Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Luận văn thạc sỹ - Nghiên cứu phát triển du lịch nghỉ dưỡng của tập đoàn Tập đoàn FLC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----  -----

KHƯƠNG HỒNG NƯƠNG

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG
CỦA TẬP ĐOÀN FLC


HÀ NỘI – 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----  -----

KHƯƠNG HỒNG NƯƠNG

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG
CỦA TẬP ĐOÀN FLC
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ KINH TẾ

MÃ SỐ: 8310102

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS TRẦN KHÁNH HƯNG


HÀ NỘI – 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật.
Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và
không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật!
Tác giả luận văn

Khương Hồng Nương


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG....................................................................5
1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng.....5
1.1.1. Khái niệm du lịch nghỉ dưỡng...................................................................5
1.1.2. Các đặc trưng của du lịch nghỉ dưỡng.......................................................5
1.1.3. Các loại hình du lịch nghỉ dưỡng..............................................................6
1.1.4. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng...........................8
1.2. Phát triển hoạt động kinh doanh du lịch nghỉ duỡng................................10
1.2.1. Khái niệm................................................................................................10
1.2.2. Nội dung phát triển hoạt động kinh doanh du lịch nghỉ duỡng đối với
doanh nghiệp kinh doanh du lịch.......................................................................12
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển hoạt động kinh doanh du lịch
nghỉ dưỡng...........................................................................................................13
1.3.1. Các yếu tố thuộc về chủ thể cung cấp dịch vụ.........................................14
1.3.2. Các yếu tố thuộc về khách hàng..............................................................16
1.3.3. Các yếu tố khác.......................................................................................17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG TẠI TẬP ĐOÀN FLC...........................................20
2.1. Khái quát về Tập đoàn FLC và các khu nghỉ dưỡng du lịch....................20
2.1.1. Thông tin về Tập đoàn FLC....................................................................20
2.1.2. Các khu nghỉ dưỡng của Tập đoàn FLC đang hoạt động.........................21
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng tại Tập
đoàn FLC.............................................................................................................30
2.2.1. Thực trạng các chính sách, biện pháp phát triển hoạt động kinh
doanh du lịch nghỉ dưỡng của FLC...................................................................30
2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh................................................................41
2.2.3. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng tại Tập
đoàn FLC..........................................................................................................42


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG TẠI TẬP ĐOÀN FLC.....51
3.1. Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng tại
Tập đoàn FLC......................................................................................................51
3.1.1. Mục tiêu phát triển của Tập đoàn FLC....................................................51
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng tại
Tập đoàn...........................................................................................................54
3.2. Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng tại Tập
đoàn FLC.............................................................................................................55
3.2.1. Giải pháp quảng bá sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng...................................55
3.2.2. Giải pháp về nhân sự...............................................................................56
3.2.3. Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất...........................................................57
3.2.4. Giải pháp về các dịch vụ cung ứng..........................................................57
3.2.5. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp....................................58
3.2.6. Giải pháp mở rộng liên kết với các đơn vị khác để thu hút du khách......59
3.2.7. Giải pháp về chăm sóc khách hàng..........................................................59

3.2.8. Giải pháp về tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng tại
Tập đoàn........................................................................................................... 61
3.3. Một số kiến nghị............................................................................................63
KẾT LUẬN..........................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................66


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngành Du lịch trên thế giới có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với nhiều
ngành kinh tế khác trong một vài thập kỷ gần đây. Du lịch được coi là ngành kinh
tế quan trọng giúp các nước đang phát triển đẩy nhanh mục tiêu phát triển kinh tế,
xóa đói giảm ghèo và cải thiện đời sống cho người dân, từ đó có điều kiện giải
quyết các vấn đề tiêu cực trong xã hội. Hoạt động du lịch còn giúp cho việc phát
triển nhiều ngành kinh tế như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, các ngành
nghề thủ công truyền thống...cơ sở hạ tầng như giao thông, các công trình công
cộng, hệ thống cấp thoát nước, cung cấp điện, xử lý rác thải được nâng cấp, xây
dựng cùng với sự phát triển của du lịch.
Trong xu hướng toàn cầu hóa, tiến trình hội nhâp quốc tế sâu, rộng như hiện
nay thì du lịch đang trở thành nhịp cầu kết nối, giải quyết những bất đồng về ngôn
ngữ, văn hóa và tôn giáo của các dân tộc trên toàn thế giới. Qua các thời kỳ khác
nhau, du lịch dần thay đổi về hình thức và ngày càng trở nên đa dạng, nhiều loại
hình du lịch đã xuất hiện đáp ứng cho mọi nhu cầu xã hội như: Du lịch sinh thái,
du lịch mạo hiểm, du lịch khám phá, teambuilding, du lịch tâm linh, du lịch lịch
sử, du lịch Golf, du lịch nghỉ dưỡng... Du lịch đã và đang thu hút được sự quan tâm
của rất nhiều người trên thế giới, nhiều quốc gia, các công ty đã tổ chức hoạt động
kinh doanh và nhiều hình thức khác nhau đáp ứng nhu cầu du lịch của con người
trong những điều kiện tốt nhất.

