Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người khuyết tật tại tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.09 KB, 23 trang )

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CSII)
---o0o---

NGUYỄN TRỌNG HOÀNG ÂN

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Hệ Đại học – Ngành Công tác xã hội

Môn: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Lớp: ĐH 15 CTXH

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2018


BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CSII)
---o0o---

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Hệ Đại học – Ngành Công tác xã hội

Đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHĂM LO ĐỜI SỐNG
CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI TỈNH KHÁNH HÒA

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Trọng Hoàng Ân


Giảng viên hướng dẫn

: TS. Nguyễn Minh Tuấn

Lớp

: Đ15CT2

MSSV

: 1557601010084

Khóa

: 2015 - 2019

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2018


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

ĐIỂM
Ghi bằng sô

Chữ ký của giảng viên
Ghi bằng chữ

Giảng viên 1

LỜI CẢM ƠN

Giảng viên 2


Em xin gửi lời cảm ơn và sự tri ân sâu sắc đến thầy TS. Nguyễn Minh Tuấn,
thầy đã tận tâm hướng dẫn em và cả lớp qua từng buổi học, những buổi nói chuyện
của thầy về sự trải nghiệm trong nghề công tác xã hội cũng như những câu chuyện
thầy đi cùng các anh chị khóa trước. Lời hướng dẫn, dạy bảo, những buổi chia sẻ

của thầy đã giúp cho bản thân em hiểu thêm về ngành học, nghề nghiệp trong tương
lại của mình, điều đó đã giúp em yêu ngành và yêu nghề hơn nữa, muốn được gắn
bó với nghề. Hơn hết, nếu không có những chia sẻ đó thì em nghĩ bài tiểu luận này
của em rất khó có thể hoàn thành được.
Bài tiểu luận của em được thực hiện trong khoảng thời gian chỉ hơn 1 tuần.
Vì sự cản trở của thời gian nên em không thể đi vào thực tế, tìm hiểu cuộc sống thật
sự của người khuyết tật tại địa phương mà chỉ nghiên cứu trên số liệu từ nhiều
nguồn có sẵn, một phần nữa do kiến thức của em còn hạn chế về mọi mặt. Do vậy,
không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những
ý kiến đóng góp của thầy để bài tiểu luận này hoàn thiện hơn và để em có thêm
kinh nghiệm cho bài tiểu luận và bài báo cáo thực tập sắp tới.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
3.1. Phương pháp sưu tầm tài liệu.........................................................................2
3.2. Phương pháp quan sát, so sánh.......................................................................2
3.3. Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp....................................................3
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn...........................................................3
4.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................................3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn............................................................................................3
5. Kết cấu đề tài...................................................................................................3
PHẦN 2: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN...........................................................4
1. Một sô khái niệm cơ bản.................................................................................4
2. Phân loại khuyết tật........................................................................................6
PHẦN 3: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................................7

1. Thực trạng người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa........................7
2. Thực trạng công tác chăm đời sông cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa........................................................................................................... 7
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chăm lo đời sông cho người khuyết
tật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa........................................................................12
PHẦN 4: KẾT LUẬN..........................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................16


SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân – Lớp Đ15CT2

MSSV: 1557601010084

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Người khuyết tật là một bộ phận không nhỏ của dân số thế giới, trong bất kỳ
một xã hội nào dù phát triển hay kém phát triển, dù phải hứng chịu chiến tranh hay
không phải trải qua chiến tranh cũng tồn tại một bộ phận người khuyết tật. Trong
đó, Việt Nam cũng không ngoại lệ, hơn thế nữa nước ta lại là một quốc gia có tỷ lệ
người khuyết tật khá cao so với tỷ lệ chung của toàn thế giới, chiếm 6,4% dân số cả
nước tương đương khoảng 5,3 triệu dân. Nhưng may mắn thay người khuyết tật tại
nước ta luôn được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước cùng một số tổ chức
quốc tế khác. Cho đến nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành và thực hiện nhiều chủ
trương, chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật nhằm giúp đỡ họ có cuộc
sống tốt hơn. Thông qua đó, bảo đảm cho người khuyết tật có thể tham gia vào các
hoạt động xã hội, sống độc lập, chủ động. Ngoài ra họ còn được miễn hoặc giảm
một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, được chăm sóc sức khỏe, phục
hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công
trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể
thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật và được

thụ hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm mục đích cuối cùng là
tạo cơ hội giúp họ hoà nhập với cộng đồng và phát triển như những người bình
thường khác.
Trong những năm qua, cùng với lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội, giữ vững
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng đảng và hệ thống chính trị vững
mạnh, cấp ủy, chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị đã thường xuyên
quan tâm chăm sóc người khuyết tật. Gia đình người khuyết tật đã phát huy tốt vai
trò là tuyến đầu nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ, đồng thời nhiều người khuyết tật đã
nỗ lực vượt qua mặc cảm, tự ti, vươn lên khẳng định khả năng sống độc lập, hòa
nhập xã hội và góp phần phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước. Bên cạnh
những kết quả chung đó, công tác chăm sóc người khuyết tật trên địa bàn các
quận/huyện địa phương cũng được các cấp chính quyền quan tâm thực thi. Tuy
nhiên, do nhiều hạn chế mang tính đặc thù địa phương, cũng như điều kiện kinh tế
xã hội khác nhau nên việc chăm lo đời sống của người khuyết tật ở các tuyến
quận/huyện còn gặp nhiều khó khăn; việc huy động các nguồn lực, nhất là nguồn
lực xã hội hóa cho công tác chăm sóc sức khỏe người khuyết tật còn hạn chế,...

