Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy học hiểu văn bản chiều tối của hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.32 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG KỸ THUẬT ĐẶT CÂU HỎI ĐỂ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
“CHIỀU TỐI” CỦA HỒ CHÍ MINH.

Người thực hiện: Phạm Thị Thu Thủy.
Chức vụ: Giáo viên.
Đơn vị công tác: Trường THPT Hà Trung.
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn.

THANH HÓA NĂM 2018
1


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU….….…………………………………………………...……............3
1.1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………....3
1.2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………….…….........3
1.3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………….……........3
1.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………..………..3
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM …………………....……..4
2.1. Cơ sở lí luận..................................................................................................4
2.2. Thực trạng vấn đề………...………………………………………...……....5
2.3. Các giải pháp thực hiện………...…………………………………...……...5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến…………...……………………………….............15
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ….…………………...……….……………....….16


3.1. Kết luận…………………………………………………………………....17
3.2. Kiến nghị…………………………………………………………………...17

2


1. PHẦN MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài:
Cùng với sự phát triển của khoa học là sự bùng nổ của công nghệ thông tin,
đứng trước yêu cầu về một nguồn nhân lực năng động, sáng tạo, có kiến thức và kĩ
năng chuyên nghiệp … nền giáo dục của đất nước đã chú trọng đến sự đổi mới
phương pháp dạy và học theo hướng tích cực. Nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy
học mới được vận dụng nhằm phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong đó có kĩ
thuật đặt câu hỏi. Đặt câu hỏi trong dạy học (đặc biệt những câu hỏi có vấn đề tình huống học tập) có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức, hướng dẫn quá trình
nhận thức giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách có hệ thống và tạo không khí
học tập sôi nổi. Giáo viên qua câu hỏi đánh giá được năng lực học sinh, có thông
tin phản hồi làm cơ sở cho sự điều chỉnh, bổ sung một cách phù hợp, kịp thời
những đơn vị kiến thức kĩ năng trong giờ dạy từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy.
Xuất phát từ vấn đề đó, tôi xin lựa chọn đề tài: Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để
nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc - hiểu văn bản “Chiều tối ” của Hồ Chí Minh
(chương trình Ngữ văn 11 cơ bản).
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tôi tiến hành đề tài này với 3 mục đích sau đây :
Thứ nhất, trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản trong các tiết học
tránh áp đặt, thiên cưỡng. Hơn nữa biết vận dụng những tri thức đó vào giải quyết
các bài tập, các bài kiểm tra liên quan đến tác phẩm.
Thứ hai, phát huy tính tích cực, sáng tạo và hứng thú cho học sinh khi học
môn Ngữ văn .
Thứ ba, giúp học sinh biết cách cảm thụ một bài thơ trữ tình, thấy được cái
hay, cái đẹp trong mỗi tác phẩm văn học.

1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng thực hiện nội dung này là học sinh lớp 11 bậc THPT.
- Đối tượng nghiên cứu: Lợi ích của cách đặt câu hỏi, xây dựng tình huống
học tập trong giờ dạy học đọc - hiểu văn bản “Chiều tối” của Hồ Chí Minh so với
cách dạy học truyền thống thụ động. Khắc phục những kiến thức học sinh còn hiểu
chưa đúng, còn lúng túng trong cách vận dụng vào giải quyết các bài kiểm tra khi
liên quan đến tác phẩm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục đích và thực hiện những nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, tôi sử
dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây :
3


- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Nghiên cứu các tài liệu
liên quan đến đề tài như: sách giáo khoa, sách tham khảo, thiết kế bài học do giáo
sư Phan Trọng Luận (Chủ biên), những bài giảng về bài thơ “Chiều tối”, một số
bản dịch về bài thơ, ...
- Phương pháp điều tra quan sát: Tìm hiểu việc nắm bắt bài học của học sinh
qua việc vận dụng kiến thức về các bài tập và các bài kiểm tra liên quan đến tác
phẩm, tìm hiểu về việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số
trường phổ thông.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham gia dự giờ, rút kinh nghiệm
trong tổ bộ môn, tham dự các buổi họp chuyên đề, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp.
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm ở các lớp 11B, 11M
năm học 2014 - 2015 và 11B, 11M năm học 2017 - 2018 trường THPT Hà Trung.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lí luận:
“Văn học là tấm gương phản chiếu cuộc sống”. Mỗi tác phẩm văn chương
với chúng ta chứa đựng biết bao tình cảm mà các nhà thơ, nhà văn gửi gắm. Đó là
lòng yêu nước thương đời, tinh thần lạc quan, bản lĩnh sống trước phong ba bão táp

của cuuộc đời, đó là lòng dạ ngay thẳng, tình cảm chung thủy sâu nặng nghĩa tình.
Chính vì vậy, dạy văn là dạy cho học sinh nhận ra trong tác phẩm văn chương
nguồn tri thức vô cùng phong phú, hấp dẫn tâm hồn, trí tuệ để sống có ý nghĩa hơn.
Trong quá trình dạy cần xác định học sinh là trung tâm, là chủ thể cảm thụ.
Giáo viên không được cảm nhận thay mà chỉ là người định hướng, chỉ đường cho
các em đi khám phá tác phẩm, khơi nguồn để tạo cảm hứng cho học sinh tích cực.
Đó là một tư tưởng, một quan điểm giáo dục tích cực. Tuy nhiên để dạy học theo
phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều hơn so với phương pháp thụ
động. Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học
nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải tập
trung vào tính tích cực của người dạy. Dù phương pháp đổi mới nào cũng phải có
sự hợp tác của cả thầy và trò, sự phối hợp hài hòa giữa hoat động dạy với hoạt động
học thì mới thành công. Đặc biệt cần phải đặt học sinh vào những tình huống thực
tế, trực tiếp giải quyết vấn đề từ đó các em nắm bắt được kiến thức và kĩ năng cơ
bản, biết vận dụng những tri thức đó vào giải quyết các bài tập, các bài kiểm tra
liên quan đến tác phẩm.
Kỹ thuật đặt câu hỏi cùng với kỹ thuật thảo luận nhóm, kỹ thuật khăn trải
bàn, kỹ thuật mảnh ghép … đã được vận dụng trong phương pháp đổi mới dạy học
trong đó, kỹ thuật đặt câu hỏi với nhiều hình thức câu hỏi đa dạng đã được vận
dụng hiệu quả vào dạy học đọc - hiểu văn bản nó vừa là phương pháp dạy học mới
vừa phát huy sự sáng tạo, hứng thú học tập của học sinh thay vì cách truyền đạt
4


