Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Dạy học tích hợp liên môn một số nội dung môn vật lí lớp 10 – lớp 11 ở trường THPT nhằm phát huy năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.7 KB, 23 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh
giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên
tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ
thông, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng,
nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới,
trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một
trong những vấn đề cần ưu tiên.
Việc nâng cao chất lượng giáo dục phải được thực hiện gắn liền với việc đổi
mới mục tiêu, nội dung chương trình, đổi mới về phương pháp phương tiện và
hình thức tổ chức dạy học.
Trong những năm gần đây vấn đề dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn đã
và đang được áp dụng ở tất cả các cấp học phổ thông. Là một giáo viên dạy Vật
lý ở trường THPT, hưởng ứng phong trào đổi mới giáo dục tôi đã áp dụng vào
thực tế giảng dạy bộ môn của mình.
Với những lý do nêu trên tôi xin mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Dạy học tích
hợp liên môn một số nội dung môn Vật Lí lớp 10 – lớp 11 ở trường THPT
nhằm phát huy năng lực học sinh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Bằng phương pháp lồng ghép, tích hợp các môn học có liên quan gây hứng
thú học tập cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 10 và 11 Trường THPT Thạch Thành 2.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin;
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Thế nào là dạy học theo chủ đề tích hợp.


Dạy học tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu giảng dạy,
học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế
hoạch.
1


Tích hợp cũng có nhiều hình thức ví dụ như thông qua bài học của bộ môn
nào đó ta có thể lồng ghép các nội dung giáo dục như: đạo đức, bảo vệ môi
trường, tiết kiệm năng lượng, tình yêu quê hương đất nước, bảo vệ chủ quyền
biển đảo...Trong đề tài này tôi đưa ra kinh nghiệm tích hợp liên môn tức là cách
giải quyết tình huống dựa vào kiến thức của nhiều môn học.
Dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai
hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng
một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên
môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình
của môn đó và không dạy lại ở các môn khác.Trường hợp nội dung kiến thức có
tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học
riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn
liên quan.
Các bước tiến hành một bài học có tình huống tích hợp liên môn:
- Mục tiêu dạy học.
- Đối tượng dạy học của bài học
- Ý nghĩa của bài học.
- Thiết bị dạy học, học liệu.
- Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
2.1.2. Mục tiêu của dạy học tích hợp liên môn
- Hình thành và phát triển năng lực của học sinh nhất là năng lực giải quyết
các vấn đề thực tiễn.
- Tạo mối quan hệ giữa các môn học với nhau và với kiến thức thực tiễn.
- Tránh trùng lặp về nội dung thuộc các môn học khác nhau.

- Phối hợp sự đóng góp để giải quyết một tình huống.
2.1.3. Tại sao phải dạy học tích hợp liên môn
Thứ nhất, do mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều ít nhiều có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đều có các mối quan hệ biện chứng. Vì vậy để
nhận biết và giải quyết các sự vật, hiện tượng cần huy động tổng hợp các kiến
thức kĩ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau.
Thứ hai, trong quá trình phát triển của khoa học và giáo dục, nhiều kiến thức
kĩ năng chưa cần thiết trở thành một môn học trong nhà trường nhưng lại rất cần
2


chuẩn bị cho học sinh để họ có thể đối mặt với những thách thức trong cuộc sống,
do đó cần tích hợp các kiến thức kĩ năng đó qua các môn học.
Thứ ba, do tích hợp mà các kiến thức gần nhau, liên quan với nhau sẽ được
nhập vào cùng một môn học tránh được sự trùng lặp không cần thiết về nội dung
giữa các môn học.
Dạy học tích hợp liên môn là dạy học cho học sinh biết tổng hợp kiến thức
kỹ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng
lực giải quyết các tình huống thực tiễn.
Dạy học theo chủ đề tích hợp khuyến khích giáo viên tham gia đổi mới
phương pháp giảng dạy. Đặc biệt là giáo viên các bộ môn: Lịch Sử, Địa Lý, Sinh
Học, Vật Lí...đã chủ động nghiên cứu phối hợp với đồng nghiệp để tích hợp kiến
thức liên môn và giải quyết một vấn đề.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1.Đối với học sinh
- Các chủ đề tích hợp liên môn có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối
với học sinh tạo hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên
môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các
tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.
- Các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều

lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau.
- Trong quá trình giảng dạy thực tế ở các lớp khối 10 và khối 11 trường
THPT Thạch Thành 2, tôi nhận thấy chất lượng học tập của các e học sinh không
đồng đều, càng về những lớp sau kết quả học tập càng kém hơn, các e chưa tập
trung chú ý vào học tập. Cụ thể trong năm học 2017-2018 và 2018- 2019 kết quả
học tập của các lớp như sau:
Khối lớp 10
TT Lớp

