Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Trình bày mối quan hệ giữa vị thế đồng tiền quốc gia với đô la hóa. Qua đó liên hệ thực tiến chỉ ra các giải pháp mà NHNN đã sử dụng để chống đô la hóa ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.92 KB, 6 trang )

Họ và Tên: Nguyễn Thị Cẩm Hà
Lớp: Quản lý kinh tế C11
Khóa: 27
Môn: Tài chính tiền tệ

BÀI TẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

Đề bài: Trình bày mối quan hệ giữa vị thế đồng tiền quốc gia với đô la hóa. Qua
đó liên hệ thực tiến chỉ ra các giải pháp mà NHNN đã sử dụng để chống đô la
hóa ở Việt Nam.


1. Mối quan hệ giữa đô la hóa và vị thế đồng tiền Việt Nam trong thực tế hiện

nay
• Đô la hóa
Đô la hóa là tình trạng mà tỉ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm trên 30% trong tổng
khối tiền tệ mở rộng bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền
gửi có kỳ hạn và tiền gửi ngoại tệ.
Hiểu theo cách đơn giản nhất là ngoại tệ (USD) được sử dụng rộng rãi bên cạnh đồng
nội tệ làm đồng tiền thanh toán trong các giao dịch thương mại. IMF đã xếp Việt Nam
thuộc nhóm quốc gia đô la hóa không chính thức.
Đô la hóa không chính thức là hiện tượng người dân dùng ngoại tệ giao dịch hàng hóa
và dịch vụ, giữ ngoại tệ làm tài sản, mặc dù ngoại tệ không được coi là đồng tiền lưu
chuyển hợp pháp trên thị trường trong nước.


Tác động của đô la hóa đến vị thế đồng tiền Quốc gia

Theo các nghiên cứu đô la hóa do chưa cân bằng lợi ích nắm giữ giữa đồng tiền
Quốc gia và đô la, chủ yếu do biến động về tỷ giá, lãi suất thực tế và kỳ vọng, nhất là


khi đồng Việt Nam chưa phải là đồng tiền chuyển đổi, lạm phát của Việt Nam tương
đối cao so với các nước trên thế giới và khu vực.
Đô la hóa gây ảnh hưởng đến vị thế đồng tiền Quốc gia
- Đô la hóa cụ thể ở Việt Nam là đô la hóa không chính thức gây nhiều tác động tiêu
cực đến vị thế đồng tiền quốc gia thông qua ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách
tỷ giá hối đoái vì đô la hoá có thể làm cho cầu tiền trong nước không ổn định, do
người dân có xu hướng chuyển từ đồng nội tệ sang đô la Mỹ, làm cho cầu của đồng đô
la Mỹ tăng mạnh gây sức ép đến tỷ giá. Trong trường hợp có biến động, mọi người bất
ngờ chuyển sang ngoại tệ có thể làm cho đồng nội tệ mất giá và bắt đầu một chu kỳ
lạm phát.
- Làm giảm hiệu quả điều hành của chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ của ngân
hàng trung ương không phát huy được hiệu quả, bị mất tính độc lập và chịu nhiều ảnh
hưởng từ diễn biến kinh tế quốc tế, nhất là khi xảy ra các cuộc khủng hoảng kinh tế.
- Gây khó khăn trong việc dự đoán diễn biến tổng phương tiện thanh toán, do đó dẫn
đến việc đưa ra các quyết định về việc tăng hoặc giảm lượng tiền trong lưu thông kém
chính xác và kịp thời. Làm cho đồng tiền Quốc gia (nội tệ) nhạy cảm hơn đối với các
thay đổi bên ngoài, do đó những cố gắng của chính sách tiền tệ nhằm tác động đến
tổng cầu nền kinh tế thông qua việc điều chỉnh lãi suất cho vay trở nên kém hiệu quả.


- Đô la hóa có thể làm cho đồng tiền trong nước không ổn định, do người dân có xu
hướng chuyển từ đồng nội tệ sang đô la Mỹ, làm nhu cầu của đồng đô la Mỹ tăng
mạnh gây sức ép đến tỷ giá. Khi các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới thực
hiện phá giá đồng tiền, thì quốc gia bị đô la hóa sẽ không còn khả năng để bảo vệ sức
cạnh tranh của khu vực xuất khẩu thông qua việc điều chỉnh lại tỷ giá hối đoái.
- Chính sách tiền tệ bị phụ thuộc nặng nề vào nước Mỹ. Trong trường hợp đô la hóa
chính thức, các chính sách tiền tệ và chính sách lãi suất của đồng tiền khi đó sẽ do
nước Mỹ quyết định. Trong khi các nước đang phát triển và một số nước phát triển
như Mỹ không có chu kỳ tăng trưởng kinh tế giống nhau, sự khác biệt về chu kỳ tăng
trưởng kinh tế tại hai khu vực kinh tế khác nhau đòi hỏi phải có những chính sách tiền

