Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.64 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt đồng thương mại có vai trò và ý nghĩa vô cùng
to lớn. Hoạt động này có lịch sử hình thành khá sớm, do nhu cầu của việc mở rộng
quy mô và cường độ buôn bán hàng hoá của thương nhân từ nước này sang nước
khác qua đường biển, thương nhân thay vì theo hàng hoá giao tại cảng đến, họ uỷ
thác cho các thương nhân khác thực hiện công việc đó thay mình và trả thù lao. Ở
Việt Nam hiện nay, hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa là chế định quan trọng
của Luật Thương mại và là một trong bốn hoạt động trung gian thương mại được
quy định trong Chương 5 Luật Thương mại. Các quy định pháp luật về hoạt động
ủy thác mua bán hàng hóa đã khẳng định vai trò và ý nghĩa to lớn của nó như một
kênh không thể thiếu trong giao thương. Uỷ thác là giải pháp lý tưởng cho thương
nhân và được tìm thấy trong mọi lĩnh vực của kinh doanh. Các quy định pháp luật
về hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa là hành lang pháp lý quan trọng, tuy nhiên
chế định này chưa được quy định hoàn thiện và tương xứng với vị trí, vai trò của
nó và đòi hỏi của thực tiễn kinh doanh, khi được thực hiện nó bộc lộ nhiều hạn chế.
Vì muốn hiểu rõ hơn về hoạt động ủy thác hàng hóa Việt Nam hiện nay, t xin chọn
đề tài nghiên cứu: “Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa theo quy định của
pháp luật Việt Nam hiện hành” để làm bài tiểu luận. Đây là một đề tài có ý nghĩa
quan trọng, cấp bách cả về phương diện lí luận cũng như thực tiễn.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Qua đề tài này tôi muốn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng
ủy thác mua bán hàng hóa cũng như vai trò và ý nghĩa của ủy thác mua bán
hàng hóa đối với hoạt động kinh doanh và sự vận động, phát triển của toàn bộ
nền kinh tế. Mặt khác, nghiên cứu và phân tích thực trạng thực thi pháp luật về


hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa ở Việt Nam, nhằm phát hiện và đề xuất
một số giải pháp bước đầu góp phần hoàn thiện chế định pháp luật về hợp đồng
ủy thác mua bán hàng hóa. Đồng thời, nghiên cứu về hợp đồng ủy thác mua bán


hàng hóa góp phần giúp tôi hoàn thiện kiến thức về luật thương mại để phục vụ
cho việc học tập cũng như công việc sau này một cách tốt hơn.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của hợp đồng ủy thác mua bán
hàng hóa, thực trạng thực thi pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt
Nam. Việc nghiên cứu đề tài này được xác định trong phạm vi Luật thương mại
Việt Nam năm 2005 ( sửa đổi, sung năm 2009)

4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, tổng hợp các quy phạm pháp luật; phương pháp so sánh
pháp luật.

5. Bố cục bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì bài tiểu luận có
ba phần:
I.
II.
III.

Khái quát chung về hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa
Nhận xét về hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa trong quy định của pháp

IV.

luật hiện nay
Thực trạng thực thi hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa ở Việt Nam và
một số kiến nghị, giải pháp.


Để giải quyết vấn đề đặt ra không những phải có năng lực và trình độ mà con
phải có kinh nghiệm thực tế. Mặc dù đã cố gắng nỗ lực nghiên cứu đề tài tiểu


luận của mình nhưng do trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp từ thầy cô và
các bạn để bài tiểu luận trở nên hoàn thiện nhất.

NỘI DUNG
I.

Khái quát chung về hợp đồng ủy thác mua bán hàng
hóa

1. Ủy thác mua bán hàng hóa
Theo Điều 155 Luật thương mại quy định: “ Uỷ thác mua bán hàng hoá là
hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng
hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ
thác và được nhận thù lao uỷ thác.”
Như vậy, uỷ thác mua bán hàng hoá theo quy định tại Luật Thương mại là hoạt
động thương mại mà theo đó bên nhận uỷ thác - là thương nhân - thực hiện việc
mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận
với bên uỷ thác và được nhận thù lao ủy thác thông qua hình thức hợp đồng
bằng văn bản là chủ yếu. Về bản chất, hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa có
thể được xem là một giao dịch dân sự đặc thù liên quan đến việc mua bán hàng
hóa.

2. Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa
 Khái niệm:
Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là hình thức pháp lý của hoạt động ủy thác

mua bán hàng hóa, là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên nhận uỷ thác thực
hiện công việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều
kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác.


 Đặc điểm:
- Chủ thể: Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa được xác lập giữa bên uỷ
thác và bên nhận uỷ thác.
Theo Điều 156 Luật thương mại quy định: “Bên nhận uỷ thác mua bán hàng
hoá là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thác
và thực hiện mua bán hàng hoá theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ
thác.” Bên nhận uỷ thác là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng
hoá được uỷ thác mua bán.
Theo Điều 157 Luật thương mại quy định: “Bên uỷ thác mua bán hàng hoá là
thương nhân hoặc không phải là thương nhân giao cho bên nhận uỷ thác thực
hiện mua bán hàng hoá theo yêu cầu của mình và phải trả thù lao uỷ thác.”Bên
uỷ thác là thương nhân hoặc không phải là thương nhân.
 Đối tượng của Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa
Đối tượng của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là công việc mua, bán hàng
hoá theo hợp đồng uỷ thác, là công việc hợp pháp, có thể thực hiện được; hàng
hoá được uỷ thác mua bán trong hợp đồng không thuộc danh mục hàng hoá cấm
kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
 Nội dung của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa
Nội dung của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là các điều khoản thoả thuận
giữa bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác, thể hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý của các
bên trong quan hệ uỷ thác, theo đó bên nhận uỷ thác có nghĩa vụ thực hiện công
việc uỷ thác mua bán hàng hóa theo uỷ quyền của bên uỷ thác và được hưởng
thù lao; bên uỷ thác có nghĩa vụ trả tiền thù lao cho bên nhận uỷ thác.



Trong thực tiễn, tuỳ thuộc vào công việc được uỷ thác, nội dung của hợp đồng
ủy thác mua bán hàng hóa được thể hiện khác nhau. Tuy nhiên, nội dung của
hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa cần đảm bảo các điều khoản chủ yếu sau:
hàng hoá được uỷ thác mua, bán; thù lao uỷ thác; thời hạn thực hiện hợp đồng
ủy thác mua bán hàng hóa; các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng; trách
nhiệm vật chất khi vi phạm hợp đồng; các trường hợp miễn trách nhiệm; thủ tục
giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, các bên có thể thoả thuận về vấn đề mua bảo
hiểm cho hàng hoá uỷ thác để dự liệu cho trường hợp bên nhận uỷ thác đã thực
hiện đúng nghĩa vụ bảo quản hàng hoá uỷ thác xong hàng hóa vẫn gặp rủi ro
ngoài tầm kiểm soát…
 Hình thức của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa
Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa phải được lập thành văn bản hoặc bằng
hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương ( Điều 159 Luật thương mại)
Như vậy, từ những đặc điểm về chủ thể, đối tượng, nội dung và hình thức của
hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa cho thấy, hợp đồng ủy thác mua bán hàng
hóa có bản chất pháp lý là hợp đồng song vụ và là hợp đồng có điều kiện.



`Một số nguyên tắc cơ bản của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa
Nguyên tắc tự do, tự nguyện và bình đẳng.
Nguyên tắc thiện chí, trung thực.
Nguyên tắc đảm bảo cam kết
Nguyên tắc không xâm phạm đến lợi ích hợp pháp khác.
Chấm dứt hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa

Pháp luật thương mại không quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng ủy
thác mua bán hàng hóa nhưng căn cứ vào điều 422 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì
hợp đồng này chấm dứt trong các trường hợp : hợp đồng đã được hoàn thành;
theo thở thuận của các bên; cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết



hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó
thực hiện; hợp đồng hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện; hợp đồng
không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn; hợp đồng
chấm dứt theo quy định tại điều 420 bộ luật này; trường hợp khác do luật quy
định…

II. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ ủy thác
mua bán hàng hóa
1. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy thác đối với bên ủy thác
 Nghĩa vụ của bên nhận ủy thác
Theo Điều 165 Luật thương mại quy định:
“Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên nhận uỷ thác có các nghĩa vụ sau
đây:
1. Thực hiện mua bán hàng hoá theo thỏa thuận;
2. Thông báo cho bên uỷ thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp
đồng uỷ thác;
3. Thực hiện các chỉ dẫn của bên uỷ thác phù hợp với thoả thuận;
4. Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng uỷ thác;
5. Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ
thác;
6. Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận;


7. Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác, nếu
nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình
gây ra.”
Thứ nhất, thực hiện việc mua bán hàng hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng ủy
thác. Đây là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên nhận ủy thác. Bên nhận ủy thác

cần tuân thủ đầy đủ các thỏa thuận với bên ủy thác về việc giao kết cũng như
thực hiện hợp đồng với bên thứ ba. Đó là những thỏa thuận về số lượng, chất
lượng, quy cách, giá cả của hàng hóa được ủy thác mua hoặc bán. Nếu bên nhận
ủy thác vi phạm các quy định của hợp đồng ủy thác dẫn tới việc kí hợp đồng
mua bán hàng hóa với bên thứ ba gây thiệt hại cho bên ủy thác thì bên nhận ủy
thác có trách nhiệm đền bù cho bên ủy thác những thiệt hại phát sinh. Nhưng
nếu bên nhận ủy thác kí hợp đồng với khách hàng theo những điều kiện thuận
lợi hơn so với điều kiện bên ủy thác đặt ra thì Luật thương mại Việt Nam không
quy định cụ thể để phân chia phần lợi chênh lệch này. Bên nhận ủy thác kí hợp
đồng mua bán hàng hóa với bên thứ ba và phải tự mình thực hiện hợp đông ủy
thác mua hoặc bán hàng đã kí, không được thực hiện thứ ba thực hiện hợp đồng
trừ trường hợp có sự chấp thuận bằng văn bản của bên ủy thác.
Thứ hai, thông báo cho bên ủy thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực
hiện hợp đồng ủy thác, ví dụ như những biến động của thị trường, các yêu cầu
cụ thể của bên thứ ba, khả năng giao kết hoặc không giao kết được hợp đồng
với bên thứ ba, việc thực hiện hợp đồng của bên thứ ba….
Thứ ba, thực hiện các chỉ dẫn của bên ủy thác phù hợp với thỏa thuận. Khi nhận
được những chỉ dẫn cụ thể của bên ủy thác, bên nhận ủy thác phải nghiêm chỉnh
thực hiện trừ trường hợp chỉ dẫn đó là trái với quy định của pháp luật hoặc
không phù hợp với hợp đồng ủy thác. Bên nhận ủy thác có thể không thực hiện
chỉ dẫn của bên ủy thác nếu việc thực hiện các chỉ dẫn này có khả năng gây


thiệt hại cho bên ủy thác và bên nhận ủy thác không thể chờ xin chỉ dẫn mới
của bên ủy thác.
Thứ tư, bảo quản những tài sản, tài liệu mà bên ủy thác giao cho bên nhận ủy
thác để thực hiện công việc ủy thác. Bên nhận ủy thác phải chịu trách nhiệm
trước bên ủy thác về sự mất mát, hư hỏng tài liệu mà bên ủy thác giao cho, trừ
trường hợp chũng minh được những mất mát, hư hỏng xảy ra không do lỗi của
mình.

Thứ năm, thanh toán tiền hàng, giao hàng mua được cho bên ủy thác theo đúng
thỏa thuận trong trường hợp ủy thác.
Thứ sáu, giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp
đồng ủy thác.
Thứ bảy, liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác
nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần lỗi của mình
gây ra.
 Quyền của bên nhận ủy thác
Theo Điều 164 Luật thương mại, bên nhận ủy thác có các quyền sau, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
“1. Yêu cầu bên uỷ thác cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện
hợp đồng uỷ thác;
2. Nhận thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác;
3. Không chịu trách nhiệm về hàng hoá đã bàn giao đúng thoả thuận cho bên
uỷ thác.”
2. Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác đối với bên nhận ủy thác


 Nghĩa vụ của bên ủy thác
Theo Điều 163 Luật thương mại, bên ủy thác có các nghĩa vụ sau đây, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác:
“1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp
đồng uỷ thác;
2. Trả thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác cho bên nhận ủy thác;
3. Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận;
4. Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp
luật mà nguyên nhân do bên uỷ thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp
luật.”
 Quyền của bên ủy thác
Theo Điều 162 Luật thương mại quy định bên ủy thác có các quyền sau, trừ

trường hợp các bên có thỏa thuận khác:
“1. Yêu cầu bên nhận uỷ thác thông báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợp
đồng uỷ thác;
2. Không chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp
luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 163 của Luật này.”