kiến thức thụ động một chiều theo kiểu thầy đọc, trò chép, ghi nhớ một cách máy
móc, dập khuôn.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
Trong thực tế giảng dạy nói chung và giảng dạy môn Ngữ văn nói riêng vấn
tồn tại đầu tư cho việc xây dựng câu hỏi nhưng chưa thật thỏa đáng. Phần nhiều câu
hỏi sa vào chi tiết vụn vặt, đơn điệu, nhàm chán hoặc câu hỏi bao hàm ý trả lời

mang tính chiếu lệ (hỏi cho có hỏi, hỏi để thể hiện có sử dụng phương pháp đổi
mới trong giờ dạy), thiếu những câu hỏi mang tính chất gợi mở, không có những
tình huống gay cấn buộc học sinh phải suy nghĩ, trăn trở vì thế giờ học trôi đi tẻ
nhạt, học sinh không hứng thú, học qua loa cho xong để rồi đến các kì thi, thực tế
đáng buồn lại tái diễn: các em tìm chép tài liệu, sai kiến thức cơ bản, suy diễn nội
dung tác phẩm một cách thô thiển, có khi tách rời nội dung, nghệ thuật của tác
phẩm.
Đứng trước thực trạng dạy học môn Ngữ văn hiện nay nói riêng và yêu cầu
xã hội nói chung, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để vận dụng một cách có
hiệu quả những phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để nâng cao chất lượng dạy
học bộ môn. Trong quá trình giảng dạy, nhận thấy vai trò quan trọng và ưu thế của
kỹ thuật đặt câu hỏi nên tôi đã đầu tư xây dựng hệ thống câu hỏi cho các giờ dạy,
đặc biệt chú ý xây dựng các câu hỏi có vấn đề nhằm khơi dậy hứng thú học văn cho
học sinh, kích thích sự phát triển trí tuệ và giúp các em giữ kiến thức lâu hơn. Đặc
biệt để chiếm lĩnh cái hay, cái hấp dẫn của một bài thơ chữ Hán đối với đối tượng
học sinh lớp 11 là một điều khó. Chính vì vậy tôi đã viết đề tài: Vận dụng kỹ thuật
đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc - hiểu văn bản “Chiều tối” của Hồ
Chí Minh (chương trình Ngữ văn 11 cơ bản).
2.3. Các giải pháp thực hiện:
PHẦN I: Một số vấn đề chung:
1. Câu hỏi và câu hỏi có vấn đề (tình huống học tập) trong dạy học.
1.1. Câu hỏi là một dạng cấu trúc ngôn ngữ để diễn đạt một yêu cầu, một đòi
hỏi, một mệnh lệnh mà người học cần giải quyết.
1.2 Câu hỏi có vấn đề (tình huống học tập) là những câu hỏi chứa đựng tình
huống nảy sinh trong quá trình học tập, tình huống đó chứa đựng một mâu thuẫn
buộc học sinh phải suy nghĩ, tìm tòi phương pháp giải quyết. Do được hình thành
từ một khó khăn trong lí luận hay thực tiễn nên muốn giải quyết chúng người học
phải có một sự nỗ lực, một cuộc vận động trí tuệ thực sự.
1.3. Đặc trưng của câu hỏi và câu hỏi có vấn đề:


5


- Câu hỏi luôn chứa đựng một cái gì chưa biết khiến người học phải băn
khoăn, trăn trở, tìm hướng khắc phục khoảng trống của sự thiếu hiểu biết. Đồng
thời chứa đựng một cái gì đã biết làm cơ sở khắc phục những nghịch lí, thắc mắc,
băn khoăn. Giữa cái chưa biết và cái đã biết có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cái
đã biết là tiền đề để tìm ra cái chưa biết, cái chưa biết là cái đích cần đạt đến của
điểm xuất phát là những giữ liệu đã cho.
- Đối với những câu hỏi có vấn đề (tình huống học tập) còn phải bao hàm
trong bản thân nó một yếu tố tâm lí nào đó thể hiện ở tính rõ ràng, mới lạ của sự
kiện,

tính bất thường của bài tập nhận thức (phát huy tính tích cực của học sinh). Chính
nhờ những tình huống học tập mà học sinh luôn cảm thấy hứng thú nhờ đó phát
huy trí tưởng tượng, sáng tạo mới mẻ trong các em làm không khí bài học trở nên
sôi nổi, lôi cuốn.
2. Câu hỏi trong giờ dạy đọc - hiểu văn bản văn học và vai trò của câu hỏi
trong giờ day đọc - hiểu văn bản văn học:
2.1 Câu hỏi trong giờ dạy đọc - hiểu văn bản văn học.
Dựa vào đặc thù môn Ngữ văn (vừa là môn khoa học vừa là môn nghệ thuật)
nên câu hỏi trong giờ đọc - hiểu tác phẩm văn chương cũng mang sắc thái riêng độc
đáo thể hiện qua hiệu quả độc đáo của nó vừa phát triển tư duy khoa học, tư duy
sáng tạo vừa kích thích được cảm xúc thẩm mĩ của người học. Do đó xây dựng câu
hỏi trong giờ dạy đọc - hiểu văn bản văn học ngoài việc tuân thủ các quy trình,
hướng đến các mục đích tìm hiểu nội dung, nghệ thuật tác phẩm, phát triển trí
tưởng tượng, sự sáng tạo, bộc lộ cảm xúc còn phải chú ý phát hiện các mâu thuẫn
từ tầm đón nhận của học sinh, từ cách cảm nhận, lí giải phân tích tác phẩm.
2.2. Vai trò của câu hỏi trong giờ dạy đọc - hiểu văn bản văn học.
- Câu hỏi có vai trò định hướng, giúp học sinh xác định nhận thức, buộc các