Sĩ số

9-10

7-8

5-6

3- 4

TB trở lên

1

10C1 40

14 35% 18

45% 8

20% 0


0

2

10C2 38

8

21% 15

39% 10

26% 5

14% 33

86%

3

10C6 39

3

8%

18% 18

46% 11 28% 28


73%

4

10C8 42

4

10% 20

48% 15

36% 3

69%

7

6%

40

29

100%

3



Khối lớp 11:
TT Lớp


số

9-10

1

11B1

39

16

41% 19

49% 4

10% 0

0

2

11B2

39


8

20% 18

46% 8

21% 5

13% 34

87%

3

11B7

37

2

5%

32% 14

38% 9

25% 28

75%


7-8

12

5-6

3- 4

TB trở lên
39

100%

2.2.2.Đối với giáo viên
Ban đầu có thể gặp khó khăn do phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức
thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể khắc
phục vì hai lí do:
Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường
xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác.
Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên
không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định
hướng hoạt động học của học sinh không chỉ ở trong lớp học,mà cả ở ngoài lớp
học.
Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong
sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.
2.2.3. Những khó khăn gặp phải trong dạy học tích hợp liên môn.
-Trước hết, khó khăn của giáo viên hiện nay là tâm lí ngại thay đổi. Về thực
chất thì không có nhiều khó khăn cả về kiến thức lẫn phương pháp dạy học và cơ
sở vật chất. Hơn nữa, từ nhiều năm nay, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo tích hợp nhiều nội
dung giáo dục vào quá trình dạy học các môn học trong trường phổ thông như:

giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia, tài nguyên và môi trường về
biên giới, biển, đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi
trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí
hậu.vv….
- Một số nội dung kiến thức có liên quan đến nhiều môn học đều được đưa
vào chương trình của các môn học đó gây ra sự chồng chéo, quá tải. Đồng thời,
thời điểm dạy học các kiến thức đó ở các môn học khác nhau là khác nhau, thuật
ngữ sử dụng cũng khác nhau, gây khó khăn cho học sinh.
- Hình thức dạy học tích hợp liên môn không được trải nghiệm trong trương
trình đào tạo giáo viên do đó việc áp dụng hình thức dạy học này vào thực tê đối
với giáo viên đang còn gặp khó khăn: ví dụ như: bản thân chưa hiểu về dạy học
tích hợp, nhầm lẫn giữa tích hợp liên môn và đa môn, chưa biết lồng nghép giáo
4


dục các vấn đề ngoài SGK...
2.3. Các giải pháp đưa ra nhằm giải quyết vấn đề
Trên cơ sở lí luận như vậy, tôi đã vận dụng và đưa ra một số ví dụ kiến thức
tích hợp liên môn để giải quyết một số nội dung kiến thức dạy học Vật Lí ở lớp
10 và lớp 11 THPT.
I. Ảnh hưởng của sự chuyển thể của các chất đối với con người, khí hậu và
sự phân bố sinh vật trên Trái đất – bài 38, 39 sách giáo khoa Vật Lí 10.
Sự chuyển thể là một hiện tượng vật lí có nhiều ảnh hưởng trong tự nhiên và
cuộc sống. Đây cũng là cơ sở để nghiên cứu trong các lĩnh vực Hóa Học,Sinh
Học,Địa Lí.
Đối với môn Hóa Học, nhiệt chuyển thể ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa
học, đến sự dịch chuyển cân bằng và đến cấu tạo chât.
Đối với môn Sinh Học, sự chuyển thể( nhiệt độ và độ ẩm) được xem là yếu tố
sinh thái ảnh hưởng lớn nhất đối với động vật, thực vật và con người.
Đối với môn Địa Lí, sự chuyển thể là các yếu tố chính hình thành nên khí

hậu, là yếu tố tạo nên vòng tuần hoàn của nước, là cơ sở để giải thích các hiện
tượng mây, mưa, sương mù, hiện tượng “ toát mồ hôi” của nền nhà vào những
ngày nồng ẩm.
I.1. Mục tiêu dạy học của chủ đề
-Về kiến thức
a. Môn Vật lí
- Nêu được các khái niệm về sự nóng chảy, sự đông đặc
- Nêu được các khái niệm về sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự sôi.
- Viết được công thức nhiệt nóng chảy của vật.
- Phân biệt hơi khô và hơi bão hòa
- Viết được công thức nhiệt hóa hơi Q = L.m
- Định nghĩa được độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tỉ đối, độ ẩm cực đại của
không khí.
-Trình bày được vòng tần hoàn lớn của nước trên Trái đất.
b. Môn Sinh học
- Phân tích được sự ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến sự phân bố,
sinh trưởng và phát triển ở động vật, thực vật.
- Nêu được những ảnh hưởng của sự chuyển thể đến con người.
c. Môn Địa lí
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến mưa.
- Trình bày và giải thích được sự phân bố lượng mưa trên Trái đất.
Về kĩ năng
- Vận dụng được các công thức Q = L.m và Q = λ.m để giải các bài tập
5


- Giải thích được quá trình bay hơi và ngưng tụ dựa trên chuyển động
nhiệt của các phân tử.
- Giải thích được trạng thái hơi bão hòa dựa trên sự cân bằng động của
bay hơi và ngưng tụ.