III. Nhận xét về hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa
trong quy định của pháp luật hiện nay
Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác
thực hiện công việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những
điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác (Điều


155). Với 11 điều (từ Điều 155 đến Điều 165), các quy định pháp luật về hoạt
động ủy thác mua bán hàng hóa có thể coi là hành lang pháp lý cần thiết cho
các giao dịch ủy thác mua bán hàng hóa được đảm bảo thực hiện trong thực
tiễn. Tuy nhiên, chế định này chưa được quy định tương xứng với vị trí, vai trò
của nó và đòi hỏi của thực tiễn kinh doanh, khi được thực hiện nó bộc lộ nhiều
hạn chế như: Mâu thuẫn giữa quy định của Luật Thương mại và Bộ luật Dân sự,
phạm vi ủy thác giới hạn, thiếu nhiều quy định cần thiết liên quan đến phân chia
lợi nhuận chênh lệch phát sinh từ hoạt động ủy thác hay xử lý hàng hoá uỷ thác
không được tiếp nhận... Có nhiều tranh chấp về hợp đồng ủy thác mua bán hàng
hóa trong đó có nguyên nhân từ những hạn chế này. Về phương diện thuật ngữ
cần có sự phân định rõ ràng giữa thuật ngữ uỷ thác trong thương mại và uỷ
quyền trong dân sự để có một sự thống nhất chung trong hệ thống pháp luật.
Đây không chỉ là vấn đề mang tính học thuật về một thuật ngữ trong khoa học
pháp lý, mà còn là yêu cầu khách quan về sự phù hợp và thống nhất của hệ
thống pháp luật. Ngoài ra, ở Điều 161 Luật Thương mại quy định: “Bên nhận
uỷ thác có thể nhận uỷ thác mua bán hàng hoá của nhiều bên uỷ thác khác
nhau”. Trong thực tế, nếu bên nhận uỷ thác nhận uỷ thác bán hàng cho nhiều

bên uỷ thác mà hàng hoá nhận uỷ thác cùng chủng loại, cùng tính năng sử dụng
thì trong một chừng mực, đã vi phạm yêu cầu của nguyên tắc thiện chí. Sẽ
không thể coi là thiện chí thực hiện hợp đồng khi đang trong quá trình thực hiện
hợp đồng với một bên, bên nhận uỷ thác nhận uỷ thác một chủng loại hàng
tương tự của một đơn vị khác, dẫn đến khả năng không thể thực hiện đúng cam
kết, vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đã ký kết hoặc gây áp lực tăng phí uỷ thác. Ví
dụ, công ty A ký kết hợp đồng ủy thác xuất khẩu cà phê cho doanh nghiệp B.
Đang trong thời gian thực hiện hợp đồng, công ty A nhận được một chào hàng
xuất khẩu cà phê hấp dẫn từ một doanh nghiệp khác. Họ đã lập tức ký tiếp hợp
đồng với doanh nghiệp này và ưu tiên bán hàng cho đối tác mới. Do lượng cà


