Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Cuộc đời và hoạt động tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.89 KB, 25 trang )

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 05 năm 1890 (năm Canh Dần) tại
quê ngoại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự (nay là xã Kim Liên), huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An.
Thuở nhỏ (từ 1 đến 10 tuổi) Hồ Chí Minh có tên gọi là Nguyễn Sinh Cung, sau đó
đổi tên là Nguyễn Tất Thành.
Quê hương của Người là một vùng đất nghèo của huyện Nam Đàn - Nghệ An.
Người dân ở đây luôn phải sống trong cảnh nghèo khổ, thường xuyên phải chèo
chống với thiên tai khắc nghiệt, quanh năm ruộng đất khô cằn, mới nắng đã hạn,
mới mưa đã lũ, mất mùa thường xuyên, cuộc sống vất vả, lam lũ đã in đậm trong
tiềm thức của người dân Nam Đàn nói riêng, xứ Nghệ nói chung. Những khó khăn
vất vả ấy đọng lại trong câu ca dao:
Làng Sen đóng khố thay quần
Ít cơm, nhiều cháo tảo tần quanh năm.
Mặc dù, điều kiện tự nhiên hết sức khắc nghiệt nhưng người dân xứ Nghệ rất giàu
truyền thống văn hoá và đánh giặc, giữ nước. Nơi đây hội tụ nhiều di tích lịch sử văn hoá gắn với tên tuổi chiến công của các bậc anh hùng dân tộc, nêu cao chí khí
chống ngoại xâm từ bao đời nay.
Hai làng Kim Liên và Hoàng Trù là một miền quê giàu cảnh sắc, với một nền văn
hoá dân gian đa dạng và phong phú. Biết bao làn điệu dân ca nơi đây đã đi vào
lòng người , đậm đà bản sắc dân tộc như: hát ví dặm, đò đưa, hát phường vải... Trải
qua biết bao biến động, thăng trầm của lịch sử, truyền thống văn hoá đặc sắc của
miền quê Kim Liên vẫn không ngừng toả sáng, tự hào.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước. Thân phụ của
Người là ông Nguyễn Sinh Sắc, còn gọi là Huy (1862-1929), con của một gia đình
nông dân nghèo, chất phác. Cha, mẹ mất sớm, tuổi thơ chịu cảnh mồ côi, phải vất
vả lao động kiếm sống và có ý chí học hành. Là một cậu bé hiền lành, thông minh,
ham học. Nguyễn Sinh Huy được nhà nho Hoàng Xuân Đường cảm cảnh nhận làm
con nuôi và cho học hành tử tế. Chẳng bao lâu chàng thanh niên Nguyễn Sinh Sắc
đã tham dự kỳ thi Hương và đỗ cử nhân tại trường thi Nghệ An (1894) và được
người cha nuôi cũng là thầy giáo gả con gái của mình là Hoàng Thị Loan làm vợ.
Được gia đình và người vợ trẻ động viên, cùng với ý chí của mình, ông cử Sắc đã
tiếp tục tham dự các kỳ thi Hội của Triều đình nhưng không đỗ, đến kỳ thi Hội lần


thứ 3 ông mới đỗ Phó Bảng (1901). Với phẩm chất liêm khiết của một nhà nho,
trong cuộc sống cụ Sắc luôn dạy dỗ con cái luôn có ý thức lao động, học tập để
hiểu “đạo lý làm người”. Sau khi đỗ Phó Bảng (1901), bị Triều đình phong kiến


thúc ép nhiều lần, buộc cụ phải ra làm quan, nhưng bất hợp tác với bọn tay sai đế
quốc. Với quan điểm của mình cụ Sắc thường nói “Quan trường thị nô lệ trung chi
nô lệ, hựu nô lệ” (nghĩa là: Quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng
nô lệ hơn). Vốn có lòng yêu nước, khẳng khái, cụ thường chống đối bọn quan
trường và thực dân Pháp xâm lược. Vì vậy, sau một thời gian làm quan rất ngắn, cụ
bị chúng cách chức. Cụ vào Nam Bộ làm thầy thuốc giúp dân nghèo, sống cuộc đời
thanh bạch cho đến lúc qua đời (1929), được nhân dân mến mộ và thương tiếc. Thi
hài và lăng mộ yên nghỉ của cụ hiện nằm tại tỉnh Đồng Tháp.
Thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bà Hoàng Thị Loan (1868 - 1901), một
người phụ nữ hiền hậu, đảm đang, yêu chồng thương con hết mực, chịu khó lao
động, bà làm ruộng và dệt vải để nuôi dạy con cái. Bằng lao động, bằng cả tấm
lòng yêu chồng, thương con, bà Hoàng Thị Loan đã hy sinh tất cả vì chồng con và
chính bà đã vun đắp nên cuộc đời sự nghiệp đẹp đẽ cho cả gia đình. Nhưng cũng vì
cuộc sống cơ cực, lao động vất vả, quá sức, ngặt nghèo, thiếu thốn... Bà đã trút hơi
thở cuối cùng vào một ngày ảm đạm trên Kinh thành Huế ở cái tuổi 33
(10/02/1901) để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình, người thân, bà con lối
xóm. Khi Bà qua đời, không có người thân bên cạnh, chỉ có cậu Cung (Bác Hồ)
tuổi mới lên 10 và em bé Xin đang khát sữa. Được bà con, bạn bè đùm bọc, giúp
đỡ, thi hài Bà Loan được đưa lên an táng tại núi Tam Tầng, xứ Huế.
Đến năm 1922, hài cốt của bà được bà Thanh (con gái của Bà ) đưa về an táng tại
quê nhà (làng Kim Liên - Nam Đàn) và năm 1942, hài cốt Bà được đưa lên núi Đại
Huệ. Năm 1984, lăng mộ Bà Loan được xây dựng khang trang, đẹp đẽ tương xứng
với công lao của người mẹ có công sinh thành, nuôi dưỡng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chị cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bà Nguyễn Thị Thanh (1884 - 1954) còn gọi là
Bạch Liên và anh cả của Người là Nguyễn Sinh Khiêm, tức Nguyễn Tất Đạt (1888

- 1950). Cả hai người đều có chí hướng tiến bộ, yêu nước, thương người và tích
cực tham gia các phong trào chống Pháp, đã nhiều lần bị thực dân Pháp kết án tù
đày.
Nhưng nhờ sự giáo dục của gia đình, cả bà Thanh và ông Cả Khiêm đều không
màng danh lợi, hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp cứu dân, cứu
nước, trở thành tấm gương đáng kính cho bà con nhân dân về sự cao cả, nghĩa khí
và lòng vị tha.
QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người con thứ 3 trong gia đình, thuở nhỏ là một cậu bé
thông minh hiếu động, ham học hỏi... Được sự chăm sóc dạy bảo cẩn thận của bố
mẹ, tuổi trẻ Nguyễn Sinh Cung đã có dịp học hỏi, giao du, được nghe những buổi


đàm luận của các bậc nho sỹ tiến bộ, cũng như đã chứng kiến tận mắt những cảnh
đời ngang trái trong bối cảnh xã hội đầy rối ren ... tất cả những điều đó đã góp
phần giáo dục, sớm hình thành trong Người lòng yêu nước thương dân.
Lớn lên giữa lúc phong trào Cần Vương chống Pháp nổ ra, mà tiêu biểu là các
phong trào và cuộc khởi nghĩa như: Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo,
khởi nghĩa Yên Thế của cụ Đề Thám, phong trào Đông Du của Phan Bội Châu,
phong trào cải cách của Phan Châu Trinh hay phong trào chống thuế của nông dân
Trung Kỳ... đã ảnh hưởng sâu sắc đối với Người, nhất là trong thời gian Người ở
Huế, học ở trường Pháp - Việt Đông Ba và trường Quốc Học Huế. Từ những nhận
thức trên, giúp Người sớm có ý chí đánh đuổi thực dân Pháp.
Mặc dù các cuộc khởi nghĩa và phong trào yêu nước trên lần lượt đi đến thất bại do
sự hạn chế của thời cuộc cũng như nhiều yếu tố tác động khác, nhưng Chủ tịch Hồ
Chí Minh vẫn rất khâm phục và coi trọng vai trò của các cụ. Cũng từ đây đã giúp
cho Người nhìn nhận rõ vấn đề, muốn chiến thắng kẻ thù không nên đi theo con
đường của các cụ vạch ra. Người thường mơ đến một chân trời mới.
Cũng từ đó Người suy nghĩ rồi quyết định sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do,
dân chủ và khoa học kỹ thuật hiện đại đang hấp dẫn Người.

