Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

đánh giá hiệu quả biệc đánh thuế túi nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế sử dụng túi nilon tại tphcm. nghiên cứu cụ thể tại quận thủ đức.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 153 trang )

Đánh giá hiệu quả việc đánh thuế túi nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế
sử dụng túi nilon tại TP.HCM – Nghiên cứu cụ thể tại Quận Thủ Đức

i

MỤC LỤC
Mục lục i
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình ix
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3. Mục tiêu nghiên cứu 3
4. Nội dung nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4
7. Cấu trúc đề tài 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
1.1. CẤU TẠO TÚI NILON 6
1.2. CÁC LOẠI TÚI NILON 11
1.3. VAI TRÒ CỦA TÚI NILON 12
1.4. TÁC HẠI CỦA TÚI NILON 12
1.4.1. Tác động của túi nilon đối với môi trường 14
1.4.1.1. Đối với môi trường không khí 14
1.4.1.2. Đối với môi trường nước 14
Đánh giá hiệu quả việc đánh thuế túi nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế
sử dụng túi nilon tại TP.HCM – Nghiên cứu cụ thể tại Quận Thủ Đức

ii


1.4.1.3. Đối với môi trường đất 16
1.4.1.4. Tiêu thụ tài nguyên 16
1.4.1.5. Cảnh quan 16
1.4.2. Tác hại của túi nilon đối với động vật 17
1.4.2.1. Đối với động vật trên cạn 17
1.4.2.2. Đối với động vật biển 18
1.4.3. Tác hại của túi nilon đối với con người 19
1.4.3.1. Tác động đến sức khỏe 19
1.4.3.2. Tác động đến kinh tế - xã hội 19
1.4.3.3. Tác động của hoạt động tái chế túi nilon 20
1.4.3.4. Tác động đến nhà nước và chính sách 21
1.5. KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC TRONG QUẢN LÝ TÚI NILON 21
1.5.1. Châu Á 22
1.5.2. Châu Âu 26
1.5.3. Châu Phi 31
1.5.4. Châu Mỹ 31
1.5.5. Châu Úc 35
1.6. KINH NGHIỆM Ở VIỆT NAM 41
1.6.1. Trường hợp điển hình: giảm thiểu sử dũng túi nilon tại Metro 42
1.6.1.1. Lộ trình thực hiện 42
1.6.1.2. Kết quả đạt được 42
1.6.2. Đánh thuế túi nilon 45
1.6.3. Kết luận 46
1.7. KẾT LUẬN 47
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 49
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 49
Đánh giá hiệu quả việc đánh thuế túi nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế
sử dụng túi nilon tại TP.HCM – Nghiên cứu cụ thể tại Quận Thủ Đức

iii


2.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HỆ THỐNG 51
2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP CỤ THỂ 52
2.3.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu liên quan 52
2.3.2. Phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp phân tích hành vi 52
2.3.2.1. Đối tượng người tiêu dùng 52
2.3.2.2. Đối tượng các tiểu thương 53
2.3.2.3. Đối tượng cơ sở sản xuất túi nilon 54
2.3.3. Phương pháp đánh giá chính sách 55
2.4. PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ KHẢO SÁT 57
CHƯƠNG 3: Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG VỀ HIỆU QUẢ ĐÁNH THUẾ TÚI NILON
VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU SỬ DỤNG TÚI NILON TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 59
3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN TỪ ĐỐI TƯỢNG CÁC TIỂU THƯƠNG 59
3.1.1. Phần thông tin chung 59
3.1.2. Thói quen bán hàng 62
3.1.3. Các giải pháp giảm thiểu túi nilon 67
3.1.4. Tóm tắt các kết quả chính 68
3.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN TỪ ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI TIÊU DÙNG 69
3.2.1. Phần thông tin chung 69
3.2.2. Phần thói quen đi chợ 73
3.2.3. Phần thói quen sử dụng túi nilon 77
3.2.4. Sự hiểu biết về vấn đề môi trường và tác hại túi nilon của người tiêu
dùng 78
3.2.5. Các giải pháp giảm thiểu túi nilon 81
3.2.6. Tóm tắt các kết quả chính 89
3.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỐI TƯỢNG CƠ SỞ SẢN XUẤT TÚI NILON 90
Đánh giá hiệu quả việc đánh thuế túi nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế
sử dụng túi nilon tại TP.HCM – Nghiên cứu cụ thể tại Quận Thủ Đức


iv

3.3.1. Kết quả khảo sát và thu thập số liệu 91
3.3.1.1. Về kích cỡ và giá thành túi nilon 91
3.3.1.2. Tác động của thuế túi nilon đến các cơ sở sản xuất 93
3.3.1.3. Các giải pháp giảm thiểu sử dụng túi nilon 93
3.3.2. Tóm tắt các kết quả chính 94
3.4. KẾT LUẬN CHUNG 95
3.4.1. Hiểu quả của việc đánh thuế túi nilon 95
3.4.2. Các đề xuất giảm thiểu của từng đối tượng 99
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI
NILON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 100
4.1. GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ 100
4.1.1. Giới thiệu các loại túi thay thế 100
4.1.2. Lựa chọn loại túi khả thi: 104
4.1.3. Nhận xét 105
4.2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ 106
4.2.1. Giải pháp mang tính pháp lý 106
4.2.2. Giải pháp mang tính kinh tế 107
4.2.3. Khuyến khích các tiểu thương giảm việc phát miễn phí túi nilon 108
4.3. GIẢI PHÁP TUYÊN TUYỀN NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG108
4.4. LỘ TRÌNH ÁP DỤNG GIẢI PHÁP 109
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
PHỤ LỤC