- Trình bày được ảnh hưởng của độ ẩm không khí đối với sức khỏe con
người, sự phân bố và đời sống động thực vật.
Về thái độ, tình cảm
- Yêu thích các môn khoa học
- Hợp tác tích cự trong hoạt động nhóm
- Ý thức vận dụng các kiến thức học được để giải quyết các vấn đề thực
tiễn.
I.2 Phát triển năng lực giải quyết vấn đề
- Biết cách bảo vệ sức khỏe khi thời tiết thay đổi
- Áp dụng một số kinh nghiệm về trồng trọt và chăn nuôi phù hợp với
điều kiện khí hậu tại địa phương.
- Phát hiện được độ ẩm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống
con người và đề xuất một số biến pháp làm hạn chế ảnh hưởng của độ ẩm không
khí khi trời hanh, trời nồm.
I.3.Kế hoạch dạy học:
Tìm hiểu: Sự chuyển thể của các chất ảnh hưởng như thế nào đối với con
người, khí hậu và phân bố sinh vật trên Trái Đất?
Nội dung được tổ chức dưới dạng các chủ đề (dự án). GV có thể hướng dẫn,
cho HS thảo luận để đưa ra 3 chủ đề (dự án) là: Sự chuyển thể và độ ẩm không
khí đối với khí hậu; Sự chuyển thể và độ ẩm không khí đối với động thực vật; Sự
chuyển thể và độ ẩm không khí đối với con người.
Thảo luận làm nảy sinh các ý tưởng của chủ đề, hướng dẫn HS lựa chọn chủ
đề (dự án) và lập kế hoạch thực hiện chủ đề(dự án),chia lớp thành các nhóm để
tìm hiểu từng chủ đề, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm.
Các nhóm học sinh trình bày chủ đề và đánh giá chủ đề.
Chủ đề 1: Sự chuyển thể của các chất và độ ẩm không khí đối với khí hậu
-Câu hỏi nội dung:
+Các hiện tượng thiên tai (sương mù, mưa, mưa đá, bão...) trong tự nhiên
chủ yếu do các hiện tượng vật lý nào gây nên? Hãy nêu các hiểu biết của em về
hiện tượng bão và các ảnh hưởng của nó đến đời sống con người.

+Biến đổi khí hậu là gì?
+Nêu nguyên nhân gây biến đổi khí hậu và các tác hại của biến đổi khí hậu
đến đời sống con người?
6


+ Con người phải làm gì để kiểm soát được tình trạng biến đổi khí hậu góp
phần làm giảm biến đổi khí hậu?
-Ý tưởng chung của dự án: Tìm hiểu về khí hậu và ảnh hưởng của nó đến đời
sống con người.
-Sản phẩm dự án là bài trình diễn,hoặc trang web hoặc poster về:
+ Các hiện tượng thiên tai trong tự nhiên do sự bay hơi và sự ngưng tụ tạo
nên. Hiện tượng bão.
+ Một số biện pháp cảnh báo và phòng tránh thiên tai.
+ Biến đổi khí hậu. Nguyên nhân gây nên biến đổi khí hậu và các tác hại
của biến đổi khí hậu đến đời sống con người.Các biện pháplàm giảm thiểu sự
biến đổi khí hậu
- Nguồn hỗ trợ HS thực hiện dự án
+Sách giáo khoa lớp 10, 11 các môn: Vật lí,Sinh học, Địa lí
+Địa
chỉ
các
trang
web
www.tusach.thuvienkhoahoc.com;;
Nội dung tích hợp liên môn được thể hiện:
Môn Vật lí:
-Sự chuyển thể của các chất (nước):
+Bao gồm các quá trìnhg nóng chảy (từ băn tuyết sang nước lỏng) sự bay
hơi (từ nước lỏng sang hơi nước) ở các điều kiện nhiệt độ áp suất khác nhau.

Đồng thời với quá trình nóng chảy và bay hơi là quá trình đông dặc và quá trình
ngưng tụ.
+ Nhiệt nóng chảy của các chất. Q= L.m
-Sự bay hơi của chất lỏng
+Sự bay hơi chỉ diễn ra ở bề mặt thoáng của chất lỏng và xảy ra ở mọi
nhiệt độ.
+Hơi khô và hơi bão hòa.
Môn Sinh học:
-Biến đổi khí hậu đang diễn ra trên trái đất: hiệu ứng nhà kính, hiện tượng
bang tan, các hiện tượn thời tiết cự đoan: lũ lụt, hạn hán…
-Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu và các tác hại của biến đổi khí hậu đến
đời sống con người.
-Con người phải làm gì để kiểm soát được tình trạng biến đổi khí hậu góp
phần làm giảm biến đổi khí hậu.
Môn Địa lí:
- Các nhân tố ảnh hưởng đến mưa, nguyên nhân hình thành nên mưa. Hiện
tượng xuất hiện các cơn bão.
- Sự phân bố lượng mưa trên Trái đất.
7


Chủ đề 2: Sự chuyển thể các chất và độ ẩm của không khí đối với đời sống
động thực vật
-Câu hỏi nội dung:
+Sự phân bố,sinh trưởng và phát triển của động thực vật trên trái đất phụ
thuộc vào các yếu tố nào?
+Sự chuyển thể của các chất và độ ẩm không khí có ảnh hưởng thế nào
đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của động thực vật?
+ Lấy ví dụ về sự ảnh hưởng của sự chuyển thể và độ ẩm không khí đến
sự phân bố, phát triển của động thực vật?

