Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Phân tích và định giá tập đoàn vingroup – công ty cổ phần (VIC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

Mai Nguyễn Minh Vương

PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ TẬP ĐOÀN VINGROUP –
CÔNG TY CỔ PHẦN (VIC)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

Mai Nguyễn Minh Vương

PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ TẬP ĐOÀN VINGROUP –
CÔNG TY CỔ PHẦN (VIC)

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Nguyễn Hữu Huy Nhựt

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng Luận văn “Phân tích và định giá Tập đoàn Vingroup –
Công ty Cổ phần (VIC)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS Nguyễn Hữu Huy Nhựt. Các thông tin dữ liệu được sử dụng trong luận
văn là trung thực, được trích dẫn đầy đủ và là kết quả từ quá trình học tập và nghiên
cứu thực tiễn trong thời gian qua.

TP.HCM, ngày

tháng

năm 20

Tác giả luận văn

Mai Nguyễn Minh Vương


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT
ABSTRACT
Chương 1 - Giới thiệu .................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .................................................................1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3
1.6. Kết cấu luận văn ...............................................................................................3
Chương 2 - Khung lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước ...............................4
2.1. Cơ sở lý luận về phân tích công ty ...................................................................4
2.1.1. Phân tích nền kinh tế ..................................................................................4
2.1.2. Phân tích ngành ..........................................................................................4


2.1.3. Phân tích tình hình tài chính công ty ..........................................................7
2.1.3.1. Các báo cáo tài chính ...........................................................................7
2.1.3.2. Phân tích và đo lường các tỷ số tăng trưởng ........................................8
2.1.3.3. Phân tích và đo lường các tỷ số tài chính ..........................................11
2.1.3.3.1.Tỷ số thanh toán (Liquidity Ratios)..............................................11
2.1.3.3.2.Tỷ số hoạt động (Activity Ratios) ................................................12
2.1.3.3.3.Tỷ số đòn bẩy tài chính (Financial Leverage Ratios) ...................14
2.1.3.3.4.Tỷ số sinh lợi (Profitabiliti Ratios) ...............................................16
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước ....................................................................17
Chương 3 - Phương pháp phân tích tình hình tài chính công ty ...............................20
3.1. Dữ liệu nghiên cứu .........................................................................................20
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................20
3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả ....................................................................20
3.2.2. Phương pháp so sánh ................................................................................20
3.2.3. Phân tích Dupont các tỷ số tài chính ........................................................21
Chương 4 - Kết quả nghiên cứu và thảo luận ...........................................................22
4.1. Tổng quan về Tập đoàn Vingroup – Công ty Cổ phần (VIC) ........................22
4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...............................................................22
4.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................22

4.1.1.2. Mạng lưới hoạt động ..........................................................................26


4.1.2. Cơ cấu tổ chức ..........................................................................................27
4.1.2.1. Sơ đồ tổ chức .....................................................................................27
4.1.2.2. Ban lãnh đạo.......................................................................................29
4.1.3. Sơ lược về hoạt động kinh doanh .............................................................30
4.1.3.1. Lĩnh vực bất động sản ........................................................................30
4.1.3.2. Lĩnh vực du lịch – vui chơi giải trí ....................................................31
4.1.3.3. Lĩnh vực bán lẻ ..................................................................................32
4.1.3.4. Lĩnh vực công nghiệp ........................................................................32
4.1.3.5. Lĩnh vực y tế ......................................................................................33
4.1.3.6. Lĩnh vực giáo dục ..............................................................................33
4.1.3.7. Lĩnh vực nông nghiệp ........................................................................34
4.1.3.8. Lĩnh vực công nghệ............................................................................34
4.2. Phân tích Tập đoàn Vingroup – Công ty Cổ phần (VIC) ...............................34
4.2.1. Phân tích nền kinh tế ................................................................................34
4.2.2. Phân tích ngành ........................................................................................37
4.2.3. Phân tích Tập đoàn Vingroup – Công ty Cổ phần (VIC) .........................45
4.2.3.1. Cơ cấu tài sản .....................................................................................45
4.2.3.2. Tình hình các lĩnh vực sản xuất kinh doanh ......................................50
4.2.3.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Tập đoàn...................53
4.2.3.4. Phân tích các tỷ số tài chính ...............................................................55