Đánh giá hiệu quả việc đánh thuế túi nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế
sử dụng túi nilon tại TP.HCM – Nghiên cứu cụ thể tại Quận Thủ Đức

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PE Polyehtylene
HDPE High density polyethylene
LDPE Low density polyethylene
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
CSMT Chính sách môi trường
ARA Australian Retailers Association – Hiệp hội các nhà bán lẻ Úc
EPHC Environment Protection and Heritage Council – Hội đồng Bảo vệ môi
trường và di sản
UNEP United Nations Environment Programme – Chương trình môi trường
Liên Hiệp Quốc
UNFPA United Nations Population Fund – Quỹ dân số Liên hiệp quốc







Đánh giá hiệu quả việc đánh thuế túi nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế
sử dụng túi nilon tại TP.HCM – Nghiên cứu cụ thể tại Quận Thủ Đức

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Đặc tính của 2 loại túi LDPE và HDPE 8
Bảng 1.2: Giải pháp của các nước trên thế giới 47
Bảng 2.1: Danh mục các chợ khảo sát 53
Bảng 2.2: Tiêu chí đánh giá chính sách 55

Bảng 2.3: Quy trình thực hiện thống kê 57
Bảng 3.1: Thống kê mặt hàng kinh doanh và doanh thu hàng tháng của các tiểu thương
59
Bảng 3.2: Mức chệnh lệch thời điểm trước và sau khi thuế có hiệu lực 61
Bảng 3.3: Thống kê thói quen phát túi nilon cho khách hàng 62
Bảng 3.4: Mối liên hệ giữa các nhóm doanh thu và thói quen hỏi trước khi phát miễn
phí túi nilon 65
Bảng 3.5: Mức độ quan tâm của các tiểu thương đến kích thước túi nilon phù hợp với
kích thước mặt hàng 66
Bảng 3.6: Giải pháp giảm thiểu sử dụng túi nilon 67
Bảng 3.7: Thống kê nghề nghiệp 70
Bảng 3.8: Thống kê số người trong hộ gia đình 72
Bảng 3.9: Thống kê mật độ đi chợ 73
Bảng 3.10 :Thống kê thói quen yêu cầu lấy thêm túi nilon 74
Bảng 3.11 : Thống kê mức độ sử dụng túi nilon trong cuộc sống hàng ngày 77
Đánh giá hiệu quả việc đánh thuế túi nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế
sử dụng túi nilon tại TP.HCM – Nghiên cứu cụ thể tại Quận Thủ Đức

vii

Bảng 3.12 : Sự nhận thức về hiện trạng sử dụng túi nilon tại Thành phố Hồ Chí Minh
79
Bảng 3.13: Sự nhận thức về tác hại của túi nilon 80
Bảng 3.14: Thống kê tỷ lệ giữa người không trả tiền và người sẵn lòng trả tiền 85
Bảng 3.15 : Hình thức và mức giá túi nilon 87
Bảng 3.16 : Giải pháp giảm thiểu sử dụng túi nilon 88
Bảng 3.17 : Thống kê quy mô sản xuất 91
Bảng 3.18 : Số lượng và giá thành của các loại túi LDPE 92
Bảng 3.19 : Tiêu chí đánh gíá hiệu quả của việc đánh thuế túi nilon 95
Bảng 3.20: Bảng thống kê ý kiến của các đối tượng khảo sát đối với việc giảm thiểu sử

dụng túi nilon trên địa bàn TP.HCM 99
Bảng 4.1: Đánh giá điểm cho các loại túi về vấn đề kinh tế – xã hội – môi trường . 104
Bảng 4.2 : Lộ trình áp dụng giải pháp 109






Đánh giá hiệu quả việc đánh thuế túi nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế
sử dụng túi nilon tại TP.HCM – Nghiên cứu cụ thể tại Quận Thủ Đức

viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Mô hình 3D của cấu trúc Polyethylene 6
Hình 1.2: Các loại túi nilon 11
Hình 1.3: Túi nilon làm tắc nghẽn cống rãnh 15
Hình 1.4: Rác nilon ở khắc nơi 17
Hình 1.5: Thu gom tái chế túi nilon 21
Hình 1.6: Lượng túi sử dụng nhiều lần Metro bán cho khách hàng 44
Hình 1.7: Lượng túi nilon Metro phát miễn phí cho khách hàng 44
Hình 2.1: Sơ đồ nghiên cứu 50
Hình 2.2: Sơ đồ phương pháp phân tích 51
Hình 3.1: Thống kê doanh thu hàng tháng của 100 tiểu thương 60
Hình 3.2: Thống kê thói quen hỏi trước khi phát túi nilon cho khách hàng 63
Hình 3.3 : Mối liên quan giữa doanh thu và thói quen hỏi trước khi phát miễn phí túi
nilon cho khách hàng của các tiểu thương 64
Hình 3.4: Thống kê độ tuổi của 100 người tiêu dùng được khảo sát 69
Hình 3.5: Thống kê thu nhập hàng tháng 71