+ Con người phải làm gì để kiểm soát được ảnh hưởng bất lợi đối với
đời sống của cây trồng vật nuôi?
-Ý tưởng chung của dự án: Tìm hiểu về ảnh hưởng của khí hậu đến sự phát
triển của động thực vật
-Sản phẩm dự án là bài trình diễn, hoặc trang web hoặc poster về:
+ Các ảnh hưởng của sự chuyển thể của các chất và độ ẩm không khí
đến sự phân bố,sinh trưởng và phát triển của động thực vật trên Trái Đất
+ Một số biện pháp để bảo vệ động,thực vật trước những tác động có hại
của sự chuyển thể đồng thời phát huy được những ưu điểm của sự chuyển thể và
độ ẩm không khí đối với đời sống thực vật
-Nguồn hỗ trợ HS thực hiện dự án
+ Sách giáo khoa lớp 10 các môn: Vật lý
+Sách giáo khoa lớp 9, lớp 11 các môn: Sinh học
+ Địa chỉ các trang web: ; www.khoahoc.com.vn
Chủ đề 3: Sự chuyển thể của các chất và độ ẩm không khí đối với con người
-Câu hỏi nội dung:
+ Sự chuyển thể của các chất và độ ẩm không khí có ảnh hưởng thế
nào đối với sức khỏe và đời sống con người?
+ Con người phải làm gì để bảo vệ sức khỏe khi trời quá nóng, quá
lạnh, hoặc khi thời tiết khô hanh, ẩm thấp?
+ Làm thế nào đê khắc phục tình trạng độ ẩm quá thấp hoặc quá cao
trong cuộc sống hàng ngày?
+ Con người đã áp dụng như thế nào các đặc điểm của sự chuyển thể
của các chất và độ ẩm không khí vào các lĩnh vực phục vụ cho cuộc sống của
mình.
-Ý tưởng dự án: Tìm hiểu về ảnh hưởng của sự chuyển thể và độ ảm của
không khí tới sức khỏe và đời sống con người.
Sản phẩm dự án là bài trình chiếu về:
+ Ảnh hưởng của sự chuyển thể của các chất và độ ẩm không khí đến
8



sức khỏe và đời sống con người.
+ Một số biện pháp khắc phục những ảnh hưởng không tốt của sự
chuyển thể và độ ẩm của không khí đối với đời sống và sưc khỏe con người.
+ Một số ứng dụng của sự chuyển thể và độ ẩm không khí vào lĩnh vực
cuộc sống.
-Nguồn hỗ trợ học sinh thực hiện dự án
+Sách giáo khoa Vật lí 10
+Sách giáo khoa Sinh học 11
+Địa chỉ các trang Web:
+www. Khoahoc.com.vn; www.suwckhoe.com.vn
II. Dạy học tích hợp liên môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Toán học giảng dạy
về “Sấm sét” trong bài “Dòng điện trong chất khí” Vật Lý 11.
Bài “dòng điện trong chất khí”- Tiết 32,33-sách giáo khoa vật lý 11, giáo
viên tổ chức cho học sinh sử dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu về sấm sét và
lợi ích của sấm sét.
II.1 Mục tiêu dạy học.
a) Về kiến thức.
- Môn vật lý:
+ Học sinh hiểu được các kiến thức về sự hình thành tia lửa điện.
+ Học sinh hiểu được quá trình hình thành sét.
- Môn hóa học:
+ Học sinh biết được các phản ứng hóa học xảy ra trong không khí khi có
tia lửa điện.
- Môn sinh học:
+ Học sinh biết được tác dụng của khí Ôzôn với môi trường không khí.
+ Học sinh biết được tác dụng của các gốc NO -3, NH +4 được tạo ra với sự
phát triển của thực vật trên trái đất.
b) Về kỹ năng.

- Môn vật lý:
+ Biết cách phòng chống và tuyên truyền các biện pháp phòng chống Sét
khi có mưa dông.
9


+ Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng phóng điện trong
không khí.
- Môn hóa học:
+ Vận dụng được các phản ứng hóa học xảy ra trong không khí khi có tia
lửa điện trong sản xuất nông nghiệp.
- Môn sinh học:
+ Có kỹ năng xác định thời điểm gieo cấy để tận dụng nguồn đạm trong bầu
khí quyển nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp,
bảo vệ môi trường.
- Môn Toán:
+ Tính toán được một cách tương đối lượng đạm do tự nhiên cung cấp
c) Về tư duy, thái độ.
+ Có tinh thần học tập tích cực, nghiêm túc.
+ Yêu thích, say mê trong nghiên cứu khoa học.
+ Biết cách ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống nâng cao năng suất
lao động.
Thông qua dự án sẽ giúp cho học sinh biết vận dụng kiến thức liên môn Toán,
Vật lý, Hóa học, Sinh học, vào giải thích được một vài hiện tượng trong thực tế
liên quan đến sét, tính toán được một vài thông số liên quan để áp dụng vào trong
thực tiễn đời sống và sản xuất.
d. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề
+ Biết được tác dụng của hiện tượng sét trong thực tế đối với sự phất triển
của sinh vật.
+ Biết cách phòng chống các tác hại của sét gây ra đối với con người.

