Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

NGHIÊN cứu về THẾT bị lưu TRỮ dữ LIỆU từ TÍNH (ổ đĩa CỨNG)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.53 KB, 18 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
-------------

BÁO CÁO BÀI TẬP MÔN KIẾN TRÚC MÁY TÍNH

Đề tài:
NGHIÊN CỨU VỀ THẾT BỊ LƯU TRỮ DỮ LIỆU TỪ TÍNH (Ổ ĐĨA CỨNG)
Giảng viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THANH HẢI
Nhóm sinh viên thực hiện:

Mục lục:

PHẦN MỞ ĐẦU: TÌM HIỂU CHUNG VỀ THIẾT BỊ LƯU TRỮ
TỪ TÍNH( Ổ ĐĨA CỨNG)
1


1.Khái niệm về ổ đĩa cứng
Ổ đĩa cứng, hay còn gọi là ổ cứng, là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu trên
bề mặt các tấm đĩa hình tròn phủ vật liệu từ tính.
Ổ đĩa cứng là loại bộ nhớ "không thay đổi" (non-volatile), có nghĩa là
chúng không bị mất dữ liệu khi ngừng cung cấp nguồn điện cho chúng.
Ổ đĩa cứng là một thiết bị rất quan trọng trong hệ thống bởi chúng chứa
dữ liệu thành quả của một quá trình làm việc của những người sử dụng máy
tính. Những sự hư hỏng của các thiết bị khác trong hệ thống máy tính có thể sửa
chữa hoặc thay thế được, nhưng dữ liệu bị mất do yếu tố hư hỏng phần cứng của
ổ đĩa cứng thường rất khó lấy lại được.
Ổ đĩa cứng là một khối duy nhất, các đĩa cứng được lắp ráp cố định trong
ổ ngay từ khi sản xuất nên không thể thay thế được các "đĩa cứng".


2.Phân loại
Ổ cứng hiện nay có 2 loại chính:
• HDD (Hard Disk Drive)
• SSD (Solid State Drive)
Ngoài ra còn hai loại ổ cứng nữa là:
• Hybrid HD(hay còn được gọi là ổ cứng lai)
• SSHD (Solid State Hybrid Drive)
HDD (Hard Disk Drive)
HDD (Hard Disk Drive) là ổ cứng truyền thống, nguyên lý hoạt động cơ
bản là có một đĩa tròn làm bằng nhôm (hoặc thủy tinh, hoặc gốm) được phủ vật
liệu từ tính. Giữa ổ đĩa có một động cơ quay để để đọc/ghi dữ liệu, kết hợp với
những thiết bị này là những bo mạch điện tử nhằm điều khiển đầu đọc/ghi đúng
vào vị trí của cái đĩa từ lúc nãy khi đang quay để giải mã thông tin. Vì vậy mà
các thao tác của bạn như chép nhạc, phim hay dữ liều (Cài đặt phần mềm,
game) nào đó từ máy tính ra thiết bị khác (USB, Ổ cứng) nhanh hay chậm cũng
phụ thuộc vào phần này, hơn nữa chất liệu của các linh kiện trong ổ cứng này
càng tốt thi dữ liệu bạn lưu trên này sẽ an toàn hơn.

2


HDD có tốc độ quay 5400 rpm hoặc cao hơn là 7200 rpm (số vòng quay
càng cao thì ổ cứng hoạt động nhanh hơn ), ngoài ra HDD cũng có nhiều thế hệ
để đánh giá khả năng xử lý như trước thì có Sata 1(150 MB/s), cao hơn có Sata
2 (tốc độ đọc/ghi 200 MB/s), Sata 3 (tốc độ đọc/ghi 6 Gbp/s).
SSD (Solid State Drive)
SSD (Solid State Drive) là một loại ổ cứng thể rắn, được các chuyên gia
về phần cứng nghiên cứu và chế tạo nhằm cạnh tranh với các ổ cứng HDD
truyền thống, cải thiện về sức mạnh tốc độ, nhiệt độ, độ an toàn dữ liệu và cả về
điện năng tiêu thụ. Nói cách khác ổ SSD là công nghệ phát triển sau này nên có

phần vượt trội hơn HDD nhưng thời điềm hiện tại do giá thành vẫn còn quá cao
nên các máy tính laptop vẫn sử dụng ổ HDD là chủ yếu.