em phải huy động tri thức, vốn sống, kinh nghiệm một cách sáng tạo, chọn lọc lấy
những gì có liên quan đến vấn đề đã được biểu đạt. Giáo viên không đưa kiến thức
cho các em dưới dạng có sẵn, không rung cảm hộ mà với câu hỏi đưa ra giáo viên
sẽ tổ chức, hướng dẫn cho các em suy nghĩ, cắt nghĩa, thâm nhập vào tác phẩm.
Các em tự nắm bắt giọng điệu nhà văn, đối thoại với người sáng tác, hòa nhập vào
khung cảnh của tác phẩm… Từ đó các em được bồi dưỡng năng lực cảm thụ, năng
lực sáng tạo thẩm mĩ ; quá trình tư duy của các em vận động không ngừng, các em
sẽ lớn lên về kiến thức, hoàn thiện về kỹ năng. Nói cách khác, các câu hỏi sẽ kích
thích sự phát triển trí tuệ của học sinh thông qua sự tăng cường khả năng suy nghĩ
độc lập.
- Với kỹ năng đặt câu hỏi của giáo viên, học sinh không chỉ hiểu mà còn lưu
giữ, ghi nhớ kiến thức lâu hơn bởi trong văn chương khi người đọc phải trải qua
6


quá trình cảm thụ bằng liên tưởng, tưởng tượng ; rung cảm bằng trái tim thì kiến
thức ấy thâm nhập vào máu tủy, xương thịt. Sự ghi nhớ ở đây sẽ trở thành tiền đề
quan trọng để quá trình tư duy, tưởng tượng đạt hiệu quả cao hơn.
- Khi xây dựng được câu hỏi có vấn đề (tình huống học tập), giáo viên sẽ
gieo vào tâm hồn các em sự háo hức, day dứt không yên do vậy các em sẽ không
cảm thấy xa lạ trước vấn đề giáo viên đặt ra, không thể lãnh cảm với ý chí nghị lực
phi thường, bản lĩnh kiên cường của nhà thơ. Bởi chính bản thân các em từ bên
trong có nhu cầu chiếm lĩnh tác phẩm chứ không phải do áp lực tác động bên ngoài.
Giáo viên sẽ đạt đến mục đích đánh thức niềm đam mê, hứng thú học văn của học
sinh.
Tóm lại: Việc vận dụng kỹ năng đặt câu hỏi vào giờ dạy đọc - hiểu tác phẩm
văn chương sẽ phát huy được vai trò chủ thể tích cực của học sinh, tạo ra bầu
không khí cởi mở, dân chủ giữa giáo viên - học sinh, học sinh - nhà văn; thiết lập
được mối quan hệ đa chiều (giáo viên - học sinh - tác phẩm - nhà văn) và phát triển
mối quan hệ đó một cách cân đối hài hòa.

PHẦN II: Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy
đọc - hiểu văn bản “Chiều tối” ( Hồ Chí Minh).
1. Xác địdnh yêu cầu cần đảm bảo khi xây dựng câu hỏi trong giờ dạy đọc hiểu văn bản “Chiều tối” (Hồ Chí Minh):
Xây dựng câu hỏi trong giờ dạy đọc - hiểu văn bản “Chiều tối” của Hồ Chí
Minh, tôi xác định cần phải đạt đến các yêu cầu sau:
- Câu hỏi khai thác được đặc trưng thể loại văn bản của thơ thất ngôn tứ
tuyệt luật Đường (bút pháp, hình ảnh, ngôn ngữ … thấy được vẻ đẹp cổ điển và nét
hiện đại trong thơ Bác cũng như cách vận động hình tượng thơ, cảm xúc của nhân
vật trữ tình). Tuy nhiên, câu hỏi còn định hướng cho học sinh phát hiện chất thép và
chất tình trong vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.
- Câu hỏi kích thích được sự tìm tòi, hứng thú của học sinh và phù hợp với
khả năng tiếp nhận của các em. Có nghĩa câu hỏi, tình huống học tập phải khai thác
những cái mới từ tác phẩm, gợi liên tưởng nhiều chiều ở người đọc; có khả năng gõ
vào sự đồng cảm nâng lên thành cấp độ cao hơn thuộc về chiều sâu tư tưởng của
tác phẩm.
- Câu hỏi phong phú đa dạng, có hệ thống hoàn chỉnh: Câu hỏi được xây
dựng dưới các hình thức khác nhau để tránh sự đơn điệu nhàm chán; câu hỏi có mối
liên hệ với nhau nhằm đảm bảo hướng đến mục đích, yêu cầu nội dung học tập.
2. Xây dựng câu hỏi, tình huống học tập trong giờ dạy đọc - hiểu văn bản
“Chiều tối” (Hồ Chí Minh):
7


2.1. Xác định mục tiêu dạy học trong giờ đọc - hiểu “Chiều tối” (Hồ Chí
Minh).
- Mức độ cần đạt:
+ Thấy đđược vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh: dù hoàn cảnh khắc nghiệt
đến đâu vẫn luôn hướng về sự sống, ánh sáng.
+ Cảm nhận được bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại của bài
thơ.

- Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
+ Kiến thức:
* Giúp học sinh thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí nghị
lực phi thường vượt lên hoàn cảnh, phong thái ung dung tự do, tự tại và niềm lạc
quan của Hồ Chí Minh.
* Cảm nhận được vẻ đẹp thơ trữ tình Hồ Chí Minh: Sự kết hợp hài hòa giữa
màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại, chất thép và chất tình.
+ Kĩ năng:
* Đọc - hiểu tác phẩm trữ tình.
* Cảm thụ bài thơ tứ tuyệt theo đặc trưng thể loại.
2.2. Xác định tri thức đã có của học sinh trong giờ đọc - hiểu văn bản “Chiều
tối” (Hồ Chí Minh):
Có thể nói, khi tiếp cận một bài thơ tứ tuyệt luật Đường đối với các em
không hề mới mẻ ít nhiều các em đã nắm được đặc trưng của thể loại này. Từ cơ sở
đó, tôi sẽ định hướng bằng câu hỏi, tình huống học tập nhằm giúp học sinh chiếm
lĩnh và lưu giữ kiến thức cơ bản nhất rồi vận dụng để giải bài tập.
2.3. Xác định kiến thức có thể mã hóa thành câu hỏi tương ứng với các khâu
trong quá trình dạy đọc - hiểu văn bản “Chiều tối” (Hồ Chí Minh):
*1. Tiểu dẫn:
*1.1- Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của bài thơ:
- Bài thơ “Chiều tối” rút trong tập “Nhật kí trong tù” sau khi thành lập Việt
Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược ở Việt Nam, Hồ Chí
Minh sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ tới
Túc Vinh, tỉnh Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô
cớ. Trong suốt mười ba tháng đày ải khổ cực nhưng Bác vẫn làm thơ. Người đã ghi
8


lại trong một cuốn sổ tay, đặt tên “Ngục trung nhật kí” (Nhật kí trong tù) gồm 134
bài.

