Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Truyền thông nâng cao nhận thức về tệ nạn cướp giật cho người dân tại quận 1 tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.02 KB, 29 trang )

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CSII)
---o0o---

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: NGUYỄN TRỌNG HOÀNG ÂN

BÀI TIỂU LUẬN HẾT MÔN
Hệ Đại học – Ngành Công tác xã hội

Môn: PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỘNG
Lớp: ĐH 15 CTXH

TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2018


BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CSII)
---o0o---

BÀI TIỂU LUẬN HẾT MÔN
Hệ Đại học – Ngành Công tác xã hội

Đề tài:
TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC
VỀ TỆ NẠN CƯỚP GIẬT CHO NGƯỜI DÂN
TẠI QUẬN 1 - TP. HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Trọng Hoàng Ân


Giảng viên hướng dẫn

: TS. Nguyễn Minh Tuấn

Lớp

: Đ15CT2

MSSV

: 1557601010084

Khóa

: 2015 - 2019

TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn và sự tri ân sâu sắc đến thầy TS. Nguyễn Minh Tuấn,
thầy đã tận tâm hướng dẫn em và cả lớp qua từng buổi học, những buổi nói chuyện
của thầy về sự trải nghiệm trong nghề công tác xã hội cũng như những câu chuyện
thầy đi cùng các anh chị khóa trước. Lời hướng dẫn, dạy bảo, những buổi chia sẻ
của thầy đã giúp cho bản thân em hiểu thêm về ngành học, nghề nghiệp trong tương
lại của mình, điều đó đã giúp em yêu ngành và yêu nghề hơn nữa, muốn được gắn
bó với nghề. Hơn hết, nếu không có những chia sẻ đó thì em nghĩ bài tiểu luận này
của em rất khó có thể hoàn thành được.
Bài tiểu luận của em được thực hiện trong khoảng thời gian chỉ hơn 1 tuần.
Vì sự cản trở của thời gian nên em không thể đi vào thực tế, tìm hiểu cuộc sống thật

sự của người dân ở địa phương mà chỉ nghiên cứu trên số liệu từ nhiều nguồn có
sẵn, một phần nữa do kiến thức của em còn hạn chế về mọi mặt. Do vậy, không
tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của thầy để bài tiểu luận này hoàn thiện hơn và để em có thêm kinh
nghiệm cho bài báo cáo các môn thực hành sắp tới.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tình cấp thiết của đề tài..................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
3.1. Phương pháp sưu tầm tài liệu...............................................................2
3.2. Phương pháp quan sát, so sánh............................................................2
3.3. Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp..........................................2
4. Kết cấu đề tài...................................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
1. Một số khái niệm cơ bản.................................................................................4
1.1. Khái niệm “Cộng đồng”.......................................................................4
1.2. Khái niệm “Phát triển cộng đồng”.......................................................4
1.3. Khái niệm “Tệ nạn xã hội”..................................................................5
1.4. Khái niệm “Vấn nạn”...........................................................................5
1.5. Khái niệm “Cướp giật”........................................................................5
2. Các mô hình giải quyết vấn đề.......................................................................5
3. Vai trò của tác viên cộng đồng trong thực hiện các hoạt động phát triển cộng
đồng...................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu..................................................................7

2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu....................................................................9
2.1. Tổng quan chung về tệ nạn cướp giật tại TP. Hồ Chí Minh.................9
2.2. Tổng quan về tệ nạn cướp giật tại Quận 1...........................................10
2.3. Hậu quả của vấn đề..............................................................................12
3. Phân tích và đề xuất giải pháp cho vấn đề....................................................14
3.1. Phân tích vấn đề...................................................................................14
3.2. Thuận lợi và khó khăn của vấn đề........................................................15


3.2.1. Thuận lợi.................................................................................15
3.2.2. Khó khăn................................................................................15
3.3. Nguyên nhân phát sinh.........................................................................16
3.3.1. Nguyên nhân khách quan.......................................................16
3.3.2. Nguyên nhân chủ quan...........................................................17
3.4. Đề xuất giải pháp.................................................................................17
4. Vận dụng vai trò của tác viên cộng đồng vào truyền thông nâng cao nhận
thức về tệ nạn cướp giật cho người dân tại địa phương...................................19
4.1. Vai trò người nghiên cứu......................................................................19
4.2. Vai trò người lập kế hoạch...................................................................19
4.3. Vai trò người biện hộ............................................................................20
4.4. Vai trò người huận luyện......................................................................20
4.5. Vai trò người xúc tác............................................................................20
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận............................................................................................................ 21
2. Khuyến nghị.....................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................23


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Quá trình đô thị hóa tại TP. Hồ Chí Minh tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi, nó
không chỉ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ
cấu lao động, thay đổi sự phân bố dân cư mà còn tạo thêm nhiều việc làm và thu
nhập cho người lao động, là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, sử
dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kĩ thuật hạ tầng hiện đại có sức
hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài. Quá trình đó đã đưa TP. Hồ Chí Minh
trở thành trung tâm đô thị lớn nhất cả nước, đồng thời là đô thị đa văn hóa với hơn
8 triệu dân từ khắp các tỉnh thành trên cả nước đến sinh sống và làm việc. Bên cạnh
mặt thuận lợi, đô thị hóa quá nhanh đã làm cho cơ sở hạ tầng ở TP. Hồ Chí Minh bị
quá tải trầm trọng, ô nhiễm môi trường sống diễn ra gay gắt, an ninh xã hội không
được đảm bảo tốt, chịu áp lực lớn về nạn thất nghiệp, thiếu việc làm,... Chính
những điều đó đã làm nảy sinh ra các vấn đề như nghèo đói, lạc hậu, mù chữ, các
tệ nạn mại dâm, ma túy, cờ bạc, trộm cắp,... Trong đó, cướp giật và một tệ nạn hay
nói đúng hơn là một vấn nạn lớn mà người dân sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh nói
chung và địa bàn Quận 1 nói riêng phải chứng kiến hàng ngày trong sự bức xúc và
lo sợ suốt thời gian mấy chục năm qua mà không có cách nào giải quyết triệt để.
Có thể thấy rằng, cướp giật đã trở thành một “căn bệnh nan y” mà khó có
loại thuốc nào chữa trị được. Thay bằng việc các cơ quan chức năng phải một mình
chống lại với loại tội phạm dai dẳng, đầy nguy hiểm này, thì sự tham gia ngăn chặn
của toàn thể người dân sống tại đây sẽ góp phần nhanh chóng trong việc đẩy lùi tội
phạm cướp giật. Tuy nhiên, không phải người dân nào cũng đều ý thức được trách
nhiệm của mình trong công tác phòng chống tội phạm xã hội nói chung và tội phạm
cướp giật nói riêng. Việc phát triển cộng đồng, truyền thông nâng cao nhận thức
của người dân tại các Quận trung tâm TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là địa bàn Quận 1,
để chính mỗi người dân sống tại địa phương sẽ là một “liều thuốc kháng sinh” với
loại tội phạm này. Đây là một điều hết sức quan trọng và cấp bách nhằm đảm bảo
cuộc sống an toàn không chỉ cho người dân sinh sống tại đây mà còn du khách đến
tham quan, học tập và làm việc. Từ đó có thể làm sạch, làm mới bộ mặt văn minh,
thân thiện của Quận 1, của TP. Hồ Chí Minh – Thành phố tươi trẻ, đầy sức sống
mang tên Bác.

