Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUÁ TRÌNH NGƯNG tụ của môi CHẤT a STUDY ON THE FACTORS AFFECTING VAPOROUS CONDENSATION PROCESS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.27 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(42).2011

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH
NGƯNG TỤ CỦA MÔI CHẤT
A STUDY ON THE FACTORS AFFECTING VAPOROUS
CONDENSATION PROCESS
Hồ Trần Anh Ngọc

Võ Chí Chính

Trường Cao đẳng Công nghệ, Đại học Đà Nẵng Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT
Bài báo đề cập đến việc tìm hiểu quá trình ngưng tụ của môi chất xảy ra ở các thiết bị
trao đổi nhiệt thông qua việc nghiên cứu chuyển động của dòng môi chất hai pha khi xảy ra quá
trình trao đổi nhiệt. Nghiên cứu các quá trình toả nhiệt khi ngưng màng của hơi lúc dòng chảy
chuyển động ở trong các ống đặt nằm ngang, ống thẳng đứng và chùm ống nằm ngang, đưa ra
các phương pháp để tính toán trao đổi nhiệt trong các quá trình ngưng tụ. Ngoài ra, bài báo còn
nghiên cứu các yếu tổ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt khi ngưng để từ đó đưa ra các
lựa chọn, các biện pháp cần thiết trong việc tính toán, thiết kế áp dụng cho các thiết bị trao đổi
nhiệt khi ngưng tụ.
ABSTRACT
This article refers to an investigation into the process of vaporous condensation
occurring in heat-exchange apparatuses through a study on the movement of the two- phase
vapor-liquid stream during the heat-exchange process. The study on the process of heat
dissipation in film condensation when the stream moving in horizontal, vertical pipes and
horizontal beam tubes can provide methods for calculating heat transfer in the condensation
process. In addition, the paper also deals with the factors affecting the heat transfer process in
condensation so that choices and necessary measures for the calculation and design applied to
heat-exchange apparatuses in condensation will also be made.


1. Đặt vấn đề hơi môi chất
Quá trình ngưng tụ là một quá trình rất phức tạp, đặc biệt là quá trình trao đổi
nhiệt trong khi ngưng, vì khi đó có sự biến đổi pha từ pha hơi sang pha lỏng gọi là tỏa
nhiệt khi ngưng hơi. Quá trình ngưng hơi chỉ có thể xảy ra khi hơi ở trạng thái dưới giới
hạn do làm lạnh hoặc nén. Nếu quá trình ngưng thực hiện ở nhiệt độ và áp suất trên
điểm ba thể của vật chất đã cho thì hơi được ngưng thành trạng thái lỏng. Vùng xảy ra
các quá trình ngưng hơi có thể ở trong thể tích khối hơi khi nhiệt độ nhỏ hơn nhiệt độ
bão hòa ở áp suất tương ứng hoặc cũng có thể xảy ra trên bề mặt vật được làm lạnh.
Thực tế chúng ta thường gặp là quá trình hơi ngưng thành trạng thái lỏng trên bề mặt
rắn, ví dụ quá trình ngưng hơi trong các bình ngưng của tuabin nhà máy nhiệt điện,
ngưng hơi môi chất trong các thiết bị ngưng tụ của hệ thống lạnh, hiện tượng đọng
sương trong các máy lạnh hay điều hoà không khí dân dụng, công nghiệp, hiện tượng
ngưng một số hóa chất trong các thiết bị của nhà máy hóa chất... Cho nên, việc nghiên
50


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(42).2011

cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ngưng tụ là rất cần thiết để nâng cao khả năng
ngưng tụ trong các thiết bị của các hệ thống nóng, lạnh khác nhau, góp phần vào việc
làm giảm giá thành sản phẩm.
2. Nghiên cứu dòng môi chất 2 pha liên quan đến quá trình ngưng tụ
Nghiên cứu dòng môi chất 2 pha là một quá trình nghiên cứu vô cùng phức tạp.
Hệ số truyền nhiệt và áp suất giảm liên quan chặt chẽ với dòng môi chất hai pha cục bộ
và cơ cấu hình thành dòng chảy của chất lỏng, nó được coi là một khía cạnh quan trọng
của mô hình dòng chảy lúc ngưng tụ. Trong thực tế, các mô hình truyền nhiệt để dự
đoán mô hình dòng chảy cục bộ khi ngưng tụ, khi chuyển từ dòng môi chất hai pha sang
dòng chảy khác.
2.1 Mô hình lưu lượng dòng chảy trong ống dọc
Đối với các hiện tượng lưu lượng

