ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------
BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
NHÀ NƯỚC
VÀ PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
CHỨNG MINH NHÀ NƯỚC CHXHCN VN
LÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN
SV THỰC HIỆN : NGUYỄN XUÂN QUANG
MSSV
: 1603.1358
LỚP
: K61 – TRIẾT HỌC
I.
Khái niệm nhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền là một hiện tượng chính trị - pháp lý phức tạp được
hiểu và nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau, song chúng ta có thể hiểu nhà
nước pháp quyền theo cách đơn giản, đó là một nhà nước quản lý kinh tế - xã
hội bằng pháp luật và nhà nước hoạt động tuân theo pháp luật.
Nhà nước pháp quyền là nhà nước phục tùng pháp luật mà chủ thể phục tùng
pháp luật trước hết là các cơ quan nhà nước và công chức nhà nước.
Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước và công dân đều
phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật, vì pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện
ý chí và nguyện vọng của toàn thể nhân dân. Trong Nhà nước pháp quyền tư
sản, nhà nước và công dân cũng phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật,
nhưng pháp luật tư sản không phải là pháp luật của toàn dân, không thể hiện
đầy đủ ý chí, nguyện vọng của toàn dân mà chỉ phản ánh ý chí, nguyện vọng
của một bộ phận nhân dân, đó là những người giàu, là giai cấp tư sản. Nói cách
khác, luật pháp của Nhà nước pháp quyền tư sản chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp
tư sản và gạt ra ngoài lề quyền lợi của người lao động - những người bị áp bức
bóc lột. Đây là nội dung khác biệt cơ bản nhất giữa Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền tư sản.
II.
Chứng minh nhà nước XHCN VN là nhà nước của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước kiểu mới, có
bản chất khác với bản chất của các nhà nước kiểu bóc lột. Ra đời từ cách mạng
tháng Tám – 1945, ngay từ những ngày đầu, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa – nay là nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – đã thể hiện bản
chất của bộ nhà nước gắn bó chặt chẽ và phục vụ lợi ích của nhân dân, của dân
tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng tiên phong của giai
cấp công nhân Việt Nam. Nhà nước ta ngày nay là nhà nước do dân mà nòng
cốt là liên minh công nông và trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam tổ chức thành. Chủ thể cao nhất có quyền định đoạt quyền lực nhà nước là
nhân dân. Không một cá nhân hoặc một nhóm người nào có quyền quyết định
quyền lực nhà nước. Với tư cách là chủ thể cao nhất của quyền lực nhà nước,
nhân dân thực hiện quyền lực dưới hình thức khác nhau được Hiến pháp quy
định. Hình thức cơ bản nhất là nhân dân thông qua bầu cử để lập ra các cơ quan
đại biểu của mình. “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội
và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của
nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân” (Điều 6 Hiến
pháp năm 1992). Nhân dân còn thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong việc tham gia giám sát,
kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước.
Từ khi Hồ Chủ tịch đọc bản quyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam
năm 1945, ban hành Hiến pháp đầu tiên của nước ta năm 1946 đã khẳng định
bản chất của nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Nhà nước ta là nhà nước mang bản chất của công nhân và nhân dân lao động.
Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, có sự phân công, phối hợp hoạt động giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp.
Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Quyền lực có thể được hiểu là
thứ có thể bắt người khác phục tùng và khả năng thực hiện ý chí của mình trong
mối quan hệ với người khác. Có nhiều loại quyền lực khác nhau trên thực tế
như quyền lực về đạo đức, quyền lực về kinh tế, quyền lực về tôn giáo, ... trong
đó có quyền lực chính trị là một dạng quyền lực có sự ảnh hưởng và đóng vai
trò quan trọng đối với sự phát triển chung của xã hội. Quyền lực chính trị là một
bộ phận của quyền lực xã hội, bao giờ cũng mang tính giai cấp. Ở nước ta,
quyền lực chính trị mang bản chất của giai cấp công nhân và của toàn thể nhân
dân lao động cùng với những tầng lớp khác trong xã hội. Kế thừa và phát huy
các bản Hiến pháp trước đó, Hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định tại Điều
2: “Nước Cộng Hòa Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do
nhân dân, vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là
liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức.”
Bộ máy nhà nước ta do nhân dân thành lập ra theo nguyên tắc bỏ phiếu kín,
gồm hệ thống ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quốc hội là cơ quan
lập pháp và có quyền lực lớn nhất, đại diện ý chí cho toàn thể nhân dân Việt
Nam, ngoài ra các cơ quan quyền lực ở địa phương bao gồm có hội đồng nhân
dân các cấp. Điều 93 Hiến pháp 1992 đã khẳng định: “Quốc Hội là cơ quan đại
biểu cao nhất của nhân dân, là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước Cộng
Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc Hội là cơ quan duy nhất có chức năng
lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng trong đối nội và đối
ngoại của đất nước, những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức bộ máy nhà
nước, ...” Như vậy quyền lực của nhân dân được thực hiện thông qua các cơ
quan đại diện là Quốc Hội ở Trung ương và Hội đồng nhân dân các cấp ở đại
phương. Tất cả quyền lực của nhân dân còn được thể hiện thông qua các quyền
sau: Quyền được giám sát hoạt động đối với hoạt động của các cơ quan, bộ máy
nhà nước; Quyền được tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước bằng việc
đóng góp ý kiến, ứng cử, tranh cử, bỏ phiếu,...; Quyền được thực hiện khiếu
nại, tố cáo. Đây là một bản chất quan trọng của nhà nước ta đặc biệt trong việc
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Nhân dân thực hiện quyền lực của mình một cách gián tiếp thông qua Quốc
Hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Quốc Hội là cơ quan duy nhất có quyền lập
hiến, lập pháp và giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà
nước, giáp sát theo Hiến pháp và Pháp luật. Các cơ quan nhà nước có sự phối
hợp nhau trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Sự phối hợp đó được thực hiện trong việc xây dựng, ban hành, thực hiện, kiểm
tra việc thực hiện, phát hiện các vi phạm và xử lý các vi phạm pháp luật. Ví dụ
Quốc Hội không thể trực tiếp nghĩ ra pháp luật mà phải cần đến các cơ quan
hành pháp xây dựng các dự án luật trình lên Quốc Hội xem xét, phê duyệt và
lấy ý kiến của nhân dân, các cơ quan nhà nước khác. Các cơ quan hành pháp
liên kết với các cơ quan tư pháp ban hành các thông tư liên tịch,...
III.
Kết luận
Tóm lại, bằng những dẫn chứng nêu trên, có thể khẳng định rằng Nhà nước
Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân. Do đó, Nhân dân là yếu tố then chốt, đóng vai trò
quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ chiến lược để phát triển quốc gia,
dân tộc. Đất nước ta đang trên con đường phát triển, hội nhập, dần khẳng định
vị trí trên trường quốc tế, ... vì thế, toàn thể nhân dân cần tích cực lao động,
nghiên cứu, đóng góp nhiều hơn nữa để đưa nước ta ngày càng giàu mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh.