Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Giam ngheo ben vung voi mo hinh nong nghiep cong nghe cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.95 KB, 28 trang )

DANH MỤC BẢNG - HÌNH
Bảng 1.1. Chuẩn nghèo Việt Nam giai đoạn 2001 – 2015
Bảng 1.2. Các thước đo đói nghèo thông dụng
Bảng 1.3 Hiện trạng các khu NNCNC đã và đang hoạt động ở Việt Nam
Bảng 1.4. Hiệu quả sản xuất rau hoa trong nhà kính và nhà plastic
Bảng 1.5. Hiệu quả sản xuất rau hoa trong nhà màn, nhà lưới nilon đơn giản
Hình 2.1. Tỉ lệ hộ nghèo ở Việt Nam qua các năm
Bảng 2.1. Tỉ lệ nghèo theo vùng qua các năm


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
STT

Chữ viết tắt

Diễn giải

1

BNNPTNT

2

BVTV

Bảo vệ thực vật

3

CNC


Công nghệ cao

4

CNH-HĐH

5

ĐBSCL

6

ĐVT

Đơn vị tính

7

GTSX

Giá trị sản xuất

8

HTX

Hợp tác xã

9


KH

Khoa học

10

KHKT

11



12

LĐGĐ

13

NK

14

NNCNC

15

NNUDCNC

16


PTNN

17

SX

18

SXNN

19

UDCNC

20

UDNNCNC

21

UBND

Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Đồng bằng sông Cửu Long

Khoa học kỹ thuật
Lao động
Lao động gia đình

Nhân khẩu
Nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Phát triển nông nghiệp
Sản xuất
Sản xuất nông nghiệp
Ứng dụng công nghệ cao
Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao
Ủy ban nhân dân

MỤC LỤC



PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính

cấp thiết của đề tài

Nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt , có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia bởi nó là ngành sản xuất khởi đầu của
quá trình sản xuất khởi đầu của quá trình sản xuất vật chất của xã hội loài người.
Nông nghiệp là công cụ hiệu quả trong công tác giảm nghèo. Tăng trưởng nông
nghiệp có ảnh hưởng tích cực và mạnh tới công tác giảm nghèo tại tất cả các quốc gia. Tại
các quốc gia dựa vào nông nghiệp, nông nghiệp có vai trò chủ yếu trong giảm nghèo; Tại
các nền kinh tế đang chuyển đổi (châu Á, Bắc Phi, Trung Đông), tăng trưởng nông nghiệp
và ngành nghề phi nông nghiệp giúp giảm nghèo và giảm khoảng cách giàu nghèo nông
thôn – thành thị; Tại các nền kinh tế đã đô thị hóa (Đông Âu, Mỹ Latinh), nông nghiệp giúp
xóa nghèo ở nông thôn nhờ tạo ra việc làm cho người nghèo.
Là một nước có sản xuất nông nghiệp làm nền tảng, nông nghiệp và nông thôn đã

góp phần đặc biệt quan trọng vào sự phát triển quốc gia. Đại hội XI Đảng ta đã nhấn mạnh:
Sự phát triển ổn định trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực đã bảo đảm an
ninh lương thực quốc gia. Kinh tế nông thôn và đời sống nông dân đã được ổn định hơn
trước. Việc tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đầu tư, phát triển giống
mới có năng suất, chất lượng cao, phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề, tiểu thủ công
nghiệp,… đã có tác động tích cực đến việc sản xuất, tạo việc làm và xóa đói, giảm nghèo.
Ngày nay, nhờ có sự phát triển của khoa học công nghệ, nông nghiệp đã ngày càng
trở nên hiện đại, tiên tiến hơn. Ở Việt Nam, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
đã bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ trước, điển hình cho sự ứng dụng đầu tiên ở tỉnh
Lâm Đồng về trồng rau, hoa. Đây là bước ngoặt quan trọng đánh dấu cho sự phát triển nông
nghiệp hiện đại ở nước ta. Tuy nhiên, các mô hình ứng dụng công nghệ cao còn ở quy mô
và mức đầu tư hạn chế, nhận thức người sản xuất, thị trường cung ứng công nghệ, giá
thành cao, sản xuất manh mún, thị trường tiêu thụ sản phẩm UDCNC, chính sách chưa phù
hợp,… nên chưa thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước sẵn sàng đầu tư vốn, kỹ
thuật sản xuất , góp phần vào giảm nghèo, phát triển kinh tế.(Nguyễn Lan, 2014). Vì vậy
nhóm tiến hành nghiên cứu đề tài “Giảm nghèo bền vững với mô hình nông nghiệp công
nghệ cao ở Việt Nam’’ để tìm hiểu rõ hơn .
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung

4


Trên cơ sở tổng quan lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nghiên
cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong
giảm nghèo tại Việt Nam, từ đó đề xuất một vài gợi ý về chính sách nhằm phát triển mô
hình này.
1.2.2.

Mục tiêu cụ thể



Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình nông nghiệp công

nghệ cao.
• Đánh giá hiệu quả của mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong giảm nghèo tại


Việt Nam.
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình nông nghiệp công nghệ
cao tại Việt Nam.

1.3. Phương

pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến nông nghiệp công nghệ cao,
giảm nghèo tại Việt Nam.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung trong giai đoạn từ năm

2002 đến nay.
• Về không gian: Nghiên cứu này được thực hiện tại Việt Nam.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
 Vấn đề nghiên cứu dựa trên các phương pháp sau:


Phương pháp thu thập số liệu: số liệu được thu thập thông qua các nghiên cứu, phân tích
tổng hợp, đánh giá các vấn đề liên quan đến nông nghiệp công nghệ cao, giảm nghèo.



Nghiên cứu từ các môn học chuyên ngành: Kinh tế tài nguyên, kinh tế nông nghiệp,
hệ thống nông nghiệp và nông thôn.



Nghiên cứu từ sách báo, tạp chí, phương tiện thông tin đại chúng: tất cả các thông tin
liên quan đến NNCNC

 Phương pháp tổng hợp: Phương pháp tổng hợp được sử dụng để rút ra các nhận xét, khái

quát, kết luận từ các kết quả, nội dung được hiện thông qua phân tích, so sánh,...