+ Biết cách làm việc nhóm, tập thể.
e. Thiết bị dạy học, học liệu.
+ Máy chiếu đa năng, trình chiếu powerpoint.
+ Máy vi tính.
+ Sách giáo khoa vật lý 11.
10


+ Các nguồn thông tin, tài liệu về sét.
+ Hình vẽ minh họa về cột thu lôi chống sét.
II.2.Kế hoạch dạy học:
a) Mục tiêu về kiến thức:
+ Học sinh hiểu được các kiến thức về điều kiện và sự hình thành tia lửa
điện.
+ Biết được các phản ứng hóa học xảy ra trong không khí khi có Sấm sét.
+ Hiểu được tác dụng của Ôzôn với môi trường, tác dụng của các gốc NO -3,
NH +4 được tạo ra với sự phát triển của thực vật trên trái đất.
b) Phương pháp: thuyết trình, giảng giải nêu vấn đề, kết hợp thảo luận
nhóm.
Tìm hiểu:Ảnh hưởng của sét đối với sự phất triển của sinh vật trong bài “ Sự
dẫn điện trong chất khí” SGK Vật lí lớp 11.
Nội dung được tổ chức dưới dạng các chủ đề (dự án). GV có thể hướng dẫn,
cho HS thảo luận để đưa ra 2 chủ đề là: Sự hình thành sét trong tự nhiên và các
quá trình diễn ra trong quá trình hình thành sét; Ảnh hưởng của sét đối với sinh
vật- giải thích các hiện tượng tự nhiên liên quan đến sét.
Chủ đề 1: Sự hình thành sét trong tự nhiên và các quá trình diễn ra
trong quá trình hình thành sét
-Câu hỏi nội dung:
+ Đặc điểm về tính dẫn điện của chất khí là gì? Bản chất dòng điện trong
chất khí?

+ Nguyên nhân dẫn đến sự dẫn điện trong chất khí? Cách tạo ra hạt tải
điện trong chất khí?
+ Cách tạo ra hạt tải điện trong quá trình dẫn điện tự lực?
+ Nguyên nhân dẫn đến hình thành sét?
+ Các quá trình phản ứng của các chất diễn ra trong quá trình hình thành
sét?
+Tại sao về mùa hè thường hay có mưa dông, sấm sét và sau những cơn
mưa này thường thấy không khí rất là trong lành?\
+ Cách phòng chống khi có sét trong mưa dông.?
+ Cách tạo cột thu lôi chống sét.
11


-Ý tưởng chung của dự án: Tìm hiểu về quá trình dẫn điện trong chất khí( sét)
và ảnh hưởng của sét đến sinh vật.
-Sản phẩm dự án là bài trình diễn,hoặc trang web hoặc poster về:
+ Các hiện tượng thiên tai trong tự nhiên : sét.
+ Một số biện pháp cảnh báo và phòng tránh sét.
- Nguồn hỗ trợ HS thực hiện dự án
+Sách giáo khoa lớp 11 các môn: Vật lí,Hóa học.
+Địa chỉ các trang web
www.tusach.thuvienkhoahoc.com;;
Nội dung tích hợp liên môn được thể hiện:
Môn Vật lí:
- Quá trình tạo ra Sấm sét có thể tóm gọn lại như sau:
+ Nước sẽ bốc hơi khi nhận được nhiệt từ ánh sáng Mặt trời, bay lên cao,
gặp lạnh, ngưng tụ lại thành hàng triệu giọt nước nhỏ, đó là mây.
+ Quá trình bay hơi và ngưng tụ xảy ra liên tục, hơi nước và những giọt
nước nhỏ ở các đám mây sẽ tương tác với nhau tạo nên các đám mấy tích điện trái
dấu, đồng thời sinh ra điện trường giữa các đám mây. Sự chênh lệch điện tích

càng lớn, điện trường càng mạnh. Điện trường mạnh, đến một mức nào đó, sẽ làm
không khí xung quanh bị ion hoá, cho phép dòng điện có thể truyền qua khu vực
không khí bị ion hoá này tạo thành sét.
+ Đồng thời trong lúc đó, bề mặt Trái đất sẽ chịu ảnh hưởng của điện
trường âm phía dưới các đám mây, và các vật thể trên Trái đất (bao gồm cả con
người) sẽ mất electron và tích điện dương mạnh. Không khí xung quanh tia sét sẽ
bị đốt nóng mạnh, giãn ra đột ngột và kéo theo đó là tiếng sét nổ ngay sau đó.
+Khi gần có sét, cường độ điện trường lớn ở gần mặt đất, quanh khu vực
này bị ion hóa. Các ion cùng đấu với điện tích với mũi nhọn thí bị đẩy ra xa nó,
các ion trái dấu thì đi về mũi nhọn, bị mụi nhọn “hút” vào. Do đó, điện tích trên
mũi nhọn mất dần. Dựa vào đây người ta chế tạo cột thu lôi chống sét.
Môn Hóa học:
-Sấm sét tạo ôzôn cho tầng khí quyển
Chúng ta được biết ôzôn giúp Trái đất trong lành hơn, nhờ nó hấp thụ bức xạ
cực tím từ Mặt trời chiếu xuống Trái đất. Vậy nguồn ôzôn từ đâu mà có? Phản
ứng hóa học:
2O2 (tia lửa điện)—> O3 + [O]

12


Đây là phản ứng thuận nghịch. [O] là oxi nguyên tử, các [O] tự’ kết hợp với
nhau tạo ngược thành O2, tham gia ngược lại phản ứng.
Có thể viết gọn : 3 O2 —> 2O3 Ozon có tính oxi hỏa rất mạnh, mạnh hơn O2
rất nhiều, Ozon tồn tại chủ yếu ở tầng bình lưu của khí quyển.
Trong không khí, nitơ tồn tại dạng nito phân tử có liên kết 3 bền vững, nên rễ
cây không hấp thụ được. Tuy nhiên, nhờ vào sấm sét, một lượng N 2 trong không
khí chuyển hóa theo sơ đồ của phản ứng:
N2 + O2 = 2NO
2NO + O2 = 2NO2 + H2O