dòng chảy của lỏng và hơi trong một ống
thẳng đứng, chất lỏng và các quá trình
phân phối hơi vào trong ống dọc. Đây
được gọi là mô hình lưu lượng dòng chảy
trong ống dọc và chúng được mô tả như
sau:
- Dòng chảy bong bóng: hơi bảo
hoà ẩm được phân tán ở dạng bong bóng
rời rạc trong giai đoạn lỏng liên tục. Các
Hình 1. Mô hình dòng môi chất 2
bong bóng có thể khác nhau về kích thước,
pha trong ống thẳng đứng
hình dạng nhưng chúng thường gần như
hình cầu có đường kính nhỏ hơn nhiều so với đường kính ống.
- Dòng chảy chậm: các bong bóng nhỏ tập hợp lại gần nhau, va chạm với nhau
và hình thành bong bóng lớn hơn, chiếm một phần trong đường kính ống, gọi là bong
bóng Taylor có hình dạng tương tự như một viên đạn với đoạn đầu hình bán cầu và
đoạn đuôi cùn, làm cho dòng chảy chậm. Bong bóng Taylor được bao quanh bởi một
màng chất lỏng mỏng giữa chúng và vách ống, chảy xuống do trọng lực.
- Dòng chảy khuấy tung: Vận tốc dòng chảy tăng, cấu trúc của dòng chảy trở
nên không ổn định với chất lỏng đi lên và xuống, tạo dao động nhưng với một dòng
chảy hướng lên. Đây là chế độ trung gian giữa chế độ dòng chảy chậm với chế độ chảy
hình vành khuyên.
- Dòng chảy hình khuyên: khi vận tốc dòng chảy tăng, các màng chất lỏng trở
nên chiếm ưu thế hơn trọng lực, chất lỏng bị bật ra từ tâm của ống và chảy như một màng
mỏng trên vách thành hình vành khuyên. Chất lỏng ở tâm có chế độ dòng chảy ổn định.
2.2 Mô hình lưu lượng dòng chảy trong ống nằm ngang
Mô hình dòng môi chất hai pha trong các ống nằm ngang tương tự như trong
51



TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(42).2011

dòng chảy thẳng đứng, nhưng phân bố của
chất lỏng chịu ảnh hưởng của lực hấp dẫn, có
các loại sau:
- Dòng chảy bong bóng: hơi bong
bóng được phân tán lẫn trong chất lỏng với
nồng độ cao chủ yếu là ở nửa phía trên của
ống do sức nổi của nó.
- Dòng chảy phân tầng: chất lỏng ở
vị trí thấp và dòng hơi hoàn thành tách thành
Hình 2. Mô hình dòng môi chất 2 pha
hai giai đoạn: hơi đi vào phía trên và chất
trong ống nằm ngang
lỏng ở đáy của ống cách nhau bằng một bề
mặt nằm ngang. Do đó chất lỏng và hơi được phân tầng đầy đủ trong chế độ này.
- Dòng chảy phân tầng lượn sóng: Tăng tốc độ hơi trong dòng chảy phân tầng,
sóng được hình thành trên bề mặt và đi theo hướng dòng chảy. Biên độ của sóng phụ
thuộc vào vận tốc tương đối, gợn nhấp nhô của nó không đạt đến đỉnh ống.
- Dòng chảy chặn: Đường kính của các bong bóng kéo dài nhỏ hơn ống, lỏng
chạy liên tục dọc theo phía dưới của ống. Dòng chảy chặn đôi khi được gọi là bong
bóng chảy kéo dài.
- Dòng chảy chậm: khi vận tốc hơi cao hơn, đường kính của bong bóng kéo dài
có kích thước gần bằng đường kính ống, dòng chảy có biên độ sóng lớn.
- Dòng chảy hình khuyên: Ở quá trình dòng chảy hơi lớn hơn, chất lỏng tạo
thành một màng hình khuyên liên tục quanh chu vi ống, tương tự như dòng chảy thẳng
đứng, nhưng các màng chất lỏng ở phía dưới dày hơn ở phía trên.
Qua thực nghiệm nghiên cứu, khảo sát trên thiết bị ngưng tụ bằng ống thuỷ tinh
của hệ thống lạnh ta thống kê được hình ảnh mô phỏng quá trình chảy của dòng môi

chất khi ngưng tụ ở ống đặt nằm ngang như sau:

Hình 3. Các chế độ dòng chảy
A- Dòng chảy phân tầng;

52

B- Dòng chảy liên tục;

C- Dòng chảy hình khuyên


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(42).2011

3. Đặc điểm của quá trình ngưng tụ
Quá trình ngưng tụ hơi môi chất gắn liền với việc biến đổi pha. Để quá trình
ngưng hơi trên bề mặt vật rắn cần phải có 2 điều kiện:
+ Nhiệt độ bề mặt rắn phải nhỏ hơn nhiệt độ của hơi bão hòa tiếp xúc với bề mặt
rắn.
+ Trên bề mặt vật rắn phải có các tâm ngưng tụ. Các
tâm ngưng có thể là bọt khí, hạt bụi.
Tùy theo trạng thái bề mặt và tính dính ướt của chất
lỏng, quá trình ngưng hơi trên bề mặt vật rắn gồm: ngưng
màng và ngưng giọt.
- Ngưng màng là các giọt chất lỏng ngưng liên kết với
nhau thành màng trên bề mặt vật rắn, ngưng màng xảy ra khi
chất lỏng dính ướt hoàn toàn bề mặt vật rắn, góc dính ướt nhỏ
hơn π /2.

Hình 4. Ngưng màng

và ngưng giọt

- Ngưng giọt là khi các giọt chất lỏng ngưng tồn tại riêng rẽ trên bề mặt vật rắn.
Xảy ra khi chất lỏng không dính ướt bề mặt vật rắn, bề mặt nhẵn bóng hoặc có lớp dầu
mỡ dính trên bề mặt.
3.1. Quá trình tỏa nhiệt khi ngưng màng của hơi
Bề mặt phẳng đặt đứng có nhiệt độ tw, hơi bão hòa có nhiệt độ là ts tiếp xúc với
bề mặt (ts> tw). Nếu chất lỏng ngưng dính ướt hoàn toàn với bề mặt vách thì các giọt
nước ngưng sẽ liên kết với nhau tạo thành màng ngưng. Giả thiết chế độ chuyển động
của màng nước ngưng là chế độ chảy tầng.
Phương trình trao đổi nhiệt giữa hơi và bề mặt tại x có thể viết:
q = α x(ts –tw) =

λ
(ts-tw)
δx

Trong đó : - α x là hệ số tỏa nhiệt cục bộ tại vị trí x; - λ hệ số dẫn nhiệt của
nước ngưng.
Vì màng nước ngưng chuyển động theo phương x nên phương trình chuyển
2
2
⎛ 2

động được thể hiện như sau:
ρ Dω x = ρg x − ∂p + µ ⎜⎜ ∂ ω2 x + ∂ ω2x + ∂ ω2 x ⎟⎟
∂x

∂y
∂z ⎠

⎝ ∂x
Phương trình chuyển động của màng nước ngưng theo hướng x sẽ là:
⎛ ∂ 2ω ⎞
ρg x + µ ⎜⎜ 2 x ⎟⎟ = 0
⎝ ∂y ⎠

Hay :

Giải phương trình trên ta được: ω x = −

⎛ ∂ 2ω x ⎞
⎟ = − ρg
2 ⎟
⎝ ∂y ⎠

µ ⎜⎜

ρg 2 ρg
y +
δx y
µ


Giá trị tốc độ trung bình tại mặt cắt x được xác định như sau :
53


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(42).2011

ϖx =


δx

1

δx

∫ ω x dy =
0

1

δx

⎛ ρg 2 ρg

⎜⎜ −
y +
δ x y ⎟⎟dy
⇒ϖ
µ

∫ ⎝ 2µ

δx

x

=


0

ρg 2
δ x


Giải hệ phương ta tìm được hệ số tỏa nhiệt trung bình dọc theo chiều cao h của
bề mặt vách đứng bằng: α = 0.9434

ρ 2 gλ3 r

W / m2 K

µ (t s − t w )h

3.2. Tỏa nhiệt khi ngưng màng của hơi chuyển động qua chùm ống
Khi hơi chuyển động qua chùm ống nằm ngang từ trên xuống dưới, tốc độ của
dòng hơi giảm theo chiều chuyển động do một phần hơi đã được ngưng và chiều dày
màng ngưng của ống phía dưới tăng do nước ngưng từ các ống phía trên rơi xuống.
Hệ số tỏa nhiệt trung bình của dãy ống thứ nhất:
⎛ρ ω h⎞
α

= 3,32⎜ h
⎜ ρ f gd ⎟
α


2


0 , 08

⎡ gρ f (ρ f − ρ h )r.d 3 ⎤


⎣⎢ λ f µ f (Ts − Tw ) ⎦⎥

−0 ,125

Trong đó: ϖ h là tốc độ trung bình của dòng hơi ở tiết diện hẹp nhất của dãy ống
nằm ngang;

α -Hệ số tỏa nhiệt khi ngưng hơi không có chuyển động.

Hệ số tỏa nhiệt trung bình của chùm ống nằm ngang :

α ch = α 1 =
Trong đó:ψ =

0,84ψ

[1 − (1 −ψ )

0 , 84

n 0, 07

]

Gh1 − Gh 2

là mức độ ngưng hơi; Gh1 , Gh2: lưu lượng hơi vào và ra
G h1

khỏi chùm ống; n: số dãy ống theo chiều cao chùm ống đặt song song và chùm ống bố
trí so le.
3.3. Tỏa nhiệt khi ngưng màng của hơi chuyển động qua ống đặt đứng
Trong ống đặt đứng khi chuyển động của dòng hơi và màng ngưng cùng chiều,
do động lực của dòng và lực trọng trường cùng chiều nên tốc độ của màng ngưng tăng,
chiều dày của màng ngưng giảm xuống, hệ số tỏa nhiệt tăng. Khi hơi chuyển động từ
dưới lên, màng ngưng chuyển động chậm lại do lực ma sát, dẫn đến chiều dày của màng
ngưng tăng và hệ số toả nhiệt giảm. Khi hơi chuyển động với tốc độ lớn, màng ngưng
có thể bị tách khỏi bề mặt và tạo nên hỗn hợp hơi- lỏng ở giữa dòng, hệ số tỏa nhiệt khi
đó sẽ tăng.
Hệ số tỏa nhiệt khi hơi chuyển động trong ống đứng xác định theo công thức sau:

10 ≤ ρ h ω2 h ≤ 300

300 ≤ ρ h ω2 h ≤ 5000 ;
54

;

0 , 04
αω
0 , 05
= ph (ρhω 2 h ) ;
α

αω
0.25

0, 05
= ph (ρ h .ω 2 h )
α


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(42).2011

α , α ω :Hệ số tỏa nhiệt khi ngưng hơi trong ống khi không chuyển động và
chuyển động.
3.4. Tỏa nhiệt khi ngưng của hơi chuyển động trong ống nằm ngang
Đây là quá trình trao đổi nhiệt phức tạp, màng ngưng được chia thành ba phần:
phần đầu, phần trên và phần chảy nhỏ. Ở phần đầu màng ngưng chảy dọc trục ống dưới
tác dụng của lực ma sát giữa hơi và bề mặt trong của ống. Ở phần trên, màng ngưng
chảy theo hướng cân bằng giữa lực ma sát và lực trọng trường.

