Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động “khởi động” theo hướng phát triển năng lực qua các chủ đề ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.36 KB, 31 trang )

qxwaaa

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG “KHỞI ĐỘNG” THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC QUA CÁC CHỦ ĐỀ
NGỮ VĂN 10 (CƠ BẢN)

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hoa
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2019


MỤC LỤC
Nội dung
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.


2.3.1. Khởi động bằng việc đặt câu hỏi/bài tập
2.3.2. Khởi động bằng tổ chức trò chơi “Ô chữ bí mật”
2.3.3. Khởi động bằng hoạt động trải nghiệm – sáng tạo
2.3.4. Khởi động bằng trò chơi “Ai nhanh hơn”
2.3.5. Khởi động bằng trò chơi “Nhìn tranh đoán chủ đề”
2.3.6. Khởi động bằng trò chơi “Sắc màu bí ẩn”
2.3.7. Khởi động bằng trò chơi đóng vai
2.3.8. Khởi động bằng trò chơi “Ai may mắn”
2.3.9. Khởi động bằng hình thức ghép câu kể chuyện
2.3.10. Khởi động bằng hình thức sử dụng âm nhạc
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC ĐỀ TÀI SKKN CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC XẾP
LOẠI
PHỤ LỤC

Trang
1
1
2
2
2
3
3
4
4
5

6
8
10
10
12
14
15
16
17
18
20
20
20


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HS:
GV:
GDĐT:
BGDĐT:
THPT:
SGK:
SGV:
TN:
ĐC:
TR:
VN:
VHDG:

Học sinh

Giáo viên
Giáo dục đào tạo
Bộ giáo dục đào tạo
Trung học phổ thông
Sách giáo khoa
Sách giáo viên
Thực nghiệm
Đối chứng
Trang
Việt Nam
Văn học dân gian


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết số 29 - NQ/TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo đã khẳng định: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và
học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận
dụng kiến thức, kỹ năng của người học… Tập trung dạy cách học, cách nghĩ,
khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ
năng, phát triển năng lực [1]. Để đạt được mục tiêu này, cần đổi mới phương
pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; xây dựng các bài học theo hướng phát triển
năng lực và đổi mới mô hình tổ chức dạy học theo tiến trình hoạt động học của
học sinh.
Xuất phát từ thực tiễn đó, những năm gần đây, Bộ GD&ĐT và Sở
GD&ĐT Thanh Hóa đã thường xuyên tổ chức tập huấn các chuyên đề như: Dạy
học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực
học sinh môn Ngữ văn (năm 2014); Thiết kế và biên soạn ma trận đề kiểm tra
(năm 2016); Phương pháp, kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng
dẫn học sinh tự học môn Ngữ văn (năm 2017); Dạy học tích cực và kỉ luật tích

cực (năm 2018)… Các chuyên đề tập huấn này đã trang bị kiến thức và những
phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để đổi mới hoạt động dạy học nhằm
phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh.
Đặc biệt, chuyên đề tập huấn “Phương pháp, kĩ thuật tổ chức hoạt động
học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học môn Ngữ văn” đã chỉ rõ: “để đổi
mới phương pháp dạy học Ngữ văn, cần rà soát CT và SGK hiện hành, sắp xếp
các nội dung dạy học để biên soạn thành các chủ đề/chuyên đề nhằm phát triển
năng lực học sinh” [2]. Bên cạnh đó, mô hình tổ chức dạy học được đổi mới
theo tiến trình hoạt động học của học sinh gồm các bước: “Khởi động/Trải
nghiệm/Tạo tình huống xuất phát – Hình thành kiến thức – Thực hành – Vận
dụng – Mở rộng, bổ sung/Phát triển ý tưởng sáng tạo” [3]. Để tổ chức hiệu quả
mô hình dạy học theo 5 bước trên, việc khơi dậy, đánh thức niềm yêu thích môn
học cho học sinh là điều hết sức cần thiết. Trong đó, hoạt động “Khởi động” là
một hoạt động có thể giúp HS thêm hứng thú, say mê, tập trung nhiều hơn cho
nội dung bài học. Trong thực tế, bằng việc tổ chức linh hoạt các nội dung và
hình thức khởi động, GV có thể cùng lúc đáp ứng được nhiều mục đích như ổn
định lớp, ôn tập bài cũ, gây hứng thú học tập, chuẩn bị tâm lí, kết nối với kiến
thức cần thiết cho chủ đề bài học mới.
Tuy nhiên, thực trạng dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học phổ
thông nói chung và ở trường THPT Yên Định 1 nói riêng còn nhiều tồn tại.
Việc thực hiện các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực chưa thường xuyên
và hiệu quả. Nhiều HS chưa yêu thích môn Văn, các em học nhằm mục đích thi
1[] Mục 1.1. Đoạn “Tiếp tục đổi mới … người học ”, tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 2 [tr.13].

[2] và [3] Mục 1.1. Từ “để đổi mới… học sinh” và “khởi động … sáng tạo”, tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 1
[tr.26].

2
3


1


cử, đối phó với các bài kiểm tra. Hoạt động dạy học chủ yếu được tiến hành
trên lớp theo từng bài, từng tiết riêng lẻ (mà chưa xây dựng thành các bài học
theo chủ đề); các giờ học nặng về truyền đạt kiến thức, ít chú trọng thực hành
phát triển năng lực. Đặc biệt, hoạt động khởi động/trải nghiệm/tạo tình huống
xuất phát chưa được chú trọng nhiều chủ yếu vẫn là hình thức kiểm tra bài cũ,
giới thiệu bài mới. Nội dung và hình thức của hoạt động khởi động trong nhiều
giờ học Ngữ văn còn chưa được tổ chức đa dạng, linh hoạt để khơi dậy hứng
thú học tập, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HS.
Qua học tập các chuyên đề dạy học tích cực và thực tế giảng dạy ở
trường phổ thông; những buổi dự giờ, trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp;
năm học 2018 – 2019 tôi đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng thực tế đề tài:
“Vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động
“Khởi động” theo hướng phát triển năng lực qua các chủ đề Ngữ văn 10 (Cơ
bản)”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để nâng cao hiệu
quả tổ chức hoạt động khởi động/trải nghiệm đa dạng, linh hoạt, phù hợp với
từng bài học theo chủ đề giúp phát triển năng lực và phẩm chất của HS.
Đưa ra các giải pháp để tổ chức các hình thức khởi động bài học sinh
động giúp giờ học sôi nổi, tạo sự hứng thú, chủ động, tích cực, sáng tạo cho học
sinh; góp phần nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các hình thức và thủ thuật khởi động phù hợp với
từng chủ đề bài học trong chương trình Ngữ văn 10 (Cơ bản).
- Đối tượng thực nghiệm và đối chứng là: học sinh lớp 10A4, 10A6 và 10A11
trường THPT Yên Định 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu

