Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 107 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


BÙI VĂN LUYỆN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY
DỰNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ TỈNH ĐIỆN BIÊN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ & CHÍNH SÁCH

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. TRẦN THỊ VÂN HOA

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân em.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thực, có căn cứ pháp lý. Em đã đọc và hiểu về các hành vi vi
phạm sự trung thực trong học thuật. Em cam kết bằng danh dự cá nhân rằng
nghiên cứu này do em tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực
trong học thuật.
Em xin chân thành cảm ơn!
HỌC VIÊN

Bùi Văn Luyện



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn “Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị
thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên” này, cùng với sự nỗ lực cố gắng của
bản thân; em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên, hướng dẫn và đóng góp
ý kiến của các thầy, cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu Đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS-TS Trần Thị Vân Hoa - Phó
Hiệu trưởng Trường Đại học kinh tế quốc dân - Hà Nội, người đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành Luận văn.
Em chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Khoa học quản lý, Viện đào
tạo sau Đại học Trường Đại học kinh tế quốc dân - Hà Nội về những lời nhận xét
quý báu, đóng góp đối với bản Luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu Đề tài luận văn, không tránh khỏi những thiếu
sót; em rất mong nhận được sự góp ý chân tình của các thầy cô, bạn bè và các cá
nhân, tổ chức quan tâm đến Đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!
HỌC VIÊN

Bùi Văn Luyện


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU

TÓM TẮT LUẬN VĂN...................................................................................i
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1

CHƯƠNG 1......................................................................................................7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN.... QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ................................................7
1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, MỤC TIÊU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ TTXD ĐÔ THỊ..................................................................................................7
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý TTXD đô thị và quản lý nhà nước về TTXD
đô thị................................................................................................................... 7
1.1.1.1. Khái niệm.......................................................................................7
1.1.1.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về TTXD đô thị................................10
1.1.2. Vai trò, mục tiêu quản lý nhà nước về TTXD đô thị................................10
1.1.2.1. Vài trò...........................................................................................10
1.1.2.2. Mục tiêu quản lý nhà nước về TTXD đô thị..................................11
1.1.3. Chủ thể và đối tượng quản lý TTXD đô thị.............................................12
1.2. NỘI DUNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
TTXD ĐÔ THỊ.......................................................................................................13
1.2.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý TTXD đô thị.............13
1.2.2. Về công tác quy hoạch xây dựng.............................................................13
1.2.3. Về cấp GPXD..........................................................................................14
1.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát TTXD đô thị.............................................15
1.2.5. Về xử lý vi phạm TTXD đô thị...............................................................15
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TTXD ĐÔ
THỊ......................................................................................................................... 18


1.3.1. Các yếu tố khách quan............................................................................18
1.3.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội địa phương...........................................18
1.3.1.2. Đặc điểm Văn hóa truyền thống vùng, miền.................................18
1.3.1.3. Chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý TTXD đô thị........19
1.3.1.4. Các chính sách của địa phương về quản lý TTXD đô thị..............19
1.3.2. Các yếu tố chủ quan................................................................................20

1.3.2.1. Từ bản thân cán bộ quản lý TTXD đô thị......................................20
1.3.2.2. Từ chủ đầu tư các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố.....20
1.3.2.3. Từ nhà thầu xây dựng...................................................................20
1.4. KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ TTXD ĐÔ THỊ TẠI MỘT SỐ ĐỊA
PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC CHO THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH
ĐIỆN BIÊN......................................................................................................20
1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La....................................20
1.4.2. Kinh nghiệm của thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.............................21
1.4.3. Bài học cho thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên...........................22

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐIỆN
BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN....................................................................24
2.1. THỰC TRẠNG TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ ĐIỆN
BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN............................................................................24
2.1.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội của thành phố Điện Biên Phủ..........................24
2.1.2. Các yêu cầu quản lý nhà nước về TTXD đô thị trên địa bàn thành phố
Điện Biên Phủ...................................................................................................28
2.1.2.1. Yêu cầu về ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.................28
2.1.2.2. Yêu cầu về quy hoạch...................................................................29
2.1.2.3. Yêu cầu về sử dụng đất.................................................................34
2.1.2.4. Yêu cầu về phát triển nhà ở ..........................................................37
2.1.2.5. Yêu cầu về phát triển hạ tầng kỹ thuật .........................................38
2.1.2.6. Yêu cầu về phát triển hạ tầng xã hội ............................................41
2.1.2.7. Yêu cầu về cảnh quan kiến trúc ...................................................42
2.1.2.8. Yêu cầu về GPXD.........................................................................43


2.1.2.9. Yêu cầu về thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm TTXD
đô thị .........................................................................................................46


