Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Khảo sát nghi thức chào hỏi được tích hợp trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

--------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

KHẢO SÁT NGHI THỨC CHÀO HỎI ĐƢỢC
TÍCH HỢP TRONG SÁCH GIÁO KHOA
TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC

SVTH
GVHD
Lớp

: Hồ Thị Ngọc Ánh
: Ths. Nguyễn Thị Thuý Nga
: 14 STH

Đà Nẵng, tháng 01/2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài "Khảo sát nghi thức chào hỏi
được tích hợp trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học", lời đầu tiên cho em
được gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm khoa Giáo dục tiểu học cùng toàn thể
quý thầy cô đã trang bị cho em nên tảng kiến tảng kiến thức vững chắc cũng như
tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài của mình.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Thúy Nga,


Giảng viên khoa Giáo dục tiểu học - người đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
cho em những điểm còn thiếu sót, khơi gợi ý tưởng cũng như đề ra hướng đi để
em có thể hoàn thành đề tài của mình.
Vì thời gian gấp rút nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô chuyên môn trong khoa để em có thể
điều chỉnh và hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 30 tháng 1 năm 2018
Sinh viên

Hồ Thị Ngọc Ánh


DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐT

: động từ

HVCH

: hành vi chào hỏi

HS

: học sinh

NTCH

: nghi hức chào hỏi


NTLN

: nghi thức lời nói

SGK

: sách giáo khoa


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Lịch sử đề tài nghiên cứu .................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 4
5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .................................................. 4
6. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 5
8. Cấu trúc đề tài nghiên cứu................................................................................. 5
B. NỘI DUNG ...................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.......................................................................... 6
1.1. Lí thuyết chung về nghi thức chào hỏi ....................................................... 6
1.1.1. Một số khái niệm nghi thức chào hỏi .................................................... 6
1.1.1.1. Khái niệm nghi thức lời nói................................................................. 6
1.1.1.2. Khái niệm nghi thức chào hỏi .............................................................. 6
1.1.2. Cuộc giao tiếp .......................................................................................... 7
1.1.2.1. Khái niệm cuộc giao tiếp..................................................................... 7
1.1.2.2. Tiêu chí ................................................................................................ 7
1.1.2.3. Cấu trúc cuộc giao tiếp ....................................................................... 7
1.1.3. Phân loại nghi thức chào hỏi trong một cuộc giao tiếp ........................ 8

1.1.3.1. Hành vi chào hỏi mở đầu cuộc giao tiếp ............................................ 8
1.1.3.2. Hành vi chào hỏi kết thúc cuộc giao tiếp .......................................... 15
1.1.3.3. Ngữ điệu và các yếu tố phi ngôn ngữ trong chào hỏi ....................... 18
1.2. Vị trí và nhiệm vụ của nghi thức chào hỏi trong quá trình giáo dục ở
nhà trƣờng.......................................................................................................... 19
1.2.1. Vị trí của nghi thức chào hỏi trong quá trình giáo dục ở nhà trường tiểu
học ....................................................................................................................... 19
1.2.2. Nhiệm vụ của nghi thức chào hỏi trong quá trình giáo dục ở nhà trường
............................................................................................................................. 20


1.3. Đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học ............................................................ 20
1.3.1. Nhận thức .............................................................................................. 20
1.3.1.1. Nhận thức cảm tính ........................................................................... 20
1.3.1.2. Nhận thức lí tính................................................................................ 21
1.3.2. Ngôn ngữ ............................................................................................... 21
CHƢƠNG 2. KHẢO SÁT NGHI THỨC CHÀO HỎI ĐƢỢC TÍCH HỢP
TRONG CÁC PHÂN MÔN CỦA SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT TIỂU
HỌC .................................................................................................................... 23
2.1. Tiêu chí khảo sát......................................................................................... 23
2.2. Kết quả khảo sát nghi thức chào hỏi đƣợc tích hợp trong sách giáo
khoa Tiếng Việt Tiểu học .................................................................................. 24
2.2.1. Nghi thức chào hỏi được tích hợp trong các phân môn của sách giáo
khoa Tiếng Việt Tiểu học lớp 2 ........................................................................... 24
2.2.2. Nghi thức chào hỏi được tích hợp trong các phân môn của sách giáo
khoa Tiếng Việt Tiểu học lớp 3 ........................................................................... 32
2.2.3. Nghi thức chào hỏi được tích hợp trong các phân môn của sách giáo
khoa Tiếng Việt Tiểu học lớp 4 ........................................................................... 36
2.2.4. Nghi thức chào hỏi được tích hợp trong các phân môn của sách giáo
khoa Tiếng Việt Tiểu học lớp 5 ........................................................................... 40

2.3. Bảng tổng hợp nghi thức chào hỏi từ lớp 2 đến lớp 5 ............................. 45
CHƢƠNG 3. XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI TẬP DẠY NGHI THỨC CHÀO
HỎI NHẰM BỔ TRỢ VIỆC DẠY - HỌC NGHI THỨC CHÀO HỎI CHO
HỌC SINH ......................................................................................................... 50
3.1. Mục đích xây dựng ..................................................................................... 50
3.2. Nguyên tắc xây dựng bài tập nghi thức chào hỏi .................................... 50
3.2.1. Nguyên tắc khoa học .............................................................................. 50
3.2.2. Nguyên tắc sư phạm ............................................................................... 50
3.2.3. Nguyên tắc tích cực hóa hoạt động của học sinh .................................. 51
3.3. Nội dung bài tập ......................................................................................... 51
3.3.1. Bài tập nhận diện lời chào .................................................................... 51


