Tải bản đầy đủ (.pdf) (323 trang)

Một số đặc trưng về định chế xã hội và con người ở nam bộ (bản phúc trình nghiên cứu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.29 MB, 323 trang )

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ
Chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ
“Nghiên cứu Nam bộ năm 2011-2012” (CT11-22)
(Chủ nhiệm chương trình : Bùi Thế Cường)

Báo cáo tổng hợp của đề tài

Một số đặc trưng về
định chế xã hội và con người ở Nam bộ
trong tiến trình phát triển bền vững
giai đoạn 2011-2020
(Mã số đề tài : CT11-22-01)

Chủ nhiệm đề tài :
Trần Hữu Quang

TP. Hồ Chí Minh, tháng 6-2013
0


Chủ nhiệm đề tài :
Trần Hữu Quang, PGS.TS. xã hội học
Thành viên của nhóm nghiên cứu :
Chuyên viên :
Trần Hữu Quang, PGS.TS. xã hội học
Nguyễn Quang Vinh, Nghiên cứu viên cao cấp xã hội học
Nguyễn Nghị, Nghiên cứu viên chính sử học
Ngô Vĩnh Long, GS.TS sử học
Nghiên cứu viên :
Phan Thanh Lời, Cử nhân dân tộc học, thư ký khoa học của đề tài


Đào Quang Bình, Th.S. xã hội học
Nguyễn Đặng Minh Thảo, Th.S. xã hội học
Phạm Thị Mỹ Trinh, Cử nhân văn hóa học
Trần Hạnh Minh Phương, Th.S. nhân học
Trương Quang Đạt, Th.S. sử học
Võ Văn Dân, Th.S. xã hội học
Vũ Ngọc Xuân Ánh, Cử nhân nhân học
Vũ Thị Thu Thanh, Th.S. sử học

1


Mục lục
Trang
Mục lục ...................................................................................................................... 2
Danh mục các bảng thống kê .................................................................................... 5
Danh mục các biểu đồ .............................................................................................. 7
Danh mục các bảng thống kê trong Phụ lục D .......................................................... 8
Danh mục các bảng thống kê trong Phụ lục E ......................................................... 10
Những chữ viết tắt.....................................................................................................x
Mở đầu...................................................................................................................... 12
Chương 1. Cơ sở lý thuyết và phương pháp luận ................................................... 15
A. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 15
B. Tổng quan tình hình nghiên cứu......................................................................... 19
C. Một số khái niệm chính...................................................................................... 28
D. Giả thuyết và cách tiếp cận nghiên cứu .............................................................. 36
E. Phương pháp điều tra, xử lý, và đặc điểm của địa bàn điều tra............................ 38
Chương 2. Những đặc trưng của dân cư, lao động, cơ cấu xã hội và mô hình văn
hóa ở Nam bộ ....................................................................................................... 45
A. Dân cư............................................................................................................... 46

B. Lao động............................................................................................................ 56
C. Sinh kế của hộ gia đình...................................................................................... 58
D. Ruộng đất .......................................................................................................... 64
E. Cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình .................................................................. 68
F. Kết cấu các tầng lớp kinh tế-xã hội ở nông thôn Nam bộ .................................... 73
G. Mô hình văn hóa trong đời sống gia đình và cộng đồng ..................................... 79
Chương 3. Những đặc trưng trong thái độ và ứng xử kinh tế-xã hội của con người
ở Nam bộ .............................................................................................................. 96
A. Quan niệm và ứng xử đối với ruộng đất ............................................................. 97
1. Nguồn gốc ruộng đất : thừa kế và mua lại....................................................... 99
2. Mua bán và thuê mướn ruộng đất ................................................................. 100
3. Xu hướng tích tụ ruộng đất ........................................................................... 103
4. Tâm thức ruộng đất ...................................................................................... 106
5. Quan niệm coi đất đai là hàng hóa ................................................................ 108
B. Cung cách sử dụng lao động trong nông nghiệp ............................................... 111
1. Phân công lao động gia đình......................................................................... 111
2. Lao động thuê mướn và lao động chuyên đi làm mướn ................................. 112
3. Tập quán “vần công” và kinh tế hợp tác ....................................................... 114
4. Tình trạng khiếm dụng lao động ................................................................... 117
C. Khả năng ứng dụng kỹ thuật mới ..................................................................... 118
1. Mức độ áp dụng tiến bộ kỹ thuật .................................................................. 119
2. Tham dự các buổi tập huấn kỹ thuật ............................................................. 122
D. Mối quan hệ với thị trường .............................................................................. 126
1. Mua lúa giống .............................................................................................. 126
2. Tiêu thụ nông sản và hệ thống thương lái ..................................................... 128
3. Vay nợ và tín dụng ....................................................................................... 134
E. Năng lực quản lý và óc đầu tư .......................................................................... 142

2



1. Năng lực quản lý .......................................................................................... 143
2. Mức độ theo dõi thông tin ............................................................................ 146
3. Óc đầu tư...................................................................................................... 148
F. Định hướng kinh tế tương lai của hộ gia đình ................................................... 154
1. Mức độ gắn bó với nghề nông ...................................................................... 154
2. Xu hướng xuất cư nông thôn ........................................................................ 157
3. Dự tính tương lai của hộ gia đình ................................................................. 159
Chương 4. Những đặc trưng của một số định chế xã hội ở Nam bộ ..................... 167
A. Làng xã ........................................................................................................... 167
1. Làng Việt ở Nam bộ ..................................................................................... 168
2. Tính chất “cộng đồng mở” của làng xã Nam bộ ............................................ 170
3. Ý thức cộng đồng của người dân .................................................................. 183
B. Gia đình........................................................................................................... 185
1. Quy mô và loại hình gia đình........................................................................ 185
2. Phân công công việc trong gia đình .............................................................. 188
3. Quan hệ quyền lực giữa chồng và vợ ............................................................ 190
4. Quan niệm về con cái ................................................................................... 192
5. Nơi cư trú của cha mẹ khi về già, và tập quán ở rể........................................ 198
6. Tâm thức dòng họ......................................................................................... 199
C. Nhà nước ......................................................................................................... 202
1. Vài nét về cán bộ chính quyền ở Nam bộ...................................................... 203
2. Các hoạt động hỗ trợ phát triển nông nghiệp ở địa phương ........................... 205
3. Nhận thức của cán bộ xã đối với những vấn đề sản xuất của nông hộ ........... 210
4. Vai trò của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế của xã ấp ......................... 215
D. Doanh nghiệp .................................................................................................. 218
1. Loại doanh nghiệp tạo ra sự liên kết với nông dân ........................................ 220
2. Loại doanh nghiệp tạo ra nguồn hàng hóa sạch ............................................. 224
3. Loại doanh nghiệp hướng đến sự phát triển toàn diện ................................... 226
Chương 5. Những xu hướng chuyển động và những vấn đề cần đặt ra ............... 229

A. Ngưỡng tới hạn của nền kinh tế tiểu nông........................................................ 230
B. Những chuyển động về mặt cơ cấu xã hội và nguồn sinh kế............................. 233
1. Xu hướng phân hóa xã hội và vai trò của các tầng lớp trên ........................... 233
2. Tầng lớp “công nhân nông nghiệp” .............................................................. 236
3. Đa dạng hóa sinh kế và chuyển dịch ngành nghề .......................................... 236
4. Hiện tượng xuất cư nông thôn ...................................................................... 238
C. Những thách thức về mặt tiềm lực con người và xã hội.................................... 239
D. Vấn đề ruộng đất ............................................................................................. 242
E. Mối liên hệ giữa nông hộ và doanh nghiệp, giữa nông hộ và nông hộ : những loại
hình liên kết mới trong định chế kinh tế ........................................................... 248
F. Bài toán mô hình phát triển của Nam bộ........................................................... 250
1. Những cách lý giải khác nhau về quá trình phát triển của nông thôn Việt Nam
.................................................................................................................... 250
2. Những chủ thể và những định chế trong tiến trình phát triển......................... 251
3. Một vài chỉ tiêu định hướng phát triển đến năm 2020 ................................... 254
4. Đi tìm một mô hình phát triển thích hợp ....................................................... 257
Kết luận và kiến nghị ............................................................................................ 262
A. Kết luận........................................................................................................... 262
B. Kiến nghị ......................................................................................................... 267

3


Phụ lục
Phụ lục A. Bản câu hỏi và số liệu kết quả điều tra .................................................... 269
Phụ lục B. Bản hướng dẫn phỏng vấn ....................................................................... 281
Phụ lục C. Cách thức chọn mẫu hộ gia đình.............................................................. 282
Phụ lục D. Một số bảng thống kê kết quả điều tra ..................................................... 284
Phụ lục E. Kết quả phân tích nhân tố và phân tích phân loại ..................................... 303
Phụ lục F. Vài dữ kiện cơ bản của sáu xã điều tra ở Nam bộ..................................... 307

Phụ lục G. Danh mục các bài ghi chép chuyên đề ..................................................... 309
Phụ lục H. Một số văn bản pháp quy liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và phát
triển nông thôn..................................................................................................... 310
Tài liệu tham khảo.................................................................................................. 312