2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TTXD ĐÔ THỊ TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI
ĐOẠN 2011 - 2016.........................................................................................47
2.2.1. Thực trạng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật............................47
2.2.1.1. Các văn bản của Trung ương.........................................................47
2.2.1.2. Các văn bản của địa phương.........................................................49
2.2.2. Thực trạng quy hoạch đô thị tại thành phố Điện Biên Phủ......................51
2.2.3. Thực trạng về cấp GPXD........................................................................54
2.2.4. Thực trạng về thanh tra, kiểm tra, giám sát TTXD đô thị........................56
2.2.5. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính về TTXD đô thị........................59

2.3. ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TTXD ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ........................................................61
2.3.1. Thành công..............................................................................................61
2.3.1.1. Về công tác xây dựng và ban hành các chính sách để quản lý
TTXD đô thị trên địa bàn thành phố..........................................................61
hàng năm và đột xuất........................................................................................62
2.3.1.2. Về công tác QHXD và quản lý quy hoạch....................................62
2.3.1.3. Về công tác cấp GPXD.................................................................62
2.3.1.4. Về công tác thanh tra, kiểm tra TTXD đô thị................................63
2.3.1.5. Về công tác xử lý vi phạm TTXD đô thị.......................................64
2.3.2. Hạn chế...................................................................................................64
2.3.2.1. Về công tác xây dựng và ban hành các chính sách, quy định........64
2.3.2.2. Về công tác QHXD và quản lý quy hoạch....................................65
2.3.2.3. Về công tác cấp GPXD.................................................................66
2.3.2.4. Về công tác thanh tra, kiểm tra TTXD đô thị................................67
2.3.2.5. Về công tác xử lý vi phạm TTXD đô thị.......................................67
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế..............................................................................68
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan..............................................................68

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan..................................................................68


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

HOÀN THIỆN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM
2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030.......................................................70
3.1 MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
TTXD ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ,
TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2020....................................................70
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020..................................70
3.1.1.1. Phương hướng chung....................................................................70
3.1.1.2. Mục tiêu chủ yếu đến năm 2020 ..................................................70
3.1.2. Quan điểm, định hướng quản lý nhà nước về TTXD đô thị đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030.................................................................................71
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TTXD ĐÔ THỊ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIỆN PHỦ.............................................72
3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách...............................................................72
3.2.2. Giải pháp về quy hoạch xây dựng...........................................................73
3.2.3. Giải pháp về cấp GPXD..........................................................................75
3.2.4. Giải pháp về nhân sự quản lý..................................................................76
3.2.5. Giải pháp về thanh tra, kiểm tra, giám sát...............................................76
3.2.6. Giải pháp về truyền thông, tuyên truyền.................................................77
3.2.7. Giải pháp về xử lý vi phạm TTXD đô thị................................................78
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP......................................78
3.3.1. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước....................................78
3.3.2. Kiến nghị đối với các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát....................79


KẾT LUẬN....................................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GPXD:

Giấy phép xây dựng.

HĐND:

Hội đồng nhân dân.

MTTQ:

Mặt trận tổ quốc.

QHC:

Quy hoạch chung.

QHCT:

Quy hoạch chi tiết.

QHPK:

Quy hoạch phân khu.


QHXD:

Quy hoạch xây dựng.

TTXD:

Trật tự xây dựng.

UBND:

Ủy ban nhân dân.


DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1:

Một

phần

thành

phố

Điện

Biên

Phủ


ngày

nay;

nguồn

www.dienbien.gov.vn........................................................................24
Hình 2.2:

Kiến trúc nhà ở điển hình dọc trục đường Võ Nguyên Giáp, thành phố
Điện Biên Phủ. Nguồn tác giả chụp...................................................27

Hình 2.3:

Kiến trúc nhà ở điển hình khu vực nông thôn, thành phố Điện Biên
Phủ; nguồn tác giả chụp.....................................................................28

Hình 2.4:

QHCT khu Trung tâm hành chính mới tỉnh Điện Biên, tại phường
Noong Bua; nguồn Sở Xây dựng tỉnh Điện Biên...............................52

Hình 2.5:

QHCT khu trung tâm hành chính, chính trị tỉnh Điện Biên; nguồn Sở
Xây dựng tỉnh Điện Biên...................................................................52

Hình 2.6:


QHCT dọc trục đường 60m, thành phố Điện Biên Phủ; nguồn Sở Xây
dựng tỉnh Điện Biên...........................................................................53

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất thành phố Điện Biên Phủ, đến năm
2030. Nguồn tác giả tổng hợp từ QHC thành phố Điện Biên Phủ.............34

Bảng 2.2.

Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất trong nội thị, thành phố Điện
Biên Phủ, đến năm 2030. Nguồn tác giả tổng hợp từ QHC thành phố
Điện Biên Phủ....................................................................................35

Bảng 2.3.

Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất trong nội thị, Khu đô thị Tây
Bắc thành phố Điện Biên Phủ, đến năm 2030. Nguồn tác giả tổng hợp
từ QHC .............................................................................................35


Bảng 2.4.

Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất trong nội thị, Khu đô thị phía
Đông thành phố Điện Biên Phủ, đến năm 2030. Nguồn tác giả tổng
hợp từ QHC thành phố Điện Biên Phủ...............................................35

Bảng 2.5.


Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất trong nội thị, Khu đô thị Trung tâm
hiện hữu thành phố Điện Biên Phủ, đến năm 2030. Nguồn tác giả tổng
hợp từ QHC thành phố Điện Biên Phủ...............................................36

Bảng 2.6.

Nhu cầu về tổng diện tích nhà ở, dân số và diện tích bình quân, thành phố
Điện Biên Phủ, đến năm 2030. Nguồn Đề án phát triển nhà ở tỉnh Điện
Biên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.....................................37

Bảng 2.7.

Nhu cầu về tổng diện tích nhà ở cần tăng thêm, thành phố Điện Biên
Phủ. Nguồn Đề án phát triển nhà ở tỉnh Điện Biên đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030.........................................................................37

Bảng 2.8.

Tổng hợp mức độ đánh giá về thực hiện QHXD thành phố Điện Biên
Phủ đến năm 2016. Nguồn tác giả tổng hợp qua điều tra...................53

Bảng 2.9.

Tổng hợp số liệu cấp GPXD đối với nhà ở riêng lẻ, thành phố Điện
Biên Phủ giai đoạn 2011-2016; nguồn do Phòng Quản lý đô thị thành
phố Điện Biên Phủ cung cấp..............................................................55

Bảng 2.10.

Tổng hợp mức độ đánh giá về công tác cấp GPXD thành phố Điện Biên

Phủ giai đoạn 2011-2016. Nguồn tác giả tổng hợp qua điều tra..............55

Bảng 2.11.

Tổng hợp mức độ đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra TTXD đô
thị thành phố Điện Biên Phủ, giai đoạn 2011-2016. Nguồn tác giả tổng
hợp qua điều tra.................................................................................59

Bảng 2.12.

Tổng hợp số liệu xử lý vi phạm TTXD, thành phố Điện Biên Phủ gia
đoạn 2011-2016; nguồn do Phòng Quản lý đô thị thành phố Điện Biên
Phủ cung cấp......................................................................................60

Bảng 2.13.

Tổng hợp mức độ đánh giá xử lý vi phạm hành chính về TTXD đô thị
thành phố Điện Biên Phủ, giai đoạn 2011-2016. Nguồn tác giả tổng
hợp qua điều tra.................................................................................61


trƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN


BùI VĂN LUYệN

QUảN Lý NHà NƯớC Về TRậT Tự XÂY DựNG
ĐÔ THị
THàNH Phố ĐIệN BIÊN phủ - TỉNH ĐIệN
BIÊN


Chuyên ngành: quản lý kinh tế & chính sách

Ngời hớng dẫn khoa học:

PGS.TS. TRầN THị VÂN HOA


Hµ Néi - 2017


i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, MỤC TIÊU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ TTXD ĐÔ THỊ

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò
- Khái niệm: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị là sự tác động
mang tính tổ chức, quyền lực nhà nước trên cơ sở pháp luật, của các cơ quan hành
chính nhà nước nhằm duy trì, bảo đảm trật tự trong xây dựng nói chung và trật tự
xây dựng đô thị nói riêng.
- Đặc điểm
Liên quan đến nhiều lĩnh vực như: Đất đai, quy hoạch, đầu tư, xây dựng,
nguồn lực, con người (tổ chức, cá nhân), quản lý hành chính, xử lý vi phạm…
GPXD là văn bản pháp lý quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước về
TTXD đô thị làm căn cứ kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm (nếu có).

1.1.2. Vai trò, mục tiêu quản lý nhà nước về TTXD đô thị.
- Vai trò:
+ Quản lý TTXD đô thị là phương tiện thực thi quan điểm, đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác đảm bảo TTXD, cũng như
công tác thanh tra xây dựng.
+ Quản lý TTXD đô thị là cơ sở để tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan
chức năng trong công tác thanh tra xây dựng.
+ Quản lý TTXD đô thị là việc phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh những
hành vi vi phạm pháp luật về TTXD đô thị.
+ Quản lý tốt sẽ góp phần thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, hoặc khu vực đúng quy định; làm cho bộ mặt đô thị khang
trang, sạch, đẹp, bảo vệ môi trường; tạo môi trường sống tốt cho cộng đồng dân cư
đô thị; tạo cho các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng có ý thức tốt hơn trong việc
chấp hành các quy định của nhà nước về đầu tư xây dựng.
- Mục tiêu:
+ Quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt.
+ Các công trình xây dựng phải có GPXD.
+ Đảm bảo mỹ quan đô thị
+ Nâng cao ý thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân xây dựng
1.1.3. Chủ thể và đối tượng quản lý TTXD đô thị


ii
+ Chủ thể quản lý TTXD đô thị, gồm: Là các cơ quản có chức năng quản lý
về xây dựng và UBND các cấp.
+ Đối tượng quản lý TTXD đô thị: Các công trình xây dựng trong đô thị; các
tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng đô thị.
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TTXD ĐÔ THỊ