Công tác xã hội với người khuyết tật

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn


SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân – Lớp Đ15CT2

MSSV: 1557601010084

Nhằm làm rõ hơn nữa thực trạng việc chăm sóc người khuyết tật, chỉ ra
những nguyên nhân của các hạn chế, trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp, vai trò
của nhân viên xã hội trong chăm lo đời sống người khuyết tật trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa. Bằng những kiến thức trong quá trình học tập tại trường, trãi nghiệm

thực tiễn và cảm nhận tại nơi sinh sống của mình, Tôi lựa chọn “Thực trạng và giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người khuyết tật tại tỉnh
Khánh Hòa” để làm đề tài cho bài tiểu luận môn học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Chỉ ra thực trạng các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật những năm gần đây
trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
- Tìm được nguyên nhân, kết quả mà của quá trình hỗ trợ đó.
- Đánh giá lại hiệu quả thực hiện, những mặt được, mặt hạn chế. Từ đó, đưa
ra được phương hướng mới, hiệu quả hơn.
- Cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người khuyết tật. Tìm hiểu vai trò của nhân
viên xã hội trong hỗ trợ các đối tượng có liên quan.
- Đề xuất cho chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng những giải
pháp mới, hiệu quả và phù hợp với xu hướng.
- Huy động sự tham gia của người dân, chính quyền và cộng đồng trong việc
trợ giúp các đối tượng là người khuyết tật và gia đình họ.
- Chỉ ra những khó khăn trong quá trình thực hiện các giải pháp, mô hình đó.
Đồng thời phát huy những mặt tích cực trong mô hình phục hồi chức năng dựa vào
cộng đồng để có thể triển khai thực hiện suôn sẻ hơn.
3. Phương pháp nghiên cứu:
3.1. Phương pháp sưu tầm tài liệu
Thu thập các số liệu, báo cáo, vấn đề có liên quan trên Internet, tổng cục
thống kê, niên giám thống kê, các trang báo Online uy tín,... làm số liệu, cơ sở lý
luận cho bài tiểu luận.
3.2. Phương pháp quan sát, so sánh
Quan sát số liệu đã thu thập, so sánh các số liệu với nhau từ đó đưa ra những
ví dụ cụ thể hơn, dẫn chứng xác đáng về tình hình.

Công tác xã hội với người khuyết tật

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn



SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân – Lớp Đ15CT2

MSSV: 1557601010084

3.3. Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp
Thống kê lại tất cả các số liệu, báo cáo liên quan sau đó phân tích tổng hợp
một cách kĩ lưỡng các số liệu đã nêu để làm sáng tỏ vấn đề.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần làm rõ thực trạng chăm sóc người khuyết tật trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa
Tài liệu tham khảo cho những đề tài nghiên cứu chuyên sâu có liên quan.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài phản ánh một cách thực tế về thực trạng chăm sóc người khuyết tật, từ
đó thúc đẩy sự quan tâm, đầu tư cho chương trình cũng như hoạt động chăm sóc tại
địa phương
5. Kết cấu đề tài
Bài tiểu luận được chia làm 4 phần:
- Phần 1: Mở đầu
- Phần 2: Một số lý luận cơ bản
- Phần 3: Nội dung vấn đề nghiên cứu
- Phần 4: Kết luận và khuyến nghị

PHẦN 2: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN
Công tác xã hội với người khuyết tật