4NO2 + O2 + 2H2O = 4HNO3
HNO3  H+ + NO3Chủ đề 2: Ảnh hưởng của sét đối với sinh vật - giải thích các hiện tượng tự
nhiên liên quan đến sét.
-Câu hỏi nội dung:
+ Quá trình dẫn điện trong chất khí diễn ra như thế nào? Bản chất dòng
điện trong chất khí?
+ Cách tạo ra hạt tải điện trong quá trình dẫn điện tự lực?
+ Sự hình thành sét trong mưa dông có tác dụng như thế nào đối với sự
phát triển của cây cối trong tự nhiên? Giải thích tại sao sét lại có những tác dụng
đó?
+ Giải thích câu nói:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”.
+ Tính toán(tương đối) lượng đạm được hình thành sau các trận mưa dông?
+ Cách phòng chống sét đối với con người và sinh vật?
-Ý tưởng chung của dự án: Tìm hiểu về quá trình dẫn điện trong chất khí( sét)
và ảnh hưởng của sét đến sinh vật.
-Sản phẩm dự án là bài trình chiếu, hoặc trang web hoặc poster về:
+ Các hiện tượng thiên tai trong tự nhiên: sét.
+ Sự phát triển của cây, môi trường sau các cơn mưa dông.
13


+ Một số biện pháp cảnh báo và phòng tránh sét.
+ Sau cơn mưa dông không khí rất trong lành mát mẻ.
- Nguồn hỗ trợ HS thực hiện dự án
+Sách giáo khoa lớp 11 các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học.
+Địa chỉ các trang web
www.tusach.thuvienkhoahoc.com;;
Tích hợp kiến thức môn Sinh học:

Sấm sét giúp tăng khả năng sinh trưởng cho cây:
Theo kinh nghiệm của ông bà xưa, vào những vụ lúa chiêm xuân, những cơn
mưa rào mang theo dưỡng chất thiên nhiên, rất tốt cho cây cối, hoa màu, đặc biệt
là cây lúa nước. Nhờ có đạm tự nhiên, lúa bén rễ và phát triển nhanh, tốt tươi. Vì
vậy, mà ông cha ta có câu:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”.
Tích hợp kiến thức Môn Hóa học:
Sấm sét tạo ôzôn cho tầng khí quyển
Chúng ta được biết ôzôn giúp Trái đất trong lành hơn, nhờ nó hấp thụ bức xạ
cực tím từ Mặt trời chiếu xuống Trái đất. Vậy nguồn ôzôn từ đâu mà có? Phản
ứng hóa học:
2O2 (tia lửa điện)—> O3 + [O]
Đây là phản ứng thuận nghịch. [O] là oxi nguyên tử, các [O] tự’ kết hợp với
nhau tạo ngược thành O2, tham gia ngược lại phản ứng.
Kết quả: Ozon trong không khí khử các tạp chất bụi bẩn do có tính oxi hóa
cao. Đồng thời tạo ra oxi làm cho không khí trong lành mát mẻ.
Tích hợp kiến thức môn Toán:
Theo các nhà khoa học, mỗi năm ở nước ta trung bình một ha đất nhận được
trên 50kg Nitơrat và gần 20kg Amôniắc từ mưa dông – các chất đạm này được
hình thành từ Nitơ trong quá trình phóng điện.
Diện tích nông nghiệp nước ta lớn nên lượng Amôniắc nhận từ thiên nhiên và
số tiền tiết kiệm không phải mua phân bón là rất lớn.

14


III. Dạy học tích hợp liên môn nội dung kiến thức “ Dòng điện trong chất
điện phân” bài 14 – SGK Vật lý 11.
III.1 Mục tiêu dạy học

a. Nội dung kiến thức học sinh cần đạt được
Môn Vật lí
- Phân biệt được chất điện phân và điện môi: các dung dịch muối, axit, bazơ
là những chất điện phân. Chất điện phân cho dòng điện chạy qua. Điện môi
không cho dòng điện chạy qua.
-Nêu được bản chất của dòng điện trong chất điện phân: Dòng điện trong
chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện
trường và các ion âm ngược chiều điện trường.
- Mô tả và giải thích được hiện tượng cực dương tan:Hiện tượng cực dương
tan khi điện phân một dung dịch muối kim loại mà anốt làm bằng chính kim loại
ấy.
- Phát biểu được các định luật Faraday về điện phân và viết được hệ thức của
các định luật này:
+Định luật 1: Khối lượng m của một chất giải phóng ra ở bình điện
phân tỉ lệ với điện lượng chạy qua bình đó.m =k.q
+Định luật 2: Đương lượng điện hóa k của một nguyên tố tỉ lệ với đương
lượng gam A/n của nguyên tố đó. k=c. A/n
-Nêu được một số ứng dụng của hiện tượng điện phân: luyện kim, mạ điện,
đúc điện…
Môn Hóa học
- Nêu được cơ chế hình thành sự tạo thành ion trong chất điện phân: sự tồn tại
của các ion trong dung dịch axit, ba zơ, muối.
-Nêu được nội dung thuyết điện li.
-Nêu được các phản ứng xảy ra trong hiện tượng cực dương tan trong quá
trình điện phân.
- Các ứng dụng trong thực tế như luyện nhôm, đồng, điều chế clo…
Môn toán:
15