1.2.1. Về ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
- Mục tiêu: Để các cơ quan quản lý nhà nước về TTXD đô thị có căn cứ pháp

lý trong việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng đô thị; lập dự án đầu tư
xây dựng công trình; cấp GPXD cho công trình; thanh tra, kiểm tra, giám sát về
TTXD đô thị; xử lý vi phạm TTXD đô thị theo thẩm quyền.
- Chủ thể: Các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản.
- Nội dung: Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
về xây dựng; Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng;
1.2.2. Về công tác quy hoạch xây dựng
- Mục tiêu: Làm cơ sở cho các cơ quan có thẩm quyền, cho các chủ đầu tư
quyết định đầu tư các dự án theo quy hoạch được duyệt.
- Chủ thể: Là các cơ quan có thẩm quyền về lập, thẩm định, phê duyệt quy
hoạch xây dựng.
- Nội dung: Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản về quản lý quy hoạch đô
thị; Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch đô thị, quy chế quản lý quy
hoạch, kiến trúc đô thị; Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm trong hoạt động quy hoạch đô thị.
1.2.3. Về cấp GPXD
- Mục tiêu: Là yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng công trình (kể cả nhà ở riêng
lẻ) phải thi công công trình theo GPXD đã được cơ quan có thẩm quyền cấp; đồng
thời làm cơ sở pháp lý cho cơ quan thanh tra, kiểm tra xử phạt vi phạm TTXD.
- Chủ thể cấp GPXD: Là các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Phân cấp về cấp GPXD và quản lý GPXD: Phân cấp cho Bộ Xây dựng, Sở
Xây dựng và UBND cấp tỉnh, cấp huyện.
1.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát TTXD đô thị
- Mục đích: Là thực hiện chức năng quản lý nhà nước về TTXD của các cá
nhân, tổ chức có thẩm quyền; để các chủ đầu tư xây dựng công trình nâng cao ý thức,
trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nghiêm túc GPXD đã được cấp.
- Chủ thể: Các cơ quan có thẩm quyền.


iii

- Hình thức thanh tra, kiểm tra, giám sát TTXD đô thị: Thành lập các Đoàn, tổ,
đội để thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo định kỳ hoặc đột xuất.
Riêng các Đội quản lý trật tự đô thị cấp huyện, thực hiện công tác kiểm tra TTXD đô
thị thường xuyên theo địa bàn quản lý.
- Nội dung: Theo các nội dung ghi trong GPXD đã được cơ quan có thẩm
quyền cấp.
1.2.5. Về xử lý vi phạm TTXD đô thị
- Nội dung: Nghị định số 180/2007/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số Điều của Luật Xây dựng 2003 về xử lý vi phạm TTXD đô thị.
- Nguyên tắc xử lý vi phạm TTXD đô thị.
- Trình tự, thủ tục xử lý vi phạm TTXD đô thị: Lập biên bản ngừng thi công
xây dựng; đình chỉ thi công xây dựng; cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm; lập
phương án phá dỡ công trình vi phạm TTXD đô thị.
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TTXD
ĐÔ THỊ

1.3.1. Các yếu tố khách quan
- Chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý TTXD đô thị: Quy định về
quản lý kiến trúc đô thị; quy định về GPXD; quy định về thẩm quyền, trách nhiệm
của UBND các cấp, các cơ quan chuyên môn về quản lý TTXD; quy định về xử
phạt vi phạm trong quản lý TTXD đô thị; quy định về mật độ xây dựng, môi trường,
chiều cao, số tầng nhà tại một khu đô thị cụ thể….
- Các chính sách của địa phương về quản lý TTXD đô thị:
+ Tăng cường công tác quản lý nhà nước; Tuyên truyền, vận động các tổ
chức, cá nhân, cộng đồng dân cư thực hiện nghiên chỉnh các quy định của pháp luật
về quản lý TTXD đô thị; Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong công tác hoạt động
xây dựng và cấp GPXD.
+ Ban hành các Quyết định về phê duyệt QHXD; Ban hành Quy chế quản lý
quy hoạch, kiến trúc thành phố Điện Biên Phủ; Xây dựng Kế hoạch thanh tra, kiểm
tra công tác quản lý TTXD đô thị trên địa bàn.