Với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, xu hướng tự động
hóa trong sản xuất kinh doanh đã và đang thay thế con người trong nhiều lĩnh
vực, sức lao động được giải phóng, tài chính tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi
cho du lịch trở thành một hoạt động phổ biến với ý nghĩa là sự giải trí, thư giãn
và đặc biệt với du lịch nghỉ dưỡng hơn hết là một phương thuốc công hiệu giúp
con người tránh khỏi được những căng thẳng của cuộc sống hiện đại nhằm tái
tạo sức lao động.
Tại Việt Nam, ngành du lịch đã được Đảng và Chính phủ xác định là ngành
kinh tế mũi nhọn, du lịch đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xã hội trong


2
nhiều năm qua. Ngày 22/01/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 201/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 và theo Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017
của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp tỷ
trọng lớn trong GDP, tạo tiền đề cho các ngành khác cùng phát triển, đưa kinh tế
đất nước đi lên.
Ngành Du lịch là một ngành kinh tế chịu tác động và chi phối từ rất nhiều
ngành khác, từ điều kiện tự nhiên , khí hậu, môi trường, dịch bệnh, kinh tế - xã hội,
chính trị, chính sách của Đảng và Nhà nước . Theo các tổ chức nghiên cứu về phát
triển du lịch thế giới, Việt Nam giàu tiềm năng về tài nguyên du lịch từ danh lam
thắng cảnh đến biển đảo, rất thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dưỡng.
Tập đoàn Tập đoàn FLC với thế mạnh của mình đã phát triển khu du lịch
nghỉ dưỡng FLC Luxury Resort Vĩnh Phúc (tỉnh Vĩnh Phúc), FLC Luxury Resort
Sầm Sơn, (tỉnh Thanh Hóa), FLC Luxury Resort Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) với 5
sao tiêu chuẩn Quốc tế từ dịch vụ khách sạn, nhà hàng, spa, biệt thự nghỉ dưỡng,
trung tâm hội nghị quốc tế, nhà đa năng đến các dịch vụ đi kèm là điểm đến lý
tưởng cho du khách cả 4 mùa trong năm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho Tập đoàn
FLC nói riêng và cho đất nước nói chung.

Trong một vài năm gần đây, du lịch nghỉ dưỡng tại Tập đoàn FLC tuy cũng
đã có những bước phát triển nhất định nhưng du khách đến với Tập đoàn FLC còn
chưa nhiều, thời gian lưu trú lại chưa cao, chủ yếu là khách nội địa đi chơi cuối
tuần, dịp hè, việc khai thác tài nguyên vẫn chưa đạt hiệu quả cao, chưa tương xứng
với tiềm năng, chưa tạo những sản phẩm thực sự hấp dẫn, lôi cuốn du khách, chưa
tạo dựng thương hiệu và phía sau của sự phát triển còn tiềm ẩn những nguy cơ phá
huỷ môi trường sinh thái, nhân văn… Với những lý do này và mong muốn tìm ra
giải pháp nhằm tận dụng triệt để và hiệu quả điều kiện tài nguyên đưa du lịch nghỉ
dưỡng sinh thái trở thành loại hình du lịch trọng điểm của Tập đoàn FLC nên tác
giả chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch nghỉ dưỡng của tập đoàn Tập
đoàn FLC” để nghiên cứu và làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ. Hiện tại chưa
có công trình nghiên cứu đầy đủ nào về phát triển du lịch nghỉ dương tại Tập đoàn


3
FLC do vậy việc nghiên cứu đề tài trên là cần thiết và có ý nghĩ lý luận, vừa có ý
nghĩa thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục đích của luận văn:
Đánh giá thực trạng về du lịch nghỉ dưỡng của Tập đoàn FLC và đề xuất
các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chiến lược phát triển du lịch nghỉ dưỡng
tại Tập đoàn FLC.
2.2. Nhiêm vụ nghiên cứu:
 Thu thập và tổng hợp tài liệu về du lịch nghỉ dưỡng.
 Đánh giá thực trạng phát triển du lịch nói chung, du lịch nghỉ dưỡng
nói riêng tại Tập đoàn FLC.
 Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại Tập
đoàn FLC.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu:

Các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại FLC.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Khái quát tình hình phát triển du lịch nghỉ dưỡng ở trong nước trong thời
gian gần đây.
 Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh loại hình du lịch nghỉ dưỡng
của Tập đoàn FLC trong thời gian qua. Xét về mọi mặt hoạt động của Tập đoàn,
tính khả thi của Tập đoàn khi kinh doanh loại hình nghỉ dưỡng này trong thời gian
gần và tương lại.


Đưa ra các giải pháp kinh doanh hiệu quả loại hình nghỉ dưỡng cho Tập

đoàn trong thời gian tới các.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các dữ liệu thứ cấp được lấy từ Tập đoàn FLC, Tổng cục Du lịch, Các công
ty lữ hành, Sách, tạp chí tham khảo, Internet và các nguồn tài liệu đáng tín cậy. Sử
dụng các tài liệu sơ cấp và thứ cấp, phân tích và phân loại theo yêu cầu của từng


4
hạng mục trong đề tài theo hướng tư duy logic. Sử dụng bản đồ và các công cụ
thông tin để lập bảng biểu và hệ thống các chương trình du lịch, tuyến điểm du lịch
phục vụ cho đề tài.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu , kết luâ ̣ n và các bảng biểu, chú thích, phụ lục, nội
dung luâ ̣n văn đươ c ̣ trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch nghỉ dưỡng tại FLC
Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại FLC