Hình 3.6: Thống kê thói quen mang theo giỏ/túi xách 75
Hình 3.7: Sự thay đổi số lượng túi nilon nhận được khi đi chợ của người tiêu dùng
trước và sau thời điểm thuế túi nilon có hiệu lực 76
Đánh giá hiệu quả việc đánh thuế túi nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế
sử dụng túi nilon tại TP.HCM – Nghiên cứu cụ thể tại Quận Thủ Đức

ix

Hình 3.8: Thống kê thói quen sử dụng lại túi nilon 78
Hình 3.9: Loại túi thích hợp thay thế túi nilon 81
Hình 3.10: Thống kê mức độ sẵn lòng tham gia các chương trình giảm thiểu túi nilon82
Hình 3.11: Thống kê phản ứng của người tiêu dùng khi phải trả tiền để sử dụng
túi nilon 83
Hình 3.12: Mối liên quan giữa thu nhập và mức sẵn lòng trả tiền của
người tiêu dùng 84
Hình 3.13: Các loại hạt nhựa nguyên sinh PE 92









Đánh giá hiệu quả việc đánh thuế túi nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế
sử dụng túi nilon tại TP.HCM – Nghiên cứu cụ thể tại Quận Thủ Đức

1


MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ lâu, túi nilon đã trở thành sản phẩm thông dụng trong cuộc sống hàng ngày
của con người. Với các tính năng rẻ, nhẹ, bền và tiện lợi, túi nilon được sự ưa chuộng
hầu hết khắp nơi trên thế giới, từ nước giàu nước nghèo, từ thành thị đến nông thôn.
Trong tất cả mọi sinh hoạt trong gia đình, từ các khu trung tâm thương mại, chợ đến
khu dân cư, trường học, bệnh viện, không nơi nào là không có sự hiện diện của túi
nilon. Mỗi lần đi chợ hay mua sắm, chúng ta có thể nhận được từ cả chục túi nilon đủ
loại, đồng thời túi nilon cũng được phát miễn phí một cách vô tư theo yêu cầu khách
hàng. Chính sự tiện lợi này nên khối lượng túi nilon được tiêu dùng rất nhiều. Theo
tính toán ngoại suy của Vincent Cobb, dựa trên lượng túi nilon sử dụng của Mỹ năm
2001 thì hàng năm có khoảng 500 – 1000 tỷ túi nilon được tiêu thụ trên toàn thế giới
[1].
Khi tiêu dùng ngày càng tăng dẫn đến lượng rác túi nilon sẽ tăng theo, việc thu
gom xử lý trở nên khó khăn kéo theo việc phát sinh hàng loạt các vấn đề tiêu cực.
Nguyên nhân là do đặc tính túi nilon bền, khó phân hủy, cần khoảng thời gian rất dài,
từ 20 – 1000 năm để phân hủy vào trong môi trường [2]. Ngoài một phần nhỏ túi nilon
được tái sử dụng và tái chế, phần lớn vứt bừa bãi khắp nơi, rơi xuống kênh rãnh, cống
thoát nước và gây nghẹt cống rãnh, ngập lụt, tù đọng nước, là nơi phát sinh ruồi, muỗi
gây bệnh cho con người. Rác túi nilon có thể gây hại cho nhiều loài động vật biển hữu
nhũ khác đã chết hàng năm do chúng nhầm lẫn túi nilon là thức ăn.
Để giải quyết vấn đề này, nhiều nước trên thế giới đã phát động nhiều phong
trào và nhiều quy định chính sách về giảm thiểu sử dụng túi nilon như chương trình
“Nói không với túi nilon” ở Úc; cấm sử dụng túi nilon ở Đài Loan, San Francisco;
giảm sử dụng túi nilon ở Pháp, Sydney
Đánh giá hiệu quả việc đánh thuế túi nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế
sử dụng túi nilon tại TP.HCM – Nghiên cứu cụ thể tại Quận Thủ Đức

