Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

He thong nong nghiep du canh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (786 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:..............................................................................................3
II. NỘI DUNG:..................................................................................................3
1. Định nghĩa..................................................................................................3
2. Địa điểm hoạt động nông nghiệp du canh...............................................4
3. Hoạt động sản xuất....................................................................................4
4. Các kiểu cách thức tổ chức:......................................................................5
5. Sự đầu tư và lao động trong hệ thống nông nghiệp du canh:................6
6. Sự thay đổi trong hệ thống du canh:.......................................................6
7. Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống du canh......................................7
III. HỆ QUẢ VÀ GIẢI PHÁP.......................................................................10
1. Hệ quả.......................................................................................................10
2. Giải pháp khắc phục..............................................................................11
IV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................12

Trang 1


I.

ĐẶT VẤN ĐỀ:

Nông nghiệp du canh hay canh tác nương rẫy là một phương thức canh tác
nông nghiệp phổ biến của một số tộc người sống ở miền núi. Loại hình nông
nghiệp này được thực hành rộng rãi ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, xuất hiện
từ thời kì Đá mới, khoảng 8000 - 10000 năm trước đây và hiện vẫn được thực
hành rộng rãi trong khoảng 3000 nhóm dân tộc thiểu số khác nhau trên thế giới,
trong đó có nhiều nhóm tộc người ở miền núi Việt Nam.
Hiểu theo cách của một nhà dân tộc học tiên phong trong nghiên cứu về loại


hình canh tác này ở nước ta thì đó là “để chỉ những mảnh đất trồng do chặt cây,
đốt rừng mà có, không sử dụng vĩnh viễn, không liên tục, có thời gian bỏ hóa”
Mặc dù có nhiều kiểu thực hành nhưng canh tác nương rẫy thường theo công
thức: làm sạch - đốt - gieo trồng - làm cỏ và bảo vệ - thu hoạch - bỏ hóa. Chu
trình canh tác được lặp lại sau một thời gian bỏ hóa nhất định, thời gian đó phụ
thuộc vào truyền thống canh tác và các điều kiện kinh tế - xã hội khác mà có thể
ngắn dài khác nhau và thời gian bỏ hóa là yếu tố quan trọng quyết định năng
suất vụ mùa của chu kì tiếp theo. Nó còn có ý nghĩa cực kì quan trọng trong
việc tái sinh của rừng với việc bảo tồn sự đa dạng sinh học của các hệ thực vật
Những cư dân thực hành loại hình nông nghiệp này được Nhà nước ta đặc
biệt quan tâm từ sau 1954 cùng với công cuộc khôi phục đất nước và xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Ngay sau khi kết thúc chiến tranh, Nhà nước đã cho điều tra
về tình hình du canh du cư của những tộc người miền núi và nhanh chóng đưa
ra một cái nhìn khá thống nhất về những tác động tiêu cực của hình thức sản
xuất nông nghiệp này đối với sự phát triển không chỉ của miền núi mà còn đối
với cả nước, đồng thời vạch ra một kế hoạch khá toàn diện về việc xóa bỏ nông
nghiệp du canh và tình trạng du cư nhằm định canh định cư cho các tộc người
miền núi.
II.

NỘI DUNG:

1. Định nghĩa
Nông nghiệp du canh là sự thay đổi nơi sản xuất từ vùng này sang vùng
khác, từ khu vực này sang khu vực đất khác sau khi độ phì của đất đã nghèo
kiệt.
Nói một cách khác: Hệ thống nông nghiệp có sự luân phiên về mặt trồng trọt
trong một vài năm giữa những nơi được chọn và những nơi bỏ trắng một thời
gian dài cho đất nghỉ. Việc trồng trọt được tiếp tục trên những diện tích được
phục hồi bởi thảm thực vật tự nhiên. Mức độ du canh thay đổi khá nhiều, một

tiêu chuẩn khá đơn giản và hợp lý về mức độ sử dụng đất là mối quan hệ giữa
thời kỳ trồng trọt và thời kỳ bỏ hóa.