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn



SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân – Lớp Đ15CT2

MSSV: 1557601010084

1. Một sô khái niệm cơ bản
1.1. Khái niệm “Người khuyết tật”
- Theo Nghị quyết 48/96 do Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày
20/12/1993 về những chuẩn tắc bảo đảm bình đẳng về cơ hội cho người khuyết tật:
Người khuyết tật là người mất mát hoặc hạn chế các cơ hội tham gia vào đời sống
cộng đồng ở mức bình đẳng như những thành viên khác. Thuật ngữ đó mô tả người
khuyết tật tiếp xúc với môi trường. Mục đích của thuật ngữ này là nhằm nhấn mạnh
phải tập trung vào những thiếu sót trong môi trường và các hoạt động có tổ chức
trong xã hội, ví dụ như: thông tin, phổ biến và giáo dục, những thiếu sót này ngăn
trở người khuyết tật tham gia các hoạt động xã hội một cách bình đẳng.
- Còn theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1980, từ những kinh nghiệm
trong lĩnh vực y tế, đã có những định nghĩa về sự thiểu năng, khuyết tật và thiệt
thòi như sau:
+ Thiểu năng: Bất kỳ sự mất mát hoặc dị thường nào về tâm thần, sinh
lý hoặc cấu trúc hay chức năng của cơ thể.
+ Khuyết tật: Bất kỳ một sự hạn chế hoặc thiếu khả năng nào (là hậu
quả của sự thiếu năng) đế thực hiện một hoạt động nào theo cung cách hoặc trong
phạm vi được coi là bình thường của một con người.
+ Thiệt thòi: Sự thiệt thòi của một người, do hậu quả của sự thiểu năng
hoặc khuyết tật làm hạn chế hoặc ngăn cản việc thực hiện đầy đủ vai trò bình
thường, phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính và các yếu tố về văn hóa xã hội, đối với cá
nhân đó.”
Thiệt thòi phản ánh mối quan hệ giữa người khuyết tật và môi trường của họ.
Điều này xuất hiện khi họ phải chạm trán với những rào cản về văn hoá, vật chất và
xã hội, ngăn cản họ tiếp cận với những hệ thống khác nhau của xã hội có sẵn cho

những công dân khác. Do đó, thiệt thòi là sự mất mát hay hạn chế các cơ hội tham
gia vào đời sống cộng đồng ở mức bình đẳng so với người khác. Người khuyết tật
không phải là một nhóm người đồng nhất, ví dụ nhũng người bị bệnh tâm thần, trì
độn, khiếm thị, khiếm thính và bị câm, hoặc nhũng người bị hạn chế về vận động
hay những người được gọi là “khuyết tật y học” phải đối mặt với các loại rào cản
khác nhau mà họ phải vượt qua bằng những cách khác nhau.
Tóm lại, người khuyết tật là người không bình thường về sức khỏe do các
khuyết tật hoặc do bệnh tật làm huỷ hoại, rối loạn các chức năng của cơ thể, hoặc
Công tác xã hội với người khuyết tật

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn


SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân – Lớp Đ15CT2

MSSV: 1557601010084

do hậu quả của những chấn thương dẫn đến những khó khăn trong đời sống và cần
được xã hội quan tâm, giúp đỡ, bảo vệ. Và thực tế đã cho thấy, rất nhiều người
được quan tâm đúng mức đã trở thành những người có ích, họ có thể sống, sinh
hoạt và đóng góp cho xã hội. Khó khăn lớn nhất mà người khuyết tật phải đối diện
không phải từ sự khiếm khuyết chức năng của cơ thể mà chính là những yếu tố cản
trở về tâm lý, xã hội.
1.2. Khái niệm “Sức khỏe”
- Theo Wikipedia: Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh
thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương
tật (theo Tổ chức Y tế Thế giới). Mặc dù định nghĩa này là chủ đề của nhiều cuộc
tranh cãi, đặc biệt thiếu giá trị hoạt động và vì vấn đề được tạo ra bởi từ "toàn
diện", nên đây vẫn là vấn đề còn kéo dài.
- Theo định nghĩa về sức khoẻ của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO- World

Health Organization): "Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể
chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế"
1.2. Khái niệm “Chăm sóc sức khỏe”
Xuất phát từ những vấn đề về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe người khuyết
tật nêu trên, cùng với mong muốn bảo đảm cho người khuyết tật được bảo vệ và
chăm sóc sức khỏe một cách bình đẳng như những người khác, các nước trên thế
giới cũng như Việt Nam đã quy định cụ thể chế độ này trong hệ thống pháp luật
nước mình. Chăm sóc sức khỏe hiểu theo nghĩa rộng được hiểu là quan tâm đến 3
mặt nội dung của sức khỏe gồm:
- Chăm sóc y tế: do ngành y tế đảm nhiệm gồm phòng bệnh, khám chữa
bệnh, phục hồi chức năng.
- Chăm sóc ngoài y tế: Do nhiều ngành thực hiện về dinh dưỡng, vệ sinh môi
trường, nhà ở, giao thông, thể thao…
- Chăm sóc sức khỏe người khuyết tật đặt trong mối liên hệ chặt chẽ và tác
động qua lại giữa các yếu tố môi trường bên ngoài (thức ăn, nước uống, vệ sinh,…)
và yếu tố môi trường bên trong (di truyền, gen, tế bào,…) giữa các hoạt động qua
lại giữa các hoạt động để phòng phát sinh bệnh tật, phát hiện bệnh tật sớm và điều
trị phục hồi sức khỏe người khuyết tật.
Theo quy định của pháp luật hiện hành về người khuyết tật, có thể hiểu chế
độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật bao gồm tổng hợp các quy định về quyền
Công tác xã hội với người khuyết tật