5

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG
1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động kinh doanh
du lịch nghỉ dưỡng
1.1.1. Khái niệm du lịch nghỉ dưỡng
Du lịch là đi để vui chơi, giải trí là việc thực hiện chuyến đi khỏi nơi cư trú,
có tiêu tiền, có lưu trú qua đêm và có sự trở về. Mục đích của chuyến đi là giải trí,
nghỉ dưỡng, thăm thân nhân, công tác, hội nghị khách hàng hay du lịch khen
thưởng, hoặc nhằm mục đích kinh doanh. Các Tổ chức Du lịch Thế giới định nghĩa
khách du lịch như những người "đi du lịch đến và ở lại ở những nơi bên ngoài nơi
cư trú thường xuyên của họ trong hơn 24 giờ và không quá một năm liên tiếp cho
giải trí, kinh doanh và các mục đích khác không liên đến những nhân viên hướng
dẫn du lịch của tổ chức thực hiện việc du lịch đó."
Du lịch nghỉ dưỡng là loại hình du lịch giúp cho con người phục hồi sức
khoẻ và lấy lại tinh thần sau những ngày làm việc mệt mỏi, những căng thẳng
thường xuyên xảy ra trong cuộc sống. Khi nền kinh tế càng phát triển, con người
càn chịu nhiều sức ép của công việc, của môi trường ô nhiễm hay của các quan hệ
xã hội thì nhu cầu được đi nghỉ dưỡng càng lớn. Địa điểm đến nghỉ dưỡng là
những nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành, phong cảnh đẹp như các bãi biển, các
vùng núi, vùng nông thôn hoặc vùng ven sống, hồ, thác…
1.1.2. Các đặc trưng của du lịch nghỉ dưỡng
Du lịch nghỉ dưỡng có các đặc điểm sau:
 Mục đích chủ yếu là khôi phục lại sức khỏe và tinh thần sau những giờ
làm việc đầy căng thẳng và mệt mỏi.
 Đối tượng của loại hình du lịch nghỉ dưỡng gồm từ người trẻ đến người
lớn tuổi.

 Vị trí của những khu du lịch nghỉ dưỡng là những nơi có cảnh quan thiên


6
nhiên đẹp, yên tĩnh, xa khu dân cư, hòa mình với thiên nhiên, có không gian và
cảnh quan rộng, thoáng, xanh những nơi gần với nguồn nước khoáng, bùn khoáng
- chứa nhiều chất vô cơ và hữu cơ rất tốt cho việc sức khỏe hoặc gần biển, gần núi,

 Trong các khu nghỉ dưỡng phải có các dịch vụ du lịch đồng bộ bao gồm
nhà hàng, cửa hàng tiện ích, quán café, bể bơi, spa, massage, hội trường tổ chức
hội nghị, hội thảo, họp, khu vui chơi với các trò chơi đa dạng, phong phú.
 Đặc biệt phát triển ở những nơi có khí hậu thuận lợi, ôn hòa nhiệt độ
trung bình khoảng 160C - 280C , nhiều nắng ấm, các vùng ít xảy ra thiên tai như
động đất, núi lửa, bão…
1.1.3. Các loại hình du lịch nghỉ dưỡng
1.1.3.1. Căn cứ vào nhu cầu đi du lịch của du khách
a. Du lịch nghỉ ngơi kết hợp với tham quan và giải trí
Du lịch giải trí là loại hình du lịch nảy sinh do nhu cầu thư giãn, xả hơi để
phục hồi sức khỏe (thể chất, tinh thần) sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt
nhọc. Với đời sống xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu vui chơi, giải trí càng
đa dạng và không thể thiếu được trong các chuyế đi. Do vậy, ngoài thời gian
tham quan, nghỉ ngơi, cần có các chương trình, các địa điểm vui chơi, giải trí cho
du khách.
b. Du lịch nghỉ ngơi kết hợp các hoạt động thể thao
Đây là loại hình du lịch xuất hiện nhằm đáp ứng lòng đam mê các hoạt
động thể thao của con người, nhưng không phải là tham gia thi đấu chính thức
mà chỉ đơn giản là nâng cao sức khỏe, chẳng hạn như săn bắt, câu cá, bơi thuyền,
lướt ván. Để kinh doanh loại hình này yêu cầu có các điều kiện tự nhiên thích
hợp và có cơ sở trang thiết bị phù hợp cho từng loại hình cụ thể. Mặt khác nhân
viên cũng cần được huấn luyện để có thể hướng dẫn và giúp đỡ cho du khách

chơi đúng quy cách mà du khách ưa thích. Trong trường hợp này các cổ động
viên chính là du khách.
c. Du lịch chữa bệnh
Mục đích của chuyến đi là để phòng ngừa hoặc chữa trị một căn bệnh nào


7
đó về thể xác hoặc tinh thần. Do vậy, địa điểm đến thường là các khu an dưỡng,
chữa bệnh, nhà nghỉ, nơi có nguồn nước khoáng, thảo mộc hoặc bùn cát có giá trị
chữa bệnh, khí hậu trong lành, khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Du khách đi du
lịch có nhu cầu điều trị các bệnh tật về thể xác và tinh thần mục đích phục hồi sức
khỏe (chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền như bấm huyệt, châm cứu,
masage, xoa bóp, chữa bệnh bằng phương pháp khí hậu: leo núi, đi bộ, chữa bệnh
bằng phương pháp tắm bùn, khoáng,…). Đặc điểm của loại hình du lịch này là ít
có tính thời vụ và thời gian lưu trú của du khách dài nên đòi hỏi phải có cơ sở phục
vụ tốt.
1.1.3.2. Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm du lịch
a. Du lịch nghỉ dưỡng biển
Du lịch biển là loại hình du lịch gắn liền với biển, thuận lợi cho việc tổ chức
các hoạt động tắm biển, thể thao biển (bóng chuyền bãi biển, lướt ván,…). Loại
hình du lịch này có tính mùa rất rõ nên nó thường được tổ chức vào mùa hè với
nhiệt độ nước biển và không khí trên 20 độ. Nếu bờ biển ít dốc, môi trường sạch
đẹp thì khả năng thu hút khách càng lớn. Ví dụ: du lịch Nha Trang, Vũng Tàu,
Phan Thiết, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Phòng…
b. Du lịch nghỉ dưỡng núi
Du lịch núi là loại hình du lịch gắn liền với cảnh quan hùng vĩ và khí hậu
trong lành của núi rừng. Đây là loại hình du lịch có thể phát triển quanh năm,
thuận lời để tổ chức nghỉ mát vào mùa hè ở các nước xứ nóng và nghỉ đông ở các
nước xứ lạnh với các hoạt động thể thao mùa đông (trượt tuyết, trượt băng). Ví dụ:
du lịch Đà Lạt, Bà Nà, Tam Đảo, Yên Bái, Hà Giang, Sapa,…

