Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Cong nghiep voi phat trien kinh te va o nhiem moi truong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.11 KB, 27 trang )

MỤC LỤC


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Phát triển kinh tế là tất yếu khách quan của phát triển xã hội trong mọi thời đại,
mọi chế độ chính trị, mọi nền văn minh nhân loại. Quá trình này đang diễn ra hết sức
mạnh mẽ ở mọi quốc gia, khu vực, châu lục trên thế giới. Phát triển kinh tế có tác động
toàn diện đến đời sống của con người và môi trường.
Công nghiệp là ngành có tác động rất lớn, đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
của một quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Phát triển công nghiệp làm cho
nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt. Song phát triển
công nghiệp nếu không chú ý đến bảo vệ môi trường sẽ là nguyên nhân gây ra ô nhiễm
môi trường, đe dọa đến tới cuộc sống của con người và sinh vật trên trái đất.
Thực tiễn phát triển kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua cho thấy nhiều vấn
đề môi trường đã được cảnh báo. Chẳng hạn như vụ việc của các công ty Vedan đã giết
chết dòng sông Thị Vải, Công ty Huyndai Vinashin Đà Nẵng thải chất thải xuống biển
làm ô nhiễm nặng nề vùng biển này,...đã chỉ ra rằng phát triển công nghiệp mà không chú
ý đến bảo vệ môi trường sẽ là nguy cơ gây ra những tổn thất cao cho xã hội và không đảm
bảo phát triển bền vững.
Chính những vấn đề bức xúc đó nên nhóm đã chọn đề tài: “Công nghiệp với phát
triển kinh tế và ô nhiễm môi trường” để phân tích nhằm đưa ra những cơ sở để giải
quyết thực trạng ô nhiễm môi trường do phát triển công nghiệp gây ra ở nước ta hiện nay.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận gồm 3 chương:
- Chương 1: Lý luận chung về phát triển công nghiệp và ô nhiễm môi trường
- Chương 2: Thực trạng phát triển công nghiệp và những tác động đến phát triển
kinh tế và ô nhiễm môi trường
- Chương 3: Giải pháp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển sản xuất
công nghiệp với bảo vệ môi trường

2



PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1.1. Công nghiệp và phát triển công nghiệp.
1.1.1. Khái niệm
Theo quan niệm của Liên Hợp Quốc: “Công nghiệp là một tập hợp các hoạt động
sản xuất với những đặc điểm nhất định thông qua các quá trình công nghệ để tạo ra sản
phẩm. Hoạt động công nghiệp bao gồm cả 3 loại hình: công nghiệp khai thác tài nguyên,
công nghiệp chế biến và các dịch vụ sản xuất theo sau nó”.
Từ khái niệm này, có thể nhận thấy công nghiệp là một bộ phận quan trọng của nền
kinh tế quốc dân bao gồm 3 loại hình có quan hệ chặt chẽ với nhau: khai thác là cơ sở cho
chế biến và dịch vụ thì thực hiện vai trò bổ trợ cho hai loại hình còn lại:
- Công nghiệp khai thác gồm: khai khoáng, khai thác nhiên liệu, khai thác tài
nguyên nước (Ví dụ: thủy điện, điện năng từ thủy triều,...), khai thác rừng, khai thác các
sinh vật tự nhiên, khai thác cá với quy mô lớn,...
- Công nghiệp chế biến: chế biến các vật chất tự nhiên thành dạng vật chất có tính
năng đáp ứng nhu cầu sản xuất của đời sống con người, biến vật chất thành của cải và tư
liệu sản xuất cho các ngành khác.
- Dịch vụ sản xuất đi cùng: gồm các dịch vụ cung ứng vật tư, nguyên vật liệu, thiết
kế mẫu mã, tư vấn phát triển và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, sửa chữa các sản phẩm
công nghiệp,...
1.1.2. Phát triển công nghiệp.
1.1.2.1. Khái niệm
“Phát triển công nghiệp” là quá trình tăng tiến về mọi mặt của ngành công nghiệp
trong một thời kì nhất định. Đó là quá trình biến đổi về cả lượng và chất. Nghĩa là phát
triển công nghiệp thì phải bao quát được cả 3 vấn đề sau:
- Sự gia tăng tổng giá trị sản xuất công nghiệp và bình quân giá trị sản xuất công
nghiệp trên đầu người
- Sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp (ở cả phương diện ngành, thành phần

và lãnh thổ công nghiệp) phải theo đúng xu thế thời đại.
3


- Mục tiêu cuối cùng của phát triển công nghiệp là trang bị lại nền kinh tế, nâng
cao chất lượng cuộc sống người dân
1.1.2.2. Đặc trưng của phát triển công nghiệp
Công nghiệp được phân biệt với những ngành kinh tế khác dựa vào đặc trưng phát
triển của nó
- Đặc trưng về kĩ thuật sản xuất
+ Công nghệ sản xuất: sản xuất công nghiệp chủ yếu dựa vào các phương pháp
cơ học, lí học, hóa học và quá trình sinh học làm thay đổi hình dáng, kích thước và tính
chất của nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm phục vụ sản xuất hoặc sinh hoạt
+ Biến đổi đối tượng lao động sau mỗi chu kì sản xuất: sau mỗi giai đoạn của
quá trình công nghệ, các đối tượng của lao động – nguyên liệu công nghiệp – có sự thay
đổi về hình dáng, kích thước, tính chất: từ một loại nguyên liệu có thể thạo ra nhiều loại
sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau
+ Công dụng kinh tế của sản phẩm: các sản phẩm công nghiệp có khả năng đáp
ứng hầu hết mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống, phát triển khoa học công nghệ của toàn
bộ nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp cũng là ngành kinh tế duy nhất sản xuất các loại tư
liệu lao động, từ những dụng cụ thủ công đơn giản đến hệ thống máy móc hiện đại.
+ Ít chịu ảnh hưởng của tự nhiên
- Các đặc trưng về kinh tế - xã hội:
+ Trình độ xã hội hóa sản xuất: công nghiệp là ngành có trình độ xã hội hóa cao,
một sản phẩm công nghiệp thường là kết tinh lao động của nhiều đơn vị khác nhau (các
đơn vị này có thể cùng một tổ chức, hoặc các tổ chức khác nhau phân bố ở những địa
điểm khác nhau, thậm chí ở những nước khác nhau). Sự liên kết giữa chúng từ khâu
nghiên cứu đến thiết kế, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và các dịch vụ sau bán
hàng,...tạo thành một chuỗi liên kết có sự ràng buộc chặt chẽ với nhau. Điều này có nghĩa
là tính chuyên môn hóa, liên kết hóa, hợp tác hóa trong công nghiệp rất cao.