Cũng cùng chung một chức năng nhưng SSD vượt trội hơn HDD ở những
điểm:
3


+ Thời gian khởi động hệ điều hành nhanh hơn
+ Việc chép/xuất dữ liệu ra thiết bị khác nhanh hơn
+ Hoạt động các phần mềm trên máy nhanh hơn
+ Bảo vể dữ liệu cực tốt do có khả năng chống sốc cao cộng với được làm
bằng linh kiện tốt nên bền hơn
+ Hoạt động ít tiếng ồn hơn, tản nhiệt hiệu quả hơn
+ Băng thông truyền tải để đọc/ghi dữ liệu lớn vì vậy giúp tăng khả năng
làm việc của máy tính
Ở thời điểm đang phát triển công nghệ với tốc độ chóng mặt, thì với một thời
gian ngắn sau có thể giá thành của SSD sẽ hạ nhiệt và sẽ phổ thông để thay thế
dần cho HDD truyền thống.
Hybrid HD(hay còn được gọi là ổ cứng lai)

Nó là sản phẩm của sự kết hợp giữa ổ cứng dung lượng cao HDD và ổ
cứng tốc độ truy xuất cao SSD. Hybrid HDD hoạt động theo nguyên tắc, khi
người dùng sử dụng hệ thống sẽ kiểm tra những ứng dụng hay dữ liệu nào được
4


sử dụng thường xuyên sẽ được lưu và ổ SSD, còn những ứng dụng, dữ liệu khác
được lưu vào HDD. Ngắn gọn hơn thì HDD để lưu trữ dữ liệu và SSD để lưu
các dữ liệu hay được sử dụng nhằm giúp CPU truy xuất nhanh hơn.

SSHD (Solid State Hybrid Drive)

Là ổ lưu trữ lai thể rắn. Thực chất nó là loại ổ cứng được kết hợp giữa các
phiến đĩa của HDD dùng để lưu trữ và những con chip NAND Flash giống SSD
dùng để truy xuất dữ liệu. SSDH khác với Hybrid HDD ở chỗ dung lượng của
những con chip NAND flash thường chỉ đạt 4 hoặc 8 GB, trong khi Hybrid
HDD có thể có dung lượng SSD cao hơn (16GB hoặc 32 GB).
3.Lịch sử phát triển
Ngày nay, ổ cứng đã trở thành một thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống hiện
đại. Để máy tính có thể hoạt động và lưu trữ mọi dữ liệu thì cần phải có ổ cứng.
Hãy cùng nhìn lại lịch sử phát triển của ổ cứng từ khi nó ra đời tới những biến
đổi không ngừng ngày nay nhé!

5


Ổ đĩa cứng đầu tiên
Nhắc tới lịch sử phát triển của ổ cứng, không thể không nhắc tới chiếc ổ
cứng xuất hiện đầu tiên với một kích thước vô cùng khổng lồ vào năm 1956. Ổ
cứng này mang tên IBM Model 350 có hình dáng bên ngoài gần giống như một
chiếc điều hòa nhiệt độ to bằng tủ lạnh ngày nay. Thế nhưng nó chỉ có dung
lượng 2,52 GB, và nặng tới 250 kg, có giá 40 000 USD. Đến tận những năm
1980 thì chiếc ổ cứng tiên tiến nhất vẫn được sản xuất dựa trên quan niệm to
hơn – tốt hơn. Và để sử dụng được nó, đôi khi người ta phải cần cả 1 căn phòng.
Những tiến bộ về dung lượng
Trong lịch sử phát triển của ổ cứng, những cải tiến về dung lượng là
không ngừng, nhưng phải mất tận 50 năm, ổ cứng mới đạt tới con số 1 TB.
Năm 1990, ổ cứng thông thường có dung lượng 40 MB, cao cấp hơn một
chút thì có thể tăng lên 100 MB. Thời điểm đánh dấu cho cuộc cách mạng về
dung lượng ổ cứng phải kể đến năm 2010, với sự xuất hiện của WD Caviar