Trang 2


(Hình ảnh minh họa)
2. Địa điểm hoạt động nông nghiệp du canh
Loại hình nông nghiệp này được thực hành rộng rãi ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt
Hình thái nông nghiệp du canh thường xảy ra ở những nơi đất dốc, rừng núi
có mật độ dân cư thưa thớt.
Do tình trạng du canh người nông dân ít (hầu như không) quan tâm dến
phục hồi tạo lại dinh dưỡng cho đất cũng như không có biện pháp bảo vệ đất
nên thường làm cho đất bị thái hóa, các khu rừng biến thành đồi trọc.
3. Hoạt động sản xuất
Nông nghiệp du canh người nông dân chỉ biết lợi dụng các điều kiện tự
nhiên sẵn có để làm ra sản phẩm mình mong muốn. Khi điều kiện thuận lợi đã
bị khai thác hết họ lại đi tìm chỗ khác có điều kiện tốt hơn về dinh dưỡng của
đất để phát triển sản xuất phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của họ.
Việc thay đổi nơi sản xuất xảy ra ở những mảnh ruộng, những khu rừng
quanh nơi họ ở, khi tất cả những khu quanh đấy đều cạn kiệt dinh dưỡng thì họ
lại chuyển cả nhà cửa đến định cư ở một nơi mới. Tùy theo khả năng phục hồi
dinh dưỡng của đất nhanh hay chậm mà người ta có thể quay về những nơi cũ.
Thường xảy ra ở những nơi đất dốc, rừng núi có mật độ dân cư thưa thớt.
Nếu mật độ dân cư thưa, chu kỳ của du canh dài hơn, ngược lại thì chu kỳ sẽ
ngắn hơn, biểu hiện sự rất khác nhau của mỗi vùng. Do tình trạng du canh như
vậy mà người nông dân ít quan tâm đến việc phục hồi trả lại dinh dưỡng cho
đất và cũng không có biện pháp bảo vệ đất, nên thường làm đất bị thoái hóa.
Nạn phá rừng hiện nay xảy ra ở các nước trên thế giới cũng như nước ta chính

là hậu quả của nền nông nghiệp du canh.

Trang 3


4. Các kiểu cách thức tổ chức:
Trồng trọt du canh chủ yếu là ở vùng khí hậu ẩm ướt, bán ẩm ướt và ở
những vùng dân cư thưa thớt. Tuy vậy du canh có thể thấy ở mọi loại khí hậu
và trong những điều kiện kinh tế rất khác nhau. Đây là một hệ thống nông
nghiệp đầu tiên được sử dụng bởi những người du mục nông nghiệp ở nhiều
vùng núi trên thế giới.
Theo nghiên cứu của Greenland 1960 thì du canh chiếm trên 30% đất có
khả năng khai thác của toàn thế giới với trên 200 triệu người. Theo
Ruthemberg 1978 đã chia vùng nhiệt đới thành những hệ thống sau đây:
a) Hệ thống thảm thực vật:
Chúng ta có thể phân biệt một cách cơ bản về thực vật giữa trồng trọt du
canh về rừng, cây bụi, đồng cỏ. Trồng trọt du canh về rừng là kiểu canh tác
trông chờ về nước trời ở khu vực ẩm ướt có mật độ dân cư thấp.
Luân canh với việc bỏ hóa cây bụi là hình thức áp dung ở khu vực ẩm ướt,
bán ẩm ướt, có mật độ dân số cao (Vùng đất thấp phía tây châu Mỹ). ở vùng
châu Phi, Mỹ la tinh ở vùng đó rừng được thay thế bằng đồng cỏ (thường là cỏ
tranh). Việc luân canh giữa trồng trọt và cây cỏ tự nhiên thường thấy ở những
vùng khu vực cao nhiệt đới và vùng khí hậu bán khô hạn.
b) Hệ thống di cư ngẫu nhiên theo tuyến hoặc thay đổi theo chu kỳ:
Trong hầu hết các hệ thống trồng trọt du canh sự thay đổi cây trồng là
kết quả của việc du canh. Những mảnh đất trồng trọt dần dần bị trống trụi, gia
vận chuyển sản phẩm thu hoạch tăng lên, đặc biệt là ở những nơi trồng cây lấy
củ. Do khoảng cách ngày càng xa, họ xây dựng những lều mới để chứa sản
phẩm. Mức độ và khoảng cách di chuyển phụ thuộc lượng mưa. ở vùng bán ẩm
ướt châu Phi thường là di chuyển dần dần.