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG VỚI MÔ
HÌNH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM
1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm
Nông nghiệp công nghệ cao.
5


Hiện nay, thuật ngữ công nghệ cao (CNC) hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới
không chỉ trong ngành nông nghiệp mà còn ở các ngành khoa học công nghệ khác.
Theo Luật Công nghệ Cao (2008): “Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, được tích hợp từ thành tựu khoa học và công
nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng, thân
thiện với môi trường, có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ
mới hoặc hiện đại hoá ngành sản xuất, dịch vụ hiện có”.
Theo Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Nông

nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới
vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình
sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và
các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh t ế
cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ”.
Trong đề án PTNN CNC đến năm 2020, BNNPTNT đã đưa ra khái niệm: Nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) là nền nông nghiệp sử dụng CNC trong sản xuất
sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có chất lượng, năng suất vượt trội, giá trị gia tăng cao và
thân thiện với môi trường (Nguyễn Phú Trọng, 2008).
Nhiệm vụ của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Phát triển CNC trong nông nghiệp tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau: Chọn tạo,
nhân giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao; Phòng, trừ dịch bệnh; Trồng
trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao; Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong
nông nghiệp; Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; Phát triển doanh nghiệp
NNUDCNC; Phát triển dịch vụ CNC phục vụ nông nghiệp. (Nguyễn Phú Trọng, 2008).
Chức năng của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao


Một là khu trình diễn, vườn thực nghiệm nông nghiệp hiện đại hóa, là vườn ươm xí
nghiệp, chuyển hóa thành quả nghiên cứu khoa học công nghệ thành sức sản xuất, là

nguồn lan tỏa công nghệ cao mới.
− Hai là trung tâm ứng dụng mở rộng, trung tâm phục vụ, trung tâm tập huấn các kết
quả nghiên cứu khoa học công nghệ, công nghiệp, thị trường có hàm lượng khoa học
công nghệ tương đối cao.
6





Ba là có thể thu hút một khối lượng sức lao động lớn của nông thôn, làm cho nông

thôn thành thị hóa, nông dân được công nhân hóa.
− Bốn là thích ứng hóa với chức năng kinh doanh để các lĩnh vực từ trồng trọt, lâm
nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng chế biến, khoa học công nghiệp, thương mại, sản xuất,
cung ứng tiêu thụ được thống nhất. Làm cho sản xuất nông nghiệp thực hiện được
khoa học hóa, thâm canh hóa và trở thành đầu tàu của việc phát triển nông nghiệp kỹ
thuật cao.
− Năm là góp phần nâng cao năng lực của người nông dân, trang bị và làm cho họ có
được những tri thức khoa học (Nguyễn Phú Trọng, 2008)..
Tiêu chí của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Hiện nay, các cơ quan chức năng trong lĩnh vực nông, lâm thuỷ sản vẫn chưa đưa ra
các tiêu chí về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hoặc tiêu chí để xác định công nghệ
cao ứng dụng trong nông nghiệp.
 Vì vậy, một số tiêu chí về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được đưa ra như:
− Tiêu chí kỹ thuật là có trình độ công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm có năng suất

tăng ít nhất 30% và chất lượng vượt trội so với công nghệ đang sử dụng;
− Tiêu chí kinh tế là sản phẩm do ứng dụng công nghệ cao có hiệu quả kinh tế cao hơn
ít nhất 30% so với công nghệ đang sử dụng ngoài ra còn có các tiêu chí xã hội, môi
trường khác đi kèm.
− Nếu là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải tạo ra sản phẩm tốt,


năng suất hiệu quả tăng ít nhất gấp 2 lần.
Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (được hiểu là nơi sản xuất tập trung một
hoặc một số sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào toàn bộ hoặc một
số khâu) có năng suất và hiệu quả tăng ít nhất 30%. Như vậy, che phủ nylon cũng là
công nghệ cao do nylon giữ ẩm, phòng trừ cỏ dại, có thể cho năng suất vượt trên
30% năng suất thông thường hay như công nghệ sử dụng ưu thế lai trong chọn tạo

giống, công nghệ sinh học giúp năng suất trên 30% có thể gọi là công nghệ cao;
trong thuỷ sản như phương pháp sản xuất cá đơn tính cũng là công nghệ cao; về kỹ



thuật như tưới nước tiết kiệm, nhà màng…cũng là công nghệ cao.
Cốt lõi của công nghệ cao là cho ra những sản phẩm chất lượng với quy mô sản xuất
lớn. Chất lượng ở đây đòi hỏi phải đáp ứng được 3 khía cạnh: kỹ thuật, chức năng và
dịch vụ. Bởi vì nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao không chỉ sản xuất để đáp ứng
yêu cầu cho nhu cầu hằng ngày của con người mà còn phải mang lợi nhuận cao. Do
7


đó, việc chọn lựa sản phẩm và hướng sản xuất phù hợp để đáp ứng nhu cầu của thị
trường rất quan trọng. Nguồn:(www.sonongnghiepcantho.gov.vn).
Từ những khái niêm trên, NNCNC là một nền nông nghiệp có sử dụng các công nghệ
thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, công nghệ
sau thu hoạch và công nghệ quản lý nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh
tranh cao của nông sản hàng hóa, đảm bảo phát triển bền vững.