3.3.1.1. Mục đích ............................................................................................ 51
3.3.1.2. Nội dung ............................................................................................ 51
3.3.2. Bài tập phát hiện và sửa lỗi .................................................................. 57
3.3.2.1.Mục đích ............................................................................................. 57
3.3.2.2.Nội dung ............................................................................................. 57
3.3.3. Bài tập xử lí tình huống ........................................................................ 61
3.3.3.1. Mục đích ............................................................................................ 61
3.3.3.2. Nội dung ............................................................................................ 61
C. KẾT LUẬN ................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 67
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 68


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.2.1.1. Nghi thức chào hỏi mở đầu cuộc giao tiếp trong SGK Tiếng Việt 2 ......25
Bảng 2.2.1.2. Nghi thức chào hỏi kết thúc cuộc giao tiếp trong SGK Tiếng Việt 2 ......31
Bảng 2.2.2. Nghi thức chào hỏi mở đầu cuộc giao tiếp trong SGK Tiếng Việt 3 .........32

Bảng 2.2.3. Nghi thức chào hỏi mở đầu cuộc giao tiếp trong SGK Tiếng Việt 4 .........36
Bảng 2.2.4.1. Nghi thức chào hỏi mở đầu cuộc giao tiếp trong SGK Tiếng Việt 5 ......41
Bảng 2.2.4.2. Nghi thức chào hỏi kết thúc cuộc giao tiếp trong SGK Tiếng Việt 5 ......44


A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngôn ngữ là một trong những phương tiện giao tiếp quan trọng của con
người, trong đó lời chào hỏi là bước đầu tiên để thiết lập một mối quan hệ hay
bắt đầu một cuộc giao tiếp. Nghi thức chào hỏi là một trong những nét đẹp văn
hóa của con người trong giao tiếp ứng xử hằng ngày. Dù trong thời đại nào, ở
bất kì quốc gia nào, nghi thức chào hỏi vẫn luôn là những giá trị cốt lõi để thể
hiện một con người văn minh lịch thiệp, có văn hóa, biết ứng xử. Bởi vậy, mà
ông cha ta vẫn luôn răn dạy con cháu: "Lời chào cao hơn mâm cỗ" hay "Đi thưa
về trình" để thấy được lời chào đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện nhân
cách đạo đức của một con người.
Ở nhà trường phổ thông, việc dạy ngôn ngữ không thể tách rời với việc
giao tiếp. Nhờ có hoạt giao động giao tiếp học sinh được vận dụng các kiến thức
một cách tự nhiên, giúp cho việc học ngôn ngữ đạt được hiệu quả. Trong môn
Tiếng Việt tiểu học, bên cạnh việc trang bị, cung cấp cho học sinh những kiến
thức sơ giản về từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa,...để học tập và giao tiếp thì nội
dung chương trình cũng rất chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho
học sinh thông qua việc dạy các nghi thức lời nói như nói lời chia vui, chia
buồn, xin lỗi, cảm ơn... Đặc biệt, trong nội dung dạy nghi thức lời nói, môn
Tiếng Việt tiểu học đã tích hợp nội dung dạy nghi thức chào hỏi vào hầu hết các
phân môn. Nội dung được sắp xếp xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 5 với mức độ
tăng dần, phù hợp với khả năng trình độ của các em. Học sinh không chỉ học
được nghi thức chào hỏi từ các tình huống trong phân môn Tập làm văn hay
Luyện từ và câu, mà còn thông qua các đoạn thọai của các nhân vật trong các
bài Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả...Việc đưa nội dung này vào sẽ giúp học sinh

biết cách giao tiếp ứng xử trong mọi tình huống cuộc sống, đồng thời hướng đến
việc điều chỉnh, uốn nắn kĩ năng giao tiếp cho học sinh một cách chuẩn mực,
hoàn thiện và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh.
Trong môn Tiếng Việt tiểu học, học sinh được học nghi thức chào hỏi chủ
yếu qua phân môn Tập làm văn. Tuy nhiên nội dung dạy nghi thức chào hỏi
1