Sau vụ tham gia phong trào chống thuế ở trường Quốc Học vào mùa hè 1908,
Nguyễn Tất Thành thôi học, rời Huế đi dần vào phía Nam để tìm cách sang phương
Tây. Trên hành trình ấy Người dừng lại ở Phan Thiết và dạy học trong thời gian
ngắn tại trường Dục Thanh. Một thời gian sau, Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn bắt
liên lạc, chờ cơ hội để thực hiện hoài bão của mình.
HOÀ MÌNH VÀO PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ, CHỦ TỊCH
HỒ CHÍ MINH TÌM THẤY CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG ĐÚNG ĐẮN
CHO NHÂN DÂN VIỆT NAM (1911 - 1920)
Sau một thời gian ngắn ở Sài Gòn, ngày 05/06/1911, lấy tên là Văn Ba, Nguyễn
Tất Thành rời xa Tổ quốc Việt Nam thân yêu trên chiếc tàu buôn Đô Đốc Latút Sơ
Tơrêvilơ (Amiral Latouche Trêville) thuộc hãng Sác giơ Rêuyni của Pháp bằng
công việc làm phụ bếp trên chuyến tàu. Trên hành trình này Người không chỉ dừng
lại ở Pháp và còn đi đến rất nhiều nơi: Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ... Với lòng
yêu nước nồng nàn và căm thù bọn thực dân xâm lược, Người kiên trì chịu đựng
mọi gian khổ, khó khăn, Người đã được chứng kiến và suy nghĩ nhiều về những
điều mắt thấy tai nghe, mong sao thực hiện được hoài bão cao cả của mình.


Trải qua những năm tháng lăn lộn trong quần chúng lao động ở nhiều nước trên thế
giới, Nguyễn Tất Thành đã thấy rõ cảnh bất công, tàn bạo của xã hội tư bản. Người
vô cùng xúc động trước cảnh sống cùng khổ của lớp người lao động ở các nước và
Người đã rút ra kết luận “Dù màu da có khác nhau trên đời này chỉ có hai giống
người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một tình hữu
ái mà thôi; tình hữu ái vô sản”. Trong quá trình lao động, học tập và đấu tranh cách
mạng, từ một thanh niên yêu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một công
nhân và tình yêu Tổ quốc của Người càng sâu sắc. Đây có thể xem là một bước
chuyển lớn trong nhận thức của Người.
Giữa lúc đó cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra ác liệt, tình hình Đông
Dương đang có những biến động. Ngày 03/12/1917 Nguyễn Tất Thành từ Anh trở
lại Pháp để có điều kiện hoạt động trực tiếp trong phong trào Việt Kiều và phong

trào công nhân Pháp. Trở lại Pháp, lúc đầu Người sống ở phố Sarônnơ, sau đó đến
ở ngôi nhà số 6 Vila đờ Gôbơlanh và nhà số 9 ngõ Công Poanh, quận 17 Paris.
Cuộc sống của Người gặp nhiều khó khăn, vừa hoạt động chính trị, vừa phải làm
thuê để kiếm sống, nhưng Người vẫn luôn lạc quan, hăng hái học tập, hoạt động.
Được sự giúp đỡ nhiệt tình của một số Đảng viên tiên tiến của Đảng xã hội Pháp,
cuối năm 1918 Người gia nhập Đảng xã hội Pháp (đây là chính Đảng lớn nhất lúc
bấy giờ ở Pháp). Lúc này cách mạng XHCN tháng Mười Nga thành công làm chấn
động cả thế giới. Như tiếng sấm mùa xuân, cách mạng tháng Mười đã thức tỉnh
giai cấp công nhân, nhân dân lao động các dân tộc bị áp bức trên thế giới vùng dậy
đấu tranh. Nó đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người. Cách mạng tháng
Mười Nga có ảnh hưởng quyết định đối với cuộc đời hoạt động cách mạng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Người quyết tâm đi theo con đường cách mạng của Lê
Nin.
Tháng 11/1918, chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Đầu năm 1919 các nước đế
quốc thắng trận họp hội nghị Véc Xây nhằm chia lại thị trường thế giới. Thay mặt
những người Việt Nam yêu nước ở Pháp và lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, Người gửi
đến Hội nghị bản yêu sách nổi tiếng của nhân dân An Nam đòi chính phủ Pháp
thừa nhận quyền tự do dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Đây
chính là lời nói chính nghĩa của đại biểu đầu tiên cho phong trào giải phóng dân tộc
Việt Nam trên diễn đàn thế giới.
Sau cách mạng tháng Mười Nga, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phát
triển mạnh. Đầu năm 1919 Lê Nin và những người theo Chủ nghĩa Mác đã họp hội
nghị ở Mátxcơva để thành lập quốc tế cộng sản (Quốc tế III). Sự ra đời của Quốc tế
cộng sản đánh dấu sự thắng lợi vĩ đại của phong trào cách mạng thế giới.


Giữa lúc ấy, Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của
Lê Nin đến với Người. Được sự giúp đỡ của nhiều đồng chí cách mạng Pháp,
Người càng thấy rõ hơn Quốc tế thứ ba và luận cương của Lê Nin thật sự đáp ứng
nguyện vọng tha thiết nhất của Người là độc lập cho Tổ quốc - hạnh phúc cho nhân

dân. Từ Luận cương của Lê Nin, Người đã tìm thấy phương hướng, đường lối cơ
bản của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trong đó có cách mạng Việt
Nam, Luận cương đã làm cho Người vui mừng, sung sướng đến phát khóc. Từ đó
Người hoàn toàn tin tưởng theo Lê Nin và Quốc tế III.
Đại hội Đại biểu lần thứ 18 của Đảng xã hội Pháp họp từ ngày 25 đến 30/12/1920
tại Tour (Pháp) đã tranh luận gây gắt về việc gia nhập Quốc tế III hay ở lại Quốc tế
II. Là đại biểu chính thức và duy nhất ở các nước thuộc địa, cũng là người Việt
Nam đầu tiên tham dự Đại hội, Người đã trình bày bản tham luận tố cáo những tội
ác tày trời của thực dân Pháp ở Đông Dương, kêu gọi những người cách mạng
chân chính Pháp hoạt động một cách thiết thực để ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân
dân Việt Nam và các thuộc địa khác. Tại Đại hội lịch sử này, Nguyễn Ái Quốc
đứng hẳn về Quốc tế thứ III, bỏ phiếu gia nhập Quốc tế cộng sản và trở thành một
trong những người đầu tiên sáng lập Đảng cộng sản Pháp, đồng thời là người cộng
sản Việt Nam đầu tiên. Điều đó đánh dấu bước chuyển biến quyết định, bước nhảy
vọt, thay đổi về chất trong nhận thức tư tưởng và lập trường chính trị của Người.
Từ đó Người đã tìm được con đường cách mạng đúng đắn cho nhân dân Việt Nam
“Con đường kết hợp đấu tranh giai cấp với đấu tranh dân tộc; kết hợp độc lập dân
tộc với CNXH; kết hợp tinh thần yêu nước chân chính với Chủ nghĩa Quốc tế vô
sản”.
Trong quá trình đi tìm con đường cách mạng cho nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã suy nghĩ, có khả năng điều tra, nghiên cứu sâu sắc và nhạy bén trước
thời cuộc. Người đã trải qua quá trình dày công học tập, rèn luyện, đấu tranh trong
phong trào công nhân Quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc. Vừa học tập lý
luận, vừa làm công tác thực tế, từng bước Người rút ra những kết luận quan trọng,
đề lên thành nguyên tắc trong hoạt động. Đúng như sau này Người đã nói “từng
bước một, trong các cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác - Lê Nin, vừa làm
công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa
cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên
thế giới khỏi ách nô lệ”.
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐẤU TRANH ĐỂ THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI

CỦA LÊ NIN VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ THUỘC ĐỊA (1920-1924)


Dưới ánh sáng của Nghị quyết Quốc tế cộng sản và sơ thảo luận cương của Lê Nin,
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thấy cần phải xúc tiến, đẩy mạnh công tác tuyên
truyền và tổ chức mới thúc đẩy được phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa,
trong đó có Việt Nam. Với tinh thần cách mạng tấn công, chủ động thời cơ cách
mạng và tin tưởng cách mạng Đông Dương sẽ bùng nổ, Người nhấn mạnh “Người
Đông Dương đang che dấu một cái gì đang sục sôi, đang gầm thét và khi thời cơ
đến, nó sẽ bùng nổ mãnh liệt. Những người tiên phong phải thúc đẩy cho thời cơ
mau đến. Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất, chủ nghĩa xã hội chỉ
việc gieo hạt giống giải phóng”.
Để tăng cường công tác tổ chức và lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng ở các
nước thuộc địa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tham gia sáng lập “Hội Liên Hiệp thuộc
địa” và trở thành người lãnh đạo xuất sắc của Hội. Hội Liên Hiệp thuộc địa Hội là
tổ chức tập hợp tất cả các người yêu nước ở các thuộc địa với mục đích là để giải
phóng những dân tộc thuộc địa. Hội đã ra tuyên ngôn do Nguyễn Ái Quốc khởi
thảo, thông qua điều lệ và lời kêu gọi, bước đầu đã tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lê
Nin vào các nước thuộc địa, thức tỉnh nhân dân đang đứng lên đấu tranh giải
phóng.
Hội Liên Hiệp thuộc địa ra đời là một sự kiện chính trị quan trọng đối với các dân
tộc bị áp bức. Đó là một sáng kiến lớn qóp phần to lớn vào việc thực hiện khẩu
hiệu chiến lược của Lê Nin “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn
kết lại”.
Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động cách mạng, năm 1922, Hội cho
xuất bản tờ báo “Le Paria” (Người cùng khổ). Đó là tiếng nói chính nghĩa của giai
cấp vô sản và nhân dân lao động bị áp bức mà Nguyễn Ái Quốc là linh hồn của tờ
báo. Việc xuất bản báo “Le Paria” là “Một vố đánh vào đầu bọn thực dân” và cũng
là “Một luồng gió mới thổi đến nhân dân các nước bị áp bức”. Mặc dù bị chính
quyền thực dân tìm cách ngăn cấm, báo Người cùng khổ vẫn được bí mật chuyển