Green 2TB. Tính đến nay, dung lượng ổ cứng đã đạt đến một con số đáng nể là
10 TB, gấp 10 triệu lần so với chiếc ổ cứng đầu tiên.
Sự xuất hiện của ổ cứng di động
Nhu cầu lưu trữ ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu phải di chuyển thường
xuyên, ổ cứng di độngnhanh chóng trở nên phổ biến. Nó thực sự đã đem lại cho
con người sự tiện lợi vô cùng, với kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, lại có
dung lượng cao. Chính vì thế mà nó ngày càng được nhiều người tiêu dùng lựa
chọn. Hơn nữa, những cải tiến về cấu tạo như sử dụng chip nhớ flash cho ổ
cứng SSD thay vì các đĩa từ và đầu đọc như ổ cứng HDD thực sự được coi là
những bước tiến dài.
Có thể nói, trong 58 năm lịch sử phát triển của ổ cứng, nó đã làm được
nhiều điều vượt trội về cả kích cỡ, tốc độ, dung lượng lẫn giá cả.

6


PHẦN I: CẤU TẠO CỦA Ổ ĐĨA TỪ

Đĩa cứng gồm các thành phần, bộ phận có thể liệt kê cơ bản và giải thích
sơ bộ như sau: Cụm đĩa: Bao gồm toàn bộ các đĩa, trục quay và động cơ. Đĩa từ
Trục quay: truyền chuyển động của đĩa từ. Động cơ: Được gắn đồng trục với
trục quay và các đĩa.

1. Cụm đĩa: Bao gồm toàn bộ các đĩa, trục quay và động cơ
Trục quay: Truyền chuyển động của đĩa từ.
Động cơ: Được gắn đồng trục với trục quay và các đĩa.
2. Cụm đầu đọc
7



Đầu đọc (head): Đầu đọc/ghi dữ liệu
Cần di chuyển đầu đọc (head arm hoặc actuator arm).
3. Cụm mạch điện
Mạch điều khiển: có nhiệm vụ điều khiển động cơ đồng trục, điều
khiển sự di chuyển của cần di chuyển đầu đọc để đảm bảo đến đúng vị trí
trên bề mặt đĩa.
Mạch xử lý dữ liệu: dùng để xử lý những dữ liệu đọc/ghi của ổ đĩa
cứng.
Bộ nhớ đệm (cache hoặc buffer): là nơi tạm lưu dữ liệu trong quá trình
đọc/ghi dữ liệu. Dữ liệu trên bộ nhớ đệm sẽ mất đi khi ổ đĩa cứng ngừng
được cấp điện.
Đầu cắm nguồn cung cấp điện cho ổ đĩa cứng.
Đầu kết nối giao tiếp với máy tính.
Các cầu đấu thiết đặt (tạm dịch từ jumper) thiết đặt chế độ làm việc
của ổ đĩa cứng: Lựa chọn chế độ làm việc của ổ đĩa cứng (SATA 150 hoặc
SATA 300) hay thứ tự trên các kênh trên giao tiếp IDE (master hay slave
hoặc tự lựa chọn), lựa chọn các thông số làm việc khác...
4. Vỏ đĩa cứng
Vỏ ổ đĩa cứng gồm các phần: Phần đế chứa các linh kiện gắn trên nó,
phần nắp đậy lại để bảo vệ các linh kiện bên trong.
Vỏ ổ đĩa cứng có chức năng chính nhằm định vị các linh kiện và đảm
bảo độ kín khít để không cho phép bụi được lọt vào bên trong của ổ đĩa
cứng.
Ngoài ra, vỏ đĩa cứng còn có tác dụng chịu đựng sự va chạm (ở mức
độ thấp) để bảo vệ ổ đĩa cứng.
Do đầu từ chuyển động rất sát mặt đĩa nên nếu có bụi lọt vào trong ổ
đĩa cứng cũng có thể làm xước bề mặt, mất lớp từ và hư hỏng từng phần
(xuất hiện các khối hư hỏng (bad block))... Thành phần bên trong của ổ đĩa
cứng là không khí có độ sạch cao, để đảm bảo áp suất cân bằng giữa môi