tệ khác nhau.
- Bên cạnh đó, khi người dân giữ một khối lượng lớn tiền gửi bằng ngoại tệ, những
thay đổi về lãi suất trong nước hay nước ngoài có thể gây ra sự chuyển dịch lớn từ
đồng tiền này sang đồng tiền khác (hoạt động đầu cơ tỷ giá). Những thay đổi này sẽ
gây khó khăn cho ngân hàng trung ương trong việc đặt mục tiêu cung tiền trong nước
và có thể gây ra những bất ổn định trong hệ thống ngân hàng.
- Đô la hóa chính thức sẽ làm mất đi chức năng của ngân hàng trung ương là người
cho vay cuối cùng của các ngân hàng. Trong các nước đang phát triển chưa bị đô la
hóa hoàn toàn, mặc dù các ngân hàng có vốn tự có thấp, song công chúng vẫn tin
tưởng vào sự an toàn đối với các khoản tiền gửi của họ tại các ngân hàng. Nguyên
nhân là do có sự bảo lãnh ngầm của Nhà nước đối với các khoản tiền này. Điều này
chỉ có thể làm được đối với đồng tiền nội tệ, chứ không thể áp dụng được đối với đô la
Mỹ. Đối với các nước đô la hóa hoàn toàn, khu vực ngân hàng sẽ trở nên bất ổn hơn
trong trường hợp ngân hàng thương mại bị phá sản và sẽ đóng cửa khi chức năng cho
vay cuối cùng của ngân hàng trung ương đã bị mất.
=> Mối quan hệ giữa đô la hóa và vị thế đồng tiền Việt Nam trong thực tế hiện
nay
- Khi mức đô la hóa giảm một mặt phản ánh uy tín của đồng nội tệ cao hơn trong dân
cư, mặt khác và quan trọng hơn là giảm bớt sự lệ thuộc của nền kinh tế vào một đồng
tiền (ở đây là USD) và các chính sách liên quan của quốc gia “đẻ” ra nó.
- Khi mức độ đô la hóa xuống thấp, tính độc lập và chủ động trong điều hành chính
sách tiền tệ của Việt Nam được nâng cao hơn. Ở một góc độ nào đó, đây là một vấn đề
mang tính chủ quyền quốc gia, chứ không đơn thuần là một vấn đề kinh tế.


Ngược lại


Chúng ta đều biết khi đồng tiền Quốc gia ( VND ) hạ giá thì xuất khẩu sẽ có lợi và
nhập khẩu sẽ bất lợi. Tất cả những nhà nhập khẩu vào Việt Nam đều hưởng lợi khi

đồng nội tệ mạnh như hiện nay.
2. Các giải pháp NHNN đã sử dụng để chống đô la hóa ở Việt Nam trong
thực tiễn
Hạn chế đô la hóa là vấn đề được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tập trung giải quyết
nhiều năm nay.
1. Trần lãi suất tiền gửi USD tại Việt Nam đã được đưa về 0%/năm vào nửa cuối

năm 2015. Thông tư số 24/2015/TT-NHNN quy định cho vay bằng ngoại tệ của
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là
người cư trú được ban hành ngày 08/12/2015 cũng đã "siết" nhu cầu vay vốn
ngoại tệ doanh nghiệp, giới hạn chỉ 5 đối tượng được tiếp cận vốn vay USD.
Nhờ vậy, nếu như cách đây 10 năm, tổng số dư tiền gửi USD trên tổng số dư
tiền gửi của toàn nền kinh tế chiếm khoảng 25% thì hiện nay con số này còn
khoảng 8%.
2. Quyết định số 986/QĐ-TTg về “Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt

Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” do Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc ban hành ngày 08/8/2018 đã đặt ra mục tiêu giảm dần tỷ lệ tín dụng ngoại
tệ/tổng tín dụng, phấn đấu tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán
đạt mức dưới 7,5% vào năm 2020 và mức 5% vào năm 2030; tiến tới ngừng
cho vay ngoại tệ để chậm nhất đến năm 2030 cơ bản khắc phục tình trạng đô la
hóa trong nền kinh tế.
Tại Quyết định, Thủ tướng cũng giao NHNN tập trung xây dựng và triển
khai Đề án hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030. Dự kiến, Đề án này sẽ được NHNN trình Thủ tướng phê
duyệt trong năm 2018.
Một số giải pháp cụ thể như sau:
Một là,
Hai là,
Ba là,….