2


Ở Việt Nam nói riêng và TP.HCM nói riêng, túi nilon đang là vấn đề đáng quan
tâm. Sử dụng túi nilon đã trở thành thói quen “ăn sâu” vào đời sống sinh hoạt của
người dân. Do người dân chưa nhận thấy được những tác hại túi nilon gây ra cho môi
trường cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe nên họ đã tiêu dùng một cách quá mức. Với
1,7 triệu dân ở TP.HCM tiêu thụ 10 – 18 triệu túi nilon/ngày, tương đương 80 – 120
tấn/ngày [2].
Túi nilon còn được phát miễn phí và khách hàng muốn xin bao nhiêu tùy thích.
Vấn đề đáng lo ngại hơn là sau khi sử dụng, túi nilon lại bị xả bừa bãi khắp nơi mà
không được thu gom xử lý triệt để. TP.HCM chưa có thống kê cụ thể nào về lượng túi
nilon sử dụng, tuy nhiên với việc phát miễn phí trong hoạt động buôn bán cũng có thể
nhận thấy lượng túi nilon sử dụng hiện nay là quá nhiều. Đây là bài toán chưa tìm được
lời giải trong xử lý môi trường đô thị nước ta nói chung và đối với TP.HCM nói riêng,
cần có giải pháp cho việc giảm thiểu sử dụng chúng.
Việc đánh thuế túi nilon có hiệu lực từ ngày 1-1-2012 khiến một số chuyên gia
môi trường và cả người tiêu dùng băn khoăn về tác dụng “giảm lượng rác thải nilon”
tại nước ta, như điều mà Luật thuế bảo vệ môi trường đang nhắm tới. Nằm trong mục
tiêu chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đã được Chính phủ phê
duyệt đến năm 2015, Việt Nam sẽ giảm 40% lượng túi nilon sử dụng tại các siêu thị,
trung tâm thương mại so với năm 2010 [3]. Luật thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực,
mỗi ký túi nilon bán ra sẽ phải chịu thêm 40.000đ/kg. Bằng cách này, giá thành túi
nilon được đẩy lên cao, người dân Việt Nam sẽ kiềm chế hơn khi dùng túi nilon.
Liệu rằng sau hơn năm tháng đánh thuế túi nilon có đạt được hiệu quả như kỳ
vọng của Bộ Tài Nguyên – Môi Trường? Trên cơ sở đó, đề tài tập trung vào “Đánh giá
hiệu quả việc đánh thuế túi nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế sử dụng túi
nilon tại TP.HCM”. Kết quả của đề tài sẽ cung cấp các thông tin quan trọng cho các
nhà hoạch định chính sách trong việc kiểm soát và điều tiết hiện trạng sản xuất, phân
Đánh giá hiệu quả việc đánh thuế túi nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế
sử dụng túi nilon tại TP.HCM – Nghiên cứu cụ thể tại Quận Thủ Đức

3


phối, sử dụng và thải bỏ túi nilon tại TP.HCM thông qua một nghiên cứu cụ thể tại
Quận Thủ Đức, TP.HCM.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu: thuế túi nilon và các giải pháp giảm hạn chế sử dụng túi
nilon.
 Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát cụ thể tại các chợ và cơ sở sản xuất túi nilon tại
quận Thủ Đức, TP.HCM.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Đánh giá hiệu quả việc đánh thuế túi nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn
chế sử dụng túi nilon tại TP.HCM.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Thu thập các tài liệu về túi nilon như thành phần, vai trò, tác hại của túi nilon
đối với môi trường
 Thu thập, khảo sát ý kiến cộng đồng về việc sử dụng túi nilon trên địa bàn
TP.HCM. (đối tượng người dân, tiểu thương, chủ cơ sở sản xuất túi nilon)
 Phân tích dữ liệu thu được đưa ra đánh giá khách quan về hiệu quả việc đánh
thuế túi nilon.
 Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu việc sử dụng túi nilon
trên địa bàn TP.HCM.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cụ thể sẽ được trình bày ở chương 2.
Đánh giá hiệu quả việc đánh thuế túi nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế
sử dụng túi nilon tại TP.HCM – Nghiên cứu cụ thể tại Quận Thủ Đức

4

6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài sẽ cung cấp các thông tin quan trọng cho
các nhà hoạch định chính sách trong việc kiểm soát và điều tiết hiện trạng sản xuất,

phân phối, sử dụng và thải bỏ túi nilon tại TP.HCM. Cung cấp thêm phương pháp
nghiên cứu điều tra khảo sát trực tiếp đối với cộng đồng.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài tiến hành đánh giá hiệu quả việc đánh thuế túi nilon tại
TP.HCM, từ đó chỉ ra được mặt được và chưa được của việc đánh thuế túi nilon.Từ
những khúc mắc của việc đánh thuế túi nilon ta có thể rút ra được bài học kinh nghiệm
và đề xuất các giải pháp hữu hiệu hơn trong việc hạn chế sử dụng túi nilon. Các giải
pháp nếu khả thi sẽ giúp giảm bớt gánh nặng trong việc quản lý chất thải rắn cũng như
cải thiện môi trường sống tại TP.HCM.
7. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Luận văn bố cục gồm phần mở đầu, bốn chương nội dung: một chương tổng
quát, một chương phương pháp nghiên cứu, một chương ý kiến cộng đồng, một chương
giải pháp và cuối cùng là phần kết luận kiến nghị. Trong đó:
- Phần mở đầu nêu lên mục đích nội dung và ý nghĩa của đề tài.
- Chương 1: Tổng quan tài liệu
Giới thiệu về thành phần tính chất túi nilon.
Giới thiệu về kinh nghiệm các nước trên thế giới và ở nước ta trong việc quản lý
sử dụng túi nilon.