chưa được toàn diện và đầy đủ, ngoài việc đưa ra các lời chào sao cho lịch sự thì
vẫn chưa đề cập đến việc sử dụng các yếu tố kèm ngôn ngữ sao cho phù hợp,
như thế nào là lời chào không lịch sự, ngoài lời chào trực tiếp thì còn có những
cách chào nào,...Do đó việc khảo sát nghi thức chào hỏi trong các phân môn
giúp cho giáo viên có sự chủ động trong việc khai thác kiến thức, giúp học sinh
nâng cao kĩ năng giao tiếp trong mọi tình huống.
Có một thời gian dài, các nhà sư phạm không đưa các nội dung dạy nghi
thức chào hỏi nói riêng cũng như nghi thức lời nói nói chung vào giảng dạy
trong nhà trường. Người ta cho rằng trước khi đến trường, các em đã biết dùng
tiếng mẹ đẻ, biết giao tiếp với người thân, mọi người xung quanh. Tuy nhiên đây
là một quan niệm phiến diện. Từ lâu, ông cha ta đã dạy: "Học ăn học nói, học
gói, học mở". Học nói không chỉ là học cách phát âm, giọng điệu, mà học cả
cách sử dụng lời nói sao cho phù hợp, chuẩn mực. Chính vì thế, từ năm 2001,
chương trình Tiếng Việt đã đưa nội dung dạy nghi thức lời nói thành một nội
dung quan trọng, trong đó nội dung dạy nghi thức chào hỏi được lồng ghép, tích
hợp vào hầu hết các phân môn.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: Khảo sát nghi thức
chào hỏi được tích hợp trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học để nghiên
cứu nhằm giúp cho việc dạy học nghi thức chào hỏi nói riêng cũng như dạy nghi
thức lời nói nói chung cho học sinh đạt được hiệu quả.
2. Lịch sử đề tài nghiên cứu
Nghi thức chào hỏi là một nét văn hóa lâu đời và rất được coi trọng. "Tiên

học lễ, hậu học văn" trước khi đến trường học sinh đã được dạy cách chào hỏi,
thưa gửi từ gia đình, từ mọi người xung quanh. Việc dạy cho học sinh cách ứng
xử văn minh, lịch sự không chỉ được giáo dục Việt Nam coi trọng mà từ lâu nó
đã được các nền giáo dục trên thế giới quan tâm và đưa vào chương trình giáo
dục.
Ở Việt Nam việc dạy nghi thức lời nói nói chung và nghi thức chào hỏi
nói riêng đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu. Sau đây, chúng tôi xin
điểm qua một vài công trình nghiên cứu tiêu biểu:
2


Năm 1995, luận án "Nghi thức lời nói tiếng Việt qua các phát ngôn: chào,
cảm ơn, xin lỗi" của tác giả Phan Thị Thành đã chia phát ngôn chào thành 2 loại:
chào một cách tường minh - phát ngôn có động từ "chào" và chào một cách hàm
ẩn - phát ngôn không có động từ "chào". Tác giả đã xây dựng thành công được
cấu trúc lời chào, lí giải sự hình thành của các phát ngôn nghi thức tường minh,
hàm ẩn, phân tích những ảnh hưởng của các yếu tố xã hội, dân tộc, tâm lí đến
nội dung ngữ nghĩa và cấu trúc của phát ngôn nghi thức.
Năm 2006, trong bài viết "Các đặc trưng văn hóa và ngôn ngữ chào hỏi
của người Việt" của PGS.TS Nguyễn Trọng Báu trên báo "Ngôn ngữ và đời
sống" đã đưa ra được các đặc trưng về văn hóa trong lời chào của người Việt, đề
cao vai trò của lời chào, các hình thức khác nhau của lời chào...Đồng thời, tác
giả cũng nêu một số đặc trưng trong lời chào ở mặt ngôn ngữ như từ xưng hô,
ngôi chào, kính ngữ, các từ tình thái đứng cuối câu chào...
Năm 2009, luận án Tiến sĩ "Hành vi chào hỏi của người Việt và hệ thống
bài tập dạy hành vi chào hỏi cho học sinh tiểu học" của tác giả Võ Thị Ngọc
Trâm đã nghiên cứu, tìm hiểu và trình bày các hành vi chào hỏi của người Việt
cũng như mô tả tổng thể hệ thống bài tập dạy hành vi chào hỏi cho học sinh một
cách hệ thống và cụ thể.
Năm 2012, luận án Tiến sĩ "Dạy học nghi thức lời nói cho học sinh tiểu

học trong môn Tiếng Việt" của tác giả Đặng Thị Lệ Tâm đã nghiên cứu các nội
dung cơ bản của nghi thức lời nói, thực tiễn tổ chức hoạt động rèn luyện kĩ năng
sử dụng NTLN, xây dựng nguyên tắc và đề xuất phương pháp dạy học phát huy
tính tích cực cho học sinh trong dạy học NTLN.
Các đề tài trên đã có nhiều đóng góp quan trọng, song chưa có đề tài nào
đi sâu vào tìm hiểu việc dạy nghi thức chào hỏi cho học sinh thông qua khai thác
các nội dung chào hỏi được tích hợp trong các phân môn Tiếng Việt tiểu học. Vì
vậy, ở khóa luận này, chúng tôi sẽ đi sâu vào nghiên cứu vấn đề đó. Những công
trình nghiên cứu trên đây là những tài liệu tham khảo quý giá, bổ ích để chúng
tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này.

3


3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, tôi khảo sát các nghi thức chào hỏi được tích hợp
trong các phân môn của chương trình Tiếng Việt tiểu học nhằm giúp giáo viên
nâng cao hiệu quả dạy học nghi thức lời nói trong nhà trường và giúp học sinh
có kĩ năng hội thoại tốt hơn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của việc khảo sát nghi thức
chào hỏi được tích hợp trong phân môn Tập đọc và Tập làm văn của môn Tiếng
Việt tiểu học
- Khảo sát nghi thức chào hỏi được tích hợp trong các phân môn Tập đọc
và Tập làm văn của sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học
- Xây dựng một số bài tập dạy nghi thức chào hỏi nhằm bổ trợ việc dạy học nghi thức chào hỏi cho học sinh
5. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghi thức chào hỏi được tích hợp trong các phân môn Tập đọc và Tập
làm văn của sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học.