4.2.3.4.1. Nhóm tỷ số tăng trưởng ...............................................................55
4.2.3.4.2. Nhóm tỷ số thanh toán .................................................................57
4.2.3.4.3. Nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động ...................................................58
4.2.3.4.4. Nhóm tỷ số đòn bẩy tài chính ......................................................60
4.2.3.4.5. Nhóm tỷ số sinh lợi......................................................................62

Chương 5 - Kết luận và đề nghị ................................................................................64
5.1. Kết luận ...........................................................................................................64
5.2. Đề nghị ............................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên đầy đủ

Từ viết tắt
CTCP

Công ty cổ phần

HĐQT

Hội đồng quản trị

LN

Lợi nhuận

TGĐ

Tổng Giám đốc

ROA

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản


ROE

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTTM

Trung tâm thương mại


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Số liệu vốn điều lệ giai đoạn 2011-2018 ..................................................46
Bảng 4.2. Danh sách các công ty con của Vingroup tại ngày 31/12/2018 ...............47


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2013-2018 ...........2
Hình 2.1. Các áp lực chi phối cạnh tranh của ngành ..................................................5
Hình 4.1. Hệ sinh thái của Tập đoàn Vingroup ........................................................23
Hình 4.2. Mạng lưới kinh doanh của Tập đoàn Vingroup ........................................27
Hình 4.3. Sơ đồ tổ chức của Tập đoàn Vingroup......................................................28
Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2008-2018...............35
Hình 4.5. Cơ cấu tài sản Vingroup giai đoạn 2013-2018..........................................45
Hình 4.6. Tình hình tăng trưởng vốn điều lệ giai đoạn 2011-2018 ..........................46
Hình 4.7. Tình hình doanh thu thuần theo nhóm giai đoạn 2016-2018 ....................51
Hình 4.8. Tình hình giá vốn theo nhóm giai đoạn 2016-2018 ..................................52

Hình 4.9. Tình hình lợi nhuận gộp theo nhóm giai đoạn 2016-2018 ........................52
Hình 4.10. Cơ cấu doanh thu thuần theo nhóm giai đoạn 2016-2018 ......................53
Hình 4.11. Tình hình tăng trưởng tài sản và nguồn vốn ...........................................56
Hình 4.12. Tình hình tăng trưởng kết quả kinh doanh ..............................................57
Hình 4.13. Nhóm tỷ số thanh toán của Vingroup giai đoạn 2013-2018 ...................58
Hình 4.14. Nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động của Vingroup giai đoạn 2013-2018 .....60
Hình 4.15. Nhóm tỷ số đòn bẩy tài chính của Vingroup giai đoạn 2013-2018 ........62
Hình 4.16. Nhóm tỷ số sinh lợi của Vingroup giai đoạn 2013-2018 ........................63


TÓM TẮT
a)

Tiêu đề

Phân tích và định giá Tập đoàn Vingroup – Công ty cổ phần (VIC).
b)

Tóm tắt

Việc phân tích tình hình tài chính công ty có vai trò quan trọng đối với các chủ
thể trong thị trường tài chính và đặc biệt trong thị trường chứng khoán. Nhằm hệ
thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tình hình tài chính công
ty và ứng dụng phân tích tình hình tài chính Tập đoàn Vingroup. Nghiên cứu này tác
giả sử dụng dữ liệu thứ cấp trên báo cáo tài chính của Tập đoàn Vingroup và các
phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và phân tích Dupont các tỷ số tài
chính để đánh giá tình hình tài chính của Tập đoàn. Kết quả phân tích cho thấy tốc
độ tăng trưởng về tổng tài sản, nguồn vốn và doanh thu mạnh mẽ, khả năng thanh
toán của Tập đoàn dần được cải thiện, hiệu suất sử dụng tài sản, khả năng thu hồi tiền
khách hàng khá tốt. Tuy nhiên, ROA và ROE của Tập đoàn còn khá thấp so với trung

bình ngành. Để nâng cao tỷ số ROA và ROE, Tập đoàn cần tập trung tăng tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu hoặc tăng số vòng quay tài sản hoặc tăng hệ số đòn bẩy tài
chính.
c)

Từ khoá

Phân tích, tài chính, tỷ suất sinh lợi, ROA, ROE.