Phối hợp nhiều phương pháp trong đó chủ yếu là phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, so sánh.
- Phương pháp tổng hợp

2


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Dạy học theo chủ đề là phương pháp tìm tòi những khái niệm, đơn vị
kiến thức, nội dung bài học… có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ
sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các hợp phần
của môn học đó làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực
tế hơn, nhờ đó HS có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức, vận dụng
vào thực tiễn. Nó làm giảm sự trùng lặp các nội dung dạy học giữa các môn học
góp phần giảm tải nội dung học tập.
Theo tài liệu Tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo
định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn (2014) cần: cải tiến các
phương pháp truyền thống; kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học tích cực
như: vận dụng dạy học giải quyết vấn đề; vận dụng dạy học theo tình huống;
tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin; sử dụng các
phương pháp dạy học tích cực [4].
Đồng thời, khi vận dụng các phương pháp dạy học tích cực cần chú trọng
hình thành và phát triển các năng lực của học sinh như: năng lực tự học; năng
lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác;
năng lực sử dụng ngôn ngữ…
Để góp phần phát triển phẩm chất và năng lực của HS, GV cần đổi mới

mô hình tổ chức dạy học phối kết hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích
cực. Đặc biệt, ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài học theo mô
hình dạy theo tiến trình hoạt động học gồm 5 bước và hướng dẫn HS tự học.
Trong đó, hoạt động khởi động có vai trò quan trọng tạo ra hứng thú và tâm thế
tích cực để HS bước vào bài học mới.
Hoạt động “Khởi động” được tổ chức khi bắt đầu một bài học. Hoạt động
khởi động chỉ là khâu nhỏ nhưng lại ở vị trí mở đầu, có tác dụng đặt nền móng
và gắn bó chặt chẽ với các hoạt động còn lại. Mục đích của hoạt động này
nhằm giúp HS huy động vốn kiến thức, kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận
kiến thức và kĩ năng mới. Đồng thời, hoạt động này cũng giúp Gv tìm hiểu xem
HS có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến
nội dung của bài học [5].
Hoạt động “Khởi động” giúp kích hoạt kiến thức nền là cầu nối khơi dậy
những gì HS đã biết để từ đó hướng tới những gì các em chưa biết. Đây cũng là
hoạt động tạo tâm thế, tình huống xuất phát để HS trải nghiệm kiến thức đã
biết, từ đó thuận lợi hơn trong nhiệm vụ hình thành kiến thức mới. Hoạt động
khởi động mang yêu cầu rất cao đòi hỏi người dạy kết hợp nhiều biện pháp sinh
động, nhiều ý tưởng sáng tạo. Tùy vào từng chủ đề bài học mà giáo viên có thể
vận dụng linh hoạt các hình thức, thủ thuật khởi động gây hứng thú cho học
sinh đảm bảo làm nổi bật nội dung chủ đề bài học, có tính liên hệ với bài học
trước đó, tạo ra sự thú vị, hấp dẫn cho bài mới, dễ vận dụng hiệu quả.
4[] Mục 2.1. Đoạn “cải tiến… tích cực” , tác giả tham khảo tài liệu số 2.
5[ ] Mục 2.1. Đoạn “Mục đích … bài học”, tác giả tham khảo nguyên văn tài liệu số 1.

3


2.2. Thực trạng của vấn đề
Qua khảo sát thực tế tình hình giảng dạy và học tập tại trường THPT Yên
Định 1, tôi nhận thấy thực trạng vấn đề như sau:

Thuận lợi:
Về phía giáo viên: tâm huyết, yêu nghề, tích cực đổi mới, sáng tạo đặc
biệt vận dụng hiệu quả một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong tổ
chức dạy học theo tiến trình hoạt động học để phát triển năng lực của HS.
Về phía HS: Trường THPT Yên Định 1, đa phần HS học theo ban tự
nhiên, ban cơ bản A và cơ bản D, nên việc vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy
học tích cực theo chủ đề có nhiều thuận lợi. Thực tế các lớp học khảo sát bao
gồm đủ các học sinh từ giỏi, khá, trung bình. Số học sinh khá, giỏi năng động,
tích cực học tập, tiếp thu bài tốt, tích cực tham gia vào các hoạt động khởi động
bài học.
Khó khăn:
Việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học
còn chưa thường xuyên nhất là ứng dụng công nghệ thông tin với các phần
mềm thiết kế bài học như: powerpoint; E – learning…
Mô hình dạy học theo chủ đề còn mới, tài liệu tập huấn chủ yếu là lí
thuyết nên nhiều GV còn lúng túng khi giảng dạy theo tiến trình hoạt động học
gồm 5 bước nhất là bước khởi động. Trong các bài học theo chủ đề, hoạt động
trải nghiệm, khởi động của HS chưa được chú trọng và chưa đạt hiệu quả cao.
Trong các tiết dạy, đôi khi giáo viên bỏ qua phần khởi động mà đi thẳng vào nội
dung bài học. Mức độ tiếp thu bài học của các em trong lớp không đồng đều
gây khó khăn cho việc chọn lựa các hoạt động khởi động phù hợp với trình độ
của lớp.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Hoạt động “Khởi động” là hoạt động đầu tiên khi bắt đầu một bài học
mới theo mô hình tổ chức dạy học theo tiến trình hoạt động học gồm 5 bước
nhằm phát triển năng lực của HS. Khi thiết kế hoạt động khởi động, tôi luôn
lưu ý các vấn đề sau:
- Tình huống/câu hỏi/bài tập nhằm huy động kiến thức/kĩ năng/kinh
nghiệm sẵn có nào của HS? (HS đã học kiến thức/kĩ năng đó khi nào?) Vận
dụng kiến thức/kĩ năng/kinh nghiệm đã có thì HS có thể thực hiện nhiệm vụ đã

nêu đến mức độ nào? Để hoàn thiện câu trả lời/sản phẩm học tập nói trên, HS
cần vận dụng kiến thức/kĩ năng mới nào sẽ học ở phần tiếp theo trong hoạt
động hình thành kiến thức?
- Các câu hỏi/bài tập/nhiệm vụ hay trò chơi ở hoạt động khởi động cần
huy động kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn đã học, đã biết để giải quyết, qua đó
giúp HS phát hiện vấn đề, kết nối được với nhu cầu hình thành kiến thức, kĩ
năng mới. Thời gian tổ chức hoạt động khởi động trong mỗi chủ đề bài học
4