4


Danh mục các bảng thống kê
Trang
Bảng 1. Địa danh, diện tích và dân số của các xã điều tra qua các thời kỳ lịch sử . 42
Bảng 2. Đặc điểm của mẫu điều tra ở sáu xã Nam bộ, tháng 5-2012...................... 43
Bảng 3. Dân số Nam bộ trong vòng 30 năm qua..................................................... 48
Bảng 4. Tỷ lệ di cư ở các vùng trong nước, 2009 ................................................... 49
Bảng 5. Trình độ học vấn của dân cư từ 15 tuổi trở lên và của chủ hộ ở Nam bộ
(không kể TP.HCM) ............................................................................... 52
Bảng 6. Trình độ học vấn của những người từ 15 tuổi trở lên ở Nam bộ và một số
vùng trong nước, năm 2009.................................................................... 53
Bảng 7. Cơ cấu tuổi tác của tổng số lao động (đang làm việc), điều tra tại 6 xã Nam
bộ năm 2012 .......................................................................................... 57
Bảng 8. Tuổi bình quân của cư dân nông thôn và của lao động nông nghiệp ở An
Giang, Vĩnh Long và Bà Rịa-Vũng Tàu năm 1999 và năm 2012 ............. 57
Bảng 9. Cơ cấu ngành nghề của các hộ nông thôn, Nam bộ 2012........................... 62
Bảng 10. Cơ cấu ngành nghề của các lao động (đang làm việc) phân theo ngành
nghề chính của hộ gia đình, điều tra tại 6 xã Nam bộ năm 2012............. 64
Bảng 11. Dân số và diện tích đất nông nghiệp ở Nam bộ trong gần hai thế kỷ qua. 65
Bảng 12. Cơ cấu nông hộ, phân theo quy mô ruộng đất sở hữu, Nam bộ năm 1931,
2008, 2010 và 2012 ................................................................................ 67
Bảng 13. Cơ cấu thu nhập ở Nam bộ, từ năm 1998 đến năm 2012.......................... 69
Bảng 14. Cơ cấu thu nhập cả năm 2011 bình quân mỗi hộ, phân theo năm nhóm thu

nhập (ngũ vị phân), điều tra tại 6 xã Nam bộ năm 2012 ......................... 71
Bảng 15. Cơ cấu thu nhập cả năm 2011 bình quân mỗi hộ, phân theo ngành nghề
chính của hộ gia đình, điều tra tại 6 xã Nam bộ năm 2012 ..................... 72
Bảng 16. Kết cấu các tầng lớp kinh tế-xã hội ở nông thôn Nam bộ, theo các cuộc
điều tra vào năm 1978, 2008 và 2012..................................................... 75
Bảng 17. Bảng liệt kê các ý kiến đồng thuận .......................................................... 81
Bảng 18. Bảng liệt kê các ý kiến không đồng thuận ................................................ 84
Bảng 19. Bảng phân tổ giữa kết quả câu hỏi-mệnh đề m26 (Nhà phải có con trai để
nối dõi tông đường) với câu hỏi-mệnh đề m35 (Người vợ lúc nào cũng
phải phục tùng người chồng).................................................................. 86
Bảng 20. Bảng phân tổ giữa câu hỏi-mệnh đề m7 (Không nên bán ruộng đất trong
làng xã cho người ngoài) với câu hỏi-mệnh đề m6 (Trong làm ăn buôn
bán, nên ưu tiên hợp tác với người cùng xã)........................................... 87
Bảng 21. Bảng phân tổ giữa câu hỏi-mệnh đề m43 (Phụ nữ thường không giỏi kinh
doanh bằng nam giới) với câu hỏi-mệnh đề m50 (Nếu vợ không biết nghe
lời chồng thì không nên trách chồng đánh vợ)........................................ 87
Bảng 22. Ruộng đất của các hộ điều tra ở sáu xã Nam bộ, 2012 ............................ 98
Bảng 23. Số hộ có đất do mua lại, phân theo cơ cấu các tầng lớp kinh tế-xã hội, điều
tra ở 6 xã Nam bộ năm 2012 ................................................................ 101

5


Bảng 24. Diện tích đất cho thuê hay cho mượn, và diện tích đất đang thuê hay đang
mượn, phân theo cơ cấu các tầng lớp kinh tế-xã hội, điều tra ở 6 xã Nam
bộ năm 2012 ........................................................................................ 102
Bảng 25. Kết quả câu hỏi-mệnh đề “Dù khó khăn đến đâu, gia đình tôi cũng phải
giữ lấy ruộng đất” (m18), phân theo cơ cấu các tầng lớp kinh tế-xã hội
............................................................................................................. 106
Bảng 26. Kết quả câu hỏi-mệnh đề “Không nên bán ruộng đất trong làng xã cho

người ngoài” (m7), phân theo các nhóm mô hình văn hóa.................... 107
Bảng 27. Tình hình sử dụng lao động và máy móc trong nông nghiệp .................. 112
Bảng 28. Người tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi,
cách thức làm ăn... .............................................................................. 123
Bảng 29. Những hộ có người tham dự các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng
trọt, chăn nuôi, cách thức làm ăn..., phân theo cơ cấu các tầng lớp kinh
tế-xã hội ............................................................................................... 124
Bảng 30. Nhu cầu được huấn luyện thêm về kỹ thuật và trao đổi kinh nghiệm sản
xuất và làm ăn, phân theo cơ cấu các tầng lớp kinh tế-xã hội ............... 124
Bảng 31. Các hộ vay nợ từ các định chế chính thức và phi chính thức, phân theo cơ
cấu các tầng lớp kinh tế-xã hội, điều tra ở 6 xã Nam bộ năm 2012....... 142
Bảng 32. Ứng xử để dành và chi tiêu của chủ hộ nếu có món tiền tương đối lớn,
phân theo cơ cấu các tầng lớp kinh tế-xã hội, điều tra ở sáu xã Nam bộ
2012..................................................................................................... 150
Bảng 33. Ứng xử đầu tư và kinh doanh của chủ hộ nếu có món tiền tương đối lớn,
phân theo cơ cấu các tầng lớp kinh tế-xã hội, điều tra ở sáu xã Nam bộ
2012..................................................................................................... 152
Bảng 34. Mối quan hệ giữa vốn liếng với ý định tiếp tục làm nghề nông hoặc rời bỏ
nghề nông, điều tra tại 6 xã Nam bộ năm 2012..................................... 156
Bảng 35. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trên cả nước, phân theo thành
thị và nông thôn, 2005-2011................................................................. 158
Bảng 36. Mối quan hệ giữa tâm trạng yên tâm hay lo âu về đời sống kinh tế của gia
đình với sự đánh giá về tình hình sản xuất làm ăn của gia đình trong năm
vừa qua, điều tra tại 6 xã Nam bộ năm 2012 ........................................ 160
Bảng 37. Mức đầu tư chi phí, ngày công lao động, mức năng suất lúa, và tỷ lệ sử
dụng tiền mặt trong ngân sách thu và chi của các hộ gia đình trong năm
1977, điều tra ở xã Tây Yên (huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang), phân theo
cơ cấu các tầng lớp kinh tế-xã hội ........................................................ 163
Bảng 38. Số dòng họ trong các ấp điều tra ở Nam bộ tháng 5-2012 ..................... 179
Bảng 39. Nơi sinh của những phụ nữ lấy chồng Đào Xá qua các thời kỳ .............. 181

Bảng 40. Kết quả câu hỏi-mệnh đề “Làm ăn với người đồng hương thuận lợi hơn là
với người khác” (m28), phân theo các nhóm mô hình văn hóa ............. 184
Bảng 41. Cơ cấu nhân khẩu trong hộ gia đình nông thôn và đặc trưng của chủ hộ ở
nông thôn, 1971-2012 .......................................................................... 186
Bảng 42. Các hộ gia đình ở nông thôn Nam bộ, phân theo số thế hệ trong hộ ...... 187
Bảng 43. Loại hình hộ gia đình ở Nam bộ, điều tra tại sáu xã Nam bộ, 2012 ....... 188
Bảng 44. Người quyết định về một số công việc trong gia đình, điều tra tại sáu xã
Nam bộ, 2012 ....................................................................................... 189

6


Bảng 45. Kết quả trả lời ba câu hỏi-mệnh đề m46 (Hầu hết những quyết định lớn
trong gia đình nên để đàn ông quyết định), m35 (Người vợ lúc nào cũng
phải phục tùng người chồng) và m50 (Nếu vợ không biết nghe lời chồng
thì không nên trách chồng đánh vợ), phân theo giới tính ...................... 191
Bảng 46. Số con trong gia đình, phân theo tuổi tác của chủ hộ ............................ 193
Bảng 47. Kết quả câu hỏi-mệnh đề “Nhà phải có con trai để nối dõi tông đường”
(m26), phân theo các nhóm mô hình văn hóa........................................ 194
Bảng 48. Các nhóm mô hình văn hóa, phân theo nghề nghiệp .............................. 195
Bảng 49. Mong muốn về nghề nghiệp của con cái, phân theo cơ cấu các tầng lớp
kinh tế-xã hội, điều tra tại 6 xã Nam bộ năm 2012 ............................... 197
Bảng 50. Số đơn vị doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ trong ngành nông lâm nghiệp và
thủy sản ở Nam bộ năm 2011 ............................................................... 220
Bảng 51. Những chỉ tiêu định hướng của nhà nước đối với vùng châu thổ sông Cửu
Long vào các năm 2015, 2020 và 2050................................................. 255