đến các nước thuộc địa. Nhờ tờ báo ấy của Nguyễn Ái Quốc mà nhiều người Việt
Nam yêu nước thấy rõ hơn tội ác của thực dân Pháp và bước đầu hiểu được cách
mạng tháng Mười Nga và đường lối của Lê Nin.
Đến đầu năm 1923, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục chủ trương xuất bản báo “Việt Nam
hồn” bằng tiếng Việt để giác ngộ lòng yêu nước cho Việt Kiều ở Pháp và kêu gọi
đồng bào nổi dậy đấu tranh chống chế độ thực dân Pháp. Thời gian này Người còn
viết nhiều bài cho báo Nhân đạo, báo Đời sống Công nhân ..., đặc biệt Người đã
viết tác phẩm nổi tiếng “Bản án chế độ thực dân Pháp” tố cáo tội ác của thực dân
Pháp ở Đông Dương và Việt Nam, đồng thời nêu lên những luận điểm cơ bản về
vấn đề dân tộc và thuộc địa. Cũng trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc đã viết


một số truyện ngắn, ký và kịch nhằm phục vụ cuộc đấu tranh cách mạng của nhân
dân. Tác phẩm kịch “Con Rồng tre” của Người đã phản ánh vấn đề thời sự nóng
hổi trong cuộc đấu tranh chống Đế quốc và bọn tay sai bán nước.
Khoảng cuối tháng 06/1923 được sự giúp đỡ của những người cộng sản, Nguyễn
Ái Quốc đã vượt qua rào cản bao vây của Đế quốc để đến Liên Xô dự Đại hội V
Quốc tế cộng sản. Đây là lần đầu tiên Người đến Liên Xô - quê hương cách mạng
tháng Mười, đó là những ngày tháng đáng nhớ nhất trong cuộc đời hoạt động cách
mạng của mình. Đến với nước Nga Xô Viết, Người đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với
nhiều giới đồng bào và để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng bè bạn Quốc tế.
Trong đó một nhà thơ đã viết “Từ Nguyễn Ái Quốc toả ra một nền văn hoá, không
phải văn hoá Châu Âu, mà có lẽ là nền văn hoá của tương lai”
Sau một thời gian chuẩn bị, Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V đã họp từ ngày
17/06 đến ngày 08/07/1924 tại Mátxcơva. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội và đã
có bài phát biểu quan trọng, trình bày lập trường, quan điểm của mình về cách
mạng thuộc địa. Bằng cách lập luận chắc chắn và đưa ra những con số thống kê cụ
thể, Người đã phân tích tình hình, đặc điểm xã hội của các nước thuộc địa, khẩn
thiết đề nghị Quốc tế cộng sản và các Đảng cộng sản có đường lối chiến lược, sách
lược và biện pháp thích hợp để thúc đẩy phong trào ở các nước tiến lên một cách

vững chắc.
Có thể nói, từ Đại hội Tua đến Đại hội V Quốc tế cộng sản (1920 - 1924) Nguyễn
Ái Quốc không chỉ là người mở đường cho cách mạng Việt Nam, mà còn tham gia
đóng góp tích cực vào phong trào cộng sản và chủ nghĩa Quốc tế và phong trào
giải phóng dân tộc. Người đã góp phần to lớn vào việc xây dựng phong trào cách
mạng ở các nước thuộc địa.
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH XÚC TIẾN VIỆC CHUẨN BỊ THÀNH LẬP
ĐẢNG CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM VÀ GÓP PHẦN QUAN
TRỌNG VÀO PHONG TRÀO CÁCH MẠNG THẾ GIỚI (1924 - 1930)
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, phong trào yêu nước của nhân dân ta phát
triển mạnh mẽ, đòi hỏi sự lãnh đạo đúng đắn của một Đảng chân chính của giai cấp
vô sản. Trước tình hình đó, sau một thời gian ở lại Liên Xô để nghiên cứu chế độ
Xô Viết và kinh nghiệm xây dựng Đảng theo nguyên lý chủ nghĩa Mác Lê Nin,
Nguyễn Ái Quốc đã về gần Việt Nam để xúc tiến việc chuẩn bị thành lập Đảng.
Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về đến Quảng Châu (Trung Quốc) với nhiều tên
gọi như Vương, Lý Thụy. Việc đầu tiên của Người là tìm cách bắt mối liên lạc với


các tổ chức cách mạng như: Tâm Tâm Xã, Việt Nam Quốc Dân Đảng... sau đó
Người chọn số thanh niên yêu nước trong các tổ chức cách mạng nói trên và một
số thanh niên khác ở trong nước, mở trường huấn luyện chính trị nhằm đào tạo họ
trở thành những cán bộ cách mạng để đưa họ về nước hoạt động trong phong trào
công nhân (trường chính trị này mở được 10 khoá gồm 200 học viên), trong đó có
những học viên tiêu biểu như: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Ngô Gia Tự... Bên cạnh
đó Người còn lựa chọn một số cán bộ gửi sang Mátxcơva học tập lý luận ở trường
Đại học Phương Đông và số khác vào học trường quân sự Hoàng Phố (Trung
Quốc). Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh về Quảng Châu mở trường huấn luyện chính trị
có ý nghĩa rất to lớn. Người đã đào tạo cho cách mạng Việt Nam những lớp cán bộ
đầu tiên đi theo đường lối chủ nghĩa Mác Lê Nin và góp phần quan trọng vào việc
thành lập Đảng ta. Bởi theo Người “Không có lý luận cách mạng thì không có

phong trào cách mạng, chỉ có Đảng nào có lý luận tiên phong hướng dẫn mới có
thể làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong”.
Để làm cơ sở cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, tháng 06/1925 cũng tại
Quảng Châu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập Việt Nam Thanh niên cách mạng
đồng chí hội (Hội Việt Nam thanh niên) là một tổ chức tiền thân của Đảng. Khi
thành lập Hội đã thông qua Điều lệ vắn tắt và Chương trình hoạt động của Hội.
Tôn chỉ, mục đích của Hội được thể hiện trong cuốn “ Đường Cách Mệnh”. Nhờ sự
chỉ đạo, giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa Mác Lê Nin, đường lối
và phương pháp cách mạng, về đạo đức cách mạng.
Được rèn luyện trong phong trào đấu tranh của quần chúng nên hầu hết các cán bộ
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã đóng vai trò lịch sử cực kỳ quan trọng
trong việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng. Đồng
thời để tuyên truyền tôn chỉ, mục đích của Hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho ra
đời tờ báo Thanh niên, mở đầu cho sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam.
Trong khi chuẩn bị thành lập Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, năm 1926 tại
Quảng Châu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức nhóm thiếu niên tiền phong đầu
tiên, nhằm đào tạo các em trở thành những chiến sĩ cách mạng tương lai. Nhóm
này gồm 8 em, trong đó có Lý Tự Trọng, sau này là người đoàn viên đầu tiên của
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Từ cuối năm 1924 đến đầu năm 1930, Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa đào tạo cán bộ
cho cách mạng Việt Nam, xúc tiến việc chuẩn bị thành lập Đảng cộng sản Việt
Nam, vừa góp phần rất quan trọng vào việc đào tạo cán bộ và xây dựng phong trào
cách mạng ở một số nước Châu Á.


Vào cuối mùa thu năm 1929, đang hoạt động ở Thái Lan được nghe báo cáo về
tình hình mâu thuẫn giữa các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, được sự uỷ nhiệm của
Quốc tế cộng sản, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở lại Hồng Kông triệu tập Hội nghị
đại biểu các tổ chức cộng sản để thống nhất tổ chức, thành lập đảng cộng sản Việt
Nam.