phê ủy thác bán chậm, không thu hồi được vốn, doanh nghiệp B qua tìm hiểu
mới biết sự việc trên. Bức xúc nhưng không thể khởi kiện do Điều 161 Luật
Thương mại quy định: “Bên nhận uỷ thác có thể nhận uỷ thác mua bán hàng
hoá của nhiều bên uỷ thác khác nhau”, doanh nghiệp B chỉ còn biết chấp nhận
thua thiệt. Rõ ràng, với quy định này, Luật Thương mại đã trở thành rào cản cho
hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa. Như vậy, Điều 161 nên bổ sung “bên
nhận uỷ thác có thể nhận uỷ thác mua bán hàng hoá của nhiều bên uỷ thác
khác nhau nếu hợp đồng không có thoả thuận khác”. Đặc biệt, trong thực tiễn,
có rất nhiều các hoạt động uỷ thác như, ủy thác đầu tư tài chính, uỷ thác đầu tư
xây dựng, uỷ thác cho vay tín dụng, uỷ thác cho thuê tài sản... là các hoạt động
thương mại quan trọng và phổ biến song lại chưa được quy định trong Luật
Thương mại. Luật Thương mại chỉ quy định uỷ thác trong lĩnh vực mua bán
hàng hóa. Chế định hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa cần mở rộng phạm vi
áp dụng theo hướng áp dụng các quy định của ủy thác với các trường hợp uỷ
thác thực hiện các công việc khác ngoài mua bán hàng hoá với sửa đổi phù hợp
về chi tiết. Đây là hướng sửa đổi, bổ sung thực sự cần thiết, bởi thực tiễn ngày
càng khẳng định vai trò của uỷ thác và các hình thức tồn tại đa dạng, phổ biến
của uỷ thác trong thương mại.Những bất cập của pháp luật thực định và thực

trạng thực thi pháp luật về hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa cho thấy, sự đòi
hỏi khách quan phải hoàn thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam trong tính
toàn diện và đa chiều, trong đó có pháp luật thực định.

II. Thực trạng thực thi hợp đồng ủy thác mua bán hàng
hóa ở Việt Nam và một số kiến nghị.
Ở Việt Nam, trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung, uỷ thác khẳng định
vai trò và ý nghĩa của nó chủ yếu trong hoạt động xuất nhập khẩu. Hiện nay, uỷ


thác được tìm thấy trong nhiều lĩnh vực thương mại và là giải pháp lý tưởng cho
các thương nhân không muốn mất chi phí vào việc mua bán hàng hoá hay đầu
tư mà không đem lại hiệu quả. Uỷ thác đặt ra khi một người hay một tổ chức,
pháp nhân không có đủ điều kiện cần thiết (năng lực pháp lý, khả năng tài
chính, nguồn nhân lực...) để thực hiện một số hoạt động thương mại - họ cần
một thương nhân có năng lực thực tế, sự chuyên nghiệp và hiệu quả để thay họ
làm việc đó.

1. Ưu điểm:
- Hoạt động uỷ thác mua bán hàng hóa giúp các công ty mở thêm các mối
quan hệ với các công ty kinh doanh trong và ngoài nước.
- Mang lại các khoản lợi nhận không nhỏ từ phí uỷ thác thu được.
- Thúc đẩy quá trình của các công ty được diễn ra nhanh chóng hơn, dễ dàng
và thuận tiện mau chóng hoàn vốn nhằm đảm bảo yếu tố thời cơ đối với các
công ty kinh doanh , hoặc kịp thời tái sản xuất đối với những đơn vị sản
xuất.
- Củng cố và xây dựng uy tín cho công ty trong và ngoài nước.
- Với việc ủy thác xuất nhập khẩu giúp các đơn vị sản xuất kinh doanh trong
nước thâm nhập vào thị trường thế giới nhanh chóng, kịp thời ,tìm đúng thị
trường mà mình cần. Vì là động lực để kích thích các đơn vị sản xuất kinh

doanh trong nước sản xuất các mặt hàng xuất khẩu để đem về cho đất nứơc
nhiều ngoại tệ hơn nhằm phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước, hướng
theo công nghiệp hoá và hiện đại hó góp phần phát triển kinh tế một cách
nhanh chóng và ổn định.
- Giúp Nhà nước điều chỉnh cán cân thanh toán mậu dịch nhằm tránh sự thâm
hụt mậu dịch do nhập siêu gây ra. Tạo niềm tin tưởng ở các đơn vị nhập
khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ công nghiệp hoá và hiện đại
hoá sản xuất trong nước nhờ có các công ty nhận uỷ thác nhập khẩu có trình
độ nghiệp vụ 7 cao khả năng chuyên môn tốt và nhất là về khả năng giao


dịch đàm phán với nước ngoài và kinh nghiệm hiểu biết sâu rộng, cặn kẽ, có
quan hệ bạn hàng với nước ngoài, uy tín với nước ngoài. Do vậy họ có khả
năng cung ứng dịch vụ một cách tốt nhất, hiệu quả nhất mà các đơn vị nhập
khẩu uỷ thác đòi hỏi.