Danh mục các biểu đồ
Trang
Biểu đồ 1. Dân số Nam bộ so với dân số cả nước trong tiến trình lịch sử ............... 47

Biểu đồ 2. Tháp tuổi dân cư miền Đông Nam bộ, 2009........................................... 51
Biểu đồ 3. Tháp tuổi dân cư miền Tây Nam bộ, 2009 ............................................. 51
Biểu đồ 4. Cơ cấu lao động phân theo ngành nghề ở nông thôn Nam bộ 2011........ 56
Biểu đồ 5. Cơ cấu tổng sản phẩm nội địa ở Nam bộ, 2000 và 2007 ........................ 59
Biểu đồ 6. Cơ cấu các hộ gia đình nông thôn Nam bộ phân theo nguồn sinh kế, 1978
và 2012 .................................................................................................. 60
Biểu đồ 7. Cơ cấu ngành nghề của các hộ ở nông thôn Nam bộ, 2006 và 2011 ...... 61
Biểu đồ 8. Động thái chuyển dịch của cơ cấu lao động phân theo ngành nghề ở nông
thôn Nam bộ, 2001, 2006 và 2011 .......................................................... 63
Biểu đồ 9. Hộ có đất nông nghiệp phân theo quy mô diện tích, Nam bộ so sánh với
cả nước, năm 2011 ................................................................................. 68
Biểu đồ 10. Hộ có đất nông nghiệp phân theo quy mô diện tích, so sánh Tây Nam bộ
năm 1966, 2008 và Nhật Bản năm 2010 ................................................. 68
Biểu đồ 11. Các nhóm mô hình văn hóa xét theo trục nhân tố 1 (óc gia trưởng) và
trục nhân tố 2 (óc trọng nam khinh nữ) .................................................. 93
Biểu đồ 12. Các nhóm quan niệm văn hóa xét theo trục nhân tố 1 (óc gia trưởng) và
trục nhân tố 3 (tâm lý coi trọng quan hệ dòng họ) .................................. 93
Biểu đồ 13 . Nguồn gốc ruộng đất, điều tra tại sáu xã Nam bộ năm 2012............... 99
Biểu đồ 14. Số hộ mua đất, số thửa và diện tích đất mua lại, phân theo thời điểm
mua lại, điều tra tại 6 xã Nam bộ năm 2012 ......................................... 101
Biểu đồ 15. Thái độ đối với chính sách hạn điền và thời hạn sử dụng đất, điều tra tại
6 xã Nam bộ năm 2012......................................................................... 110
Biểu đồ 16 . Nguồn cung ứng lúa giống, điều tra tại 6 xã Nam bộ năm 2012........ 127

7


Biểu đồ 17 . Nơi bán lúa, điều tra tại 6 xã Nam bộ năm 2012 .............................. 129
Biểu đồ 18. Số hộ có vay mượn trong năm 2011, phân theo nguồn sinh kế của hộ gia
đình, điều tra tại 6 xã Nam bộ năm 2012.............................................. 136

Biểu đồ 19. Tổng số tiền vay của các hộ trong năm 2011, phân theo nguồn sinh kế
chính của hộ gia đình, điều tra tại 6 xã Nam bộ năm 2012 ................... 136
Biểu đồ 20. Số hộ có lập kế hoạch cho việc sản xuất cả năm, phân theo cơ cấu các
tầng lớp kinh tế-xã hội, điều tra tại 6 xã Nam bộ năm 2012.................. 143
Biểu đồ 21. Số hộ có ghi chép các khoản chi và thu của gia đình lúc sản xuất làm
ăn, phân theo cơ cấu các tầng lớp kinh tế-xã hội, điều tra tại 6 xã Nam bộ
năm 2012 ............................................................................................. 144
Biểu đồ 22. Mức độ theo dõi thông tin thị trường và giá cả nông sản, phân theo cơ
cấu các tầng lớp kinh tế-xã hội, điều tra tại 6 xã Nam bộ năm 2012..... 148
Biểu đồ 23. Những nguồn thông tin của hộ gia đình về kỹ thuật sản xuất mới hay
cách thức làm ăn mới, điều tra tại sáu xã Nam bộ năm 2012................ 148
Biểu đồ 24. Cơ cấu các hộ gia đình phân theo quy mô nhân khẩu trong hộ, 2009 185

Danh mục các bảng thống kê trong Phụ lục D
Trang
Bảng PL1. Cơ cấu tổng sản phẩm nội địa ở Nam bộ, 2000-2007.......................... 284
Bảng PL2. Số hộ ở địa bàn nông thôn trên cả nước, phân theo ngành nghề, 20012011 ................................................................................................... 284
Bảng PL3. Cơ cấu ngành nghề của các hộ nông thôn Nam bộ, 2006-2011 ........... 284
Bảng PL4. Tình hình phân bố các hộ ở nông thôn Nam bộ theo quy mô diện tích
ruộng đất sở hữu của hộ vào các năm 1931, 2008, 2010 và 2012 ....... 285
Bảng PL5. Diện tích ruộng đất sở hữu và ruộng đất canh tác, điều tra ở 6 xã Nam
bộ năm 2012....................................................................................... 286
Bảng PL6. Diện tích ruộng đất sở hữu và ruộng đất canh tác của các hộ điều tra ở 6
xã Nam bộ năm 2012, phân theo 5 nhóm thu nhập.............................. 286
Bảng PL7. Diện tích ruộng đất sở hữu và ruộng đất canh tác bình quân mỗi hộ, điều
tra ở 6 xã Nam bộ năm 2012, phân theo 5 nhóm thu nhập .................. 287
Bảng PL8. Diện tích ruộng đất sở hữu và ruộng đất canh tác của các hộ điều tra ở 6
xã Nam bộ, 2012, phân theo cơ cấu các tầng lớp kinh tế-xã hội.......... 287
Bảng PL9. Nguồn gốc ruộng đất, điều tra tại sáu xã Nam bộ năm 2012............... 288
Bảng PL10. Số hộ mua đất, số thửa và diện tích đất mua lại, phân theo thời điểm

mua lại, điều tra tại 6 xã Nam bộ năm 2012 ....................................... 288
Bảng PL11. Tình trạng biến động đất nông nghiệp của hộ gia đình trong vòng 5 năm
qua, phân theo 5 nhóm thu nhập ......................................................... 289
Bảng PL12. Các nguồn thu nhập cả năm 2011 tính bình quân mỗi hộ, phân theo 5
nhóm thu nhập, điều tra tại 6 xã Nam bộ năm 2012 ........................... 289
Bảng PL13. Các nguồn thu nhập cả năm 2011 tính bình quân mỗi hộ trong mẫu điều
tra ở 6 xã Nam bộ, phân theo ngành nghề chính của hộ gia đình ........ 290

8


Bảng PL14. Cơ cấu các nguồn thu nhập cả năm 2011 tính bình quân mỗi hộ, phân
theo địa bàn điều tra .......................................................................... 290
Bảng PL15. Nhân khẩu và ruộng đất của các tầng lớp kinh tế-xã hội ở nông thôn
Nam bộ, điều tra năm 2012 ................................................................ 291
Bảng PL16. Các nguồn thu nhập bình quân một tháng của một nhân khẩu trong năm
2011 của các tầng lớp kinh tế-xã hội ở nông thôn Nam bộ, điều tra năm
2012 ................................................................................................... 291
Bảng PL17. Cơ cấu thu nhập bình quân một tháng của một nhân khẩu trong năm
2011 của các tầng lớp kinh tế-xã hội ở nông thôn miền Tây Nam bộ, điều
tra năm 2012 ...................................................................................... 292
Bảng PL18. Các nhóm mô hình văn hóa, phân theo giới tính ............................... 292
Bảng PL19. Các nhóm mô hình văn hóa, phân theo tuổi tác................................. 293
Bảng PL20. Các nhóm mô hình văn hóa, phân theo học vấn ................................ 293
Bảng PL21. Các nhóm mô hình văn hóa, phân theo 5 nhóm thu nhập .................. 293
Bảng PL22. Các nhóm mô hình văn hóa, phân theo nghề nghiệp.......................... 294
Bảng PL23. Các nhóm mô hình văn hóa, phân theo tôn giáo................................ 294
Bảng PL24. Kết quả câu hỏi-mệnh đề “Dù khó khăn đến đâu, gia đình tôi cũng phải
giữ lấy ruộng đất” (m18), phân theo các nhóm mô hình văn hóa ........ 295
Bảng PL25. Kết quả câu hỏi-mệnh đề “Không nên bán ruộng đất trong làng xã cho