8


trường bên trong và bên ngoài, trên vỏ bảo vệ có các hệ lỗ thoáng đảm bảo
cản bụi và cân bằng áp suất.

5. Đĩa từ
Đĩa từ (platter): Đĩa thường cấu tạo bằng nhôm hoặc thuỷ tinh, trên bề
mặt được phủ một lớp vật liệu từ tính là nơi chứa dữ liệu. Tuỳ theo hãng sản
xuất mà các đĩa này được sử dụng một hoặc cả hai mặt trên và dưới. Số
lượng đĩa có thể nhiều hơn một, phụ thuộc vào dung lượng và công nghệ của
mỗi hãng sản xuất khác nhau.
Mỗi đĩa từ có thể sử dụng hai mặt, đĩa cứng có thể có nhiều đĩa từ,
chúng gắn song song, quay đồng trục, cùng tốc độ với nhau khi hoạt động.
6. Track
Trên một mặt làm việc của đĩa từ chia ra nhiều vòng tròn đồng tâm
thành các track.
Track có thể được hiểu đơn giản giống các rãnh ghi dữ liệu giống như
các đĩa nhựa (ghi âm nhạc trước đây) nhưng sự cách biệt của các rãnh ghi
này không có các gờ phân biệt và chúng là các vòng tròn đồng tâm chứ
không nối tiếp nhau thành dạng xoắn trôn ốc như đĩa nhựa. Track trên ổ đĩa
cứng không cố định từ khi sản xuất, chúng có thể thay đổi vị trí khi định
dạng cấp thấp ổ đĩa (low format ).
Khi một ổ đĩa cứng đã hoạt động quá nhiều năm liên tục, khi kết quả
kiểm tra bằng các phần mềm cho thấy xuất hiện nhiều khối hư hỏng (bad
block) thì có nghĩa là phần cơ của nó đã rơ rão và làm việc không chính xác
như khi mới sản xuất, lúc này thích hợp nhất là format cấp thấp cho nó để
tương thích hơn với chế độ làm việc của phần cơ.
7. Sector
Số byte/track

368.640
360.448
356.352
9


344.064
327.680
314.368
303.104
284.672
270.336
245.760
245.760
233.472
221.184
212.992
196.608
184.320

Trên track chia thành những phần nhỏ bằng các đoạn hướng tâm
thành các sector. Các sector là phần nhỏ cuối cùng được chia ra để chứa dữ
liệu. Theo chuẩn thông thường thì một sector chứa dung lượng 512 byte.
Số sector trên các track là khác nhau từ phần rìa đĩa vào đến vùng
tâm đĩa, các ổ đĩa cứng đều chia ra hơn 10 vùng mà trong mỗi vùng có số
sector/track bằng nhau.
Bảng sau cho thấy các khu vực với các thông số khác nhau và sự ảnh
hưởng của chúng đến tốc độ truyền dữ liệu của ổ cứng Các khu vực ghi dữ
liệu của ổ đĩa cứng Hitachi Travelstar 7K60 2,5".