1.3.2. Các yếu tố chủ quan
Từ bản thân cán bộ quản lý trật tự xây dựng đô thị; Từ chủ đầu tư các công
trình xây dựng trên địa bàn thành phố; Từ nhà thầu xây dựng; Từ cộng đồng dân cư.
1.4. KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ TTXD ĐÔ THỊ TẠI MỘT SỐ ĐỊA
PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC CHO THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ

Kinh nghiệm của thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La; Kinh nghiệm của thành
phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu Bài học cho thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên:


iv
Rà soát lại tất cả các quy hoạch xây dựng đã lập, để xem xét điều chỉnh (nếu cần
thiết) cho phù hợp; Ban hành Quy định về trình tự, thủ tục cấp GPXD; phân cấp, ủy
quyền cấp phép xây dựng; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về cấp
GPXD .
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.1. THỰC TRẠNG KINH TẾ, XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ,
TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.1.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội của thành phố Điện Biên Phủ
- Thành phố Điện Biên Phủ trực thuộc tỉnh Điện Biên, là tỉnh miền núi biên
giới thuộc vùng Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội gần 500 km về phía Tây; phía Bắc
giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp
tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; phía Tây và Tây Nam giáp với nước Cộng hoà Dân
chủ Nhân dân Lào. Tổng diện tích tự nhiên của Thành phố Điện Biên Phủ là 6.427,1
ha.
- Dân số trung bình tính đến năm 2013 ước 52.484 người (kể cả lực lượng vũ

trang và dân số quy đổi ước trên 70.000 người), tỉ lệ tăng dân số tự nhiên
9,5%/năm, thành phần dân tộc gồm 14 dân tộc anh em, cư dân sống ở đây không chỉ
có người Kinh (người Việt) mà còn có một số đông là người Thái, người
H'Mông, người Si La. Các dân tộc thiểu số chiếm 1/3 dân số của thành phố.
2.1.2. Các yêu cầu quản lý nhà nước về TTXD đô thị trên địa bàn thành
phố Điện Biên Phủ
Yêu cầu về ban hành chính sách, quy định; về quy hoạch; về sử dụng đất; về
phát triển hạ tầng kỹ thuật; về phát triển hạ tầng xã hội; về cảnh quan kiến trúc; về
GPXD; về thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm TTXD đô thị.
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TTXD ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2016

- Thực trạng về ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.
- Thực trạng quy hoạch đô thị tại thành phố Điện Biên Phủ.
- Thực trạng về thanh tra, kiểm tra, giám sát TTXD đô thị.
- Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính về TTXD đô thị.


v
2.3. ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TTXD ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ

2.3.1. Thành công
Công tác quản lý TTXD đô thị thành phố được quan tâm chú trọng từ bước
ban hành các chính sách để quản lý TTXD đô thị; đến công tác QHXD được đẩy
mạnh; công tác cấp GPXD được chú trọng; công tác tuyên truyền, vận động cá
nhân, tổ chức chấp hành các quy định của pháp luật về TTXD được nâng cao; công
tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về TTXD đô thị được tăng cường; điều đó
được thể hiện trên các nội dung như:
- Về công tác xây dựng và ban hành các chính sách để quản lý TTXD đô thị

trên địa bàn thành phố:
- Về công tác QHXD và quản lý quy hoạch:
- Về công tác cấp GPXD:
- Về công tác thanh tra, kiểm tra TTXD đô thị:
- Về công tác xử lý vi phạm TTXD đô thị:
2.3.2. Hạn chế
- Về công tác xây dựng và ban hành các chính sách, quy định: Một số quy
định về xử phạt vi phạm TTXD đô thị đã lạc hậu.
- Về công tác QHXD và quản lý quy hoạch: Một số QHXD chưa kịp thời; Chất
lượng Đồ án thiết kế QHC đô thị thành phố chưa cao; Tỷ lệ vườn hoa, công viên cây
xanh, các khu vui chơi, giải trí trong thiết kế quy hoạch đạt tỷ lệ thấp; Đa số các đồ án
QHCT không có thiết kế đô thị, dẫn đến công tác quản lý kiến trúc đô thị còn gặp nhiều
khó khăn; Thông tin quy hoạch chưa đáp ứng yêu cầu của người dân; Việc cắm mốc
giới quy hoạch và quản lý mốc quy hoạch còn hạn chế; Một số tuyến đường nằm trong
quy hoạch, nhưng khi cải tạo nâng cấp mở rộng lại không đủ kinh phí thực hiện, dẫn
đến không giải phóng được mặt bằng để làm hàng lang, vỉa hè.
- Về công tác cấp GPXD: Các chủ đầu tư nhà ở riêng lẻ dường như vẫn chưa
chú trọng với việc xin cấp GPXD. Một số thủ tục trong hồ sơ xin GPXD còn rườm
rà. Chất lượng chuyên môn, nhiệp vụ của một số cán bộ trực tiếp thẩm định hồ sơ
xin cấp GPXD có mặt còn hạn chế.
- Về công tác thanh tra, kiểm tra TTXD đô thị: Chưa có sự vào cuộc trong
công tác quản lý TTXD đô thị của các cấp. Việc phát hiện chưa kịp thời, xử lý vi
phạm chưa triệt để, thiếu kiên quyết có sự nể nang, ngại va chạm .Vai trò giám sát
của cộng đồng chưa được phát huy.
- Về công tác xử lý vi phạm TTXD đô thị: Công tác chỉ đạo, phối hợp để xử
lý vi phạm TTXD giữa các lực lượng còn thiếu đồng bộ, thiếu trách nhiệm. UBND