ABSTRACT
a)

Title

Analyzing and valuing Vingroup – Joint Stock Company (VIC).
b)

Abstract

The analysis of the financial of the company plays an important role for
entities in the financial market and especially in the stock market. In order to
systematize and clarify basic theoretical issues on the financial analysis of the
company and the application of financial analysis of Vingroup. In this study, the
author uses secondary data on Vingroup's financial statements and statistical
descriptive, comparison and Dupont analysis of financial ratios to assess the financial
of Vingroup. The analysis results show that the growth rate of total assets, capital and
revenue is strong, the Group's solvency is gradually improved, asset use efficiency,
ability to recover money from customers are quite good. However, the Group's ROA
and ROE are still quite low compared to the industry average. In order to improve

ROA and ROE, the Group needs to focus on increasing net profit margin ratio or
increasing asset turnover or increasing financial leverage.
c)

Keywords

Analysis, financial, return, ROA, ROE.


1

Chương 1 - Giới thiệu
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Phân tích tình hình tài chính của một công ty có vai trò quan trọng đối với các
chủ thể trong thị trường tài chính và đặc biệt trong thị trường chứng khoán. Các chủ
thể bao gồm các nhà đầu tư, các chủ nợ, các nhà quản lý và những người quan tâm
đến tình hình tài chính của một công ty nào đó. Mỗi chủ thể thực hiện phân tích tình
hình tài chính với mục đích khác nhau như các nhà đầu tư phân tích tình hình tài
chính để ra quyết định đầu tư, các chủ nợ phân tích tình hình tài chính để ra quyết
định cho vay, các nhà quản lý phân tích tình hình tài chính để ra quyết định huy động
và sử dụng vốn. Qua đó, cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của việc phân tích tình hình
tài chính của một công ty.
Trên thế giới, phân tích tình hình tài chính là việc rất quan trọng và phổ biến.
Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán trên thế giới, đặc biệt là các nước
phát triển như Anh, Mỹ, Nhật,…thị trường chứng khoán ở các nước đang phát triển
cũng đang có những bước chuyển đổi mạnh mẽ và từng bước hoàn thiện.
Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán ngày càng phát triển và được các nhà đầu
tư trên thế giới quan tâm. Trong những năm qua, Việt Nam vẫn được xếp vào các
nhóm nước có thị trường chứng khoán tăng trưởng tốt mặc dù Việt Nam trải qua
nhiều biến động ảnh hưởng từ các yếu tố kinh tế, chính trị trong và ngoài nước.

Tình hình tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 20132018 (xem hình 1.1):


2

VNINDEX
1200
984.24
1000

892.54

800
600

664.87
504.63

545.63

579.03

31/12/2014

31/12/2015

400
200
0
31/12/2013


30/12/2016

29/12/2017

28/12/2018

Hình 1.1. Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2013-2018
Việt Nam vẫn luôn nỗ lực để thực hiện mục tiêu nâng hạng thị trường chứng
khoán nên việc thực hiện phân tích tình hình tài chính của một công ty là hết sức cần
thiết. Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận
cơ bản về phân tích tình hình tài chính và ứng dụng “Phân tích và định giá Tập đoàn
Vingroup – Công ty Cổ phần (VIC)” để có thể đánh giá tình hình tài chính của Tập
đoàn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tình hình tài
chính công ty.
Phân tích tình hình tài chính Tập đoàn Vingroup – Công ty Cổ phần (VIC) để
đánh giá tình hình tài chính của Tập đoàn.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Phân tích tình hình tài chính công ty là gì?
Tình hình tài chính của Tập đoàn Vingroup như thế nào?


3

Những kiến nghị nào góp phần cho việc phân tích tình hình tài chính các công
ty tốt hơn?
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Thông tin, dữ liệu cần thu thập: Số liệu thứ cấp trên báo cáo tài chính.

Nguồn của thông tin, dữ liệu: báo cáo tài chính, Tổng cục thống kê,
stockbiz.vn, vietstock.vn.
Kỹ thuật thu thập, xử lý số liệu: sử dụng phần mềm excel.
Các phương pháp phân tích: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so
sánh, phương pháp phân tích Dupont các tỷ số tài chính.
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Ở Việt Nam.
Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2014-2018.
Đơn vị nghiên cứu: Tập đoàn Vingroup – Công ty Cổ phần (VIC).
1.6. Kết cấu luận văn
Chương 1 – Giới thiệu.
Chương 2 – Khung lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước.
Chương 3 – Phương pháp phân tích tình hình tài chính công ty.
Chương 4 – Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 5 – Kết luận và đề nghị.