Một số vùng ở Philippin cho biết trung bình một gia đình cứ 5 năm di
chuyển một lần và với khoảng cách 5-10km. ở vùng thấp thung lũng (Amazon,
Brazin) những người trồng trọt du canh thực hiện di cư tới những canh rừng
nguyên sinh trồng trọt trong vòng 2 năm trên một mảnh đất và di chuyển căn
lều của họ cứ 10 năm một lần. Đó là chu kỳ di cư.
c) Hệ thống du canh quay vòng:
Sự du canh này thường xảy ra ở vùng núi cao, ẩm ướt, dân cư thưa thớt
chu kỳ 30-25 năm họ quay trở về canh tác trên đất đó. Cây trồng thay đổi và
phù hợp với yêu cầu đời sống của họ, năng suất cây trồng đã được nâng cao.
d) Hệ thống phát quang:

Trang 4


Vào thời kỳ đồ đá các hệ thống trồng trọt bằng đốt rẫy, làm nương. Nó
xuất hiện tại vùng tiểu á 7000 năm trước công nguyên, Trung Hoa và Trung
Mỹ là 3000 - 4000 năm sau đó. Hình thức phát quang này là đặc trưng cơ bản
nhất của hệ thống nông nghiệp du canh. Nó xuất hiện sớm và kéo dài trong
nhiều năm. Giai đoạn này con người chỉ mới biết dựa vào thiên nhiên để làm ra
các sản phẩm cho mình để sinh sống.
5. Sự đầu tư và lao động trong hệ thống nông nghiệp du canh:
Phương thức trồng trọt hỗn hợp này là bứơc tiến bộ đáng kể trong trồng trọt
của nền nông nghiệp du canh. Nó làm giảm đi tính mẫn cảm của cây trồng với
sâu bệnh và sử dụng tốt hơn với môi trường sống. Sự đầu tư trong các hệ thống
nông nghiệp du canh thường là rất thấp, việc đầu tư chủ yếu tập trung trong các
giai đoạn đầu của quá trình sản xuất như mua con giống, còn đầu tư cho chăn
sóc hầu như không có.
Riêng đối với chăn nuôi đầu tư có cao hơn do tiền vốn mua con giống nhiều
hơn trồng trọt, chăn nuôi theo kiểu chăn thả, quảng canh nên đầu tư cho quá
trình chăm sóc cũng có nhưng rất thấp. Lao động trong hệ thống nông nghiệp

du canh thường là lao động giản đơn, chủ yếu là lao động chân tay với các
công cụ lao động rất thô sơ: liềm, cuốc, dao ... được dùng cho việc phát nương
đốt rẫy, làm có ...: việc đầu tư lao động rất thấp.
Theo tổng kết ở nhiều vùng lao động trên đồng ruộng nương rẫy không
chiếm đến 1/2 thời gian, thời gian còn lại là lao động cho chăn nuôi, đi chợ, lấy
nước và các hoạt động khác rãnh rỗi. Sự phân công lao động khá rõ ràng.
Thông thường đàn ông phát nương, đốt rẫy, chọc lỗ, đàn bà gieo hạt và chăm
sóc làm cỏ xới xáo. Hiện nay nước ta vẫn còn hiện tượng du canh, thường xảy
ra ở vùng núi cao với đồng bào dân tộc thiểu số ở mỗi vùng sinh thái.
6. Sự thay đổi trong hệ thống du canh:
Khi hệ thống nông nghiệp du canh tồn tại sự xen kẽ với các hệ thống nông
nghiệp hiện đại khác sẽ có sự ảnh hưởng của chúng nên có những thay đổi xảy
ra nhất là thời kỳ bỏ hóa, thời kỳ phục hồi dinh dưỡng của đất để cho quá trình
phục hồi được nhanh người dân có thể phát triển cây họ đậu như: lạc, đậu
tương, đậu xanh,...để bảovệ đất được tốt người ta có thể phát rừng theo các
vành đai để chăn gió có lợi cho việc gieo trồng các loại cây trồng.
Trong quá trình trồng trọt người ta có thể kết hợp trồng cây lương thực, thực
phẩm với cây rừng để tận dụng không gian, đồng thời bảo vệ đất. Bên cạnh đó
trong quá trình chăm sóc có thể họ đã sử dụng một lượng phân bón nhất định.
Việc nuôi dưỡng gia súc có thể được cố định trong chuồng trại và có đầu tư

