Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

giải quyết khiếu nại trong tạm giữ, tạm giam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.33 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................................2
NỘI DUNG...............................................................................................................2
Chương 1. Khái quát chung về khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm
giam.........................................................................................................................2
Chương 2. Giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam...........7
Chương 3. Bất cập khó khăn trong việc giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi
hành tạm giữ, tạm giam.........................................................................................11
KẾT LUẬN.............................................................................................................13

1


LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa người thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội tiếp tục phạm tội, bỏ trốn, tiêu hủy chứng cứ hoặc gây khó khăn cho quá
trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, Bộ luật tố tụng hình sự cho phép áp
dụng các biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam đối với người phạm tội. Việc tạm
giữ, tạm giam trong các giai đoạn tố tụng hình sự được thực hiện đúng pháp luật,
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25-11-2015. Đây là văn bản quy phạm pháp
luật quan trọng quy định chặt chẽ những vấn đề liên quan đến tạm giữ, tạm giam.
Một trong những vấn đề quan trọng trong Luật thi hành tạm giữ, tạm giam là vấn
đề về việc giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam. Vì vậy
nên em xin nghiên cứu đề tài: “Anh chị hãy phân tích các quy định về việc giải
quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam”. Từ đó làm rõ được vai
trò và ý nghĩa trong hoạt động này. Đề tài của em được chia làm 3 chương:
Chương 1. Khái quát chung về khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.
Chương 2. Giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.
Chương 3. Bất cập khó khăn trong việc giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành
tạm giữ, tạm giam



NỘI DUNG
Chương 1. Khái quát chung về khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.
1.1 Khái niệm:
Tại khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại năm 2011 quy định về khiếu nại như sau:
“Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục
2


do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại
quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật
cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp
luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”
Cũng tại khoản 1 Điều 44 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như
sau: “Người bị tạm giữ, người bị tạm giam và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có
liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của cơ quan, người có
thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam nếu có căn cứ cho rằng quyết
định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.
Như vậy, khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam là việc người bị tạm
giữ, người bị tạm giam và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến quản lý,
thi hành tạm giữ, tạm giam đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại các
quyết định, hành vi của các chủ thể được giao thẩm quyền quản lý, thi hành tạm
giữ, tạm giam khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm
phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
1.2 Người có quyền khiếu nại:
Theo quy định tại Điều 44 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 thì người bị
tạm giữ, người bị tạm giam và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan bị quyết
định hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ,
tạm giam xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình là những người có quyền

khiếu nại. Tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 luật này cũng đã quy định về “người bị
tạm giữ là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giữ, gia
hạn tạm giữ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự” và “người bị tạm giam là
người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm
giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bao gồm bị can; bị cáo; người bị
3


kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc
đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ”.
Nhưng, không phải bất cứ những khiếu nại của người bị tạm giữ, người bị tạm
giam, cơ quan, tổ chức, cá nhân đều được thụ lý giải quyết. Tại Điều 45 Luật thi
hành án tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về những trường hợp khiếu nại về quản
lý, thi hành tạm giữ, tạm giam không được thụ lý giải quyết, gồm: quyết định, hành
vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người
khiếu nại; người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có
người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp người khiếu nại là người bị tạm giữ, người
bị tạm giam; người đại diện không có giấy tờ chứng minh về việc đại diện hợp
pháp của mình; thời hiệu khiếu nại đã hết; việc khiếu nại đã có quyết định giải
quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Về thời hiệu khiếu nại đã hết tức là hết thời hiệu quy định tại khoản 2 Điều 44
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 như sau thời hiệu khiếu nại lần đầu là 30
ngày kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định, hành vi trong quản lý, thi hành
tạm giữ, tạm giam mà người khiếu nại cho rằng có vi phạm pháp luật. Trong trường
hợp vì ốm đau, thiên tai, đi công tác, học tập ở xa hoặc vì trở ngại khách quan khác
mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì
thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại. Thời hiệu lần khiếu nại
tiếp theo là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của
người có thẩm quyền.
Nên để là người có quyền khiếu nại trong việc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm

giam có 3 điều kiện:
Thứ nhất, đó là người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ quan, tổ chức, cá
nhân khác.