8. Cylinder
Tập hợp các track cùng cùng bán kính (cùng số hiệu trên) ở các mặt
đĩa khác nhau thành các cylinder. Nói một cách chính xác hơn thì: khi đầu
đọc/ghi đầu tiên làm việc tại một track nào thì tập hợp toàn bộ các track
10


trên các bề mặt đĩa còn lại mà các đầu đọc còn lại đang làm việc tại đó gọi
là cylinder (cách giải thích này chính xác hơn bởi có thể xảy ra thường hợp
các đầu đọc khác nhau có khoảng cách đến tâm quay của đĩa khác nhau do
quá trình chế tạo).
Trên một ổ đĩa cứng có nhiều cylinder bởi có nhiều track trên mỗi
mặt đĩa từ.
9. Trục quay
Trục quay là trục để gắn các đĩa từ lên nó, chúng được nối trực tiếp
với động cơ quay đĩa cứng. Trục quay có nhiệm vụ truyền chuyển động
quay từ động cơ đến các đĩa từ.
Trục quay thường chế tạo bằng các vật liệu nhẹ (như hợp kim nhôm)
và được chế tạo tuyệt đối chính xác để đảm bảo trọng tâm của chúng không
được sai lệch - bởi chỉ một sự sai lệch nhỏ có thể gây lên sự rung lắc của
toàn bộ đĩa cứng khi làm việc ở tốc độ cao, dẫn đến quá trình đọc/ghi
không chính xác.
Đầu đọc/ghi
Đầu đọc đơn giản được cấu tạo gồm lõi ferit (trước đây là lõi sắt)
và cuộn dây (giống như nam châm điện). Gần đây các công nghệ mới hơn
giúp cho ổ đĩa cứng hoạt động với mật độ xít chặt hơn như: chuyển các hạt
từ sắp xếp theo phương vuông góc với bề mặt đĩa nên các đầu đọc được
thiết kế nhỏ gọn và phát triển theo các ứng dụng công nghệ mới.
Đầu đọc trong đĩa cứng có công dụng đọc dữ liệu dưới dạng từ hoá
trên bề mặt đĩa từ hoặc từ hoá lên các mặt đĩa khi ghi dữ liệu.

Số đầu đọc ghi luôn bằng số mặt hoạt động được của các đĩa cứng,
có nghĩa chúng nhỏ hơn hoặc bằng hai lần số đĩa (nhỏ hơn trong trường
hợp ví dụ hai đĩa nhưng chỉ sử dụng 3 mặt).

10.Cần di chuyển đầu đọc/ghi
Cần di chuyển đầu đọc/ghi là các thiết bị mà đầu đọc/ghi gắn vào nó.
Cần có nhiệm vụ di chuyển theo phương song song với các đĩa từ ở một

11


khoảng cách nhất định, dịch chuyển và định vị chính xác đầu đọc tại các vị
trí từ mép đĩa đến vùng phía trong của đĩa (phía trục quay).
Các cần di chuyển đầu đọc được di chuyển đồng thời với nhau do
chúng được gắn chung trên một trục quay (đồng trục), có nghĩa rằng khi
việc đọc/ghi dữ liệu trên bề mặt (trên và dưới nếu là loại hai mặt) ở một vị
trí nào thì chúng cũng hoạt động cùng vị trí tương ứng ở các bề mặt đĩa còn
lại.
Sự di chuyển cần có thể thực hiện theo hai phương thức:
 Sử dụng động cơ bước để truyền chuyển động.
 Sử dụng cuộn cảm để di chuyển cần bằng lực từ.

12


PHẦN II: NGUYÊN LÝ GHI/ ĐỌC DỮ LIỆU CỦA Ổ ĐĨA
CỨNG
1. Nguyên lý ghi từ
Lưu trữ thông tin bằng phương pháp từ đã có từ khá lâu. Thời xưa người
ta có thể dung từ để ghi âm thanh (năm 1888). Đến năm 1927 đã xuất hiện