- Tính toán được khối lượng kim loại( thể tích khí) được giải phóng ra ở các
điện cự trong quá trình điện phân.
b. Kĩ năng cơ bản cần đạt được
- Vận dụng thuyết điện li để giải thích được bản chất dòng điện trong chất
điện phân và hiện tượng điện phân.
- Vận dụng kiến thức giải thích các ứng dụng của hiện tượng điện phân.
- Biết cách thiết kế và thực hiện các thí nghiệm về hiện tượng điện phân và
hiện tượng cực dương tan.
- Giải các bài tập có vận dụng định luật Faraday.
- Rèn luyện các kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thực hành, kĩ năng đánh giá…
c. Thái độ học sinh
- Có thái độ khách quan trung thực, phong cách làm việc chính xác, khoa học
trong học tập.
- Có hứng thú, lòng say mê, óc sáng tạo khoa học trong học vật lí
- Luôn có ý thức tự tìm tòi, tự giải thích các hiện tượng vật lí trong thực tế
bằng những kiến thức đã học.
III.2 Tổ chức hoạt động dạy học
Nội dung được tổ chức dưới dạng các chủ đề (dự án). GV có thể hướng
dẫn,cho HS thảo luận để đưa ra chủ đề là: Điều chế hóa chất nhờ phương pháp
điện phân.
Tìm hiểu: Điều chế hóa chất nhờ phương pháp điện phân
-Câu hỏi nội dung:
+Tại sao chất điện phân lại có thể dẫn điện?
+Bản chất của dòng điện trong chất dòng điện trong chất điện phân?
+ Các phản ứng phụ xảy ra trong quá trình điện phân xảy ra như thế nào?
+Sơ đồ cấu tạo và cơ chế hoạt động của phương pháp điều chế hóa chất
(điều chế Clo, Hidro, xút) bằng phương pháp điện phân?
+ Nêu một số ứng dụng của clo, hidro, xút trong công nghiệp và cuộc
sống?
16



- Mục tiêu của chủ đề:
+Nêu được bản chất của dòng điện trong chất điện phân và trình bày được
thuyết điện li.
+Phân biệt được bản chất dòng điện trong kim loại và trong chất điện
phân.
+Mô tả và giải thích được các phản ứng phụ trong phương pháp điện phân
và hiện tượng cực dương tan.
+ Nêu được phương pháp điều chế một số hóa chất như clo, hidro, xút.
+Tìm hiểu một số ứng dụng của chúng trong công nghiệp hoá chất.
+Học sinh rèn luyện tư duy sáng tạo, khả năng làm việc nhóm.
Bài trình chiếu Power Point:
+Nêu được bản chất dòng điện trong chất điện phân, các sản phẩm tạo
thành trong các phản ứng phụ trong quá trình điện phân.
+Nêu được sơ đồ cấu tạo và hoạt động của việc điều chế hóa chất bằng
phương pháp điện phân.
Nội dung tích hợp liên môn được thể hiện:
Môn Vật lí:
-Sự hình thành các ion trong dung dích axít, bazơ, muối tạo ra các hạt tải
điện trong dung dịch chất điện phân và làm cho chất điện phân dẫn điện.
- Bản chất dòng điện trong chất điện phân là dòng các ion dương và ion
chuyển động theo hai chiều ngược nhau.
- Phân biệt được bản chất dòng điện trong kim loại và trong chất điện phân.
- Ứng dụng của hiện tượng điện phân trong luyện kim, điều chế hóa chất, mạ
điện.
Môn hóa học:
-Mô tả và giải thích được các phản ứng phụ trong phương pháp điện phân
và hiện tượng cực dương tan:
Ví dụ1: khi điện phân dung dich CuSO4 với điện cực dương bằng đồng

Ban đầu, khi có dòng điện chạy qua, ion Cu2+ chạy về catốt và nhận e từ
nguồn điện đi tới, ta có:
Cu2 + 2e- = Cu
17


Đồng hình thành sẽ bám vào cực âm này.
Ở anốt, electron bị kéo về cực dương của nguồn điện tạo điều kiện hình thành
ion Cu2+ trên bề mặt tiếp xúc với dung dịch. Vì vậy ion này sẽ tiếp tục tan vào
trong dung dịch. Như vậy đồng ở anốt sẽ tan dần vào trong dung dịch. Đó chính
là hiện tượng cực dương tan.
Ví dụ 2: Điện phân dung dịch H2SO4 với hai điện cực làm bằng inốc.
Khi có điện trường trong bình điện phân, ion H + sẽ bị đẩy về catốt, ion SO 42đẩy về phía anốt, gây mất cân bằng về nồng độ các ion ở điện cực:
Ở Catốt, H+ nhận e trở thành hidro bay ra. CÒn ở anốt, Nước phân li thành H +
và (OH)-. Các ion (OH)- sẽ nhường ion cho a nôt theo phản ứng:
4(OH)- =2H2O+O2+4eKết quả là xuất hiện khí oxi ở anốt bay lên.