Dưới sự chủ toạ của Người, Hội nghị đã họp từ ngày mồng 3 đến ngày mồng 7
tháng 2 năm 1930 trong căn phòng hẹp của một người công nhân ở Cửu Long (gần
Hồng Kông). Sau 5 ngày làm việc khẩn trương trong hoàn cảnh bí mật, Hội nghị
đã thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một Đảng cộng sản chân chính
duy nhất ở Việt Nam lấy tên là: Đảng cộng sản Việt Nam. Hội nghị đã thông qua
các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt của Đảng và
lời kêu gọi do Hồ Chủ tịch soạn thảo.
Nhân dịp thành lập Đảng, Hồ Chí Minh thay mặt Quốc tế cộng sản và Đảng cộng
sản Việt Nam đã ra lời kêu gọi gửi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học
sinh và đồng bào bị áp bức: “Đảng cộng sản Việt Nam đã được thành lập. Đó là
Đảng của giai cấp công nhân. Đảng sẽ dìu dắt giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng
An Nam đấu tranh nhằm giải phóng cho toàn thể anh chị em bị áp bức, bóc lột của
chúng ta. Từ nay anh chị em chúng ta phải gia nhập Đảng, ủng hộ Đảng và đi theo
Đảng”.
Có thể nói Hội nghị thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong
lịch sử cách mạng Việt Nam. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản nước ta đã trưởng
thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. Sự ra đời của Đảng là một tất yếu lịch sử do
điều kiện trong nước và thế giới lúc ấy quyết định. Đồng thời đó là kết quả rực rỡ
của một quá trình hoạt động sôi nổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã phấn đấu
kiên cường trong phong trào công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc,
kiên trì học tập, tìm tòi nghiên cứu và rèn luyện. Đó là một kết quả to lớn của gần
10 năm chuẩn bị rất công phu và đầy đủ của Người về các mặt tư tưởng, chính trị
và tổ chức.
TỪ NƯỚC NGOÀI, CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH CHỈ ĐẠO CÁCH MẠNG
TRONG NƯỚC (1930 - 1940)
Sau khi thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rời Trung
Quốc đi đến một số nước ở Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia... để làm nhiệm
vụ quốc tế.
Để tăng cường lãnh đạo phong trào cách mạng đang sôi sục trong cả nước, tháng
10 năm 1930 tại Hồng Kông, Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành trung ương

Đảng đã họp, nhằm thảo luận và thông qua “Luận cương cách mạng tư sản dân


quyền” do đồng chí Trần Phú, một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch
Hồ Chí Minh khởi thảo.
Sau Hội nghị lần thứ nhất của BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh báo
cáo với Quốc tế cộng sản về những nghị quyết của Hội nghị. Người ở lại Hồng
Kông, theo dõi sát và kịp thời động viên cao trào cách mạng Xô Viết Nghệ Tĩnh
đang diễn ra ở Việt Nam.
Ngày 13/02/1931 với bí danh Victor, Người gửi lên BCH Quốc tế cộng sản bản báo
cáo nhan đề “Nghệ Tĩnh đỏ”. Người đã nhận định: “Nhân dân đói khát và nơi ăn,
chốn ở rất khổ sở, sưu thuế nặng nề và nạn áp bức xã hội, chính trị đã làm cho cảnh
ngộ của họ càng cùng cực hơn”.
Trong những năm 1930 - 1931 Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ động viên cao trào
Xô Viết Nghệ Tĩnh mà còn góp ý kiến cụ thể với Trung ương Đảng để chỉ đạo thực
hiện tốt đường lối của Đảng.
Trong khi cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cách mạng trong nước, lúc ấy với
cương vị là uỷ viên Ban Phương Đông của Quốc tế cộng sản, phụ trách cục
Phương Nam, Người vẫn tiếp tục tham gia xây dựng phong trào cách mạng các
nước Đông Nam Á.
Hoảng sợ trước cao trào cách mạng 30 - 31 và ảnh hưởng hoạt động của Chủ tịch
Hồ Chí Minh đối với các nước Đông Nam Á. Tháng 6/1931, Đế quốc Anh đã bắt
giam Người (có tên là Tống Văn Sơ) một cách trái phép tại Hồng Kông.
Được tin Hồ Chí Minh bị bắt, Liên đoàn chống chủ nghĩa đế quốc, ủng hộ nền độc
lập dân tộc đã kịp thời ra tuyên bố phản đối chính phủ Anh và đòi trả lại tự do cho
Người. Luật sư Lô dơ bai đã đưa vấn đề ra công khai và nhận gắng sức bào chữa
cho Người. Do tinh thần kiên định của mình, được Quốc tế Cứu tế đỏ thuê luật sư
và luật sư Lô dơ bai vì kính phục Người đã hết lòng giúp đỡ, toà án Hồng Kông và
hội đồng nhà vua Anh buộc phải tuyên bố xoá án cho Người. Mùa xuân 1933,
Người ra khỏi nhà lao của đế quốc Anh, rời Hồng Kông đi Ma Cao và một số nước

khác. Sau khi bắt được liên lạc với Quốc tế cộng sản, mùa xuân 1934, Người
xuống tàu thuỷ Liên Xô rời Thượng Hải sang Liên Xô.
Ngày 01/10/1934, theo sự giới thiệu của Ban Chấp hành Quốc tế cộng sản, lấy tên
là Li Nốp, Người vào học trường Quốc tế Lênin, là một trường Đảng cao cấp
chuyên đào tạo cán bộ lãnh đạo cho các Đảng cộng sản và công nhân thế giới. Tiếp


theo đó Người vào học ở viện nghiên cứu sinh ban Sử của Viện nghiên cứu các vấn
đề dân tộc và thuộc địa của Quốc tế cộng sản.
Tháng 7 năm 1935, đoàn đại biểu chính thức của Đảng ta do đồng chí Lê Hồng
Phong dẫn đầu đã dự Đại hội lần VII của Quốc tế cộng sản họp ở Matxcơva. Chủ
tịch Hồ Chí Minh lúc ấy lấy tên là Lin, tham dự Đại hội với tư cách là đại biểu
Phương Đông, Người đã tích cực tham gia thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến cho
Đại hội. Đồng thời Người cũng đem hết tinh thần, trách nhiệm và khả năng của
mình giúp đỡ đoàn đại biểu của Đảng ta hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Khoảng cuối năm 1938, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Trung Quốc để tìm đường về
nước. Bởi trong khi làm nhiệm vụ quốc tế, Người vẫn luôn quan tâm đến cách
mạng Việt Nam. Nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của
Đảng ta, phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân đòi cải thiên đời sống đã
lôi cuốn và giáo dục ý thức chính trị cho hàng triệu người. Uy tín của Đảng và Hồ
Chí Minh được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng nhân dân ta..
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ NƯỚC CÙNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG
TRỰC TIẾP LÃNH ĐẠO CUỘC VẬN ĐỘNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
VÀ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (1940 - 1945)
Đầu năm 1940 với các bí danh “Hồ Quang”, “Đồng chí Trần”, “Đồng chí Vương”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở về đến Côn Minh (Trung Quốc) để bắt liên lạc với
Trung ương Đảng ta và chuẩn bị điều kiện để về nước hoạt động.
Tháng 6/1940 phát xít Đức tấn công nước Pháp. Chính phủ tư sản Pháp đầu hàng,
bọn thực dân Pháp ở Đông Dương hoang mang. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định
đó là thời cơ bắt đầu có lợi cho cách mạng Việt Nam. Lúc bấy giờ Người đang

công tác ở Quế Lâm nhưng vẫn tính đến việc xây dựng khu căn cứ ở Cao Bằng.
Người đã chỉ thị cho một số cán bộ của Đảng đang hoạt động ở Trung Quốc phải
gấp rút về nước chuẩn bị lực lượng, đón thời cơ, giành chính quyền.
Tháng 9 năm 1940, phát xít Nhật xâm chiếm Đông Dương, Pháp dâng Đông
Dương cho Nhật, đẩy nhân dân Việt Nam đến cảnh “Một cổ hai tròng”, nhân dân
Việt Nam quyết vùng lên chống bọn phát xít. Tháng 11 năm 1940, Trung ương
Đảng họp hội nghị lần thứ VII, xác định kẻ thù trước mắt là phát xít Nhật - Pháp và
đề ra nhiệm vụ chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, thành lập Mặt trận
dân tộc thống nhất chống Pháp, Nhật.


Ngày 28-1-1941, sau hơn 30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài, Chủ tịch Hồ Chí
Minh về đến Tổ quốc. Ngày mồng 8/2 năm đó, một số cán bộ tỉnh Cao Bằng thay
mặt nhân dân cả nước hân hoan đón Người về Pắc Pó. Những ngày ở Pắc Pó cuộc
sống của Người gặp vô vàn gian khổ, khó khăn. Năm đó Người đã 50 tuổi, để bảo
vệ sức khoẻ cho Người, cán bộ và nhân dân Hà Quảng đã làm cho Người một cái
lán nhỏ bên suối Khuổi Nậm, cuộc sống ung dung, đạm bạc của Người được phản
ánh trong bài thơ “Tức cảnh Pắc Pó” của mình:
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”
Tháng 5/1941, thay mặt Quốc tế cộng sản, Người triệu tập và chủ trì Hội nghị lần
thứ VIII của Trung ương Đảng. Hội nghị vạch rõ:” Nếu trong chiến tranh thế giới
lần thứ nhất, Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa ra đời, thì trong chiến tranh thế
giới thứ hai này sẽ sinh ra nhiều nước XHCN khác, cách mạng nhiều nước thành
công. Hội nghị xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ bức thiết của
cách mạng Đông Dương. Cho nên trong lúc này quyền lợi của giai cấp phục tùng
quyền lợi của dân tộc. Để tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, theo sáng kiến
của Hồ Chủ tịch, Hội nghị quyết định thành lập “Việt Nam độc lập đồng minh”