2. Nhược điểm :
- Không thiện chí thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
- Vi phạm nghĩa vụ thanh toán
+ Không thanh toán đầy đủ tiền hàng uỷ thác bán, nợ đọng.
+ Khi thanh toán tiền hàng không có hoá đơn biên nhận (trao tay cho nhân
viên giao hàng) hoặc hoá đơn bị mất, không còn lưu giữ được chứng cứ.
+ Đưa ra căn cứ tính lãi nợ chậm trả là ngân hàng lựa chọn.
+ Yêu cầu thanh toán lãi chậm trả không có căn cứ pháp luật.
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại vượt quá thiệt hại thực tế
-

Xảy ra khiếu nại tranh chấp vì đồng bộ thống nhất giữa đơn vị nhận uỷ thác

và đơn vị uỷ thác cũng nhiều phía nước ngoài (hoạt động ủy thác xuất nhập

khẩu) .Tính đồng bộ, thống nhất được thể hiện trong khi thanh toán và giao
nhận hàng giữa các bên.Nếu như các bên không thực hiện một cách nghiêm
chỉnh hoạt động uỷ thác thì sẽ dẫn đến việc điều chỉnh hoạt động uỷ thác vẫn
còn chưa được hoàn thiện thống nhất, các văn bản của các cơ quan Bộ, ngành
liên quan vẫn chồng chéo nhau vẫn còn nhiều cấp thủ tục và nhiều giấy tờ phụ
thuộc vào nhiều cơ quan khác nhau.
3. Kiến nghị giải pháp
Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên, khuyến khích các đơn vị hoạt động
kinh doanh xuất nhập khẩu uỷ thác phát triển vì đây cũng là một biện pháp hỗ
trợ, khuyến khích trao đổi mua bán. Hơn nữa bằng cách điều chỉnh hoạt động


mua bán uỷ thác mà nhà nước cũng có thể phần nào cân đối đợc cán cân mậu
dích, đẩy mạnh mua bán những mặt hàng các mặt hàng phục vụ cho sự nghiệp
công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp
lý, tránh sự chồng chéo lẫn nhau tạo sự thống nhất đồng bộ và ổn định riêng
biệt và cụ thể. Đối với công ty thì nên giảm các khoản phí nhằm tạo nên sự hiệu
quả đối với hoạt động uỷ thác, bởi vì đối với hoạt động uỷ thác sẽ có thể phát
sinh rất nhiều các khoản chi phí thì lợi nhuận sẽ ít vậy dẫn đến sự tích phí uỷ
thác cao, điều này dẫn đến khả năng cạnh tranh của công ty sẽ thấp đi hiện nay
có rất nhiều các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu kiêm cả dịch vụ giao nhận
uỷ thác. Quản lý, kiểm tra chất lượng hàng hoá chặt chẽ sẽ dẫn đến việc hàng
hoá mà công ty nhận uỷ thác có chất lượng tốt dẫn đến uy tín của công ty phát
triển tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

KẾT LUẬN
Tóm lại, nghiên cứu hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa có ý nghĩa cô cùng
đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh và sự vận động, phát triển của toàn bộ
nền kinh tế. Đồng thời cho thấy những sự hợp lý và chưa hợp lý của các nhà
làm luật. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng thực thi pháp luật về hợp đồng ủy

thác mua bán hàng hóa ở Việt Nam, bài tiểu luận đã chỉ rõ những ưu điểm và
nhược điểm trong giao kết và thực hiện hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa và
xu hướng lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng ủy thác mua bán hàng
hóa ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó đề ra phương hướng và giải pháp nhằm
sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chế định.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự 2015. Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
2. Luật thương mại năm 2005. Nhà xuất bản lao động


3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình sở thương mại II . Nhà xuất bản
Công an nhân dân, Hà Nội.
4. Thuvienphapluat.vn
5. />


×