- Bài thơ “Chiều tối” là bài thứ 31 của tập thơ được gợi từ cảm hứng trên
đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942.
*1.2- Thể loại, bố cục:
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt luật Đường.
- Bố cục: Chia hai phần: + Hai câu đầu.
+ Hai câu sau.
* 2. Đọc – hiểu văn bản.
*2.1. Sơ đồ cấu trúc văn bản:
Chiều tối
Khổ 1

Khổ 2

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,

Cô vân mạn mạn độ thiên không;

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,

Cô em xóm núi xay ngô tối,

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;

Xay hết, lò than đã rực hồng.

Bức tranh thiên nhiên nơi rừng núi

lúc chiều tà quen thuộc bằng bút pháp
chấm phá. Một bức tranh thiên nhiên
thoáng đãng, trong sáng và thơ mộng.

Bức tranh sinh hoạt nơi xóm núi với
hình ảnh thiếu nữ xay ngô bên bếp
lửa. Một bức tranh tràn đầy sức
sống, bình dị, gần gũi đời thường mà
ấm áp.

Sự vận động của hình tượng thơ, cảm xúc của nhân vật trữ tình:
Hình tượng thơ vận động một cách khỏe khoắn, nhất quán từ hai câu thơ
đầu sang hai câu thơ cuối : từ cảnh trời, mây, chim muông nơi rừng núi lạnh lẽo
sang cảnh cuộc sống sinh hoạt của con người nơi xóm núi ấm áp, từ bóng tối
sang ánh sáng. Cảm xúc của nhân vật trữ tình từ cô đơn, mệt mỏi sang ấm áp,
hạnh phúc hướng tới tương lai tươi sáng, lạc quan yêu đời. Vẻ đẹp tâm hồn của
nhà thơ với cách nhìn tinh tế, nhạy cảm và ý chí nghị lực phi thường, bản lĩnh
9


kiên cường của người chiến sĩ.
*2.2 - Kiến thức cơ bản:
a. Hai câu thơ đầu:
- Bức tranh thiên nhiên thoáng đãng, quen thuộc nơi sơn cước lúc chiều tà
bằng vài nét chấm phá, ước lệ của thơ ca cổ điển phương Đông qua hai hình ảnh
cánh chim và chòm mây.
- Đằng sau bức tranh là sự quan sát tinh tế của Bác qua hình ảnh cánh chim,
là sự tương đồng của hình ảnh cánh chim sau một ngày kiếm ăn vất vả và hình ảnh
một người tù sau một ngày lê bước đường trường.
- Vẻ đẹp tâm hồn của Bác sau bức tranh thiên nhiên là tâm hồn nghệ sĩ có

một tình yêu thiên nhiên tha thiết và bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ cộng
sản.
b. Hai câu thơ cuối:
- Bức tranh đời sống sinh hoạt con người qua hình ảnh thiếu nữ xay ngô
chuẩn bị bữa cơm bên bếp lửa.
- Nghệ thuật điệp vòng ở cuối câu 3 và đầu câu 4.
- Chữ “hồng” là nhãn tự của bài thơ.
- Vẻ đẹp tâm hồn của Bác sau bức tranh đời sống tràn đầy sinh khí, đời
thường gần gũi là sự gắn bó với con người lao động, là sự lạc quan yêu đời của
người chiến sĩ Hồ Chí Minh
*3. Tổng kết, củng cố kiến thức:
- Bài thơ sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa mang vẻ đẹp cổ điển vừa
mang nét đẹp hiện đại. Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc.
- Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn
cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh.
3. Mã hóa nội dung kiến thức thành câu hỏi, tình huống học tập trong giờ dạy
đọc - hiểu văn bản “Chiều tối” (Hồ Chí Minh):
Công đoạn xây dựng câu hỏi, tình huống học tập đòi hỏi giáo viên phải chú ý
đến nhiều yếu tố (đặc trưng tài liệu giảng dạy, đối tượng giảng dạy, tâm lí học sinh
trước đơn vị kiến thức cần tìm hiểu ...) để có cơ sở định hướng cho việc hình thành
câu hỏi, tình huống học tập.
Với “Chiều tối”, tình huống học tập trung tâm được tôi xác định là: Tâm hồn
một người nghệ sĩ có cách nhìn tinh tế và ý chí nghị lực phi thường, bản lĩnh kiên
10


cường vượt lên trên hoàn cảnh hoàn toàn tự do, tự chủ về tinh thần của người chiến
sĩ cách mạng.
Xác định được tình huống trung tâm, tôi nhìn ra hướng đi và cái đích cần tới
trong giờ dạy đọc hiểu “Chiều tối” là xây dựng các câu hỏi, tình huống học tập có