Trang 5


thâm canh hơn. Sau một nhiệm kỳ du canh người ta lại trồng cây lâu năm hoặc
để rừng tái sinh tự nhiên trên đất đó với nhiều hình thái khác nhau
.
7. Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống du canh
a) Ưu điểm:
Nông nghiệp du canh là hình thức canh tác phù hợp với điều kiện tự

nhiên.
Ngay từ rất sớm, một số nhà nghiên cứu không theo quan điểm chính thống
mà từ nghiên cứu thực tế đã nhận ra sự hợp lí của canh tác nương rẫy và lên
tiếng bênh vực cho hình thức canh tác này. Harold C Conklin (1961), trong
công trình nghiên cứu về nương rẫy ở Philippin, đã xác nhận rằng, một cách
tiếp cận khác đối với nương rẫy là cần thiết. Trong một nghiên cứu rất nổi
tiếng, Grant Evans cho rằng “Canh tác nương rẫy đã được rất nhiều cộng đồng
văn hóa khác nhau thực hiện từ rất lâu, và vì vậy trên quan điểm lịch sử không
nên coi đó là hình thức canh tác thô sơ và lạc hậu, mà nên coi đó là hành động
khôn ngoan, rất phù hợp với vấn đề làm sao để duy trì việc canh tác được bền
vững trên những lớp đất rừng kém màu mỡ” (Grant Evans (cb), 2001: 204205). Nghiên cứu về các tri thức bản địa trong trồng trọt, Lê Trọng Cúc tán
đồng quan điểm của Đào Thế Tuấn (Hệ sinh thái nông nghiệp Việt Nam, 1984):
“Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng canh tác nương rẫy vẫn là phương thức có
hiệu quả nhất đối với các nước vùng nhiệt đới ẩm. Một đơn vị năng lượng bỏ ra
có thể thu được từ 5 đến 15 đơn vị năng lượng sản phẩm. Một ngày công sản
xuất nương rẫy thu được bằng 2 lần ngày công ở Đồng bằng sông Cửu Long và
3 lần ở vùng Đồng bằng sông Hồng” (Lê Trọng Cúc, 1999).
Nông nghiệp du canh tạo ra lớp tro có khả năng bảo vệ môi trường đất
rừng
Tro do đốt rừng làm rẫy (ĐRLR) trong NNDC tạo ra sự bền vững trong
hoạt động sản xuất và bảo vệ môi trường đất. Lịch sử phát triển của nền nông
nghiệp cổ đại Nam Mỹ gần đây được phát hiện cho thấy, tại vùng Amazone có
một loại đất đen rất đặc biệt (Terra preta) được sinh ra từ những phân tử than
củi. Theo Brun Glaser, cấu trúc vật chất của than củi giúp đất giữ lại được lượng
muối khoáng lẽ ra phải bị cuốn trôi do mưa. Than củi là nơi cư trú của nhiều
loại vi sinh vật rất cần thiết cho sự phát triển của thổ nhưỡng và cây trồng. Điều
bí ẩn là loại đất đen này có thể sinh sôi nảy nở như một cơ thể sống.
Nông nghiệp du canh trong một số trường hợp có khả năng bảo vệ đa
dạng sinh học và cải tạo đất
Một số thực vật sẽ đi đến bị tuyệt chủng nếu không có hoạt động đốt