Nghèo đói: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có những điều kiện về cuộc
sống như ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyền được tham gia vào các quyết định

của cộng đồng”. Nghèo đói thường được phản ánh dưới ba khía cạnh:
− Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản tối thiểu của con người.
− Mức sống thấp dưới mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.
− Không được hưởng cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng.
 Đặc điểm của người nghèo:
 Đặc điểm kinh tế - xã hội:

− Thiếu phương tiện sản xuất đặc biệt là đất đai. Đại bộ phận nhóm người nghèo sống
ở nông thôn và chủ yếu là tham gia vào hoạt động nông nghiệp.
− Không có vốn hay rất ít vốn, nhu cầu vốn thường mang tính thời vụ, thu nhập mà họ
nhận được chủ yếu là lao động tự tạo việc làm.
− Thu nhập bình quân đầu người thấp, sức mua thực tế trên đầu người thấp.
Ví dụ: Ở Việt Nam: Thu nhập bình quân đầu người trong năm của nhóm người
nghèo (giai đoạn 2001 - 2005)
Ở thành thị < 1.800.000đ
Nông thôn đồng bằng < 1.440.000đ
Nông thôn miền núi hải đảo < 960.000đ



Trình độ giáo dục thấp, tuổi thọ thấp, tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao.
Số phụ nữ có thu nhập nhiều hơn nam ở hầu hết các nước đang phát triển. Do
đó, những gia đình có phụ nữ làm chủ hộ thường nằm trong số nhóm người

nghèo nhất trong xã hội.
− Thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định, bấp bênh do trình độ học vấn
thấp.
 Đặc điểm tâm lí và nếp sống:
− Thường rụt rè, tự ti, ít tiếp xúc, phạm vi giao tiếp hẹp
− Là đối tượng rất dễ bị tổn thương
 Thước đo đói nghèo:
 Để tính toán một thước đo đói nghèo cần có ba yếu tố:
8






Thứ nhất: Lựa chọn tiêu chí nghiên cứu và chỉ số phản ánh phúc lợi.
Thứ hai: Lựa chọn một ngưỡng nghèo, đó là mức giới hạn mà cá nhân hay hộ

gia đình nằm dưới mức đó sẽ bị coi là nghèo.
− Thứ ba: Chọn ra một thước đo nghèo.
Bộ Lao động Thương binh Xã hội dung phương pháp dựa trên thu nhập của hộ. Các hộ
được xếp vào dạng nghèo hoặc cận nghèo nếu thu nhập đầu người của họ dưới mức được
xác định, mức này cũng khác nhau tuỳ vào khu vực thành thị hay nông thôn. Ban hành
chuẩn nghèo, chuẩn cận nghèo áp dụng cho các giai đoạn khác nhau như sau:
Khu vực
Giai đoạn
2001 – 2005
2006 – 2010
2011 – 2015

Thành thị

Nông thôn đồng bằng

Nông thôn miền núi,
hải đảo

<150.000
<260.000
<500.000

<100.000
<200.000
<400.000


<80.000
<200.000
<400.000

Bảng 1.1. Chuẩn nghèo Việt Nam giai đoạn 2001 – 2015 (Đơn vị: đồng/người/tháng)

Các thước đo đói nghèo thông dụng:
Ba thước đo thông dụng nhất phản ánh các khía cạnh lần lượt là chỉ số đếm đầu (tỷ
lệ đói nghèo), khoảng nghèo và bình phương khoảng nghèo được thể hiện qua công thức
chung sau:

1
Pα =
N

 ( z − yi ) 



z

i =1 
M

α

Trong đó:
N: Tổng dân số
M: Tổng số hộ nghèo (người nghèo)

yi: là mức chi tiêu (thu nhập) tính trên đầu người thứ i.
z: là ngưỡng nghèo.
α: đại lượng đo mức độ quan tâm đến sự bất bình đẳng giữa những người nghèo
9


Chỉ tiêu

Chỉ số đếm
đầu

P0 =

α =0

Khoảng nghèo

Bình phương khoảng nghèo

M
N
P1 =

α =1

1
N

M



i =1

(z

− yi
z

)

P2 =

α =2

Ý nghĩa

Cho biết quy mô
đói nghèo của
một quốc gia.

Cho biết sự thiếu hụt trong chi
tiêu của các hộ nghèo so với
ngưỡng nghèo và nó được biểu
hiện như mức trung bình của tất
cả mọi người trong dân cư.

1
N

 ( z − yi ) 




z

i =1 
M

2

Thể hiện mức độ nghiêm trọng
(hay cường độ) của đói nghèo

Bảng 1.2. Các thước đo đói nghèo thông dụng

1.2.
1.2.1.

Cơ sở thực tiễn
Thực trạng về hiệu quả ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong xóa
đói giảm nghèo ở Việt Nam
Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) phát triển ở Việt Nam mới được thực hiện từ

những năm 2002 trở lại đây và quy mô phát triển còn nhỏ. Chỉ ở một số tỉnh thành phố lớn
có nền kinh tế phát triển như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt mới cho
xây dựng các khu NNCNC với mức đầu tư mỗi mô hình lên tới hàng chục tỷ đồng. Những
khu NNCNC này đã bước đầu được đưa vào hoạt động và cho những kết quả nhất định.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác định phát triển nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao là xu hướng chủ đạo và tất yếu trong xu thế hội nhập bởi có thể đem lại năng
suất cao hơn từ 40%-50% so với làm nông nghiệp truyền thống, giá trị đem lại tăng từ 6-8

lần/ ha. Tuy nhiên, dù được triển khai từ năm 2012 nhưng hiện cả nước mới chỉ có 28
doanh nghiệp và 1 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Nông nghiệp công nghệ cao là một phương thức sản xuất, hoàn toàn không phải mô
hình kinh tế nên phải gắn liền với chuỗi giá trị. Vì thế, khi đầu tư nông nghiệp công nghệ
cao mà không có thị trường sẽ trở thành gánh nặng cho các ngân hàng, doanh nghiệp và
chính nhà đầu tư. Hầu hết thị trường hiện nay của NN CNC vẫn loay hoay với bài toán
được mùa mất giá bởi mọi người thường trồng các loại rau củ quả đại trà, muôn vườn như
10


một. Vốn đầu tư NN CNC lớn nên không phải người nông dân nào cũng có thể tham gia, họ
trở thành những người làm thuê trên chính đồng đất của mình cho những nhà đầu tư nước
ngoài.
1.2.2.