+ Về đội ngũ lao động: sự phát triển công nghiệp kéo theo sự phát triển về đội
ngũ lao động. Nó không đơn thuần là sự tăng lên về số lượng lao động mà quan trọng hơn
là sự vượt trội về tư duy, tác phong cũng như kỉ luật của người lao động.

4


+ Về quản lí công nghiệp: ngày càng được thực hiện một cách chặt chẽ và khoa
học do trình độ kĩ thuật của sản xuất ngày càng hiện đại, trình độ xã hội hóa sản xuất ngày
càng được nâng cao, phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc. Quản lí công nghiệp
có trình độ càng cao thì tính liên tục của quá trình sản xuất cũng như hiệu quả sản xuất
càng được đảm bảo. Tính hoàn thiện của các phương pháp quản lí công nghiệp gắn liền
với mức độ ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ cũng như đòi hỏi ngày
càng cao của nền kinh tế quốc dân
1.2. Ô nhiễm môi trường
1.2.1. Môi trường tự nhiên và các yếu tố cấu thành môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên là toàn bộ những hiện tượng sự vật và điều kiện tự nhiên tồn
tại trong mối quan hệ tương tác qua lại và gắn bó hữu cơ với nhau trong một thể thống
nhất, có liên quan và cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người. Đó là một hệ
thống có cấu tạo phức tạp, gồm nhiều phân hệ khác nhau của phần vỏ vũ trụ, phần dưới
của tầng khí quyển và tầng địa học.
Ngoài ra, cũng có thể hiểu môi trường tự nhiên là môi trường sống của con người
và xã hội loài người, là điều kiện đầu tiên, thường xuyên và tất yếu của quá trình sản xuất
ra của cải vật chất, là một trong những yếu tố cơ bản nhất của tồn tại xã hội.
Con người cùng các yếu tố cấu thành cơ bản khác như đất đai, nước, không khí,
các loại động, thực vật, tài nguyên, khoáng sản; các nguồn lực tự nhiên và các hiện tượng
tự nhiên tạo thành một hệ thống luôn vận động, biến đổi theo những qui luật tự nhiên.
Giữa con người và môi trường có sự gắn bó hữu cơ chặt chẽ với nhau. Con người là một
bộ phận cấu thành quan trọng và tích cực nhất, thường xuyên tác động đến sự vận động
và phát triển của môi trường. Con người không thể tồn tại thiếu môi trường và ngược lại,

môi trường ở trạng thái phát triển hiện đại, cũng không thể tồn tại và phát triển nếu thiếu
sự tác động có ý thức và sáng tạo của con người. Nhờ hoạt động sản xuất, con người đã
tác động vào môi trường tự nhiên, biến tự nhiên thành của cải vật chất phục vụ nhu cầu
của mình. Khi con người tác động vào tự nhiên, cải tạo, chinh phục tự nhiên để phục vụ
mình làm biến đổi tự nhiên; đồng thời môi trường cũng tác động ngược trở lại với con
người.

5


Môi trường tự nhiên là nền tảng cần thiết không thể thiếu được cho sự tồn tại và
phát triển của con người và phát triển sản xuất, đặc biệt là sản xuất công nghiệp. Một mặt
nó cung cấp và đảm bảo không gian cần thiết cho sự phát triển của các hoạt động sản xuất
công nghiệp, như đất đai, không gian cần thiết cho sự phân bố và tổ chức sản xuất công
nghiệp. Mặt khác, nó là cơ sở nguyên liệu, năng lượng cho hoạt động sản xuất công
nghiệp. Từ các dạng vật chất trong tự nhiên dưới dạng tài nguyên thiên nhiên, qua hoạt
động chế biến công nghiệp, chúng trở thành những loại sản phẩm có ích cho con người
Trong nền kinh tế thị trường, kinh tế học môi trường phân biệt ba loại tài nguyên
khác nhau. Đó là tài nguyên tự nhiên trong đó một số loại có thể đổi mới, có thể thay thế
bằng tài nguyên nhân tạo, một số cần thiết cho sự sống mà không thể thay thế bằng tài
nguyên nhân tạo được (tầng ozon, khí quyển...). Tài nguyên nhân tạo có thể là nhà máy,
hầm mỏ, đường xá, cầu cống, nhà cửa, làng mạc... Theo quan điểm kinh tế thị trường, môi
trường tự nhiên được coi như những nguồn tài nguyên khan hiếm và vì vậy chúng có giá
trị và có thể tính toán được về mặt giá trị giống như các nguồn vốn tư bản khác. Gây thiệt
hại cho môi trường cũng như làm giảm nguồn vốn, không sớm thì muộn cũng sẽ làm
giảm giá trị của những dịch vụ trong thời gian sau đó. Vì vậy, bảo vệ môi trường không
chỉ là vấn đề xã hội mà còn là vấn đề kinh tế. Điều đó có nghĩa là, bảo vệ môi trường tự
nhiên là điều kiện khách quan, cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế trong
tương lai.
1.2.2. Ô nhiễm môi trường.

1.2.2.1. Khái niệm
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính
chất Vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con
người và các sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây
ra. Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động tới môi
trường
1.2.2.2. Các loại ô nhiễm môi trường
a. Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các
nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất. Với
nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện
6


nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái,
diện tích đất bình quân đầu người giảm
b. Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý
– hóa học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn
nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng các sinh vật trong
nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo
ngại hơn ô nhiễm đất.
Nước bị ô nhiễm là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và
các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất
hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được.
Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ
đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm
đó là các sự cố tràn dầu.
Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí
nghiệp thải ra sông, ra biển mà chưa qua xử lý; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu

dư thừa trên đồng ruộng ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt
được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe
của người dân, sinh vật trong khu vực. Các loại chất độc hại đó lại bị đưa ra biển và là
nguyên nhân xảy ra hiện tượng “thủy triều đỏ”, gây ô nhiễm nặng nề và làm chết các sinh
vật sống ở môi trường nước.
c. Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan
trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu,
giảm thị lực khi nhìn xa do bụi.
Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ
không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ
rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Ô nhiễm khí đến từ con người lẫn
tự nhiên. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt.
7


Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất
thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc
hại tăng lên nhanh chóng.
d. Các loại ô nhiễm khác
- Ô nhiễm phóng xạ
- Ô nhiễm tiếng ồn, bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp
- Ô nhiễm sóng, do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình... tồn tại với mật
độ lớn. Làm cho con người bị ảnh hưởng nhiều đến não bộ hơn, khiến cơ thể con người
chịu nhiều tác động khác do ảnh hưởng bởi các loại sóng này.
- Ô nhiễm ánh sáng, hiện nay con người đã sử dụng các thiết bị chiếu sáng một
cách lãng phí ảnh hưởng lớn tới môi trường như ảnh hưởng tới quá trình phát triển của
động thực vật.