rừng. Năm 1957, tại vùng núi Peters (Virgina - Mỹ), các nhà thực vật học phát

Trang 6


hiện có 57 loài cây mallow. 45 năm sau (2002) chỉ còn có 6 loài, biến mất 51
loài.
Nguyên nhân là do loài cây này chỉ nảy mầm khi có cháy rừng vì hạt của chúng
rất cứng, có thể nằm ẩn trong đất hàng chục năm, khi gặp các đám cháy rừng
mới nứt vỏ và nảy mầm; mà vùng này trong suốt 70 năm qua không có đám
cháy rừng nào. Các nhà khoa học đã tạo ra một đám cháy rừng nhỏ. Sau 1
tháng, có vài chục cây mallow mọc lên
Không dám chắc rừng ở Việt Nam nói chung, ở Nghệ An nói riêng lại
không có những loài cây mà sự sinh sản của nó lại không giống cây mallow ở
Mỹ. Trên thực tế, trong rừng ở Việt Nam rất ít tìm thấy cây lim con.
Nguyên nhân có thể là do vỏ của hạt lim quá cứng như của cây mallow chăng?
Vậy là, đốt rừng có thể bảo vệ đa dạng sinh học, tuy hy hữu. Đốt rừng, chuyển
chất dinh dưỡng từ phần sinh khối nổi (trong cây) vào đất, kích thích tái sinh và
phát triển nhanh nhiều loại cây. Lượng tro và kali được chuyển vào đất còn có
tác dụng cải tạo đất trong việc làm giảm độ chua vốn rất cao trong các loại đất
rừng nhiệt đới
Nông nghiệp du canh làm cho môi trường rừng thông thoáng, tiêu
diệt nhiều loài vi khuẩn sinh vật gây bệnh nguy hiểm, tránh hiện tượng
rừng tích trữ quá nhiều độc tố
Rừng rậm nguyên sinh kín gió, thiếu ánh sáng, khí độc không đượcphát
tán, tạo ra môi trường có hại cho sức khoẻ. Thiếu tác động của con người, rừng
phát triển theo hướng hoang dã, vi sinh vật có hại phát triển mạnh, lấn át
các loài hữu ích, trở nên “rừng thiêng nước độc”, thế giới của ruồi vàng, muỗi
sốt rét. Đốt những khu rừng này là tiêu diệt nhiều mầm bệnh, thông thoáng môi
trường rừng từ đầu nguồn, khử chua tiêu độc nguồn nước ngay từ phía thượng

lưu sông suối, giảm bệnh tật cho con người. Tại những nơi có NNDC, nạn sốt
rét rừng đã giảm rất mạnh và nhiều nơi đã thanh toán được căn bệnh thường
phát triển thành dịch này.
b) Nhược điểm:
Nông nghiệp du canh là phương thức sản xuất nguyên thủy, lạc hậu;
năng suất thấp; phá hoại rừng và môi sinh.
Ngay từ năm 1948, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề cập tới loại hình “đốt
rừng làm nương rẫy” và cho rằng nên xóa bỏ loại hình nông nghiệp này để
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân (Hội đồng dân tộc của
Quốc hội, 2000:28). Bởi lẽ, các nhà lãnh đạo nhận định rằng nông nghiệp du
canh là “một phương thức sản xuất và sinh hoạt lạc hậu nhất của thời đại” (Ban

Trang 7


Định canh định cư - Bộ Lâm nghiệp, 1984: 3); hay là “một phương thức sản
xuất và sinh hoạt lạc hậu từ bao đời để lại” (Hội đồng dân tộc, 2000).
Một số nhà nghiên cứu lúc bấy giờ cũng có cái nhìn tương tự, họ cho rằng, các
dân tộc ít người ở nước ta đang “ở những thang bậc phát triển lịch sử cao, thấp
khác nhau”, trên cơ sở đó phân vùng phát triển và vùng chậm phát triển của
miền núi là ở những “thang bậc lịch sử thấp, còn nhiều tàn tích của chế độ công
xã nguyên thủy... hay thuộc những xã hội bị tan vỡ, phụ thuộc… hoặc là bộ
phận nghèo khó của cư dân vùng phát triển… Đó là những cư dân chủ yếu làm
nương rẫy, chưa có tư liệu sản xuất ổn định, còn du canh du cư, tổ chức xã hội
bị xé lẻ, phân tán” (Đặng Nghiêm Vạn, 1988: 190 - 192).
Du canh không chỉ là biểu hiện của một thang bậc phát triển thấp của lịch sử mà
nó là tác nhân lớn nhất gây ra sự tàn phá môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên
nhiên. Hội nghị Tổng kết công tác thủy lợi miền núi năm 1962 cho rằng, tập
quán DCDC của đồng bào dân tộc thiểu số là nguyên nhân hàng đầu gây nên
tình trạng phá hoại tài sản rừng núi “để lại những dải đất trọc, bạc màu, xói lở