c. Du lịch thôn quê
Du lịch thôn quê là loại hình du lịch gắn với những đồng quê có cảnh
quan yên bình, không gian thoáng đãng và có môi trường trong lành. Vì vậy, sự
hấp dẫn của nó đối với người dân ở đô thị, nhất là các đô thị lớn ngày càng
tăng. Về với thôn quê, du khách sẽ cảm nhận được những tình cảm chân thành,
mến khách, được thư giãn, được tìm thấy cội nguồn của mình, được thưởng
thức các món ăn dân dã đầy hương vị. Ví dụ: Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng,


8
Tây Nguyên…
1.1.4. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng
Hiện nay xu thế khách đi du lịch nghỉ dưỡng thay đổi thay vì đi tham
quan một địa điểm nào đó hoặc những loại hình nghỉ dưỡng khác như tắm bùn,
spa, leo núi,… thì du khách đã có sự lựa chọn khác. Họ đã tìm đến những khu
nghỉ dưỡng resort, ở nơi đây có sự cung cấp đầy đủ tiện nghi dịch vụ, đáp ứng
cần thiết cho việc nghỉ ngơi của họ. Chính vì lẽ đó, số lượng khách thay đổi
nhiều tour tham guan giảm thay vào đó có sự kết hợp nghỉ dưỡng nhiều. Nắm
bắt thị trường, nhiều khu nghỉ dưỡng đã hình thành và phát triển trong nhiều
năm qua. Với cơ sở vật chất tiện nghi, với vị trí địa lý thích hợp cho việc phát
triển nghỉ dưỡng này.
Hiện có khoảng trên dưới 200 khu nghỉ dương và một nửa trong số tập
trung tại Phan Thiết, Khánh Hòa còn lại rải rác ở Đà Lạt, Vũng Tàu, Phú Quốc,
Côn Đảo. Miền Bắc tập trung chủ yếu ở những nơi nhiều danh thắng như Sapa,
Tam Đảo, Hạ Long, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Hà Nội, Thanh Hóa. Miền
Trung nhiều nhất ở Đà Nẵng, Hội An, một ít ở Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế,
Bình Định.
Do ngày ngày phải đối mặt với những nguy cơ đến từ cuộc sống như môi
trường ô nhiễm, thiếu năng lượng, stress công việc nên nhu cầu về một kỳ nghỉ tại
những khu nghỉ dưỡng cao cấp là biểu hiện tất yếu của đời sống ngày càng cao là

nhu cầu không thể thiếu của cuộc sống hiện đại. Một phần cũng bởi các khu nghỉ
dưỡng không chỉ đẹp về cảnh quan, ấn tượng bởi hệ thống dịch vụ hoàn thảo, dù
giá thấp nhất, phòng nhỏ nhất nhưng vẫn đem lại cho khách sự dễ chịu vì không
gian nghỉ ngơi thoáng đãng, ấm cúng, riêng tư và yên bình.
Do đó, trong những năm tới Việt Nam sẽ là một đất nước thu hút một lượng
lớn khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng.
Một số đặc điểm kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng ở Việt Nam:
Đối tượng khách hàng: Các khu nghỉ dưỡng được xây dựng chủ yếu tại
các khu vực giàu tài nguyên du lịch, các vùng biển hay những địa điểm có điều
kiện khí hậu trong lành, yên tĩnh phù hợp để nghỉ dưỡng. Chính vì vậy, đối tượng


9
chủ yếu của các khu nghỉ dưỡng là khách du lịch ít nhiều có điều kiện kinh tế. Tuỳ
vào đối tượng khách du lịch mà các nhà đầu tư lựa chọn loại hình, hình thức kinh
doanh đa dạng cho phù hợp với các đối tượng khác nhau.
Hình thức tổ chức kinh doanh: các khu du lịch nghỉ dưỡng với nhiều hình
thức sở hữu của các cá nhân trong nước, theo hình thức cổ phẩn, liên doanh nước
ngoài hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Việc chính sách của Nhà nước tập
trung phát triển ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, mở cửa hội nhập, giao
lưu, học hỏi chia sẻ kinh nghiệm tạo điều kiện cho những tập đoàn chuyên kinh
doanh du lịch nghỉ dưỡng đem tới kinh nghiệm tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp,
sáng tạo, đổi mới có thể áp dụng tại Việt Nam.
Cơ sở vật chất kỹ thuật: do các khu du lịch nghỉ dưỡng được xây dựng ở
các vùng biển hoặc các nơi có tài nguyên du lịch nên kiến trúc của các khu resort
thường là các khu nhà thấp tầng, mang tính gần gũi với môi trường, gần gũi với
thiên nhiên nhưng vẫn đảm bảo tới sự sang trọng, tiện nghi. Diện tích các du lịch
nghỉ dưỡng thường từ 1 hécta tới 40 hécta và diện tích ngày càng được mở rộng vì
đặc trưng của khu resort thường là các khu vực có không gian rộng rãi trong đó
diện tích xây dựng thường chiếm tỷ lệ nhỏ.