Nhằm làm rõ hơn và góp phần vào công tác giải quyết vấn đề trên, em chọn
“Truyền thông nâng cao nhận thức về tệ nạn cướp giật cho người dân tại
Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận của mình.
6


2. Mục tiêu nghiên cứu
- Chỉ ra thực trạng cướp giật đang diễn ra trong nhìu năm nay tại Quận 1, TP.
Hồ Chí Minh.
- Tìm được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên, những hậu quả mà nó để
lại trong quá trình phát triển đi lên của TP. Hồ Chí Minh nói chung và Quận 1 nói
riêng.
- Đánh giá lại hiệu quả của công tác truyền thông, tuyên truyền kiến thức về
phòng chống tội phạm. Từ đó, đưa ra được phương hướng truyền thông mới, hiệu
quả hơn cho người dân và du khách.
- Cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho nạn nhân bị cướp giật. Tìm hiểu vai trò của
nhân viên CTXH trong hỗ trợ các đối tượng có liên quan.
- Đề xuất cho chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng những giải
pháp khắc phục cũng như từng bước xóa bỏ hoàn toàn vấn nạn cướp giật.
- Huy động sự tham gia của người dân cùng chính quyền trong việc ngăn
chặn, phòng, chống tệ nạn xã hội, tệ nạn cướp giật.
- Chỉ ra những khó khăn trong quá trình thực hiện các giải pháp, mô hình đó.
Đồng thời phát huy những mặt tích cực trong công tác xã hội với tội phạm cướp
giật.
3. Phương pháp nghiên cứu:
3.1. Phương pháp sưu tầm tài liệu
Thu thập các số liệu, báo cáo, vấn đề có liên quan trên Internet, tổng cục thống
kê, niên giám thống kê, các trang báo Online uy tín,... làm số liệu, cơ sở lý luận cho
bài tiểu luận.
3.2. Phương pháp quan sát, so sánh

Quan sát số liệu đã thu thập, so sánh các số liệu với nhau từ đó đưa ra những ví
dụ cụ thể hơn, dẫn chứng xác đáng về tình hình vấn nạn cướp giật tại Quận 1.
3.3. Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp
Thống kê lại tất cả các số liệu, báo cáo liên quan sau đó phân tích tổng hợp một
cách kĩ lưỡng các số liệu đã nêu để làm sáng tỏ vấn đề.

7


4. Kết cấu đề tài
Bài tiểu luận được chia làm 3 phần:
- Phần Mở đầu
- Phần Nội dung
+ Chương 1: Một số lý luận cơ bản vầ phát triển cộng đồng
+ Chương 2: Thực trạng vấn đề
- Phần Kết luận và khuyến nghị

8


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỐNG
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Khái niệm “Cộng đồng”
Cộng đồng là một nhóm xã hội của các cơ thể sống chung trong cùng một
môi trường thường là có cùng các mối quan tâm chung. Trong cộng đồng người đó
là kế hoạch, niềm tin, các mối ưu tiên, nhu cầu, nguy cơ và một số điều kiện khác
có thể có và cùng ảnh hưởng đến đặc trưng và sự thống nhất của các thành viên
trong cộng đồng (Theo Fichter, 1984).
Cộng đồng là một nhóm người sống trong một môi trường có những điểm

tương đối giống nhau và có những mối quan hệ nhất định với nhau (Theo Korten,
1987).
Về điểm chung trong các quan điểm thì “cộng đồng là tập hợp nhiều
người/nhóm người có sức bền cố kết cao dựa trên việc chia sẻ những đặc điểm
chung như yếu tố địa vực, giá trị, lợi ích, quan điểm, tính ngưỡng, tôn giáo,... Cộng
đồng thường có những quy tắc, cách ứng xử chung và luật lệ dựa trên cơ sở dồng
thuận về ý chí, tình cảm, niềm tin và ý thức cộng đồng. Nhờ đó mà các thành viên
trong cộng đồng cảm thấy có sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên khác trong
cộng đồng”.
1.2. Khái niệm “Phát triển cộng đồng”
Phát triển cộng đồng là một chiến lược phát triển nhằm vận động sức dân
trong các cộng đồng nông thôn cũng như đô thị để phối hợp cùng những nổ lực của
nhà nước để cải thiện cơ sở hạ tầng và tăng khả năng tự lực của cộng đồng (Theo
Chính phủ Anh, 1940).
Phát triển cộng đồng là những tiến trình qua đó nổ lực của dân chúng kết
hợp với nổ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa
của các cộng đồng và giúp cộng đồng này hòa nhập, đồng thời đóng góp vào đời
sống quốc gia (Theo Liên Hiệp quốc).
Về điểm chung, “phát triển cộng động là một chuỗi những hoạt động tác
động tích cực lên một cộng đồng dân cư nhằm giúp cộng đồng nhận thức ra vấn đề
của mình, phát huy khả năng, huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài để tiến
tới tự lực, tự thay đổi và vận động theo chiều hướng đi lên về chất lượng cuộc
sống”.
9


1.3. Khái niệm “Tệ nạn xã hội”
Tệ nạn xã hội là các hiện tượng phổ biến trong xã hội có giai cấp và cấp độ.
Chúng thường được biểu hiện ở những hành vi sai lệch với chuẩn mực xã hội, vi
phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội,

cản trở tiến bộ xã hội của nền văn hóa lành mạnh (Theo Từ điển Bách khoa toàn
thư mở - Wikipedia).
1.4. Khái niệm “Vấn nạn”
Vấn nạn là vấn đề khó khăn lớn thường xuất phát từ các tệ nạn có tính chất
xã hội, đang phải đương đầu đối phó một cách cấp thiết (Theo từ điển Tiếng Việt).
1.5. Khái niệm “Cướp giật”
Cướp giật (hay cướp giật tài sản) là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản của
người khác một cách nhanh chóng và bất ngờ rồi tẩu thoát để tránh sự phản kháng
của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản (công khai ở đây là không che giấu hành
vi phạm tội của mình; nhanh chóng ở đây có nghĩa là chiếm đoạt trong thời gian
ngắn).
2. Các mô hình giải quyết vấn đề của cộng đồng
Theo Rothman (1972), việc cung cấp các dịch vụ hiệu quả hướng tới con
người, nâng cao năng lực và chất lượng sống cho người dân và ngăn ngừa những
vấn đề tiêu cực nhằm phát triển cộng đồng gồm có 3 mô hình chính can thiệp
chính, đó là Phát triển địa phương, Lập kế hoạch xã hội và Hành động xã hội.
Tróng đó, mô hình phát triển địa phương là mô hình mà em cảm thấy phù hợp nhất
và là mô hình được ứng dụng chủ yếu trong việc giải quyết vấn đề được đặt ra.
Mô hình phát triển địa phương được xem là mô hình tiếp cận từ dưới lên
(bottom-up model) bởi vì đây là mô hình tự giúp, một mô hình tham gia để tạo ra
sự thay đổi. Mô hình này dựa trên tiền đề rằng để thay đổi xuất hiện, chúng ta cần
huy động sự tham gia tối đa của người dân vào các hoạt động phát triển cộng đồng.
Mô hình này cũng đạt ra trọng tâm vào việc tự ra quyết định của người dân và một
tiến trình dân chủ. Mô hình này cho rằng các chuyên gia sẽ không thể tạo ra sự thay
đổi cho cộng đồng mà người dân mới chính là tác nhân chính của sự thay đổi. Vì
vậy, các chuyên gia cần khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện để người dân được
nâng cao kiến thức, kỹ năng để từ đó có thể huy động được các nguồn lực trong
cộng đồng nhằm giải quyết các vấn đề của cộng đồng đó. Các chuyên gia sát cánh
cùng làm việc với người dân để tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự thay đổi
10