nghiêm trọng rất rộng lớn dẫn tới những hậu quả tai hại cho chế độ nước chảy
và mưa, gây lũ lụt, khô hạn” (Tổng cục Lâm nghiệp, 1962: 5).
Nông nghiệp nương rẫy cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất rừng “Nếu
chúng ta cứ để tình trạng như lâu nay, và cứ tiếp tục chặt rừng trồng sắn, lúa đồi,
thì độ vài chục năm nữa, hầu hết miền núi của chúng ta sẽ trở thành đồi trọc hết.
Đó là một bức tranh rất đáng sợ” (Lê Duẩn, 1965:361). Các nhà nghiên cứu ở
một mức độ nào đó cũng đồng nhất quan điểm, cho rằng “DCDC là hình thức
canh tác lợi dụng và phụ thuộc tự nhiên, và phá hoại tự nhiên một cách mù
quáng” (Bế Viết Đẳng (cb), 1996: 80).
Có thể thấy rằng “du canh du cư” là thuật ngữ thông dụng được sử dụng chính
thức bởi các nhà làm chính sách và một số nhà nghiên cứu Việt Nam, dùng để
chỉ phương thức canh tác nương rẫy của các nhóm dân tộc thiểu số. Cách gọi
này ngụ ý rằng, du cư sẽ là hệ quả tất yếu của du canh. Tuy nhiên, trên thực tế,
có nhiều dân tộc chỉ du canh nhưng không du cư và du cư được dẫn tới khi có
một số các nguyên nhân khác như: mất rừng, mất nguồn nước, khí hậu thay đổi,
điều kiện sống thay đổi, khó khăn hơn (Bùi Quang Toản, 1991: 81).
Từ đó, phương thức canh tác này còn bị xem là đưa lại nhiều hệ quả nặng nề
khác về văn hóa, xã hội, giáo dục với các hủ tục mê tín dị đoan và tình trạng
thất học.
Tư tưởng này cùng với việc nóng lòng muốn đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo,
tiến lên phương thức sản xuất tiên tiến của Chủ nghĩa xã hội (CNXH) đã thúc
đẩy các nhà lãnh đạo đề ra kế hoạch ĐCĐC nhằm xóa bỏ loại hình nông nghiệp
này.
Diện tích canh tác nương rẫy du canh lại có chiều hướng tăng lên “Kết quả theo
dõi nhiều năm cho thấy có chiều hướng đáng lo ngại là nương rẫy du canh đang
tăng dần, tỉ lệ lương thực phải dựa vào nương rẫy tăng dần. Chính sức ép tăng

Trang 8



dân số đã là nguyên nhân chủ yếu cho lương thực ngày càng bức xúc, diện tích
nương rẫy du canh tăng liên tục…” (Bùi Quang Toản, 1991: 99).
Theo một kết quả điều tra điểm và thống kê, riêng ở vùng Tây Bắc, nương du
canh năm 1960 mới chỉ chiếm 73,4% diện tích nương rẫy của vùng thì tới năm
1989, con số này đã tăng lên tới 86,4% (Bùi Quang Toản, 1991: 82).
Có nhiều nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng này, nhưng việc giải quyết
lương thực cho người dân là một nguyên nhân căn bản khi mà canh tác nương
rẫy là phương thức cơ bản đảm bảo lương thực cho người dân lại bị thay thế
bằng các phương thức sản xuất khác với mục tiêu là “Phát huy thế mạnh rừng”,
trong khi họ hoàn toàn xa lạ với các phương thức sản xuất mới này.
III. HỆ QUẢ VÀ GIẢI PHÁP
1. Hệ quả
Tập quán du canh du cư là một trong những nguyên nhân chính gây nên
nạn cháy rừng, làm diện tích rừng ngày càng thu hẹp.
Theo thống kê, diệ ntichs rừng ở Đắk Lắk bị cháy trong 10 năm trở lại đây lên
tới 1.118 ha, trong đó có 8730 ha rừng trồng và 318 ha rừng tự nhiên.
Ở tỉnh Bình Định, trong 2.014 ha rừng, đất rừng phá đốt làm nương rẫy chỉ có
251 ha nằm trong quy hoạch, còn lại trên 1.763 ha nằm ngoài quy hoạch
Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của hệ động thực vật.
Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé với 45.581 ha rừng phòng hộ đầu nguồn,
rừng đặc dụng cùng các loài động, thực vật quý hiếm nằm trong sách đỏ của cả
Việt Nam và thế giới cũng bị dân cư tàn phá.