4

Chương 2 - Khung lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước
2.1. Cơ sở lý luận về phân tích công ty
Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình vận dụng tổng thể các phương
pháp phân tích khoa học để đánh giá tài chính của doanh nghiệp, giúp cho các chủ
thể quản lý có lợi ích gắn với doanh nghiệp nắm được thực trạng tài chính của doanh
nghiệp, dự đoán được chính xác tài chính của doanh nghiệp trong tương lai cũng như
những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Qua đó, đưa ra các quyết
định phù hợp với lợi ích của họ (Phạm Văn Dược và cộng sự, 2013).
Bài nghiên cứu này sẽ phân tích phân tích nền kinh tế, tiếp theo là phân tích
ngành và cuối cùng là phân tích doanh nghiệp.
2.1.1. Phân tích nền kinh tế

Trong ngắn hạn, thật khó để hình thành một ngành hay một công ty bất kỳ
trong đầu để có thể tránh khỏi những tác động của những sự phát triển kinh tế vĩ mô
mà những sự phát triển này ảnh hưởng đến tổng thể nền kinh tế. Bởi vì những sự kiện
của tổng thể nền kinh tế có những tác động sâu sắc đến tất cả các ngành và những
công ty trong những ngành đó, việc phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mô như phân tích
các đặc điểm của nền kinh tế hiện tại cũng như dự báo trong tương lai về tốc độ tăng
trưởng kinh tế, năng suất lao động, chỉ số công nghiệp, kim ngạch xuất nhập khẩu,
cán cân thương mại, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI nên được xem xét
trước khi phân tích ngành (Phan Thị Bích Nguyệt và cộng sự, 2008).
2.1.2. Phân tích ngành
Phân tích đặc điểm ngành như trạng thái hiện tại của ngành, sự nhạy cảm của
ngành đối với chu kỳ kinh tế, vòng đời của sản phẩm chính trong ngành, chi phí thay
thế sản phẩm của khách hàng và mức độ cạnh tranh trong ngành, rào cản gia nhập và
rời ngành, vấn đề đối với nhà cung cấp, số lượng doanh nghiệp trong ngành, phân
loại theo thị phần, phân khúc thị trường hoặc mức độ tập trung, các công nghệ đã và


5

đang được ứng dụng, các quy định của chính phủ, quan hệ với nguồn lao động, các
cơ hội và thách thức khác trong ngành.
Michael E. Porter cho rằng môi trường cạnh tranh của một ngành quyết định
khả năng đạt được tỷ suất sinh lợi trên vốn cao hơn mức trung bình của các công ty
trong ngành. Porter đã đề xuất 5 nhân tố quyết định mức độ cạnh tranh và ảnh hưởng
tương đối của mỗi nhân tố đó có thể rất khác nhau giữa các ngành. 5 nhân tố này bao
gồm: Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện hữu, mối đe dọa của các đối thủ cạnh tranh
mới, mối đe dọa của các sản phẩm thay thế, năng lực trả giá của người mua và năng
lực mặc cả của người bán (Phan Thị Bích Nguyệt và cộng sự, 2008).

Hình 2.1. Các áp lực chi phối cạnh tranh của ngành

Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện hữu: Khi phân tích mỗi ngành, cần phải đánh
giá xem sự cạnh tranh giữa các công ty hiện tại có mạnh mẽ không và đang gia tăng
hay ổn định. Cạnh tranh gia tăng khi nhiều công ty có quy mô tương đối ngang nhau
trong cùng một ngành. Khi ước lượng số lượng và quy mô của các công ty phải bao
gồm cả các đối thủ nước ngoài. Hơn nữa, tăng trưởng thấp khiến các đối thủ cạnh
tranh nhau về thị phần và làm cạnh tranh gia tăng. Chi phí cố định cao khơi dậy mong