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn

10


SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân – Lớp Đ15CT2

MSSV: 1557601010084


của người khuyết tật được nhà nước, cộng đồng xã hội thực hiện các hoạt động
phòng bệnh, khám chữa bệnh, chỉnh hình, phục hồi chức năng nhằm giúp người
khuyết tật ổn định sức khỏe, vượt qua những khó khăn của bệnh, tật, vươn lên hòa
nhập cộng đồng”.
2. Phân loại khuyết tật
Có khá nhiêu hệ thống phân loại người khuyết tật phụ thuộc vào từng lĩnh
vực và mục đích phân loại khác nhau: phân loại theo giới tính, phân loại theo
nguyên nhân, phân loại theo các nhóm tuổi, phân loại theo các dạng tật... Tuy nhiên
hiện nay, các Bộ - Ngành có liên quan chặt chẽ với các vấn đề tàn tật bao gồm: Bộ
Lao động Thương Binh và Xã hội, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục Đào tạo, các Bộ Ngành này đã chính thức áp dụng Hệ thống phân loại Quốc tế về Suy giảm sức
khỏe, Tàn tật và Khuyết tật (ICIDH) do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành
năm 1980, gồm 7 tiêu chí:
- Suy giảm khả năng vận động như là cụt, liệt cơ, liệt não, bại liệt.
- Khiếm thính/câm.
- Khiếm thị bao gồm mù, mù màu...
- Suy giảm khả năng học tập (suy giảm về nhận thức và trí tuệ) bao gồm cả
hội chứng Down
- Hành vi khác thường (thường là do bị bệnh tâm thần phân liệt hoặc các
bệnh thần kinh khác)
- Động kinh/ngất
- Những tàn tật khác không đề cập ở trên (mất cảm giác - bệnh phong...).
Theo kết quả điều tra Y tế Quốc gia năm 2001 - 2002, thu thập thông tin về
người tàn tật đang sống trong hộ gia đình thì định nghĩa tàn tật được sử dụng bao
gồm những tàn tật sau: tàn tật vận động, điếc hay nghe kém nặng (nói bình thường
cách 1 mét không nghe được), tàn tật về khả năng nói (câm, nói lắp hoặc nói
ngọng), mù lòa hoặc thông manh (giơ ngón tay trước mặt cách 2,5 mét không đếm
được số ngón tay - không tính cận thị), bệnh tâm thần, chậm phát triển trí tuệ.
Ngoài các tiêu chí phân loại tàn tật, còn có các tiêu chí nhằm phân loại mức
độ tàn tật, được quy định trong Điều 1 (Nghị định 81/CP), trong đó quy định rằng:

những người mà khả năng làm việc bị giảm sút theo một tỷ lệ phần trăm nhất định
và được các cơ quan y tế xác nhận sẽ được hưởng các phụ cấp lao động nhất định.
Công tác xã hội với người khuyết tật

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn


SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân – Lớp Đ15CT2

MSSV: 1557601010084

Mức độ tàn tật càng lớn bao nhiêu thì mức phụ cấp được hưởng càng cao bấy
nhiêu.
Theo điều 3, Luật người khuyết tật (2010), Dạng tật và khuyết tật
- Dạng tật bao gồm:
a) Khuyết tật vận động;
b) Khuyết tật nghe, nói;
c) Khuyết tật nhìn;
d) Khuyết tật thần kinh, tâm thần;
đ) Khuyết tật trí tuệ;
e) Khuyết tật khác.
- Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không
thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
b) Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự
thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
c) Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp
quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Việc phân loại và quy thuộc người khuyết tật vào nhóm này hay nhóm khác
sẽ giúp giải quyết các vấn đề về bố trí công ăn việc làm và tổ chức sinh hoại đời

sống.

PHẦN 3: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Toàn tỉnh hiện có khoảng 36.000 người khuyết tật, chiếm 3% dân số. Trong
đó, có 1.831 người khuyết tật đặc biệt nặng, 5.806 người khuyết tật nặng và khoảng
29.000 người khuyết tật nhẹ, với nhiều dạng tật, như: khuyết tật về vận động, nghe,
nói, nhìn, thần kinh, tâm thần, trí tuệ và khuyết tật khác. Đến nay, toàn tỉnh đã tổ
chức xác định và cấp giấy xác nhận khuyết tật cho 20.751 người khuyết tật, hiện
Công tác xã hội với người khuyết tật

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn

12


SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân – Lớp Đ15CT2

MSSV: 1557601010084

còn hơn 15.000 người khuyết tật chưa được cấp giấy xác nhận khuyết tật rơi vào
trường hợp người khuyết tật nhẹ. Lý do là pháp luật về người khuyết tật quy định,
người khuyết tật đặc biệt nặng và nặng được hưởng chính sách trợ cấp xã hội,
còn người khuyết tật nhẹ do không được hưởng trợ cấp xã hội và bảo hiểm y tế, vì
thế, đa số người khuyết tật nhẹ không đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp xã để được cấp
giấy xác nhận khuyết tật.
Tuy nhiên, ước còn khoảng 70% người khuyết tật chưa biết đến chính sách
Trợ giúp pháp lý của Nhà nước. Năm 2013, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước
tỉnh đã lồng ghép phổ biến Luật Người khuyết tật và các văn bản hướng dẫn cho