Hình ảnh: một cánh rừng xã Mường Nhé (huyện Mường Nhé – Điện Biên) bị dân di cư đốt
đầu năm 2009 (nguồn vtv.vn)

Trang 9


Do rừng đầu nguồn bị tổn hại nghiêm trọng đã khiến tình trạng xói mòn, lũ

quét xảy ra thường xuyên hơn, đe xọa đến cuộc sống của người dân.

Hình ảnh: lũ quét ở xã Tà Cạ - Kỳ Sơn – Nghệ An ngày 24/07/2017 (nguồn vtv.vn)

2. Giải pháp khắc phục
Ban hành chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng
bào dân tộc thiểu số:
70% số điểm định canh, định cư tập trung (thôn, bản) có đủ các công trình cơ
sở hạ tầng thiết yếu, phù hợp với quy hoạch chung.
100% số hộ đồng bào dân tộc thiểu sô du canh, du cư được tổ chức định canh,
định cư theo quy hoạch, có nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt,... theo
quy định.

Trang 10


Hình ảnh: bộ đội biên phòng Lào Cai cùng đồng bào sản xuất (nguồn
dantocmiennui.vn)
Khi người dân vừa chuyển tới, chính quyền địa phương, lực lượng biên
phòng và dân quân đến hiện trường vận động dân di cư quay trở lại quê cũ.
Nếu vận động không được, dân di cư sẽ bị cưỡng chế ra khỏi địa bàn.
Tăng cường thêm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát các đối tượng, phương
tiện giao thông như xe khách, xe máy và các phương tiện khác ra vào khu vực
biên giới. Qua đó, phát hiện và xử lý các đối tượng di cư tự do vào địa bàn
Thành lập lực lượng liên ngành tăng cường hoạt động kiểm tra, kiêm
soát; đồng thời tích cực vận động sâu rộng trong quần chúng nhân dân.
Tránh việc phá rừng làm nương bằng cách giúp người dân nâng cao nhận
thức với việc chuyển đổi phương thức sản xuất, cơ cấu cây trồng vật nuôi để ổn
định cuộc sống.
Xây dựng nhanh chóng các dự án để bố trí cho dân du cư tự do vào các

vùng quy hoạch, giúp họ ổn định làm ăn, sinh sống, tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản như: y tế giáo dục.
Có sự phối hợp giữa địa phường có dân di cư và nơi dân di cư đến, cùng với
sự chỉ đạo kịp thời, nhất quán của các Bộ, ngành chức năng của Trung Ương.
IV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1], Ban định canh định cư - Bộ Lâm nghiệp (1984), Hội thảo khoa học về công tác định canh
định cư lần thứ nhất, Nxb. KHXH, Hà Nội.
[2], Bộ Lâm nghiệp (1982), Báo cáo tổng kết công tác định canh định cư năm 1976 - 1980 và
phương hướng nhiệm vụ công tác định canh định cư năm 1981-1985 của Bộ Lâm nghiệp
(Phủ thủ tướng, Tài liệu lưu trữ).

Trang 11


[3], Cẩm nang về tri thức bản địa (2000), (tài liệu dịch), Nxb. Nông nghiệp
.
[4], CMED (1987), Notre avenir à tous, Tradition francaise Ed.Du Fleuve, Montreal.
[5], Đặng Nghiêm Vạn (1975), “Vài ý kiến về vấn đề nương rẫy trong thời kỳ quá độ tiến lên
Chủ nghĩa xã hội” , Tạp chí Dân tộc học (1), tr. 7-21.
[6], Nghiên cứu phát triển hệ thống nông nghiệp
Website: />[7], Nông nghiệp du canh, tri thức bản địa và vấn đề phát triển miền núi Việt Nam
Website: />ItemID=72
[8], Nông nghiệp du canh, tri thức bản địa và vấn đề phát triển miền núi Việt Nam
Website: />ItemID=72

Trang 12




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×