6

muốn bán hàng hết công suất, điều này có thể dẫn đến cắt giảm giá bán và cạnh tranh
gay gắt hơn. Cuối cùng, lưu ý tới các rào cản rút khỏi ngành (Phan Thị Bích Nguyệt
và cộng sự, 2008).
Mối đe dọa của các đối thủ cạnh tranh mới: Mặc dù ở hiện tại, một ngành có
thể có ít đối thủ cạnh tranh, nhưng phải xác định xem khả năng các công ty khác sẽ
tham gia vào ngành và làm tăng cạnh tranh. Rào cản gia nhập ngành cao, chẳng hạn
như giá hiện hành thấp tương đối so với chi phí, ngăn được mối đe dọa của các đối
thủ mới. Những rào cản khác bao gồm đòi hỏi đầu tư nguồn tài chính lớn để cạnh
tranh và sự sẵn có vốn. Ngoài ra, các nền kinh tế có quy mô lớn đem lại một lợi thế
cho những thành viên hiện hữu của ngành so với một công ty mới. Hơn nữa, những
đối thủ mới có thể nản lòng nếu sự thành công trong ngành đòi hỏi các kênh phân
phối rộng rãi nhưng khó để xây dựng được vì các hợp đồng phân phối độc quyền.
Tương tự, chi phí chuyển đổi sản phẩm và nhãn hiệu cao sẽ giữ cho cạnh tranh trong
ngành thấp. Cuối cùng, chính sách nhà nước có thể hạn chế gia nhập ngành bởi việc
áp đặt các yêu cầu nhượng quyền hoặc giới hạn tiếp cận nguồn nguyên liệu. Nếu
không có một số các rào cản này, rất dễ cho các đối thủ mới tham gia vào ngành, làm
gia tăng cạnh tranh và thu hẹp tỷ suất sinh lợi tiềm năng (Phan Thị Bích Nguyệt và
cộng sự, 2008).
Mối đe dọa của các sản phẩm thay thế: Các sản phẩm thay thế làm giới hạn
tiềm năng lợi nhuận của một ngành vì chúng hạn chế giá bán mà các công ty trong

ngành đưa ra. Mặc dù hầu hết mọi thứ đều có cái để thay thế, nhưng phải xác định
xem giá cả và chức năng của sản phẩm thay thế giống với sản phẩm của ngành đến
mức nào. Những sản phẩm càng có tính chất hàng hóa thì sự cạnh tranh càng lớn và
càng làm giảm tỷ suất sinh lợi (Phan Thị Bích Nguyệt và cộng sự, 2008).
Năng lực trả giá của người mua: Người mua có ảnh hưởng đến khả năng sinh
lợi của một ngành vì họ có thể đưa giá thấp hoặc yêu cầu chất lượng cao hơn hoặc
nhiều dịch vụ hơn bằng cách mặc cả giữa các đối thủ cạnh tranh bán. Người mua có
sức mạnh khi họ mua một khối lượng lớn so với doanh số của nhà cung cấp. Những


7

công ty bán dễ bị tổn thương nhất là những công ty chỉ có một khách hàng, nó chỉ
cung cấp cho một nhà sản xuất lớn. Người mua sẽ ý thức hơn về các hạng mục chi
phí chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng chi phí của công ty. Ý thức này gia tăng nếu công
ty mua đang chịu áp lực chi phí từ khách hàng của nó. Hơn nữa, những người mua
biết quá nhiều về chi phí cung ứng của một ngành sẽ mặc cả dữ dội hơn, chẳng hạn
khi công ty mua đòi hỏi một vài yêu cầu riêng của nó và mua từ bên ngoài (Phan Thị
Bích Nguyệt và cộng sự, 2008).
Năng lực mặc cả của người bán: Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng đòi
hỏi các yếu tố đầu vào như lao động, linh kiện, nguyên liệu thô và dịch vụ. Các chi
phí đầu vào của ngành có thể có ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh lợi của ngành, nói
cách khác người bán có thể làm thay đổi tỷ suất sinh lợi tương lai của ngành nếu họ
tăng giá hoặc giảm chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cung ứng. Nói chung,
người bán thường thích bán với giá cao nhất có thể hoặc không cung cấp thêm các
dịch vụ hơn cần thiết cho người mua. Nếu áp lực này yếu ngành có thể đàm phán để
đạt được những thỏa thuận có lợi. Ngược lại, nếu áp lực này mạnh thì lúc đó ngành ở
vào thế yếu và phải chấp nhận trả giá cao hơn hoặc chấp nhận dịch vụ chất lượng thấp
hơn. Người bán có sức mạnh hơn nếu số lượng người bán ít, tập trung hơn vào các
ngành mà họ bán và cung cấp các yếu tố đầu vào chủ yếu cho một số ngành mà ít có

sản phẩm thay thế (Phan Thị Bích Nguyệt và cộng sự, 2008).
2.1.3. Phân tích tình hình tài chính công ty
Đặc điểm công ty: Xác định lĩnh vực kinh doanh sản xuất và dịch vụ chính, vị
trí của doanh nghiệp, hoạt động nghiên cứu và phát triển, quan hệ với người lao động,
khả năng quản lý, lãnh đạo, thay đổi nhân sự nội bộ, cơ cấu doanh nghiệp, cơ cấu sản
phẩm đóng góp vào doanh số, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của doanh
nghiệp, phân tích cung cầu đối với sản phẩm, dịch vụ của công ty.
2.1.3.1. Các báo cáo tài chính


