Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Lý thuyết ứng dụng trong CTXH cá nhân “Lý thuyết nhận thức hành vi của Ellis”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.34 KB, 5 trang )

Bài tập cá nhân
Lý thuyết ứng dụng trong CTXH cá nhân
“Lý thuyết nhận thức hành vi của Ellis”
I. Tiểu sử của tác giả
ALBERT ELLIS (1913-2007) là nhà tâm lý gia Mỹ gốc Do
Thái, người đầu tiên đề ra phương pháp tâm lý trị liệu nhận
thức hành vi, phối hợp các lý thuyết về nhận thức và về
hành vi của nhiều tác giả khác nhau, và là chủ tịch viện
Albert Ellis trụ sở tại New York. Năm 1982 Ellis được các
tâm lý gia Mỹ và Canada đánh giá là nhà tâm lý trị liệu có
ảnh hưởng lớn thứ nhì trong lịch sử nhân loại (thứ nhất là
Carl Roger và thứ ba là Freud).
II. Nội dung của lý thuyết
1. Thuyết hành vi
S => R => B (S:tác nhân kích thích, R: phản ứng, B: hành
vi).
- Thuyết cho rằng con người có phản ứng do có sự thay đổi
của môi trường để thích nghi. Như vậy, khi có 1 S sẽ xuất
hiện nhiều R của con người, nhưng dần dần sẽ có 1 R có xu
hướng lặp đi lặp lại do chúng ta được học hay được củng
cố khi kết quả của phản ứng đó mang lại điều gì chúng ta
mong đợi.
- Hành vi con người là do chúng ta tự học mà có và môi
trường là yếu tố quyết định hành vi. (Do trời mưa, do tắc
đường nên nghỉ học…). Các mô hình trị liệu hành vi vì thế
mà nhiều khi được sử dụng một cách sai lầm như phương
pháp thưởng phạt. Phương pháp này gây cho đối tượng cảm
giác bị áp đặt.
2. Thuyết nhận thức - hành vi
S -> C -> R -> B (S là tác nhân kích thích, C là nhận thức,
R là phản ứng, B là kết quả hành vi)




- Chính tư duy quyết định phản ứng chứ không phải do tác
nhân kích thích quyết định. Sở dĩ chúng ta có những hành
vi hay tình cảm lệch chuẩn vì chúng ta có những suy nghĩ
không phù hợp.
Do đó để làm thay đổi những hành vi lệch chuẩn chúng ta
cần phải thay đổi chính những suy nghĩ không thích nghi.
Ví dụ: tâm lý của học viên khi có thông báo thanh tra
xuống kiểm tra, người thì lo lắng không biết mình có bị
phát hiện đi học hộ, người thì trách móc trước sự khắt khe
của thanh tra, người thì nghĩ mình may mắn khi không nghỉ
quá buổi học, người thì thấy đúng và ủng hộ => xuất phát
từ nhận thức về tác nhân kích thích thanh tra.
- Quan điểm về nhận thức và hành vi: 2 quan điểm
+ Theo các nhà lý thuyết gia nhận thức- hành vi thì các vấn
đề nhân cách hành vi của con người được tạo ra bởi những
suy nghĩ sai lệch trong mối quan hệ tương tác với môi
trường bên ngoài. (Aron T. Beck và David Burns có lý
thuyết về tư duy méo mó). Con người nhận thức lầm và gán
nhãn nhầm cả từ tâm trạng ở trong ra đến hành vi bên
ngoài, do đó gây nên những niềm tin, hình tượng, đối thoại
nội tâm tiêu cực. Suy nghĩ không thích nghi tốt đưa đến các
hành vi của một cái tôi thất bại.(ví dụ, đứa trẻ suy nghĩ và
chắc mẩm rằng mẹ mình không yêu thương mình bằng em
mình, từ đó đứa trẻ xa lánh mẹ và tỏ thái độ khó chịu với
mẹ, không gần gũi…)
+ Hầu hết hành vi là do con người học tập (trừ những hành
vi bẩm sinh), đều bắt nguồn từ những tương tác với thế giới
bên ngoài, do đó con người có thể học tập các hành vi mới,