Hình 5. Tỏa nhiệt khi ngưng hơi chuyển động trong ống nằm ngang

Hệ số tỏa nhiệt

α dọc theo chiều dài ống phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nó được
α
λf

xác định như sau:

⎛ν f a f
⎜⎜
⎝ g

1


⎞3
1
⎟⎟ = 0,031 Re 0,5 ⎛⎜ ⎞⎟
d
⎝ ⎠


− 0.2

Trường hợp hơi chuyển động với tốc độ lớn, màng ngưng chảy rối ở phần lớn
chiều dài ống: Nu f = C Re 0,8 Pr 0, 43 ⎛⎜ Pr f ⎞⎟



0 , 25

⎝ Prw ⎠

Trong đó :

Re =

4Ghh ωd
;
=
πdµ f ν f


⎞⎤


⎛ρ
⎛ρ
⎢ 1 + x1 ⎜⎜ f − 1⎟⎟ + 1 + x 2 ⎜⎜ f − 1⎟⎟ ⎥
⎢⎣
⎠ ⎥⎦

⎝ ρh
⎝ ρh
⎛G ⎞
x1 = ⎜⎜ h1 ⎟⎟
⎝ G hh ⎠ vao

và x 2 = ⎛⎜ Gh 2 ⎞⎟
⎜G ⎟
⎝ hh ⎠ ra

Ghh là lưu lượng khối lượng; C=0,016 đối với ống đồng và C=0,012 đối với ống
thép; tf=ts
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt khi ngưng
4.1 Ảnh hưởng của hơi quá nhiệt
Quá nhiệt ngưng hơi cũng xảy ra đối với hơi quá nhiệt nhưng điều này không
có nghĩa là hơi quá nhiệt ngay lập tức trở thành hơi bão hòa trong toàn bộ thể tích
khối hơi.
Khi ngưng hơi quá nhiệt, nhiệt ẩn hoá hơi được xác định: r’= r +qqn , qqn=i- i’’,

còn độ chênh lệch nhiệt độ ∆t khi đó lấy bằng giá trị ∆t = (t s − t w ) .

Vì r’> r nên ngưng hơi quá nhiệt có hệ số tỏa nhiệt lớn hơn khi ngưng hơi bão
hòa.

55


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(42).2011

4.2 Ảnh hưởng của trạng thái bề mặt
- Nếu bề mặt xù xì, nhám hay phủ một lớp oxit → trở lực tăng → Chiều dày
màng nước ngưng tăng → hệ số tỏa nhiệt giảm.
- Nếu bề mặt có bám dầu mỡ → ngưng giọt xảy ra → hệ số tỏa nhiệt tăng.
Qua nghiên cứu thấy rằng hệ số tỏa nhiệt không chịu ảnh hưởng của các loại vật
liệu nhưng chịu ảnh hưởng lớn của trạng thái bề mặt vách. Trên các bề mặt nhám hoặc
có phủ lớp oxit, hệ số tỏa nhiệt giảm khoảng 20% đến 30%. Từ thực nghiệm cho thấy
khi ngưng hơi trên cùng một ống nhưng nếu đặt nằm ngang thì hiệu quả hơn hẳn so với
khi đặt đứng. Do đó cần phải quan tâm đúng mức việc bố trí bề mặt truyền nhiệt khi
thiết kế.
4.3 Ảnh hưởng của các khí không ngưng lẫn trong hơi
Khi trong hơi có lẫn không khí hoặc khí không ngưng khác thì tỏa nhiệt khi ngưng
sẽ giảm mạnh vì: Không khí hoặc khí không ngưng sẽ tụ tập ở gần bề mặt vách, một mặt
lớp khí này sẽ cản trở việc tiếp xúc của hơi với bề mặt vách. Ngoài ra, lớp nhiệt trở của
lớp khí này rất lớn → cường độ trao đổi nhiệt giữa hơi và bề mặt vách sẽ giảm.
Khảo sát cho thấy rằng cường độ tỏa nhiệt có thể giảm đi gần 60% khi trong hơi
có lẫn 1% khí không ngưng, vì vậy trong thiết bị ngưng người ta bố trí thêm thiết bị rút
khí tạo chân không để làm cho bình ngưng hoạt động được tốt.
4.4 Ảnh hưởng của tốc độ và hướng chuyển động của dòng hơi
- Khi dòng hơi chuyển động với tốc độ nhất định, lực ma sát trên bề mặt phân
pha giữa hơi và màng ngưng làm thay đổi tốc độ trung bình và chiều dày màng ngưng.
- Tốc độ của dòng hơi là nguyên nhân của sự xáo trộn, làm chế độ dòng chảy
của màng ngưng mất ổn định, làm quá trình chuyển từ chế độ chảy tầng sang chế độ
sóng và chảy rối.
- Nếu dòng hơi chuyển động cùng chiều với màng ngưng → làm chuyển động