5.2. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện cũng như khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên chúng tôi
chủ yếu nghiên cứu các dạng bài có lồng ghép, tích hợp nội dung dạy nghi thức
chào hỏi trong phân môn Tập đọc và Tập làm văn của sách giáo khoa Tiếng Việt
lớp 2,3,4,5.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu việc khảo sát được các nội dung nghi thức chào hỏi một cách có hệ
thống sẽ tạo thuận lợi cho giáo viên trong quá trình dạy học. Đồng thời nếu đề
tài đề xuất các biện pháp dạy học các dạng bài rèn kĩ năng sử dụng nghi thức lời
nói phù hợp, theo hướng tăng cường thực hành, luyện tập, khai thác vốn sống
trải nghiệm của học sinh sẽ nâng cao chất lượng dạy học nghi thức chào hỏi
cũng như nghi thức lời nói cho học sinh trong môn Tiếng Việt tiểu học.

4


7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết
Nghiên cứu các tài liệu, văn bản có liên quan về vấn đề dạy nghi thức lời
nói nói chung cũng như nghi thức chào hỏi nói riêng cho học sinh bậc tiểu học
nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận cho đề tài nghiên cứu.
Tổng hợp các tài liệu đã nghiên cứu nhằm tạo cơ sở lí luận toàn diện và
khái quát cho đề tài nghiên cứu.
7.2. Phương pháp thống kê, phân loại
Thống kê, phân loại các dạng nghi thức chào hỏi được tích hợp trong phân
môn Tập đọc và Tập làm văn của sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học. Ngoài ra,
chúng tôi còn sử dụng các công thức toán học để tính tổng, %...để thống kê.
7.3. Phương pháp tổng hợp
Tổng hợp các số liệu về số lượng và tỉ lệ thể hiện trên cùng một bảng số
liệu cho cách nhìn bao quát về hệ thống nghi thức chào hỏi được tích hợp trong

môn Tiếng Việt tiểu học.
8. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận của đề tài
Chương 2. Khảo sát nghi thức chào hỏi được tích hợp trong các phân môn
của sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học
Chương 3. Xây dựng một số bài tập dạy nghi thức chào hỏi nhằm bổ trợ
việc dạy - học nghi thức chào hỏi cho học sinh

5


B. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Lí thuyết chung về nghi thức chào hỏi
1.1.1. Một số khái niệm nghi thức chào hỏi
1.1.1.1. Khái niệm nghi thức lời nói
Trong cuốn "Nghi thức lời nói Nga", Akisina A.A và N.I.Formanovskaija
đã nêu lên một định nghĩa khá đầy đủ về NTLN. NTLN là "những quy tắc ứng
xử lời nói đặc trưng của từng dân tộc được dùng trong các tình huống có người
đối thoại đang tiếp xúc và giao tiếp với giọng điệu được lựa chọn phù hợp với
hoàn cảnh giao tiếp, với các dấu hiệu xã hội của người đối thoại và các mối quan
hệ giữa họ với nhau, và được biến thành các động hình giao tiếp"
Trong từ điển tiếng Việt của Viện nghiên cứu ngôn ngữ học năm 2005 có
định nghĩa " NTLN là những điều quy ước theo quy định xã hội hoặc thói quen
cần phải làm đúng để đảm bảo tính nghiêm túc của sự giao tiếp"
Như vậy, NTLN là những quy tắc, quy ước ứng xử bằng lời trong những
tình huống mang tính nghi thức, có liên quan đến đặc điểm dân tộc, sự quy định
của xã hội, thói quen, phong tục tập quán lưu hành trong một giai đoạn lịch sử
nhất định. Các hành động ngôn ngữ như nói lời chào, xin lỗi, cảm ơn, khen,

chê,...là các NTLN.
1.1.1.2. Khái niệm nghi thức chào hỏi
Lời chào - nghi thức lời nói bắt buộc phải có trong bất kì một cuộc giao
tiếp ngôn ngữ nào. Đó là dấu hiệu đầu tiên, "mở màn" cho mọi cuộc trao đổi,
tiếp xúc, thậm chí nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các mối quan
hệ. Tùy theo vùng, miền, tùy theo đối tượng (quan hệ, thứ bậc, vai vế, tuổi tác,
nghề nghiệp, giới tính,...), tùy theo tình huống giao tiếp (chính thức, không
chính thức hay nửa chính thức) mà người nghe và người nói lựa chọn các nghi
thức chào hỏi phù hợp.
Ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những kiểu chào khác nhau, nó thể hiện
rõ nét bản sắc của nền văn hóa sản sinh ra nó. Đối với người Việt, lời chào
không chỉ là nghi thức giao tiếp đơn thuần mà nó còn là thước đo trình độ ứng
6