thường ngắn gọn: với chủ đề gồm 01 bài học (01 - 02 tiết học) khoảng 05 phút;
với chủ đề gồm nhiều bài học/chuyên đề (03 – 07 tiết học) khoảng 10 - 15 phút.
Hình thức tổ chức hoạt động khởi động cần đa dạng, sinh động tạo được hứng
thú học tập cho học sinh.
“Toàn bộ nghệ thuật giảng dạy chỉ là nghệ thuật đánh thức sự tò mò tự
nhiên của tâm lí trẻ nhỏ và mục đích thỏa mãn nó” (Anatole France). Vì thế,
vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực như: thảo luận
nhóm; đóng vai; nghiên cứu tình huống; trò chơi; kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật
động não, kĩ thuật “hỏi và trả lời”, kĩ thuật mảnh ghép… giúp thiết kế và tổ
chức các hoạt động “khởi động” thích hợp với các chủ đề bài học.
- Dựa vào phân phối chương trình trong nhà trường THPT Yên Định 1
năm học 2018-2019 môn Ngữ văn, tôi đã xây dựng bài học Ngữ văn thành các
chủ đề/chuyên đề theo định hướng phát triển năng lực và tìm tòi những hình
thức khởi động phù hợp (phụ lục 01). Để thấy được kết quả cụ thể, bản thân tôi
đã tiến hành thực hiện nhiều chủ đề dạy học vận dụng một số phương pháp, kĩ
thuật dạy học tích cực nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động “Khởi động” trong
chương trình Ngữ văn 10 (Cơ bản) năm học 2018-2019:
2.3.1. Khởi động bằng việc đặt câu hỏi/bài tập
* Ý nghĩa
- Hình thức khởi động này dễ thực hiện, GV chuẩn bị có thể áp dụng cho

cả chủ đề đọc hiểu và tiếng việt.
- Đồng thời, các câu hỏi/ bài tập khởi động nhanh này không nặng về lí
thuyết mà huy động từ kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn có liên quan tới nội
dung bài học đề vừa ôn lại kiến thức đã học vừa kết nối với bài mới. Vì thế,GV
có thể bắt đầu giờ học từ sự hứng thú, phát huy sự chủ động, tích cực của HS.
* Chuẩn bị
- GV chuẩn bị câu hỏi trả lời nhanh kết hợp với tranh/ảnh liên quan đến
bài học hoặc câu hỏi/ bài tập dưới dạng nhiệm vụ kết nối.
- Giáo án powerpoint, máy chiếu đa năng, phiếu học tập…
* Cách thực hiện
- Trong mỗi chủ đề, GV thiết kế 1-3 câu hỏi/bài tập phần khởi động.
- GV trình chiếu slide tranh/ảnh/video hoặc bài tập kết nối và hướng dẫn
HS trao đổi, trả lời câu hỏi về một vấn đề liên quan đến chủ đề bài học.
* Ví dụ minh họa: Chủ đề “Sử thi Việt Nam và nước ngoài”
- GV trình chiếu slide và giao nhiệm vụ yêu cầu HS quan sát hình để trả
lời câu hỏi:
1. Những hình dưới đây miêu tả cuộc sống sinh hoạt và đời sống tinh thần của
vùng đất nào? Hãy nêu hiểu biết ngắn gọn về vùng đất ấy?
2. Sáng tác nổi bật của các vùng đất này thuộc thể loại nào; hãy quan sát và
điền từ còn thiếu để hoàn thành hình 04?
5


Hình 01

Hình 02

Thể loại tự
sự


Hình
tượng
người
anh
hùng

Hình 04
Văn xuôi+

văn vần

?

sự kiện
quan trọng
của cộng
đồng

Hình 03

- HS dựa trên những hiểu biết đã có để trả lời câu hỏi:
+ Hình 01: Gắn với sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Ê-đê, vùng đất Tây
Nguyên, Việt Nam.
+ Hình 02: Gắn với câu chuyện con ngựa gỗ thành Tơ-roa trong thần thoại Hy
Lạp.
+ Hình 03: Gắn với sinh hoạt văn hóa và đời sống tinh thần của người Ấn Độ.
+ Hình 04: Sử thi
- Từ những hiểu biết của HS liên quan đến nội dung bài học, GV giới
thiệu vào chủ đề bài học: Sử thi Việt Nam và nước ngoài.
2.3.2. Khởi động bằng tổ chức trò chơi “Ô chữ bí mật”

* Ý nghĩa
- Tổ chức hoạt động khởi động bằng trò chơi vừa là vận dụng kĩ thuật
dạy học tích cực, vừa là hoạt động giải trí. Ưu thế của trò chơi là tạo ra sự
6


tương tác cao, thu hút HS hợp tác trong thực hiện nhiệm vụ, giúp HS học tập
say mê; giờ học sôi nổi.
- Trò chơi này khá gần gũi nhưng nó lại được đón nhận nhiệt tình và tạo
hứng thú cho học sinh. Trò chơi này thích hợp với việc tổ chức hoạt động
“Khởi động” trong bài học chủ đề đọc hiểu văn bản và tiếng Việt. GV sử dụng
ô chữ như một hình thức gợi nhắc kiến thức đã học, tạo cầu nối bước vào bài
học mới. Đồng thời, hình thức “chơi mà học, học mà chơi này” cũng khơi gợi
sự tò mò, rèn tư duy nhạy bén cho HS.
* Chuẩn bị:
- GV xây dựng các câu hỏi và đáp án cho từ hàng ngang và từ khóa cho
bảng ô chữ. Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi “Ô chữ bí mật”
với từ khóa liên quan đến chủ đề bài học. Thủ thuật thiết kế bảng ô chữ bằng
phần mềm PowerPoint (phụ lục 02). Chuẩn bị giáo án PowerPoint và máy
chiếu đa năng hỗ trợ…
- HS tự học, soạn bài chuẩn bị chủ đề bài học mới.
* Cách thực hiện:
- GV trình chiếu bảng ô chữ trên máy chiếu đa năng. GV phổ biến luật
chơi: HS được chọn và trả lời các câu hỏi để giải ô chữ hàng ngang. Từ gợi ý
của các ô hàng ngang, HS sẽ tìm ra từ khóa ở ô hàng dọc – đây chính là ô chữ
liên quan đến nội dung của chủ đề bài học mới. Trong quá trình chơi, nếu HS
nào tìm được nhanh nhất ô chữ chủ đề hàng dọc là người dành phần thưởng.
- Học sinh nắm chắc thể lệ trò chơi, tham gia tích cực, say mê.
* Ví dụ minh họa: Chủ đề “Truyện Kiều” (Nguyễn Du)
Để tổ chức hoạt động khởi động chủ đề “Truyện Kiều”, GV thiết kế trò

chơi “Ô chữ bí mật” để trình chiếu và các câu hỏi gợi ý để giải ô chữ. GV chia
lớp thành ba đội tham gia trò chơi. Từng đội chơi sẽ chọn ô chữ hàng ngang
cho đến khi tìm được từ khóa. Mỗi đáp án đúng sẽ nhận một phần quà. Đội nào
tìm được từ khóa ở ô hàng dọc trước sẽ giành phần thắng. Cụ thể, bảng ô chữ,
câu hỏi và đáp án như sau:
+ Bảng ô chữ:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

7


+ Câu hỏi:
Hàng ngang 1. Câu thơ sau tả nhân vật nào “Làn thu thủy, nét xuân sơn/ Hoa
ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”?
Hàng ngang 2. Khi đi du xuân, Thúy Kiều đã gặp và phải lòng ai?
Hàng ngang 3. Em gái của Thúy Kiều tên là gì?
Hàng ngang 4. Đây là tác giả của “Đọc tiểu Thanh ký”?
Hàng ngang 5. Nguyễn Du có tên hiệu là gì?
Hàng ngang 6. Thúy Kiều phải làm gì khi gia đình bị vu oan, cha bị bắt?
Hàng ngang 7. Đây là tên một tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân mà Nguyễn
Du đã mượn cốt truyện?