Thực trạng về hiệu quả ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong xóa
đói giảm nghèo ở Thừa Thiên Huế
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phương, tỉnh tập

trung nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi các quy trình, kỹ thuật tiên tiến, đẩy mạnh đưa cơ giới
hoá vào sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; tập trung đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật về giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao.
Mỗi huyện, thị xã, thành phố Huế xây dựng ít nhất 1 mô hình/năm về sản xuất nông
nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ có liên kết để làm điểm nhân rộng cho những
năm sau; nhất là tăng cường quản lý kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm nông sản.
Tỉnh khuyến khích nhân rộng mô hình kiểm soát, quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi,
áp dụng triệt để các tiêu chuẩn VietGAP, ISO…
Đáng chú ý, từ giữa tháng 5/2017, phường Thủy Biều, thành phố Huế bắt đầu triển
khai 2 dự án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Đó là dự án của doanh
nghiệp Yên Hà Hương Giang được đầu tư trên diện tích khoảng 2000 m2 và dự án do ông

Trương Như Hải hợp tác với 4 hộ nông dân xây dựng trên diện tích 1.500 m2. Đây được
xem là thí điểm đầu tiên về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Huế. Dự án gồm nhà
kính rộng 1300 m2 do công ty nhà màng Watanabe Pipe Việt Nam thiết kế và thi công, ứng
dụng công nghệ tiên tiến tưới nhỏ giọt và hệ thống làm mát của Israel.
Mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 là
đạt Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt trên 3,5%/năm; Thu nhập hộ gia đình nông thôn
tăng lên 1,6-1,9 lần so với năm 2016.

11


CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH NÔNG
NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠI VIỆT NAM

12


2.1 Khái quát tình hình phát triển NNCNC ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp vừa là đòi hỏi
bức thiết từ thực tiễn sản xuất, vừa là một trong các giải pháp quan trọng để thực hiện
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, việc phát triển NNCNC ở nước ta còn mới
mẻ do đó cần phải có những cơ chế, chính sách thích hợp để bảo đảm sự phát triển đúng
hướng, hiệu quả và bền vững.
Chính vì vậy, thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm chỉ đạo phát triển
NNCNC, trước hết là ở các vùng kinh tế trọng điểm, vùng có nhiều lợi thế về điều kiện tự
nhiên và xã hội. Ngày 29/01/2010, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định sốl76/QĐ-TTg về
việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 với
mục tiêu: Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất
hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, đạt mức tăng
trưởng trên 3,5%/năm; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia cả trước

mắt và lâu dài . Đề án còn xác định: “Đến năm 2015, mỗi tỉnh vùng kinh tê trọng điểm xây
dựng được 3 - 5 doanh nghiệp, 2 - 3 vùng sản xuất nông nghiệp; cả nước có 3 - 5 khu nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại một số vùng sinh thái nông nghiệp;... Đến năm 2020,
mỗi tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm xây dựng 7 - 10 doanh nghiệp, 5 - 7 vùng sản xuất
nông nghiệp và mỗi vùng sinh thái có 1 - 3 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”. Đề
án của Chính phủ là bước khởi đầu quan trọng cho việc phát triển NNCNC trên phạm vi cả
nước.
Về thực trạng NNCNC, theo đánh giá của Bộ NN & PTNT, ở nước ta hiện đã hình
thành 3 loại hình sản xuất NNCNC là: các khu NNCNC, các điểm sản xuất NNCNC và các
vùng sản xuất chuyên canh ứng dụng công nghệ cao. Hoạt động của các mô hình này bước
đầu đã mang lại những kết quả khả quan.

13


Bảng 1.3 :Hiện trạng các khu NNCNC đã và đang hoạt động ở Việt Nam

14


Vùng/tỉnh

I. Tây Bắc
1.Sơn La

Tên
Khu
NNƯDC
NC Mộc
Châu


Chủ đầu


UBND
tỉnh

Diện
tích
(ha)

200

Năm xây
dựng/địa
điểm
2004/Nôn
g trường
Mộc Châu

Vốn đầu
tư (tỷ đ)

Chức
năng/sản
phẩm

30,0

Nghiên cứu,

SX, đào tạo,
chuyển
giao/rau, hoa,
quả

23,7

Nghiên cứu,
SX, đào tạo,
chuyển
giao/rau, hoa

23,8

Nghiên cứu,
SX, đào tạo,
chuyển
giao/rau, hoa

21,77

Nghiên cứu,
SX, đào tạo,
chuyển giao;
giống mía,
bông, CAQ,
gia súc, gia
cầm

32,0


Nghiên cứu,
SX, đào tạo,
chuyển
giao/giống lúa,
ngô, rau, hoa,
mía, điều, xoài,
lợn, cá

752,6

Nghiên cứu,
SX, đào tạo,
chuyển giao,
du lịch/rau,
hoa quả, cá
cảnh

II. ĐBSH
2.Hà Nội

3.Hải
Phòng

Khu
NNƯDC
NC Cầu
Diễn
Khu
NNƯDC

NC Hải
Phòng

UBND
TP

UBND
TP

10,71

2004; Cầu
Diễn,
Từ Liêm

7,42

2006; TT
giống
&phát
triển nông
lâm
nghiệp

III.
DHNTB

4. Phú Yên

5.Khánh

Hòa

Khu
NNƯDC
NC Phú
Yên

Khu
NNƯDC
NC Suối
Dầu

UBND
tỉnh

UBND
tỉnh

460

2004; xã
Hòa
Quang,
huyện Phú
Hòa

65,85

2007; xã
Suối Cát,

huyện
Cam Lâm

88,17

2004;
Nông
trường
Phan Văn
Cội

IV. ĐNB

6.TPHCM

NT Phan
Văn Cội

UBND
TP

15


Vùng/tỉnh

7.Bình
Dương

Tên

Khu
NNƯDC
NC An
Thái

Chủ đầu


CTCP
U&I

Diện
tích
(ha)

471,0

Năm xây
dựng/địa
điểm
2011; xã
An Thái,
Phú Giáo

Vốn đầu
tư (tỷ đ)

380,9

Chức

năng/sản
phẩm
Nghiên cứu,
SX, đào tạo,
chuyển
giao/rau, quả,
cây dược liệu

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển khu, vùng NNƯDCNC cả nước - 2013)