xử của mỗi cá nhân. Chào hỏi - một nét đẹp của lối sống thiên về cộng đồng đã
trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa Việt.
Như vậy, nghi thức chào hỏi là một trong các nghi thức lời nói, có tính
chất khuôn mẫu, công thức được xã hội quy thành chuẩn mực, mang đậm
bản sắc dân tộc dùng để chào hỏi khi mở đầu hoặc kết thức cuộc giao tiếp.
Hay nói một cách đơn giản, nghi thức chào hỏi là các cấu trúc, kiểu câu
chuẩn mực dùng để chào hỏi được các đối tượng sử dụng khi tham gia vào
hoạt động giao tiếp.
1.1.2. Cuộc giao tiếp
1.1.2.1. Khái niệm cuộc giao tiếp
Cuộc thoại (cuộc tương tác): là đơn vị hội thoại bao trùm, lớn nhất tính từ
khi các nhân vật giao tiếp gặp nhau, khởi đầu cho đến lúc chấm dứt.
1.1.2.2. Tiêu chí
Cuộc thoại được xác định bởi những tiêu chí sau:
- Nhân vật hội thoại: một cuộc hội thoại được xác định bởi sự có mặt và

sự chia tay của hai người hội thoại. Khi số lượng người hội thoại hay tính chất
của cuộc hội thoại thay đổi thì sẽ có một cuộc hội thoại mới.
Tuy nhiên, trong thực tế có trường hợp một người nào đó có thể rút khỏi
hoặc một người mới gia nhập vào mà không nhất thiết phải chuyển sang đề tài
khác và cũng không chuyển sang cuộc hội thoại mới.
- Tiêu chí thống nhất về thời gian và địa điểm: nhìn chung một cuộc hội
thoại, do sự thỏa thuận của những người hội thoại, có sự thống nhất về thời gian
và địa điểm.
- Tiêu chí thống nhất về chủ để: một cuộc hội thoại chân thực, nghiêm
chỉnh phải theo một hướng nhất định và phải đi từ đầu cho đến khi kết thúc.
- Tiêu chí về các dấu hiệu định ranh giới cuộc thoại:
+ Dấu hiệu mở đầu cuộc thoại
+ Dấu hiệu kết thúc cuộc thoại
1.1.2.3. Cấu trúc cuộc giao tiếp
Cấu trúc chung của một cuộc thoại là:
7


+ Đoạn thoại mở đầu
+ Thân cuộc thoại
+ Đoạn thoại kết thúc
1.1.3. Phân loại nghi thức chào hỏi trong một cuộc giao tiếp
1.1.3.1. Hành vi chào hỏi mở đầu cuộc giao tiếp
- Hành vi chào hỏi trực tiếp
Kiểu 1: HVCH có chứa động từ "thƣa"
Cấu trúc: Thưa + đối tượng giao tiếp
(1) Thưa ba mẹ, con đi học.
(2) Thưa các bạn, tôi xin phép báo cáo kết quả thi đua của lớp chúng ta
trong tháng thi đua "Noi gương chú bộ đội" vừa qua.
(Báo cáo tháng thi đua "Noi gương chú bộ đội" - SGK 3, tập 2, tr.10)

Đây là lời chào thể hiện sự lịch thiệp, tôn trọng của các đối tượng khi
tham gia vào cuộc giao tiếp. Chủ thể của hành động chào đã đưa ra lời chào
trước thể hiện sự kính trọng đối với đối tượng giao tiếp (1). Ngoài ra nó còn
được sự dụng trong các cuộc họp, hội nghị...nhằm thể hiện sự trang trọng,
nghiêm túc (2).
Kiểu 2. HVCH có chứa động từ "(xin) chào"
Dạng 1. (Xin) chào!
(3) Chào!
(4) Xin chào!
(5) A, xin chào! Đi đâu đấy?
Khi nói "(xin) chào", người nói đã thực hiện xong HVCH của mình. Biểu
thức này thường sử dụng cho những người có vai giao tiếp ngang nhau và có
mối quan hệ thân thiết (bạn bè, chị em trong gia đình...). Nếu giao tiếp với đối
tượng ở vị thế lớn hơn thì cấu trúc này bị xem là vô lễ, thiếu lịch sự, trống rỗng.
Dạng chỉ có động từ "chào", khuyết chủ thể và đối tượng giao tiếp không mang
tính trang trọng, lịch sự. Do đó, người ta thường thêm từ "xin" nhằm tăng sắc
thái trịnh trọng hơn.

8


Dạng 2. (Xin) Chào + đối tượng giao tiếp
(6) Chào chú Lâm!
(7) Chào cô ạ!
(8) Chào thủ trưởng!
Cấu trúc được sử dụng rộng rãi trong những tình huống trang trọng hoặc
trong sinh hoạt đời thường, trong phạm vi gia đình và ngoài xã hội. Đối tượng
được nhắc đến có thể là một đại từ nhân xưng, cũng có thể là danh từ chỉ nghề
nghiệp, chức vụ, hay tên của đối tượng. Để cấu trúc sắc thái trang trọng, lịch sự,
tôn kính, chủ thể thường thêm yếu tố tình thái "ạ'' (7).

Dạng 3. Chủ thể giao tiếp + chào + đối tượng giao tiếp
(9) Cháu chào bà ạ!
(10) Chú chào Lan!
Cấu trúc được sử dụng rộng rãi trong những tình huống trang trọng,
nghiêm túc hay trong những tình huống sinh hoạt đời thường, trong phạm vi gia
đình và ngoài xã hội. Những người có vai giao tiếp ngang nhau thường không sử
dụng cấu trúc này vì tính trang trọng của câu trúc làm giảm đi sự thân mật của
cuộc giao tiếp. Kiểu chào này thường dùng cho những đối tượng không thân,
mức độ quen biết hoặc chủ thể ở vai giao tiếp thấp hơn đối tượng.
Dạng 4. Chào + lời tự giới thiệu (+ hỏi)
(11) Chào hai cậu.Tớ là Mít. Tớ ở thành phố Tí Hon.
(12) Chào. Tôi là Thanh. Còn cô?
Đây là sự kết hợp của hai hành vi ngôn ngữ : hành vi chào và hành vi tự
giới thiệu. Dạng chào này nhằm tạo sự ấn tượng, khơi gợi vấn đề và bày tỏ sự
quan tâm đến đối tượng. Cấu trúc này thường sử dụng cho những đối tượng có
vai ngang nhau, chưa quen biết và lần đầu gặp. Thông qua lời chào này, chủ thể
không chỉ gửi đến lời chào mà còn muốn thông báo, giới thiệu cho đối tượng
biết mình là ai.
Dạng 5. Chào + lời cảm thán
(13) Chào cậu, đi đâu mà trông đẹp thế!
(14) Chào anh, lâu quá không gặp. Dạo này có vẻ phát tướng nhỉ!
9


Chào kèm theo lời cảm thán được dùng trong những tình huống giao tiếp
sinh hoạt hằng ngày, các đối tượng giao tiếp có quan hệ quen biết, gần gũi và sử
dụng cho mọi vai giao tiếp.
Kiểu 3. HVCH có chứa động từ "(xin) kính chào"
(15) Xin trân trọng kính chào quý vị khách quý đã có mặt trong buổi tiệc
ngày hôm nay.

(16) Kính chào quý vị đại biểu!
Cấu trúc chào này được sử dụng trong các tình huống giao tiếp trang
nghiêm: hội họp, bữa tiệc lớn..., thể hiện sắc thái trịnh trọng, nghiêm túc.
Kiểu 4. HVCH có chứa động từ "chào mừng, chào đón"
Cấu trúc: Chủ thể + chào mừng (chào đón) + đối tượng
hoặc Chào mừng (chào đón) + đối tượng
( 17) Chào mừng quý vị đã quay trở lại với chương trình "Vì bạn xứng
đáng"
(18) Chào đón con gái đã về nhà.
Biểu thức chào này mang sắc thái trang trọng, lịch sự. Thường thì chủ thể
đưa ra lời chào này đến một người hoặc một tập thể người và tuy chủ thể là một
người nói nhưng cũng là đại diện cho một tập thể người gửi lời chào đến đối
tượng. Cấu trúc này sử dụng cho mọi vai giao tiếp.
Kiểu 5. HVCH có chứa cụm động từ "xin/cho phép"
Cấu trúc: Xin/ cho phép chủ thể + được gửi đến + đối tượng lời chào...!
hoặc Chủ thể + xin gửi đến + đối tượng lời chào...!
(19) Cho phép tôi được gửi đến quý vị khán giả lời chào trân trọng nhất!
Biểu thức này được sử dụng trong các cuộc giao tiếp trang trọng như đại
hội, hội nghị, buổi biểu diễn,...thể hiện sự trang trọng, nghiêm túc, lịch sự.
- Hành vi chào hỏi gián tiếp
Trong văn hóa giao tiếp của người Việt, ngoài hành vi chào trực tiếp để
mở đầu câu chuyện thì người Việt còn có những hành vi chào gián tiếp hay còn
gọi là lời chào hàm ẩn nhằm biểu đạt sự quan tâm, bày tỏ sự thân thiết, kết nối

10


giữa người nói và người nghe với nhau. Sau đây, chúng tôi sẽ phân tích một số
kiểu chào hàm ẩn thường được người Việt sử dụng trong giao tiếp hằng ngày:
Kiểu 1. Dùng lời hô gọi để chào