Hàng ngang 8. Ai đã giúp Thúy Kiều báo ân báo oán?
Hàng ngang 9. Đây là thể loại nào? Là thể loại văn vần kết hợp phương thức tự
sự với trữ tình, phản ánh số phận con người và đề cao khát vọng về tình yêu, về
công lí xã hội
Hàng ngang 10. Khi mới bị bán vào lầu xanh, Tú Bà đã đưa Kiều ra ở đâu?
+ Đáp án:
Hàng ngang 1. Thúy Kiều
Hàng ngang 2. Kim Trọng
Hàng ngang 3. Thúy Vân
Hàng ngang 4. Nguyễn Du
Hàng ngang 5. Thanh Hiên
Hàng ngang 6. Bán mình
Hàng ngang 7. Kim Vân Kiều Truyện
Hàng ngang 8. Từ Hải
Hàng ngang 9. Truyện thơ
Hàng ngang 10. Lầu Ngưng Bích
Ô chữ hàng dọc: Truyện Kiều
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

K
T H A N

K I M
T
T

I M
T
N G
H H
B
V A
U H
R U
L

T
H
U
I
A
N
A
Y
A

T
R
U
Y
E
N

K
I
E
U

H
O
Y
E
N
M
I

U
N
V
N

Y K I
G
A N
D U

E U

I N H
E U T R U Y E N

N T H O
N G U N G B I C H


2.3.3. Khởi động bằng hoạt động trải nghiệm – sáng tạo
* Ý nghĩa
- Cách khởi động bài học này vừa giúp HS vận dụng những hiểu biết kĩ
năng đã có để thực hành trải nghiệm tạo tâm thế bước vào bài học mới, vừa rèn
luyện tính sáng tạo cho học sinh. Đồng thời, cách khởi động này sẽ tạo không
8


khí giờ học vui tươi, sôi nổi. Áp dụng cách này khá thuận lợi trong các chủ đề
làm văn và tiếng Việt.
* Chuẩn bị
- GV chuẩn bị đoạn video và các slide liên quan đến chủ đề bài học, soạn
giáo án powerpoint, kết hợp sử dụng máy chiếu đa năng…
- HS được giao tự học theo SGK chuẩn bị bài mới, giấy khổ lớn, bút dạ,
hình ảnh, âm nhạc minh họa…
* Cách thực hiện
- GV trình chiếu đoạn video đã chuẩn bị sẵn, sau đó yêu cầu HS mô
phỏng, tái hiện hoặc sáng tạo lại đoạn video vừa được xem.
- HS quan sát và thực hiện yêu cầu được giao (hoạt động cá nhân hoặc
hoạt động nhóm)
* Ví dụ minh họa:
Chủ đề “Viết quảng cáo”
- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi bàn là một nhóm) và yêu cầu các em
tập trung quan sát đoạn video mà cô sắp trình chiếu.
- GV trình chiếu đoạn video ngắn về một chương trình quảng cáo quen
thuộc trên truyền hình (Quảng cáo nước khoáng La Vie)
- Sau đó, GV yêu cầu các nhóm mô phỏng/tái hiện hoặc sáng tạo lại đoạn
quảng cáo vừa xem.
- HS có thể tái hiện lại đoạn video vừa xem dựa trên sự quan sát. Hoặc

các em có thể sáng tạo thêm cách thức quảng cáo mới về sản phẩm vừa xem
chẳng hạn kết hợp vẽ tranh minh họa, âm nhạc với lời quảng cáo… để tạo hiệu
ứng sinh động, hấp dẫn.
- HS thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày. Hình ảnh minh họa dưới
đây cho quảng cáo nước khoáng LaVie:

- Trò chơi khởi động này đã thu hút sự chú ý và tạo hứng thú cho các em
từ đầu giờ học, từ đó GV tổ chức HS hình thành kiến thức mới về bài học.
9


2.3.4. Khởi động bằng trò chơi “Ai nhanh hơn”
* Ý nghĩa
- Khởi động bằng trò chơi này vừa giúp ôn lại kiến thức đã học vừa tạo
hứng thú để học bài mới. Ưu điểm của trò chơi “Ai nhanh hơn” là dễ tổ chức,
luyện tư duy nhanh, nhạy bén, khả năng quan sát, nhận xét đánh giá chính xác,
tiết kiệm thời gian, rèn tính tự giác, thi đua giữa học sinh. Vận dụng hình thức
khởi động này trong các chủ đề ôn tập hoặc các chủ đề văn học sử.
* Chuẩn bị
- Chuẩn bị giấy A0, bút dạ, hệ thống câu hỏi và đáp án, thẻ đúng, thẻ sai,
lá cờ nhỏ...
* Cách tổ chức
- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS lên bảng viết đáp án của câu
hỏi. Lần lượt các thành viên trong nhóm tiếp sức nhau đến hết thời gian chơi.
Nhóm nào nhiều đáp án đúng giành phần thắng.
* Ví dụ minh họa: Chủ đề “Tổng kết phần văn học”
- GV chia lớp thành hai đội chơi và yêu cầu các thành viên trong đội lên
viết đáp án vào bảng phụ để trả lời các câu hỏi:
1. Kể tên các thể loại văn học dân gian?
2. Kể tên các thể loại văn học viết trung đại?

- Các thành viên trong đội lần lượt lên viết đáp án theo hình thức tiếp sức
đồng đội cho đến khi hết thời gian.
- Đội nào được nhiều đáp án đúng trong thời gian nhanh sẽ giành phần
thắng. Các câu hỏi trong trò chơi “Ai nhanh hơn” chủ yếu hướng đến việc rèn
luyện tính tự giác, tạo hứng thú trong giờ học nên thường được thiết kế tương
đối dễ.
Vòng

Đội 1

Đội 2

Vòng 1. Văn học dân
gian
Vòng 2. Văn học viết
trung đại
Từ những hiểu biết đã có của HS, GV dẫn dắt giới thiệu vào chủ đề bài
học mới.
2.3.5. Khởi động bằng trò chơi “Nhìn tranh đoán chủ đề”
* Ý nghĩa
- Trò chơi này có ưu thế dễ thực hiện, vừa giúp ôn tập kiến thức đã học
vừa kết nối để hình thành kiến thức về chủ đề bài học mới. Đồng thời, trò chơi
này vừa giúp tạo giờ học sôi nổi, hứng thú; vừa rèn luyện khả năng quan sát, tư
duy phán đoán nhanh nhạy cho học sinh. Vận dụng cách khởi động này trong
các giờ đọc hiểu hoặc tiếng Việt.

10


* Chuẩn bị

- GV chuẩn bị tư liệu tranh ảnh liên quan đến chủ đề bài học và các câu
hỏi để thiết kế trên các silde; soạn giáo án powerpoint; chuẩn bị máy chiếu đa
năng…
- HS tự học, nghiên cứu chủ đề bài học ở nhà trước khi tới lớp.
* Cách tổ chức
- GV trình chiếu silde các hình ảnh liên quan đến chủ đề bài học đã được
chuẩn bị trước và nêu câu hỏi.
- HS quan sát, trả lời câu hỏi ứng với mỗi hình ảnh.
- Từ đó, GV kết nối từ những biểu biết của các em để hình thành kiến
thức mới.
* Ví dụ minh họa: *Chủ đề “Thơ Đường và thơ Hai-kư”
- GV trình chiếu slide gồm bốn bức ảnh nhỏ. GV nêu yêu cầu HS quan
sát, trả lời nhanh:
+ Các hình ảnh này gợi nhớ đến những tác giả, tác phẩm đã học nào ở
trung học cơ sở?
+ Đặt chủ đề chung cho 4 bức ảnh?
- HS trả lời đúng các câu hỏi và yêu cầu cùa GV, thể hiện được hiểu biết
của mình về các vấn đề liên quan đến chủ đề bài học.

Hình 01

Hình 03

Hình 02

Hình 04
11


Ở chủ đề bài học này, HS đã có những hiểu biết khi học ở THCS, do đó

GV tổ chức trò chơi kích hoạt kiến thức nền “Nhìn tranh đoán chữ”.
- Hình 01 và 02 gợi nhắc tới thơ Hai-kư của Ba-sô (Nhật Bản)
- Hình 03 gợi nhắc đến bài “Tĩnh dạ tứ” của thi tiên Lí Bạch
- Hình 04 gợi nhắc đến bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ
- Từ phần trả lời của các nhóm, GV hướng dẫn chủ đề bài học mới: Thơ
Đường và thơ Hai-kư
2.3.6. Khởi động bằng trò chơi “Sắc màu bí ẩn”
* Ý nghĩa
- Đây là trò chơi học tập vừa kiểm tra hiểu biết, vừa kết nối chủ đề bài
học mới, tạo sự hứng thú. Đồng thời, hình thức khởi động này giúp rèn luyện tư
duy phán đoán, suy luận nhanh nhạy cho HS, sự làm việc chủ động, tích cực,
sáng tạo. Vận dụng trò chơi này trong các chủ đề văn bản văn học, tiếng Việt và
cả làm văn.
* Chuẩn bị
- GV ứng dụng phầm mềm PowerPoint để thiết kế trò chơi “Sắc màu bí
ẩn” gồm 1 bức tranh chủ đề. Bức tranh chủ đề bị ẩn đi bởi 4 bức hình sắc màu
khác nhau tương ứng với 4 câu hỏi.
- HS tự học, soạn bài chuẩn bị chủ đề bài học mới.
* Cách thực hiện
- Luật chơi như sau: Giáo viên cho các em chọn một trong 4 màu sắc ở
trong hình. Khi chọn màu nào màu đó sẽ nhấp nháy. Giáo viên đọc câu hỏi
tương ứng với màu sắc. Nếu học sinh trả lời đúng thì sẽ mở được 1 miếng ghép,
và lộ 1 phần hình ảnh bên dưới. Đến lượt em khác chọn màu sắc và trả lời, nếu
trả lời đúng lại lật được 1 miếng ghép. Em nào đoán ra từ khóa tương ứng với
hình ảnh chính sẽ là em chiến thắng.
* Ví dụ minh họa: Chủ đề “Nguyễn Trãi và Đại cáo bình Ngô”
- GV hướng dẫn HS thể lệ chơi và đặt câu hỏi cho bức hình chủ đề bị che
khuất bởi 4 bức hình sắc màu: Ông là ai? (GV chiếu slide số 1)
- Các em quan sát và trả lời các câu hỏi liên quan đến 4 bức tranh sắc
màu sẽ hé lần lượt hé mở bức tranh chủ đề bài học.

- GV dùng máy chiếu trình chiếu cho HS xem tranh ảnh và 4 câu hỏi gắn
với 4 bức tranh sắc màu. HS thực hiện nhiệm vụ. Mỗi một nhiệm vụ hoàn thành
thì sẽ hé mở một phần bức tranh chân dung Nguyễn Trãi. Sau một hai câu hỏi,
HS được quyền đoán tranh gốc.
+ HS chọn bức tranh sắc màu số 1 sẽ xuất hiện câu hỏi và hình ảnh sau
trên silde số 02: Hình ảnh sau gợi các em nhớ tới cuộc khởi nghĩa nào do Lê
Lợi lãnh đạo?

12


- HS trả lời: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
+ HS chọn bức tranh sắc màu số 2 sẽ xuất hiện câu hỏi và hình ảnh sau
trên silde số 03: Hình ảnh này gợi em nhớ đến tác phẩm nào đã học ở THCS –
được xem là áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc?

- HS trả lời: Tác phẩm “Đại cáo bình Ngô”
- Khi HS trả lời đúng từng ô sắc màu thì bức tranh chủ đề lần lượt hé mở
từng phần.
+ HS chọn bức tranh sắc màu số 3 sẽ xuất hiện câu sau trên silde số 04:
Tác phẩm thơ Nôm sớm nhất hiện còn trong văn học viết trung đại Việt Nam là
tác phẩm nào? - HS trả lời: Tác phẩm “Đại cáo bình Ngô”
13


+ HS chọn bức tranh sắc màu số 4 sẽ xuất hiện câu hỏi sau trên silde số
05: Vụ án oan thảm khốc “tru di tam tộc” dưới triều nhà Lê là vụ án nào? - HS
trả lời: Vụ án Lệ Chi viên.
Khi học sinh đoán được bức tranh chủ đề hoặc trả lời đúng cả 4 câu hỏi
thì bức tranh gốc bị ẩn sau 4 ô sắc màu được mở ra. Bức tranh được mở sau

những câu hỏi trò chơi là: Chân dung Nguyễn Trãi. Từ đó, giáo viên giới thiệu
Vào bài mới.