tích cực. Họ cũng cần hỗ trợ người dân phát triển kiến thức, kỹ năng, sự tự tin cần
thiết trong việc sử lý các vấn đề của cộng đồng. Trên cơ sở đó, người dân sẽ tự xác
định các vấn đề, lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động để xử lý những vấn đề đó.
3. Vai trò của tác viên cộng đồng trong thực hiện các hoạt động phát triển cộng
đồng
Tác viên cộng đồng có rất nhiều vai trò khác nhau trong việc can thiệp và hỗ
trợ cộng đồng. Trong công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về tệ
nạn cướp giật, tác viên cộng đồng sẽ đóng các vai trò chủ yếu như sau:
- Người nghiên cứu: Nói đơn giản hơn là người tìm hiểu cộng đồng về tâm
tư nguyên vọng, thực trạng đời sống của người dân, đây là một việc làm cần phải
có khi khởi đầu bất kỳ một hoạt động nào. Nếu không tìm hiểu kỹ lưỡng, rõ ràng,
chính xác thì không có được một kế hoạch khả thi. Để nghiên cứu, tác viên cộng
đồng không làm đơn độc mà có sự tham gia của cộng đồng cụ thể là nhóm nồng
cốt, những người tích cực và am hiểu sâu rộng cộng đồng. Kết quả khảo sát được
phân tích chuyển thành hoạt động, chương trình hành động, dự án, đề án.
- Người lập kế hoạch: Lập kế hoạch theo phát triển cộng đồng là cùng người
dân thảo luận và thống nhất các hoạt động cần phải triển khai để giải quyết các vấn
đề và đáp ứng nhu cầu của người dân: Trong quá trình lập kế hoạch, người dân
cung cấp thông tin, tham gia thảo luận, bàn bạc, góp ý kiến, quyết định accs
phương án. Người dân, tác viên cộng động cần phải có sự đồng thuận trong việc ra
quyết định về các hoạt động trong bản kế hoạch. Với vai trò là người lập kế hoạch,
tác viên cộng đồng không áp đặt ý kiến mà cần phân tích, chỉ ra những điểm mạnh
và hạn chế trong các hoạt động để có thể đưa ra được kế hoạch phù hợp và thực
tiễn. Nhờ lập kế hoạch mà tác viên cộng đồng và người dân có thể thực hiện các
hoạt độngmột cách trôi chảy và ứng phó được với những thay đổi có thể xảy ra.
Việc lập kế hoạch sẽ gaiirm tối đa chi phí vì nó chú trọng vào cách hoạt động hiệu
quả và sự phù hợp. Không có kế hoạch, các hoạt động giám sát và lượng giá trong
tiến trình phát triển cộng đồng sẽ khó thực hiện được vì không có được mục tiêu,

chỉ báo để đo lường, không biết ai chịu trách nhiệm cũng như không biết khi nào
hoàn thành.
- Người biện hộ: Là người đại diện của nhóm người thiệt thòi, tác viên cộng
đồng có trách nhiệm bênh vực quyền lợi chính đáng của họ. Trước hết giúp người
dân hiểu đúng hoàn cảnh và thực trạng của họ, đặc biệt là những vấn đề liên qua
đến chính sách và pháp luật của nhà nước, những vấn đề liên quan đến quyền và lợi
11


ích chính đáng hợp pháp của người dân. Nâng cao năng lực cho người dân về các
chính sách, luật pháp nhà nước, kỹ năng trình bày, diễn đạt vấn đề, nguyện vọng
của mình. Chuyển tiếng nói của người dân đến các cơ quan ban ngành có liên quan.
Các hình thức trình bày trong buổi họp, tổ chức diễn đàn cho người dân tham gia
phát biểu, đối thoại, viết bài đăng trên bản tin, báo, gửi kết quả nghiên cứu khảo sát
đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, tham gia giải quyết các vụ khiếu nại,
khiếu kiện, tố cáo của người dân.
- Người xúc tác: Trong cộng đồng có những nguồn lực như: con người, tài
nguyên thiên nhiên, tổ chức ban ngành đoàn thể, cơ sở vật chất, vốn tài chính,...
Tuy nhiên có nơi các nguồn lực này không phát huy được tác dụng do đứng riêng
lẻ, rời rạc tạo nên một sự lãng phí trong khi đó, người dân có nhu cầu nhưng không
được đáp ứng. Xúc tác là kết nối các nguồn lực trong cộng đồng. Nhờ có vai trò
xúc tác tác dụng lên các nhóm và tổ chức giúp các nguồn lực phát huy tác dụng,
các chương trình dự án đạt hiệu quả cao hơn, tạ o ra những chuyển biến quan trọng.
- Người huấn luyện: Để đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội theo hình thức
mới, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực rất là quan trọng. Như vậy, tác viên cộng
đồng có nhiệm vụ vừa là người học hỏi vừa lag người đào tạo. Muôn có kết quả
đào tạo tốt, người huấn luyện cần áp dụng phương pháp giáo dục chủ động, lấy
người học làm trọng tâm. Có nhiều hình thức đào tạo như mở lớp, cung cấp tài liệu,
làm mẫu, thực hành, cũng làm cùng rút kinh nghiệm. Xây dựng được một đội ngũ
nồng cốt thông hiểu các chương trình hoạt động, chủ trương, đường lối, chính sách,

phương pháp vận động quần chúng có phong cách, có trách nhiệm.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
TP. Hồ Chí Minh hiện nay có 24 Quận huyện, trong đó, Quận 1 là quận trung
tâm gồm 10 phường, đó là: Tân Định, Đa Kao, Bến Nghé, Bến Thành, Nguyễn
Thái Bình, Cầu Ông Lãnh, Cô Giang, Cầu Kho, Nguyễn Cư Trinh và Phạm Ngũ
Lão với tổng diện tích khoảng 7.7211 Km 2, với số dân khoảng 204.899 người, mật
độ dân số 26.541 người/Km2 đứng thứ 4 toàn thành phố (Năm 2014). Phía Bắc
giáp Quận Bình Thạnh, Quận Phú Nhuận, lấy kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè làm ranh
giới và giáp Quận 3 lấy đường Hai Bà Trưng và đường Nguyễn Thị Minh Khai làm
ranh giới. Phía Đông giáp Quận 2, lấy sông Sài Gòn làm ranh giới. Phía Tây

12


giáp Quận 5, lấy đường Nguyễn Văn Cừ làm ranh giới. Phía Nam giáp Quận 4, lấy
kênh Bến Nghé làm ranh giới.
Tại Quận 1, nhiều cơ quan hành chính, các Lãnh sự quán các nước và đều
tập trung tại quận này. Tính tới hiện nay, Quận 1 có đến 128 cơ quan ban ngành cấp
Quận, Thành phố và Trung ương trú đóng, đặc biệt là một số cơ quan quan trọng
như: Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, UBND Thành phố, Sở Công an,
Sở Ngoại vụ, và Sở, Ban, Ngành,... Các cơ quan báo đài của Đảng, Đoàn thể thuộc
Thành phố, Trung ương.
- Về lĩnh vực ngoại giao, Quận 1 là nơi trú đóng của 28 cơ quan là lãnh sự
quán hoặc đại diện của các nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam; đặc biệt là
lãnh sự quán các nước Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, Canada,...
- Về hoạt động dịch vụ - tài chính – ngân hàng trên địa bàn Quận 1 đã hình
thành trong lịch sử và diễn ra phong phú, đa dạng như hoạt động của các ngân
hàng, các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty dịch vụ chứng khoán, trung