của màng ngưng nhanh lên → chiều dày màng ngưng giảm → hệ số tỏa nhiệt tăng.
- Nếu dòng hơi chuyển động ngược chiều với màng ngưng thì màng ngưng bị
hãm lại → chiều dày màng ngưng tăng → hệ số tỏa nhiệt giảm.
- Khi ngưng hơi ở áp suất bé → tốc độ của dòng hơi không ảnh hưởng đến hệ số
tỏa nhiệt α nhưng khi ngưng hơi ở áp suất lớn → tốc độ ảnh hưởng đến hệ số tỏa nhiệt α .
4.5 Ảnh hưởng của cách bố trí bề mặt ngưng
Tỏa nhiệt khi ngưng trên bề mặt ống nằm ngang lớn hơn bề mặt đặt đứng bởi vì:
chiều dày màng nước ngưng trên bề mặt ống nằm ngang nhỏ hơn bề mặt đặt đứng. Tuy
nhiên điều này cũng chỉ đúng đối với ống đơn hay đối với dãy ống đầu tiên của chùm
ống. Các ống ở phía dưới của chùm ống có hệ số tỏa nhiệt α nhỏ hơn các dãy ống trên
nó vì nước ngưng ở phía các dãy ống phía trên rơi xuống làm chiều dày màng nước
ngưng ở các dãy ống phía dưới tăng lên.
56


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(42).2011

Để tăng cường tỏa nhiệt, đối với chùm ống người ta đặt ống các dãy ống phía
dưới lệch đi so với các ống phía trên.

Hình 6. Ngưng hơi trên bề mặt ống chùm
nằm ngang: a) Chùm ống bố trí song song
b) Chùm ống bố trí sole

Hình 7. Sự giảm cường độ α của các dãy
ống: (1) Bố trí song song, (2) Bố trí so le

5. Kết luận
Qua nghiên cứu quá trình ngưng tụ của môi chất, ta nhận thấy quá trình ngưng tụ
của môi chất diễn ra trong thực tế là rất phức tạp. Trong quá trình ngưng tụ có sự

chuyển động của dòng hai pha và quá trình chuyển đổi pha từ pha hơi sang pha lỏng nó
phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cho nên việc nghiên cứu quá trình ngưng tụ có ý nghĩa rất
thực tế, giúp chúng ta xác định được các điều kiện xảy ra của quá trình ngưng tụ, các
yếu tố ảnh hưởng, từ đó chúng ta sẽ có sự tính toán, thiết kế, bố trí các bề mặt trao đổi
nhiệt sao cho hợp lý, góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả trao đổi nhiệt, giảm
chi phí đầu tư, từ đó dẫn đến giảm giá thành sản phẩm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Bốn (2005), Tính toán thiết bị trao đổi nhiệt, Nhà xuất bản Đà Nẵng.
[2] Bùi Hải, Dương Đức Hồng, Hà Mạnh Thư (1999), Thiết bị trao đổi nhiệt, Nhà xuất
bản Khoa học và kỹ thụât, Hà Nội.
[3] Đặng Quốc Phú, Trần Thế Sơn, Trần Văn Phú (1991), Truyền nhiệt, Đại học Bách
khoa Hà Nội.
[4] Dr.K.J.Bell and Dr.A.C. Mueller (2001), Wolverine Tube heat transfer Data Book
II, Electronic distribution by Wolverine Tube, Inc.Research and Development
Team.
[5] Professor John R. Thome- Director, Laboratory of Heat and Mass Transfer, Faculty
of Engineering Science and Technology Swiss Federal Institute of Technology
Lausanne (2002), Wolverine Engineering Data Book III, Wolverine Tube, Inc.
[6] Kenneth J.Bell, Ph.D, P.E., Thermal Design of Heat exchangers, Condenser,
Reboilers, The McGraw- Hill companies, Inc, copyright@1999.
57



×