2.3.7. Khởi động bằng hình thức tổ chức trò chơi đóng vai
* Ý nghĩa
- Trò chơi đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành tự
phát hiện và tự thiết kế hoạt động “Làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong
một tình huống giả định.
- Khởi động bằng hình thức này vừa rèn luyện được năng lực tự học,
năng lực ngôn ngữ, năng lực hợp tác vừa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo, sự tự tin cho HS. Đồng thời, cách khởi động này tạo ra sự hứng thú, say mê
và không khí thoải mái, sôi nổi trong giờ học.
* Chuẩn bị:
- Để tổ chức trò chơi này, GV cần chuẩn bị các tình huống để các em
đóng vai gần gũi với cuộc sống hằng ngày và liên quan đến chủ đề bài học.
- Ở cuối tiết học trước, GV hướng dẫn HS tự học ở nhà: hình thành ý
tưởng cho tình huống cho sẵn để HS nhập vai.
* Cách tổ chức
- GV nêu chủ đề, chia nhóm, giao tình huống và yêu cầu nhóm xây dựng
trò chơi đóng vai. Các nhóm tự thảo luận và nêu ý tưởng. Các nhóm lên trình
bày và GV nhận xét phần đóng vai của từng nhóm. Lưu ý nên tổ chức trò chơi
phù hợp với chủ đề bài học, động viên khích lệ cả những HS nhút nhát tham
gia.
14


* Ví dụ minh họa:
Chủ đề Tiếng Việt (“Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” và “Đặc điểm
của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết”)
GV chia lớp thành 02 nhóm và tổ chức khởi động bằng trò chơi đóng vai,

diễn tiểu phẩm. Cách tổ chức:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ Nhóm 1. GV nêu tình huống sáng nay đi học em cùng một số bạn đã không
đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện trên đường. Khi bị các chú công an giữ lại,
các em đã có những lời nói và cách ứng xử như thế nào? Hãy trả lời tình huống
trên bằng hình thức tiểu phẩm ngắn.
+ Nhóm 2. GV nêu tình huống trong giờ ra chơi, em thấy bạn ăn quà và xả rác
bẩn bừa bãi xuống nền lớp học. Em đã có những lời nói và cách ứng xử như thế
nào? Hãy trả lời tình huống bằng hình thức tiểu phẩm ngắn.
- HS các nhóm xung phong nhận nhiệm vụ học tập diễn tiểu phẩm và xử lí tình
huống.
- HS báo cáo kết quả thực hiện trò chơi đóng vai.
- GV tổ chức đánh giá kết quả đóng vai, xử lí tình huống của HS. Từ đó, GV
giới thiệu vào chủ đề bài học mới: Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta sống
mà không thể thiếu giao tiếp…
2.3.8. Khởi động bằng trò chơi “Ai may mắn”
* Ý nghĩa
- Ưu thế của trò chơi là dễ tổ chức, giúp giờ học vui vẻ, tạo hứng thú cho
học sinh. Đồng thời, hình thức khởi động này giúp rèn luyện tư duy lô-gic, óc
phán đoán cho HS, huy động được sự làm việc hợp tác của cả tập thể lớp. Qua
trò chơi, GV có thể ôn tập kiến thức hiểu biết sẵn có của các em từ đó làm cầu
nối để hình thành, vận dụng kiến thức mới.
* Chuẩn bị
- HS: Một bảng gồm 9 ô kẻ vuông trên giấy nháp (hoặc phiếu học tập)
- GV: chuẩn bị một bảng 9 ô đã kẻ sẵn trên bảng lớp hoặc bảng 9 ô đã kẻ
sẵn trên sldie để trình chiếu gắn với nội dung câu hỏi khởi động.
* Cách thực hiện
- GV gọi tên hoặc vẽ hình liên quan đến chủ đề vào đủ 9 ô.
- Mỗi HS trong lớp tham gia chơi cũng viết hay vẽ vào 9 ô trên bảng của
mình theo vị trí tùy thích các tên, từ, hay số mà GV đưa ra.

- Sau đó, GV gọi 3 tên 3 ô bất kì trong 9 ô. Mỗi HS khoanh tròn vào 3 ô
có tên mà GV vừa gọi.
- Nếu em nào có 3 ô xếp thành hàng ngang, dọc, chéo thẳng hàng trên bài
của mình thì hô to: “Tôi may mắn”. Và em đó nhận được phần quà nhỏ.
- Từ cách khởi động trò chơi này, GV giới thiệu, tổ chức hoạt động học
tiếp theo.

15


* Ví dụ minh họa:
Chủ đề “Trình bày một vấn đề”
- GV giao nhiệm vụ: GV gọi tên các vấn đề cần quan tâm hiện nay vào 9
ô trên bảng đã chuẩn bị sẵn. Sau đó GV hướng dẫn khi cô gọi tên các vấn đề
đang được dư luận quan tâm thì các em viết vấn đề đó vào bảng đã chuẩn bị sẵn
ở vị trí tùy thích. Chẳng hạn:
Thực phẩm bẩn

Thần tượng

Việc tử tế

Bạo lực học đường

Tai nạn giao thông

Tình bạn

Tình yêu học đường


Bệnh vô cảm

Ô nhiễm môi trường

- HS thực hiện nhiệm vụ: HS viết vào 9 ô trên bảng của mình theo vị trí
tùy thích các vấn đề mà GV đưa ra.
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: - Sau đó, GV gọi 3 tên 3 ô bất
kì trong 9 ô. Mỗi HS khoanh tròn vào 3 ô có tên mà GV vừa gọi. Chẳng hạn:
thực phẩm bẩn, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường.
- Nếu em nào có 3 ô trên xếp thành hàng ngang, dọc, chéo thẳng hàng
trên bài của mình thì hô to: “Tôi may mắn”. Và em đó nhận được phần quà nhỏ.
- Sau khi khởi động trò chơi này xong, GV đặt câu hỏi: Vậy kĩ năng trình
bày một vấn đề có tầm quan trọng như thế nào? Từ đó, GV giới thiệu bài mới
và tổ chức thảo luận, hình thành kiến thức mới.
2.3.9. Khởi động bằng hình thức ghép câu kể chuyện
* Ý nghĩa
- Hình thức khởi động này dễ tổ chức thực hiện, vừa kích thích kiến thức
nền về tác phẩm đã có sẵn của các em vừa tạo ra sự hứng thú và không khí vui
vẻ, phấn chấn trong giờ học vì huy động sự tham gia của cả lớp. Đồng thời,
khởi động bằng hình thức này sẽ rèn luyện năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng
lực giao tiếp, năng lực hợp tác, tư duy phản xạ nhanh, khả năng tập trung…
* Chuẩn bị
- GV chuẩn bị một “hộp quà bí mật” nhỏ trong đó có chứa câu hỏi chủ
đề, giáo án powerpoint, máy chiếu đa năng…
- HS tự học, soạn bài chuẩn bị cho chủ đề bài học mới.
* Cách thực hiện
- GV sẽ gợi ý một chủ đề câu chuyện và kể câu đầu tiên để khởi động thi
ghép câu kể chuyện.
- Sau đó, HS sẽ lần lượt kể các câu tiếp theo để tiếp nối và phát triển câu
chuyện đó. Mỗi HS chỉ kể một câu tiếp theo cùng với việc chuyền “hộp quà bí

mật” nhỏ sang cho bạn bên cạnh để tiếp nối kể câu chuyện. Cứ như vậy cho đến
hết câu chuyện.
16