tính chất phụ để giúp học sinh tìm ra sự vận động của mạch cảm xúc trong tác
phẩm.
* Tình huống tạo không khí đầu giờ (khi giới thiệu xuất xứ, hoàn cảnh ra đời
của bài thơ):
Để tạo không khí sôi nổi, hứng thú cho học sinh ngay từ phần giới thiệu vào
bài (phần khởi động), tôi trình chiếu một số bài hát về Bác, hình ảnh về hoàn cảnh
ra đời của tập thơ, một số bài thơ trong tập “Nhật kí trong tù” trong đó có bài thơ
“Chiều tối”. Giáo viên đưa câu hỏi: Qua những hình ảnh trên, em hãy nêu sự
hiểu biết của mình về Hồ Chí Minh, xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của bài thơ
“Chiều tối”? Đây là câu hỏi các em có thể trả lời, sau đó giáo viên khái quát kiến
thức.
* Câu hỏi, tình huống học tập hướng dẫn học sinh đọc - hiểu hai câu thơ
đầu:
Dựa trên cơ sở so sánh phần phiên âm và phần dịch thơ các em sẽ thấy được
bức tranh thiên nhiên miền sơn cước lúc chiều muộn bằng bút pháp chấm phá, ước
lệ ở hai câu thơ đầu qua hai hình ảnh cánh chim và chòm mây. Dựa trên cơ sở đó,
giáo viên đưa ra tình huống học tập để các em phải tự tìm câu trả lời: Đằng sau
bức tranh thiên nhiên ấy, em thấy điều gì ở nhân vật trữ tình? [1]. Học sinh
phải cảm thụ qua hình ảnh:
+ Cánh chim trong thơ của Bác không chỉ gợi không gian và thời gian mà
được quan sát cả sự vận động bên ngoài (chim bay), cả sự vận động bên trong
(cánh chim mỏi). Dường như có nét tương đồng giữa ngoại cảnh và tâm cảnh, đó
là sự đồng điệu giữa sự mệt mỏi của cánh chim sau một ngày kiếm ăn vất vả và
người tù sau một ngày lê bước đường dài. Nhưng Bác đã quên đi nỗi đau của bản
thân để đồng cảm với sự mệt mỏi của sự vật mà cội nguồn của nó là tình thương
yêu của Người đối với mọi sự sống.
+ Chòm mây trong thơ của Bác cũng vậy như có hồn, có tâm trạng. Sự cô
đơn, lẻ loi lững lờ trôi trên bầu trơi bao la của chòm mây cũng chính là sự lẻ loi
của Bác nơi đất khách quê người không biết tương lai phía trước sẽ ra sao.
Khi học sinh chiếm lĩnh những kiến thức cơ bản ở hai câu đầu của bài thơ,

Tôi đặt các em vào tình huống: Hình dung một người tù bị giải từ “Gà gáy một
lần đêm chưa tan”, năm ba cây số một ngày đường, cổ đeo gông, chân xích, tay
xiềng, đói rét... Đặt trong hoàn cảnh ấy anh (chị) cảm nhận được về điều gì về
11


tâm hồn, con người Hồ Chí Minh qua hai câu đầu? [3]. Tình huống này buộc
học sinh phải trăn trở, tìm tòi để tìm cách giải quyết, giáo viên định hướng để học
sinh đưa ra cách trả lời:
+ Dù trong hoàn cảnh nào, tâm hồn của Bác vẫn luôn hướng về thiên nhiên.
Từ bức tranh thiên nhiên, ta thấy một cái nhìn trìu mến dõi theo từng biểu hiện của
tạo vật. Đằng sau cái nhìn ấy, cháy bỏng và khắc khoải một ước mong sum họp,
một niềm khao khát tự do.
+ Mệt mỏi, đau đớn, chán chường, vậy mà cảm hứng thơ vẫn đến với Bác.
Không có chân dung người tù khổ ải mà chỉ hiện ra cái dáng vẻ, phong độ của bậc
tao nhân mặc khách đang ung dung, thư thái thưởng ngoạn chiều hôm nơi rừng
núi. Nếu không có ý chí và nghị lực phi thường vượt lên trên hoàn cảnh, có bản
lĩnh kiên cường và sự tự chủ, tự do hoàn toàn về tinh thần ở Bác thì cũng khó có
được những vần thơ cảm nhận thiên nhiên sâu sắc, tinh tế như thế trong hoàn cảnh
tù đày khắc nghiệt.
*Câu hỏi, tình huống học tập hướng dẫn học sinh đọc - hiểu hai câu thơ sau:
Hai câu thơ sau của bài thơ “Chiều tối”, học sinh sẽ dễ dàng nhận ra hình ảnh
đời sống sinh hoạt của con người nơi xóm núi với người thiếu nữ xay ngô tối bên
bếp lửa để chuẩn bị bữa cơm tối. Một bức tranh gần gũi, đời thường đáng yêu mà
tràn đầy sinh khí, ấm áp. Đó là cở sở để tôi đưa ra câu hỏi tình huống tạo sự hứng
thú, sự tìm tòi, khám phá ở các em: Đằng sau bức tranh đời sống sinh hoạt ấy,
em thấy điều gì ở nhân vật trữ tình? [1]. Giáo viên nêu vấn đề: So với những câu
thơ cũng tả cảnh chiều hôm (mạch thơ cũng vận động từ bức tranh thiên nhiên đến
đời sống con người) trong bốn câu đầu bài thơ “Qua đèo ngang” của Bà Huyện
Thanh Quan từ đó phát hiện về cái nhìn, tâm hồn của Bác.

+ Đằng sau một bức tranh thiên nhiên hay bức tranh đời sống luôn phản
chiếu tâm hồn, tình cảm của người nghệ sĩ.
+ Trong thơ Bác hình ảnh con người không hề nhỏ bé mà toát lên vẻ trẻ
trung, khỏe khoắn, đầy sức sống. Giữa núi rừng mênh mông thiếu nữ miền sơn
cước không bị hòa lẫn vào cảnh vật hay mờ nhòe mà trái lại cô chính là điểm sáng
của bức tranh, là trung tâm của cảnh vật. Công việc lao động của cô, ngọn lửa
hồng từ lò than và nhiệt huyết của tuổi trẻ đã làm bừng sáng, sưởi ấm cả không
gian núi rừng chiều tối heo hút, âm u. Khung cảnh ấy dễ đưa lại cho người đi
đường nhất là người tù, hơi ấm của sự sống, niềm vui và niềm hạnh phúc bình dị,
thường nhật.
+ Một lần nữa, Hồ Chí Minh hoàn toàn quên đi cảnh ngộ của mình để đồng
cảm, chia sẻ với niềm vui, niềm hạnh phúc bình dị của những người lao động tuy
vất vả nhưng tự do và tự chủ. Ta nhận ra cái nhìn trìu mến hướng về sự sống của
12