8



CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ
NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG
2.1. Sự phát triển công nghiệp ở Việt Nam hiện nay
- Việt Nam bắt đầu mở cửa hội nhập từ năm 1986. Qua hơn 30 năm đổi mới và
phát triển đất nước toàn diện, nền công nghiệp cũng đã có nhiều bước phát triển.
- Các khu công nghiệp ngày càng tăng cả vể số lượng và quy mô, máy móc ngày
càng hiện đại. Theo báo cáo của Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính
đến hết tháng 5 năm 2017, cả nước có 325 khu công nghiệp, 16 khu kinh tế
- Giá trị sản xuất công nghiệp ngày càng tăng và có đóng góp ngày càng nhiều cho
GDP của cả nước.

Biểu đồ 1. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế
Nguồn: Niên giám Thống kê, TCTK, 2015

2.2. Vai trò của công nghiệp với phát triển kinh tế
Công nghiệp được thừa nhận là ngành chủ đạo của nền kinh tế, thể hiện qua:
9


- Công nghiệp tăng trưởng nhanh và làm gia tăng thu nhập quốc gia: Năng suất lao
động của khu vực công nghiệp cao hơn hẳn các ngành kinh tế khác, mà năng suất lao
động là yếu tố quyết định nâng cao thu nhập, thúc đẩy nhanh tăng trưởng công nghiệp và
đóng góp ngày càng lớn vào thu nhập quốc gia. Công nghiệp có vai trò quan trọng này là
do thường xuyên đổi mới và ứng dụng công nghệ tiên tiến, hơn nữa, giá cả sản phẩm công
nghiệp thường ổn định và cao hơn so với các sản phẩm khác ở cả thị trường trong và
ngoài nước.
- Công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất và trang bị kĩ thuật cho các ngành kinh tế:

Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm công nghiệp, một bộ phạn sản phẩm công nghiệp sản
xuất có chức năng là tư liệu sản xuất. Do đó, nó còn là ngành tạo ra tác động hiệu quả dây
chuyền đến các ngành kinh tế khác và tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật của nền kinh tế
- Công nghiệp cung cấp đại bộ phận hàng tiêu dùng cho dân cư: Nông nghiệp cung
cấp những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người. Công
nghiệp khác hơn, cung cấp những sản phẩm tiêu dùng ngày càng phong phú và đa dạng
(ăn, mặc, đi lại, vui chơi giải trí,...) khi thu nhập dân cư tăng gắn với quá trình phát triển
kinh tế thì nhu cầu cong người lại cao hơn và mới hơn. Chính sự phát triển của công
nghiệp mới đáp ứng những nhu cầu thay đổi này và đồng thời nó lại hướng dẫn tiêu dùng
của con người
- Công nghiệp cung cấp nhiều việc làm cho xã hội: Dưới tác động công nghiệp,
năng suất lao động nông nghiệp được nâng cao tạo điểu kiện dịch chuyển lao động ra khỏi
khu vực nông nghiệp, nhưng không ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp. Sự phát triển
của công nghiệp làm mở rộng nhiều ngành sản xuất mới, khu công nghiệp mới và cả các
ngành dịch vụ đầu vào và đầu ra sản phẩm công nghiệp, và như vậy thu hút lao động nông
nghiệp và giải quyết việc làm cho xã hội
- Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển: Vì công nghiệp cung cấp cho nông
nghiệp những yếu tố đầu vào quan trọng như phân bón hóa học, thức ăn gia súc, máy
móc, phương tiện vận chuyển làm tăng năng suất. Hơn nữa, công nghiệp còn góp phần
làm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, bằng cách cho phép vận chuyển nông sản nhanh
chóng tới thị trường tránh hư hỏng, tăng gia sản xuất nhiều hơn, bảo quản, dự trữ lâu hơn
10


để chờ cơ hội tăng giá,...Mặt khác, công nghiệp còn có vai trò rất lớn trong việc tạo ra cơ
sở hạ tầng, làm thay đổi bộ mặt nông thôn
- Sự phát triển của công nghiệp là một yếu tố có tính quyết định để thực hiện quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- Công nghiệp có những điều kiện tăng nhanh tốc độ phát triển khoa học công
nghệ, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ đó vào sản xuất, có khả năng và điều

kiện sản xuất hoàn thiện.
2.3. Tác động của phát triển công nghiệp đến môi trường
2.3.1. Tác động tích cực
Nền công nghiệp ở nước ta ngày ngày càng phát triển tạo ra nhiều sản phẩm hàng
hóa cho xã hội. Các khu công nghiệp, các nhà máy mọc lên với số lượng nhiều, quy mô
lớn, đã góp phần làm thay đổi cả bộ mặt xã hội và môi trường với một số điểm tích cực
sau:
- Thứ nhất, trong chừng mực nhất định, hoạt động công nghiệp của doanh nghiệp
chẳng hạn như hoạt động du lịch có thể việc xây dựng các công viên vui chơi giải trí,
công viên cây xanh, hồ nước nhân tạo, các làng văn hóa du lịch... có thể tạo nên môi
trường mới hay góp phần cải thiện môi trường.
- Thứ hai, hoạt động công nghiệp của doanh nghiệp tạo điều kiện vật chất cho việc
thực hiện các hoạt động động bảo vệ môi trường. Hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra nguồn
đóng góp cho ngân sách nhà nước, là một nguồn tài chính quan trọng cho hoạt động bảo
vệ môi trường. Một số lĩnh vực kinh doanh, như hoạt động nhập khẩu và sản xuất thiết bị
phục vụ công tác bảo vệ môi trường, có tác động tích cực cho việc giải quyết các vấn đề
môi trường. Ví dụ như sự phát triển của công nghệ sinh học và gia tăng thương mại các
sảm phẩm của nó sẽ góp phần tích cực giúp làm giảm áp lực lên khai thác và sử dụng các
sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên.
- Thứ ba, việc phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải góp phần cải thiện
chất lượng môi trường và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải
2.3.2. Tác động tiêu cực
Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ các đô thị ngày càng có nhiều nhà máy,
11


khu công nghiệp tập trung được xây dựng, đưa vào hoạt động và đã xả thải vào môi
trường nước và môi trường không khí một lượng rất lớn các chất thải rắn, nước và khí
làm cho môi trường nước và không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng với nhiều dạng ô nhiễm
khác nhau.

Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường trong ngành công nghiệp gồm:
- Chất thải công nghiệp dưới dạng chất thải rắn, lỏng và khí đều có ảnh hưởng đến
môi trường sinh thái đất.
- Dạng khí có CO2, CO, NO, NO2, CH4, H2S… từ trong quá trình đốt nhiên
liệu…
- Dạng chất lỏng có các acid hữu cơ, nước, xà phòng, dầu mỡ..,. Dạng rắn có các
chất thải trong công nghiệp.
- Các ống khói của các nhà máy trong quá trình sản xuất do đốt nhiên liệu đã thải
vào môi trường các chất khí như: SO2, CO2, CO,..., bụi và các khí độc hại khác.
- Các chất khí bị bốc hơi, rò rỉ thất thoát trong dây chuyền sản xuất, trên các đường
dẫn.
- Các chất phóng xạ từ các quá trình khai thác, chế biến quặng; sử dụng các chất
phóng xạ đã tinh luyện cà do bụi phóng xạ từ các vụ thử hạt nhân.
- Nước thải có nhiệt độ cao từ các quá trình làm lạnh trong công nghiệp làm cho
nhiệt độ bcủa nước tại lưu vực tiếp nhận tăng lên.
- Đặc điểm của chất thải công nghiệp là có nồng độ chất độc hại cao và tập trung.
Đặc biệt là các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp dầu khí, công nghiệp hoá
chất, công nghiệp luyện kim, công nghiệp cơ khí, công nghiệp vật liệu xây dựng … gây ô
nhiễm chính cho môi trường.
2.3.2.1. Tác động làm ô nhiễm môi trường nước:
Nước xả thải từ những hoạt động của các khu công nghiệp, hoạt động giao thông
vận tải, từ quá trình đô thị hoá, từ việc sử dụng các hoá chất trong nông nghiệp như thuốc
trừ sâu, diệt cỏ, phân bón... đã ảnh hưởng xấu đến môi trường nước. Ví dụ ở những khu
công nghiệp, các thành phố lớn... thì thường gặp ô nhiễm kim loại và các chất nguy hại
khác trong nước cả nước mặt và nước ngầm.

12


Ô nhiễm kim loại nặng và các chất nguy hại có tác động trầm trọng tới hoạt động

sống của con người và sinh vật. Hay ở những khu thâm canh nông nghiệp hay xảy ra ô
nhiễm nguồn nước mặt, bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học. Một
lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học sẽ lan truyền tích luỹ trong đất,
nước... và thâm nhập vào cơ thể người và động vật theo nguồn thức ăn.
Mặt khác, mưa a xít đã trở thành tác nhân làm ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân
do việc tiêu thụ quá nhiều nguyên liệu tự nhiên như than đá, dầu mỏ làm thải ra lượng khí
độc hại là lưu huỳnh đioxít (SO2) và nitơ đioxít (NO2), từ đó gây độc hại với con người,
cây cối, vật nuôi.
- Ngành dệt nhuộm sử dụng một lượng nước lớn để sản xuất và đồng thời thải ra
một lượng nước thải đáng kể cho môi trường (khoảng 50 - 300m3 nước cho 1 tấn hàng
dệt, chủ yếu từ công đoạn dệt nhuộm và nấu, tẩy). Nước thải ngành dệt nhuộm là một
trong những loại nước thải ô nhiễm nặng, hàm lượng các chất hữu cơ cao, khó phân hủy.
Độ màu của nước thải dệt nhuộm nếu không được xử lý, khi thải ra môi trường không
những làm mất cảnh quan môi trường mà còn làm ảnh hưởng đến khả năng khuếch tán
ánh sáng vào nước tác động đến hệ thủy sinh vật. Ngoài ra, trong nước thải nhuộm còn có
chứa hàm lượng kim loại nặng rất cao, đây cũng là một nguyên nhân gây ngộ độc cho con
người và hệ sinh vật nơi tiếp nhận.
- Ngành sản xuất giấy cũng là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường
nước do nước thải chứa lượng lớn chất thải độc hại và rất khó xử lý. Tùy theo công nghệ
và sản phẩm, lượng nước cần thiết để sản xuất 1 tấn giấy thành phẩm dao động từ 80 450m3 , vì vậy lượng nước thải ra từ ngành công nghiệp này cũng rất lớn. Nước thải chủ
yếu là dịch đen từ công đoạn nấu, tẩy trắng và xeo giấy có hàm lượng chất rắn lơ lửng,
BOD, COD cao, đặc biệt trong nước thải nhà máy giấy thường chứa nhiều lignin, chất
này khó hòa tan và khó phân hủy, có khả năng tích tụ sinh học trong cơ thể sống như các
hợp chất clo hữu cơ.
- Hoạt động khai thác khoáng sản cũng đã và đang gây nhiều tác động xấu đến môi
trường xung quanh. Trong đó, việc ảnh hưởng đến sử dụng nước, ô nhiễm nước là những
vấn đề đáng chú ý do nguồn thải từ đất đá và nước thải mỏ. Bên cạnh đó, hoạt động khai
thác và kinh doanh trái phép cát sỏi trên các sông lớn cũng đã và đang làm thất thoát
13



nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường, trở thành vấn đề bức xúc ở một số
địa phương.

Biểu đồ 2. Diễn biến hàm lượng NH4+ trung bình trong nước biển ven bờ tại một số
khu vực ven biển giai đoạn 2011 – 2015
Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 - 2015
2.3.2.2. Tác động làm ô nhiễm môi trường không khí:
Ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động sản xuất công nghiệp chủ yếu tập
trung tại các vùng ven các nhà máy, cơ sở sản xuất vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, quản
lý môi trường kém, điển hình như một số nhà máy xi măng, luyện kim, khai khoáng, nhiệt
điện… Bụi, khí thải tại xung quanh các cơ sở này thường vượt nhiều lần quy chuẩn cho
phép.
Nguồn ô nhiễm không khí từ hoạt động công nghiệp này thường có nồng độ các
chất độc hại cao, tập trung trong một vùng. Tùy thuộc vào loại hình sản xuất, quy trình
công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng mà các hoạt động công nghiệp khác
nhau sẽ phát sinh khí thải với thành phần và nồng độ khác nhau.
Các chất độc hại từ khí thải công nghiệp được phân loại thành các nhóm bụi, nhóm
khí vô cơ (NO2, SO2, CO…), nhóm các chất hữu cơ và kim loại nặng. Trong đó lượng
phát thải NO2, SO2 và TSP chiếm phần lớn trong tổng lượng phát thải các chất gây ô
nhiễm, còn lại là các chất ô nhiễm không khí khác.
14


- Ngành công nghiệp sản xuất xi măng là ngành công nghiệp đóng vai trò quan
trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, đây lại được coi
là ngành công nghiệp gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí lớn nhất và đặc trưng
nhất. Hiện nay, công nghệ sản xuất xi măng của nước ta chủ yếu theo phương pháp khô,
lò quay. Theo đánh giá của các chuyên gia, sản xuất xi măng bằng công nghệ lò quay ít
gây ảnh hưởng đến môi trường hơn lò đứng. Mặc dù đã có chủ trương loại bỏ xi măng lò