2.2. Thực trạng nghèo đói ở Việt Nam:
Hòa với xu hướng chung của quốc tế, Việt Nam đã tham gia Mạng lưới Nghèo đa
chiều toàn cầu vào tháng 6 năm 2013 (đến nay đã có khoảng 40 nước). Qua hơn 2 năm nỗ
lực nghiên cứu, thử nghiệm, ngày 15 tháng 09 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký
Quyết định 1614/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo
lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020”. Quyết định
cũng nêu rõ trách nhiệm của Tổng cục Thống kê trong việc thu thập số liệu các chiều, các
chỉ số nghèo đa chiều làm cơ sở để định hướng phát triển chính sách kinh tế xã hội vùng,
lĩnh vực, chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội.
Trong quá trình đổi mới kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã xác định những điểm mốc
quan trọng, hay gọi là những “cửa ải” cần phải vượt qua cho đến năm 2020, đó là: thoát
khỏi khủng hoảng kinh tế, đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân và phấn đấu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào
năm 2020. Trong tất cả các mục tiêu thiên niên kỉ (MDG) Việt Nam đạt được những thành
tựu đặc biệt trong mục tiêu 1, giảm nghèo. Sau nhiều năm thực hiện mục tiêu trên, số hộ
nghèo và tỉ lệ hộ nghèo trong cả nước đã được giảm đi đáng kể.

Hình 2.1. Tỉ lệ hộ nghèo ở Việt Nam qua các năm (Đơn vị: %)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Biểu đồ trên đã cho thấy rõ rằng tỷ lệ hộ đói nghèo ở nước ta đã giảm rõ rệt từ

15,5% năm 2006 xuống 13,4% năm 2008. Nhưng tại năm 2010 ta đã có sự thay đổi chuẩn
nghèo nên tỷ lệ hộ đói nghèo đã tăng lên và chiếm 14,4% (2,2 triệu hộ nghèo), đến cuối
năm 2011 còn 12,6%. Tỷ lệ đói nghèo tiếp tục giảm đến năm 2015 chỉ còn 7%
16


Trong tổng số 63 tỉnh, thành phố, có 5 tỉnh, thành phố tỷ lệ hộ nghèo dưới 5% là
TP.HCM (0,01%); Bình Dương (0,05%); Đồng Nai (1,45%); Bà Rịa – Vũng Tàu (4,35%);
Hà Nội (4,97%). Đây cũng là những địa phương đã ban hành chuẩn nghèo riêng, cao hơn
chuẩn nghèo quốc gia. Điện Biên là địa phương có tỷ lệ nghèo lớn nhất cả nước (trên 50%).
Ngoài ra, còn có 81 huyện thuộc 25 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%, trong đó bao gồm 54
huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.
Kết quả công bố cũng cho thấy có 14 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo từ 5% đến dưới 10%; 18
tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ 10% đến dưới 20%; 16 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ 20% đến dưới 30%; 6
tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ 30% đến dưới 40%; 3 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ trên 40% đến dưới 50%,
là: Lai Châu, Lào Cai và Hà Giang.
Cũng theo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các Chương trình Mục tiêu quốc gia
giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo đã giảm từ 50,97% cuối năm 2011
xuống còn 38,2% cuối năm 2013; 32,59% cuối năm 2014; bình quân giảm trên 5%/năm.
Như vậy, bình quân tỷ lệ hộ nghèo chung cả nước giảm 2%/năm, tỷ lệ hộ nghèo ở các
huyện nghèo giảm bình quân trên 5%/năm, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra theo Nghị quyết số
80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 - 2020
và Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 phê duyệt chương trình Mục tiêu giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015.
Tỉ lệ hộ nghèo ở nước ta phân theo vùng qua các năm (2006 – 2015) được thể hiện
trong bảng sau:
2006

2008


2010

2011

2012

2013

2014

2015

10,0

8,6

8,3

7,1

6,0

4,9

4,0

3,2

27,5


25,1

29,4

26,7

23,8

21,9

18,4

16,0

22,2

19,2

20,4

18,5

16,1

14,0

11,8

9,8


Tây Nguyên

24,0

21,0

22,2

20,3

17,8

16,2

13,8

11,3

Ðông Nam Bộ

3,1

2,5

2,3

1,7

1,3


1,1

1,0

0,7

13,0

11,4

12,6

11,6

10,1

9,2

7,9

6,5

Ðồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi
phía Bắc
Bắc

Trung

Bộ




Duyên hải miền Trung

Ðồng bằng sông Cửu
Long

17


Bảng 2.1. Tỉ lệ nghèo theo vùng qua các năm (Đơn vị: %)
Nguồn: Tổng cục thống kê
 Tỷ lệ nghèo được phân chia như sau:
− Tỷ lệ nghèo cao ở khu vực Đông Bắc và Tây Bắc dọc biên giới Trung Quốc,

duyên hải miền trung, và Tây Nguyên.
− Tỷ lệ nghèo trung bình ở hai vùng đồng bằng châu thổ chính của Việt Nam là
đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
− Tỷ lệ đói nghèo thấp nhất ở các thành phố lớn, đặc biệt ở Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh và khu vực miền Đông Nam bộ
Tốc độ giảm nghèo không đồng đều: Đói nghèo ở Việt Nam mang tính chất vùng rõ
rệt. Các vùng núi cao, vùng sâu vùng xa, có tỷ lệ đói nghèo khá cao. Có tới 64% số hộ đói
nghèo tập trung tại các vùng miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải
miền Trung. Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng này cao gấp 1,7 – 2 lần so với cả nước. Đó là những
vùng tài nguyên thiên nhiên rất nghèo nàn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng
kém phát triển và thiếu đồng bộ nhất là kết cấu hạ tầng thiết yếu: nước sạch, y tế, giáo dục
và đường dân sinh đến trung tâm xã.
Nghèo đói ở nước ta phổ biến là trong những hộ có thu nhập thấp và bấp bênh. Phần
lớn thu nhập của người nghèo là từ nông nghiệp với điều kiện nguồn lực rất hạn chế (đất

đai, lao động). 90% số người đói nghèo ở nước ta sinh sống ở nông thôn, trình độ tay nghề
thấp, ít có khả năng tiếp cận với các nguồn lực trong sản xuất như vốn kỹ thuật, công
nghệ... không có điều kiện tiếp cận với hệ thống thông tin liên lạc nên rất khó có khả năng
chuyển đổi việc làm sang các ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn.