4


Thứ hai, người bị tạm giữ, người bị tạm giam, cơ quan, tổ chức, cá nhân mà
quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm
quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam xâm phạm mới là những người có
quyền khiếu nại.
Cuối cùng, việc khiếu nại phải được thực hiện đúng theo quy định của Luật thi
hành tạm giữ, tạm giam. Tức là phải được thực hiện trong thời hiệu khiếu nại và
việc khiếu nại đó chưa có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Khi thực hiện quyền khiếu nại của mình thì người đó phải đi cùng với nghĩa
vụ, tại Điều 47 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về quyền và nghĩa
vụ của người khiếu nại:
Thứ nhất, người khiếu nại có các quyền sau:
Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại;
người khiếu nại được trực tiếp khiếu nại hoặc gửi đơn khiếu nại thông qua cơ quan,
người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam. Tức là cá nhân có
đủ năng lực hành vi dân sự tự mình thực quyền khiếu nại được, còn nếu như đó là
người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần được thực
hiện quyền khiếu nại thong qua người đại diện hợp pháp của mình như cha, mẹ,
người giám hộ; cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đại
diện theo các quy định của pháp luật dân sự.
Rút khiếu nại trong bất kỳ thời gian nào của quá trình giải quyết khiếu nại.
Tức là việc rút khiếu nại có thể được người khiếu nại thực hiện nếu thấy rằng
không còn căn cứ để khiếu nại, người bị khiếu nại tự mình khắc phục các quyết
định, hành vi vi phạm pháp luật hoặc đã có sự hòa giải giữa những người khiếu nại

và người bị khiếu nại…
Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại.

5


Tiếp tục khiếu nại trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết
khiếu nại lần đầu. Việc nếu không đồng ý với khiếu nại lần đầu người khiếu nại có
thể khiếu nại trong thời hiệu 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết
khiếu nại của người có thẩm quyền
Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường
thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, người khiếu nại có nghĩa vụ là trình bày trung thực sự việc, cung cấp
thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật
về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó; chấp hành quyết định
giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
1.3

Người bị khiếu nại:
Người bị khiếu nại gồm 2 nhóm sau: thứ nhất, người đứng đầu các cơ sở

giam giữ, người thực hiện việc giam giữ theo quy định tại các Điểm b, c Khoản 1,
Khoản 2 Điều 14 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 và đồn trưởng, trưởng
buồng tạm giữ bộ đội Biên phòng. Thứ hai, người có thẩm quyền trong quản lý tạm
giữ, tạm giam thực hiện các hành vi bị khiếu nại.
Người bị khiếu nại gồm có quyền và nghĩa vụ được quy định tại điều 48 Luật
thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 như sau:
“1. Người bị khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định, hành vi trong quản lý,
thi hành tạm giữ, tạm giam bị khiếu nại;

b) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi trong
quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam của mình.
2. Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:

6


a) Giải trình về quyết định, hành vi trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
bị khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, cá nhân có thẩm
quyền yêu cầu;
b) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật”.
1.4 Thời hiệu khiếu nại
Thời hiệu khiếu nại là khoảng thời gian cụ thể do pháp luật quy định trong đó
người mà quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có quyền khiếu nại đối với quyết
định, hành vi của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ,
tạm giam. Nếu hết khoảng thời gian đó thì người có quyền khiếu nại không được
quyền khiếu nại. Được quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật thi hành tạm giữ, tạm
giam 2015 như sau:
“Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 30 ngày kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết
định, hành vi trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam mà người khiếu nại cho
rằng có vi phạm pháp luật.
Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, đi công tác, học tập ở xa hoặc vì trở
ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại
theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Thời hiệu lần khiếu nại tiếp theo là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định
giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền.”

Chương 2. Giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
2.1 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Mặc dù cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trực tiếp công tác thi hành tạm giữ,

tạm giam nhưng thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ,
tạm giam thuộc về Viện kiểm sát nhân dân. Điều này đã cho ta thấy sự công minh,
7