cách ghi thông tin bằng băng từ.
Ở những máy tính ở thế hệ đầu, bên cạnh việc ghi nhập số liệu bằng băng
giấy đục lỗ, việc ghi bằng trống từ và bang từ là một tiến bộ đáng kể. Đến
những năm 80,khi máy tính cá nhân bắt đầu phổ biến rộng rãi, đĩa từ mềm,
rồi đĩa từ cứng phát triển rất mạnh.
Ưu điểm của cách ghi từ là ghi đi, ghi lại được nhiều lần, thong tin được
lưu trữ khá lâu, mất điện thông tin không tự xóa (bộ nhớ không tự xóa). Đĩa
từ mềm dễ lấy ra dễ di chuyển. đĩa từ cứng thì cố định nhưng ghi được
nhiều, nhờ đó, từ những năm 70 đến 90 đĩa từ mềm và đĩa từ cứng được xem
như những bộ nhớ quan trong của máy tính cá nhân. Về sau, có cách ghi
quang ở đĩa CD, cách ghi điện tử ở USB… nên đĩa mềm dần dần ít được sử
dụng, còn đĩa từ cứng vẫn đang đồng hành với sự phát triển của mát tính cá
nhân.
Trong việc ghi từ, trạng thái đảo ngược từ thông được ghi trên các đường
trên bang hay đĩa từ thể hiện thông tin, Trên mặt bang đĩa từ có phủ một lớp
bột vật liệu sắt từ trộn với keo dính. Các hạt từ này có khả năng duy trì từ
tính sau khi tác động lên chúng từ trường mang thông tin cần ghi.
Tính từ thẩm (permeable) : là tính chất có thể cho từ thông đi
xuyên qua một cách dễ dàng, nói cách khác, đó là tính dẫn từ.
Tính duy trì từ tính (Retentivity) còn gọi là tính bị nhiễm từ, thể hiện khả
năng lưu lại từ tính sau khi ngừng tác dụng từ trường ngoài.
Chất sắt từ: là những chất có độ thẩm từ cao và tính duy trì từ tính cao
2. Đầu từ và việc đọc/ghi
Bộ phận then chốt trong việc đọc/ghi là đầu từ. Trong chế độ đọc hay
chế độ ghi có các yêu cầu kỹ thuật khác nhau với đầu từ, tuy nhiên để cho
đơn giản người ta thường sử dụng một đầu từ làm cả hai nhiệm vụ này, khi
đó nó có tên gọi là đầu từ đọc/ghi (read/write head) với các thông số kỹ thuật
trung gian.
Tại các vị trí cần đọc ghi, đầu đọc/ghi có các bộ cảm biến với điện
trường để đọc dữ liệu (và tương ứng: phát ra một điện trường để xoay hướng

các hạt từ khi ghi dữ liệu).
13


3. Nguyên lý cấu tạo đầu từ
Nguyên lý cấu tạo đầu từ gần giống nam châm điện, trong đó đầu từ được
làm bằng hợp kim có độ từ cao nhưng không có tính duy trì từ tính. Lõi hình
khuyên, có một khe hở đồng thời là điểm tiếp xúc với lớp oxit của bang hay
đĩa từ. Quanh lõi có quấn một quận dây, thường có điểm giữa nối đất để khử
nhiễu.
 Khi ghi: Dòng điện chạy trong cuộn dây AB có cường độ tương ứng với các
bit thông tin cần ghi, dòng điện này tạo ra một từ trường xác định trong lõi
hình khuyên. Qua khe hở, từ thông của từ trường này đi xuyên xuống lớp
oxit sắt từ, sắp xếp (từ hóa) các hạt chất sắt từ chạy qua khe hở đầu từ theo
hướng nhất định, chỉ phụ thuộc vào chiều của đường sức từ đó. Sự sắp xếp
(hướng từ hóa) các phần tử này chỉ thay đổi khi có sự thay đổi về chiều của
từ trường gây ra bởi sự thay đổi chiều của dòng điện chạy trong cuộn dây
AB. Còn dòng điện trong cuộn dây AB thay đổi theo quy luật của tín hiệu
cần ghi. Từ trường dọc theo đường ghi thay đổi theo quy luật của dòng điện
mang thông tin đi qua cuộn dây AB.
 Khi đọc: Ngược lại với quá trình ghi, khi đọc thông tin, sự thay đổi chiều sắp
xếp các phần tử từ (từ trường) dọc theo đường ghi sẽ tạo nên sự thay đổi
chiều của từ trường trong lõi đầu từ, thông qua khe hở đầu từ. Sự thay đổi
này sinh ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây AB, dòng điện này mang
thông tin đã được ghi trên đĩa. Các thông tin không bị xóa trong quá trình
đọc.
4. Đọc và ghi dữ liệu trên bề mặt đĩa
Sự hoạt động của đĩa cứng cần thực hiện đồng thời hai chuyển động:Chuyển
động quay của các đĩa và chuyển động của các đầu đọc.
Sự quay của các đĩa từ được thực hiện nhờ các động cơ gắn cùng trục (với