2.3 Một số kết quả thực hiện mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong
giảm nghèo
Qua một số năm vận hành và sử dụng mô hình sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao tại 7
tỉnh với 14 loại rau, 7 loại hoa, 4 kiểu nhà bao gồm: nhà kính, nhà plastic hoặc hỗn hợp, nhà
màn và nhà lưới, từ hiện đại như nhà kính nhập từ Israel, đến nhà màn,nhà lưới đơn giản, dễ
làm và chi phí thấp.
Kết quả ở bảng 2 và 3 cho thấy, các mô hình sản xuất rau hoa trong điều kiện nhà mái che
nói chung hiện nay vẫn đang sử dụng tích cực và cho lợi nhuận đáng kể tùy theo chủng loại
sản phẩm, thị trường, yếu tố gắn kết với thị trường, vv...
-

Đối với nhóm nhà kính và nhà plastic, lợi nhuận thu được từ 140 triệu đến 1 tỷ đồng.

18


-

Đối với nhóm nhà màn, nhà lưới, nilon đơn giản, lợi nhuận thu được từ 160 triệu đến
2 tỷ đồng

-

Đối với các sản phẩm có nguồn gốc trong nước hoặc thông dụng trong sản xuất đại
trà, thì chỉ cần sản xuất đảm bảo sạch, tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực

phẩm như rau muống, rau cải bắp, hoa đồng tiền... thì vai trò công nghệ cao ít được
thể hiện.

-

Tuy nhiên, đối với các loại rau hoa cao cấp như các loại dưa nhập nội, cà chua sinh
trưởng vô hạn, hoa hồ điệp,... thì vai trò công nghệ cao rất quan trọng để sản xuất
trái vụ, sản xuất quanh năm, không phụ thuộc vào yếu tố khí hậu, thời tiết bên ngoài
(chế độ chiếu sáng, điều khiển nhiệt độ, ẩm độ, giá thể, dinh dưỡng, quản lý sâu
bệnh...)..

19


Bảng 1.4. Hiệu quả sản xuất rau hoa trong nhà kính và nhà plastic

STT

1

2

Địa điểm,
Công ty

Loại sản
phẩm

Lợi
nhuận

(đồng/
năm/ha)

Ưu, nhược điểm chính

Trung tâm
NNCNC, Từ
Liêm, Hà Nội
– 0.7 ha

24 tỷ
(nguồn
ngân
sách
Nhà
nước)

Cà chua,
dưa
chuột,
ớt ngọt,

140 triệu
(chưa tính
khấu hao
nhà kính)

Công nghệ đồng bộ, quản lý được
VSATTP.Không phù hợp với điều
kiện nhiệt đới, nguồn điện, giá

thành xây dựng cao, nhập khẩu từ
nước ngoài.Thị trường tiêu thụ
trong nước giá thành thấp

TT Giống và
PT nông lâm
CNC - An
Lão - Hải
Phòng – 0.75
ha

22,5 tỷ
(nguồn
ngân
sách
Nhà
nước)

Cà chua,
dưa
chuột,
dưa lê,
dưa
vàng, Hoa
lyly

250 triệu
(chưa tính
khấu hao
nhà kính)


Công nghệ đồng bộ, quản lý được
VSATTP.
Không phù hợp với điều kiện nhiệt
đới, nguồn điện, giá thành xây
dựng cao, nhập khẩu từ nước
ngoài.
Thị trường tiêu thụ trong nước giá
thành thấp.

Cty
HASFARM Đà Lạt - Lâm
Đồng – 28 ha

1230
tỷ
(100%
vốn
nước
ngoài
của Hà
Lan)

Hoa hồng,
cúc, đồng
tiền, tulip,
lyly, địa
lan,
phong
lan,

rau cải
thảo,
cải bắp,
súp…

1000 triệu

Hệ thống tưới phun, thắp điện ban
đêm, giai đoạn cây con. Con giống
từ nuôi cấy invitro. Cty
HASFARM hệ thống cơ giới hoá
làm đất đến thu hoạch, Hệ thống
điêu chỉnh hiệt độ ẩm độ tự động.
Giống cho hoa thu hoạch đồng
đều. Nhập khẩu từ nước ngoài.
Có thị trường tiêu thụ và xuất khẩu
sang châu Âu, khai thác lợi thế
vùng khí hậu thích hợp cho sản
xuất hoa và rau.

Công ty
Javeco
Thường Tín
- Hà Tây cũ –
1 ha

100 tỷ
(vốn
đầu tư
của

công ty
Honda
Nhật
Bản)

Hoa
phong
lan, hoa
hồng,rau
gia vị
(Mustard)

600 triệu

Con giống từ nuôi cấy invitro. Cty
HASFARM hệ thống cơ giới hoá
làm đất
đến thu hoạch. Hệ thống điều chỉnh
nhiệt độ ẩm độ tự động. Giống cho
hoa thu hoạch đồng đều. Nhập
khẩu từ nước ngoài.
Thị trường tiêu thụ tại Nhật Bản.

3

4

Vốn
đầu
tư ban

đầu
(đồng)

Ghi chú: Mô hình trên vật liệu xây dựng nhà kính hầu hết được nhập khẩu, chỉ một phần
nhỏ sử dụng vật liệu sản xuất trong nước.

20


Vốn đầu
STT

Lợi

Địa điểm,

tư ban

Loại sản

nhuận

Ưu, nhược điểm

Công ty

đầu

phẩm


(đồng/

chính

(đồng)

1

năm/ha)

Thượng

1,2 tỷ (tư

Hoa đồng

Đạt - Từ

nhân)

tiền, hoa

thuận tiện.

hồng

Độ bền không cao (3-5

Liêm - Hà


400 triệu

Nội – 1.5 ha

2

3

Dễ xây dựng, tháo lắp

năm).

Thiên

400 triệu

Hoa đồng

160 triệu

Dễ xây dựng, tháo lắp

Hương Thuỷ

(40% của

tiền, hoa

thuận tiện.


Nguyên Hải

tư nhân,

loa kèn,

Độ bền không cao (3-5

Phòng-0.4 ha

60% konia

hoa lyly,

năm).