Cách thức tổ chức quản lý: thường áp dụng theo tiêu chuẩn của các tập
đoàn nước ngoài, trong đó một số khu du lịch nghỉ dưỡng đã áp dụng bộ phận
chuyên trách quản lý công tác môi trường.
Chất lượng lao động: hầu hết các khu du lịch nghỉ dưỡng là cơ sở hạng cao
sao nên chất lượng tuyển chọn người lao động được chú trọng nhằm đảm bảo chất
lượng dịch vụ của cơ sở.
Tuỳ vào đặc trưng của địa điểm kinh doanh, các khu du lịch nghỉ dưỡng sẽ
được thiết kế theo những điểm đặc thù để tạo nên điểm cuốn hút riêng biệt, không
trùng lặp. Đó là một trong những đặc điểm nổi trội của các khu du lịch nghỉ dưỡng
ở Việt Nam. Với sự đa dạng bản sắc dân tộc, những nét văn hoá đặc trưng vô cùng
phong phú của mỗi vùng miền, là điều kiện lý tưởng để các chủ đầu tư khai thác,
xây dựng ý tưởng cho du lịch nghỉ dưỡng của mình.
Bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên, hoạt động của resort còn bộc lộ


10
những hạn chế sau:
- Một là, các khu resort có vị trí gần các nguồn tài nguyên du lịch nên
thường ở xa khu trung tâm, xa thành phố lớn do đó, hạn chế khả năng tiếp cận tới
nguồn nước sạch cũng như khả năng cung cấp thực phẩm đảm bảo chất lượng. Vì
vậy, các resort thường chịu chi phí cao trong quá trình vận chuyển thực phẩm.
- Hai là, công suất hoạt động của các resort chưa cao, chịu ảnh hưởng rõ rệt
của tính thời vụ trong kinh doanh do khách du lịch thường đi nghỉ vào thời điểm
hè (thời diểm học sinh được nghỉ học, cả gia đình có thể đi du lịch được).
- Ba là, ở một số resort có tỷ lệ người lao động thường là người địa phương
nên gặp khó khăn trong vấn đề đào tạo cũng như trình độ ngoại ngữ.
- Bốn là, do các resort thường nằm gần các tài nguyên du lịch nên công tác
bảo vệ môi trường phải được đặc biệt chú trọng nhằm đảm bảo sự phát triển của
các resort không gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường thiên nhiên. Tuy vậy, chưa
đầu tư thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường như hệ thống xử lý nước thải, hệ

thống xử lý rác thải.
- Năm là, đầu tư ở các vùng xa trung tâm nên gặp khó khăn trong việc vận
chuyển nguyên liệu xây dựng, chọn được thợ xây dựng nên ảnh hưởng tới chất
lượng và tính chuyên nghiệp trong cơ sở vật chất của các resort đặc biệt là resort
thuộc hình thức sở hữu tư nhân.
Mặc dù tỷ trọng của các resort còn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số cơ sở
lưu trú du lịch nhưng trong thời gian tới đây, sự phát triển của các resort là xu
hướng mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm lưu trú du lịch vì sự phát triển của các khu
nghỉ dưỡng vừa thể hiện sự đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng hòa hợp với thiên nhiên
của người du lịch vừa đảm bảo khai thác sự đa dạng của tài nguyên du lịch ở nước
ta. Trong thời gian tới đây, để đáp ứng xu hướng phát triển đòi hỏi cơ quan quản lý
nhà nước về du lịch sớm hoàn chỉnh bộ tiêu chuẩn xếp hạng đối với resort.
1.2. Phát triển hoạt động kinh doanh du lịch nghỉ duỡng
1.2.1. Khái niệm
Phát triển là một phạm trù của triết học, là quá trình vận động tiến lên từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự


11
vật. Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời
của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về
lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc và hết mỗi
chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn.
Phát triển du lịch bền vững được định nghĩa tại Khoản 14 Điều 3 Luật Du
lịch 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó:
Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các
yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể
tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du
lịch trong tương lai. Hay nói một cách đơn giản nhất, du lịch được coi là phát triển
bền vững khi nền du lịch đó tốt cho đất nước lúc này và còn bền vững dài lâu mai

sau. Tiêu chí căn bản để đánh giá sự phát triển bền vững là tăng trưởng kinh tế ổn
định; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống. Quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển bền vững được khẳng định tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững,
tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi
trường”. Quan điểm này được tiếp tục khẳng định và cụ thể hoá tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng: “Phát triển nhanh đi đôi với nâng cao tính bền
vững, hai mặt tác động lẫn nhau, được thể hiện ở cả tầm vĩ mô và vi mô, ở cả tầm
ngắn hạn và dài hạn. Tăng trưởng về số lượng phải đi đôi với nâng cao chất lượng,
hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế … Phải gắn tăng trưởng kinh tế với
phát triển văn hoá, phát triển toàn diện con người. Thực hiện dân chủ, tiến bộ và
công bằng xã hội… Phải rất coi trọng, bảo vệ và cải thiện môi trường ngay trong
từng bước phát triển”,
Mạng lưới tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (United Nation
World Tourism Organization Network - UNWTO) chỉ ra rằng du lịch bền vững cần
phải đảm bảo các yếu tố:
- Về môi trường: Sử dụng tốt nhất các tài nguyên môi trường đóng vai trò
chủ yếu trongphát triển du lịch, duy trì quá trình sinh thái thiết yếu, và giúp duy trì