(gọi tắt là Việt Minh) cùng các đoàn thể cứu quốc.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hội nghị trung ương lần thứ
VIII đã thành công rực rỡ và có một ý nghĩa lịch sử đặc biệt quan trọng đánh dấu
một bước tiến mới của cách mạng Việt Nam và có ý nghĩa quyết định thắng lợi của
cách mạng tháng Tám sau này.
Thực hiện nghị quyết của Hội nghị lần VIII của Trung ương, ngày 19.5.1941 mặt
trận Việt Minh chính thức ra đời, phất cao cờ đỏ sao vàng, kêu gọi toàn dân đánh
Pháp, đuổi Nhật. Để đẩy mạnh việc tuyên truyền, cổ động và tổ chức nhân dân vào
các đoàn thể cứu quốc và mặt trận Việt Minh, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định
cho xuất bản tờ báo “Việt Nam độc lập”.
Để chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, từ 1941 Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã chỉ thị tổ chức đội tự vệ vũ trang ở Cao Bằng và tự tay biên soạn biên dịch một
số tài liệu quan trọng về đấu tranh vũ trang để làm tài liệu huấn luyện cho cán bộ
và quần chúng cách mạng.
Tháng 8/1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người sang Trung Quốc để liên lạc với các
lực lượng cách mạng của Việt Nam ở đó. Lần này Người bị chính quyền Tưởng


Giới Thạch bắt giam, giải tới, giải lui nhiều nhà tù trong vòng hơn một năm. Người
đã sống những ngày đầy khó khăn, đói khát trong nhà tù của Tưởng, Trong hoàn
cảnh đó, với lạc quan của người cách mạng, Người đã viết tập thơ “Nhật ký trong
tù” thể hiện phần nào tinh thần, phẩm chất và đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tháng 9/1943, sau khi ra khỏi tù, Người tiếp xúc với tổ chức chống Nhật, chống
Pháp của người Việt Nam ở Liễu Châu, đồng thời chắp liên lạc với Đảng ta để về
nước tiếp tục lãnh đạo phong trào.
Trong tình hình mới, Người đã đề ra phương châm kết hợp hai hình thức đấu tranh
chính trị và quân sự để đẩy mạnh phong trào, tạo điều kiện tiến tới khởi nghĩa
giành chính quyền. Người nhấn mạnh: Muốn phát triển lực lượng vũ trang, chủ yếu
phải dựa vào nhân dân, dựa vào đấu tranh chính trị của quần chúng. Chủ trương
sáng suốt của Người đã tránh cho phong trào cách mạng lúc bấy giờ khỏi những

tổn thất lớn.
Ngay sau đó, Người chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
với nhiệm vụ chính trị quan trọng hơn quân sự, tuyên truyền trọng hơn tác chiến;
thực hành vũ trang tuyên truyền, chuẩn bị cơ sở chính trị và quân sự cho cuộc khởi
nghĩa sau này. Trên cơ sở các lực lượng vũ trang nhân dân đang hình thành, thực
hiện chỉ thị của Người, ngày 22/12/1944 Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng
quân được thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy.
Từ Hội nghị lần thứ VIII của Trung ương Đảng và nhất là từ tháng 9 năm 1944,
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương đảng đã nhận định: Phát xít Nhật và
thực dân Pháp nhất định sẽ loại trừ nhau. Đúng như lời dự đoán của Người: Ngày
9/3/1945, Nhật đảo chính hất cẳng Pháp khỏi Đông Dương, Thường vụ Trung
ương Đảng họp mở rộng và ra bản chỉ thị quan trọng “Nhật - Pháp bắn nhau và
hành động của chúng ta”. Đồng thời chỉ ra điều kiện của tổng khởi nghĩa đã đến
lúc chín muồi.
Trước tình hình đó, tháng 5.1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Cao bằng về Tân Trào
để trực tiếp chỉ đạo phong trào cả nước. Nhận định tình hình chiến tranh thế giới đã
bước vào giai đoạn kết thúc, những điều kiện cho cuộc Tổng khởi nghĩa đã chín
muồi. Trước tình hình khẩn trương như thế, mặc dù đang ốm nặng, Chủ tịch Hồ
Chí Minh vẫn một mực khẳng định “Lúc này thời cơ thuận lợi đã đến, dù hy sinh
tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được
độc lập”.


Theo đề nghị của Người, Hội nghị Trung ương Đảng đã họp từ 13 - 15/8/1945 và
quyết định Tổng khởi nghĩa. Tiếp theo quốc dân Đại hội Tân Trào cũng được tiến
hành từ 16 và 17/8/1945, dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là lần
đầu tiên đại biểu các đảng phái chính trị, các đoàn thể nhân dân, các dân tộc cả ba
miền Bắc, Trung, Nam được tận mắt thấy vị lãnh tụ kính mến mà mọi tầng lớp
nhân dân hằng ngưỡng mộ. Đại hội đã thiết tha kêu gọi nhân dân toàn quốc, các
đoàn thể cách mạng kịp thời đứng lên, đoàn kết phấn đấu thi hành mười chính sách

mặt trận Việt Minh. Đồng thời Đại hội cử ra Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam
(Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà) do Hồ Chí Minh làm Chủ
tịch và Đại hội cũng quy định quốc kỳ, quốc ca của dân tộc.
Ngay sau khi Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư kêu gọi đồng bào, đoàn thể
cứu quốc cả nước nổi dậy giành chính quyền:”Hỡi đồng bào yêu quý!... Giờ quyết
định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào đã đứng dậy đem sức ta
mà tự giải phóng cho ta... Đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!”.
Theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, toàn dân từ Bắc chí Nam từ miền xuôi đến miền
ngược, triệu người như một vùng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả
nước. Trong vòng 15 ngày (từ 19/8 - 25/8/1945) khởi nghĩa đã thành công trong cả
nước, đánh đổ ách thống trị thực dân gần 100 năm và chế độ quân chủ chuyên chế
hàng ngàn năm trên đất nước ta. Từ đây chính quyền cách mạng về tay nhân dân,
người dân từ địa vị nô lệ đã đứng lên làm chủ.
Ngày 25-8-1945 từ chiến khu Người đã về đến Hà Nội. Được sự phân công của
Thường vụ Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn độc lập
tại ngôi nhà 48 hàng Ngang với tinh thần phấn chấn, tự hào.
Ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba Đình, trong cuộc mittin hơn 50 vạn đồng bào,
thay mặt chính phủ cách mạng lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên
ngôn độc lập lịch sử, tuyên bố nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, khẳng định
quyền tự do độc lập của dân tộc Việt Nam. Đây là một ngày có ý nghĩa trọng đại
trong đời sống chính trị, tinh thần của dân tộc Việt Nam.
Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã chứng tỏ đường lối cứu nước đúng đắn của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người góp phần quan trọng vào
sự nghiệp giải phóng dân tộc và cách mạng thế giới.
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CUỘC ĐẤU TRANH CỦA NHÂN
DÂN TA GIỮ VỮNG CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG, KHÁNG CHIẾN LÂU


DÀI CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ CAN THIỆP MỸ (1945 1954).
Vừa mới giành được chính quyền, nhân dân ta phải đối phó với tình hình cực kỳ

khó khăn, phức tạp. Nạn đói khủng khiếp do phát xít Nhật và thực dân Pháp gây ra
đã làm hơn 2 triệu người chết. Kinh tế tài chính quốc gia hầu như kiệt quệ. Trong
khi đó ở miền Bắc 20 vạn quân Tưởng thừa lệnh Mỹ kéo sang Việt Nam, mượn cớ
tước vũ khí quân đội Nhật, kỳ thực nhằm âm mưu tiêu diệt Đảng và nhà nước ta.
Đồng thời bọn phản động trong nước như Việt quốc, Việt Cách... đòi thay đổi
thành phần chính phủ và đòi Chủ tịch Hồ Chí Minh phải từ chức... Còn ở miền
Nam, được quân đội Anh che chở, thực dân Pháp quay trở lại đánh chiếm nước ta
một lần nữa.
Đứng trước vận mệnh nước nhà như “ngàn cân treo sợi tóc” Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã nhận lấy trách nhiệm nặng nề trước nhân dân:“Phận sự tôi như một người cầm
lái, phải chèo chống thế nào để đưa chiếc thuyền Tổ quốc vượt khỏi những cơn
sóng gió, mà an toàn đi đến bến bờ hạnh phúc của nhân dân”.
Ngày 03/09/1945, chủ toạ phiên họp đầu tiên của Hội đồng chính phủ, Người nêu
ra 6 nhiệm vụ cấp bách cần phải giải quyết: Chống nạn đói, diệt nạn dốt, chuẩn bị
tổ chức tổng tuyển cử, thực hành tiết kiệm, bài trừ mê tín dị đoan và hủ tục lạc hậu,
bỏ ngay các loại thuế vô lý... Những công việc đó được chính phủ tán thành, tạo sự
phấn khởi trong toàn thể nhân dân và đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp, tạo được
niềm tin to lớn trong nhân dân.
Ngày 02/03/1946 Quốc Hội khoá I kỳ họp đầu tiên đã bầu Người làm Chủ tịch
nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Chủ tịch Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm trực
tiếp việc biên soạn dự thảo Hiến pháp.
Là người đứng đầu nhà nước, Người chú ý chăm sóc những thế hệ “mầm non” của
đất nước. Trong thư gửi học sinh nhân dịp khai trường và thư gửi thiếu niên nhi
đồng nhân dịp tết trung thu độc lập đầu tiên, Người đã giành nhiều tình thương yêu
cho các cháu. Người viết: “Các em hãy nghe lời tôi, lời của một người anh lớn lúc
nào cũng ân cần mong mỏi cho các em được giỏi giang. Trong năm học tới đây,
các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy yêu bạn. Sau 80
năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng
lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước
khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nhà nước mong chờ và trông

đợi ở các em”.