Hàn Quốc)

khoai tây

HTX Xuân

3 tỷ (tư

Rau salat,

200

Dễ xây dựng, tháo lắp


Hương -

nhân)

cải bắp

triệu

thuận tiện.

Đà Lạt Lâm

tím, ớt

Độ bền không cao (3-5

Đồng – 4 ha

ngọt, cà

năm).

chua, dưa
chuột,…

4

Công ty

100 triệu


Rau muống

Đất Sạch

(tư nhân)

hạt

160 triệu

Dễ xây dựng, tháo lắp
thuận tiện.

- Củ chiTp. Hồ

Độ bền không cao (3-5

Chí Minh 0.1 ha

năm)

Bảng 1.5 . Hiệu quả sản xuất rau hoa trong nhà màn, nhà lưới nilon đơn giản
Ghi chú: Mô hình trên hầu hết vật liệu được sản xuất trong nước. Nguồn tài liệu: Kết quả điều tra thực
trạng sản xuất NNCNC tại 7 tỉnh Hải Phòng, Hà Nội, Hà Tây cũ, Lâm Đồng, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh và
Bình Dương năm 2007 (Phạm Quang Duy, Nguyễn Quang Thịnh, Phạm Thị Dịu, Nguyễn Văn
Khởi, Tống Thị Huyền)

21



Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác định phát triển nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao là xu hướng chủ đạo và tất yếu trong xu thế hội nhập bởi có thể đem lại năng
suất cao hơn từ 40%-50% so với làm nông nghiệp truyền thống, giá trị đem lại tăng từ 6-8 lần/
ha.
Sản xuất nông nghiệp phát triển, thu nhập của nông dân đã được cải thiện đáng kể. Về
cơ bản, Việt Nam đã xóa được đói. Trong năm năm qua, tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn
giảm bình quân 1,75%/năm; năm 2015, ước tỷ lệ hộ nghèo nông thôn (theo chuẩn nghèo mới)
còn 9,3%, giảm 1,5% so với năm 2014 và ở các huyện nghèo là khoảng 30%. Đây cũng là một
trong những thành tựu được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ, năm 2017, Khoa học và Công nghệ đã
đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và 38% giá trị gia tăng
trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Năng suất một số vật nuôi, cây trồng đạt cao so với
các nước trong khu vực và trên thế giới. Chẳng hạn như, lúa đứng đầu ASEAN; cá tra, hồ tiêu
đứng đầu thế giới; cà phê, cao su đứng thứ hai thế giới.
 Hiệu quả ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong xóa đói giảm nghèo ở Thừa

Thiên Huế
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu hướng chủ đạo và tất yếu trong
thời kỳ hội nhập; tại tỉnh Thừa Thiên Huế mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Hải
Farm của anh Trương Như Hải (39 tuổi, Thủy Biều, TP Huế) cũng đang được phát triển theo
hướng như vậy. Nơi đây hiện đang gieo trồng 2.500 gốc dưa lưới trong nhà kính.Diện tích khu
vườn rộng 1.300 mét vuông được áp dụng công nghệ tiên tiến tưới nhỏ giọt và hệ thống làm
mát của Israel. Xung quanh nhà kính có lưới chắn côn trùng và hệ thống màng lưu động có thể
đóng mở tùy điều kiện thời tiết.
Được biết, việc tạo ra các cơ sở trồng trọt hiện đại, không phụ thuộc vào thời tiết, khí
hậu tuy giá thành cao khi anh Hải đầu tư ban đầu với số tiền 1,2 tỷ đồng. Mô hình này giúp
người nông dân chủ động được kế hoạch sản xuất của mình cũng như khắc phục được tính
mùa vụ khắc nghiệt trong sản xuất nông nghiệp. Thêm nữa có thể cho ra đời các sản phẩm
nông nghiệp trái vụ.

22


Theo quan sát, dưa lưới được trồng trong bầu đất với kích thước tầm 25 cm có hệ thống
tưới nhỏ giọt chạy dọc theo luống. Các cây phát triển tốt sẽ được treo lên dây cáp, việc này
không chỉ giúp cây có đủ ánh sáng để phát triển mà còn thuận lợi trong việc chăm sóc cắt tỉa
cành.Dưa lưới trồng 3 tháng đã có thể thu hoạch, bình quân 4 vụ/năm. Như vụ trước, anh Hải
thu hoạch được 1,5 tấn dưa lưới xuất ra thị trường.
Mô hình của anh Trương Như Hải là nơi đầu tiên về sản xuất nông nghiệp công nghệ
cao ở Thừa Thiên Huế, góp phần cung cấp sản phẩm sạch, an toàn cho thị trường trong tỉnh và
các vùng lân cận. Đồng thời, giải quyết việc làm cho 2 đến 4 lao động với mức thu nhập trung
bình từ 2 triệu rưỡi đến 4 triệu đồng/tháng.
Mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ngoài cho năng suất, chất lượng giống cây
trồng còn giúp tiết kiệm các chi phí như nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật góp phần bảo
vệ môi trường. Bên cạnh đó, mô hình này còn đẩy mạnh sản xuất tiến tới nền nông nghiệp
công nghệ cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người sản xuất.