Đánh giá hiệu quả việc đánh thuế túi nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế
sử dụng túi nilon tại TP.HCM – Nghiên cứu cụ thể tại Quận Thủ Đức

5

- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Nêu ra các cơ sở của việc nghiên cứu và các hình thức áp dụng, các bước của
quy trình chọn mẫu và phát phiếu điều tra khảo sát khi thực hiện nghiên cứu.
- Chương 3: Ý kiến cộng đồng về hiệu quả đánh thuế túi nilon và các giải
pháp nhằm giảm thiểu sử dụng túi nilon trên địa bàn TP.HCM
Đưa ra các kết quả nghiên cứu, khảo sát về hiện trạng phân phối cũng như sử

dụng túi nilon, tiến hành đánh giá hiệu quả thuế túi nilon dựa trên các cơ sở đó và phân
tích các yếu tố liên quan đến các giải pháp nhằm giảm thiểu sử dụng túi nilon.
- Chương 4: Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế sử dụng túi nilon trên địa
bàn TP.HCM
Đưa ra các giải pháp đối với từng yếu tố, từng đối tượng nhằm hạn chế sử dụng
túi nilon trên địa bàn TP.HCM.
- Phần kết luận – kiến nghị.








Đánh giá hiệu quả việc đánh thuế túi nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế
sử dụng túi nilon tại TP.HCM – Nghiên cứu cụ thể tại Quận Thủ Đức

6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CẤU TẠO TÚI NILON [4]
Túi nilon là một loại bao bì dẻo dùng để chứa đựng và vận chuyển thức ăn, hóa
chất, nước, Trong đồ án tốt nghiệp này, túi nilon đề cập đến là những túi nilon mua
sắm hàng hóa với thành phần chính là nhựa Polyethylene (còn gọi là túi xốp).
Polyethylene (PE) là chất dẻo thông dụng thường thấy trong cuộc sống hàng
ngày của chúng ta. PE là một loại nhựa nhiệt dẻo phổ biến của ngành công nghiệp hóa
chất và sản xuất các sản phẩm tiêu dùng. Polyethylene có cấu trúc đơn giản, chỉ là một
mạch carbon dài, với hai nguyên tử hydro nối với một nguyên tử carbon.


Hình 1.1: Mô hình 3D của cấu trúc Polyethylene
(Nguồn www.en.wikipedia.org)
Công thức cấu tạo

Đánh giá hiệu quả việc đánh thuế túi nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế
sử dụng túi nilon tại TP.HCM – Nghiên cứu cụ thể tại Quận Thủ Đức

7

Sản xuất: Polyethylene được tạo ra từ phản ứng tổng hợp ethene (C
2
H
4
), một loại khí
nhẹ có nguồn gốc từ dầu hỏa, nguồn tài nguyên không tái tạo được. Nó còn được sinh
ra từ phản ứng trùng hợp gốc, trùng hợp cộng anion, phản ứng trùng hợp phối trí ion
hay phản ứng trùng hợp cộng cation.

Phân loại nhựa PE: Polyethylene được chia làm nhiều loại khác nhau dựa vào tỷ trọng
và sự phân nhánh của chúng. Một số như:
- UHMWPE (ultra high molecular weight polyethylene): PE có khối lượng phân
tử cực cao
- HMWPE (high molecular weight polyethylene): PE có khối lượng phân tử cao
- HDPE (high density polyethylene): PE tỷ trọng cao
- HDXLPE (high density cross-linked polyethylene): PE khâu mạch tỷ trọng cao.
- PEX (cross-linked polyethylene): PE khâu mạch
- MDPE (medium density polyethylene): PE tỷ trọng trung bình
- LDPE (low density polyethylene): PE tỷ trọng thấp
- LLDPE (linear low density polyethylene): PE tỷ trọng thấp mạch thẳng
- VLDPE (very low density polyethylene): PE tỷ trọng cực thấp

Hai loại PE chủ yếu để sản xuất túi nilon là HDPE và LDPE

Đánh giá hiệu quả việc đánh thuế túi nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế
sử dụng túi nilon tại TP.HCM – Nghiên cứu cụ thể tại Quận Thủ Đức

8

Bảng 1.1: Đặc tính của 2 loại túi LDPE và HDPE
Đặc tính Polyethylene tỷ trọng thấp
(LDPE)
Polyethylene tỷ trọng cao
(HDPE)
Điểm nóng chảy ~115
o
C ~135
o
C
Độ kết tinh Độ kết tinh thấp (50-60%)
Mạch chính bao gồm nhiều
gạch bên 2 – 4 carbon, dẫn
đến sự sắp xếp không đều
và tính kết tinh thấp (không
kết tinh)
Độ kết tinh cao (90%). Bên
trong mạch chính 200
nguyên tử carbon gồm ít
hơn 1 mạch bên tạo thành
một mạch thẳng dài, dẫn
đến sự sắp xếp đều đặn và
có độ kết tinh cao

Tính dẻo Dẻo hơn so với HDPE vì
có độ kết tinh thấp hơn
Ít dẻo hơn LDPE do độ kết
tinh cao hơn
Độ bên Không bên bằng HDPE do
sự sắp xếp không đều trong
mạch polymer
Bền do có sự sắp xếp đều
đặn trong mạch polymer
Tính chịu nhiệt Duy trì được tính dẻo trong
phạm vi nhiệt độ rộng lớn,
nhưng tỷ trọng giảm đột
ngột ở nhiệt độ phòng.
Được dùng trên 100
o
C
Tính trong suốt Trong suốt hơn do nó vô
định hình hơn HDPE
Đục hơn LDPE do nó có
tính kết tinh cao hơn
Đánh giá hiệu quả việc đánh thuế túi nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế
sử dụng túi nilon tại TP.HCM – Nghiên cứu cụ thể tại Quận Thủ Đức