hơn 200 người tại các lớp tập huấn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, đồng thời tuyên
truyền, phổ biến tại các buổi trợ giúp pháp lý lưu động. Trung tâm bố trí cán bộ tiếp
nhận, giải quyết các yêu cầu trợ giúp pháp lý; tư vấn, giải đáp vướng mắc pháp luật
của người khuyết tật... Hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật là mảng
công việc mới của năm 2013, nhưng kinh phí ngân sách cấp cho công tác này mới
được bổ sung 6 tháng cuối năm 2014, nên công tác trợ giúp pháp lý cho người
khuyết tật mới chuyển động bước đầu.
2. Thực trạng công tác chăm lo đời sông cho người khuyết tật trên địa bàn
tỉnh Khánh Hòa
Hiện nay trên địa bàn xã có khoảng 36 nghìn người khuyết tật với các
dạng khuyết tật như khuyết tật vận động, khuyết tật về thần kinh và trí tuệ, khuyết
tật thị giác, thính giác. Trong số những người khuyết tật có một số người bị nhiều
dạng tật (đa tật) như vừa câm lại vừa điếc, vừa khuyết tật về vận động lại khuyết tật
về thị giác hoặc thính giác… do đó gặp rất nhiều cản trở, khó khăn trong cuộc
sống, sinh hoạt hàng ngày. Đa số người khuyết tật đều có hoàn cảnh gia đình khó
khăn, nhất là những người khuyết tật đặc biệt nặng và khuyết tật nặng chủ yếu sống
dựa vào người thân, gia đình và cộng đồng xã hội.
2.1. Hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức
Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các ban ngành và các tổ chức đoàn thể có
liên quan triển khai tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng,
phổ biến đến các thôn dân cư, vận động sự quan tâm hỗ trợ cho người khuyết tật,
cổ vũ động viên tinh thần phấn đấu vươn lên của người khuyết tật. Đây là hoạt
động có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần tích cực tạo bước chuyển biến mạnh
mẽ trong nhận thức và hành vi ứng xử của toàn xã hội đối với người khuyết tật,
động viên sự chung tay góp sức của toàn xã hội cùng với Nhà nước trợ giúp, tạo cơ
Công tác xã hội với người khuyết tật

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn

13



SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân – Lớp Đ15CT2

MSSV: 1557601010084

hội cho người khuyết tật vượt lên số phận, được sống, lao động, học tập… bình
đẳng như những người bình thường khác. Tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết
thực nhân kỷ niệm ngày người khuyết tật Việt Nam 18/4, ngày người khuyết tật
Quốc tế 3/12, như Hội nghị biểu dương, tổ chức cuộc thi…
Tích cực vận động người khuyết tật tham gia các phong trào, hoạt động của
các cấp, các ngành để người khuyết tật khẳng định bản thân, sống có ích cho gia
đình, xã hội, trở thành những tấm gương sáng cho nhiều người noi theo, đạt thành
tích cao trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể dục thể thao….
Qua đó tạo sự đồng cảm, chia sẻ, quan tâm của cộng đồng đối với người khuyết
tật; giúp cộng đồng cảm nhận được nghị lực sống, tinh thần lạc quan của những
người khuyết tật, góp phần động viên những người khuyết tật có cái nhìn tin tưởng,
tươi sáng vào cuộc sống, hội thi đã thu hút nhiều tổ chức, cá nhân tham gia hưởng
ứng.
Những hoạt động nêu trên bước đầu đã làm thay đổi quan niệm, nhận thức
của nhân dân địa phương về khuyết tật, các hình thức, phương pháp trợ giúp người
khuyết tật. Hầu hết người khuyết tật trên địa bàn tỉnh đã được Nhà nước và toàn xã
hội tạo điều kiện thuận lợi để phát huy khả năng của mình, tạo lập cuộc sống và
đóng góp cho quê hương, đất nước.
2.2. Thực hiện chính sách an sinh xã hội
Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ,
chính sách liên quan đối với người khuyết tật, đặc biệt là người khuyết tật
nặng. Hơn 9.528 người khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp xã hội hàng
tháng với mức từ 405.000 đồng đến 1.080.000 đồng/tháng (tùy nhóm đối tượng).
Các cơ sở Bảo trợ xã hội hiện đang chăm sóc, nuôi dưỡng gần 300 người khuyết tật

không nơi nương tựa. Ngoài ra, hiện nay các cấp, ngành, địa phương đang tập trung
thực hiện “Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2013 – 2020”. Đề án đã góp
phần nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và trợ
giúp người khuyết tật; tạo thuận lợi để người khuyết tật tiếp cận các chính sách và
dịch vụ, từng bước phát huy khả năng của mình. Bên cạnh đó, những năm qua, tỉnh
đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ cho 1.396 người bệnh tâm thần với mức trợ
cấp 405.000 đồng/người. Giai đoạn 2012 - 2020, tỉnh đã dành hơn 90 tỷ đồng thực
hiện Đề án “Trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần, người
rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng”. Chính sách này sẽ từng bước giúp phục hồi