Bác, cái nhìn ấy thể hiện sự quan tâm và tình cảm yêu thương với những người lao
động.
Từ đặt câu hỏi, tạo tình huống tìm hiểu bức tranh đời sống sinh hoạt, giáo
viên tạo tình huống học tập ở mức độ nhận biết cao: Trong bài thơ “Chiều tối” có
sự trôi chảy của thời gian. Điều đáng thú vị là nguyên văn không hề nói đến
chữ “tối” mà người đọc vẫn cảm nhận được trời tối và thời gian trôi từ chiều
tà đến đêm khuya, hãy lí giải vì sao? [3]. Học sinh lí giải và cắt nghĩa:
+ Ba chữ “ma bao túc” ở cuối câu 3 được điệp vòng ở đầu câu 4 “bao túc
ma hoàn” đã tạo nên sự nối âm liên hoàn, nhịp nhàng như vừa diễn tả cái vòng
quay không dứt của động tác xay ngô vừa thể hiện vòng lưu chuyển của thời gian
từ chiều đến tối.
+ Mặt khác chính chữ “hồng” ở cuối bài thơ cũng giúp người đọc hình dung
ra bóng tối đang buông xuống xóm núi. Trời tối, người đi mới nhìn thấy ánh lửa
rực hồng lên như thế. Giáo viên chiếu trên máy đoạn bình luận của giáo sư Lê Trí

Viễn để giúp học sinh hiểu rõ hơn ý thơ vừa học tập cách bình giảng: “Nguyên văn
không nói đến tối mà tự nhiên nói đến, thời gian trôi dần theo cánh chim và làn
mây, theo những vòng xoay của cối ngô, quay quay mãi, “ma bao túc ... bao túc ma
hoàn...” và đến khi cối dừng lại thì lô dĩ hồng, lò đã rực hồng, tức trời tối, trời tối
thì lò rực lên” [5].
Từ tri thức học sinh chiếm lĩnh giúp tôi có cơ sở để dẫn dắt đến một tình
huống học tập mới. Tôi kể nhanh cho học sinh nghe câu chuyện cổ phương Đông
có giai thoại về người họa sĩ tài năng vẽ bức tranh rồng tuyệt đẹp. Kết thúc câu
chuyện kể, tôi đưa ra tình huống: Nếu “mắt rồng” trong bức tranh là linh hồn,
thần thái, cái vi diệu của toàn bức tranh. Nó cũng như “con mắt thơ” mà các
nhà nghiên cứu, phê bình văn học thường gọi là “thi nhãn” hay “nhãn tự”
(chữ có mắt). Theo em, đâu là “nhãn tự” bài thơ “Chiều tối” ? Vì sao? [3]. Học
sinh đưa ra nhiều ý kiến khác nhau, giáo viên định hướng sau đó chiếu đoạn bình
thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông: “Chữ hồng trong nghệ thuật thơ Đường
người ta gọi là “con mắt thơ” (thi nhãn) hoặc là “nhãn tự” (chữ có mắt), nó sáng
bừng lên, nó cân lại, chỉ một chữ thôi với hai mươi bảy chữ khác dầu nặng đến
mấy đi chăng nữa.. Với chữ hồng đó, có ai còn cảm giác nặng nề, mệt mỏi, nhọc
nhằn nữa đâu mà chỉ thấy màu đỏ đã nhuốm lên cả bóng đêm, cả thân hình, cả lao
động của cô gái đáng yêu kia. Đó là màu đỏ của tình cảm Bác” [4]. Từ đó giáo
viên kết luận:
+ Chữ “hồng” là “thi nhãn” (con mắt thơ) bởi vì nó đã làm bừng sáng lên,
nó cân lại hai mươi bảy chữ khác dầu nặng nề đến bao nhiêu chăng nữa..

13


+ Với chữ “hồng” nó đã làm bừng sáng lên cả bài thơ không còn cảm giác
nặng nề, mệt mỏi nhọc nhằn nữa mà chỉ thấy màu đỏ đã nhuốm lên cả bóng đêm,
cả thân hình, cả lao động của cô gái đáng yêu kia.
+ Màu “hồng” là màu của sự ấm, nóng, của sự sống, hướng con người đến

niềm tin ở tương lai tươi sáng phía trước, hướng con người tới sự lạc quan, yêu
đời.
Khi định hướng cho học sinh đọc - hiểu bốn câu thơ của bài thơ “Chiều tối”,
tôi đưa ra tình huống thấy được sự vận động thơ, cảm xúc của nhân vật trữ tình: Từ
hai câu thơ đầu sang hai câu thơ sau của bài thơ em thấy có sự chuyển đổi gì
về sự vận động của hình tượng thơ và cảm xúc của nhân vật trữ tình? [2].
Học sinh đã tìm hiểu cả bốn câu thơ các em sẽ tìm được câu trả lời: sự vận
động của hình tượng thơ thật khỏe khoắn, bất ngờ theo xu thế phát triển từ bức
tranh thiên nhiên nơi núi rừng lúc chiều tà âm u, lạnh lẽo sang cuộc sống sinh hoạt
của con người nơi xóm núi ấm áp. Cảm xúc của nhân vật trữ tình từ mệt mỏi đến
khỏe khoắn, từ buồn đến vui. Cách nhìn ấy thể hiện niềm lạc quan, yêu đời, luôn
hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai ở nhà thơ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.
Cuối cùng từ quá trình đọc - hiểu văn bản “Chiều tối” của Hồ Chí Minh tôi đưa ra
câu hỏi vừa nâng cao vừa mở rộng để kiểm tra khả năng nắm bắt, tổng hợp kiến
thức trong giờ học đặc biệt đối với học sinh khá, giỏi: Trong bài thơ “Đọc thơ
Bác” Hoàng Trung Thông đã viết:
Vần thơ của Bác, vần thơ thép.
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.
Vậy theo anh (chị) hiểu như thế nào về chất thép và chất tình trong bài thơ
“Chiều tối”? Đây là câu hỏi học sinh không thể trả lời được ngay mà giáo viên
phải gợi ý để học sinh trả lời:
+ Giải thích chất thép là gì? Thép vốn là hợp kim của sắt bền cứng, dẻo..
Chất thép trong thơ Bác là tinh thần chiến đấu, tinh thần cách mạng, tiến công,
tinh thần đấu tranh xã hội, tinh thần chiến sĩ. Tuy nhiên trong bài thơ “Chiều tối”
chất thép cần phải hiểu một cách linh hoạt.
+ Đằng sau bức tranh thiên nhiên thơ mộng, thoáng đãng, thơ mộng, đặt
trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ mới thấy được tinh thần thép của người chiến
sĩ cách mạng. Trong hoàn cảnh cổ đeo gông, chân xích, tay xiềng, người tù mệt
mỏi sau một ngày lê bước đường dài nơi đất khách quê người nhưng cảm hứng thơ
vẫn đến với Bác. Đó chính là tư thế ung dung, tự do, tự tại, ý chí nghị lực phi

thường cũng bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ cộng sản. Câu thơ mềm mại
nhưng có chất thép bên trong.
14