Dạng 1. Tên gọi!
(20) Nga!
(21) Trời ơi, chị Ba...
(22) Ôi, Liên
Cách chào này được dùng cho mọi đối tượng, trong tình huống giao tiếp
sinh hoạt đời thường biểu lộ sự ngạc nhiên, vui mừng của người nói khi đối
tượng giao tiếp bất ngờ xuất hiện. Để thể hiện cảm xúc của người nói, bên cạnh
yếu tố giọng điệu thì trong kiểu chào này, chủ thể có thể thêm các từ bộc lộ cảm
xúc như ôi, trời, trời ơi, a...
Dạng 2. Đại từ nhân xưng + ạ!
(23) Dì ạ!
(24) Thầy ạ!
Kiểu chào này dùng khi chủ thể giao tiếp có vai vế, địa vị thấp hơn đối
tượng giao tiếp. Tuy biểu thức chào này thiếu chủ thể chào và động từ chào,
nhưng từ "ạ" đã thể hiện được sự tôn trọng, lịch sự, kính trọng dành cho đối
tượng giao tiếp.
Dạng 3. Đại từ nhân xưng
(25) Ba!
(26) Chị hai!
Cách chào này được dùng trong tình huống giao tiếp thân mật, sử dụng
cho mọi đối tượng. Song cấu trúc chào này vẫn giới hạn trong tình huống khi
các nhân vật giao tiếp có quan hệ gần gũi, thân thiết như bạn bè, gia đình, họ
hàng, làng xóm...
Kiểu 2. Hỏi để chào
Chào bằng hỏi là đặc trưng văn hóa khác biệt nổi bật với cách chào của
người phương Tây và một số nước châu Á. Người Việt thường dùng cách chào
bằng hỏi như hỏi thăm sức khỏe, công việc, đang đi đâu, làm gì...Nếu như người
11



phương Tây coi cách chào này là thiếu lịch sự, can thiệp vào đời sống cá nhân
của người khác thì trong văn hóa Việt, kiểu chào này bày tỏ sự quan tâm, thân
thiết, gắn bó giữa các đối tượng giao tiếp hay để biết thông tin về đối tượng,
khơi gợi mở đầu câu chuyện.
(27) Xin lỗi, tôi nên gọi cô thế nào nhỉ?
Tôi là Hồng, còn anh?
(28) Nè, sắp nhỏ kia, đi đâu vậy?
(Nắng phương Nam, SGK 3, tập 1, tr.94)
(29) Dạo này học hành thế nào con?
Ví dụ (27) dùng cho các đối tượng lần đầu gặp mặt, hỏi thay cho lời chào
để biết thông tin về nhau. Còn các kiểu hỏi thăm, hỏi về hành động đang diễn ra
của đối tượng (28), (29) dùng cho các đối tượng có có quan hệ thân thiết, gần
gũi trong gia đình, họ tộc, hàng xóm, bạn bè, cơ quan...Kiểu chào này có dạng là
một câu nghi vấn nhưng không yêu cầu người nghe phải trả lời điều mình đang
hỏi. Chào bằng hỏi được sử dụng cho mọi vai giao tiếp, trong phạm vi gia đình
và xã hội.
Kiểu 3. Khen để chào
(30) Chà, kiểu tóc này hợp với cậu lắm!
(31) Dạo này xinh thế!
Khen là hành vi ngôn ngữ quen thuộc tồn tại trong cộng đồng dân tộc,
mọi nền văn hóa khác nhau. Khen luôn là liều thuốc tinh thần giúp người nghe
cảm thấy dễ chịu, thích thú, tự tin vào bản thân hơn, làm cho con người xích lại
gần nhau hơn. Trong văn hóa Việt, người ta thường dùng lời khen thay cho lời
chào nhằm mở đầu câu chuyện đồng thời bày sự quan tâm, ngưỡng mộ,...Cách
chào này tạo nên sự tích cực, tâm lí thoải mái, dễ chịu, hứng khởi cho người
nghe, từ đó nâng cao hiệu quả của cuộc giao tiếp.
Kiểu 4. Chê để chào
(32) Trời, mặt mũi dạo này sao "nở hoa" ghê thế!
(33) Mới một tháng không gặp mà mặt mày đen nhẻm thế kia!


12


Nếu như lời khen khiến người nghe cảm thấy dễ chịu, thích thú, mang lại
hiệu quả giao tiếp cao hơn thì lời chê bai khiến người khác cảm thấy tự ti, khó
chịu, phật ý, khó gây thiện cảm. Chào là để bắt đầu câu chuyện, tuy nhiên chào
bằng cách chê thì sẽ mang lại hiệu quả ngược, khiến cuộc giao tiếp thất bại.
Cách chào này dùng trong tình huống giao tiếp không chính thức, cho những đối
tượng giao tiếp có quan hệ thật sự thân thiết, gần gũi. Đặc biệt, khi chủ thể có
vai giao tiếp thấp hơn đối tượng giao tiếp thì không nên dùng kiểu chào này, nếu
không sẽ bị cho là vô lễ, mất lịch sự. Thay vì chê bai, chúng ta nên dùng cách
nói giảm, nói tránh để người nghe không phật ý, góp ý tích cực với thái độ chân
thành thay vì chê bai thẳng thừng sẽ để lại ấn tượng tốt cho người khác.
Kiểu 5. Tự giới thiệu để chào
(34) Chào hai cậu. Tớ là Mít. Tớ ở thành phố Tí Hon
Chào cậu, chúng tớ là Bóng Nhựa và Bút Thép.
Chúng tớ là học sinh lớp 2.
(SGK 2, tập 1, tr.20)
Tự giới thiệu để chào khi các nhân vật giao tiếp lần đầu gặp gỡ nhằm
cung cấp thông tin và tìm hiểu về đối tượng giao tiếp. Cách chào này dùng trong
tình huống giao tiếp sinh hoạt đời thường mang tính thân thiện, gần gũi.
Kiểu 6. Mời để chào
(35) Mời bác vào ăn cơm với nhà em.
(36) Mời chị vào chơi.
(37) Anh vào uống với tôi cốc trà.
(38) Mời các anh chị nhanh chóng ổn định chỗ ngồi để chúng ta bắt đầu
cuộc họp.
Các phát ngôn trên có chứa động từ "mời" hoặc là hành vi ngôn ngữ có
nội dung mời. Trong văn hóa giao tiếp, người Việt thường dùng lời mời xã giao
thay cho lời chào nhằm thể hiện sự hiếu khách, thân thiện, cởi mở. Trong tình

huống này, chủ thể và đối tượng không có ý định thực hiện theo lời mời. Cách
chào này được dùng trong cả tình huống giao tiếp trang trọng (38) và đời thường
(35), (36), (37), trong phạm vi gia đình và xã hội.
13