tâm giao dịch chứng khoán,... Số lượng khách hàng thường xuyên đến chiếm gần
90% của Thành phố.
- Về hoạt động dịch vụ du lịch – thương mại phát triển đa dạng, Quận 1 là
nơi tập trung nhiều khách sạn và doanh nghiệp từ khắp nơi trong và ngoài nước đến
quan hệ giao dịch như các công trình kiến trúc lớn, các tòa nhà cao tầng (Bitexco,
Sharaton, Diamon Plaza,...), các công viên giải trí – công viên văn hóa (Công viên
23/09, công viên Nai Vàng, Phố Nguyễn Huệ,...) thu hút đông đảo du khách từ
trong và ngoài nước đến tham quan, nghĩ dưỡng.
- Về văn hóa – lịch sử hiện Quận 1 có nhiều tổ chức hoạt động văn hóa nghệ
thuật phục vụ nhu cầu giải trí cho nhân dân, đồng thời cũng là những cơ sở phúc lợi
văn hóa quan trọng. Bên cạnh đó Quận 1 cũng là nơi tập trung nhiều danh lam
thắng cảnh, những di tích lịch sử nổi tiếng cũng như những công trình văn hóa tồn
tại cả hàng trăm năm, các khu di tích lịch sử cấp Quốc Gia (Di tích Dinh Độc lập,
nhà hát lớn, Viện Bảo tàng chiến tích chiến tranh...).
Đồng thời, nơi đây cũng tập trung nhiều nhất các tầng lớp xã hội khác nhau,
là nơi sầm uất và có mức sống cao nhất về mọi phương diện, đồng thời cũng là nơi
phát sinh nhiều nhất các tệ nạn xã hội, nổi bật là cướp giật, cướp giật không còn là
một tệ nạn xã hội đơn thuần mà nó đã trở thành một “vấn đề nhức nhói” của cả
người dân, du khách và chính quyền địa phương trong thời gian qua.

13


2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Tổng quan chung về tệ nạn cướp giật tại TP. Hồ Chí Minh
Cướp giật tại TP. Hồ Chí Minh là một vấn nạn tồn tại từ rất lâu. Trong bối
cảnh tình hình tội phạm ở TP. Hồ Chí Minh đặc biệt nghiêm trọng giữa những năm
1975 - 1978. Người ta thống kê được cứ 40 phút lại xảy ra một vụ cướp. Chỉ trong
thời gian 3 năm đã xảy ra 45.000 vụ phạm pháp hình sự. Trong đó, 1.400 vụ cướp
lớn, gần 170 người vô tội bị bắn chết, 200 người bị thương. Sau rất nhiều nổ lực

ngăn chặn của chính quyền thành phố, vấn nạn này tuy có giảm nhưng thủ đoạn của
bọn cướp ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn và dai dẳng cho đến nay.

Bảng 2.1. BANG THÔNG KÊ PHAM PHAP VA MƯC ĐÔ THIÊT HAI TAI TP. HCM
Mức độ thiệt hại
Tổng số vụ
Tỉ lệ
Thời gian
Người Người bị
Tài sản
phạm pháp
Cướp giật
chết
thương
(tỉ đồng)
01/2013 – 05/2013
2 960
80%
56
309
64
10/2013 – 07/2014
5 205
Trên 85%
83
598
171
02/2016 – 05/2016
1 173
76,9%

22
167
33
Nhìn bảng thống kê ta thấy, trong 5 tháng đầu năm 2013, toàn thành phố đã
xảy ra 2 960 vụ vi phạm hình sự; trong đó, tội phạm cướp giật chiếm gần 80% tổng
số vụ, làm chết 56 người, bị thương 309 người, tổng tài sản thiệt hại là 64 tỉ đồng.
Dẫn nguồn VTC News cho biết, từ ngày 01/10/2013 – 31/7/2014, tội phạm
hình sự trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh là 5 205 vụ tăng 29 vụ so với cùng kỳ năm
trước (01/10/2012 – 31/07/2013) làm chết 83 người, bị thương 598 người, thiệt hại
tài sản trên 171 tỉ đồng. Trong đó, tội phạm cướp giật chiếm trên 85% tổng số vụ
phạm pháp.
Trong báo cáo của Trung tướng Lê Đông Phong – Giám đốc Công an TP. Hồ
Chí Minh vào sáng ngày 14/06/2016 tại hội nghị sơ kết 3 tháng (từ 16/02/2016 –
15/5/2016) thực hiện chỉ đạo của Ban thường vụ Thành ủy về công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Tại địa bàn thành phố ghi
nhận xảy ra 1.173 vụ (so với cùng kỳ: giảm 86 vụ) làm chết 22 người, bị thương
167 người, tài sản thiệt hại trị giá trên 33 tỉ đồng. Qua phân tích trong số 902 vụ
cướp giật bị bắt giữ cho thấy: Đối tượng có tiền án, tiền sự gây án chiếm tỷ lệ cao
(đối tượng có tiền án chiếm 12,75%; đối tượng có tiền sự chiếm 26,16%); hầu hết
14


là lao động tự do (67,62%) và không việc làm (32,37%); độ tuổi phần lớn từ 18 đến
30 tuổi (59,87%); đối tượng tại thành phố (62,53%), các tỉnh khác (28,38%). Có
16,3% đối tượng bị bắt nằm trong diện có hồ sơ quản lý nghiệp vụ.
Án cướp và cướp giật tài sản xảy ra 263 vụ (giảm 22 vụ), chiếm tỷ lệ cao sau
án trộm (18,58%), gần đây khi bị trấn áp mạnh ở trung tâm có dấu hiệu dạt ra vùng
ven như Quận Bình Tân, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận Bình Thạnh...; hầu
hết là cướp giật có phương tiện (90,37%), phần lớn phát sinh trong số thanh thiếu
niên thất nghiệp, nghiện ma túy (35,14%). Thủ đoạn chủ yếu vẫn là băng nhóm từ 2

đến 4 tên dùng xe gắn máy kè theo nạn nhân tham gia giao thông đến những đoạn
đường vắng, tối chặn đánh cướp tài sản hoặc phục sẵn nơi tối vắng, chặn đường
dùng hung khí cướp tài sản (66,66%),…
2.2. Tổng quan về tệ nạn cướp giật tại Quận 1
Quận 1 là nơi tập trung nhiều các tụ điểm ăn chơi, phòng trà, quán bar, vũ
trường,... Chính vì thế, từ lâu, nơi đây đã trở thành địa điểm lý tưởng để các băng
nhóm tội phạm, đặc biệt là tội phạm cướp giật từ khắp các tỉnh, thành phố đến hoạt
động, chúng ẩn náu và xuất hiện ở bất kì đâu trong các khu dân cư cao cấp, các
trung tâm mua sắm, các khách sạn lớn, khu du lịch, công viên,... hoặc có chiều
hướng co cụm và dịch chuyển sang các địa bàn lân cận, móc nối với các băng
nhóm, đối tượng hình sự tại địa phương để thực hiện các hành vi trái pháp luật.