12
di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học tự nhiên.
- Về xã hội và văn hóa: Tôn trọng tính trung thực về xã hội và văn hóa của
các cộng đồng địa phương, bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị truyền thống đã
được xây dựng và đang sống động, và đóng góp vào sự hiểu biết và chia sẻ liên
văn hóa.
- Về kinh tế: Bảo đảm sự hoạt động kinh tế tồn tại lâu dài, cung cấp
những lợi ích kinh tế xã hội tới tất cả những người hưởng lợi và được phân bổ
một cách công bằng, bao gồm cả những nghề nghiệp và cơ hội thu lợi nhuận ổn

định và các dịch vụ xã hội cho các cộng đồng địa phương, và đóng góp vào việc
xóa đói giảm nghèo.
Trên thực tế, Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, tuy
nhiên, hiện tại du lịch nước ta vẫn đang gặp nhiều thách thức lớn như: Ô nhiễm
về môi trường, các sản phẩm du lịch chưa có nhiều tính sáng tạo, du lịch còn
làm ăn manh mún, chộp dật, dịch vụ còn nhiều bất cập, chất lượng chưa cao,
chưa chuyên nghiệp.
1.2.2. Nội dung phát triển hoạt động kinh doanh du lịch nghỉ duỡng đối
với doanh nghiệp kinh doanh du lịch
Hiện có khoảng trên dưới 200 khu và một nửa trong số đó tập trung tại Phan
Thiết, Khánh Hòa còn lại rải rác ở Đà Lạt, Vũng Tàu, Phú Quốc, Côn Đảo. Miền
Bắc chủ yếu tập trung ở những nơi nhiều danh thắng như Sapa, Tam Đảo, Hạ
Long, Cát Bà, Thanh Hóa. Miền Trung nhiều nhất ở Đà Nẵng, Hội An, một ít ở
Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Bình Định.


13

Do ngày ngày phải đối mặt với những nguy cơ đến từ cuộc sống như môi
trường ô nhiễm, thiếu năng lượng, stress công việc nên nhu cầu về một kỳ nghỉ
tại những khu nghỉ dưỡng cao cấp, đầy đủ tiện nghi đang dần là tất yếu trong đời
sống ngày càng cao và là nhu cầu không thể thiếu của cuộc sống hiện đại ngày
nay. Một phần cũng bởi các khu nghỉ dưỡng không chỉ đẹp về cảnh quan, ấn
tượng bởi hệ thống dịch vụ hoàn hảo, đem lại cho khách sự dễ chịu vì không gian
nghỉ ngơi thoáng đãng, ấm cúng, riêng tư và yên bình. Do đó, trong những năm
tới Việt Nam sẽ là một đất nước thu hút một lượng lớn khách du lịch đến tham
quan và nghỉ dưỡng.
Để phát triển hoạt động kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng cần tập trung vào
các vấn đề chính như sau:
- Mở rộng cơ sở vật chất để gia tăng số lượng khách với việc đầu tư xây

dựng thêm cơ sở nghỉ dưỡng mới và nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có để có thể
cung cấp các dịch vụ đi kèm (ăn uống, làm đẹp, bể bơi, sân thể thao, khu vui chơi
của trẻ em,…).
- Bên cạnh đó cần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ đi kèm như phòng hội
thảo, hội nghị, khu vui chơi cao cấp và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
cung cấp để thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng, thu hút thêm khách hàng
mới. Để thu hút thêm khách hàng sử dụng có kế hoạch kinh doanh, khuyến mại
cho hợp lý, kích thích sử dụng nhiều, kết hợp combo nhiều gói dịch vụ với nhau,
khuyến mại vào các dịp lễ, Tết,…
- Liên tục rà soát, tăng cường, tối ưu tất cả các hạng mục công việc để tăng


14
hiệu quả, giảm chi phí từ đó gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển hoạt động kinh doanh du lịch
nghỉ dưỡng
Là những yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, mặc dù không phải là yếu tố
quyết định đối với sự phát triển du lịch nghỉ dưỡng, nhưng chúng có ảnh hưởng
đáng kể đến sự hình thành và phát triển du lịch nghỉ dưỡng của bất kỳ một công ty
du lịch nào.
1.3.1. Các yếu tố thuộc về chủ thể cung cấp dịch vụ
Dựa vào các đặc điểm của loại hình du lịch nghỉ dưỡng chúng ta có thể đưa
ra các yếu tố để phát triển loại hình du lịch này:
a. Cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kĩ thuật
Là nền tảng để vận hành và phát triển đối với các loại hình du lịch nói
chung và du lịch nghỉ dưỡng – chữa bệnh nói riêng. Như đã trình bày ở trên, nội
dung chủ yếu của loại hình du lịch này chính là sự kết hợp giữa việc du lịch và
nghỉ ngơi, giải tỏa áp lực công việc và chăm sóc sức khỏe. Cùng với hệ thống cơ
sở vật chất – kỹ thuật phục vụ nhu cầu du lịch đòi hỏi phải có thêm các dịch vụ
như spa, massage, tắm bùn, suối nước nóng,…

