Khuyến khích áp dụng nông nghiệp công nghệ cao vừa
Nguồn: nongnghiep.vn
Xung quanh dự thảo “Đề án phát triển nông nghiệp công nghệ cao đến năm
2020” của Bộ NN-PTNT chuẩn bị được trình Chính phủ trong đó có đưa ra
những tiêu chí cụ thể cho nông nghiệp công nghệ cao,
NNVN đã có cuộc trao
đổi với ông Nguyễn Tấn Hinh - Phó vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và
Môi trường, Bộ NN-PTNT, đơn vị soạn thảo Đề án này.
>> Nông nghiệp công nghệ cao: Nặng trình diễn, nhẹ hiệu quả
>> Nông nghiệp công nghệ cao: Dạo bước trên mây
Nông nghiệp công nghệ cao cần hiểu thế nào thưa ông?
Công nghệ cao trong nông nghiệp là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ, được tích hợp từ các thành tựu khoa học và
công nghệ hiện đại như công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ
tin
học
, công nghệ tự động… Của mình công nghệ cao nhiều người hiểu là những thứ
cao hơn ta đang làm thông thường. Những cái công nghệ cao ở Hà Nội, Hải Phòng
thực chất là áp dụng công nghệ cao nhưng nếu so với tiêu chí khu nông nghiệp
công nghệ cao thì chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu như nghiên cứu, ứng dụng,
đào tạo nhân lực.
Cái yếu nhất hiện nay là quản lý, nhân lực, điều hành, vận hành từ sản xuất đến
tiêu thụ sản phẩm công nghệ cao. Thị trường của những sản phẩm nông nghiệp
công nghệ cao hiện rất bấp bênh, không tương xứng với mức đầu tư. Hướng đi của
chúng ta là để cho nhiều nông dân áp dụng công nghệ cao, phát triển những vùng
nông nghiệp công nghệ cao và doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao chứ
không khuyến khích phát triển những khu nông nghiệp công nghệ cao vì cái khó là
phải tập trung đất, đầu tư nhiều nguồn lực… nên khu nông nghiệp công nghệ cao
chỉ làm một số nơi, một số vùng mà thôi.
Vậy nó có những tiêu chí thế nào?
Xung quanh tiêu chí nông nghiệp công nghệ cao có nhiều ý kiến nhưng rất khó
góp ý vì quan điểm mỗi người mỗi khác. Có người hiểu đơn giản, cao là hơn
những cái ta đang làm, có áp dụng một số công nghệ cao như chế phẩm sinh học,
phòng trừ sâu bệnh, chăm bón… Một số người lại cho rằng công nghệ cao là rất
cao, vượt trội hẳn lên như công nghệ của Israel về nhà màng, tưới, chăm bón tự
động… Do vậy cần xây dựng những tiêu chí như: Tiêu chí kỹ thuật là có trình độ
công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm có năng suất tăng ít nhất 30% và chất lượng
vượt trội so với công nghệ đang sử dụng; Tiêu chí kinh tế là sản phẩm do ứng
dụng công nghệ cao có hiệu quả kinh tế cao hơn ít nhất 30% so với công nghệ
đang sử dụng ngoài ra còn có các tiêu chí xã hội, môi trường khác đi kèm.
Nếu là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao phải tạo ra sản phẩm tốt, năng
suất hiệu quả tăng ít nhất gấp 2 lần. Vùng nông nghiệp công nghệ cao (được hiểu
là nơi sản xuất tập trung một hoặc một số sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao) có năng suất và hiệu quả tăng ít nhất 30%. Như vậy, che phủ nylon cho
lạc cũng là công nghệ cao do nylon giữ ẩm, phòng trừ cỏ dại, có thể cho năng suất
vượt trên 30% năng suất thông thường hay như công nghệ sử dụng ưu thế lai trong
chọn tạo giống, công nghệ sinh học giúp năng suất trên 30% có thể gọi là công
nghệ cao; trong thuỷ sản như phương pháp sản xuất cá đơn tính cũng là công nghệ
cao; về kỹ thuật như tưới nước tiết kiệm, nhà màng… cũng là công nghệ cao.
Công nghệ cao được hiểu không phải như
là một công nghệ đơn lẻ, cụ thể.
Phấn đấu đến năm 2020, mỗi tỉnh có ít
nhất 10 doanh nghiệp, 10 vùng sản xuất
nông nghiệp và mỗi vùng sinh thái có
Đề án có nêu rõ danh mục công nghệ cao
trong nông nghiệp được ưu tiên phát triển
là: Ở lĩnh vực trồng trọt có công nghệ
sinh học và ưu thế lai để chọn tạo, nhân
giống; công nghệ trồng trọt tiên tiến
trong nhà lưới kính; công nghệ canh tác
tiên tiến; công nghệ sinh học… Lĩnh vực chăn nuôi thú y có công nghệ sinh học và
lai để chọn tạo nhân giống; công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi tập trung; công
nghệ tiên tiến trong sản xuất thức ăn chăn nuôi; công nghệ sinh học trong chẩn
đoán và sản xuất vacxin phòng bệnh…
Những bất cập trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao hiện nay là gì, thưa
ông?
Nông nghiệp công nghệ cao sẽ được hỗ trợ ở mức cao nhất có thể theo luật quy
định nhưng việc hỗ trợ đào tạo nhân lực – cái cần được ưu tiên đang gặp khó vì
chúng ta không đủ nhân lực. Trào lưu một số địa phương làm khu nông nghiệp
công nghệ cao nhưng sử dụng sang mục đích khác cũng là điều cần phải tránh,
phải cảnh báo. Hiệu quả đầu tư theo công nghệ nhập trọn gói nếu xét ở tiêu chí
năng suất thì được còn hiệu quả kinh tế chưa được vì rủi ro cao. Trong phát triển
nông nghiệp công nghệ cao ở ta là sự không đồng bộ, do vậy, chúng ta đang
khuyến khích những công nghệ cao vừa, đi vào những sản phẩm có tính hàng hoá
lớn, tập trung như vùng vải, vùng thanh long, vùng cà phê, vùng thủy sản xuất
khẩu…
1-2 khu nông nghiệp công nghệ cao,
góp phần đưa tỷ trọng giá trị sản xuất
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
chiếm ít nhất 25% tổng giá trị sản xuất
nông nghiệp của cả nước.