Từ biểu đồ ta thấy, trong năm 2012, trên địa bàn Quận 1 xảy ra 419 vụ phạm
pháp hình sự, trong đó có tới 288 vụ cướp (chiếm 68,7%). Năm 2013, số vụ cướp
giật tài sản giảm được 25 vụ (nhưng lại chiếm tỉ lệ cao đến 81,2%), tổng số vụ
phạm pháp giảm mạnh (giảm 95 vụ). Song tới năm 2015, con số này đã tăng lại từ
324 lên 345 vụ phạm pháp, điều đáng mừng là số vụ cướp giật đã giảm rõ rệt chỉ
còn lại 109 vụ, ít hơn hẳn so với con số 263 của năm 2013.
Theo báo cáo của Đại tá Nguyễn Tấn Đạt - Trưởng Công an Quận 1, năm
2015 trên địa bàn quận xảy ra 345 vụ phạm pháp hình sự, bắt được 324 đối tượng,
trong đó cướp giật tài sản là 109 vụ (chiếm 31,6%), trộm cắp là 177 vụ (chiếm
51,3%)… Trong số 109 vụ cướp giật thì có tới 55 vụ cướp giật tài sản mà nạn nhân
là công dân mang quốc tịch nước ngoài.
Một cán bộ Công an phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1 xác nhận, hầu như
ngày nào công an phường cũng nhận được trình báo của du khách về việc bị cướp
giật tài sản.
15


Thiếu tá Đỗ Thế Chính - Đội phó đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, Công

an Quận 1 tiết lộ, ngoài cướp giật thì tại trung tâm TP. Hồ Chí Minh có các băng
nhóm dùng chiêu giả gái mại dâm, tiếp cận đụng chạm, sờ mó nam du khách rồi
nhanh tay trộm ví tiền, điện thoại di động và tài sản.
Đại tá Lê Ngọc Phương - Trưởng phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội,
Công an TP. HCM thừa nhận, tội phạm ở khu vực trung tâm Quận 1 đang nhắm vào
du khách nước ngoài. "Nhiều vụ giá trị tài sản không cao nhưng chúng tôi bị lãnh
sự quán các nước phàn nàn, rất đau đầu", ông Phương nói.
Còn theo trung tướng Lê Đông Phong, cũng trong hội nghị sáng ngày
14/6/2016, Ông nhận định: “Tội phạm xâm phạm tài sản được Công an thành phố
tập trung đấu tranh và liên tục kéo giảm nhưng vẫn xảy ra nhiều tại trung tâm thành
phố và chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu phạm pháp hình sự, nhất là án cướp giật, trộm
tài sản. Các phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội có tính quốc tế (do các đối
tượng người nước ngoài cầm đầu) ngày cũng tăng lên”.
Ngày 27/11/2017, Công an Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh đã liên tiếp bắt giữ
nhiều đối tượng liên quan đến 3 vụ cướp giật, trong đó nạn nhân chủ yếu là du
khách nước ngoài trên địa bàn quận. Vào đầu giờ chiều 27/11, các trinh sát công an
quận 1 phát hiện đối tượng Nguyễn Thanh Hiền, sinh năm 1988 ngụ tại quận 10 có
nhiều dấu hiệu nghi vấn nên tiến hành theo dõi. Khi đối tượng trên vừa áp sát giật
dây chuyền của một nữ du khách Philippines thì đã bị các trinh sát nhanh chóng bắt
gọn. Trước đó, Công an quận 1 cũng bắt giữ đối tượng Hứa Mã Như Hoa, sinh năm
1997 và vợ là Lương Thị Ngọc Mai sinh năm 1998, cùng ngụ Thành phố Hồ Chí
Minh khi cả 2 vừa ra tay giật điện thoại của một phụ nữ mang quốc tịch Đài Loan,
Trung Quốc khi đang đi bộ trên đường
Theo nguồn tin từ Vnexpress, rạng sáng 03/02/2018, tổ hình sự đặc nhiệm
Công an Quận 1 tuần tra khu vực trung tâm thì phát hiện hai thanh niên có biểu
hiện khả nghi nên theo dõi. Khi đến đường Huyền Trân Công Chúa (phường Bến
Thành), chúng phát hiện người phụ nữ dừng xe nghe điện thoại bên lề nên áp sát.
Tên ngồi sau giật phăng túi xách treo ở tay lái rồi phóng đi. Nạn nhân ú ớ tri hô.
Phát hiện cảnh sát lao theo, hai tên cướp chạy tốc độ cao, lạng lách không cho xe
dưới vượt lên, khi đến giao lộ Trương Định - Võ Văn Tần, đặc nhiệm đã băng lên,

tung chân đá văng tên cướp vào lề. Kẻ ngồi sau cầm túi xách định vùng chạy thì bị
trinh sát kẹp cổ, quật ngã xuống đường. Tên cầm lái nhanh chân chạy bộ lủi vào
con hẻm nhỏ gần đó mất bóng. Tại trụ sở công an, tên cướp khai là Nguyễn Thành
16


Giá (24 tuổi, quê Đồng Tháp). Túi xách chứa 3,5 triệu đồng, nhiều giấy tờ... được
trả lại cho bị hại.
Ngày 10/4/2018, cũng trong lúc Tổ đặc nhiệm Công an Quận 1 đang đi tuần
tra khu vực trung thành phố. Đến đường Nguyễn Công Trứ, khu vực phường
Nguyễn Thái Bình, họ nghe tiếng truy hô cướp từ một người phụ nữ đi xe SH màu
trắng, đồng thời hai thanh niên chở nhau phóng xe vụt đi. Cuộc truy đuổi tốc độ cao
diễn ra qua nhiều tuyến đường như Hồ Tùng Mậu - Hàm Nghi - Cầu Khánh Hội Hoàng Diệu - Trần Hưng Đạo - Phạm Ngũ Lão,... Hai tên cướp liên tục lạng lách
nhằm cắt đuôi cảnh sát đặc nhiệm. Sau khoảng 10 km, đến vòng xoay trước chợ
Bến Thành, trinh sát vượt lên đạp ngã xe bọn chúng. Tên cầm lái tiếp tục bỏ chạy,
kẻ còn lại bị khống chế. Đặc nhiệm truy đuổi thêm một đoạn, bắt tên còn lại. Hai
tên cướp là Nguyễn Hoàng Tú (18 tuổi) và Nguyễn Hoàng Tín (14 tuổi) khai nhà ở
Quận 12, bỏ học giữa chừng nên rủ nhau đi giật đồ. Đêm qua chúng vừa giật điện
thoại iPhone X của người phụ nữ, định chạy về địa bàn của mình thì bị bắt.
2.3. Hậu quả của vấn đề
- Vấn nạn cướp giật gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản:
+ Như các số liệu đã nêu trên, trong vòng 9 tháng (từ ngày 01/10/2013
– 31/7/2014), tội phạm hình sự trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã làm chết 83
người, bị thương 598 người, thiệt hại tài sản trên 171 tỉ đồng. Trong 3 tháng (từ
02/2016 – 05/2016) tội phạm cướp giật đã làm làm chết 22 người, bị thương 167
người, tài sản thiệt hại trị giá trên 33 tỉ đồng.
+ Điển hình như anh Trần Quốc Dũng (ngụ Quận 5) bị cướp giật một
chiếc ba lô đựng một ít tiền và một chiếc laptop hiệu Sony Vaio. Bọn cướp giật quá
mạnh khiến anh té xuống xe bị thương nặng, người đi đường nhanh chóng đưa anh
vào bệnh viện để cấp cứu. Nhưng khi tới được bệnh viện thì anh Dũng đã qua đời,

các bác sĩ chẩn đoán anh bị chấn thương sọ não nặng.
- Làm cuộc sống của người dân địa phương luôn trong tâm trạng thấp thỏm,
lo âu mỗi khi ra đường:
+ Không chỉ ra đường mới sợ bị cướp giật, sự việc xảy ra một năm
trước đây (ngày 16/03/2016) tại hẻm 114 Bàn Cờ, phường 3, Quận 3, TP. HCM.
Hình ảnh từ camera ghi lại cho thấy, hai tên cướp chở nhau trên một chiếc xe máy.
Chúng đi lại trong con hẻm để quan sát tình hình. Đến đầu một góc cua chúng bất
ngờ quay xe lại rồi sau đó tiến gần tới chỗ người phụ nữ đang ngồi trong nhà. Khi
17