đứng nhưng trên thực tế vẫn còn tồn tại một số nhà máy xi măng lò đứng và các trạm
nghiền độc lập, có công suất nhỏ, thiết bị cũ, lạc hậu. Khí thải từ lò nung xi măng có hàm
lượng bụi, NO2, CO2, F rất cao và có khả năng gây ô nhiễm nếu không được kiểm soát
tốt, trong đó nổi cộm là ô nhiễm bụi. Bụi xi măng phát sinh ở hầu hết các công đoạn trong
quá trình sản xuất như: quá trình nghiền, đập, sàng, phân ly, sấy, nung, làm nguội, đóng
bao và vận chuyển.
- Các ngành sản xuất vật liệu xây dựng khác trong quá trình hoạt động cũng gây
ảnh hưởng đến chất lượng không khí tại các khu vực xung quanh. Việc khai thác và chế
biến đá gây ô nhiễm bụi từ quá trình nổ mìn, đập nghiền và bốc xúc đá. Ngoài bụi, quá
trình khai thác còn phát sinh ra các khí: CO, NOx, SO2, H2S,… do nổ mìn và sử dụng
dầu diezen. Hoạt động sản xuất gốm sứ, gạch nung, gạch ốp lát, do sử dụng than làm
nhiên liệu nên khí thải chủ yếu là bụi, SO2 và HF.
- Khai thác và chế biến than: Do đặc thù của ngành và công nghệ khai thác còn lạc
hậu, các biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải còn hạn chế nên các tác động đến môi trường
không khí vẫn là vấn đề cần được chú ý trong ngành sản xuất này. Tác nhân gây ô nhiễm
môi trường không khí phát sinh từ hoạt động của ngành khai thác và chế biến than chủ
yếu là bụi (TSP, PM10) và một số chất ô nhiễm khác như SO2, CO, NO2, CH4 ... Mặc dù
trong quá trình khai thác, chế biến và vận chuyển, các doanh nghiệp đã thực hiện một số
biện pháp giảm thiểu tác động như trang bị hệ thống xử lý bụi, che phủ xe vận chuyển, cải
tiến dây chuyền sản xuất nhưng kết quả quan trắc cho thấy 100% các cơ sở khai thác và
chế biến than có nồng độ bụi vượt ngưỡng.
- Nguồn gây ô nhiễm không khí của hoạt động sản xuất thép chủ yếu phát sinh từ
các khu vực sản xuất như nhà xưởng, lò than, khu vực tạo hình, khu vực tập kết sản phẩm
với các khí thải chủ yếu: bụi, gỉ sắt chứa các oxit kim loại (FeO, MnO, Al2O3, SiO2,
15


CaO, MgO); khí thải chứa bụi CO2, SO2. Tại các khu vực nhà kho, bãi chứa, kho than,
khu vực vận chuyển, khí thải phát sinh chủ yếu gồm NOx, VOC, hơi xăng dầu.
Bảng 1. Ước tính tải lượng các chất phát thải vào môi trường từ sản xuất xi

măng và vật liệu xây dựng
(Đơn vị: triệu tấn/năm)
Ngành sản xuất
Xi măng
Vật liệu xây dựng

Các chất phát thải
2011
2015
2020
Bụi
0,65
1,075
1,34
SO2
0,086
0,14
0,18
Bụi
2,82
3,43
4,1
SO2
0,73
0,87
1,03
CO2
280,7
342,8
446,5

Nguồn: Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng, 2013

Trong giai đoạn 2011 - 2015, các đô thị lớn như Hà Nội hay đô thị có hoạt động
công nghiệp mạnh như Việt Trì (Phú Thọ), ô nhiễm bụi có xu hướng duy trì ở ngưỡng
cao. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 – 2015, kết quả đánh
giá chất lượng không khí thông qua chỉ số chất lượng không khí AQI cho thấy, số ngày có
giá trị AQI không đảm bảo ngưỡng khuyến cáo an toàn đối với sức khỏe cộng đồng do
nồng độ bụi PM10 vượt ngưỡng vẫn chiếm tỷ lệ lớn.

Biểu đồ 3. Số ngày có AQI>100 do thông số PM10 cao ở 5 trạm quan trắc tự động
Như vậy, tác động của phát triển công nghiệp đến môi trường không khí là rất lớn,
làm cho môi trường không khí bị ô nhiễm. Sự ô nhiễm không khí đã dẫn đến tăng khả
16


năng hấp thụ bức xạ môi trường và “hiệu ứng nhà kính”. Hậu quả làm cho nhiệt độ trung
bình của trái đất tăng lên. Mặt khác, ô nhiễm không khí dẫn tới sự mỏng đi của tầng ô
zôn. Điều đó bất lợi, vì tầng ô zôn (O3) được coi là tấm lá chắn tia cực tím cho trái đất,
mà tia cực tím sẽ đem lại nhiều tác hại xấu cho sinh vật và con người.
2.3.2.3. Tác động tiêu cực làm ô nhiễm đất:
Ô nhiễm đất thường do chất thải từ hoạt động công nghiệp, xây dựng và sinh hoạt
gây ra. Môi trường đất chịu tác động do các chất ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp, xây
dựng và sinh hoạt thể hiện rõ nhất ở các vùng ven các đô thị lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí
Minh hoặc các vùng tập trung hoạt động sản xuất công nghiệp, khai khoáng như Thái
Nguyên, Đồng Nai,...
Đất tại các khu vực chịu tác động của các chất thải từ hoạt động công nghiệp, xây
dựng và sinh hoạt đang đứng trước thực trạng ô nhiễm kim loại nặng ngày một tăng. Có
hai nguyên nhân:
- Chất thải của các khu công nghiệp và dân cư
- Chất thải của các làng nghề chưa được xử lý, hoặc xử lý chưa triệt để thải thẳng

ra môi trường.