b. Nguồn nhân lực
Với du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao cấp thì nhân viên phục vụ cũng phải
chuyên nghiệp có kỹ năng tốt, ngoại ngữ giỏi. Nhiều nhân viên dù được đào tạo
dài hạn ở các trường đại học, cao đẳng... nhưng khi được tuyển dụng làm việc tại
các doanh nghiệp du lịch đều phải mất thời gian và chi phí để đào tạo lại hoặc đào
tạo bổ sung kỹ năng, ngoại ngữ. Ở nước ngoài, thời lượng giữa học lý thuyết và
thực hành là 50-50, tương đương với 24 tháng thực tập trong môi trường thực tiễn.
Trong khi ở Việt Nam chỉ có 2 kỳ thực tập trong vòng 4 tháng nên học viên thiếu
hẳn kỹ năng tác nghiệp. Đó là chưa kể nhiều trường đào tạo không có tên tuổi,
không thể liên kết với những khách sạn có sao, có hạng nên chỉ gửi sinh viên đến
thực tập tại những nơi không đạt chuẩn. Vì thế, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
du lịch không nhất quán, không đạt chuẩn. Có thể nói gần như 90% sinh viên
ngành khách sạn ra trường đều không có kỹ năng chuyên nghiệp. Trong khi đó,


15
ngành du lịch là nơi mà quan hệ giữa con người với con người chủ yếu qua giao
tiếp thì ngoại ngữ là yếu tố then chốt hàng đầu. Trình độ ngoại ngữ yếu, kỹ năng
nghiệp vụ còn thiếu đã hạn chế các đơn vị du lịch khai thác hết được nguồn lợi du
lịch từ khách nước ngoài. Mặt khác, nếu không giỏi ngoại ngữ, những nhân viên
trong ngành du lịch cũng khó hoàn thành tốt nhiệm vụ và phát triển nghề nghiệp
chuyên môn, không thể giúp khách du lịch hiểu tường tận về văn hóa Việt và
quảng bá hình ảnh đất nước ra bên ngoài. Du lịch không chỉ là một ngành khoa học
mà còn mang đầy tính nghệ thuật, rất cần những con người có khả năng giao tiếp
nhằm kết nối những trái tim với trái tim, mới có thể kéo khách quay lại một lần
nữa.
Khó khăn nhất của ngành du lịch hiện nay là thiếu nguồn nhân lực đáp ứng
đủ yêu cầu về ngoại ngữ: có tới 30%-45% hướng dẫn viên du lịch, điều hành tour
và 70%-80% nhân viên lễ tân nhà hàng không đạt chuẩn ngoại ngữ vì tiêu chuẩn
đầu ra của các trường đào tạo đều nằm dưới chuẩn. Khi tham gia vào Cộng đồng

Kinh tế ASEAN, thị trường lao động du lịch Việt Nam sẽ rộng mở hơn. Hiện nay,
Thái Lan, Singapore, Philippines, Malaysia, thậm chí đến cả Lào, Campuchia,
Myanmar cũng đã song hành 2 ngoại ngữ một cách thuần thục. Họ đang đổ sang
Việt Nam làm việc và nắm giữ những vị trí then chốt trong ngành dịch vụ du lịch
của Việt Nam vì trình độ ngoại ngữ của họ tốt hơn. Nếu không đáp ứng được yêu
cầu về ngoại ngữ thì lao động Việt Nam sẽ thua ngay trên sân nhà, chỉ làm lao
động phổ thông.
Do đó vấn đề nhân lực cho ngành du lịch nói chung và du lịch nghỉ dưỡng
nói riêng rất cần quan tâm của các bộ ban ngành, trường học, các doanh nghiệp để
hoạch định chiến lược phát triển trong dài hạn.
c. Chính sách phát triển:
Các doanh nghiệp phải có những chính sách phù hợp để phát triển như đầu
tư cơ sở vật chất, đưa ra một số chiến lược thu hút du khách để đưa loại hình trở
nên phổ biến hơn và đa dạng đối tượng hơn. Nên kết hợp loại hình du lịch này với
các loại hình du lịch khác như du lịch sinh thái, du lịch biển,….để tạo sự đa dạng
trong hoạt động du lịch.


16
Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
hoạt động, phát triển. Đối với những địa phương có điều kiện phát triển loại hình
du lịch này cần phát huy một cách tối đa, đưa du lịch nghỉ dưỡng thành ngành
công nghiệp mũi nhọn để phát triển kinh tế.
Ngoài ra cần phải có sự kết hợp đồng bộ giữa doanh nghiệp, chính
quyền và người dân địa phương trong việc xây dựng và phát triển các khu du
lịch nghỉ dưỡng.
d. Vốn
Nguồn lực về vốn của du lịch Việt Nam còn rất hạn chế, thị trường vốn của
Việt Nam mới được hình thành nhưng tiềm lực còn yếu và vì vậy chưa ổn định và
chưa phát huy được vai trò điều tiết. Các dòng đầu tư FDI trong du lịch chiếm tỷ

trọng lớn tuy vậy chỉ tập trung vào lĩnh vực bất động sản du lịch; nhiều dự án có
tình trạng treo do thiếu điều kiện liên quan như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực bậc
cao của Việt Nam còn rất hạn chế và phụ thuộc vào phía đối tác liên doanh liên kết
bên ngoài. Vì vậy cần có những cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút trực tiếp từ
nước ngoài FDI, bên cạnh đó cũng thu hút vốn đầu tư từ cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngoài. Coi đây không chỉ là kênh huy động nguồn vốn đầu tư nhưng
cũng là kênh tiếp thu chuyển giao công nghệ và kỹ thuật tiên tiến và là thị trường
gửi khách du lịch.
Việc thu hút vốn đầu tư trong nước cũng đặc biệt quan trọng, những chính
sách ưu đãi, khuyến mại cũng phải thực sự hợp lý thì mới thu hút được nguồn vốn
lớn cho ngành du lịch nghỉ dưỡng.
1.3.2. Các yếu tố thuộc về khách hàng
Thông thường, khách hay chọn hành trình ngắn ngày, di chuyển ít, kết hợp
công tác đi theo đoàn của gia đình hoặc doanh nghiệp. Các khu nghỉ dưỡng dọc bờ
biển, từ Bắc vào Nam, nhất là khu vực miền Trung chạy dài từ Quảng Bình đến
Phan Thiết, Phú Quốc,… rất được du khách ưa chuộng để tắm biển kết hợp thăm
quan nhẹ nhàng. Các khu nghỉ dưỡng luôn ưu ái nguồn khách nội địa vì phần lớn
đều là những người có điều kiện. Hơn nữa, lịch đón khách nội địa đến các khu
nghỉ dưỡng so với khách quốc tế rất khớp, ít bị hiện tượng trống phòng vào các