Sau cách mạng tháng Tám, chúng ta phải cùng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù,
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng nhận rõ kẻ thù nguy hại nhất của nhân
dân ta lúc này là bọn thực dân Pháp xâm lược. Để đối phó với kẻ thù Người đã đề
ra những sách lược rất khôn khéo, tạm thời hoà hoãn với Tưởng để rảnh tay đối
phó với Pháp, đồng thời tập trung xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân chuẩn bị
cho cuộc kháng chiến chống Pháp ở miền Nam. Nhưng đến đầu năm 1946, quân
Tưởng đã thoả hiệp, cho quân Pháp kéo ra miền Bắc thay thế chúng. Trước tình
hình nguy hiểm đó, Hồ Chủ tịch đã chuyển sang chủ trương tạm thời hoà hoãn với
quân Pháp bằng “Hiệp định Sơ bộ ngày 06/03/1946”. Nhờ đó mà ta đã loại trừ
được kẻ thù tạo thời gian để củng cố lực lượng.
Ngày 31/05/1946, Hồ Chủ tịch lên đường thăm nước Pháp với tư cách là thượng
khách của chính phủ Pháp. Tại cuộc mitting của hơn 5 vạn đồng bào tiễn đưa
Người ở Hà Nội, Người thiết tha nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu
cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân...”.
Trong những ngày ở thăm nước Pháp, Hồ Chủ tịch đã tiếp xúc với nhiều Đảng
cộng sản và các tầng lớp nhân dân Pháp, gặp gỡ với Việt kiều, nhân sỹ, trí thức
Việt Nam tại Pháp. Người tỏ rõ thiện chí hoà bình của nhân dân ta trên nguyên tắc
bảo vệ chủ quyền và thống nhất đất nước. Do thái độ ngoan cố và hiếu chiến của
chính phủ Pháp cuộc đàm phán của ta tại Fonteinebleau không thành công, Chủ
tịch Hồ Chí Minh quyết định ký Tạm ước 14/09/1946 tại Pháp.
Sáng ngày 18/09/1946, Hồ Chủ tịch rời nước Pháp về Hà Nội. Ngày 23/10/1946
Người đã báo cáo với đồng bào cả nước biết kết quả chuyến sang Pháp của mình
cùng phái đoàn chính phủ, Người nói: “Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất,
đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên...”.
Ngày 28/10/1946, Quốc Hội khoá I, kỳ họp thứ 2 đã nhất trí uỷ nhiệm Người lập
chính phủ mới để lãnh đạo nhân dân bảo vệ nền độc lập, đồng thời Quốc Hội đã
suy tôn Chủ tịch Hồ Chí Minh là người công dân thứ nhất của nước Việt Nam Dân

chủ cộng hoà.
Sau hàng loạt hành động khiêu khích trắng trợn bộc lộ mưu đồ cướp nước một lần
nữa, ngày 18/12/1946 thực dân Pháp cho quân tiến vào Hà Nội đồng thời gửi tối
hậu thư đòi tước vũ khí của tự vệ và Công An ta. Đêm 19/12/1946, cuộc kháng
chiến chống Pháp của nhân dân ta trong cả nước đã bùng nổ. Đêm đó tại thị xã Hà
Đông, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, lời của
Người vang vọng khắp núi sông:
“Hỡi đồng bào toàn quốc!


Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân
nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa.
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định
không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào ! Chúng ta hãy đứng lên!”
Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, nhân dân cả nước đã đứng dậy đánh giặc cứu
nước. Nhiều đội quân thanh niên cảm tử đã được Hồ Chủ tịch biểu dương: “Các
em cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu tinh thần tự tôn dân tộc
ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý
Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng
Hoa Thám truyền lại cho các em. Nay các em gan góc tiếp tục cái tinh thần bất diệt
đó, để truyền lại cho giống nòi Việt Nam muôn đời về sau.”
Mùa xuân năm 1947, để tiện cho việc lãnh đạo cả nước kháng chiến, Chủ tịch Hồ
Chí Minh lên Việt Bắc. Trong cuộc sống đầy khó khăn, gian khổ, Người vẫn tỏ ra
yêu đời, lạc quan, và tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng.
Ngày 11/06/1948, Người ra lời kêu gọi thi đua ái quốc: Thi đua diệt giặc đói, diệt
giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm “mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, gái, trai;
bất kỳ giàu, nghèo, lớn nhỏ đều phải trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên các mặt
trận: Quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, thực hiện khẩu hiệu: Toàn dân kháng
chiến - Toàn diện kháng chiến.”

Là người đứng đầu Đảng và chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn tự nêu cao
tấm gương vì nước quên mình. Năm 1949, nhân dịp Người tròn 59 tuổi, nhiều
người đề nghị tổ chức mừng thọ cho Người, Người đã trả lời:
“Vì nước chưa nên nghĩ đến nhà
Năm mươi chín tuổi vẫn chưa già
Chờ cho kháng chiến thành công đã
Bạn sẽ ăn mừng sinh nhật ta”
Trên cơ sở những thắng lợi đã giành được, để mở rộng và cũng cố khu căn cứ Việt
Bắc nối liền nước ta với thế giới dân chủ. Tháng 09/1950, Hồ Chủ Tịch cùng Trung
ương Đảng quyết định mở chiến dịch biên giới. Ngày 02/09/1950, Người chỉ thị
cho các lực lượng vũ trang: “Chiến dịch Cao Bắc Lạng rất quan trọng, chúng ta
quyết đánh thắng trận này”. Chấp hành chỉ thị của Người, các đơn vị bộ đội phát


động cuộc vận động thi đua giết giặc lập công lấy thành tích dâng lên Chủ tịch Hồ
Chí Minh.
Trung tuần tháng 09/1950, với bộ quân phục, ngày đêm trèo đèo lội suối, Người
lên đường ra mặt trận và đã động viên tuổi trẻ:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Sự có mặt của Hồ Chủ tịch ở mặt trận là nguồn động viên vô cùng to lớn đối với
quân và dân ta tiến lên hoàn thành nhiệm vụ một cách vẻ vang.
Sau chiến thắng biên giới, để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về mọi mặt nhằm
đẩy mạnh cuộc kháng chiến, tháng 02/1951 Đảng họp Đại hội đại biểu toàn quốc
lần II, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Đại hội ta là Đại hội kháng chiến. Nhiệm
vụ chính của Đại hội là đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và xây dựng
Đảng lao động Việt Nam”.
Đánh giá thành tích của Đảng ta đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc,

giải phóng giai cấp trong hơn 20 năm qua, Đại hội đã trân trọng ghi nhận công lao
to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh:”... Dù ở nước ngoài hay trong nước, Người luôn
luôn chăm sóc đến Đảng, rèn luyện Đảng thành một Đảng cách mạng kiểu mới của
giai cấp công nhân... Đến mỗi bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam, ta thấy
Chủ tịch Hồ Chí Minh gạt tay lái một cách mau lẹ. Nhờ đó mà con tàu của Đảng
vượt qua được bao cơn phong ba, bão táp, tránh được bao mỏm đá ghập ghềnh để
lướt tới đích”. Đại hội cũng nhất trí bầu lại Hồ Chủ tịch làm Chủ tịch Đảng.
Để đập tan mọi cố gắng cuối cùng của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tháng
12/1953, Bác Hồ và Trung ương Đảng quyết định mở cuộc tấn công tập đoàn cứ
điểm Điện Biên Phủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị “Chiến dịch này là một chiến
dịch rất quan trọng không những về mặt quân sự mà còn cả về chính trị, không
những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn
Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”.
Với quyết tâm cắm lá cờ quyết chiến, quyết thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh lên
sở chỉ huy địch, quân dân ta chiến đấu vô cùng anh dũng, bao vây, khống chế địch
ở mặt trận. Đến ngày 7/5/1954, quân dân ta đã tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm Điện
Biên Phủ, lá cờ quyết chiến - quyết thắng đã tung bay trên bầu trời Điện Biên Phủ.