- Khi câu chuyện kết thúc, “hộp quà bí mật” trên tay em nào thì em đó sẽ
mở hộp quà để lấy và trả lời câu hỏi chủ đề trong hộp quà.
* Ví dụ minh họa:
Chủ đề “Truyện dân gian Việt Nam”
Văn học dân gian “sống” trong môi trường diễn xướng. Bên cạnh đó, các
văn bản truyện cổ tích; truyền thuyết; truyện cười này đều gần gũi, quen thuộc
với tuổi thơ của các em. Vì vậy, để khơi gợi hứng thú cho chủ đề bài học:
Truyện dân gian Việt Nam, GV có thể tổ chức thi ghép câu kể chuyện.
Cách thức tổ chức:
- GV chuẩn bị một “hộp quà bí mật” nhỏ trong đó có chứa câu hỏi chủ đề
bài học. GV sẽ bắt đầu kể câu chuyện bằng mô-típ quen thuộc “Ngày xửa ngày
xưa có hai chị em cùng cha khác mẹ tên là…”.
- Sau đó, HS sẽ lần lượt kể các sự việc, chi tiết tiếp theo để tiếp nối phát
triển câu chuyện và cùng chuyền “hộp quà bí mật” đi.
- Khi câu chuyện kết thúc, HS nào cầm “hộp quà bí mật” trên tay thì sẽ
trả lời câu hỏi (Câu chuyện vừa kể là câu chuyện nào, thuộc thể loại gì?) được
giấu trong hộp quà.
- Từ đó, GV giới thiệu vào chủ đề bài học và hướng dẫn HS hình thành
kiến thức mới.
2.3.10. Khởi động bằng hình thức sử dụng âm nhạc
* Ý nghĩa
- Sử dụng âm nhạc để khởi động là hình thức kích thích được sự hứng
thú của HS, đánh thức năng khiếu của một số HS. Khi các em cùng nhau hát
hay nhìn các bạn hát thì sẽ rất hứng khởi, vui vẻ. Từ đó, cách khởi động này sẽ
dễ dàng dẫn dắt các em vào thế giới bài học, tạo cầu nối tích cực, chủ động,

sáng tạo trong học tập. Vận dụng hình thức khởi động này trong dạy học một số
chủ đề đọc hiểu như văn học dân gian hoặc một số chủ đề tiếng Việt.
* Chuẩn bị
- GV chuẩn bị các đoạn nhạc liên quan đến chủ đề bài học muốn giới
thiệu, giáo án powerpoint, máy chiếu đa năng…
- HS tự học, soạn bài chuẩn bị cho chủ đề bài học mới.
* Cách thực hiện
- GV chiếu một đoạn video nhạc quen thuộc đã chuẩn bị sẵn
- Phổ biến thể lệ: các em thi hát trên nền nhạc
* Ví dụ minh họa: Chủ đề “Ca dao”
- GV có thể chiếu một đoạn video nhạc hát ru, hát dân ca, hát đối đáp
quen thuộc hoặc mời một số học sinh hát một số bài hát ru, dân ca, quan họ…
trên nền nhạc đã chuẩn bị . Chẳng hạn:
+ Hát ru:
-“À ơi… Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
- “À ơi… Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”…
17


+ Hoặc các nhóm HS hát đối đáp nam nữ, hát dân ca “Đi cấy”, hát quan
họ Bắc Ninh…
- Từ hình thức diễn xướng ca dao trên, GV đặt câu hỏi nêu tình huống
như: Nêu cảm nhận của em về âm điệu bài hát ru? Lời của bài hát ru có quen
thuộc với em hay không?
- Từ đó, GV giới thiệu chủ đề bài học và tổ chức HS học tập hình thành
kiến thức mới: Từ thuở nằm nôi, chúng ta đã được sống trong những lời hát ru

ngọt ngào của bà, của mẹ, được nghe những làn điệu dân ca trữ tình sâu lắng.
Những bài hát ru, những làn điệu dân ca ấy đều có phần lời là ca dao. Để hiểu
hơn đặc trưng của ca dao, hiểu hơn cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn của người
bình dân xưa, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu chủ đề Ca dao ( Ca dao than thân
yêu thương tình nghĩa và ca dao hài hước)
Trên đây là một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động “Khởi
động” trong dạy học theo các chủ đề ở chương trình Ngữ văn 10 cơ bản. Thực
tế cho thấy, việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong tổ
chức hoạt động “Khởi động” nói riêng và các hoạt động theo mô hình bài học
phát triển năng lực HS là giải pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả bài học, gắn bài
học với thực tiễn, phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
* Đối với hoạt động dạy – học:
Năm học 2018 - 2019, tôi đã dạy thử nghiệm ở lớp: 10A4, 10A6,
10A11là những lớp ban cơ bản. Lớp 10A6, 10A11 tôi dạy thực nghiệm; còn lớp
10A4 tôi dạy theo phương pháp truyền thống. Sau khi thực nghiệm và đối
chứng, tôi tiến hành kiểm tra đánh giá sau tiết học. Kết quả đạt được như sau:
Kết quả định lượng
Lớp
Số lượng Giỏi %
Khá
%
TB %
Yếu %
10A4 45 (ĐC) 4
8,9
25
55,6 16
35,5 0
0

10A6 45 (TN) 10
22,2 26
57,8 9
20,0 0
0
10A11 46 (TN) 12
26,1 26
56,5 8
17,4 0
0

Lớp

Số
lượng

10A4 45 (ĐC)
10A6 45 (TN)
10A11 46( TN)

Kết quả định tính
Rất hứng thú với Hứng thú với
bài học
bài học
số
số
tỉ lệ %
tỉ lệ %
lượng
lượng