vi
thành phố có lúc, có việc còn quan liêu, giao phó trách nhiệm quản lý TTXD đô thị

cho UBND các các phường, xã hoặc thiếu quyết liệt xử lý các vi phạm về TTXD đô
thị. UBND các phường, xã mặc dù đã được phân cấp quản lý, nhưng công tác quản
lý, giám sát chủ đầu tư xây dựng công trình theo GPXD và hồ sơ thiết kế đã được
phê duyệt chưa thường xuyên, chưa kịp thời.
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế
- Nguyên nhân khách quan:
+ Do Luật Xây dựng năm 2003 đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Luật
Xây dựng năm 2014. Do đó các văn bản dưới Luật cũng phải được thay thế, điều
chỉnh cho phù hợp với Luật Xây dựng năm 2003.
+ Chế tài xử phạt vi phạm TTXD đô thị chưa đủ mạnh, vì được ban hành đến
nay đã quá lâu (một số chế tài của Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007
của Chính phủ, đã lạc hậu).
- Nguyên nhân chủ quan;
+ Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch chưa được các cấp chính quyền
quan tâm đúng mức; việc rà soát, đánh giá hiện trạng kết cấu hạ tầng làm cơ sở cho
việc xây dựng đồ án quy hoạch chưa được coi trọng.
+ Việc lựa chọn đơn vị tư vấn xây dựng, lập đồ án xây dựng đô thị chất
lượng chưa cao; nhận thức và trình độ của một số cán bộ làm công tác quy hoạch
xây dựng, thẩm định quy hoạch có mặt còn hạn chế, chưa có tầm chiến lược.
+ Thiếu kinh phí cho công tác lập QHXD; công tác cắm mốc giới quy hoạch
theo quy định (không đủ số lượng mốc).
+ Công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự đô thị của các cấp chính
quyền thành phố, đặc biệt là các phường, xã có lúc, có việc còn buông lỏng dẫn tới
việc chuyển đổi sai mục đích sử dụng đất, do đó khi triển khai công tác bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư gặp nhiều khó khăn làm chậm tiến độ của một số dự án
trên địa bàn tỉnh.
+ Thuộc về trách nhiệm của các chủ đầu tư, đồng thời có trách nhiệm của các
cơ quan tham mưu, quản lý, các sở, ngành có liên quan: Sở Xây dựng, Sở Tài
nguyên & Môi trường, UBND thành phố Điện Biên Phủ, UBND các xã, phường
của thành phố phố; Phòng Quản lý đô thị, phòng Tài nguyên & Môi trường, Đội

quản lý trật tự đô thị thành phố.
+ Do thói quen của người Việt Nam nói chung và thành phố Điện Biên Phủ
nói riêng, người dân rất ngại làm thủ tục xin cấp GPXD. Do phong tục tập quán
người bản địa, chưa quen với các thủ tục hành chính bắt buộc.


vii
+ Nhận thức của người dân về TTXD đô thị, mỹ quan đô thị còng hạn chế.
+ Người dân chưa nắm rõ quy trình, thủ tục, nội dung hồ sơ xin cấp GPXD
phải có những gì, nên phải đi lại vài lần.
+ Tinh thần, trách nhiệm của một số cán bộ trực tiếp thẩm định hồ sơ xin cấp
GPXD chưa cao, có lúc còn vòi vĩnh, sách nhiễu.
+ Hiện nay, Phòng Quản lý đô thị thành phố có 09 cán bộ, công chức kể cả
lãnh đạo phòng và Đội quản lý trật tự đô thị thành phố có 13 viên chức kể cả 01 Đội
trưởng và 01 Đội phó; vì vậy so với yêu cầu, nhiệm vụ thì lực lượng trực tiếp quản
lý trật tự đô thị của thành phố là mỏng; chưa đáp ứng hết yêu cầu nhiệm vụ đặt ra,
công việc dường như quá tải.
+ Còn tại các phường, xã đều không có cán bộ chuyên trách quản lý trật tự
đô thị. Với khối lượng công việc lớn, tốc độ xây dựng của thành phố nhanh với 08
viên chức của Đội quản lý trật tự đô thị thành phố và 05 thanh tra viên của Sở Xây
dựng không thể quán xuyến hết. Do đó, số vụ vi phạm TTXD trên địa bàn thành
phố vẫn cao cũng là điều dễ hiểu.
+ Mặt khác trong quá trình thực thi nhiệm vụ, thanh tra xây dựng có lúc còn
bị ràng buộc bởi mối quan hệ họ hàng, thân tình, khối phố.
+ Cán bộ thực thi nhiệm vụ xử lý vi phạm còn ngại va chạm, né tránh trách
nhiệm. Một số vụ vi phạm còn có hiện tượng tiêu cực, dẫn đến sau khi phát hiện các sai
phạm đã không xử lý, thậm chí còn tìm cách hợp thức hoặc tiếp tay cho các sai phạm.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN
ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TTXD ĐÔ THỊ
THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ ĐẾN NĂM 2020