Trong điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã kết hợp đồng
bộ các giải pháp và công cụ điều hành, nhất là sự phối hợp giữa chính sách lãi suất và


tỷ giá để duy trì sức hấp dẫn của VND so với USD. Vào thời điểm tháng 8/2015, thị
trường ngoại tệ trong nước chịu áp lực rất lớn từ biến động bất thường trên thị trường
quốc tế (Trung Quốc phá giá Nhân dân tệ), tỷ giá tăng chạm trần, tâm lý găm giữ
ngoại tệ gia tăng.
Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã giảm trần lãi suất tiền gửi USD
về 0%/năm đối với tổ chức vào nửa cuối năm 2015; đồng thời tích cực bán ngoại tệ
can thiệp; tích cực truyền thông; từ năm 2016, chuyển sang điều hành theo cơ chế tỷ
giá trung tâm... Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, từ năm 2015 đến nay,
tỷ giá và thị trường ngoại hối về cơ bản ổn định, tâm lý thị trường được giải tỏa, thanh
khoản thị trường cải thiện, tình trạng găm giữ ngoại tệ giảm (tỷ lệ đô la hóa trong nền
kinh tế giảm từ 11,06% năm 2014 xuống 8,5% hiện nay).
Mặc dù có những tác động tích cực, góp phần vào bình ổn tỷ giá và thị trường ngoại
hối, nhưng cũng như bất kỳ một chính sách kinh tế nào khác, khó tránh khỏi những tác
động hạn chế như việc người dân không được hưởng lãi suất, có người dân rút tiền gửi
ngoại tệ ra tự quản lý, đối mặt với rủi ro... Tuy nhiên, với chủ trương kiên định kiểm
soát lạm phát, ổn định tỷ giá, lãi suất VND luôn hấp dẫn so với ngoại tệ thì người dân
chuyển đổi ngoại tệ ra VND để gửi hệ thống ngân hàng sẽ có lợi hơn.
Thực tế cho thấy, từ khi áp dụng chính sách lãi suất 0%/năm, kết hợp đồng bộ các giải
pháp điều hành chính sách tiền tệ, tiền gửi ngoại tệ của người dân giảm nhưng đi đôi
là diễn biến các tổ chức tín dụng chuyển từ xu hướng bán ròng ngoại tệ sang mua ròng
ngoại tệ, tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mua được một lượng lớn
ngoại tệ trong năm 2016 (9,6 tỷ USD), và tiếp tục mua 7,3 tỷ USD trong 11 tháng đầu
năm 2017.
Về ý kiến trong điều hành kinh tế vĩ mô có bất cập lớn, trái ngược nhau giữa chính
sách tiền tệ và tài khóa, mặc dù vẫn còn những hạn chế, bất cập trong điều hành cũng
như phối hợp giữa chính sách tiền tệ và tài khóa, nhưng những năm qua, việc phối hợp

giữa hai chính sách này ngày càng chặt chẽ. Để phục vụ nhu cầu vốn đầu tư phát triển
và bù đắp bội chi ngân sách, hàng năm, Chính phủ phải đi vay trong và ngoài nước,
chủ yếu thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ.
Đối với việc phát hành trái phiếu Chính phủ bằng nội tệ, chính sách tiền tệ đã có sự
phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa trong việc điều tiết tiền tệ, lãi suất hợp lý,
tạo điều kiện cho việc phát hành trái phiếu Chính phủ thành công với khối lượng lớn,
lãi suất giảm. Đối với ngoại tệ, do Chính phủ huy động chủ yếu từ nước ngoài với kỳ
hạn dài, trong khi nguồn vốn huy động ngoại tệ trong nước của tổ chức tín dụng chủ
yếu là ngắn hạn nên khó có thể dùng nguồn ngoại tệ này để cho Chính phủ vay với kỳ
hạn dài. Do không tương đồng về bản chất, kỳ hạn và điều kiện nên khó có thể so sánh


về lãi suất huy động ngoại tệ của hệ thống ngân hàng với lãi suất mà Chính phủ đi vay
nước ngoài.
Để huy động được nguồn ngoại tệ của người dân, trong thời gian tới, Chính phủ tiếp
tục điều hành các giải pháp kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao sức
hấp dẫn của VND, phát triển thị trường tài chính để người dân chuyển hóa thành
VND, trở thành nguồn lực để góp phần đầu tư, phát triển kinh tế. Thực tế cho thấy
GDP năm 2017 tăng 6,81% chứng minh cho sự phù hợp của chính sách tiền tệ và
chính sách tài khóa.
Trên cơ sở ý kiến của đại biểu Chiểu, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam chủ động đánh giá, dự báo và theo dõi sát diễn biến kinh tế, thương
mại, tài chính quốc tế trong và ngoài nước để có phương án, giải pháp điều hành các
công cụ chính sách tiền tệ phù hợp, kịp thời, bao gồm cả chính sách lãi suất tiền gửi
USD, bảo đảm ổn định tỷ giá, thị trường ngoại tệ, hạn chế tình trạng đô la hóa, nâng
cao vị thế đồng VND, tăng dự trữ ngoại hối, giảm găm giữ ngoại tệ để chuyển hóa
thành nguồn lực phục vụ sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế xã hội.
Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát, cập nhật và đề
xuất chính sách lãi suất tiền gửi USD trong Đề án hạn chế tình trạng đô la hóa trong
nền kinh tế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.




×