Công tác xã hội với người khuyết tật

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn

14


SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân – Lớp Đ15CT2

MSSV: 1557601010084

chức năng cho người bệnh tâm thần, rối nhiễu tâm trí tái hòa nhập cộng đồng, góp
phần bảo đảm an sinh xã hội…
Các đối tượng khuyết tật nặng đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế và được khám
chữa bệnh miễn phí với các dịch vụ y tế ngày càng tốt hơn, chất lượng khám chữa
bệnh ngày càng cao hơn. Nhân các ngày lễ, tết, ngày người khuyết tật Việt Nam
18/4, ngày quốc tế người tàn tật 3/12 ... Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp thăm và
tặng quà cho các đối tượng khuyết tật trên địa bàn, xây mới và nâng cấp 3 ngôi nhà
cho người khuyết tật, cấp hỗ trợ gạo cứu đói cho các gia đình người khuyết tật gặp
khó khăn trong cuộc sống; huy động, kêu gọi các tổ chức, đơn vị, cá nhân ủng hộ,

giúp đỡ người khuyết tật vượt qua khó khăn khi thiên tai, bão lũ.
2.3. Các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật
Trong những năm qua, Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với các ngành cấp
trên đã đẩy mạnh hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ để phát hiện, can thiệp
sớm và phục hồi chức năng cho người khuyết tật bằng việc tổ chức nhiều đợt
truyền thông trên đài phát thanh xã với nội dung và chủ đề phòng ngừa khuyết tật,
phục hồi chức năng cho người khuyết tật. Ngoài ra còn phối hợp, lồng ghép với các
chiến dịch truyền thông các chương trình y tế để nâng cao nhận thức cho nhân dân
trong công tác phòng ngừa khuyết tật tại cộng đồng.
Việc huy động nguồn lực, từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hỗ
trợ cho người khuyết tật luôn được quan tâm. Hàng chục người khuyết tật nghèo
được phẩu thuật chỉnh hình, trợ giúp phục hồi chức năng, được cung cấp dụng cụ
chỉnh hình miễn phí; hàng chục người khuyết tật hệ vận động được cấp xe lăn, xe
lắc, chân tay giả miễn phí, phẫu thuật mắt mang lại ánh sáng cho người mù, học
bổng đã được tặng các cháu khuyết tật nghèo vươn lên học giỏi.
Năm 2010 tỉnh đã hoàn thành mục tiêu chương trình xóa mù loà, đem lại ánh
sáng cho 10 người mù do đục thuỷ tinh thể, giúp những người khuyết tật vươn lên
hoà nhập với cộng đồng và hàng năm tiếp tục mổ cho những đối tượng bị đục thủy
tinh thể còn sót lại và phát sinh mới.
Trong thời gian qua, các xã đã phối hợp với các ngành ở tỉnh tiếp tục nâng
cao chất lượng dạy và học, kết hợp dạy chữ với thực hiện chương trình phục hồi
chức năng cho các cháu khuyết tật; kết hợp giữa học văn hóa với học nghề; có 35
người khuyết tật đã được đào tạo nghề, với một số nghề chính như: làm hương, làm
nón, thêu, may…từ các nguồn kinh phí. Qua thực hiện các chương trình, dự án dạy

Công tác xã hội với người khuyết tật

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn

15



SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân – Lớp Đ15CT2

MSSV: 1557601010084

nghề đã đem lại lợi ích thiết thực cho người khuyết tật, họ có nghề để lập nghiệp tự
nuôi sống bản thân, hoà nhập cộng đồng.
Từ năm 2010 - 2017, toàn tỉnh có 215 người khuyết tật được tư vấn giới
thiệu việc làm. Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao của người khuyết tật
luôn được quan tâm. Các chương trình văn nghệ, vui chơi được triển khai sâu rộng.
Công tác chăm sóc người khuyết tật trên địa bàn tỉnh đã góp phần nâng cao nhận
thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và cộng đồng trong việc thực hiện các
chính sách đối với người khuyết tật; khơi dậy và phát huy truyền thống “tương thân
tương ái” tốt đẹp của dân tộc. Đời sống vật chất, tinh thần của người khuyết tật
được cải thiện đáng kể. Họ có thêm những cơ hội bình đẳng trong tiếp cận các dịch
vụ xã hội cơ bản, phát huy khả năng và tự lực trong cuộc sống. Dù chỉ là một món
quà nhỏ hay những chiếc xe đạp, xe lăn, những suất học bổng, giống vật nuôi…
nhưng đối với người khuyết tật nghèo và trẻ em mồ côi đó là sự quan tâm, sẻ chia
thiết thực, ý nghĩa giúp họ vơi bớt phần nào khó khăn trong cuộc sống.
Tuy nhiên, dù cuộc sống của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh đã được cải
thiện nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trên thực tế, việc dạy văn hóa, đào tạo
nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật chưa thực sự hiệu quả và còn nhiều hạn
chế. Nhiều người khuyết tật còn khả năng lao động, bằng nghị lực đã vươn lên,
mong muốn tìm được công việc phù hợp để không là gánh nặng của gia đình và xã
hội nhưng có việc làm và thu nhập ổn định vẫn là một thách thức lớn. Hơn nữa, cơ
sở hạ tầng của địa phương, các công trình công cộng đặc biệt là giao thông, y tế còn
chưa phù hợp, khiến cho việc tiếp cận các dịch vụ này của người khuyết tật gặp khó
khăn. Đa số các phương tiện, công trình giao thông công cộng, xây dựng trên địa
bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung không có chỗ ngồi phù hợp, không có lối