Chiến thắng ấy được ghi vào lịch sử như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của
thế kỷ XX, và đã đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành
trì của hệ thống chủ nghĩa đế quốc.
Chiến thắng Điện Biên Phủ và thắng lợi của Hiệp định Giơ - ne - vơ đã “Chứng
minh thiên tài lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và trí thông minh, trình độ già
dặn của người dân Việt Nam, khéo tiến, khéo thoái, lúc mềm, lúc cứng, lấy nhỏ
đánh to, lấy sức yếu đánh sức mạnh, quyết tâm và tin tưởng đến thắng lợi cuối
cùng”. Từ đó cái tên “Việt Nam - Hồ Chí Minh” trở thành khẩu hiệu chiến đấu của
các dân tộc bị áp bức, được nhân dân thế giới nhắc đến với niềm tự hào và cảm
phục.
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH CÙNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG LÃNH ĐẠO

CÁCH MẠNG XHCN Ở MIỀN BẮC VÀ CÁCH MẠNG DÂN TỘC - DÂN
CHỦ NHÂN DÂN Ở MIỀN NAM (1954 - 1969)
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi đã mở ra một thời kỳ mới trong
lịch sử cách mạng Việt Nam: Hoà bình độc lập ở Đông Dương; miền Bắc Việt Nam
được giải phóng khỏi ách đế quốc.
Ở miền Nam đế quốc Mỹ ra sức hất cẳng thực dân Pháp, âm mưu biến miền Nam
nước ta thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, chuẩn bị gây lại chiến
tranh, tiến công nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà và các nước XHCN.
Trước tình hình mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng nêu lên 2
nhiệm vụ chiến lược phải đồng thời tiến hành là: xây dựng miền Bắc tiến lên
XHCN và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, tiếp tục hoàn thành cách mạng
dân tộc - dân chủ - nhân dân trong cả nước.
Trong không khí dạt dào niềm vui chiến thắng, miền Bắc được giải phóng, Chủ
tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng và chính phủ vui mừng về lại thủ đô.
Trên đường về Hà Nội, ngày 19/09/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh ghé thăm Đền
Hùng và gặp các cán bộ, chiến sĩ sư đoàn quân Tiên phong chuẩn bị về tiếp quản
thủ đô. Tại đây, Người đã nói chuyện với các cán bộ và chiến sĩ: “... Ngày xưa các
vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy
nước...”
Ngày 11/10/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh về đến Hà Nội. Trong ngày này, Người
đã ra lời kêu gọi đồng bào Hà Nội ra sức giữ gìn trật tự an ninh, nhanh chóng ổn
định đời sống.


Ngày 12/10/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ toạ phiên họp đầu tiên của Hội đồng
chính phủ tại Hà Nội, sau 8 năm xa cách thủ đô đi kháng chiến.
Sáng 31/12/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đoàn đại biểu Đảng, nhà nước đến
đặt vòng hoa tại nghĩa trang liệt sĩ. Mở đầu lễ viếng, Người nói: “Ngày mai là năm
mới, là ngày đồng bào và bộ đội vui mừng chính phủ về thủ đô. Trong lúc cả nước
vui mừng, mọi người đều thương tiếc và nhớ ơn các liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc,

vì dân tộc”.
Ngày 01/01/1955, trên quảng trường Ba Đình lịch sử, 25 vạn đồng bào Hà Nội
thay mặt nhân dân cả nước vui mừng đón chào Hồ Chủ tịch và chính phủ về thủ
đô.
Sau khi được hoàn toàn giải phóng, miền Bắc tiến lên xây dựng CNXH nhằm “xoá
bỏ chế độ người bóc lột người ở nước ta, nhằm đưa lại đời sống no ấm cho toàn
dân. Đó là một cuộc cách mạng vĩ đại và vẻ vang trong lịch sử loài người, nhưng
đồng thời cũng là một cuộc cách mạng gay go, phức tạp và khó khăn nhất”. Để đưa
miền Bắc xây dựng CNXH, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định và chỉ ra những
thuận lợi, khó khăn và Người đã nói: “Những khó khăn tuy to và nhiều, nhưng đều
thuộc tính chất tương đối tạm thời. Toàn Đảng, toàn dân ta quyết tâm thì nhất định
khắc phục được”.
Tháng 07/1955, Hội nghị bàn về sản xuất cứu đói được triệu tập. Tại Hội nghị này,
Hồ Chủ tịch đã phân tích sâu sắc nguyên nhân gây ra nạn đói là do chính sách bóc
lột và thống trị của bọn đế quốc, phong kiến đối với nhân dân ta. Người nhấn mạnh
chính sách của Đảng và chính phủ lúc này là phải hết sức chăm lo đến đời sống của
nhân dân. Người nói: “Nếu dân đói Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét Đảng và
chính phủ có lỗi; nếu dân dốt Đảng và chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và
chính phủ có lỗi...Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy
cũng không thực hiện được”.
Trải qua những cuộc vật lộn với bao thử thách, khó khăn nặng nề, miền Bắc dần
dần đi vào ổn định, sinh hoạt của nhân dân trở lại bình thường. Trung ương Đảng
đứng đầu là Hồ Chủ tịch đã tập trung lãnh đạo nhân dân ta ra sức khôi phục kinh
tế, nâng cao sản xuất, hàn gắn vết thương chiến tranh để ổn định kinh tế và bước
đầu thực hiện nâng cao đời sống của nhân dân. Đồng thời Người còn coi việc chấn
chỉnh công tác văn hoá xã hội là một trong những nhiệm vụ cấp bách cần phải tiến
hành đồng thời với các nhiệm vụ khác. Việc củng cố, chấn chỉnh nền giáo dục phổ
thông và đại học, đào tạo đội ngũ cán bộ giáo dục vừa có trình độ chính trị vững



vàng, vừa có trình độ chuyên môn khá phải được tiến hành càng sớm càng tốt.
Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển sự nghiệp đất nước...
Để động viên nông dân thi đua lao động sản xuất và tiết kiệm, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã giành nhiều thời gian đi thăm nhiều cơ sở sản xuất. Dấu chân của Người
đã in trên nhiều đồng ruộng miền Bắc. Đến với các nơi, Người thường nói: “Muốn
thật thà yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu CNXH thì phải yêu lao động, vì không lao
động thì chỉ là nói suông”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu gương cần cù, giản dị, lo trước quần chúng, vui
sau quần chúng. Trong những năm kháng chiến chống Pháp cũng như sau hoà bình
lập lại, khi còn ở trong rừng cũng như lúc về Hà Nội, Người luôn luôn làm việc
chăm chỉ, kế hoạch, đúng giờ giấc. Sinh hoạt của Người vẫn giản dị, đơn sơ. Đạo
đức và tác phong của Người đã động viên nhân dân ta quyết tâm vượt qua mọi khó
khăn, anh dũng để phấn đấu xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng
miền Nam, thống nhất nước nhà.
Ngày 14/07/1957, lần đầu tiên kể từ khi rời quê hương, Chủ tịch Hồ Chí Minh về
thăm lại quê nhà. Đồng bào trong tỉnh Nghệ An đã đón tiếp Người bằng những tình
cảm vô cùng thân mật và đầm ấm, nhiều người không nén nổi xúc động đã khóc.
Nói chuyện với đồng bào Nghệ An, Người nói: "Tôi là một người con của tỉnh nhà
đã hơn 50 năm xa cách quê hương. Hôm nay là lần đầu tiên trở về thăm quê hương
tỉnh nhà. Có thể nói là: Quê hương nghĩa nặng tình sâu - Năm mươi năm ấy biết
bao nhiêu tình”. Gặp gỡ đồng bào, bà con, Chủ tịch Hồ Chí Minh ân cần thăm hỏi
sức khoẻ, tình hình sản xuất đời sống, căn dặn bà con đoàn kết phấn đấu, không
ngừng vươn lên trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống
nhất nước nhà.
Bốn năm sau, ngày 08/12/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại một lần nữa về thăm quê
hương. Làm việc với Tỉnh uỷ Nghệ An, Người căn dặn các đồng chí trong Tỉnh uỷ
cần quan tâm hơn nữa đến việc phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh phong trào trồng
cây gây rừng, trồng cây công nghiệp.
Ngày 20/02/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Pắc Pó - Cao Bằng, nơi 20 năm
trước đó Người đã ở khi mới trở về Tổ quốc lãnh đạo nhân dân tiến hành cách

mạng giải phóng dân tộc. Đến trước cửa hang Pắc Pó, Người bồi hồi nhìn ngắm
núi non hùng vĩ, nhìn núi Các Mác, suối Lê Nin... và Người xúc động đã đọc bài
thơ:
Hai mươi năm trước ở nơi này
Đảng vạch con đường đánh Nhật - Tây