4
8,9
20
44,5
19
42,3
26
57,7
21
45,5
25
54,5

Không hứng thú
với bài học
số
tỉ lệ %
lượng
21
46,6
0
0
0
0

- Nhìn vào bảng số liệu ta thấy kết quả kiểm tra, đánh giá của học sinh ở
lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Trong đó tỷ lệ học sinh đạt kết
quả loại khá, giỏi ở lớp thực nghiệm là tăng lên rõ rệt.
- Mức độ nắm vững tri thức, kỹ năng của học sinh lớp thực nghiệm cũng
cao hơn lớp đối chứng. Ở lớp thực nghiệm học sinh hiểu bài một cách chắc

18


chắn, nắm được bản chất của nội dung học tập. Mặc dù mức độ tiếp thu bài của
các em HS lớp 10A6 và 10A11 vẫn chưa đồng đều nhưng ở phần khởi động bài
học hầu hết các em đều tích cực tham gia không còn phân biệt HS trung bình
hay HS khá, giỏi ở hoạt động này. Qua các hình thức thể nghiệm các hoạt động
khởi động trong dạy học theo chủ đề bài học, kết quả học tập của các em ở lớp
thực nghiệm có tiến bộ rõ rệt, có sự yêu thích môn học hơn.
- Học sinh ở lớp thực nghiệm có hứng thú học tập hơn, không khí lớp học
sôi nổi và bài học thực sự mang lại cho những kiến thức bổ ích, kích thích tính
sáng tạo, tìm tòi, nâng cao tính chủ động của học sinh trong quá trình học tập,
góp phần tạo sự cộng tác chặt chẽ giữa giáo viên và học sinh, giữa các học sinh
với nhau trong giờ học.
* Đối với đồng nghiệp:
Sáng kiến này đã cung cấp một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức
hoạt động “Khởi động” qua các bài học theo chủ đề Ngữ văn 10. Từ đó, GV có
thể áp dụng trong dạy sáng kiến có hiệu quả phần khởi động trong dạy học các
chủ đề Ngữ văn lớp 10. Đồng thời, các giải pháp khởi động trong sáng kiến
cũng có thể ứng dụng thuận lợi trong dạy học theo các chủ đề trong chương
trình Ngữ văn 11 và 12, áp dụng với nhiều đối tượng học sinh khác nhau, tạo
ra sự hứng thú học tập cho HS. Ngoài ra, một số hình thức khởi động bằng trò
chơi có thể vận dụng để tạo tình huống xuất phát trong các môn học khác như:
tiếng anh, lịch sử, địa lí, GDCD…

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19


3.1. Kết luận:

Sau khi vận dụng đề tài vào thực tế dạy học trong năm học 2018-2019,
tôi nhận thấy:
Việc xây dựng bài học theo chủ đề đã tạo điều kiện thuận lợi để vận dụng
các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và thiết kế bài học theo hướng phát
triển năng lực của HS. Trong 5 bước của mô hình bài học phát triển năng lực
HS, bước khởi động thực sự là một bước quan trọng để tạo hứng thú học tập và
là cầu nối cho việc hình thành kiến thức, kỹ năng mới. Việc tổ chức hoạt động
khởi động theo hướng phát triển năng lực đã phát huy tốt khả năng tự học, chủ
động, sáng tạo đồng thời tạo cho HS hứng thú, say mê học tập; tránh tình trạng
nhàm chán, ngại học; khiến cho giờ học trở nên có ý nghĩa, gắn với các tình
huống, các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.
Để hoạt động khởi động bài học có hiệu quả cao, GV cần dành nhiều thời
gian đầu tư, trao đổi học hỏi đồng nghiệp đặc biệt ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học như: phần mềm PowerPoint; E-learning; Violet… và xây
dựng các hình thức khởi động đa dạng phù hợp với từng chủ đề bài học. Về
phía HS, ở cuối tiết học trước có thể hướng dẫn các em tự học và chuẩn bị bài
để hoạt động khởi động được tiến hành nhanh, hiệu quả. Hình thức khởi động
bài học cần chú ý tạo không khí thoải mái cho HS hoạt động tích cực. GV cần
khen thưởng, động viên thành tích của các em, đồng thời giáo dục các em thi
đua lành mạnh, có tinh thần cổ vũ động viên bạn khi cùng thực hiện nhiệm vụ
học tập.
3.2. Kiến nghị:
- Sở GDĐT Thanh Hóa cần mở nhiều lớp bồi dưỡng thường xuyên để
giáo viên tiếp cận nhiều phương pháp dạy học tích cực mới và đưa vào thực tế
dạy học ở các trường THPT.
- Sở GDĐT Thanh Hóa nên mở nhiều cuộc thi về thiết kế hoạt động
stheo hướng phát triển năng lực HS. Với những bài tốt có thể tập hợp thành
sách để xuât bản làm tài liệu tham khảo để GV trao đổi, học hỏi
- Nhà trường tạo điều kiện về trang thiết bị dạy học để GV có điều kiện
thực hiện các phương pháp dạy học mới.

- Nhà trường nên khuyến khích phụ huynh đưa học sinh đi trải nghiệm
thực tế ít nhất 1 năm đi 2 lần để học sinh có điều kiện thu nhận kiến thức cũng
như kĩ năng ngoài cuộc sống, tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 14 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.

Nguyễn Thị Hoa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
***********
20


1. Tài liệu tập huấn Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo
nhóm và hướng dẫn học sinh tự học môn Ngữ văn, Bộ GD&ĐT, Hà Nội, năm
2017.
2. Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông,
Bộ GD&ĐT, Hà Nội, năm 2014.
3. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên: Modun 14: Xây dựng kế hoạch dạy học
theo hướng tích hợp - Nguyễn Sỹ Đức, Kiều Bích Thuỷ
4. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 10 - tập 1- Phan
Trọng Luận (chủ biên)- NXB Giáo dục Việt Nam, 2012.
5. Thiết kế bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Phan Trọng Luận (chủ biên) – NXB
Giáo dục Việt Nam, 2007.
6. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, tập 1, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam,

2015.
7. Sách giáo viên Ngữ văn 10 (tập 1) Nâng cao, sách giáo viên Ngữ văn 10
(tập 2), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2009.
8. Đọc – hiểu tác giả - tác phẩm Ngữ văn 10 (tập 2). Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2011
9. Trang Web Giáo án điện tử, YouTube, tailieu.vn, giaoducthoidai.vn,
taogiaoduc.vn,…

DANH MỤC
21


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:
Chức vụ và đơn vị công tác:

TT

1.
1

Nguyễn Thị Hoa
Trường THPT Yên Định 1

Tên đề tài SKKN

Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn
luyện kỹ năng làm phần đọc

hiểu trong đề thi.

Cấp đánh giá
xếp loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Cấp ngành

B

Năm học
đánh giá xếp
loại

2015 - 2016

2.
3.
4.
5.
...
----------------------------------------------------

PHỤ LỤC 01
22



×