Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.74 KB, 9 trang )

Tư tưởng Hồ Chí Minh Nguyễn Anh Tuấn – Ngân hàng 50D
Nhà nghiên cứu Hélène Tourmaire đánh giá:
“Hồ Chí Minh là hình ảnh sự khôn ngoan của Phật, lòng nhân từ của
Chúa, tinh thần nhiệt tình cách mạng của Lê Nin, sự ung dung của một người
chủ gia tộc… Tất cả được kết hợp hài hòa trong một dáng dấp tự nhiên”.
Bài viết
‘‘Bao nhiêu sao sáng bấy nhiêu anh hùng vì dân, mà bác Hồ ngôi sao
sáng vô ngần, cuộc đời của bác chói ngời gương người cộng sản, quyết làm
theo lời bác dạy khuyên. Quê hương yêu dấu Bắc – Nam chung một dòng
máu, đoàn kết bên nhau đàn cháu ngoan của bác Hồ…, nguyện xứng cháu
của bác Hồ Chí Minh!’’.
Có thể nói rằng không ai là người Việt Nam lại không biết đến Chủ
Tịch Hồ Chí Minh, các thế hệ thanh, thiếu niên, nhi đồng lại càng được giáo
dục kỹ lưỡng về Người. Những bài hát như trên là xuất hiện ở mọi lúc mọi
nơi, dù Người mất đã hơn 40 năm nay. Trên các phương tiện thông tin đại
chúng, trong sách giáo khoa các cấp cũng luôn nói tới Người từ chuyện lớn
đến chuyện nhỏ. Tất cả đều nhằm mục đích làm cho mọi người hiểu rằng:
không bao giờ được quên công lao to lớn của Người đối với dân tộc và kêu
gọi hãy “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương của chủ tịch Hồ
Chí Minh vĩ đại”.
Con người của Bác là sự tổng hợp của tinh hoa văn hóa nhân loại, đó
là sự kế thừa tư tưởng đạo đức Phương Đông, sự chọn lọc những tinh túy từ
văn hóa phương Tây, đặc biệt quan trọng là tư tưởng đạo đức cũng như
những tấm gương trong sáng của Mác, Ăng ghen, Lê nin đã để lại. Không
quá cường điệu khi Hélène Tourmaire, một nhà văn và cũng là nhà báo viết:
“Hình ảnh Hồ Chí Minh đã hoàn chỉnh với sự kết hợp đức khôn ngoan của
1
Tư tưởng Hồ Chí Minh Nguyễn Anh Tuấn – Ngân hàng 50D
Phật, lòng bác ái của Chúa, triết học của Mác, thiên tài cách mạng của Lênin
và tình cảm của một người chủ gia tộc, tất cả bao bọc trong một dáng dấp rất
tự nhiên”.


Qua nhận xét của nhà văn Hélène Tourmaire người ta thấy nhiều yếu tố
tưởng chừng như đối lập nhau nhưng lại cùng tồn tại trong con người Hồ
Chí Minh. Tất cả đã tạo nên một con người thật vĩ đại!
***
1. Lòng nhân từ của Chúa:
Hồ Chí Minh quan
niệm: Con người không phải
là thần thánh, có cả cái tốt và
cái xấu. Bởi vậy, phải "làm
cho phần tốt trong mỗi con
người nảy nở như hoa mùa
xuân và phần xấu bị mất dần
đi". Người yêu cầu phải thức
tỉnh, tái tạo lương tâm, đánh
thức những gì tốt đẹp trong con người.
"Dân tộc ta là một dân tộc giàu lòng bác ái". Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nói như vậy, và chính Người là biểu tượng, là tinh hoa của khoan dung, nhân
ái Việt Nam.
Khoan dung, nhân ái Hồ Chí Minh biểu hiện ở lòng yêu thương mênh
mông, sâu sắc đối với con người, ở niềm tin vào phần tốt đẹp, phần thiện
trong mỗi con người, dù nhất thời họ có lầm lạc, còn nhỏ nhen, thấp kém; từ
đó Người nhắc nhở chúng ta "phải biết làm cho phần tốt trong mỗi con người
2
Tư tưởng Hồ Chí Minh Nguyễn Anh Tuấn – Ngân hàng 50D
nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi". "Đối với những đồng
bào lạc lối, lầm đường, ta phải dùng tình thân ái mà cảm hóa họ".
Đối với những quan lại cũ, cả với những người từng có nợ máu với
cách mạng, Người cũng khuyên "không nên đào bới những chuyện cũ ra làm
án mới,... mà nên dùng chính sách cảm hóa, khoan dung". Để làm được điều
đó, Người nhắc nhở chúng ta phải vượt qua những thiên kiến, hẹp hòi.