người ngoài” (m7), phân theo cơ cấu các tầng lớp kinh tế-xã hội....... 295
Bảng PL26. Các nguồn vốn sử dụng để hoạt động sản xuất, làm ăn, phân theo cơ
cấu các tầng lớp kinh tế-xã hội, điều tra ở 6 xã Nam bộ năm 2012 ..... 296
Bảng PL27. Số ngày công làm trên diện tích đất canh tác của hộ gia đình năm 2011
........................................................................................................... 296
Bảng PL28. Tổng số ngày công làm nông nghiệp của hộ gia đình năm 2011........ 297
Bảng PL29. Kết quả câu hỏi-mệnh đề “Nếu có điều kiện, tôi sẵn sàng bỏ nghề nông
để chuyển sang nghề khác”, phân theo tuổi tác, điều tra tại 6 xã Nam bộ
năm 2012............................................................................................ 297
Bảng PL30. Kết quả câu hỏi-mệnh đề “Nếu có điều kiện, tôi sẵn sàng bỏ nghề nông
để chuyển sang nghề khác”, phân theo 5 nhóm thu nhập, điều tra tại 6 xã
Nam bộ năm 2012............................................................................... 297
Bảng PL31. Kết quả câu hỏi-mệnh đề “Nếu có điều kiện, tôi sẵn sàng bỏ nghề nông
để chuyển sang nghề khác”, phân theo cơ cấu các tầng lớp kinh tế-xã
hội, điều tra tại 6 xã Nam bộ năm 2012 .............................................. 298
Bảng PL32. Nơi làm của tổng số lao động (đang làm việc), phân theo nhóm tuổi,
điều tra tại 6 xã Nam bộ năm 2012 ..................................................... 298
Bảng PL33. Nơi làm của tổng số lao động (đang làm việc), phân theo nghề nghiệp,
điều tra tại 6 xã Nam bộ năm 2012 ..................................................... 299
Bảng PL34. Kết quả câu hỏi-mệnh đề “Nếu có điều kiện, tôi sẵn sàng dời lên đô thị
để sinh sống” (m51), phân theo tuổi tác ............................................. 299
Bảng PL35. Kết quả câu hỏi-mệnh đề “Nếu có điều kiện, tôi sẵn sàng dời lên đô thị
để sinh sống” (m51), phân theo 5 nhóm thu nhập ............................... 299
Bảng PL36. Kết quả câu hỏi-mệnh đề “Nếu có điều kiện, tôi sẵn sàng dời lên đô thị
để sinh sống” (m51), phân theo nghề nghiệp ...................................... 300

9


Bảng PL37. Những dự tính gì sẽ làm trong năm nay và năm tới, phân theo cơ cấu

các tầng lớp kinh tế-xã hội, điều tra tại 6 xã Nam bộ năm 2012.......... 300
Bảng PL38. Kết quả câu hỏi-mệnh đề “Hầu hết những quyết định lớn trong gia đình
nên để đàn ông quyết định” (m46), phân theo các nhóm mô hình văn hóa
........................................................................................................... 301
Bảng PL39. Kết quả câu hỏi-mệnh đề “Người vợ lúc nào cũng phải phục tùng người
chồng” (m35), phân theo các nhóm mô hình văn hóa ......................... 302
Bảng PL40. Kết quả câu hỏi-mệnh đề “Nếu vợ không biết nghe lời chồng thì không
nên trách chồng đánh vợ” (m50), phân theo các nhóm mô hình văn hóa
........................................................................................................... 302

Danh mục các bảng thống kê trong Phụ lục E
Trang
Bảng NT1. Bảng ma trận hệ số tương quan r (Pearson) giữa 14 mệnh đề ............ 303
Bảng NT2. Tổng cộng phương sai có thể giải thích cho mức độ biến thiên của các
câu trả lời đối với 14 câu hỏi-mệnh đề (kết quả của kỹ thuật phân tích
nhân tố, factor analysis) ....................................................................... 304
Bảng NT3. Bảng ma trận các trọng số nhân tố (factor loadings) đã được hiệu chỉnh,
(rotated) (kết quả của kỹ thuật phân tích nhân tố)................................. 305
Bảng NT4. Quá trình liên kết giữa các nhóm (kết quả của kỹ thuật phân tích phân
loại theo trật tự thứ bậc, hierarchical cluster analysis) ......................... 305
Bảng NT5. Các trị số điểm trung tâm của từng nhóm (kết quả của kỹ thuật phân tích
phân loại, cluster analysis) ................................................................... 306
Bảng NT6. Số trường hợp trong mỗi nhóm (kết quả phân tích phân loại) ............. 306

10


Những chữ viết tắt

bđd


bài đã dẫn

CV

mã lực

đvt

đơn vị tính

et al.

et alii : và những tác giả khác

Nxb

nhà xuất bản

sđd

sách đã dẫn

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân


tr.

trang

11


Mở đầu
Giai đoạn 2011-2020 có ý nghĩa quan trọng đối với cả nước, vì đây là giai
đoạn tiến đến cột mốc năm 2020 mà Việt Nam mong muốn trở thành một nước
công nghiệp về cơ bản. Trong định hướng chiến lược này, Nam bộ có một vai trò
quan trọng vì đây là một vùng kinh tế lớn trong cả nước.
Xét về mặt địa lý, Nam bộ bao gồm miền Đông Nam bộ và miền Tây Nam
bộ, với tổng diện tích tự nhiên là 64.146 km2 (chiếm 19% diện tích cả nước),
tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 3,97 triệu héc-ta (39% diện tích sản
xuất nông nghiệp của cả nước), và tổng dân số vào năm 2011 là 32,2 triệu người
(37% dân số cả nước).1
Xét về mặt quy hoạch kinh tế, Nam bộ là địa bàn có hai vùng kinh tế trọng
điểm : (a) vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (bao gồm toàn bộ các tỉnh thành
miền Đông Nam bộ và hai tỉnh miền Tây Nam bộ là Long An và Tiền Giang); và
(b) vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long (bao gồm các tỉnh
thành Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau).
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được xác định về mặt cơ cấu kinh tế
với đặc trưng “công nghiệp phải là lĩnh vực trọng yếu”,2 với nhiệm vụ là “vùng
kinh tế động lực của cả nước”, “đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa của cả nước (…), đi đầu trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế”.3
Còn vùng châu thổ sông Cửu Long (tức miền Tây Nam bộ) thì được xác
định là “vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thủy sản, hoa quả của cả nước,
góp phần quan trọng vào an ninh lương thực quốc gia, đóng góp lớn vào xuất

khẩu nông, thủy sản của cả nước”.4

1

Xem Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê Việt Nam 2011, Hà Nội, Nxb Thống kê,
2012, tr. 17-18, 59-60.

2

Xem Quyết định số 44/1998/QĐ-TTg ngày 23-2-1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam giai đoạn từ nay đến năm 2010.

3

Xem Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg ngày 13-8-2004 của Thủ tướng Chính phủ về
phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến
năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

Vào năm 1998, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mới chỉ bao gồm các tỉnh Đồng Nai, Bình
Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu và TP.HCM. Đến năm 2003, bao gồm thêm ba tỉnh Tây Ninh,
Bình Phước, Long An, và đến năm 2009, thêm tỉnh Tiền Giang.
4
Xem Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 19-7-2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm
2020.

12



Vào năm 2012, châu thổ sông Cửu Long sản xuất 24,3 triệu tấn lúa, chiếm
tỷ lệ 56% trong tổng sản lượng 43,6 triệu tấn lúa của cả nước.5 Vùng châu thổ
này làm ra 90% sản lượng gạo xuất khẩu và hơn 94% kim ngạch xuất khẩu gạo
của cả nước, 70% sản lượng cây ăn trái, 72% sản lượng thủy sản (chủ yếu là tôm
và cá tra) và 75% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.6
Xét một cách tổng thể, Nam bộ cũng mang cùng những tính chất kinh tếxã hội và văn hóa-xã hội chung cơ bản của cả nước. Nhưng dù vậy, Nam bộ vẫn
có những nét đặc trưng độc đáo bắt nguồn từ tiến trình hình thành và phát triển
đặc thù của vùng đất hơn 300 năm tuổi này qua các thời kỳ lịch sử thăng trầm
của mình.
Câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào để sự phát triển của vùng Nam bộ
trong giai đoạn 2011-2020 có thể thực sự mang tính chất bền vững trong tiến
trình tiến tới mục tiêu chiến lược công nghiệp hóa nêu trên ?
Để góp phần trả lời cho câu hỏi trên, đề tài nghiên cứu này sẽ cố gắng đi
tìm và nhận diện ra một số đặc trưng về mặt định chế xã hội và con người ở Nam
bộ. Xét về mặt xã hội học, các định chế xã hội là những nhân tố ảnh hưởng mang
tính quyết định tới lề lối suy nghĩ và ứng xử của con người, nhưng đồng thời, con
người không phải là những tác nhân thụ động, mà cũng chính là chủ thể của các
tiến trình xã hội và có khả năng góp phần vào quá trình chuyển biến của các định
chế xã hội. Do vậy, nghiên cứu về các đặc trưng của các định chế xã hội và con
người ở Nam bộ xét về mặt nội hàm cũng chính là nghiên cứu về những nền tảng
kinh tế-xã hội của quá trình phát triển của vùng đất này.
Đề tài này được thực hiện trong khuôn khổ của Chương trình nghiên cứu
khoa học cấp bộ mang tên là “Nghiên cứu Nam bộ năm 2011-2012” do Viện
Phát triển Bền vững vùng Nam bộ chủ trì (Chủ nhiệm chương trình : GS.TS. Bùi
Thế Cường), với nhiệm vụ là góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu chung của

5

Xem “Tình hình năm 2012 và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2013”, báo
cáo số 81/BC-BKHĐT ngày 3-1-2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tr. 2. Vào năm 2011,

toàn vùng Nam bộ sản xuất hơn 24,5 triệu tấn lúa (trong đó châu thổ sông Cửu Long sản
xuất 23,2 triệu tấn), chiếm tỷ lệ 58% trong tổng sản lượng 42,3 triệu tấn lúa của cả nước
(xem “Cơ sở dữ liệu nông nghiệp, nông thôn các tỉnh”, Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, , truy cập ngày 23-12-2012).