9

Tỷ trọng 0.91-0.94 g/cm
3
0.95-0.97 g/cm
3


Các tính chất hóa học Trơ về phương diện hóa
học
Chịu tốt đối với các acid và
alkalis.
Khi tiếp xúc với ánh sáng
và oxy sẽ mất đi tính bền
Trơ về phương diện hóa
học

Ứng dụng Túi nilon, tấm phủ nhựa,
chai nhựa.
Túi lạnh, túi xốp, ống
nước, dây cáp.
a. Sản xuất HDPE
Sản xuất HDPE bằng phản ứng trùng hợp cộng với xúc tác oxide kim loại đòi hỏi:
- Nhiệt độ ~300
o
C
- Áp suất 1at (101.3kPa)
- Xúc tác oxide kim loại nhôm (xúc tác metallocene)
- Sau khi trùng hợp, polymer được thu lại qua sự làm lạnh hay sự bay hơi dung
môi.
Sản xuất HDPE bằng sự trùng hợp phối trí đòi hỏi:
- Nhiệt độ 50-75
o
C
- Áp suất thấp
- Xúc tác phối trí được chuẩn bị ở dạng keo huyền phù bằng phản ứng giữa ankyl
nhôm và Titan chloride (TiCl
4

) trong dung môi heptane (C
7
H
16
).
Đánh giá hiệu quả việc đánh thuế túi nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế
sử dụng túi nilon tại TP.HCM – Nghiên cứu cụ thể tại Quận Thủ Đức

10

- Polymer được hình thành ở dạng bột hay hạt không tan trong dung dịch phản
ứng. Khi phản ứng trùng hợp kết thúc, thêm nước hay alcol để đốt xúc tác. Cuối
cùng lọc, rửa và sấy khô polymer.
b. Sản xuất LDPE
Sản xuất LDPE bằng phản ứng trùng hợp cộng đòi hỏi:
- Nhiệt độ khoảng 100-300
o
C
- Áp suất rất cao 1500-3000 atm
- Oxy hay peroxide hữu cơ (dibutyl peroxide, benzoyl peroxide hay diethyl
peroxide) đóng vai trò là chất khơi mào.
- Chất khơi mào là chất được thêm vào một lượng nhỏ và bị phân hủy dưới ánh
sáng hay nhiệt để sản sinh ra gốc tự do (*R). Gốc tự do được tạo thành khi liên
kết cộng hóa trị bị phá vỡ và electron liên kết rời khỏi các nguyên tử bị phá vỡ.
Bởi vì liên kết O-O rất yếu nên các gốc tự do dễ dàng được sinh ra từ Oxy hay
peroxides.
- Benzene or chlorobenzene dùng như là dung môi vì cả polymer và monomer
hòa tan trong những hợp chất này ở nhiệt độ và áp suất sử dụng. Nước và những
dung dịch khác có thể được thêm vào để làm giảm nhiệt của phản ứng trùng hợp
tỏa nhiệt nhiều.


Đánh giá hiệu quả việc đánh thuế túi nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế
sử dụng túi nilon tại TP.HCM – Nghiên cứu cụ thể tại Quận Thủ Đức

11

Polymer là những phân tử có liên kết chặt chẽ nên những vi khuẩn hay vi sinh
khác khóc có thể phân hủy. Túi nilon lại có nguồn gốc từ polymer nên rất bên, cần
hàng ngàn năm mới phân hủy vào môi trường. “Chúng hầu như không phân hủy khi
chôn xuống đất, trừ phi bị đốt hay có phản ứng hóa học nào đó” – theo ông Norihisa
Hirata, chuyên gia về mảng Phân loại rác tại nguồn của dự án 3R-HN.
1.2. CÁC LOẠI TÚI NILON
Túi nilon phổ biến hiện nay dùng mua sắm hàng hóa là túi HDPE và túi LDPE.
- Túi HDPE (túi polyethylene tỷ trọng cao) hay còn gọi là túi xốp mỏng, không
dán nhãn, thường dùng trong các siêu thị, chợ, cửa hàng ăn nhanh và đại lý sản
xuất
- Túi LDPE (túi polyethylene tỷ trọng thấp) là những túi dầy hơn, có dán nhãn,
dùng trong các cửa hàng bán sản phẩm chất lượng cao hơn.