"Sông to, bể rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó
rộng và sâu".
Chính sách đại đoàn kết và tấm lòng khoan dung, độ lượng của Bác
Hồ đã làm thất bại mọi âm mưu chia rẽ của kẻ thù, đã cảm hoá được nhiều
nhân sĩ, trí thức có tên tuổi, kể cả các quan lại cao cấp của chế độ cũ, một
lòng một dạ đi theo cách mạng và kháng chiến, không quản ngại gian khổ,
hy sinh.
Khoan dung, nhân ái Hồ Chí Minh biểu hiện ở thái độ trân trọng, cái
nhìn rộng lượng đối với những giá trị khác nhau của văn hoá nhân loại, là
chấp nhận giao lưu, đối thoại, tìm ra cái chung, nhằm đạt tới sự hoà đồng,
cùng phát triển.
Hồ Chí Minh xa lạ với mọi thói kỳ thị văn hoá. Trong khi chống Pháp,
Người vẫn yêu mến và đề cao văn hoá Pháp; chống Mỹ và vẫn ca ngợi
truyền thống đấu tranh cho độc lập, tự do của nhân dân Mỹ. Bản thân Người
là hình ảnh kết tinh của tinh hoa văn hóa nhân loại Đông và Tây. Trong một
thế giới cộng sinh về văn hóa, có sự giao lưu giữa cái chung và cái riêng, cái
đồng nhất và cái dị biệt, khoan dung Hồ Chí Minh là chấp nhận đối thoại về
giá trị, là truy tìm cái chung, cái nhân loại để hòa đồng. Người đã viết: "Tuy
phong tục mỗi dân tộc mỗi khác, nhưng có một điều thì dân nào cũng giống
nhau. ấy là dân nào cũng ưa sự lành, ghét sự dữ".
3
Tư tưởng Hồ Chí Minh Nguyễn Anh Tuấn – Ngân hàng 50D
Là một nhà ngoại giao biết thương lượng, có đầu óc thực tế, Hồ Chí
Minh biết tìm ra mẫu số chung cho mọi cuộc đối thoại. Người nói với người
Pháp: "Người Việt và người Pháp cùng tin tưởng vào đạo đức tự do, bình
đẳng, bác ái độc lập".
Với các tôn giáo, Hồ Chí Minh thành thật tôn trọng đức tin của người
có đạo, khẳng định lẽ sống cao đẹp, những giá trị đạo đức - nhân văn của các
vị sáng lập, không hề bài bác, phủ định mà khéo hướng lý tưởng của các tôn
giáo vào mục tiêu giải phóng dân tộc và mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân.

2. Sự khôn ngoan của Phật:
Phật giáo vào Việt
Nam từ rất sớm. Ngay khi
Nho giáo đã trở thành
quốc giáo, Phật giáo vẫn
còn ảnh hưởng rất mạnh
trong nhân dân từ tín
ngưỡng đến phong tục tập
quán, lối sống… Tất
nhiên, Phật giáo là tôn
giáo, nên có nhiều mặt hạn chế không tránh khỏi. Nhưng những mặt tích cực
cũng đã để lại những dấu ấn rất sâu sắc trong tư duy, hành động, cách ứng
xử của con người Việt Nam. Những mặt tích cực của Phật giáo Việt Nam đã
đi vào đời sống tinh thần dân tộc và nhân dân lao động. Gia đình Bác Hồ là
gia đình nhà Nho nghèo, gần gũi với nông dân, cũng thấm nhuần tinh thần
đó và để lại dấu ấn trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
4
Tư tưởng Hồ Chí Minh Nguyễn Anh Tuấn – Ngân hàng 50D
Hồ Chí Minh là con người của hành động, hành động rất thiết thực.
Con người ấy không viết nhiều, không nói nhiều, không viết dài nói dài,
song là con người làm, làm rất nhiều. Con người ấy nói ít, làm nhiều, thậm
chí không cần nói, chỉ cần làm để rồi bằng việc làm cụ thể mà thuyết phục
người ta làm theo mình. Nhưng như thế không hề là chủ thuyết của một nhà
“triết học vô ngôn”, hoặc một “chính khách vô ngôn”. Hồ Chí Minh không
phải không có những tác phẩm, những công trình, những bài viết, những
diễn văn, những lời kêu gọi... Nhưng, tác phẩm lớn hơn cả, bài học sâu sắc
nhất chính là cả cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.
Giờ đây đọc lại hệ thống luận điểm của Hồ Chí Minh, khởi đầu từ
những năm 20 của thế kỷ trước, cho đến tư tưởng chỉ đạo hai cuộc chiến
tranh cứu nước, giải phóng dân tộc là trước sau như một nhất quán với tinh

thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do” mới thấy “vào thời ấy, hệ thống
luận điểm của Hồ Chí Minh mới mẻ đến kỳ lạ, khó lòng tưởng tượng. Nó nằm
trong dòng sáng tạo cách mạng của những con ngừơi mà cống hiến lý luận
và sự nghiệp đấu tranh vạch đường cho thời đại” (Phạm Văn Đồng).
Đó là một con người sáng tạo, rất sáng tạo, con người đổi mới, thường
xuyên đổi mới, đổi mới rất táo bạo. Con người ấy “có sự dị ứng bẩm sinh
với bệnh giáo điều rập khuôn, bệnh công thức sáo mòn”. Từ quan điểm,
đường lối cho đến cách sống, cách nói, cách viết, Hồ Chí Minh quyết liệt
chống sự sáo mòn, hướng tới cái thiết thực, đạt tới hiệu quả cao nhất.
Trong con người ấy có sự hòa quyện nhuần nhị lý trí với tình cảm và
tâm linh, sự gắn kết rất tự nhiên giữa tâm hồn nhạy cảm của một nhà thơ,
với bản lĩnh tinh nhạy của một chính khách, và sự khoan hòa nhân ái của
một lãnh tụ nhân dân. Đặc điểm nổi bật ấy tạo ra phong thái rất độc đáo của
Hồ Chí Minh không trộn lẫn vào đâu được. Nhờ vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh
đến với mọi tầng lớp nhân dân một cách dễ dàng vì nó gần gũi với cách cảm,
5

×