6

Theo báo cáo của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tại một cuộc hội thảo trong khuôn khổ
Diễn đàn hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long (MDEC-Tiền Giang 2012) được tổ
chức tại Mỹ Tho vào đầu tháng 12-2012 (xem Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 20-12-2012, tr.
63). Xem thêm Nguyễn Ngọc Đệ, Lê Anh Tuấn, Sản xuất lúa và tác động của biến đổi
khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long, TP.HCM, Nxb Tổng hợp TP.HCM, Thời báo Kinh
tế Sài Gòn, 2012, tr. 30.

13


Chương trình, đó là : “Dựa trên kết quả của hai chương trình nghiên cứu cấp bộ7
và các nghiên cứu khác của Viện thời kỳ 2006-2010, tiếp tục mở rộng và đào sâu
thêm những luận cứ khoa học xã hội cho công tác quản lý phát triển, phân tích
một số vấn đề cơ bản trong sự phát triển hiện nay của vùng Nam bộ, góp phần
vào việc phát triển bền vững vùng Nam bộ giai đoạn 2011-2020”.8

7

Đó là Chương trình nghiên cứu “Những vấn đề cơ bản trong sự phát triển bền vững vùng
Tây Nam bộ” do GS.TS. Bùi Thế Cường làm chủ nhiệm chương trình, tiến hành trong hai
năm 2007-2008, với mẫu điều tra thực địa là 900 hộ gia đình, được chọn mẫu theo
phương pháp phân tầng và ngẫu nhiên thống kê trên quy mô toàn bộ các tỉnh Tây Nam bộ
(cuộc điều tra thực địa được thực hiện vào tháng 7-2008) (kể từ đây, sẽ gọi tắt là Chương

trình điều tra cơ bản miền Tây Nam bộ năm 2008). Và Chương trình nghiên cứu “Những
vấn đề cơ bản trong sự phát triển bền vững vùng Nam bộ giai đoạn 2011-2020” do
GS.TS. Bùi Thế Cường làm chủ nhiệm chương trình, tiến hành trong hai năm 2009-2010,
với mẫu điều tra thực địa là 1.080 hộ gia đình, được chọn mẫu theo phương pháp phân
tầng và ngẫu nhiên thống kê trên quy mô toàn bộ các tỉnh Đông Nam bộ, trừ TP.HCM
(cuộc điều tra thực địa được thực hiện vào tháng 4-2010) (kể từ đây, sẽ gọi tắt là Chương
trình điều tra cơ bản miền Đông Nam bộ năm 2010) (xem thêm Trần Đan Tâm, “Chọn
mẫu cho ba cuộc khảo sát 'Cơ cấu xã hội, văn hoá và phúc lợi xã hội' tại vùng Nam Bộ”,
Tạp chí Khoa học xã hội, số 7 (143), 2010, tr. 83-91).

8

Trích từ bản Thuyết minh chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ “Nghiên cứu Nam bộ
năm 2011-2012” (mã số : CT11-22) của Viện Phát triển Bền vững vùng Nam bộ do
GS.TS. Bùi Thế Cường làm chủ nhiệm chương trình, tháng 12-2010.

14


Chương 1
Cơ sở lý thuyết và phương pháp luận
Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bầy về mục tiêu và đối tượng nghiên
cứu, phạm vi và giới hạn của đề tài, tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên
quan tới đề tài, những khái niệm chính, những giả thuyết và những cách tiếp cận
chính của đề tài, cũng như trình bầy phương pháp điều tra và các đặc điểm của
địa bàn điều tra và mẫu điều tra.
A. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Mục tiêu và nhiệm vụ
Mục tiêu của đề tài này, khi đi vào khảo sát một số đặc trưng chủ yếu nơi
một số định chế xã hội và con người ở Nam bộ, là nhằm xác định được những

đặc trưng nào mang tính chất bất lợi, không phù hợp, và nhận diện ra những đặc
trưng nào mang tính chất phù hợp, thuận lợi và cần thiết đối với tiến trình phát
triển bền vững của vùng đất này trong giai đoạn 2011-2020.
Với cách tiếp cận chủ yếu dưới góc độ xã hội học, đề tài này cũng mong
muốn qua đó làm sáng tỏ một số cơ sở lý thuyết và thực tiễn nhằm góp phần vào
việc hình thành những định hướng phát triển kinh tế-xã hội mang tính chất bền
vững của vùng Nam bộ trong thời kỳ mười năm tới, vốn là chặng đường tiến tới
yêu cầu công nghiệp hóa về cơ bản trên phạm vi cả nước.
Việc nhận diện ra những đặc trưng về định chế xã hội và con người phù
hợp và không phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững trong những năm sắp tới
lẽ tất nhiên chỉ có thể được thực hiện bằng cách xuất phát từ việc khảo sát và
phân tích những đặc trưng đã và đang tồn tại nơi một số định chế xã hội và con
người ở vùng Nam bộ trong thời gian gần đây và hiện nay.
Trong khuôn khổ đề tài này, nhiệm vụ trên sẽ được triển khai thông qua
việc nghiên cứu trên hai cấp độ : cấp độ định chế xã hội, và cấp độ chủ thể con
người.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các đặc điểm của một số định chế
xã hội và của con người trên vùng đất Nam bộ, chủ yếu nhìn dưới góc độ kinh tếxã hội, hay nói cách khác, có liên quan chủ yếu tới đời sống kinh tế và chú tâm
vào chiều kích xã hội và con người của các hoạt động kinh tế.

15


Định chế xã hội và con người chỉ có thể được khảo sát và nghiên cứu
thông qua thực tiễn vận hành và hoạt động. Vì thế, trong đề tài này, các đặc điểm
của con người ở Nam bộ sẽ được nhìn nhận và phân tích chủ yếu thông qua các
thái độ và ứng xử của họ trong sinh hoạt kinh tế. Và các đặc điểm của các định
chế xã hội cũng sẽ được khảo sát trong mối quan hệ với người dân.
Những nội dung này sẽ được xem xét trong thời điểm hiện tại, trong

chừng mực nào đó có đối chiếu với quá khứ lịch sử cũng như quy chiếu về những
yêu cầu của tiến trình phát triển bền vững của vùng Nam bộ trong giai đoạn
2011-2020.
Xu hướng, tính chất và tốc độ của tiến trình phát triển kinh tế-xã hội trên
bình diện vĩ mô suy cho cùng chính là kết quả của các hiệu ứng tích hợp từ
những chiến lược ứng xử của từng con người cá nhân. Nhưng đồng thời, những
ứng xử và hành động cá nhân này không hề nằm ngoài sự chi phối và tác động
của các định chế xã hội, mặc dù tự bản thân hành động cá nhân vẫn có những
tính chất và động năng đặc thù cần được chú ý nhấn mạnh. Mối quan hệ biện
chứng giữa con người với các định chế xã hội, cũng như vai trò chủ động của con
người và vai trò ảnh hưởng của các định chế xã hội, đấy là những điều cần được
làm sáng tỏ khi nghiên cứu về bất cứ quá trình phát triển nào. Chính vì thế mà
nội dung đề tài này bao gồm hai vế chính cần được quan tâm, đó là định chế và
con người.
Về các định chế xã hội, đề tài sẽ giới hạn vào các đặc điểm kinh tế-xã hội
của một số định chế chính sau đây : (a) làng xã, (b) gia đình, (c) chính quyền cơ
sở và các chính sách kinh tế-xã hội của nhà nước, và (d) doanh nghiệp.
Định chế là sản phẩm của con người, và con người luôn luôn sống trong
khuôn khổ của các định chế. Công trình này không nghiên cứu trực tiếp về bản
thân các định chế xã hội vừa nêu, mà chủ yếu nghiên cứu về các định chế ấy
thông qua lăng kính nhìn nhận của con người và các mối quan hệ của họ với các
định chế.
Liên quan tới con người ở Nam bộ, một câu hỏi có thể được đặt ra là liệu
thực sự có “con người Nam bộ” hay không ? Quả vậy, Phan An từng nhận xét
rằng “người Việt Nam bộ là một khái niệm rộng và không rõ ràng”, vì người
Việt di dân vào đây qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, kể từ thế kỷ XVIXVII cho đến tận thời kỳ từ sau năm 1975 tới nay.9 Do mới hình thành trên
dưới bốn thế kỷ nên suy cho cùng cũng khó mà nói người nào là người “gốc”
Nam bộ.

9


Xem Phan An, Người Việt Nam bộ, Hà Nội, Nxb Từ điển Bách khoa, 2012, tr. 35.