lại gần, tên ngồi sau đưa tay giật sợi dây chuyền trên cổ người phụ nữ rồi nhanh
chóng tẩu thoát.
+ Để đối phó với nạn cướp giật, nhiều người dân nghĩ ra rất nhiều
"chiêu độc" như Chị Nguyễn Thị Ngọc Hân (ngụ Quận 1) rút ra được kinh nghiệm
xương máu sau lần bị cướp sạch tiền, vàng: "Mỗi lần đi đâu là tôi cất hết tiền bạc,
giấy tờ ở trong người, chứ không để trong túi xách, vì lỡ nếu có bị cướp túi xách và
cướp luôn xe thì còn giữ được mớ giấy tờ và tiền bạc trong người cũng đỡ khổ. Còn
chị Mỹ Duyên (ngụ Quận 7) chia sẻ: "Trên những đoạn đường vắng, tôi luôn rồ ga,
chạy thật lẹ, đồng thời phải quan sát kính chiếu hậu trên đường. Thậm chí có cái ba
lô cũng đeo trước ngực chứ không còn đeo sau lưng nữa.
- Làm mất hình ảnh đẹp của TP. Hồ Chí Minh trong lòng du khách và bạn bè
Quốc tế:
+ Một nam du khách người Đức tên S.Grets bị chém, cướp tài sản
ngay trung tâm TP. Hồ Chí Minh. Vụ án xảy ra lúc rạng sáng, ông S.Grets cùng bạn
gái ngồi hóng mát bên kênh Tàu Hũ, đường Võ Văn Kiệt, phường Nguyễn Thái
Bình, Quận 1. Nhóm 5 thiếu niên cầm hung khí, dao Thái Lan xộc tới chém ông
S.Grets bị thương. Cặp đôi này hoảng sợ, lo tìm đường thoát thân và nhóm thiếu
niên đã cướp một ĐTDĐ và 600.000 đồng rồi tẩu thoát.
+ Theo đó, Phó Giám đốc Sở Du lịch Tp. HCM cho biết ngày càng

nhiều khách du lịch nước ngoài đến TP. Hồ Chí Minh, điều họ lo sợ nhất là tình
trạng cướp giật và an toàn giao thông. Trong năm 2015, Sở nhận được công hàm từ
đại diện các nước Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản,... phản ánh tình trạng công dân
của họ bị cướp giật, mất hộ chiếu, tài sản. “Bằng văn bản, họ bày tỏ quan ngại về
tình trạng gia tăng số lượng công dân nước ngoài bị xâm hại an ninh, cướp giật tài
sản trong các quận, huyện ở thành phố và sự thiếu hợp tác hoặc hợp tác không đầy
đủ của lực lượng chức năng khi du khách phản ánh thông tin”.
- Làm tiêu tốn lớn nguồn ngân sách của địa phương và trung ương:
+ Theo Nghị định 90/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định 117/2011/NĐ-CP về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở,
sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân thì “Mỗi phạm nhân được đảm bảo một
tháng có 17kg gạo tẻ thường; 15 kg rau xanh; 0,7kg thịt; 0,8kg cá; nếu lao động
nặng nhọc, độc hại khẩu phần có thể tăng thêm 15%”. Như vậy, tính theo giá thị
trường hiện tại, một phạm nhân tiêu tốn mỗi tháng hết khoảng gần 600.000đ tiền
18


ăn, trong đó chưa tính các chi phí phát sinh khác. Nếu lấy số tội phạm bắt được ở
Quận 1 (năm 2015) là 324 người * chi phí 600.000đ tính trên thì mỗi tháng đã tiêu
tốn tới 194.400.000đ – một con số không hề nhỏ so với mức thu nhập trung bình
hiện nay của người dân. Trong khi nếu không có số tội phạm kể trên thì số tiền đó
đã được dùng trong các hoạt động phúc lợi xã hội, chăm sóc cho người dân khó
khăn.
3. Phân tích và đề xuất giải pháp cho vấn đề
3.1. Phân tích vấn đề
Từ những vụ án kể trên có thể thấy các đối tượng lợi dụng sơ hở của bị hại,
khi tham gia giao thông, đối tượng sử dụng xe máy và tập trung theo dõi để ý
những phụ nữ đi xe gắn máy hoặc du khách nước ngoài có đeo túi, trang sức quý
giá, điện thoại khi sơ hở thì lập tức gây án…
Đặc biệt, các đối tượng thành lập băng, nhóm từ hai đến ba đối tượng, các

đối tượng thường có sự bàn bạc, phân công nhiệm vụ người trực tiếp giật, người
điều khiển phương tiện, người làm nhiệm vụ cản đường. Một số đối tượng chuyên
nghiệp thường ăn mặc rất lịch sự, chạy xe máy đắt tiền, tụ tập tại các ngân hàng,
khách sạn, quán ăn, trung tâm mua sắm sang trọng, lợi dụng lúc khách hàng sau khi
ra về, thiếu cảnh giác để thực hiện hành vi phạm tội. Có thể nói, tội phạm cướp giật
tài sản hiện nay có tính chuyên nghiệp cao, hoạt động lưu động trên nhiều địa bàn,
lĩnh vực, có sự đan xen câu kết với các loại tội phạm khác. Đặc biệt, thời gian qua
trên địa bàn Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh tình hình tội phạm cướp giật tài sản diễn
biến phức tạp, nhất là cướp giật tài sản của khách du lịch, của người nước ngoài,
gây ảnh hưởng xấu về hình ảnh con người, đất nước Việt Nam, nhiều vụ gây dư
luận xấu, bất bình, gây tâm lý bất an đối với người dân địa phương và người nước
ngoài đến Việt Nam.
Hơn hết, tình hình tội phạm cướp giật trên địa bàn thành phố vẫn tiếp tục
diễn biến phức tạp cả về tính chất, mức độ với thủ đoạn gây án ngày càng tinh vi,
manh động. Trong đó có sự tác động, tiềm ẩn nhiều nguy cơ thách thức do việc
quản lý, xử lý người nghiện, nhất là nghiện ma túy tổng hợp còn nhiều khó khăn
dẫn đến các hành vi sai trái và gây hậu quả đáng tiếc như vậy.
3.2. Thuận lợi và khó khăn của vấn đề
3.2.1. Thuận lợi
19


- Phòng, chống tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn cướp giật nói riêng là một
trong những chương trình được ưu tiên hàng đầu từ Trung ương đến địa phương.
Những hoạt động thiết thực thường xuyên được tổ chức như: Lễ ra quân tháng cao
điểm về phòng, chống tệ nạn xã hội, Tuyên truyền nâng cao cảnh giác về tệ naj
cướp giật, các buổi diễn tập,... đã được phổ biến đến người dân.
- Người dân trong địa phương có sự tin tưởn vào chính quyền địa phương, cơ
quan chức năng, tin vào pháp luật, đường lối của Đảng và Nhà nước trong cuộc
cuộc đẩy lùi tệ nạn xã hội.

