
Nhưng đến khổ 5, nhà thơ lại đề cập đến sự đồng nhất trong một nỗi niềm:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ tới anh
Cả trong mơ còn thức”
Hãy phân tích những sự phức tạp và đồng nhất trong các khổ thơ trên, từ đó nhận xét về
vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ Xuân Quỳnh trong tình yêu
—————————- Hết —————————–
ĐỀ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA SỐ 5
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
24
Trên thế giới này có quá nhiều sách dạy con người tương tác và giao tiếp, dạy chúng
ta làm thế nào để trở thành một “cao thủ thuyết phục”, chuyên gia đàm phán, nhưng lại
không có sách nào dạy chúng ta làm thế nào để đối thoại với chính mình. Khi bạn bắt
đầu hiểu được tất cả những thứ bên trong của bản thân, bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm
và yêu mến của người khác một cách rất tự nhiên. Nếu như không hiểu được chính mình,
bạn sẽ khiến nội tâm bị nhiễu loạn, làm nguy hại đến môi trường giao tiếp với mọi người.
Sự tương tác giả dối với người khác sẽ là mầm họa lớn nhất khiến cho bạn tự trách mình
và trách người, nó cũng là mầm mống tạo ra những giông bão cả phía bên trong và bên
ngoài của bạn.
Sự đối nhân xử thế rất quan trọng! Nhưng bạn bắt buộc phải hiểu được chính mình,
giao tiếp với chính mình, thì lúc đó bạn mới hiểu và tương tác lành mạnh với người khác.
Biết được bản thân cần gì, bạn mới biết được người khác cần gì. Điều này sẽ giúp ích
cho hành trình xuất phát lại từ đầu của sự nghiệp cũng như sự điều chỉnh lại trong gia
đình, tất cả đều bắt đầu từ việc bạn buộc phải hiểu được chính mình!
(Lư Tô Vỹ, Con không ngốc, con chỉ thông minh theo một cách khác, NXB Dân Trí,
2017, tr. 206 và tr. 207)
Câu 1. Theo tác giả, trên thế giới có quá nhiều loại sách nào và còn thiếu loại sách nào?
Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng : “Biết được bản thân cần gì, bạn mới biết người khác cần
gì.”?
Câu 3. Trong đoạn trích trên, tác giả đề cao việc “ làm thế nào để đối thoại với chính
mình”, vì từ “đối thoại với chính mình” mới hiểu được mình để có cách ứng xử và hành
động hợp lí.
Theo anh/chị, có thể coi đoạn văn sau (trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao) là lời “
đối thoại với chính mình” của Chí Phèo không? Sau những lời này,Chí Phèo có thực sự
“hiểu được chính mình” không?
Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng [ … ]. Thị Nở giục hắn ăn nóng. Hắn cầm
lấy bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xông vào mũi cũng
đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng : những người suốt đời không
ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon. Nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ
hắn mới nếm mùi vị cháo?
Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời : Có ai nấu cho mà ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn
nữa!
25