đi, chỗ lên xuống dành riêng cho người khuyết tật…
3. Một sô giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chăm lo đời sông cho người
khuyết tật tại tỉnh Khánh Hòa
3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức
Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về người khuyết tật;
quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật và trách nhiệm của cộng đồng trong
việc trợ giúp cho người khuyết tật; các biện pháp phòng ngừa khuyết tật, các dịch
vụ đối với người khuyết tật nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật.
Truyền thông nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành về
thái độ, cách cư xử, làm việc với người khuyết tật, các phương pháp trợ giúp người
Công tác xã hội với người khuyết tật

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn

16


SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân – Lớp Đ15CT2

MSSV: 1557601010084

khuyết tật và chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật thông qua các
buổi giao lưu, tập huấn…
Biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc trợ giúp
người khuyết tật và những người khuyết tật vượt khó học tập, lao động, tham gia
các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, vượt lên số phận làm kinh tế
giỏi.
3.2. Thực hiện các chương trình hỗ trợ người khuyết tật thông qua các chương trình
an sinh xã hội, chương trình giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới
Thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách của Nhà nước đối với người khuyết tật

là đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo và huy động sự đóng góp của cộng đồng,
tạo điều kiện cho người khuyết tật cải thiện, ổn định cuộc sống và nâng cao chất
lượng cuộc sống.
Triển khai các chương trình hỗ trợ người khuyết tật thông qua chương trình
giảm nghèo, chương trình giải quyết việc làm và lồng ghép các chương trình an
sinh xã hội, hỗ trợ và trợ cấp đột xuất kịp thời cho người khuyết tật có hoàn cảnh
khó khăn;
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách trợ giúp bảo trợ xã hội đối với
người khuyết tật.
3.3. Phát hiện, chuẩn đoán, can thiệp sớm, phẩu thuật chỉnh hình và cung cấp dụng
cụ trợ giúp và phục hồi chức năng cho người khuyết tật
Phối hợp với các ngành thực hiện các dịch vụ phát hiện sớm các dấu hiệu,
triệu chứng có nguy cơ dẫn đến khuyết tật để áp dụng các biện pháp can thiệp, ngăn
chặn kịp thời hoặc chữa trị khi cần thiết;
Tổ chức thực hiện chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về y tế;
Tập huấn, hướng dẫn kỹ năng tự chăm sóc trong sinh hoạt hàng ngày như:
kỹ năng vận động, giao tiếp..., chú ý những nhu cầu đặc biệt như: khiếm thính,
khiếm thị, thiểu năng trí tuệ cho người khuyết tật và gia đình có người khuyết tật;
Vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ để thực hiện phẩu
thuật chỉnh hình và cung cấp các dụng cụ trợ giúp như: phương tiện giả, dụng cụ
chỉnh hình, phục hồi chức năng cho người khuyết tật;

Công tác xã hội với người khuyết tật

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn

17



SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân – Lớp Đ15CT2

MSSV: 1557601010084

Tuyên truyền, tư vấn và cung cấp dịch vụ về chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho
phụ nữ khuyết tật.
Thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ bảo trợ xã hội đối với người khuyết
tật và trẻ em mồ côi; Vận động, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo
tâm... tham gia ủng hộ Quỹ Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi.
3.4. Dạy nghề tạo việc làm cho người khuyết tật
Dạy nghề gắn với việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với người khuyết tật;
có nghề, có việc làm giúp người khuyết tật nâng cao vị thế, tự tin và cải thiện chất
lượng cuộc sống; Hoàn thiện chính sách phù hợp với đặc thù riêng của đào tạo
nghề cho người khuyết tật. Tư vấn chuẩn bị tốt về tư tưởng, niềm tin, nhận thức cho
người khuyết tật và gia đình, kết hợp với can thiệp sớm, phục hồi chức năng tạo
điều kiện tiếp cận về giao thông, công trình xây dựng…; Đẩy mạnh tuyên truyền
nâng cao nhận thức, quan tâm tạo điều kiện đối với các cơ sở của người khuyết tật
tự đào tạo nghề, tạo việc làm, cần có quy định ưu tiên tiêu thụ sản phẩm do người
khuyết tật làm ra; Theo dõi, thống kê tình hình dạy nghề, thực trạng việc làm của
người khuyết tật hàng năm để có kế hoạch, chiến lược cụ thể, sát với nhu cầu người
khuyết tật cần coi trọng nâng cao kiến thức và phục hồi chức năng trong đó chú
trọng đến kiến thức nghề, xây dựng niềm tin, ý chí nghị lực cho người khuyết tật.
3.6. Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch
Hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao là một trong những hoạt động tạo cho
người khuyết tật quên đi những mặc cảm về số phận thấy được những giá trị của
cuộc sống, giúp họ tự tin vào bản thân, cố gắng vươn lên, tham gia đóng góp những
trí tuệ, khả năng của bản thân trong hoạt động của cộng đồng xã hội. Vì vậy trách
nhiệm của các các cấp, các ngành trên địa bàn xã cần thực hiện tốt những quy định
về văn hóa, giáo dục, thể thao, vui chơi, giải trí và du lịch. Những hoạt động này
cần phải đa dạng về loại hình tổ chức; phải lồng ghép vào đời sống văn hóa cộng