16


Do vậy, chúng tôi không quan niệm là có một nhân vật gọi là “con
người Nam bộ” hiểu theo nghĩa thuần chủng hoặc trừu tượng mà chúng ta có thể
quan sát và tìm hiểu. Vì vậy, khách thể của đề tài là con người ở Nam bộ, tức là
cộng đồng những người sinh sống trong xã hội Nam bộ, xét dưới những chiều
kích hiện thực đa dạng của cuộc sống của các tầng lớp kinh tế-xã hội khác nhau.
Khách thể trong đề tài này được giới hạn vào người Việt (người Kinh) mà thôi.
Về các đặc điểm kinh tế-xã hội của con người ở Nam bộ, đề tài sẽ giới hạn
vào những khía cạnh sau đây : những đặc trưng nhân khẩu học ; đời sống kinh tế
của các hộ gia đình ; mức độ di động nghề nghiệp ; kết cấu các tầng lớp kinh tếxã hội ; và phần quan trọng nhất là các quan niệm, thái độ và ứng xử trong sinh
hoạt kinh tế.
Chúng tôi nghĩ rằng việc nghiên cứu hai đối tượng chính vừa nêu cũng
phần nào trùng khớp với ý tưởng của Tô Duy Hợp khi tác giả này cho rằng việc
nghiên cứu về cơ cấu xã hội nông thôn hay hệ thống xã hội nông thôn chính là
nghiên cứu về các “thiết chế xã hội” (như xóm làng, các thiết chế chính trị, kinh
tế, giáo dục, tôn giáo, gia đình), và đồng thời về các “nhân vật xã hội” trong
nông thôn (như nông dân, thợ thủ công, người buôn bán...).10
Trong phần kết quả nghiên cứu, chúng tôi sẽ trình bầy theo lô-gic đi từ
con người tới định chế xã hội, tức là sẽ trình bầy trước hết những đặc trưng của
dân cư, lao động, cơ cấu xã hội và mô hình văn hóa (chương 2), những đặc trưng
trong thái độ và ứng xử kinh tế-xã hội của con người ở Nam bộ (chương 3), sau
đó mới đề cập tới những đặc trưng của một số định chế xã hội ở Nam bộ (chương
4).
3. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề tài
Mặc dù địa bàn Nam bộ bao hàm cả thành phố Sài Gòn-Hồ Chí Minh,

nhưng trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi không trực tiếp đưa thành phố này
vào diện khảo sát, vì đây là một đô thị mang tính chất của một đại thủ phủ với
những đặc trưng độc đáo cần được tiếp cận bởi những công trình nghiên cứu
riêng biệt. Tuy vậy, mối quan hệ giữa cư dân Nam bộ với thành phố này vẫn là
một điểm sẽ được chú ý xem xét.
Ngoại trừ TP.HCM, hầu hết các tỉnh ở Nam bộ cho đến nay đều bao gồm
phần lớn là địa bàn nông thôn. Ở miền Tây Nam bộ, cư dân nông thôn chiếm tỷ
lệ lên tới 75,7% trong tổng dân số, còn ở miền Đông Nam bộ (không kể

10

Tô Duy Hợp, “Thực trạng và xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội nông thôn trong thời kỳ đổi
mới hiện nay”, Tạp chí Xã hội học, số 4 (44), 1993, tr. 18-19.

17


TP.HCM) thì tỷ lệ này cũng lên tới 61,8% (số liệu năm 2011).11 Như vậy, cư dân
nông thôn hiện vẫn chiếm đa số trên toàn vùng đất Nam bộ.
Nói đến Nam bộ, người ta thường liên tưởng tới vùng đất này trước hết
như là một vùng nông thôn đặc trưng của cả nước. Còn khi nói đến con người
Nam bộ, thì có thể nói nhân vật tiêu biểu của vùng đất này chính là người nông
dân Nam bộ.
Chính vì những lý do vừa nêu nên trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi
tập trung nghiên cứu về những đặc trưng kinh tế-xã hội của một số định chế xã
hội và của con người chủ yếu trên địa bàn nông thôn Nam bộ, chứ không trực
tiếp nghiên cứu và khảo sát ở khu vực thành thị của Nam bộ. Mặt khác, chúng tôi
cũng chú tâm hơn vào việc tìm hiểu con người nông dân và nông hộ ở Nam bộ
hơn là những thành phần khác.
Đây quả thực là một điểm hạn chế của đề tài, nhưng quy mô có giới hạn

của đề tài không cho phép chúng tôi mở rộng đối tượng nghiên cứu và khảo sát.
Dù vậy, chúng tôi nghĩ rằng phạm vi nghiên cứu này vẫn mang đầy đủ ý nghĩa và
triển vọng của nó, bởi lẽ khi nghiên cứu về Nam bộ, do đặc trưng của vùng đất
này, nhà nghiên cứu không thể không tiếp cận bằng cách khởi sự từ làng xã, nông
thôn và nông dân (chứ không thể bắt đầu từ thành thị để nghiên cứu về Nam bộ,
ngoại trừ trong một đề tài nghiên cứu chuyên biệt về đặc trưng đô thị của vùng
Nam bộ chẳng hạn). Tuy nhiên, các mối quan hệ giữa nông thôn với thành thị,
vốn đã từ lâu hết sức sôi động và phong phú một cách đặc biệt ở vùng đất này,
vẫn là một trong những nội dung mà chúng tôi sẽ chú ý tìm hiểu.
Nhằm khắc phục những hạn chế do phạm vi khảo sát của đề tài này như
vừa nêu, chúng tôi đã sử dụng thêm các cơ sở dữ liệu của hai cuộc điều tra cơ
bản của Viện Phát triển Bền vững vùng Nam bộ trên quy mô toàn vùng (bao gồm
cả địa bàn nông thôn lẫn địa bàn đô thị), tiến hành ở miền Tây Nam bộ vào năm
2008 và ở miền Đông Nam bộ vào năm 2010.12 Những dữ liệu này được sử dụng
một mặt để kiểm chứng một số số liệu kết quả điều tra của chúng tôi, và mặt
khác, để bổ túc cho bức tranh toàn cảnh về cư dân Nam bộ (bao gồm cả cư dân
nông thôn và cư dân thành thị).
Về mặt thời gian, đề tài này tập trung vào việc khảo sát đối tượng nghiên
cứu nêu trên trong thời điểm hiện nay, nhưng khi cần thiết thì có thể đối chiếu

11

Những con số tỷ lệ này là do chúng tôi tính toán dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê,
Niên giám thống kê năm 2011, Hà Nội, Nxb, Thống kê, 2012, Bảng 21, tr. 71, Bảng 22,
tr. 73.

12

Xin xem lại chú thích số 7.


18


với những số liệu ở những thời điểm trước của các công trình khác, và xét trong
tầm nhìn định hướng từ nay đến năm 2020.
Do quy mô hạn hẹp của cuộc khảo sát và của mẫu điều tra, nên giới hạn
của đề tài này là ở chỗ các kết quả nghiên cứu sẽ không thể suy rộng ra toàn vùng
Nam bộ. Vả lại, cuộc khảo sát cũng không bao quát được hết tất cả các vùng đặc
thù như vùng trồng cây ăn trái, vùng trồng cây công nghiệp, vùng ven biển hay
hải đảo, vùng biên giới Tây Nam, vùng ven đô và vùng đô thị, hay những vùng
có đông đồng bào dân tộc thiểu số như Chăm, Khmer, v.v. Chính vì vậy, các ý
tưởng phân tích và nhận định trong công trình này sẽ chủ yếu chỉ nhằm nêu lên
vấn đề và mang tính chất giả thuyết, chứ chưa thể được coi là những kết luận
mang tính khẳng định và khái quát.
B. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Những công trình nghiên cứu có liên quan tới những đặc trưng kinh tế-xã
hội của các định chế xã hội và của con người ở Nam Bộ trong những thập niên
qua tuy chưa nhiều lắm nhưng cũng đã có một số công trình của các tác giả quốc
tế và trong nước đáng chú ý về những khía cạnh khác nhau. Sau đây, chúng tôi sẽ
điểm lại trước hết là (a) một số công trình mang tính chất khái quát về các đặc
trưng kinh tế-xã hội của Nam bộ, sau đó là (b) một số công trình trực tiếp liên
quan tới thái độ và ứng xử của con người ở Nam bộ, và (c) một số công trình
khác có liên quan tới đề tài.
1. Một số công trình khái quát về đặc trưng kinh tế-xã hội của Nam bộ
Trong một công trình chuyên khảo dân tộc học và xã hội học về xã Khánh
Hậu (thuộc tỉnh Long An) xuất bản năm 1964, Gerald Hickey đã trình bầy về lịch
sử và địa lý của vùng đất, các định chế tôn giáo và gia đình, thân tộc trong xã,
đời sống kinh tế, bộ máy hành chính, và các đặc trưng kinh tế-xã hội của xã
này.13 Theo lời nhận xét của Paul Mus (trong Lời mở đầu của cuốn sách này),
bên cạnh một số công trình viết về làng xã Việt Nam chẳng hạn như cuốn sách

của P. Ory hay của P. Kresser14 thì công trình của Hickey đem lại những thông
tin mang sắc thái địa phương phong phú hơn nhiều. Nằm cách Sài Gòn khoảng
60 km, Khánh Hậu là một xã nông nghiệp đang trên đà hiện đại hóa, mặc dù lúc
ấy vẫn còn những phương thức canh tác cổ truyền. Trong cuốn sách này, Hickey
cũng đã có công mô tả lại một cách khá chi tiết một số phong tục và tập quán của

13

Xem Gerald C. Hickey, Village in Vietnam, New Haven and London, Yale University
Press, 1964.

14

Xem P. Ory, La commune annamite au Tonkin, Paris, Ed. Augustin Challamel, 1894., và
P. Kresser, La commune annamite en Cochinchine, Paris, Ed. Domat-Montchrestien,
1935.