Biểu đồ 4. Hàm lượng Đồng (Cu) trong đất ở một số khu vực ven đô phía Bắc
Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 - 2015
2.3.2.4. Ô nhiễm do chất thải rắn:
Khi công nghiệp phát triển thì chất thải rắn công nghiệp cũng tăng lên nhanh
chóng. Ở nước ta, loại chất thải rắn này phát sinh chủ yếu ở vùng kinh tế trọng điểm phía
17


Nam, nhất là ở tỉnh Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu...Chất thải rắn
công nghiệp thông thường chủ yếu phát sinh từ các KCN, KCX, khu công nghệ cao và
các cơ sở sản xuất kinh doanh nằm ngoài KCN. Trong đó, đáng chú ý là chất thải rắn từ
các ngành công nghiệp khai thác (khai thác than, công nghiệp nhiệt điện, quặng sắt, khai
thác các kim loại màu, khai thác bauxit...); công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển;
công nghiệp nhiệt điện; công nghiệp rượu, bia, nước giải khát...
Khối lượng chất thải rắn phát sinh do công nghiệp khai thác còn cao hơn nhiều lần
so với chất thải rắn phát sinh từ các KCN. Để sản xuất 1 tấn than, cần bóc đi từ 8 - 10m3
đất phủ. Chỉ tính riêng các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp than và Khoáng sản Việt
Nam đã thải vào môi trường khoảng 180 triệu m3 đất đá.
2.4. Tác động của ô nhiễm môi trường
2.4.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
Báo cáo chung Tổng quan của ngành Y tế năm 2014 đã chỉ ra các yếu tố ảnh
hưởng đến sức khỏe cộng đồng, trong đó có việc gia tăng các yếu tố nguy cơ từ ô nhiễm
không khí, ô nhiễm nguồn nước và thực phẩm, ô nhiễm do rác thải…
Trong số các bệnh tật gây ra bởi ô nhiễm môi trường, có 4 nguyên nhân bệnh chủ
yếu gây ra gánh nặng bệnh tật cho cộng đồng gồm:
- Tiêu chảy: 94% các bệnh liên quan đến tiêu hóa là do ô nhiễm môi trường nước,
điều kiện vệ sinh kém
- Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: nguyên nhân chủ yếu do ô nhiễm không khí,

ngộ độc khí thải từ đốt nhiên liệu dùng cho nấu nướng sinh hoạt, khói thuốc lá
- Tai nạn, thương tích bao gồm: nguy cơ tai nạn nơi làm việc, bức xạ, tai nạn công
nghiệp…, đáng chú ý có tới 44% số tai nạn có nguồn gốc từ các yếu tố môi trường
- Bệnh sốt rét: chiếm đến 42% từ các nguyên nhân như chuyển đổi mục đích sử
dụng đất, phá rừng, quản lý nguồn nước, thiết kế nhà ở
2.4.2. Ảnh hưởng tới hệ sinh thái
Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân khiến môi trường tự nhiên thay đổi, vượt quá
khả năng điều tiết của hệ sinh thái dẫn đến cân bằng sinh thái bị phá vỡ, gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống của chính bản thân con người.
Những hoạt động khai thác dầu khí và vận tải trên biển đã và đang mang đến nguy
cơ gây ô nhiễm dầu trên biển. Những vụ ô nhiễm do tràn dầu trên biển gây nên những ảnh
18


hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái

Khi rừng bị suy giảm, cây cối bị chết, các

loài sinh vật khác trong rừng cũng sẽ bị tuyệt chủng cục bộ. Mặc dù quần xã có thể không
bị tiêu diệt do ô nhiễm không khí nhưng cấu trúc quần thể của loài cũng sẽ bị thay đổi và
các loài mẫn cảm thường bị tổn thương và sẽ bị tiêu diệt
2.4.3. Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội
Ngoài các mối đe dọa về sức khỏe của người dân, ô nhiễm môi trường còn gây ảnh
hưởng lớn tới KT - XH.
- Thiệt hại kinh tế do gia tăng gánh nặng bệnh tật
- Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến thủy sản và nông nghiệp
- Thiệt hại đối với hoạt động du lịch
- Thiệt hại kinh tế do chi phí cải thiện môi trường
- Phát sinh xung đột môi trường
Nếu xem xét dưới góc độ phát triển bền vững, cách tính GDP như hiện nay chưa

quan tâm đến môi trường, sinh thái, tài nguyên đã bị khai thác trong các hoạt động sản
xuất để tạo ra sản phẩm và dịch vụ. Theo nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, với mô
hình kinh tế như hiện nay, nếu GDP Việt Nam tăng gấp đôi, thì ô nhiễm môi trường sẽ
tăng gấp ba lần; cứ tăng 1% GDP thì thiệt hại do ô nhiễm môi trường sẽ làm mất đi 3%
GDP; riêng tỷ lệ chi trả để bảo vệ chăm sóc sức khỏe của năm 2020 sẽ lên tới 1,2% GDP,
tăng 4 lần so với năm 2010
2.5. Ví dụ về tác động của phát triển công nghiệp đến môi trường
“Sự cố môi trường Formosa”
2.5.1. Giới thiệu khái quát
Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Vũng Áng Hà Tĩnh
(Dự án) của Công ty TNHH Gang thép hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Công ty Formosa
Hà Tĩnh) được cấp Giấy chứng nhận đầu tư năm 2008 với tổng số vốn đăng ký đầu tư giai
đoạn 1 của dự án là 10,548 tỷ USD với các hạng mục công trình chính:
- Nhà máy liên hợp gang thép công suất 7,5 triệu tấn/năm, sau khi hoàn thành giai
đoạn 1, sẽ tiếp tục đầu tư nâng công suất Nhà máy liên hợp gang thép lên 22,5 triệu
tấn/năm
- Cụm cảng Sơn Dương với 11 bến tàu ở giai đoạn một trong tổng số 32 bến tàu
19


- Tổ hợp Nhà máy Nhiệt điện Formosa với tổng công suất 650MW, bao gồm 5 tổ
máy phát điện.
Theo Ban quản lý các khu kinh tế Hà Tĩnh, (7/2014) trên công trường Formosa có
24.000 lao động đến từ 31 quốc gia, vùng lãnh thổ đang làm việc, trong đó có khoảng
22.000 lao động VN. Số lao động nước ngoài đến nay có 2.000 người, trong đó phần lớn
là chuyên gia Đài Loan với khoảng 1.200 người, Trung Quốc đứng thứ nhì với khoảng
450 lao động.
2.5.2. Những tác động đến môi trường
Trong tháng 4 năm 2016, tại ven biển 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) đã xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm hải