Lãnh đạo toàn dân ta chiến đấu
Non sông gấm vóc có ngày nay.
Công cuộc khôi phục kinh tế ở miền Bắc bắt đầu từ giai đoạn 1955 - 1957 đã cơ
bản hoàn thành thắng lợi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Các cơ sở sản xuất
cũ đã được khôi phục, nhiều nhà máy mới đã được dựng lên, mức sản xuất của
nhiều ngành đã đạt mức trước chiến tranh. Lương thực đã vượt xa mức đó. Hoạt
động kinh tế trong nước trở lại bình thường, hoạt động văn hoá bước đầu phát
triển, đời sống nhân dân đã được cải thiện bước đầu”.
Sau khi hoàn thành kế hoạch khôi phục kinh tế ở miền Bắc, Hồ Chủ tịch lại tiếp tục
lãnh đạo nhân dân thực hiện kế hoạch ba năm cải tạo XHCN, phát triển kinh tế,
văn hoá (1958 - 1960).
Năm 1959 Người phát động “tết trồng cây” làm cho đất nước ngày càng xanh tươi
“Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
Hồ Chủ tịch đặc biệt quan tâm giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, Đảng viên
và nhân dân ta. Năm 1958, lấy bút danh là Trần Lực, Người viết tác phẩm “Đạo
đức cách mạng”. Đồng thời, Người cũng rất chăm lo xây dựng đội ngũ thanh thiếu
niên nước ta thành những con người mới XHCN, Người nói: “Vì lợi ích mười năm
thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
Đầu năm 1960, trong không khí toàn Đảng, toàn dân ta thi đua sôi nổi lập thành
tích chào mừng Đảng ta tròn 30 tuổi và đón chào Đại hội Đảng lần thứ III, Hồ Chủ
tịch viết bài: “Ba mươi năm hoạt động của Đảng”. Đây là một văn kiện tổng kết
lịch sử Đảng ta qua 30 năm đấu tranh oanh liệt và chiến thắng vẻ vang.

Tháng 09/1960, Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ III họp tại Hà
Nội. Trong lời khai mạc Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đại hội lần này là
Đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh hoà bình thống nhất nước nhà”.
Đại hội đã vạch ra đường lối chung của cách mạng XHCN ở miền Bắc và đường
lối cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thông qua phương hướng và
nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất về phát triển kinh tế - văn hoá theo con
đường CNXH. Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu lại làm Chủ tịch BCH Trung ương
Đảng.


Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội lần III, nhân dân miền Bắc càng thêm phấn
khởi, tin tưởng. Cụ thể là ra sức tiến hành 3 cuộc cách mạng: Cách mạng về quan
hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng văn hoá.
Trong khi miền Bắc vững bước tiến lên xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, thì
ở miền Nam cuộc đấu tranh của đồng bào ta chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ
tay sai ngày càng phát triển. Nhờ có chủ trương, đường lối đúng đắn của Chủ tịch
Hồ Chí Minh đối với cách mạng miền Nam, quân và dân miền Nam đã từng bước
vượt qua mọi khó khăn, thử thách, ra sức xây dựng lực lượng, củng cố phong trào,
tiếp tục đưa cách mạng miền Nam tiến lên.
Ngày 06/07/1956, Hồ Chủ tịch gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước kiên quyết đấu
tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Bằng những lời lẽ thống thiết, mong muốn
nước nhà sớm thống nhất, Người kêu gọi: “Hỡi đồng bào trong nước và kiều bào ở
nước ngoài...nay chúng ta phải đoàn kết thì cuộc đấu tranh chính trị của chúng ta
nhất định thắng lợi, nước nhà nhất định thống nhất”.
Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân miền Nam đã từ các hình
thức đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang đã vùng lên khởi nghĩa. Từ đó phong
trào Đồng Khởi ở miền Nam thắng lợi, trong cao trào cách mạng đó, thực hiện chủ
trương của Người, ngày 20/12/1960 Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam được
thành lập, đã thông qua chương trình hành động gồm 10 điểm mà nội dung cơ bản
là đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ và chế độ độc tài Ngô Đình

Diệm nhằm mục đích giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.
Trước tình hình leo thang chiến tranh ác liệt của đế quốc Mỹ, ngày 27/03/1964,
Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị Chính trị đặc biệt tại Hà Nội, Người kêu
gọi đồng bào miền Bắc “Mỗi người chúng ta phải làm việc bằng hai để đền đáp lại
cho đồng bào miền Nam ruột thịt”. Nhờ đó phong trào cách mạng miền Nam đã
phá tan cuộc “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ.
Bị thua đau ở miền Nam, Mỹ bắt đầu mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
Ngày 05/9/1964, chúng liều lĩnh cho máy bay, tàu chiến bắn phá miền Bắc hòng
ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam, phá hoại công cuộc xây
dựng CNXH ở miền Bắc. Người kêu gọi “lúc này chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ
thiêng liêng nhất của mọi người Việt Nam yêu nước. Tất cả chúng ta hãy đoàn kết,
nhất trí triệu người như một, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.
Ngày 29/6/1966, đế quốc Mỹ huy động một lực lượng không quân lớn ném bom ở
Hải Phòng và Hà Nội, tiến hành cuộc leo thang mới cực kỳ nghiêm trọng.


Ngày 17/7/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào và chiên sỹ cả
nước quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm,
20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có
thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc
lập tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng
hơn, to đẹp hơn”. Cùng với toàn quân, nhân dân miền Bắc, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, Bác Hồ đã dấy lên phong trào thi đua chống Mỹ cứu nước, vừa sản xuất,
vừa chiến đấu với khí thế vô cùng mạnh mẽ.
Bị thua đau ở cả hai miền Nam - Bắc, ngày 01/11/1968, chính phủ Mỹ buộc phải
chấm dứt không điều kiện việc ném bom bắn phá trên toàn bộ lãnh thổ nước Việt
Nam Dân chủ cộng hoà và phải nói chuyện với đại diện chính phủ ta và Mặt trận
dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tại hội nghị 4 bên ở Paris.
Sau 4 năm chiến đấu vô cùng anh dũng, quân và dân ta đã giành được thắng lợi vẻ
vang:

Đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc nước ta. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đánh giá: “Thắng lợi đó là thắng lợi của đường lối cách mạng
đúng đắn của Đảng ta, thắng lợi của lòng yêu nước nồng nàn và sức mạnh của toàn
dân đoàn kết chiến đấu, quyết thắng, thắng lợi của chế độ XHCN tốt đẹp. Đó là
thắng lợi chung của quân và dân ta ở cả hai miền Nam - Bắc. Đó cũng là thắng lợi
của nhân dân các nước anh em và bè bạn ta khắp năm châu”.
Toàn bộ quá trình phát triển của cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta qua các
giai đoạn đã dẫn tới cuộc tổng tấn công và nổi dậy long trời chuyển đất vào đầu
xuân năm 1968, mà trong lời chúc tết năm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định: “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua”. Quân và dân miền Nam đã đánh cho Mỹ
- Nguỵ một đòn trời giáng, giành được những thắng lợi to lớn, đánh dấu một bước
ngoặt trong cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân ta.
Giữa cao trào Tổng tiến công và nổi dậy đều khắp của quân và dân ta, Liên minh
các lực lượng dân tộc dân chủ và hoà bình Việt Nam ra đời. Chủ tịch Hồ Chí Minh
coi đó là “một thắng lợi to lớn của chính sách đoàn kết toàn dân chống Mỹ, cứu
nước, làm cho bọn Mỹ Nguỵ càng lộ rõ bộ mặt cướp nước và bán nước của
chúng”.
Để đáp ứng yêu cầu to lớn của cuộc chiến đấu và nguyện vọng toàn dân, ngày
6/6/1969, các lực lượng yêu nước ở miền Nam đã họp Đại hội đại biểu quốc dân,


nhất trí bầu ra chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam và
Hội đồng cố vấn bên cạnh chính phủ. Trong bức điện ngày 11/6/1969, thay mặt
chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Hồ Chủ tịch đã gửi lời chào mừng
đến chính phủ Cách mạng lâm thời và Hội đồng cố vấn.
Cuộc chiến đấu của nhân dân ta còn phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ, mùa
xuân năm 1969, trong lời thơ chúc tết, Người đã thúc giục toàn dân:
“Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào.
Tiến lên chiến sỹ đồng bào

Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn”
Từ bao năm qua, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn dành muôn vàn tình thương yêu
cho nhân dân ta ở miền Nam, thể hiện từ việc chăm sóc các cháu thiếu niên nhi
đồng tập kết ra Bắc, đến việc vun trồng cây vú sữa của đồng bào miền Nam tặng
Người. Người từng rơi lệ những khi nghe tin đồng bào miền Nam bị giặc Mỹ và
tay sai giết hại. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất xúc động khi ôm hôn những đại biểu đầu
tiên của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc, tháng 10/1962,
Người nói:"Hình ảnh miền Nam yêu quý ở trong trái tim tôi".
Chưa giải phóng được miền Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh xem như chưa làm tròn
nhiệm vụ. Bởi vậy, khi được tin Quốc hội tặng Người huân chương sao vàng,
Người đã tỏ lòng biết ơn và đề nghị Quốc hội: "Chờ cho đến ngày miền Nam hoàn
toàn giải phóng, tổ quốc hoà bình thống nhất, Bắc - Nam sum họp một nhà, Quốc
hội sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao cho tôi Huân chương cao quý ấy. Như
vậy thì toàn dân ta sẽ sung sướng, vui mừng".


×