tốc độ rất lớn: từ 3600 rpm cho đến 15.000 rpm) chúng thường được quay ổn
định tại một tốc độ nhất định theo mỗi loại ổ đĩa cứng.
Khi đĩa cứng quay đều, cần di chuyển đầu đọc sẽ di chuyển đến các vị trí
trên các bề mặt chứa phủ vật liệu từ theo phương bán kính của đĩa.
Chuyển động này kết hợp với chuyển động quay của đĩa có thể làm đầu
đọc/ghi tới bất kỳ vị trí nào trên bề mặt đĩa.
Tại các vị trí cần đọc ghi, đầu đọc/ghi có các bộ cảm biến với điện trường
để đọc dữ liệu (và tương ứng: phát ra một điện trường để xoay hướng các hạt
từ khi ghi dữ liệu).
Dữ liệu được ghi/đọc đồng thời trên mọi đĩa. Việc thực hiện phân bổ dữ liệu
14


trên các đĩa được thực hiện nhờ các mạch điều khiển trên bo mạch của ổ đĩa
cứng.

PHẦN III: ỨNG DỤNG
1. Các hãng sản xuất
Hiện nay có rất nhiều hãng, công ty sản xuất ổ đĩa cứng:

15


 IBM
 Seagate
 Hitachi
 Westurn Digital
 Quantum
 Maxtor
 Fujitsu

 Corner
 Samsung
2. Dung lượng ổ đĩa cứng
Hiện nay có rất nhiều loại ổ đĩa cứng với dung lượng khác nhau như:
256Gb; 500Gb; 1Tb; 2Tb;….
3. Ứng dụng
Ổ đĩa cứng được sử dụng chủ yếu trên các máy tính như: máy tính cá
nhân, máy tính xách tay, máy chủ, máu tạm,… Với các thiết bị lưu trữ dữ
liệu chuyên dụng như: các thiết bị sao lưu dữ liệu tự động hoặc các thiết bị
sao luwuduwx liệu dùng cho văn phòng/ các nhaanbasn trên thị trường hiện
nay đều sử dụng các ổ đĩa cứng. Khi ổ đĩa cứng có dung lượng ngày càng
lớn, chi phí theo mỗi GB dữ liệu rẻ đi khiến chúng hoàn toàn có thể thay thế
các hệ thống sao lưu dữ liệu dự phòng trước đây như: băng từ ( mà ưu điểm
nổi bật của chúng là chi phí cho mối GB thấp).
Ngày nay, một số hang sản xuất ổ đĩa cứng đã có thể chế tạo các đĩa
cứng rất nhỏ. Các ổ đĩa cứng nhỏ này có thể sử dụng thiết bị kỹ thuật số hỗ
trợ cá nhân, thiết bị cầm tay, điện thoại di động, máy ảnh số, máy nghe nhạc
cá nhân, tai nghe không dây, máy quay phim kỹ thuật số ( thay cho băng từ
và đĩa quang với ưu thế về tốc độ ghi và sự soạn thảo hiệu ứng tức thời).
Những thiết bị gia dụng mới xuất hiện đáp ứng nhu cầu của con người
cũng được sử dụng các ổ đĩa cứng như: Thiết bị ghi lại các chương trình ti vi
cho phép người sử dụng không bỏ sót một kênh yêu thích nào bởi chúng ghi
lại một kênh thứ hai trong khi người sử dụng xem kênh thứ nhất, hoặc đặt
lịch trình ghi lại.