+ Hai câu sau một bức tranh sinh hoạt của con người nơi xóm núi với hình
ảnh người thiếu nữ xay ngô tối bên bếp lửa thật bình dị, ấm áp. Lò than rực hồng
báo hiệu sự tắt đi của ánh sáng tự nhiên, mặt trời đã lặn, trời đã tối nhưng thắp lên
ánh sáng của lò than, ánh sáng của con người và ánh sáng của tình người. Nó
không rực rỡ hơn nhưng lan tỏa hơn, nó không nóng hơn nhưng ấm lòng người.
+ Chữ hồng cuối bài thơ đã xua đi bao sự mệt mỏi, uể oải mà chỉ có sự ấm
áp. Đặt trong hoàn cảnh người tù bị áp giải năm mươi ba cây số một ngày đường,
đói rét, phòng giam tối tăm lạnh lẽo... trong hoàn cảnh ấy, con người dễ rơi vào
cảm giác “Giật mình, mình lại thương mình xót xa”. Nhưng ở đây không xuất hiện
cảm giác ấy nghĩa là Bác đã vượt lên nỗi đau của bản thân chia sẻ, đồng cảm với
người lao đông tuy vất vả nhưng hoàn toàn tự do về tinh thần. Đó là vẻ đẹp của
con người “nâng niu tất cả chỉ quên mình” (Tố Hữu, Theo chân Bác). Chất thép ở
đây là vượt lên trên hoàn cảnh tăm tối khắc nghhiệt để hướng tới sự sống, niềm lạc
quan, yêu đời.
+ Chất tình trong bài thơ chính là tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu
cuộc sống của một tâm hồn thi sĩ có cách cảm nhận, quan sát tinh tế, ở cách dõi
theo mọi sự sống mà đồng cảm mà nâng niu, trìu mến.
Hệ thống câu hỏi, tình huống học tập được tôi xây dựng với nhiều cấp độ
nhận thức và xuất phát từ cơ sở sự phân tích đặc trưng của tài liệu dạy học chỉ là
yếu tố mang tính chất định hướng góp phần đem đến hiệu quả cho giờ dạy. Hệ
thống câu hỏi ấy không phải là nhất thành bất biến mà cần phải có sự điều chỉnh
cho phù hợp với diễn biến thực tế của từng tiết học.
Khi giải quyết mỗi câu hỏi hoặc tình huống học tập không phải học sinh nào
cũng dễ dàng đi đến ngay đơn vị kiến thức theo yêu cầu giáo viên đặt ra vì thế khi
xây dựng câu hỏi tôi đã lưu tâm đến mức độ câu hỏi dành cho từng đối tượng học

sinh, ngoài ra còn chuẩn bị cách gợi dẫn trong trường hợp học sinh chưa trả lời
được ngay câu hỏi nêu ra. Tất nhiên sự chuẩn bị dù chu đáo đến đâu cũng không
thể lường hết các tình huống nảy sinh trong giờ dạy vì thế một điều quan trọng đối
với giáo viên là: phải biết nắm bắt lấy những đơn vị kiến thức, mâu thuẫn nảy sinh
trong câu trả lời của học sinh để xây dựng câu hỏi, tình huống sao cho tự nhiên bởi
tình huống càng tự nhiên càng có sức thu hút sự chú ý và hấp dẫn học sinh ; phải
dẫn dắt câu hỏi, tình huống học tập sao cho mâu thuẫn chuyển vào trong bản thân
chủ thể quá trình học tập để các em ý thức, thừa nhận… có như thế học sinh mới
sống trong trạng thái ngạc nhiên, thắc mắc muốn tìm ra lời giải đáp và giờ học mới
đạt hiệu quả cao.
2.4. Hiệu quả của vấn đề:
Thay vì cách dạy truyền thống (giáo viên cảm thụ tác phẩm rồi nghiêng rót
cho các em trong giờ học, học sinh chỉ làm công việc của một chú gà công nghiệp”
15


cắm cúi nhặt nhạnh chăm chỉ những lời thầy cô giảng bình) vai trò chủ thể tích cực
của học sinh không được phát huy vì thế kiến thức khó lưu giữ lại trong tâm trí các
em khi giờ học kết thúc. Thay vì đưa ra các câu hỏi chủ yếu mang tính chất tái hiện,
câu hỏi đổi mới phương pháp giả tạo”, câu hỏi theo hình thức diễn đạt thông
thường (nêu nội dung, nghệ thuật khổ thơ thứ nhất? Cảm nhận về các câu thơ tiếp
theo? Phân tích làm rõ?...) khiến giờ học trôi đi đơn điệu, tẻ nhạt hoặc sôi nổi hình
thức (học sinh cũng phát biểu ý kiến song kiến thức không đọng lại vì trong các em
là những kiến thức vụn vặt, cảm xúc hỗn độn …). Tôi chú trọng xây dựng các câu
hỏi với hình thức đa dạng (câu hỏi tạo không khí, dẫn dắt nhằm tác động vào tâm lí
học sinh để các em phải băn khoăn, thắc mắc, chuẩn bị tâm thế huy động kiến thức
để giải quyết vấn đề được nêu ; Câu hỏi cảm xúc ; Câu hỏi phát triển trí tưởng
tượng…). Đặc biệt tôi coi trọng việc xây dựng câu hỏi có vấn đề (tình huống học
tập) và lưu tâm xây dựng tình huống học tập trung tâm nhờ vậy không khí giờ học
sôi nổi, phát huy được vai trò chủ thể của học sinh. Các em chẳng những được trải