đồng; Đồng thời cần có chương trình kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất phương tiện
trợ giúp tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật tham gia.

Công tác xã hội với người khuyết tật

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn

18


SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân – Lớp Đ15CT2

MSSV: 1557601010084

PHẦN KẾT LUẬN
Trong những năm qua, cùng với địa phương trên cả nước, tỉnh Khánh Hòa
đã triển khai và thực hiện tốt hệ thống chính sách trợ giúp đối với người khuyết tật.
Nhiều tổ chức, cá nhân đã có những chương trình hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ cho
phần lớn người khuyết tật trên địa bàn phục hồi chức năng, tham gia lao động, tạo
thu nhập, tạo dựng cuộc sống cho bản thân, có điều kiện hòa nhập cộng
đồng. Chung tay chăm lo giúp đỡ người khuyết tật, trẻ em mồ côi là thể hiện trách
nhiệm, lòng nhân ái của cộng đồng và toàn xã hội. Các hoạt động trợ giúp, chăm
sóc và chia sẻ về vật chất, tinh thần mang tính nhân văn sẽ giúp người khuyết tật
nâng cao chất lượng cuộc sống, có thêm động lực vươn lên hòa nhập cộng đồng.

Công tác xã hội với người khuyết tật

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn

19



SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân – Lớp Đ15CT2

MSSV: 1557601010084

“Lá làm đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” đây là giá trị đạo đức,
truyền thông tốt đẹp của ông cha ta từ ngàn xưa đến nay. Trong công cuộc hỗ trợ
chăm lo cuộc sông cho người khuyết tật thì không chỉ có chính quyền địa phương,
người dân, nhân viên xã hội mà cả cộng đồng đều phải cùng cố gắng phối hợp với
nhau một cách chặt chẽ vì tinh thần chung và bằng nhìu cách thức, nhiều biện pháp
khác nhau. Trong đó, tuyên truyền để toàn dân hiểu, toàn dân cùng làm là một biện
pháp hữu hiệu nhất, có nhiều tiến triển tốt trong công tác chăm lo đời sống cho
người khuyết tật, góp phần xây dựng một xã hội công bằng, tốt đẹp hơn. Thông qua
bài tiểu luận này, riêng bản thân em mong muốn rằng trong thời gian sắp tới sẽ có
nhiều hơn nữa những bài nghiên cứu tương tự từ các cá nhân, tổ chức để làm sáng
tỏ vấn đề này, đồng thời có thể đưa ra những hướng giải pháp tốt hơn nữa nhằm
giúp cho không chỉ người khuyết tật mà gia đình họ có cuộc sống tốt hơn, không
phải thất thỏm lo âu, canh cánh nỗi lòng hằng ngày nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. />2. />3. />4. />Công tác xã hội với người khuyết tật

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn

20


SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân – Lớp Đ15CT2


MSSV: 1557601010084

5. />6. Nguyễn Thị Kim Hoa (2014), Giáo trình Công tác xã hội với người khuyết tật,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Xuyên (2008), Thể thao – Văn hóa và Giải trí cho người khuyết tật,
NXB Giáo dục.
8. Luật Người khuyết tật (2010).
9. Phạm Lê Liên (2016), Từ điển Tiếng Việt, NXB Hồng Đức, Hà Nội.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU CHẤM ĐIỂM TIỂU LUẬN

1. Họ tên giảng viên hướng dẫn:…………………………………………..................
2. Trọng số điểm nội dung (80%)…………………………………………................

Công tác xã hội với người khuyết tật

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn

21


SVTH: Nguyễn Trọng Hoàng Ân – Lớp Đ15CT2

MSSV: 1557601010084

3. Trọng số điểm phần tổng quan, hình thức báo cáo, thể thức văn bản, ý thức

nghiên cứu và thực hiện công việc của sinh viên (20%)..............................................
4. Tổng điểm báo cáo:
Bằng sô:………………………………..Bằngchữ:………………………….............

Giảng viên chấm 1

Giảng viên chấm 2

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

Công tác xã hội với người khuyết tật

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn

22


Công tác xã hội với người khuyết tật

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn

23



×