2.4. Những khó khăn, bất cập
Mặc dù đạt được một số kết quả như trên, song NNCNC ở Việt Nam còn bộc lộ nhiều
hạn chế cả về quy mô, trình độ và tốc độ phát triển; mức độ đóng góp của NNCNC vào sự tăng
trưởng của ngành nông nghiệp chưa nhiều (cao nhất như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
thì sản phẩm NNCNC cũng mới chiếm 10-15% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp). Vì vậy, tăng
trưởng của ngành nông nghiệp nước ta trong những năm gần đây đang có xu hướng chậm lại
(giai đoạn 1996 - 2000 là 4,01%; 2001 - 2005 là 3,83%; 2006 - 2010 là 3,03%; 2009 - 2013 chỉ
còn 2,9%) . Phần lớn nông sản của Việt Nam đang được xuất khẩu ở dạng thô, sơ chế, giá trị
gia tàng rất thấp, nhiều loại nôílg, lâm, thủy sản chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế.
 Từ thực trạng phát triển NNCNC ở nước ta trong thời gian qua có thể thấy một số

khó khăn và bất cập sau đây:
 Thứ nhất, khó khăn về vốn đầu tư


Để phát triển NNCNC cần phải có vốn dầu tư ban đầu lớn. Năm 2009, dự án nuôi bò sữa TH
True Milk tại Nghĩa Đàn (Nghệ An) có tổng vốn đầu tư lên tới 1,2 tỷ USD (giai đoạn 1 đà thực
hiện 350 triệu USD). Tính theo thời giá hiện nay, để xây dựng được một trang trại chăn nuôi
23


quy mô vừa theo mô hình NNCNC cần khoảng 140 - 150 tỷ đồng (gấp từ 4 - 5 lần so với trang
trại chăn nuôi truyền thống); 1 ha nhà kính hoàn chỉnh với hệ thống tưới nước, bón phân có
kiểm soát tự động theo công nghệ của Israel cần ít nhất từ 10 - 15 tỷ đồng. Tính trung bình, 1
m2 nhà lưới với đầy đủ các thiết bị bên trong cần phải đầu tư trên 10 triệu đồng. Ngoài những
chi phí như trên, để sản xuất theo mô hình NNCNC còn phải có vốn đầu tư cho việc hoàn thiện
hệ thống hạ tầng kỹ thuật, duy tu bảo dưỡng, xử lý môi trường, vốn đầu tư cho giống, đào tạo
người lao động, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm.v.v...
Những số liệu trên cho thây, vốn đầu tư cho NNCNC là rất lớn, vượt quá khả năng ngân sách
của các địa phương và doanh nghiệp. Trong khi đó, theo thống kê của Bộ NN & PTNT hiện có
tới 90% doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng.
Những doanh nghiệp này mới chỉ đáp ứng được khoảng từ 5 - 10% nhu cầu vốn nếu muốn đầu
tư phát triển NNCNC. Vốn vay ngân hàng cho các doanh nghiệp (gồm cả vốn ngắn hạn và dài
hạn) hiện cũng chỉ đáp ứng tối đa được 50 %. Như vậy, các doanh nghiệp còn thiếu khoảng 40
% so với nhu cầu vốn cần huy động. Đây là một con số không nhỏ và là một rào cản lớn trong
phát triển NNCNC ở nước ta.
 Thứ hai, khó khăn về tích tụ đất đai và hạ tầng cơ sở khu vực nông thôn.

Phát triển NNCNC, ngoài vốn lớn thì cần phải có đất đai với quy mô lớn. Thực tiễn cho thấy,
để sản xuất có hiệu quả với mỗi mô hình NNCNC đòi hỏi những diện tích đất khác nhau song
thấp nhất cũng cần khoảng 10 ha đối với các điểm sản xuất NNCNC, khoảng 100 ha đối với
các khu NNCNC. Để có được diện tích như trên ở những vị trí thuận lợi cho sản xuất và lưu
thông hàng hóa là một khó khăn lớn, bởi hầu hết các vị trí đó thường được các địa phương ưu
tiên cho phát triển các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu vui chơi giải trí...Mặt khác, đất

sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay vẫn còn rất manh mún với khoảng 70 triệu thửa đất
nông nghiệp và có tới 70% chủ thể đất đai là những hộ nông dân.
Hạ tầng cơ sở ở khu vực nông thôn nước ta những năm gần đây, nhất là từ khi triển khai xây
dựng nông thôn mới đến nay đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, so với yêu cầu của
sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao thì còn khoảng cách khá xa.
 Thứ ba, khó khăn về nguồn nhân lực cho NNCNC

24


Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong
khi đó, việc đào tạo đội ngũ chuyên gia nông nghiệp ở nước ta hiện còn nhiều bất cập. Chương
trình đào tạo của các trường đại học chưa bám sát với yêu cầu thực tế của cuộc sống.
 Thứ tư, khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ sản phẩm NNCNC là vấn đề cần phải đặc biệt chú ý. Bởi vì, sản xuất NNCNC sẽ tạo
ra một số lượng nông sản lớn, nếu không tính toán kỷ sản phẩm làm ra không tiêu thụ được,
cung vượt cầu sẽ gây ảnh hưởng kinh tế lớn. Mặt khác, sản phẩm của NNCNC hiện đang phải
cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm nông nghiệp cùng loại được sản xuất theo phương pháp
truyền thống cũng là một bất cập lớn làm giảm động lực của các doanh nghiệp NNCNC.
Những khó khăn, bất cập nêu trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, về khách
quan là do NNCNC là lĩnh vực còn tương đối mới mẻ ở nước ta nên các nguồn lực bảo đảm
cho nó chưa thể đáp ứng kịp. Nông dân nước ta nhiều đời nay đã quen với lối canh tác truyền
thống, sản xuất nhỏ nên cũng cần phải có thời gian để thích nghi với mô hình sản xuất lớn, ứng
dụng công nghệ cao. Hơn nữa, nông nghiệp hiện vẫn là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro, tốc độ
thu hồi vốn chậm nên chưa tạo ra sức hút đối với các doanh nghiệp và các nhà đầu tư. về
nguyên nhân chủ quan, trước hết là do nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương và
doanh nghiệp về NNCNC chưa thật đầy đủ nên chưa tích cực vào cuộc, còn thụ động, trông
chờ vào sự đầu tư của nhà nước. Hệ thông cơ chế, chính sách mà đặc biệt là chính sách về đất
đai, thuế, tín dụng cho NNCNC còn nhiều bất cập, thủ tục rườm rà đã trở thành rào cản đối với

các doanh nghiệp, các nhà đầu tư vào NNCNC. Việc đào tạo nghề cho nông dân ở nước ta
chưa theo kịp với đòi hỏi của thực tiễn vì vậy, đại bộ phận nông dân chưa đủ khả năng tiếp cận
công nghệ mới.
Như vậy, việc tìm ra lời giải cho những khó khăn và bất cập trên đây là vân đề cấp thiết
hiện nay.

25


×