Túi LDPE Túi HDPE
Hình 1.2: Các loại túi nilon



Đánh giá hiệu quả việc đánh thuế túi nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế
sử dụng túi nilon tại TP.HCM – Nghiên cứu cụ thể tại Quận Thủ Đức

12

1.3. VAI TRÒ CỦA TÚI NILON

Với sự ứng dụng phổ biến trong cuộc sống cho thấy túi nilon có nhiều ưu điểm
đối với chúng ta, cụ thể như:
- Túi nilon nhẹ, giá rẻ lại chắc chắn. Chính vì giá thành quá rẻ, túi nilon được
phát một cách miễn phí và khách hàng muốn lấy bao nhiêu tùy thích.
- Túi nilon có thể đựng những thực phẩm ẩm ướt như thịt, cá hay nước mà túi
giấy, túi vải không đựng được.
- Túi nilon bọc bên ngoài bảo quản thực phẩm.
- Túi nilon bọc bên ngoài hàng hóa chống bụi, gỉ, ướt và dễ dàng vận chuyển
hàng hóa.
- Túi nilon có thể tái sử dụng đựng các vật phẩm khác hay làm túi đựng rác.
1.4. TÁC HẠI CỦA TÚI NILON
Túi nilon là một loại sản phẩm tiện dụng nhưng cũng gây tác hại đến môi trường
rất lớn. Tác hại đó không kém gì lợi ích mà nó đem lại. Có thể chỉ ra một số nguyên
nhân chính sau:
Do sử dụng quá mức và ý thức người dân.
Với đặc tính rẻ, nhẹ, bền và tiện dụng nên người dân xem nó như một thói quen,
dù cần thiết hay không cần thiết họ vẫn sử dụng túi nilon để gói hay chứa hàng hóa.
Chính vì vậy, túi nilon thải vào môi trường ngày càng nhiều, thu gom xử lý khó khăn,
tồn đọng trong môi trường, vừa làm mất mỹ quan mà vừa làm ô nhiễm tác hại đến sức
khỏe con người.
Đánh giá hiệu quả việc đánh thuế túi nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế
sử dụng túi nilon tại TP.HCM – Nghiên cứu cụ thể tại Quận Thủ Đức

13

Các nhà môi trường học thế giới cho biết, người ta mới dùng túi nilon chừng 50
năm trở lãi đây, nhưng số lượng thải ra đã rất kinh khủng.
Tại Nam Phi, túi nilon được dùng phổ biến đến mức người ta đặt tên cho chúng
là “hoa quốc gia” vì ở đâu cũng thấy bao xốp bay phần phật do vướng vào hàng rào
hay bụi gai [5]. Ở Việt Nam, việc sử dụng túi nilon ngày càng phổ biến vì người ta

không phải mất tiền để mua khi sử dụng nó. Cũng vì thế mà ngày nay rác nilon tràn
ngập khắp cả đường phố, khắp mọi nơi trong cả nước, đâu đâu cũng đều thấy rác nilon.
Ý thức của người dân về vấn đề này cũng là điều quan tâm. Khi mua hàng,
không phải tốn tiền trả cho túi nilon nên người dân sử dụng một cách hao phí. Ngoài
ra, túi nilon sau khi dùng xong bị ném bừa bãi trên đường phố, nơi công cộng, xuống
các kênh rạch. Tất cả các ngõ ngách, góc phố chúng ta đều thấy túi nilon vứt khắp nơi.
Theo nghiên cứu của Cơ quan Bảo vệ môi trường tiểu bang New South Wales cho thấy
có 2 nguyên nhân khiến người ta xả rác bừa bãi [6]:
- Do lười biếng.
- Nhận thức xả rác bừa bãi không là vấn đề nghiêm trọng.
Tuy nhiên, không tất cả rác này thải ra là do chủ tâm của con người. 47% sinh ra
do gió thổi đi từ các bãi chôn lấp. Do túi nilon có trọng lượng rất nhẹ nên nó có thể bị
gió cuốn đi khỏi nơi thu gom đến những nơi khác, hay vướng trên những cành cây, bụi
rậm, cuối cùng vào hệ thống thủy công cộng, sông, biển.
Do đặc tính của túi nilon:
Không như PVC, khi đốt có thể phát sinh các chất độc gây hại môi trường và
sức khỏe con người, PE gián tiếp gây ra tác hại cho môi trường và con người chỉ do
đặc tính khó phân hủy của chúng.
Đánh giá hiệu quả việc đánh thuế túi nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế
sử dụng túi nilon tại TP.HCM – Nghiên cứu cụ thể tại Quận Thủ Đức

14

Túi nilon rất khó phân hủy, cần khoảng thời gian rất dài, từ 20 – 1000 năm để
phân hủy vào trong môi trường. Đối với các loại rác khác như rác kim loại có thể làm
sắt vụn, đem nấu lại để tái chế các vật liệu; rác thủy tinh có thể nấu lại để tái chế các
vật dụng; các loại rác thực phẩm thì sau một thời gian sẽ tự tiêu hủy thành đất, riêng có
một thứ rác có vẻ đơn giản và nhẹ nhàng, nhưng lại rất khó xử lý, đó là những túi nilon
bằng các chất nhựa hóa học mà tự nó rất khó phân hủy. [6]
1.4.1. Tác hại của túi nilon đối với môi trường [7]