4. Một số lưu ý quan trọng

16



Chọn đúng cổng kết nối
Điều đầu tiên cần lưu ý khi chọn mua ổ cứng di động là phải chọn
đúng loại cổng kết nối tương thích với máy tính của bạn. Nếu không, dù có
tuyệt vời đến mấy thì chiếc ổ cứng cũng không thể kết nối, đồng nghĩa với
việc không thể thực hiện bất kì thao tác nào đối với ổ cứng.

Sử dụng đúng dây cáp
Không nên dùng những loại cáp khác mặc dù nó có vừa với cổng kết
nối đi nữa. Lời khuyên dành cho bạn là sử dụng dây cáp chính hãng bao giờ
cũng tốt hơn cho ổ cứng di động của bạn.
Hạn chế cắm trực tiếp
Khi sử dụng ổ cứng di động, nên gắn ổ cứng vào máy tính trước rồi
mới khởi động máy, hạn chế cắm trực tiếp khi máy đang chạy. Điều này tuy
có hơi rườm ra nhưng giúp phòng tránh những trường hợp rủi ro như sốc
điện làm hỏng ổ cứng, mất dữ liệu.
Ngắt kết nối đúng cách
Khi đã dùng xong, tuyệt đối không được rút ổ cứng một cách đột ngột,
hãy chọn chế độ Safely Remove Hardware rồi mới tháo dây cáp để đảm bảo
an toàn cho dữ liệu của bạn.
Hạn chế lực tác động
Mặc dù được thiết kế chống sốc tốt thế nào đi nữa thì ổ cứng di động
vẫn ít nhiều bị ảnh hưởng. Vì vậy không nên để ổ cứng bị va mạnh đập. Ổ
cứng rơi là nguyên nhân hàng đầu làm ổ cứng hỏng, nhất là khi rơi ở trạng
thái đang hoạt động. Hãy lưu ý đặt nó ở một mặt phẳng bằng phẳng, dễ nhìn
thấy hoặc có ít người qua lại, vì chỉ một cái gạt tay cũng có thể khiến rủi ro
xảy ra.
Không tự ý can thiệp khi có sự cố
Nếu chẳng may ổ cứng của bạn có vấn đề và không còn hoạt động
bình thường được nữa thì đừng tự ý can thiệp nếu không thực sự hiểu biết.
Bởi có thể bạn sẽ làm cho tình trạng càng trở nên tệ hơn, việc khôi phục dữ

liệu sau đó cũng sẽ khó khăn hơn nếu ổ cứng hỏng nặng. Tốt nhất hãy nó tới
những địa chỉ sửa ổ cứng uy tín để “chữa bệnh” cho ổ cứng hoặc tới các
trung tâm cứu dữ liệu chuyên nghiệp để phục hồi dữ liệu bị mất.
5. Tổng quát
Hiện nay HDD vẫn đang là ổ cứng phổ biến nhất mặc dù tốc độ xử lí
chậm hơn, tốn nhiều điện năng và tỏa ra lượng nhiệt lớn nhưng nó lại có ưu
điểm là có dung lượng lớn và giá thành thấp. HDD vẫn sẽ là ổ cứng thông
17


dụng nhất trong một khoảng thòi gian nữa nhưng về lâu dài khi công nghệ
ngày càng phát triển thì chi phí để sản xuất các loại ổ cứng khác sẽ giảm
xuống và chúng sẽ dần thay thế vị trí của HDD (nhất là SSD).

⁓ ⁓ ⁓ HẾT ⁓ ⁓ ⁓

18



×