- Người dân hầu hết đều nhiệt tình tham gia các lớp tập huấn, tuyên truyền
và tích cực trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội, có tinh thần đoàn kết, giúp
đỡ, hỗ trợ nhau.
- Đây là vấn đề được các cấp chính quyền ưu tiên hàng đầu, có sự quan tâm
sâu sắc và chú trọng đến chăm lo đời sống an toàn cho người dân tại địa phương.
3.2.2. Khó khăn
- Trong cuộc chiến chống lại vấn nạn cướp giật tại khu vực trung tâm thành
phố, các khu du lịch, khu công viên, trung tâm thương mại,... đang diễn ra một cách
quyết liệt, thì các băng băng nhóm tội phạm lại có thêm nhiều hình thức hoạt động
tinh vi hơn, không chỉ táo tợn mà còn rất liều lĩnh, tính chất côn đồ của những tên
cướp giật tăng lên từng ngày, khiến cho nhiều người dân luôn lo sợ. Hơn nữa, nếu
thất bại trong một lần chúng sẽ mưu đồ ý định trả thù riêng khi tẩu thoát được.
Cũng vì lẽ đó, mà người dân không dám chống trả bọn cướp giật, càng không dám
“lo chuyện bao đồng” khi thấy cướp giật diễn ra trước mắt mình chỉ vì không muốn
bản thân gặp rắc rối hay rước vạ vào người. Lâu dần, trong mỗi người hình thành
một cái “vỏ bọc” mang tên vô cảm, dửng dưng trước tai nạn của người khác. Điều
đó, đã làm củng cố thêm sức mạnh của các băng nhóm tội phạm, giúp chúng ngang
nhiên cướp giật mà không sợ điều gì.
- Các mô hình “Hiệp sĩ đường phố” tuy có hiệu quả cao nhưng không được
sự chăm lo của các cơ quan chức năng nên dần dần cũng mất đi tác dụng. Ví dụ
như nhóm “Hiệp sĩ đường phố” của anh Nguyễn Văn Minh Tiến (SN 1974, một thợ
sửa chữa đồ điện tử tại quận Tân Phú) lúc đầu có đến 200 người, sẵn sàng cùng anh
"trừ gian, diệt bạo". Tuy nhiên, được một thời gian thì nhóm của anh Tiến tan rã
dần vì nhiều lý do riêng, đến nay còn chưa đầy được 20 người. Trong đó, một phần
là do thiếu sự chăm lo của chính quyền, thiếu các chính sách hỗ trợ cho công tác
hoạt động cũng như không được đảm bảo an toàn về sau.
20


- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân gặp phải một trở

ngại lớn đó là sự tham gia đông đủ của người dân chưa đạt kết quả cao do vướng
phải thời gian đi làm, cũng như là các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
- Tại Quận 1, thành phần dân cư đa dạng, phức tạp, trình độ dân trí không
đồng đều là khó khăn cho công tác truyền thông rộng rãi và sâu sắc.
3.3. Nguyên nhân phát sinh
3.3.1. Nguyên nhân khách quan
- TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nên lao động ở các tỉnh, thành
phố khác đổ về quá nhiều, luồng di dân đến đây quá lớn trong khi số lượng việc
làm dôi dư không đủ đáp ứng hết cho tất cả mọi người, một trong số thiếu việc làm
ấy đã thực hiện các hành vi sai trái pháp luật nhằm đáp ứng kinh tế bản thân.
- “Sức đề kháng” của cá nhân thấp cùng với việc thiếu sự quản lý sát sao của
gia đình nên dễ phát sinh phạm pháp hình sự, đặc biệt là tội phạm cướp giật.
- Vấn đề quản lý an ninh trật tự trên địa bàn còn kém, có sự đùng đẩy trách
nhiệm cũng như trì trệ trong xử lý sai phạm của các cơ quan chức năng làm phát
sinh nhanh chóng các ổ nhóm cướp giật nhất là địa bàn giáp ranh, địa bàn tập trung
đông dân cư và nhiều thành phần xã hội như Quận 1 lại càng có nhiều yếu tố thuận
lợi cho bọn tội phạm ra tay.
- Sự chủ quan, sơ hở, thiếu cảnh giác của người dân đã tạo thêm nhiều cơ hội
để các băng nhóm tội phạm hành động.
- Các quy định xử phạt còn khá nhẹ, chưa đủ sức răng đe các đối tượng.
3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Sự tha hóa trong lối sống, đạo đức, lòng tham của một số đối tượng.
- Sự xuất hiện của một bộ phận thanh thiếu niên có lối sống tiêu cực, lệch lạc
về nhận thức, muốn hưởng thụ về vật chất nhưng lại không chịu lao động.
- Sự đua đòi theo cuộc sống vật chất hiện đại trong khi cơ sở kinh tế của bản
thân và gia đình không đủ đáp ứng.
- Thiếu bản lĩnh cũng như nhận thức của cá nhân còn thấp nên bị các tệ nạn
xã hội khác như cờ bạc, mại dâm, ma túy,... tác động, lôi kéo nên đã dấn thân vào
con đường tội phạm.
3.4. Đề xuất giải pháp

21


Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm
cướp giật tài sản, bên cạnh tập trung làm tốt công tác nắm tình hình, diễn biến hoạt
động của các loại tội phạm trên địa bàn, thì bên cạnh đó, cần phải làm tốt công tác
phòng ngừa xã hội, tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức cho quần chúng
nhân dân về tinh thần cảnh giác, ý thức chấp hành pháp luật, đặc biệt là ý thức tự
bảo vệ tài sản và tích cực tham gia đấu tranh chống tội phạm xã hội nói chung và
tội phạm cướp giật tài sản nói riêng trên các tuyến giao thông đường bộ. Đặc biệt,
vấn đề cốt lõi vẫn là nhận thức và hành động của người dân trước những tình huống
phát sinh tội phạm cướp giật tài sản. Như vậy, có thể thấy rằng, để góp phần nâng
cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn thì cần
phải trung tổ chức đồng bộ hoạt động phòng ngừa xã hội với “ba chính”. Đó là
chính sách, chính quyền và chính người dân cùng tham gia phòng, chống tội phạm.
- Thứ nhất là về các chính sách, quy định, phát luật hiện hành cần phải được
thay đổi cho phù hợp với bối cảnh hiện tại, nâng cao mức sử phạt để đủ sức rắn đe
các đối tượng phạm pháp. Các quy định về tội danh, hành vi vi phạm pháp luật cần
rõ ràng, cụ thể, đơn giản, dễ hiểu để quá trình điều tra, cáo buộc tội danh và xử lý
vi phạm diễn ra nhanh hơn.
- Thứ hai, về phía cơ quan chức năng, chính quyền địa phương:
+ Nhanh chóng thành lập lại lực lượng SBC (lực lượng săn bắt cướp
tinh nhuệ) hoặc tương tự. Như trước đây, khi đối tượng chống cự, SBC được quyền
sử dụng súng quân dụng bắn thẳng. Còn đặc nhiệm hình sự hiện nay chủ yếu sử
dụng công cụ hỗ trợ. Vì vậy, để trấn áp tội phạm triệt để, tái lập được SBC với
nhiều chức năng, quyền hạn đặc biệt sẽ là biện pháp hữu hiệu.
+ Công an, cơ quan chức năng cần phải nghiên cứu, phân tích các
nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm để làm cơ sở đề ra các chủ trương giải
pháp có tính chiến lược, đồng bộ, căn cơ, đảm bảo xử lý có hiệu quả và chủ động
đối với các diễn biến tình hình an ninh trật tự mới, ngăn chặn không để các loại tội

phạm gây án nguy hiểm hoạt động trên địa bàn. Bên cạnh đó phải luôn bám sát
thực tế, làm tốt nhiệm vụ đặt ra, trong bất cứ tình huống nào cũng phải đảm bảo an
ninh trật tự, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự và quản
lý hành chính; giảm phiền hà, rắc rối cho người dân khi khai báo tình trạng gặp
phải; đồng thời tập trung tấn công, trấn áp tội phạm, không để tội phạm cướp giật
gia tăng.
22


+ Đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống tội
phạm, tội phạm CGTS tại địa bàn dân cư, nhất là tại những địa bàn phức tạp, trọng
điểm, địa bàn giáp ranh xảy ra nhiều vụ CGTS, đặc biệt là những phương thức, thủ
đoạn mới cho người dân biết chủ động phòng, chống.
+ Các tệ nạn như ma túy, mại dâm, cờ bạc, cá độ là nguyên nhân
chính dẫn đến nhiều vụ cướp, giết đau lòng mà báo chí từng nêu. Nhiều thanh thiếu
niên cần tiền để hút chích, thỏa mãn cơn nghiện nên sẵn sàng ra tay rất dã man. Từ
tội phạm này dẫn đến tội phạm khác với mục đích cuối cùng là có tiền để thỏa mãn
nhu cầu thấp bé của bản thân. Chính vì vậy, muốn bài trừ vấn nạn cướp giật thì các
cơ quan chức năng phải xử lý ngay từ cái gốc của nó, nghĩa là phải xử nghiêm các
đối tượng buôn bán, tàng trữ ma túy, các đối tượng tham gia mua dâm, bán dâm,
tham gia cá độ, cờ bạc,... kể cả những người dung túng và bao che tội phạm cũng
đều phải xử lý thích đáng.
+ Không giảm án đối với những đối tượng tái phạm nguy hiểm, những
phần tử cực đoan, liều mạng,... để răn đe, giáo dục những người mon men đi vào
con đường này.
+ Tạo điều kiện để nhân viên công tác xã hội có thể tiếp cận đối tượng
phạm tội đã bị bắt. Từ đó giúp việc khai thác thông tin một cách dễ dàng hơn nhằm
phục vụ cho công tác nghiên cứu tâm lý tội phạm. Những người này, họ thường cho
rằng chẳng mấy ai thật lòng và muốn gần gũi mình nên họ ít chia sẻ cởi mở vậy nên
chúng ta cần đặt mình vào vị trí của họ để thấu hiểu họ hơn đó cũng là cơ sở cho

việc thu thập thông tin một cách hiệu quả. Đây là một kỹ năng khó không phải ai
cũng làm được. Nó đòi hỏi người nhân viên công tác xã hội phải có bản lĩnh và
không bị cám dỗ. Đôi khi chúng ta cần đi sâu vào cuộc sống của họ, nhìn việc của
họ làm dưới nhiều góc độ khác nhau mới có thể hiểu một cách chính xác nhất
những suy nghĩ, tình cảm, khó khăn của họ từ đó sẽ có cách tiếp cận, trợ giúp phù
hợp nhất, hiệu quả cao nhất.
- Thứ ba, về phía cộng đồng địa phương:
+ Người dân cần tự nâng cao ý thức cảnh giác bảo vệ tài sản của mình
khi tham gia giao thông hay tập trung ở những nơi đông người, nơi công cộng,
không đeo nhiều trang sức, mang nhiều tài sản có giá trị khi tham gia giao th ông,
không được để túi xách ở các vị trí dễ bị cướp giật, hoặc gây sự chú ý cho các đối
tượng xấu. Bên cạnh đó, mọi người dân cần đồng lòng lên tiếng, chống lại sự hoành
hành của tệ nạn cướp giật.
23


+ Khi bị cướp giật cần phải hô hoán để người khác giúp đỡ trong việc
truy bắt thủ phạm. Điều quan trọng nhất là phải đảm bảo an toàn về tính mạng, sức
khỏe cho chính mình, không nên có những hành động liều lĩnh đuổi theo thủ phạm
khi không có người trợ giúp hoặc các phương tiện giao thông đang đi với tốc độ
cao.
+ Một yếu tố quan trọng, khi bị cướp giật cần kịp thời trình báo, hợp
tác nhiệt tình với cơ quan điều tra để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.
+ Phải thành lập các tổ chức xã hội nghề nghiệp, vận động các công
ty, xí nghiệp, nhà máy,… không được kỳ thị, bài xích các đối tượng có tiền án tiền
sự trên để giúp họ tái hòa nhập cộng đồng, làm việc đàng hoàng để nuôi sống bản
thân và gia đình.
4. Vận dụng vai trò của tác viên cộng đồng vào truyền thông nâng cao nhận
thức về tệ nạn cướp giật cho người dân tại địa phương
4.1. Vai trò người nghiên cứu

Với vai trò là người nghiên cứu, tác viên cộng đồng cùng với cán bộ địa
phương như Trưởng khu phố, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, nhóm nồng cốt tại địa
bàn Quận 1,... phân tích cụ thể tình hình cướp giật của Quận đang ở mức độ nào,
cần đưa ra những kế hoạch, đề án thực hiện biện pháp nghiên cứu xã hội, làm mẫu
thí điểm các mô hình phòng chống tệ nạ xã hội, trong đó có tệ nạn cướp giật.
4.2. Vai trò người lập kế hoạch
Tác viên cồng đồng cần giúp người dân dân xây dựng một kế hoạch truyền
thông nâng cao nhận thức của người dân về tệ nạn cướp giật. Vì đó là vấn đề cần
làm, cần quan tâm, và kế hoạch này cũng phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế
- văn hóa – xã hội của Đảng, Nhà nước nói chung, của TP. Hồ Chí Minh, Quận 1
nói riếng. Đồng thời, xây dựng kế hoạch này cần sự đồng thuận của người dân và
chính quyền địa phương thì mới phát huy được hiệu quả.
4.3. Vai trò người biện hộ
Với vai trò là người biện hộ, tác viên cộng đồng đại diện cho tiếng nói của
người dân trong địa bàn có những đề đạt đối với những cơ quan chức năng có thẩm
quyền như Ủy ban nhân dân Quận 1, Công An Quận 1 và các tổ chức khác có liên
24


quan để bảo vệ lợi ích chính đáng và đảm bảo an toàn cho người dân. Bên cạnh đó,
tác viên cộng đồng cúng phải biện hộ cho quyền lợi của các đối tượng xã hội, nói
lên tiếng nói của họ về những khó khăn gặp phải trong cuộc sống để dẫn đến con
đường tệ nạn, từ đó có được biện pháp hỗ trợ phù hợp cho đối tượng.
4.4. Vai trò người huấn luyện
Tác viên cộng đồng là người hướng dẫn người dân trong địa phương hiểu về
mục đích, chiến lược phát triển về hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của
người dân về tệ nạn cướp giật. Bồi dưỡng cho người dâm kỹ năng phòng, chống lại
những tình huống xấu không may xảy ra. Bên cạnh đó, còn bổi dưỡng cho các cán
bộ, nhóm nồng cốt tại Quận 1 để họ sẽ trở thành những người đầu mối, chịu trách
nhiệm về vấn đề này để có những biện pháp, cách thức xử lý các vấn đề phát sinh.

Đồng thời còn nâng cao tinh thần tự giác, tập trung, và tính cố kết cộng đồng để
cùng nhau bài trừ tệ nạn cướp giật.
4.5. Vai trò người xúc tác
Trong vai trò này, tác viên cộng đồng sẽ là người gợi mở, hướng dẫn, tư vấn
cho cộng đồng để họ xem xét và đưa ra các giải pháp phù hợp với khả năng và nhu
cầu chung của cộng đồng người dân tại Quận 1. Trong hoạt động truyền thông nâng
cao nhận thức về tệ nạn xã hội thì tác viên cộng đồng cần tổ chức hợp dân, qua đó
có thể chia sẻ những kiến thức, cách phòng, chống tệ nạn cướp giật và khuyến
khích người dân tự nói lên suy nghĩ và tự đưa ra biện pháp giải quyết mà họ cảm
thấy là phù hợp với thực trạng địa phương của mình.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Xã hội càng phát triển các tệ nạn xã hội cũng len lỏi và phát triển theo để
đến một lúc nó trở thành vấn nạn nhức nhói gây bức xúc cho người dân như là vấn
25


×