8

Bảng cân đối kế toán của một công ty phản ánh bức tranh về tất cả các nguồn
ngân quỹ nội bộ (bao gồm nợ và vốn chủ sở hữu) và việc sử dụng các nguồn ngân
quỹ đó tại một thời điểm nhất định. Các khoản mục bên phần tài sản trong bảng cân
đối kế toán được sắp xếp theo thứ tự tính thanh khoản giảm dần. Tổng nợ và vốn chủ
sở hữu cho thấy nguồn tiền nào dùng để mua tài sản (Trần Ngọc Thơ và cộng sự,
2007).
Báo cáo thu nhập hay còn gọi là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giống
như một cuộn băng video, nó chiếu lại trong năm vừa qua công ty đã thu lợi như thế
nào (Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2007).
2.1.3.2. Phân tích và đo lường các tỷ số tăng trưởng
Tăng trưởng doanh thu thuần: cho biết mức tăng trưởng doanh thu tương đối
(tính theo phần trăm) qua các thời kỳ. Tỷ lệ này nhỏ hơn không thì đồng nghĩa với
tăng trưởng âm. Trường hợp doanh thu của một trong số các kỳ trước kỳ hiện tại bằng
không thì tỷ lệ tăng trưởng doanh thu là không xác định. Doanh nghiệp có tỷ lệ tăng
trưởng doanh thu thuần cao thường đang trong giai đoạn phát triển mạnh, thị phần
tăng hoặc đang mở rộng kinh doanh sang các thị trường hoặc lĩnh vực mới. Tuy nhiên,
tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thuần cao không nhất thiết đi kèm với tỷ lệ tăng trưởng
lợi nhuận cao. Tùy vào xu hướng của tỷ lệ tăng trưởng doanh thu mà mức tăng trưởng

được đánh giá là bền vững, không ổn định, phi mã hay tuột dốc. Những doanh nghiệp
có mức tăng trưởng doanh thu ổn định ở mức cao luôn được các nhà đầu tư đặc biệt
quan tâm.
Tỷ lệ tăng trưởng
doanh thu thuần

=

Doanh thu thuần năm t – Doanh thu thuần năm t-1
Doanh thu thuần năm t-1

X 100

Tăng trưởng lợi nhuận gộp: cho biết mức tăng trưởng lợi nhuận gộp tương đối
(tính theo phần trăm) qua các thời kỳ. Tỷ lệ này nhỏ hơn không thì đồng nghĩa với
tăng trưởng âm. Trường hợp lợi nhuận gộp của một trong số các kỳ trước kỳ hiện tại


9

bằng không thì tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận gộp là không xác định. Doanh nghiệp có
tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận gộp cao thường đang kinh doanh rất tốt và có khả năng
quản lý giá vốn hiệu quả.
Tỷ lệ tăng trưởng
lợi nhuận gộp

=

Lợi nhuận gộp năm t – Lợi nhuận gộp năm t-1
Lợi nhuận gộp năm t-1


X 100

Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế: cho biết mức tăng trưởng lợi nhuận trước
thuế tương đối (tính theo phần trăm) qua các thời kỳ. Tỷ lệ này nhỏ hơn không thì
đồng nghĩa với tăng trưởng âm. Trường hợp lợi nhuận trước thuế của một trong số
các kỳ trước kỳ hiện tại bằng không thì tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế là không
xác định. Doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế cao thường đang
kinh doanh rất tốt và có khả năng quản lý chi phí hiệu quả. Cần lưu ý nếu chỉ xét
trong một giai đoạn ngắn, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế có thể tăng hoặc
giảm đột biến vì nhiều lý do, chẳng hạn doanh nghiệp bán thanh lý tài sản hay trích
quỹ dự phòng. Do đó, khi phân tích tài chính doanh nghiệp cần xem xét tỷ lệ tăng
trưởng trong một giai đoạn đủ dài, đồng thời cần quan tâm đến việc tăng trưởng lợi
nhuận trước thuế của doanh nghiệp có bền vững hay không. Tùy vào xu hướng của
tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế mà mức tăng trưởng được đánh giá là bền vững,
không ổn định, phi mã hay tuột dốc. Những doanh nghiệp có mức tăng trưởng lợi
nhuận trước thuế ổn định ở mức cao luôn được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.
Tỷ lệ tăng trưởng
LN trước thuế

