Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đột quỵ và cách phòng chống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.15 KB, 2 trang )

ĐỘT QUỴ VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG
Bs Cao Hữu Châu
Phó GĐ TTYT Đăk Mil


Chúng ta thường cho rằng nam giới vì là trụ cột tài chính gia đình, phải
làm việc nhiều nên bị đột quỵ tấn công. Bạn có biết chính phụ nữ mới thường bị
tấn công?
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại trường đại học
California công bố cách đây không lâu, phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 54 có nguy
cơ bị đột quỵ cao gấp 2,5 lần so với nam giới cùng độ tuổi. Phát hiện này đã làm
ngạc nhiên trong giới y học. Bởi vì trước đây nhiều người vẫn nghĩ nam giới có
nguy cơ đột quỵ cao hơn phụ nữ.
Béo phì và chứng đột quỵ:
Đột quỵ còn gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng một phần não bị hư
hại đột ngột do mất máu nuôi dưõng vì tắc hoặc vỡ mạch máu não. Cho dù được
cứu sống người bệnh vẫn có thể bị các di chứng như: sức khoẻ yếu, liệt, mất cảm
giác nữa người, hôn mê. Ở phụ nữ khi bước vào giai đoạn mãn kinh, lượng nội
tiết tố estrogen thay đổi và họ bắt đầu tăng nguy cơ về bệnh tim mạch lẫn đột
quỵ. Điều này lại không xuất hiện ra ở nam giới.
Những yếu tố được xem là mầm mống có thể dẫn đến nguy
cơ đột quỵ bao gồm:
- Gia đình có người bị đột quỵ: Nếu trong gia đình bạn từng có người bị
đột quỵ bạn cũng có nguy cơ cao bị chứng này tấn công.
- Bản thân từng bị đột quỵ: Người nào từng bị đột quỵ thì khả năng tái phát
rất cao.
- Thừa cân: Đột quỵ cũng thường tấn công người béo phì. Hơn nữa ở tuổi
trung niên phụ nữ thường dễ tăng cân và dễ béo bụng. Nếu số đo vòng bụng của
bạn từ 80cm trở lên thì càng có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người khác. Do đó
nếu nhận ra mình đang dư cân, bạn cần tập thói quen tập thể dục.
- Cao huyết áp: Rất nhiều phụ nữ mệt mỏi trong người và khi đến khám


bác sỹ mới phát hiện huyết áp “bò” lên đến mức báo động nguy hiểm. Do đó nếu
bạn không biết chỉ số huyết áp của mình trong 06 tháng qua bạn nên đi khám sức
khoẻ tổng quát để kiểm tra. Nếu bạn bị cao huyết áp cần dùng thuốc hạ huyết áp.
Việc điều trị phải tích cực và thường xuyên kiểm tra huyết áp để giảm bớt nguy
cơ bị đột quỵ.
- Cholesterol trong máu cao: Cholesterol cũng bắt đầu tăng khi phụ nữ
bước vào tuổi 40. Vì thể cần kiểm tra nồng độ cholesterol định kỳ hàng năm, để
điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp.
- Những người mắc bệnh tim, người hay hút thuốc lá, cao tuổi, ít vận động,
xơ vữa động mạch, tiểu đường... cũng rất dễ bị đột quỵ.
Ứng phó với đột quỵ:
- Nên đi khám sức khoẻ tổng quát để kiểm tra tình hình sức khoẻ.
- Chứng đột quỵ thường tấn công bất ngờ, trong lúc bạn đang đi, làm vệ
sinh nhà cửa, đang vận động hoặc ngay cả khi đang ăn cơm… Phần lớn
phụ nữ không biết những dấu hiệu của đột quỵ nên không kịp xoay xở
hoặc kêu người khác đến trợ giúp.
Do đó từ bây giờ bạn phải tự bảo vệ mình bằng cách chú ý đến các dấu
hiệu sau:
+ Đau đầu bất thường.
+ Đột nhiên cảm thấy yếu, tê chân tay hoặc mặt, có cảm giác tê lan rộng ra
nửa người;
+ Bất chợt không nhân ra được người xung quanh đang nói gì.
+ Mất thăng bằng, choáng váng.
+ Hoa mắt.
Khi phát hiện những yếu tố trên cộng với những yếu tố như: Bản thân mắc
bệnh cao huyết áp, cholesterol máu cao… cần nghĩ ngay đến đó là dấu hiệu của
đột quỵ. Nhanh chóng kêu gọi những người xung quanh đến giúp đỡ.
Nếu bệnh nhân là người thân của bạn, không cần cạo gió hay để bệnh nhân
nằm nghĩ lâu vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Khi thấy người ấy mất
thăng bằng nên đỡ ngay để họ không bị ngã. Cho bệnh nhân nằm nghiêng, nếu

bệnh nhân nôn ói, bạn có thể lấy hết đờm nhớt, thức ăn để họ dễ thở. Sau đó đưa
bệnh nhân đến viện ngay.

×