17
mùa thấp điểm, bởi khách nước ngoài thường đến Việt Nam tránh mùa đông (tháng
10 đến tháng 3 năm sau), còn khách Việt thì đa phần đi nghỉ mát. Hiện nhiều khu
nghỉ dưỡng còn thích phục vụ du khách nội hơn cả khách quốc tế, bởi người Việt
đi nghỉ dưỡng thường có thu nhập cao, có học thức, chi tiêu đôi khi mạnh tay hơn
người nước ngoài. Họ sẵn sàng bỏ ra vài nghìn đô la cho một kỳ nghỉ ngơi, bởi
riêng giá phòng ở resort thấp nhất cũng là 60USD/đêm, cao nhất lên đến hơn 2.000
USD/đêm chưa kể đi lại, ăn uống và chi tiêu cho các dịch vụ khác.
1.3.3. Các yếu tố khác

1.3.3.1. Môi trường vĩ mô
a. Môi trường quốc tế
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế, các nước phụ thuộc vào nhau hơn.
Việc một quốc gia, một khu vực nào đó xảy ra tình trạng bất ổn chính trị, vấn đề
suy thoái kinh tế, an ninh xã hội không được đảm bảo (nhất là khi có tình trạng
khủng bố hay xung đột sắc tốc) thì hậu quả là lượng khách du lịch quốc tế đến đó
sụt giảm đáng kể.
b. Môi trường trong nước
 Môi trường an ninh chính trị: Môi trường chính trị ổn định, hệ thống
pháp luật rõ ràng, những chính sách của nhà nước, hệ thống thuế, sự ủng hộ của
Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch địa phương phát triển. Tại
Việt Nam, ngành du lịch đã được Đảng và Chính phủ xác định là ngành kinh tế
mũi nhọn, du lịch đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xã hội trong nhiều
năm qua. Ngày 22/01/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
201/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 và theo Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017
của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp tỷ
trọng lớn trong GDP, tạo tiền đề cho các ngành khác cùng phát triển, đưa kinh tế
đất nước đi lên.
 Môi trường kinh tế: Nền kinh tế tăng trưởng ổn định, tạo điều kiện thu
hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư, làm việc qua đó thu hút một lượng
khách du lịch đáng kể, đồng thời khi kinh tế phát triển, thu nhập người dân tăng


18
lên sẽ làm tăng nhu cầu đi nghỉ dưỡng của du khách.
 Môi trường xã hội:
 Những vấn đề xã hôi như môi trường tự nhiên không bị ô nhiễm, môi
trường văn hóa lành mạnh.
 Tình hình ổn định an ninh xã hội, sự thân thiện của nơi đến, phong cách

sống của người dân góp phần tạo tâm lý cho khách du lịch yên tâm hơn khi tới
điểm đến.
 Môi trường công nghệ: Sự phát triển của công nghệ thông tin yêu cầu các
nhà cung cấp dịch vụ phải bắt kịp với công nghệ áp dụng vào các dịch vụ của hệ
thống nghỉ dưỡng như hệ thống đặt dịch vụ, lưu trú, ăn uống, vận chuyển, vui chơi
giải trí.
1.3.3.2. Môi trường vi mô
a. Địa hình
Việt Nam có rất nhiều tiềm năng lớn để phát triển ngành du lịch, đặc biệt là
các tiềm năng để phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Việt Nam có lợi thế là nằm cạnh
biển Đông với đường bờ biển kéo dài hơn 3000km nên có thể dễ dàng xây những
khu nghỉ dưỡng bên cạnh biển. Nhiều bãi biển đẹp của Việt Nam như Nha Trang,
Sầm Sơn, Đồ Sơn, Vũng Tàu… đã từ lâu trở thành những khu nghỉ dưỡng lý tưởng
cho khách du lịch trong nước và quốc tế thư giãn, tái tạo sức khỏe sau những ngày
lao động mệt nhọc.
Bên cạnh đó với cảnh quan đặc sắc của vùng đồi núi như các thác nước
chảy quanh co, uốn lượn, như những ruộng bậc thang, những cánh đồng hoa rực rỡ
sắc màu những cánh rừng thông xanh bạt ngàn kết hợp với không khí trong lành,
khí hậu ôn hòa ở vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên cũng là những điều kiện tốt để
xây dựng và phát triển du lich nghỉ dưỡng ở nước ta.
Hơn thế nữa Việt Nam có những vùng đặc thù là nơi chữa bệnh tuyệt hảo
như các khu tắm suối nước nóng, tắm bùn khoáng ở Bình Châu (Bà Rịa – Vũng
Tàu), Tháp Bà (Nha Trang), Thanh Tân (Thừa Thiên Huế)… và nhiều nơi khác ở


×