=

LN trước thuế năm t – LN trước thuế năm t-1
LN trước thuế năm t-1

X 100

Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của cổ đông công ty mẹ: cho biết mức tăng
trưởng lợi nhuận trước thuế của cổ đông công ty mẹ tương đối (tính theo phần trăm)
qua các thời kỳ. Tỷ lệ này nhỏ hơn không thì đồng nghĩa với tăng trưởng âm. Trường

hợp lợi nhuận trước thuế của cổ đông công ty mẹ của một trong số các kỳ trước kỳ


10

hiện tại bằng không thì tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của cổ đông công ty mẹ
là không xác định.
Tỷ lệ tăng trưởng
LN trước thuế của cổ đông công ty mẹ năm t – LN
LN trước thuế của
trước thuế của cổ đông công ty mẹ năm t-1
=
cổ đông công ty
LN trước thuế của cổ đông công ty mẹ năm t-1
mẹ

X 100

Tăng trưởng tổng tài sản: cho biết mức tăng trưởng tổng tài sản tương đối (tính
theo phần trăm) qua các thời kỳ. Tỷ lệ này âm đồng nghĩa với tăng trưởng âm. Trường
hợp tài sản của một số các kỳ trước kỳ hiện tại bằng không thì tỷ lệ tăng trưởng tài
sản là không xác định. Tăng trưởng tổng tài sản không đồng nghĩa với việc doanh
nghiệp kinh doanh tốt. Khi phân tích tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản cần lưu ý tới nhiều
yếu tố khác nhau như mục đích tăng trưởng tài sản, vốn tài trợ lấy từ nguồn nào,…
Nếu một doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận chưa chia để tái đầu tư thì việc tăng trưởng
tài sản thường mang ý nghĩa doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất và việc tăng trưởng
tổng tài sản thường là một dấu hiệu tốt. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng chủ yếu
là vốn vay thì cần phải thận trọng vì vốn vay sẽ phải trả cả lãi lẫn gốc nên việc sử
dụng vốn vay để đầu tư mang theo nhiều rủi ro và quyết định đầu tư sai lầm có thể
dẫn đến việc doanh nghiệp bị thua lỗ nặng nề hoặc phá sản.

Tỷ lệ tăng trưởng
tổng tài sản

=

Tổng tài sản năm t – Tổng tài sản năm t-1
Tổng tài sản năm t-1

X 100

Tăng trưởng nợ dài hạn: cho biết mức tăng trưởng nợ dài hạn tương đối (tính
theo phần trăm) qua các thời kỳ. Tỷ lệ này âm đồng nghĩa với tăng trưởng âm. Trường
hợp nợ dài hạn của một số các kỳ trước kỳ hiện tại bằng không thì tỷ lệ tăng trưởng
nợ dài hạn là không xác định.
Tỷ lệ tăng trưởng
nợ dài hạn

=

Nợ dài hạn năm t – Nợ dài hạn năm t-1
Nợ dài hạn năm t-1

X 100


11

Tăng trưởng nợ phải trả: cho biết mức tăng trưởng nợ phải trả tương đối (tính
theo phần trăm) qua các thời kỳ. Tỷ lệ này âm đồng nghĩa với tăng trưởng âm. Trường
hợp nợ phải trả của một số các kỳ trước kỳ hiện tại bằng không thì tỷ lệ tăng trưởng

nợ phải trả là không xác định.
Tỷ lệ tăng trưởng
nợ phải trả

=

Nợ phải trả năm t – Nợ phải trả năm t-1
Nợ phải trả năm t-1

X 100

Tăng trưởng vốn chủ sở hữu: cho biết mức tăng trưởng vốn chủ sở tương đối
(tính theo phần trăm) qua các thời kỳ. Tỷ lệ này âm đồng nghĩa với tăng trưởng âm.
Tỷ lệ tăng trưởng
vốn chủ sở hữu

=

Vốn chủ sở hữu năm t – Vốn chủ sở hữu năm t-1
Vốn chủ sở hữu năm t-1

X 100

Tăng trưởng vốn điều lệ: cho biết mức tăng trưởng vốn điều lệ tương đối (tính
theo phần trăm) qua các thời kỳ. Tỷ lệ này âm đồng nghĩa với tăng trưởng âm.
Tỷ lệ tăng trưởng
vốn điều lệ