-Nêu được phương pháp điều chế một số hóa chất như clo, hidro, xút.
-Nêu được phương pháp điều chế kim loại (nhôm):

Môn Toán
Dựa vào các định luật Faraday
18


- Định luật 1: Khối lượng m của một chất giải phóng ra ở bình điện phân tỉ lệ
với điện lượng chạy qua bình đó.m =k.q
- Định luật 2: Đương lượng điện hóa k của một nguyên tố tỉ lệ với đương lượng
gam A/n của nguyên tố đó. k=c. A/n
Từ đó xác định cụ thể khối lượng kim loại hoặc thể tích khí được giải phóng

ra ở các điện cực.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Để đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu, tôi đã tiến hành điều tra kết quả
học tập của các em học sinh các lớp khối 10: 10C1, 10C2, 10C6, 10C8 và khối
lớp 11(11B1, 11B2, 11B7) trước và sau khi thực hiện đề tài. Kết quả thu được
như sau:
Đối với khối lớp 10 năm học 2017-2018
Sau khi tiến hành thực hiện dạy học tích hợp liên môn đối với hai lớp 10C2,
10C6. Tôi tiến hành kiểm tra kết quả học tập của học sinh các lớp. Kết quả thu
được:
*Kết quả bài kiểm tra khi dạy sử dụng tích hợp kiến thức liên môn năm
học 2017-2018 ở các lớp 10 C2, 10C6:
TT Lớp

Sĩ số 9-10

7-8

5-6

3- 4

TB trở lên

1

10C2

38


10

26% 23

61% 5

13% 0

0% 38

100%

2

10C6

39

6

16% 20

51% 11

28% 2

5% 37

95%


*Kết quả đánh giá học tập với các lớp khi đối chứng:
TT Lớp


số

9-10

7-8

5-6

3- 4

TB trở lên

1

10C1 40

14

35% 18

45% 8

20% 0

0


40

100%

2

10C8 42

4

10% 20

48% 15

36% 3

6%

29

69%

Từ kết quả trên có thể thấy rằng: kết quả học tập của các lớp 10C3 và 10C4
tiến bộ rõ rệt, thể hiện ở tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng lên đáng kể (gần tương
đương với lớp 10C1, là lớp có chất lượng học tập tốt nhất), tỉ lệ học sinh đạt điểm
trung bình và dưới trung bình giảm.
Đối với khối lớp 11 năm học 2018-2019
19



Sau khi tiến hành thực hiện dạy học tích hợp liên môn đối với hai lớp 11B2,
11B7. Tôi tiến hành kiểm tra kết quả học tập của học sinh các lớp. Kết quả thu
được:
*Đối với các lớp thực nghiệm 11B2 và 11B7
TT Lớp

Sĩ số 9-10

7-8

5-6

3- 4

TB trở lên

1

11B2

39

12

31% 20

51% 7

11% 0


0

2

11B7

37

6

16% 15

40% 14

38% 2

5% 35

39

100%
95%

*Đối với lớp ko dạy tích hợp liên môn( lớp đối chứng)
TT Lớp


số


9-10

1

43

16

11B1

7-8
37% 25

5-6
58% 2

3- 4
4%

0

TB trở lên
0

43

100%

Từ kết quả trên có thể thấy rằng: kết quả học tập của các lớp 11B2, 11B7 tiến
bộ rõ rệt, thể hiện ở tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng lên đáng kể tỉ lệ học sinh đạt điểm

trung bình và dưới trung bình giảm.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận.
Đối chiếu với mục đích, lí do, nhiệm vụ nghiên cứu của sáng kiến tôi nhận thấy
đã đạt được các kết quả sau:
1. Dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề thực sự đã phát huyvà phát triển
được năng lực của học sinh.
2. Việc đưa Dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề vào trong các giờ học
chính khóa là hoàn toàn khả thi đối với từng đơn vị kiến thức.
3. Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy
học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng đang còn một số tồn tại mà tôi gặp phải trong quá
trình thực hiện: thời gian hạn chế, số lượng học sinh ít, kêt quả chưa có tính khái
quát cao…
3.2 Qua quá trình thực hiện đề tài này, tôi có một vài kiến nghị sau:

20


1. Để thực hiện được việc dạy học theo các tiến trình dạy học đã soạn thảo
cần phải trang bị đầy đủ cở sở vật chất để phục vụ cho quá trình dạy học: các
thiết bị thí nghiệm, nhà chức năng, thiết bị điện tử…
2. Cần đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh.
3. Tăng cường áp dụng dạy học tích hợp liên môn cho các môn học đặc biệt
là các môn như Vật lí, Hóa học, Sinh học….
4. Để cho dạy học tích hợp liên môn thực sự đạt hiệu quả cao thì có thể
hướng dẫn học sinh cách thực hiện các chủ đề trong những giờ ngoại khóa và
việc thực hiện sản phẩm dự án có thể cho học sinh thực hiện ở nhà.
Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã áp dụng, đạt được kết quả nhất
định trong dạy học tuy nhiên mới ở quy mô nhỏ trong tổ chuyên môn và trường

THPT Thạch Thành II. Tôi rất mong nhận được sự sẻ chia, góp ý của đồng
nghiệp để đề tài của mình có tính thực tiễn cao.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh Hóa ngày 04 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN do tôi viết
không sao chép của người khác
Người viết SKKN
Lê Văn Hùng

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

Sách giáo khoa Vật Lí 10, Vật Lí 11
Sách giáo khoa các môn Hóa Học, Sinh Học, Địa Lí
Luật giáo dục 2005.
Trang web: thuvienvatli.com; tailieu.vn….
Tài liệu tập huấn về dạy học phát triển năng lực học sinh.

22



23



×