sản chết bất thường, ảnh hưởng không nhỏ tới các hệ sinh thái biển. Ngày 30 tháng 6 năm
2016, Chính phủ đã công bố nguyên nhân sự cố, xác định nguồn thải xuất phát từ Công ty
TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh, chứa độc tố phenol, xyanua,… kết hợp
với hydroxit sắt, tạo thành một dạng phức hỗn hợp (mixel), có tỷ trọng lớn hơn nước biển,
di chuyển theo dòng hải lưu theo hướng Bắc - Nam từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, là
nguyên nhân làm hải sản và sinh vật biển chết hàng loạt, nhất là ở tầng đáy.
Dạng phức hỗn hợp nói trên cũng tạo thành một lớp màu vàng phủ bám trên bề mặt
đá và các rạn san hô tại khu vực ven biển 4 tỉnh miền Trung. Vào thời điểm tháng 5/2016,
kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng phenol trong màng bám này có giá trị cao, dao
động trong khoảng 3,80 - 7,79ppm. Tuy nhiên, đến thời điểm khảo sát tháng 6 và 7/2016,
mặc dù vẫn còn hiện tượng lớp màng màu vàng bám trên bề mặt đá, rạn san hô và các khe
đá tại các khu vực này, tuy nhiên lớp màng bám này đã giảm đi nhiều so với thời điểm
khảo sát tháng 5/2016. Hàm lượng phenol trong lớp màng bám này đã giảm mạnh, dao
động trong khoảng 0,32 - 1,75ppm.
Trong trầm tích đáy biển khu vực này, vào thời điểm tháng 5/2016, hàm lượng tổng
Phenol cao phổ biến 6 - 12,5mg/kg (giá trị cao nhất là 16,98 mg/kg), đến tháng 6 chỉ còn
phổ biến khoảng 0,35 - 1,2mg/ kg (giá trị cao nhất là 5,05mg/kg). Ngược lại, trong nước
biển, tháng 5/2016, tại các vị trí quan trắc, thông số tổng phenol hầu như không phát hiện
được hoặc có giá trị thấp (2-10µg/l). Tuy nhiên, đến tháng 6/2016 hàm lượng tổng phenol
trong nước có tăng lên và có 2,7% số mẫu quan trắc vượt giới hạn cho phép, chủ yếu là
20


mẫu tầng đáy. Điều này có thể giải thích do cơ chế nhả hấp phụ phenol từ dạng phức hỗn
hợp và từ trầm tích đáy vào nước biển. Đến thời điểm tháng 8/2016, hàm lượng tổng
phenol trong nước biển đã giảm đến giá trị nhỏ hơn giới hạn cho phép của QCVN 10MT:2015/BTNMT.
Trong tháng 4 và 5/2016, các rạn san hô là đối tượng bị ảnh hưởng mạnh nhất
trong các hệ sinh thái biển, 100% các rạn san hô trong khu vực khảo sát đều có dấu hiệu
bị tẩy trắng, nhóm san hô cành hầu hết bị chết hàng loạt. Điển hình là các khu vực rạn:
Hòn Sơn Dương - Hà Tĩnh (tỷ lệ san hô chết khoảng 90%), Hòn Nồm - Quảng Bình và

Hải Vân, Sơn Chà - Thừa Thiên Huế (tỷ lệ san hô bị suy giảm là 66,7%). Sinh vật trên rạn
san hô còn rất nghèo nàn, mật độ cá rất thấp.
2.5.3. Những thiệt hại gây ra
2.5.3.1. Thiệt hại về ngành thủy sản
Thiệt hại sản lượng hải sản khai thác ven bờ và vùng lộng ước tính khoảng 1.600
tấn/tháng; diện tích nuôi tôm bị chết hoàn toàn là 5,7 ha tương đương 9 triệu tôm giống và
khoảng 7 tấn tôm thương phẩm sắp đến kỳ thu hoạch; có trên 3.000 ha nuôi tôm thâm
canh và bán thâm canh đã thả giống bị nhiễm độ mặn cao, môi trường suy giảm nên tôm
chậm lớn, xuất hiện bệnh và có trên 350 ha nuôi tôm bị chết rải rác.
Ngoài ra, có 1.613 lồng nuôi cá bị chết (khoảng 30.000m3), tương đương 140 tấn
cá; có 6,7 ha diện tích nuôi ngao bị chết, tương đương 67 tấn; có trên 10 ha nuôi cua bị
chết do sự cố môi trường.
Cũng theo báo cáo, giá bán các sản phẩm hải sản giảm trung bình từ 10% - 20% so
với cùng kỳ năm 2015; việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường của 4 tỉnh bị ảnh hưởng
giảm sút nghiêm trọng. Cụ thể, sản phẩm khai thác ngoài 20 hải lý có giá bán giảm 30%
-50%; sản phẩm khai thác trong 20 hải lý không tiêu thụ được. Hiện nay, tại Hà Tĩnh tồn
kho trên 3.000 tấn sản phẩm thủy sản (chiếm 85% công suất kho lạnh toàn tỉnh), tại
Quảng Bình tồn trên 2.000 tấn (chiếm 70% công suất kho lạnh toàn tỉnh);…
2.5.3.2. Thiệt hại về lao động và việc làm
Tính toán sơ bộ cho thấy sự cố ô nhiễm môi trường do công ty Formosa gây ra đã
làm cho các rạn san hô, phù du sinh vật cũng chết nên có nguy cơ làm gián đoạn chuỗi
thức ăn biển, khiến suy giảm đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản khu vực, ảnh hưởng
đến sinh kế lâu dài của người dân. “Hệ sinh thái biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng” – thừa
21


nhận thực tế trên, Chính phủ xác định có tới trên 17.600 tàu cá và gần 41.000 người đã bị
ảnh hưởng trực tiếp. Trên 176.000 người phụ thuộc bị ảnh hưởng theo. Do không thể đánh
bắt trong phạm vi từ bờ đến 20 hải lý, có tới 90% tàu lắp máy công suất thấp và gần 4.000
tàu không lắp máy đã phải nằm bờ.

Theo khảo sát của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tỷ lệ thất nghiệp gia tăng
rất lớn tại bốn tỉnh, trong đó lớn nhất là Hà Tĩnh (15,7 lần) rồi đến Quảng Bình (7,9 lần),
Quảng Trị (2,8 lần) và Thừa Thiên Huế (1,6 lần). Số người đánh bắt thủy sản ở Hà Tĩnh
giảm 74% còn ở Quảng Bình 83,2% người dân bị giảm thu nhập so với thời điểm trước
khi xảy ra sự cố
2.5.3.3. Thiệt hại về du lịch
Sự cố ô nhiễm môi trường biển từ việc xả thải của Công ty Formosa Hà Tĩnh đã
ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động du lịch của các tỉnh miền Trung. Đặc biệt, lượng du
khách đến nghỉ dưỡng tại các bãi biển nổi tiếng như Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Cửa
Tùng, Thuận An... giảm sút nghiêm trọng so với cùng kỳ mọi năm.
Theo báo Lao động, ngày 11/5 biển Thiên Cầm vắng khách, ông Đặng Thế Tân Phó Ban Quản lý khu du lịch Thiên Cầm - cho biết, hiện cả 12 nhà nghỉ, khách sạn tại đây
với 750 phòng hầu như không có khách, lượng khách giảm 90% so với năm trước, có nhà
hàng từ đầu mùa đến nay chưa mở hàng được. Bãi tắm Xuân Thành, điểm du lịch nổi
tiếng khác của Hà Tĩnh lượng khách giảm khoảng 50% so với năm trước (năm 2015, có
350.000 khách đến Xuân Thành). Tại các bãi tắm Quỳnh Bảng, Quỳnh Nghĩa (Quỳnh
Lưu) ở Nghệ An, theo thông tin từ chính quyền địa phương và người dân, lượng khách
giảm 30-50% so với năm 2015. Ông Nguyễn Văn Kỳ - Phó GĐ Sở VHTTDL tỉnh Quảng
Bình - cho biết, số lượng khách hủy các tour đến Quảng Bình trong thời gian qua chiếm
từ 35-40%, bên cạnh đó tỉ lệ khách du lịch không đi theo tour hủy chương trình đến
Quảng Bình rất cao, chiếm trên 50%.
Tổng cục du lịch ngày 4 tháng 11 công bố tình hình hoạt động 10 tháng đầu năm
cho thấy Quảng Bình là tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất với mức thiệt hại vượt ngưỡng
1.500 tỷ đồng. Nghệ An, Quảng Trị, Hà Tĩnh và Thừa Thiên-Huế cũng bị thiệt hại về du
lịch. VNExpress dẫn thông tin từ cơ quan du lịch quốc gia cho biết ô nhiễm chất thải từ

