Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.53 KB, 3 trang )
SINH VIÊN VÀ Ý THỨC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ
Tại sao phải rèn luyện Khi gặp vấn đề, con người thường có những biểu lộ cảm
xúc và hành vi rất khác nhau, có người cảm thấy lo lắng, chán nản, có người muốn
buông xuôi nhưng cũng có người lại chấp nhận.
Tuy nhiên, bản chất cuộc sống là tính có vấn đề, nếu không được trang bị kỹ năng
giải quyết vấn đề thì nhiều người sẽ dễ mất định hướng, thất bại trong các mối
quan hệ, trong học tập, trong công việc,… thậm chí tìm đến cách giải quyết tiêu
cực để né tránh vấn đề như: nghiện rượu, nghiện ma túy, tự tử,…Việc rèn luyện về
kỹ năng giải quyết vấn đề là điều vô cùng cần thiết. Sinh viên cũng không là
trường hợp ngoại lệ.
1. Vấn đề là gì? Và vấn đề của sinh viên cụ thể là thế nào?
Vấn đề không phải lúc nào cũng là những khái niệm trừu tượng, vĩ mô mà vấn đề
trong nhiều trường hợp rất đơn giản và cụ thể, ví dụ như:
- Lựa chọn một ngành học phù hợp?
- Có nên yêu khi còn là sinh viên?
- Mua sách nào để học tốt môn tiếng Anh?
- Có nên đi chơi vào cuối tuần này?
Riêng đối với sinh viên, quá trình chuyển tiếp từ thời học sinh sang đời sống sinh
viên không phải là một thời kỳ dễ dàng đối với nhiều bạn trẻ. Cuộc sống tập thể ở
nhà trọ, ký túc xá, chi tiêu cá nhân, quan hệ bạn bè, tương quan thầy trò, cách học
đại học, định hướng công việc sau khi ra trường, …tất cả những thay đổi đó đều
khiến cho các bạn sinh viên cảm thấy nhiều áp lực và đó cũng chính là những vấn
đề mà sinh viên hay gặp phải.
2. Quy trình giải quyết vấn đề như thế nào?
- Nhận diện đúng vấn đề cần giải quyết.
- Xác định đúng những nguyên nhân tạo ra vấn đề đó.
- Tìm ra được nhiều các giải pháp thiết thực và khả thi để giải quyết vấn đề đó.
- Ra quyết định để lựa chọn một giải pháp phù hợp để có thể giải quyết được vấn
đề đặt ra.
- Kiên trì, quyết tâm thực hiện các giải pháp cho đến khi thu được kết quả mong