Các túi nilon gây tác hại đến môi trường rất lớn. Nhựa chiếm đến 80% khối
lượng rác đổ bừa bãi trên các con đường, công viên, bãi biển và 90% rác trôi nổi trên
đại dương. Năm 2011, các nhà nghiên cứu Nhật đã có một bài báo nhận định rằng một
vài mẫu rác nilon đóng vai trò như một loại vật xốp thấm hút hóa chất. Chúng sẽ là nơi
tập trung hàng triệu các hợp chất gây chết người như PCBs và DDE (sản phẩm phân
hủy của thuốc trừ sâu DDT) hơn nước biển xung quanh. Các sinh vật biển sau khi ăn
phải những mẫu này đã bị chết .
1.4.1.1. Đối với môi trường không khí
Trong suốt quá trình sản xuất túi nilon sẽ phát thải các hóa chất độc hại và nhiều
khí CO
2
gây ô nhiễm môi trường không khí. Ở Ai-len, với xấp xỉ 1,23 triệu người đi
mua sắm, nếu chuyển 50% túi nilon sang túi vải thì lượng CO
2
thải ra hàng năm sẽ
giảm 15.100 tấn. Theo Viên Đánh Giá Môi Trường của vòng đời sản phẩm (1990),
việc sản xuất hai túi nilon sẽ tạo ra 1,1g chất ô nhiễm khí quyển, góp phần tạo ra mưa
acid và sương khói.
1.4.1.2. Đối với môi trường nước
Trong quá trình sản xuất túi nilon tạo ra chất thải lây lan vào môi trường nước,
gây ô nhiễm. Điển hình sản xuất hai túi nilon tạo ra 0,1g chất thải lây lan theo môi
Đánh giá hiệu quả việc đánh thuế túi nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế
sử dụng túi nilon tại TP.HCM – Nghiên cứu cụ thể tại Quận Thủ Đức

15

trường nước, có khả năng phá vỡ những hệ sinh thái ở môi trường đó (theo Viện Đánh
Giá Môi Trường trong vòng đời sản phẩm (1990) [7].
Sau khi sử dụng, một phần túi nilon bị con người xả bừa bãi trên đường phố và
xuống các con kênh, rạch. Rác nilon dơ, khó phân hủy sẽ nổi lềnh bềnh trên mặt nước,

vừa gây mất cảnh quan vừa gây ô nhiễm nguồn nước.
Túi nilon còn làm nghẹt cống rãnh, ngăn cản sự thoát nước ra khỏi thành phố
theo hệ thống cống ngầm, vừa gây ngập lụt vừa tạo các tù đọng nước, là nơi phát sinh
ruồi muỗi gây bệnh cho con người.

Hình 1.3: Túi nilon làm tắc nghẽn cống rãnh
Trong môi trường biển, rác nilon phủ đáy biển, như những màng ngăn, đồng
thời với đặc tính khó phân hủy khiến nhiều vùng biển trở thành vùng đất chết, phải mất
thời gian rất lâu mới khôi phục lại được. Trong thập kỷ này, ước lượng 46.000 mảnh
nhựa nổi trên 1km
2
đại dương trên thế giới (Baker, 2002) [7]. Ngoài ra, túi nilon nhẹ,
nổi lềnh bềnh trên mặt nước có thể di chuyển những khoảng cách đáng kể trong khu
vực và có khi là toàn cầu.

Đánh giá hiệu quả việc đánh thuế túi nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế
sử dụng túi nilon tại TP.HCM – Nghiên cứu cụ thể tại Quận Thủ Đức

16

1.4.1.3. Đối với môi trường đất
Vì túi nilon tồn tại trong môi trường một thời gian rất dài, đến 1.000 năm, vì vậy
ngăn cản sự phân hủy của vi sinh vật các chất quanh khu vực có sự hiện diện của
chúng [7]. Túi nilon rơi vào những vùng đất nông nghiệp làm chậm sự sinh trưởng của
cây trồng bằng cách bao quanh thực vật. Khi lẫn vào đất, rác nilon ngăn cản oxy đi
qua, dẫn đến xói mòn đất.
Ngoài ra, trong điều kiện nóng ẩm thì những chiếc túi nilon trên mặt đất sẽ làm
nơi trú ngụ lý tưởng cho các loài sinh vật, côn trùng mang bệnh phát triển, gây ô nhiễm
rất lớn cho môi trường sinh thái.
Ở những vùng đồi núi, túi nilon làm giảm số lượng thực vật, do đó giảm sự liên

kết đất, có thể gây trơn trượt.
1.4.1.4. Tiêu thụ tài nguyên
Túi nilon là sản phẩm thứ cấp của công nghiệp dầu, không phải là tài nguyên có
thể phục hồi được. Theo đánh giá, dầu thô sử dụng để làm ra một túi nilon bằng với
việc lái 1 chiếc xe hơi trên đoạn đường 115m. Vì vậy, 6,4 tỷ túi nilon dùng mỗi năm đủ
để lái xe trên đoạn đường 800 triệu km hay gần 20.000 vòng quanh thế giới.
1.4.1.5. Về cảnh quan
Những túi nilon nhẹ có thể bị gió cuốn bay đến nơi khác, vướng trên cành cây,
rơi xuống các kênh rạch, biển hay khắp nơi trên các con đường phố gây mất cảnh quan.
Hầu như không con đường, ngõ phố hay lối xóm nào không có túi nilon phất phơ, vươn
vãi. Cảnh tượng các ao hồ hay sông ngòi bồng bềnh những túi rác đã trở nên quá quen
thuộc.

×