nghiệm cảm giác băn khoăn, ngạc nhiên, thích thú mà còn xác định được cốt lõi
vấn đề cần nắm vững trong tiết học, có được cái nhìn bao quát về hướng đi, cái
đích phải hướng tới của một giờ học. Các em được làm chủ kiến thức, được chiếm
lĩnh tác phẩm văn chương trong tính chỉnh thể toàn vẹn của một cấu trúc nghệ thuật
tinh vi, đa tầng chứ không phải sự cảm nhận đơn lẻ từng yếu tố, từng chi tiết. Đó là
cơ sở để các em có hứng thú tiếp tục tự mình khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm một
cách sâu sắc hơn bởi khi “vấn đề cốt lõi” của tác phẩm được giải mã các em sẽ
nhận ra rằng: còn nhiều yếu tố quy tụ xung quanh nó còn chưa được khám phá, các
em sẽ chưa thỏa mãn với tầm hiểu biết của mình và tiếp tục bước vào cuộc hành
trình khám phá thế giới cái hay, cái đẹp của văn bản khi giờ học đã kết thúc.
Qua các câu hỏi kiểm tra nhanh, bài kiểm tra tự luận trên lớp hầu hết học
sinh nắm được kiến thức cơ bản của giờ học, biết vận dụng kiến thức để giải quyết
các đề bài kiểm tra liên quan đến tác phẩm, nhiều học sinh có cách lí giải vấn đề
thấu đáo, lập luận chặt chẽ, hành văn có cảm xúc…
Cụ thể: Ở các năm học (2014 – 2015, 2017 - 2018) vận dụng kỹ thuật đặt
câu hỏi vào giờ dạy đọc - hiểu văn bản “Chiều tối” khi tiến hành cho học sinh các
lớp làm bài kiểm tra tự luận (đề bài giống nhau) tôi thu được kết quả như sau:
Kết quả
Lớp

Sĩ số

Đối tượng
Giỏi
học sinh
SL %

11B

39


Lớp đại trà

6

11M

41

Lớp khối D 12

Khá
SL

Trung bình Yếu, kém
%

SL

%

SL

%

15,3 15

38,
5


15

38,5

3

7,7

29,3 19

46,

10

24,4

0

0
16


3
So với kết quả cách dạy chủ yếu là truyền thụ một chiều và có sử dụng một số
câu hỏi mang tính chất tái hiện áp dụng cho đối tượng học sinh có chất lượng đầu
vào tương đương với các lớp nêu trên:
Lớp

Sĩ số


Đối tượng
học sinh

Kết quả
Giỏi

Khá

Trung bình Yếu, kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

0

0


10

23,
8

26

62

6

14.2

22

55

2

5

11B

42

Lớp đại trà

11M

40


Lớp khối D 5

12,5 11

27,
5

Qua hai bảng số liệu là một kênh thông tin cho thấy hiệu quả bước đầu của
việc vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi đối với giờ dạy đọc - hiểu văn bản văn học. Kết
quả này giúp tôi vững tin tiếp tục tìm tòi để xây dựng hệ thống câu hỏi có chất
lượng hơn nữa để ứng dụng trong tiết dạy văn bản “Chiều tối” (Hồ Chí Minh) ở
các năm học tiếp theo.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận:
Bài thơ “Chiều tối” (Hồ Chí Minh) là văn bản có nhiều cách tiếp cận, khoảng
trống để gieo mầm sáng tạo vẫn còn nhiều vì thế những câu hỏi và tình huống học
tập tôi đưa ra không tham vọng định hướng cho học sinh chiếm lĩnh được hết tầng
sâu cái hay, cái đẹp của văn bản mà chỉ đánh thức trong các em sự thắc mắc, băn
khoăn, niềm say mê dành cho tác phẩm và giải đáp phần nào nhưng thắc mắc nảy
sinh để các em thực sự trở thành chủ thể của quá trình học tập. Hệ thống câu hỏi ấy
cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Đặt câu hỏi là một nghệ thuật, kỹ thuật dạy học này đòi hỏi ở người giáo
viên năng lực của một nhà tâm lí, một nhà sư phạm, một nghệ sĩ. Khi vận dụng kỹ
thuật đặt câu hỏi vào giờ dạy đọc - hiểu văn bản văn học, giáo viên cần có sự linh
hoạt, khéo léo và khả năng kết hợp với các phương pháp, kỹ thuật dạy học khác để
đạt đến hiệu quả cao nhất, có như thế mới có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới
phương pháp giảng dạy. Tôi hi vọng với kinh nghiệm vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi
vào giờ dạy đọc - hiểu văn bản “Chiều tối” (Hồ Chí Minh) sẽ góp một phần nhỏ
vào việc hướng mối quan tâm, sự đầu tư thỏa đáng cho việc xây dựng câu hỏi trong

17


giờ dạy đọc - hiểu các văn bản văn học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn
Ngữ văn nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.
3.2. Kiến nghị:
- Nhà trường cần tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho giáo viên trong việc tiếp
xúc với các loại sách tham khảo có chất lượng trên thị trường, đồng thời cũng cần
có tủ sách lưu lại các sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên đã được xếp loại, các
chuyên đề tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên để đồng nghiệp có tư liệu tham khảo.
- Các cơ quan quản lý giáo dục trong tỉnh cần phát triển rộng rãi các sáng
kiến kinh nghiệm của giáo viên, đặc biệt là các sáng kiến đã được xếp loại để đồng
nghiệp tham khảo, học hỏi. Qua đó nâng cao hiệu quả của các sáng kiến kinh
nghiệm trong ứng dụng vào thực tế nhà trường.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song không thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu
sót. Kính mong hội đồng khoa học các cấp và bạn bè đồng nghiệp góp ý, xây dựng,
bổ sung cho bản kinh nghiệm của tôi đạt chất lượng tốt hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Phạm Thị Thu Thủy


18


TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam.
2. Sách giáo viên Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam.
3. Thiết kế bài học Ngữ văn 11, tập 2 do Phan Trọng Luận (Chủ biên).
4. Một số bài giảng thơ văn Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1984
(Bài của Nguyễn Hoàng Khung viết về Chiều tối).
5. Đọc bản dịch, Nhật kí trong tù, tạp chí Tác phẩm mới, số 8- 1970.

19


20



×