bình đẳng trong pháp luật. Nếu để cho những cơ quan, người có quyền trực tiếp ra
các quyết định lại tự giải quyết khiếu nại của họ thì sẽ làm cho không công bằng,
không minh bạch trong công tác đó.
Tại Điều 46 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về thẩm quyền
giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam như sau Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh,
Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự
quân khu và tương đương giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp
luật trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam của cơ quan, người có thẩm quyền
thuộc trách nhiệm kiểm sát của mình. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với việc giải quyết khiếu nại của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới; quyết định giải quyết khiếu nại của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên là quyết định có hiệu lực pháp luật.
Đồng thời khi nhận được đơn khiếu nại, cơ quan, người có thẩm quyền trong
quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam phải chuyển khiếu nại của người bị tạm giữ,
người bị tạm giam cho Viện kiểm sát nhân dân trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận
được khiếu nại.
Với thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
của mình thì Viện kiểm sát nhân dân cũng phải có nhiệm vụ, quyền hạn được quy
định tại Điều 49 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 như sau: tiếp nhận, giải
quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi bị khiếu nại; yêu cầu người khiếu nại,
người bị khiếu nại giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc khiếu
nại; thông báo bằng văn bản về việc thụ lý khiếu nại và gửi quyết định giải quyết
cho người khiếu nại và người bị khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc
giải quyết khiếu nại của mình.


8


2.2 Thời hạn giải quyết khiếu nại và gửi quyết định giải quyết khiếu nại trong
quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Tại Điều 50 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam quy định:
“1. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu trong quản lý, thi hành tạm giữ là
02 ngày, trong quản lý, thi hành tạm giam là 05 ngày kể từ ngày thụ lý khiếu nại.
2. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai trong quản lý, thi hành tạm giữ là 03
ngày, trong quản lý, thi hành tạm giam là 10 ngày kể từ ngày thụ lý khiếu nại.
3. Trường hợp cần thiết, đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu
nại có thể kéo dài nhưng không quá 05 ngày trong quản lý, thi hành tạm giữ, không
quá 20 ngày trong quản lý, thi hành tạm giam kể từ ngày hết thời hạn giải quyết
khiếu nại.
4. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định giải quyết khiếu nại, người ra
quyết định giải quyết khiếu nại có trách nhiệm gửi quyết định cho người khiếu nại
và người bị khiếu nại.”
2.3 Thủ tục giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam:
Về thủ tục giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam do
Viện kiểm sát nhân dân giải quyết. Việc giải quyết khiếu nại tối đa là 2 lần, mỗi lần
sẽ quy định những trình tự, nội dung khác nhau.
Thứ nhất, trình tự và nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu trong
quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.
Sau khi thụ lý khiếu nại, Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần
đầu tiến hành xác minh, yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại giải trình,
cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại; làm việc với cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại và ra quyết định giải quyết

9



khiếu nại lần đầu. Quyết định khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật nếu trong thời
hiệu quy định mà người khiếu nại không khiếu nại tiếp.
Sau khi có kết luận, quyết định giải quyết khiếu nại đó có những nội dung theo
Điều 53 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam như sau:
“1. Tên cơ quan, ngày, tháng, năm ra quyết định;
2. Họ tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
3. Nội dung khiếu nại;
4. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
5. Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
6. Kết luận khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai;
7. Giữ nguyên, hủy bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ một phần quyết định bị
khiếu nại hoặc buộc chấm dứt việc thực hiện quyết định, hành vi bị khiếu nại;
8. Việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trái
pháp luật gây ra;
9. Hướng dẫn quyền khiếu nại tiếp theo của đương sự.”
Thứ hai, trình tự và nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần hai trong
quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.
Nếu trong quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu vẫn không thỏa đáng theo ý
kiến của người kiếu nại thì người khiếu nại vẫn có thể tiếp tục khiếu nại lần thứ hai.
Lúc đó, người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu
nại lần đầu và tài liệu liên quan cho Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại lần hai.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại lần hai có quyền yêu cầu Viện kiểm sát giải quyết khiếu nại lần đầu, cơ
10


quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội

dung khiếu nại; làm việc với người bị khiếu nại, người khiếu nại khi cần thiết; xác
minh, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật để giải quyết khiếu
nại. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi nhận được yêu cầu phải thực hiện đúng các yêu
cầu đó. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật.
Sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì quyết định đó hiệu lực và
nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại được quy định tại Điều 55 Luật thi
hành tạm giữ, tạm giam 2015 như sau:
“1. Tên cơ quan, ngày, tháng, năm ra quyết định;
2. Họ tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
3. Nội dung khiếu nại;
4. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
5. Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
6. Kết luận về nội dung khiếu nại và việc giải quyết của người có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại lần đầu;
7. Giữ nguyên, hủy bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ một phần quyết định bị
khiếu nại hoặc buộc chấm dứt thực hiện quyết định, hành vi bị khiếu nại;
8. Việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trái
pháp luật gây ra.”
Chương 3. Bất cập khó khăn trong việc giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi
hành tạm giữ, tạm giam
Một số bất cập như sau:
Thứ nhất, việc giải quyết khiếu nại rất khó khăn cho Viện kiểm sát nhân dân
giải quyết. Nếu ở quyết định thì Viện kiểm sát có thể kiểm sát qua các văn bản,
11


quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành. Nhưng ở hành vi thì lại
không thể kiểm sát được vì Viện kiểm sát không ở lúc đó để chứng kiến sự việc
làm khó khăn trong việc giải quyết khiếu nại.
Thứ hai, chưa có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan ban ngành và cơ sở

quản lý thi hành tạm giữ, tạm giam với Viện kiểm sát sẽ gây khó khăn trong điều
tra về việc ra các quyết định và hành vi của cơ sở đó hay người có thẩm quyền.
Vì vậy, em có một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, xây dựng cơ chế phối hợp giữa kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và
thi hành án hình sự với các cơ quan liên quan có trách nhiệm trong việc tạm giữ,
tạm giam và thi hành án hình sự.
Thứ hai, chú trọng tăng cường kiểm sát định kỳ và đột xuất, áp dụng đầy đủ
các biện pháp pháp luật để loại trừ vi phạm.
Thứ ba, vi phạm trong thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam,
người chấp hành án phạt tù như: Chế độ ăn, mặc, ở, khám chữa bệnh, thăm gặp,
nhận quà,… những vi phạm xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, chế độ lao động,
học tập và các quyền khác không bị pháp luật tước bỏ của chủ thể bị giam giữ;
thiếu trách nhiệm của chủ thể quản lý giam giữ để xảy ra hậu quả nghiêm trọng,…
Với kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự thì biện pháp kiến nghị
nhằm mục đích phòng ngừa vi phạm và tội phạm trong lĩnh vực này càng có ý
nghĩa quan trọng vì biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam trực tiếp tác động đến quyền
con người, đến quyền tự do, dân chủ của công dân, có tác động nhiều mặt trong xã
hội. Do vậy, kiến nghị là một biện pháp nghiệp vụ áp dụng khi phát hiện những
việc được xác định là nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vi phạm pháp luật hoặc
những việc nếu không có biện pháp khắc phục sẽ dẫn đến vi phạm pháp luật, Viện
kiểm sát kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền, người có trách nhiệm để có biện
pháp phòng ngừa, khắc phục vi phạm. Đối với những vi phạm pháp luật nghiêm
12


trọng, có dấu hiệu tội phạm và đủ căn cứ để xử lý thì yêu cầu Cơ quan điều tra có
thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.1

KẾT LUẬN
Khi thực hiện những hoạt động thi hành tạm giữ, tạm giam, cơ quan có thẩm

quyền và người có thẩm quyền có thể có những hành vi lạm dụng quyền lực, vi
phạm pháp luật đối với người bị tạm giữ, tạm giam, gây ảnh hưởng đến quyền con
người và quyền công dân của họ. Vì vậy, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam còn quy
định các biện pháp để bảo đảm quyền và lợi ích của người bị tạm giữ, người bị tạm
giam đặc biệt ở hoạt động khiếu nại.
Dưới góc nhìn của sinh viên ngành luật năm thứ tư về vấn đề còn nhiều khá
bàn luận này thì khó có thể tránh được thiếu sót. Chính vì vậy, em rất mong được
nhận sự đánh giá và góp ý của quý thầy cô sau khi đọc qua bài tiểu luận này. Em
xin chân thành cảm ơn!

/>List=ad9f76af-6b80-4ea2-a8be-93f18b9cad72&ID=411&Web=1eac1f4b-1d0d4ae2-8f9a-e7c7668eac57
13
1


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015
2. Giáo trình Luật thi hành tạm giữ, tạm giam và Luật thi hành án hình sự
trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, 2017, NXB Chính trị quốc gia sự thật.
3. />List=ad9f76af-6b80-4ea2-a8be-93f18b9cad72&ID=411&Web=1eac1f4b1d0d-4ae2-8f9a-e7c7668eac57

14



×