Phấn đấu xây dựng thành phố đạt tiêu chí đô thị loại II trực thuộc tỉnh. Hoàn
thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại 02 xã Thanh Minh và Tà Lèng.
Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 420 tỷ đồng.
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TTXD ĐÔ THỊ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIỆN PHỦ

3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp với điều kiện thực tế.
- Kêu gọi thu hút đầu tư các dự án nhà ở; chú trọng quan tâm đến nhà ở xã hội.
- Hình thành thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên.


viii
- Kiến nghị với Bộ Xây dựng và Chính phủ xem xét thay thế Nghị định số
180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007; Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013
cho phù hợp với Luật Xây dựng năm 2014; theo hướng bổ sung thêm các hành vi vi
phạm TTXD và điều chỉnh các mức xử phạt bằng tiền theo hướng tăng nặng.
3.2.2. Giải pháp về quy hoạch xây dựng
Qua kết quả thăm dò 63 ý kiến, cho thấy có 40 ý kiến được hỏi đồng ý với
giải pháp xem xét điều chỉnh các QHXD hiện có và 38 ý kiến được hỏi đồng ý với
giải pháp bổ sung thêm các QHXD cho đồng bộ và lấp đầy diện tích QHPK và
QHC đã phê duyệt.
3.2.3. Giải pháp về cấp GPXD
Ngoài các quy định hiện nay của các cơ quan có thẩm quyền về cấp GPXD
mới được ban hành; cần bổ sung giải pháp như: Nghiêm cấm cán bộ của Phòng

Quản lý đô thị thành phố nhận thiết kế một số bản vẽ trong thành phần Hồ sơ xin
cấp GPXD, vì mục đích cho đủ hồ sơ của chủ đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ.
3.2.4. Giải pháp về nhân sự quản lý
- Củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng cán bộ Đội Quản lý trật tự đô thị
thành phố, theo hướng chuyển đổi thành Đội Thanh tra trật tự đô thị thành phố; nâng
cao chất lượng Thanh tra xây dựng của Sở Xây dựng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Thành lập các Tổ quản lý trật tự đô thị tại các xã, phường thuộc thành phố.
- Tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức, viên chức để xảy ra tình
trạng vi phạm TTXD trên địa bàn được giao quản lý. Nâng cao vài trò, trách nhiệm
của Chủ tịch UBND các phường, xã của thành phố; vai trò, trách nhiệm của Tổ
trưởng tổ dân phố hoặc Trưởng bản.
- Xử lý nghiêm đối với những cán bộ lơ là công việc, tham nhũng.
3.2.5. Giải pháp về thanh tra, kiểm tra, giám sát
- Các cơ quan quản lý phải tăng cường vai trò trách nhiệm, kịp thời nắm bắt
tình hình, đồng thời đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về TTXD đô thị.
- Nâng cao vai trò giám sát của cộng đồng dân cư trong việc chấp hành
GPXD của chủ đầu tư.
- HĐND tỉnh, HĐND các cấp của thành phố Điện Biên Phủ hàng năm cần
xây dựng kế hoạch cụ thể để giám sát việc quản lý TTXD đô thị của thành phố.
3.2.6. Giải pháp về truyền thông, tuyên truyền
- Tích cực phổ biến, tuyên truyền pháp luật về xây dựng, đất đai bằng nhiều
hình thức.
- Niêm yết công khai GPXD đã được cấp tại Hội trường tổ dân phố của các


ix
phường, tại Nhà văn hóa các bản của các xã nơi có công trình xây dựng; để cộng
đồng dân cư biết và giám sát thực hiện GPXD của chủ đầu tư.
- Phát huy vai trò của các cơ quan báo chí, truyền thông trong việc phát hiện

vi phạm TTXD đô thị.
- Công khai những tổ chức, cá nhân vi phạm TTXD trên trang Web của Sở
Xây dựng, trang Web của UBND thành phố Điện Biên Phủ.
3.2.7. Giải pháp về xử lý vi phạm TTXD đô thị
- Xây dựng quy chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc xử lý vi
phạm TTXD đô thị.
- Kiến nghị điều chỉnh mức xử phạt bằng tiền theo hướng tăng nặng.
- Xây dựng đường dây nóng, hoặc địa chỉ để tiếp nhận thông tin về vi phạm
TTXD đô thị trên địa bàn tất cả 07 phường, 02 xã của thành phố.
- Cán bộ có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về
TTXD đô thị không được nể nang, né tránh.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP

- Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước.
- Kiến nghị đối với các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát.


trƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN


BùI VĂN LUYệN

QUảN Lý NHà NƯớC Về TRậT Tự XÂY DựNG
ĐÔ THị
THàNH Phố ĐIệN BIÊN phủ TỉNH ĐIệN
BIÊN

Chuyên ngành: quản lý kinh tế & chính sách

Ngời hớng dẫn khoa học:


PGS.TS. TRầN THị VÂN HOA


Hµ Néi - 2017


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI

Điện Biên là một tỉnh nghèo vùng Tây Bắc tổ quốc, địa hình đồi núi chia cắt,
kết cấu hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, tỷ lệ hộ nghèo cao, đời sống của nhân
dân các dân tộc còn nhiều khó khăn; nguồn thu ngân sách địa phương rất thấp, chủ
yếu phụ thuộc vào nguồn cung cấp hỗ trợ từ Trung ương (gần 90%). Trong những
năm qua, Điện Biên luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong tất cả
các lĩnh vực, đặc biệt là phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh,
chính vì vậy kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh Điện Biên có nhiều khởi sắc, bộ mặt
đô thị ngày một khang trang. Trong giai đoạn tới, Điện Biên càng phải đầu tư và
kêu gọi đầu tư nhiều hơn nữa so với giai đoạn trước để phát triển kinh tế - xã hội,
đặc biệt là đầu tư kết cấu hạ tầng trên địa bàn toàn tỉnh; trong đó tập trung đầu tư
vào thành phố Điện Biên Phủ; tạo tiền đề để thành phố Điện Biên Phủ đạt đô thị
loại II trực thuộc tỉnh vào năm 2020.
Việc đầu tư xây dựng các công trình nói chung và tại thành phố Điện Biên
Phủ, tỉnh Điện Biên nói riêng, đòi hỏi phải theo một trật tự và tuân thủ quy hoạch
được duyệt; các quy định về xây dựng, đầu tư, môi trường…; cảnh quan, kiến trúc
đô thị, bản sắc văn hóa vùng, miền; chất lượng xây dựng bị ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố. Trong những năm qua, việc thực hiện quản lý TTXD đô thị trên địa bàn
thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã đạt được nhiều kết quả tích cực; tuy
nhiên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nên việc quản lý TTXD đô thị

trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên cũng còn có những bất cập,
hạn chế.
Chính vì vậy, để thực hiện tốt quy hoạch xây dựng được duyệt, quản lý tốt
kiến trúc đô thị và nâng cao chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn thành phố
Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, thì việc nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước về
trật tự xây dựng đô thị thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên” là cần thiết;
vì vậy bản thân em đã lựa chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp của mình.


2
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Ở nước ta, thời gian qua việc nghiên cứu về quản lý TTXD đô thị nhìn
chung còn mới, chưa được quan tâm đúng mức. Tính đến thời điểm hiện tại một số
trang báo đã đăng tải một số công trình nghiên cứu, bài viết về quản lý TTXD đô thị
tại địa bàn một số tỉnh, thành phố, như: Bài viết “Quản lý trật tự xây dựng đô thị:
Cần sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị” của tác giả Lê Hải đăng trên trang
https: Hanoi.gov.vn; với nội dung: Đánh giá tổng quát kết quả đạt được và chỉ ra
những tồn tại, yếu kém, nguyên nhân tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý TTXD
đô thị thành phố Hà Nội thời gian qua, đồng thời bài viết cũng đề xuất: để thực hiện
tốt công tác quản lý TTXD đô thị thành phố Hà Nội cần có sự vào cuộc đồng bộ của
cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các cấp chính quyền cơ sở.
Bài viết “Quản lý trật tự xây dựng đô thị: Non yếu hay cố ý bật đèn xanh”,
của tác giả Thành Anh, đăng trên trang https: Suckhoedoisong.vn; với nội dung: Từ
vụ sập ngôi nhà 3 tầng số 43 phố Cửa Bắc (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình) khiến
2 người tử vong, đã đặt ra nhiều dấu hỏi về công tác quản lý TTXD đô thị, đặc biệt
là vai trò của lực lượng thanh tra xây dựng. Với gần 1600 lực lượng TTXD cấp
quận, phường, xã được gọi là các đội thanh tra trực thuộc Thanh tra Sở Xây dựng
Hà Nội, nhưng chất lượng lực lượng TTXD có mặt còn hạn chế. Bài viết cho rằng,
vi phạm TTXD ở Hà Nội rất đáng lo ngại vì không ngày nào, không nơi nào không

có vấn đề.
Tác giả Trần Đình Hà có bài viết “Tăng cường quản lý trật tự xây dựng đô
thị” được đăng trên trang https: moc.gov.vn; với nội dung: Thực hiện Luật quy
hoạch đô thị năm 2009, công tác quản lý TTXD đô thị theo quy hoạch từng bước
được nâng lên. Tuy nhiên, công tác quản lý TTXD đô thị hiện nay vẫn còn những
tồn tại, hạn chế, nhiều khu vực đô thị còn thiếu QHCT, thiết kế đô thị, quy chế quản
lý quy hoạch, kiến trúc đô thị… dẫn đến lúng túng trong thực hiện cấp GPXD. Từ
thực trạng đó, Bộ Xây dựng đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện 03 nhiệm vụ trọng tâm để quản lý
tốt công tác TTXD đô thị.


×