học hỏi để tập trung nghĩ về việc nâng cao cái tôi, điều này
sẽ sản sinh các hành vi, thái độ thích nghi và củng cố nhận
thức.
=> Như vậy, lý thuyết này cho ta thấy rằng cảm xúc, hành
vi của con người không phải được tạo ra bởi môi trường,


hoàn cảnh mà bởi cách nhìn nhận vấn đề. Con người học
tập bằng cách quan sát, ghi nhớ và được thực hiện bằng suy
nghĩ và quan niệm của mỗi người về những gì họ đã trải
nghiệm.
III. Vận dụng thuyết nhận thức – hành vi trong thực hành
CTXH cá nhân.
- NVCTXH (nhân viên công tác xã hội) khi làm việc với
đối tượng cần công nhận quá trình tâm lý lànyếu tố tự nó
của con người và bản thân đối tượng có quyền thay đổi và
điều khiển suy nghĩ của mình một cách cá nhân.
- NVCTXH cùng với TC (thân chủ) nhận định được nguồn
gốc của hành vi lệch lạc (do suy nghĩ sai lệnh, nhận thức
sai lầm và gán nhãn nhầm cả từ tâm trạng ở trong ra đến
ngoài hành vi bên ngoài do đó gây nên những niềm tin,
hình tượng, đối thoại nội tâm tiêu cực dẫn đến hành vi sai
lầm).
=> TC có thể học hỏi để tập trung nghĩ về việc phát triển
nhận thức, củng cố nhận thức, thích nghi môi trường để sửa
đổi hành vi.
- Khi đã tạo niềm tin và hiểu về TC, NVCTXH nên tôn
trọng nhận thức của TC, cùng xác định vấn đề, xây dựng kế
hoạch và thực hiện đạt mục tiêu đặt ra.
IV. Ví dụ

Một bạn sinh viên nữ đã có những suy nghĩ tiêu cực như
sau:

Thời
gian

Tình
huống

Suy
nghĩ

Xúc
cảm

Biểu
hiện về
mặt

Hành
vi


20:00

Gọiđiện Chắc
thoại
đang
nhưng hẹn hò
người với con

yêu
nào nên
không không
bắt
dám
máy.
nghe
máy.

Giận
dữ

thể lý
Mắt
-Gọi
sòng liên tục.
sọc, tim -Nhắn
đập
tin đòi
nhanh,
chia
môi
tay.
mím
- đòi tự
chặt,
tử.
chân
tay run.


Cuộc đối thoại giữa giáo viên và sinh viên nhằm loại bỏ
những suy nghĩ tiêu cực của sinh viên trong tình huống
trên.
-Gần đây anh ấy có những biểu hiện nào thể hiện anh ấy có
người khác không?
-Bạn có bao giờ rơi vào trường hợp người khác gọi mà bạn
không biết không? Đó là những trường hợp nào?
-Bạn có nghĩ anh ấy rơi vào trường hợp giống bạn không?
-Theo bạn có cách lý giải nào khác cho tình huống anh ấy
không nghe máy ngoài việc lý giải anh ấy đang hẹn hò với
con nào?
-Bạn hãy nói một cách thuyết phục cách lý giải mà bạn tin
tưởng nhất. Hãy cho điểm theo thang điểm 10 vào mỗi cách
lý giải.
-Bạn có còn muốn gọi hay nhắn tin đòi chia tay ngay lúc đó
nữa không?có suy nghĩ dại dột nữa không?....
Sau cuộc đối thoại, kết quả là:

Suy nghĩ tự động
Không hợp lý
Câu trả lời hợp lý
Chắc đang hẹn hò với Chắc đang hẹn hò với -Đang đi ngoài đường
con nào nên không
con nào nên không
ồn ào nên không biết


dám nghe máy. (9/10) dám nghe máy.

--- HẾT ---


có điện thoại. (7/10)
-Đi tắm nên không
nghe máy. (5/10)
-Chắc đang hẹn hò
với con nào nên
không dám nghe
máy. (1/10)



×