19


người dân nông thôn Nam bộ, chẳng hạn như vào những dịp ma chay, tang lễ,
hay trong những trường hợp sinh nở của phụ nữ.
Trong một công trình xuất bản năm 1970, thông qua những cuộc khảo sát
và phỏng vấn nông dân, địa chủ, nông dân làm mướn... ở hai xã Long Bình Điền
và Thân Cửu Nghĩa (thuộc tỉnh Định Tường, nay là Tiền Giang) vào nửa cuối
thập niên 1960, Robert Sansom đã phân tích những chủ đề kinh tế như chế độ sở
hữu ruộng đất, năng suất nông nghiệp, vốn và lao động, cách sử dụng phân bón,
quá trình áp dụng những tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp... để bàn luận về
những vấn đề lý thuyết của bộ môn kinh tế học phát triển như tình trạng thất
nghiệp trá hình ở nông thôn, các quyết định đầu tư trong sản xuất nông

nghiệp...15 Đồng thời tác giả cũng đi đến những nhận định tổng quát về những
hàm ý xã hội và chính trị của bối cảnh nông thôn vùng đất này. Sansom cho rằng
chính những nỗ lực cải cách ruộng đất và giảm tô tức của lực lượng Việt Minh
trước kia và lực lượng Việt Cộng lúc ấy đã đem lại những lợi ích thiết thực cho
nông dân, và nhờ đó thu phục được nông dân tham gia kháng chiến, trong khi
chính quyền Sài Gòn và chính quyền Hoa Kỳ thời đó lại không làm được điều
này. Điểm đáng chú ý trong công trình này là tác giả đã đi sâu vào việc khảo sát
các ứng xử và thái độ của người nông dân và nông hộ vùng đất này trong các
hoạt động kinh tế (như đầu tư, mua máy bơm nước, cách rải phân bón...) để
chứng minh cho tính chất duy lý và lô-gic suy nghĩ của nông dân.
Terry Rambo, trong một tập luận văn vào năm 1973,16 đã tiến hành đối
chiếu các đặc trưng của làng xã ở miền bắc và miền nam Việt Nam xét trên các
bình diện sinh thái, dân số, cộng đồng, sinh hoạt văn hóa... để đi đến nhận định
cho rằng làng xã ở miền Tây Nam bộ, đặc biệt ở phía tây sông Hậu Giang, mang
tính chất “cộng đồng mở” (open community), khác hẳn với tính chất “cộng đồng
nông dân phường hội” mang tính chất đóng kín (corporate peasant community)
(theo nghĩa của Eric Wolf17). Luận điểm của Rambo là cho rằng sự hình thành và
phát triển của loại hình làng xã ở vùng đất này không phải là kết quả của một quá
trình “kế tục” từ hình thái làng xã cổ truyền ở miền bắc (successional model), mà
đã thay đổi mô hình cổ truyền theo hướng thích nghi văn hóa (cultural
adaptation) và thực chất đây là kết quả của một quá trình tiến hóa (evolution).

15

Xem Robert Sansom, The Economics of Insurgency in the Mekong Delta of Vietnam,
Cambridge, The MIT Press, 1970.

16

Xem A. Terry Rambo, A Comparison of Peasant Social Systems of Northern and

Southern Vietnam: A Study of Ecological Adaptation, Social Succession, and Cultural
Evolution, mimeo, Center for Vietnamese Studies, Southern Illinois University at
Carbondale, Monograph series III, 1973.

17

Xem Eric R. Wolf, “Types of Latin American Peasantry: A Preliminary Discussion”,
American Anthropologist, Vol. 57, No. 3 (June 1955), pp. 452-471.

20


Trong một công trình nổi tiếng mang tên là Nền kinh tế đạo lý của người
nông dân nghiên cứu về nông thôn Myanmar và Việt Nam xuất bản năm 1976,
James Scott cho rằng vấn đề cốt lõi của hộ gia đình nông dân là vấn đề sinh tồn
(subsistence).18 Do tình trạng bấp bênh của sinh kế nông hộ cũng như sự bất trắc
của thời tiết nên người nông dân đâm ra lúc nào cũng tìm cách tránh né rủi ro,
tránh nguy cơ thất bát mùa màng. Chính nỗi lo âu thiếu ăn, hay nói rộng ra là óc
“đạo đức sinh tồn” (subsistence ethic), chính là nhân tố giải thích những đặc
trưng của xã hội nông dân như e ngại áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tâm lý gắn bó với
đất đai bằng bất cứ giá nào, cũng như những đặc trưng của những mối quan hệ
với người khác và với các định chế xã hội. Trong khuôn khổ của nền “kinh tế đạo
lý” này (moral economy), đời sống của người nông dân và nông hộ buộc phải gắn
liền mật thiết với cộng đồng làng xã và các định chế của cộng đồng này nhằm
bảo đảm được an sinh và mức thu nhập an toàn tối thiểu. Scott đã điểm lại lịch sử
xã hội nông nghiệp ở Myanmar và Việt Nam để chứng minh rằng các chế độ
thực dân vì đã phá vỡ những khuôn khổ của nền “kinh tế đạo lý” nên đã tạo ra
mảnh đất màu mỡ cho việc phát sinh các phong trào phản kháng của nông dân ở
Myanmar chống chế độ thực dân Anh trong thế kỷ XX, và phong trào Xô-viết
Nghệ Tĩnh chống địa chủ và chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam vào năm

1930.
Một công trình nổi tiếng khác là của tác giả Samuel Popkin, mang tên là
Người nông dân duy lý, xuất bản năm 1979.19 Dựa trên những phân tích về tình
hình kinh tế và xã hội cũng như những phong trào phản kháng của nông dân
chống chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt Nam kể từ thập niên 1940, Popkin đưa
ra lý thuyết “kinh tế chính trị” về xã hội nông thôn nhằm phản bác lý thuyết
“kinh tế đạo lý” của James Scott trong công trình mà chúng tôi vừa nêu trên. Nếu
lý thuyết kinh tế đạo lý cho rằng cộng đồng làng xã là người chịu trách nhiệm
chủ yếu trong việc bảo đảm đời sống và phúc lợi của cư dân của mình, thì lý
thuyết kinh tế chính trị cho rằng người nông dân là người có lối suy nghĩ và lối
ứng xử theo hướng duy lý, và đặc trưng sinh hoạt làng xã thực ra là kết quả của
những sự tương tác giữa những nông dân biết mưu lợi. Theo Popkin, sau những
đợt chia cấp ruộng đất và giảm tô tức cho nông dân, sở dĩ lực lượng cộng sản ở
Việt Nam đã thuyết phục được người nông dân ủng hộ và tham gia phong trào
kháng chiến chống Pháp, đó là do đáp ứng được đúng nhu cầu mưu lợi của họ,
đem lại ruộng đất và lợi ích thiết thực cho họ. Popkin chọn lựa cách tiếp cận kinh

18

Xem James C. Scott, The Moral Economy of the Peasant. Rebellion and Subsistence in
Southeast Asia, New Haven, Yale University Press, 1976.

19

Xem Samuel L. Popkin, The Rational Peasant. The Political Economy of Rural Society in
Vietnam, Berkeley, University of California Press, 1979.

21



tế để nghiên cứu về hoạt động cá nhân, với giả định rằng cá nhân là người có lý
tính (rationality) và có óc tư lợi (self-interest). Dựa vào những khái niệm như
cách chọn lựa của cá nhân (individual choice) và cách đi đến quyết định
(decision making), công trình của Popkin tập trung vào việc phân tích ứng xử đầu
tư, ứng xử sản xuất... nói chung là các ứng xử kinh tế của người nông dân trong
đời sống kinh tế nông nghiệp và trong sinh hoạt làng xã.
Pierre Brocheux (1983) đã phê bình các lý thuyết của J. Scott và S. Popkin
trong việc giải thích những sự chọn lựa của người nông dân Việt Nam, bằng cách
quan tâm tới ba điểm sau : cộng đồng làng xã ; cá nhân và óc kinh doanh ; các
phong trào nổi dậy của nông dân ở Việt Nam.20 Tác giả cho rằng J. Scott và S.
Popkin đã khảo sát những địa bàn khác nhau, vào những thời kỳ khác nhau, và
thực ra chỉ khái quát hóa từ những kinh nghiệm bản thân của chính họ trong thời
gian họ ở Việt Nam. Theo Brocheux, người nông dân Việt Nam sở dĩ gắn bó với
“nền kinh tế đạo lý” hay tham gia vào “nền kinh tế chính trị” là tùy thuộc vào
tình hình chung và tùy theo hoàn cảnh rủi ro của họ. Do vậy, cả hai quan điểm
giải thích của J. Scott và S. Popkin đều không nên được vận dụng một cách riêng
rẽ hoặc đối lập với nhau, mà cần được vận dụng chung với nhau để có thể đi đến
một cái nhìn thích hợp hơn về những sự thay đổi của tầng lớp nông dân Việt
Nam.
Mai Huy Bích (2004) cũng đã điểm lại cuộc tranh luận lý thuyết giữa hai
tác giả James Scott và Samuel Popkin về bản chất người nông dân Việt Nam khi
họ nghiên cứu về những phong trào đấu tranh và khởi nghĩa của nông dân trong
thế kỷ XX, và đưa ra một số nhận định phê bình đối với các luận điểm lý thuyết
của hai tác giả này.21
Bàn luận về tính chất của hình thái kinh tế ở châu thổ sông Cửu Long, Đỗ
Thái Đồng (1995)22 cho rằng nền sản xuất nông nghiệp ở vùng đất này đã mang
tính chất sản xuất hàng hóa ngay từ trước thời Pháp thuộc, nhưng cho đến ngày
nay vẫn còn là một nền kinh tế tiểu nông. Bài viết của Đỗ Thái Đồng thảo luận
về yêu cầu giải thể kinh tế tiểu nông với những bước đi thích hợp, nhằm tiến tới
mục tiêu chuyển sang một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn, gắn với thị


20

Xem Pierre Brocheux, “Moral Economy or Political Economy? The Peasants are Always
Rational”, Journal of Asian Studies, Vol. XLII, No. 4, Aug. 1983, dẫn lại theo Mai Huy
Bích, “Góp phần tìm hiểu người nông dân Việt Nam thời đổi mới”, Tạp chí Xã hội học,
số 4 (88), 2004.