=


Vốn điều lệ năm t – Vốn điều lệ năm t-1
Vốn điều lệ năm t-1

X 100

2.1.3.3. Phân tích và đo lường các tỷ số tài chính
2.1.3.3.1.Tỷ số thanh toán (Liquidity Ratios)
Tỷ số thanh toán hiện hành (Current ratio): Đây là một trong những thước đo
khả năng thanh toán của một công ty được sử dụng rộng rãi nhất. Tỷ số này cho biết
công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán
các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này đo lường khả năng trả nợ của công ty. Tỷ số này
được chấp nhận hay không tùy thuộc vào sự so sánh với tỷ số thanh toán của các công
ty cạnh tranh hoặc so sánh với các năm trước để thấy sự tiến bộ hoặc giảm sút. Nếu
tỷ số thanh toán hiện hành giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu
hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra. Nếu tỷ số thanh toán hiện hành
cao điều đó có nghĩa là công ty luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên,


12

nếu tỷ số thanh toán hiện hành quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì công ty
đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động (Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2007).
Tỷ số thanh toán
hiện hành

=

Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn


Trong đó: Tài sản ngắn hạn bao gồm các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính
ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Nợ ngắn hạn là
các khoản nợ phải trả trong năm bao gồm vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn trả và
các khoản phải trả ngắn hạn khác.
Tỷ số thanh toán nhanh (Quick ratio): Tỷ số này được tính toán dựa trên những
tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, đôi khi chúng được gọi
là “Tài sản có tính thanh khoản”, “Tài sản có tính thanh khoản” bao gồm tất cả tài
sản ngắn hạn trừ hàng tồn kho. Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán thực sự của
một công ty (Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2007).
Tỷ số thanh toán
nhanh

=

Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn

2.1.3.3.2.Tỷ số hoạt động (Activity Ratios)
“Các tỷ số hoạt động đo lường hoạt động kinh doanh của một công ty. Để
Nâng cao tỷ số hoạt động, các nhà quản trị phải biết là những tài sản chưa dùng hoặc
không dùng không tạo ra thu nhập vì thế công ty cần phải biết cách sử dụng chúng có
hiệu quả hoặc loại bỏ chúng đi. Tỷ số hoạt động đôi khi còn gọi là tỷ số hiệu quả hoặc
tỷ số luân chuyển” (Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2007, trang 123).
Số vòng quay các khoản phải thu (Accounts receivable turnover ratio): Các
khoản phải thu là những hóa đơn bán hàng chưa thu tiền về do công ty thực hiện chính
sách bán chịu và các khoản tạm ứng chưa thanh toán, khoản trả trước cho người bán…
Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thận việc thanh toán


13


các khoản phải thu. Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn của họ thì lúc đó
các khoản phải thu quay được một vòng. Số vòng quay các khoản phải thu cao hay
thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của công ty. Nếu số vòng quay thấp thì hiệu
quả sử dụng vốn kém do vốn bị chiếm dụng nhiều. Nhưng nếu số vòng quay các
khoản phải thu cao quá thì sẽ giảm sức cạnh tranh dẫn đến giảm doanh thu (Trần
Ngọc Thơ và cộng sự, 2007).
Số vòng quay các
=
khoản phải thu

Doanh thu thuần hàng năm
Các khoản phải thu trung bình

Tỷ số kỳ thu tiền bình quân (Average collection period): Tỷ số này cho biết
bình quân khoảng bao nhiêu ngày thì công ty mới thu hồi được nợ. Tỷ số này cao hay
thấp cũng phụ thuộc vào chính sách bán chịu của công ty (Trần Ngọc Thơ và cộng
sự, 2007).

Kỳ thu tiền
bình quân

Các khoản phải thu
trung bình
=
Doanh thu bình quân
ngày

=


360
Số vòng quay các khoản
phải thu

Số vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover ratio): Đây là một tiêu chuẩn
đánh giá công ty sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào. Số vòng quay
hàng tồn kho cao hay thấp tùy thuộc vào đặc điểm ngành kinh doanh, vì vậy để đánh
giá tỷ số này tốt hay xấu còn phụ thuộc vào đặc điểm ngành kinh doanh (Trần Ngọc
Thơ và cộng sự, 2007).
Vòng quay hàng
tồn kho

=

Giá vốn hàng bán hàng năm
Hàng tồn kho trung bình

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định hay vòng quay tài sản cố định (Sales-toFixed assets ratio): Tỷ số này cho biết 1 đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu
đồng doanh thu. Qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở công ty. Muốn


×