22


công ty Formosa dọc theo bờ biển miền Trung hồi tháng 4 đã gần như hoàn toàn phá hủy
ngành du lịch của khu vực khi doanh thu từ du lịch giảm tới 90%.


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT TỐT MỐI QUAN
HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VỚI BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG
Phát triển kinh tế bền vững thì chìa khóa của chiến lược bảo vệ môi trường công
nghiệp chính là các giải pháp “ngăn ngừa sự ô nhiễm” do công nghiệp mang lại. Về bản
chất, các độc tố gây ô nhiễm môi trường của công nghiệp là do các hợp chất hoá học, các
sản phẩm sinh học, các tác động vật lý. Các sai phạm này khi đã được tạo ra, nó sẽ tồn tại
và lan truyền tại một vùng ô nhiễm rộng hơn và với thời gian lâu dài hơn cho nên vấn đề
xử lý thường rất tốn kém và về mặt kỹ thuật không phải trường hợp nào cũng giải quyết
được.
3.1. Về phía doanh nghiệp và các tổ chức
Để có thể “phòng ngừa” hậu quả thì việc phòng ngừa phải được tiến hành ngay từ
đầu và tại nguồn tạo ra ô nhiễm. Trong công nghiệp, vấn đề đánh giá tác động môi trường
(EIA) được đặt ra trong giai đoạn tiền khả thi của luận chứng, ở đây, ta đã tìm cách loại
trừ hoặc có giải pháp để ngăn ngừa ô nhiễm, EIA là một bước đi cần thiết và bắt buộc.
Nhưng cũng cần nhận thức rằng EIA là một quyết định được đưa ra trên các dự đoán. Nó
đòi hỏi một hệ thống số liệu “nền” đầy đủ và dựa vào nghệ thuật và kinh nghiệm của xử
lý, theo một phương pháp rất “mờ” của người thực hiện. Mà đây là những vấn đề mà sự
tích luỹ của chúng ta còn ít, cho nên kết luận của nó mang tính gần đúng. Vì vậy, công tác
đánh giá tác động đến môi trường của cơ sở công nghiệp cần được tiếp tục hoàn thiện,
phân tích và xử lý trong suốt quá trình xây dựng và vận hành tiếp theo. Trong EIA của
công nghiệp thì vấn đề lựa chọn công nghệ là vấn đề đầu tiên vì công nghệ là cái cốt lõi
của công nghiệp. Đây là nhiệm vụ cho các doanh nghiệp công nghiệp xây dựng.
Đối với các cơ sở công nghiệp đã được xây dựng, đang đi vào hoạt động thì nhiệm
vụ là phải hạn chế, giảm thiểu và xử lý các chất gây ô nhiễm. Ở đây có nhiều giải pháp và
quan điểm khác nhau.

23



Trước tiên, giải pháp cơ bản nhất là giải pháp thay đổi công nghệ bao gồm: thay
đổi nguyên nhiên liệu, thay đổi công nghệ và thiết bị gia công, thay đổi sản phẩm, lựa
chọn công nghệ thích hợp vừa đảm bảo tốc đọ tăng trưởng và phát triển công nghiệp hợp
lí , vừa đảm bảo các chỉ tiêu bảo vệ môi trường. Đối với Việt Nam, trong hoàn cảnh công
nghệ ở nước ta còn quá lạc hậu, nhiều trường hợp công nghệ của nước ta chậm hơn so với
thế giới vài ba thế hệ và cũng không còn hiệu quả kinh tế nữa. Cho nên việc thay đổi công
nghệ không chỉ vì mục tiêu bảo vệ môi trường mà cả về mục tiêu kinh tế.
Về vấn đề xử lý chất thải công nghiệp, nên đặt ra khi giải pháp thay đổi công nghệ
không thực hiện được.phương pháp tích cực và có hiệu quả nhất là sử dụng các công nghệ
tiên tiến để chế biến, sử dụng lại phế thải, biến chúng thành các sản phẩm có ích đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng (ví dụ: phân bón, các loại hoá chất cơ bản và hoá chất tổng
hợp). Công nghệ xử lí chất thải được xử dụng như một bộ phận nối tiếp của quá trình sản
xuất chính nắm trong cùng một doanh nghiệp, nếu nguồn chất thải đủ lớn tạo ra hoạt động
sản xuất khép kín sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các doanh nghiệp.
Về nguyên tắc, vấn đề xử lý là “giữ” các tác nhân gây ô nhiễm dưới một dạng bền
vững hơn, không cho phép chúng tiếp tục gây ô nhiễm. Nếu không thì xử lý chỉ là sự
chuyển tác nhân gây ô nhiễm từ một nơi này đến nơi khác mà thôi.
3.2. Về phía nhà nước
Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó
những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lý hình) phải thực sự đủ mạnh để đủ
sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý
môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng
thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn
với con người.
Hai là, tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi
trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên
môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các
cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi
trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

24


cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật
hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này
Ba là, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp,
các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn
diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch tràn
lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa phương thời gian qua, gây khó khăn cho
công tác quản lý nói chung, quản lý môi trường nói riêng. Đối với các khu công nghiệp,
cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tậng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử
lý nước thải tập trung hoàng chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời thường xuyên có
báo cáo định kỳ về hoạt động xử lý nước thải, rác thải tại đó.
Bốn là, chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác
động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn tham mưu
chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay không cấp giấy phép
đầu tư. Việc quyết định các dự án đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích đem lại
trước mắt với những ảnh hưởng của nó đến môi trường về lâu dài. Thực hiện công khai,
minh bạch các quy hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và công dân
có thể tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án
đó
Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội
nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi
trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi
trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí,
vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên – con người – xã hội.

25



×