21

Xem Mai Huy Bích, bài đã dẫn.

22

Xem Đỗ Thái Đồng, “Con đường từ kinh tế tiểu nông đến kinh tế hàng hóa ở đồng bằng
sông Cửu Long”, Tạp chí Xã hội học, số 1 (49), 1995, tr. 17-26.

22


trường hiện đại và công nghiệp hiện đại. Trong một bài viết khác (1994),23 Đỗ
Thái Đồng đưa ra giả thuyết cho rằng cơ cấu giai cấp ở vùng đất này trong tương
lai cũng sẽ vẫn là một cơ cấu trong đó chiếm đa số là trung nông với quy mô
canh tác xấp xỉ một héc-ta một hộ, và giới hạn tối đa của một hộ trung nông là từ
ba tới năm héc-ta mà thôi. Hộ trung nông “có khả năng vươn lên một trình độ
sản xuất cao hơn bằng nhiều cách”, nhưng “sự tích tụ ruộng đất dù có xảy ra
cũng chỉ trong những giới hạn lịch sử khó mà vượt qua để xuất hiện những nông
trại lớn”.24 Trước những giới hạn về diện tích ruộng đất và sự gia tăng dân số, để
có thể phát triển nền sản xuất nông nghiệp hơn nữa, theo Đỗ Thái Đồng, ở vùng
đất này sẽ phải xuất hiện những hình thức hợp tác mới, vì đó là tất yếu của quá

trình xã hội hóa sản xuất.
Dựa trên kết quả các cuộc điều tra hộ gia đình nông thôn trong nhiều năm,
Đào Thế Tuấn (1995)25 đã tiến hành phân tích những đặc trưng của các hộ gia
đình nông thôn trên cả nước và sự phân hóa giữa các hộ nông thôn tính đến năm
1990. Dựa trên các mô hình tính toán, công trình này đã đi đến chỗ phân biệt
được ba loại hình nông hộ chính như sau : (a) loại nông hộ chỉ đủ ăn, tức là tự
cấp tự túc (trong đó bao gồm ba tiểu loại : loại hộ thiếu ăn, loại hộ thiếu vốn sản
xuất, và loại hộ đủ vốn nhưng mục tiêu sản xuất là chỉ để đủ ăn); (b) loại nông hộ
sản xuất vừa để ăn, vừa để bán ; (c) loại nông hộ chủ yếu sản xuất hàng hóa để
bán.
Bùi Quang Dũng và Đặng Thị Việt Phương (2011)26 đã căn cứ trên kết quả
một cuộc điều tra nông dân năm 2009-2010 của Viện Xã hội học để phân tích và
bàn luận về những động thái thay đổi và những đặc trưng của chế độ sở hữu
ruộng đất hiện nay, đối chiếu giữa châu thổ sông Hồng với châu thổ sông Cửu
Long, nhằm xem xét những quá trình xã hội gắn liền với chế độ sở hữu ruộng đất
dưới tác động của các chính sách hiện nay.
Ngoài ra, còn có những công trình khác đáng lưu tâm như bài viết của Đỗ
Thái Đồng về đặc trưng xã hội-văn hóa ở miền Nam (1991), các bài viết của Trần
Hữu Quang (1982), Ngô Vĩnh Long (1984), Tương Lai (1989), Vũ Tuấn Anh

23

Xem Đỗ Thái Đồng, “Kinh tế hộ gia đình và những xu thế mới trong hợp tác hóa ở đồng
bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Xã hội học, số 2 (46), 1994, tr. 12-21.
24
Đỗ Thái Đồng, bài đã dẫn, tr. 14.
25

Xem Đào Thế Tuấn, “The Peasant Household Economy and Social Change”, trong
Benedict J. Tria Kerkvliet, Doug J. Porter (Ed.), Vietnam's Rural Transformation,

Singapore, Institute of Southeast Asian Studies, 1995.

26

Xem Bùi Quang Dũng, Đặng Thị Việt Phương, “Một số vấn đề về ruộng đất qua cuộc
điều tra nông dân 2009-2010”, Tạp chí Khoa học xã hội, số 9, 2011. Xem thêm Bùi
Minh, Bế Quỳnh Nga, Đặng Thị Việt Phương, “Ruộng đất, nông dân và mấy vấn đề phát
triển nông thôn”, Tạp chí Xã hội học, số 3 (119), 2012, tr. 26-34.

23


(1990) và Tô Duy Hợp (1993, 1995) về cơ cấu xã hội ở nông thôn, các bài viết
của Bùi Quang Dũng về cách tiếp cận thể chế đối với làng xã ở Việt Nam (2010),
công trình điều tra cơ bản ở Nam bộ của Bùi Thế Cường và Lê Thanh Sang
(2010)...27
2. Một số công trình về thái độ và ứng xử kinh tế của nông dân Nam bộ
Cho đến nay, những công trình khảo sát trực tiếp về thái độ và ứng xử của
người dân Nam bộ trong đời sống kinh tế quả thực còn khá hiếm hoi. Sau đây là
những công trình đáng chú ý.
Trương Thị Ngọc Chi và Ryuichi Yamada trong một công trình khảo sát ở
ở huyện Ô Môn (Cần Thơ) (2002)28 đã cho thấy rằng việc lựa chọn thay đổi về
kỹ thuật sản xuất của người nông dân thường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau :
các lớp tập huấn kỹ thuật nông nghiệp, các cuộc họp, truyền thông truyền miệng
từ nông dân này sang nông dân khác, mức độ tin tưởng vào cán bộ kỹ thuật, và
mức độ tin cậy vào hiệu quả của kỹ thuật. Những nông dân trẻ, có học và có đầu
óc tiến bộ thường dễ áp dụng các cải tiến kỹ thuật mới hơn. Còn những nông dân
lớn tuổi có đầu óc bảo thủ thì thường không tin vào hiệu quả của kỹ thuật mới.
Công trình này cũng cho biết rằng mặc dù nói chung nông dân có cái nhìn tích
cực đối với các kỹ thuật mới, nhưng họ thường gặp khó khăn và trở ngại trong

việc ứng dụng do thiếu vốn, thiếu sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, chưa
có chính sách đền bù cho những sự rủi ro khi ứng dụng kỹ thuật mới.

27

Xem Đỗ Thái Đồng, “Cơ cấu xã hội-văn hóa ở miền Nam nhìn theo mục tiêu phát triển
của cả nước”, Tạp chí Xã hội học, số 1 (33), 1991 ; Trần Hữu Quang, “Nhận diện cơ cấu
giai cấp ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 4,
tháng 8-1982 ; Ngô Vĩnh Long, “Agrarian Differentiation in the Southern Region of
Vietnam”, Journal of Contemporary Asia, Vol. 14, No. 3, 1984 ; Tương Lai, “Những vấn
đề của cơ cấu xã hội và chính sách xã hội ở nông thôn Bắc bộ”, Tạp chí Xã hội học, số 1
(25), 1989 ; Vũ Tuấn Anh, “Về sự chuyển biến cơ cấu xã hội và định hướng giá trị ở
nông thôn trong quá trình đổi mới kinh tế”, Tạp chí Xã hội học, số 4 (32), 1990 ; Tô Duy
Hợp, “Thực trạng và xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội nông thôn trong thời kỳ đổi mới
hiện nay”, Tạp chí Xã hội học, số 4 (44), 1993 ; Tô Duy Hợp, “Tìm hiểu về sự thay đổi
cơ cấu ở nông thôn trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Xã hội học, số 1 (49), 1995 ; Bùi
Quang Dũng, “Làng xã : Dẫn vào một nghiên cứu về các thể chế xã hội”, Tạp chí Xã hội
học, số 1 (109), 2010 ; Bùi Quang Dũng, “Nghiên cứu làng Việt : các vấn đề và triển
vọng”, Tạp chí Xã hội học, số 1 (73), 2001 ; Bùi Thế Cường, Lê Thanh Sang, “Một số
vấn đề về cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội ở Tây Nam bộ : Kết quả từ cuộc khảo sát
định lượng năm 2008”, Tạp chí Khoa học xã hội, số 3, 2010.

28

Xem Trương Thị Ngọc Chi, Ryuichi Yamada, “Factors Affecting Farmers’ Adoption of
Technologies in Farming System: A Case Study in O Mon District, Can Tho Province,
Mekong Delta”, Omon Rice, No. 10, 2002.

24



×