Kiểu 7. Chúc mừng để chào
(39) Chúc mừng cô tân sinh viên của bà.
(40) Chúc mừng anh chị nhé, có cậu con trai tài năng như vậy là nhất anh
chị rồi.
(41) Chúc mừng sự hợp tác thành công giữa hai công ty chúng ta.
Trong giao tiếp, đôi khi chúng ta sử dụng lời chúc thay cho câu chào như
chúc mừng sức khỏe, sự thành công, sự hợp tác, điều may mắn, thuận lợi trong
học tập, công việc,...nhằm tạo không khí vui vẻ, tăng hiệu quả giao tiếp.
Kiểu chào này được sử dụng trong tình huống giao tiếp chính thức và
không chính thức, trong phạm vi gia đình và xã hội. Khi các nhân vật giao tiếp
có mối quan hệ thân thiết thì kiểu chào này thể hiện sự quan tâm, chia sẻ niềm
vui với đối tượng giao tiếp. Khi các nhân vật giao tiếp chưa quen biết thì kiểu
chào này tạo ấn tượng tích cực ban đầu, tăng hiệu quả giao tiếp.
Kiểu 8. Thông báo để chào
(42) Nga ơi, mai lớp mình được nghỉ học đấy.
(43) Một ngôi nhà ở Xóm Chiếu, Sài Gòn. Dưới ngọn đèn dầu lù mù, anh
Thành đang ngồi ghi chép. Anh Lê vào.
Lê: Anh Thành! Mọi thứ tôi sắp xếp xong rồi. Sáng mai anh có thể đến
nhận việc.
Nội dung thông báo rất đa dạng:
- Thông báo về một việc đã xảy ra với mình hay một việc mà mình đang
làm
- Thông báo về việc liên quan đến cả hai mà đối tượng giao tiếp chưa biết
- Thông báo cho đối tượng về một việc, một người nào đó mà họ đã biết

hoặc chưa biết.
Cách chào này được dùng trong những tình huống giao tiếp sinh hoạt đời
thường, trong phạm vi gia đình và xã hội, cho mọi quan hệ vai. Sự dụng kiểu
chào này khi các nhân vật giao tiếp có quan hệ gần gũi, thân thiết hoặc ít nhất có
quen biết nhau.

14


Kiểu 9. Trách móc để chào
(44) Trời ơi, nhìn cái nhà chẳng khác nào cái chuồng lợn.
(45) Anh đi đâu giờ này mới về?
Kiểu chào này thể hiện thái độ khó chịu, không hài lòng về một việc làm,
một hành động của đối tượng giao tiếp gây ra cho chủ thể giao tiếp.
Kiểu chào này sử dụng trong những tình huống giao tiếp đời thường,
trong phạm gia đình và xã hội, cho những người có quan hệ gần gũi, thân thiết.
Cách chào này giới hạn cho những người có vai giao tiếp ngang bằng nhau hoặc
người nói có vai giao tiếp cao hơn.
Kiểu 10. Xin lỗi để chào
(46) Xin lỗi, chị cần tìm ai?
Chào bằng lời xin lỗi không phải là chủ thể đã mắc lỗi với đối tượng giao
tiếp mà nhằm mục đích mở đầu cuộc trò chuyện.Kiểu chào này sử dụng trong
những tình huống giao tiếp không chính thức, trong phạm gia đình và xã hội,
cho mọi đối tượng giao tiếp.
Kiểu 11. Xin phép để chào
(47) Xin phép hai bác cho cháu gặp Hương
(48) Thưa ba, con xin phép đi học nhóm
Cách chào này là hành vi ngôn ngữ quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày
thể hiện sự tôn trọng, lịch sự, lễ độ với người nghe. Kiểu chào này sử dụng trong
những tình huống sinh hoạt đời thường, trong phạm gia đình và xã hội, khi

người nói có vai giao tiếp thấp hơn người nghe.
1.1.3.2. Hành vi chào hỏi kết thúc cuộc giao tiếp
Chào hỏi không chỉ là hành vi có ý nghĩa mở đầu cuộc giao tiếp mà nó
còn có vai trò kết thúc cuộc hội thoại. Tương tự như cách mở đầu cuộc thoại, để
kết thúc một cuộc thoại, người Việt có thể dùng cách chào trực tiếp có chứa các
động từ như thưa, xin chào, tạm biệt,...hoặc chào gián tiếp như hứa hẹn, chúc,
thông báo, mời,...Sau đây, chúng tôi xin phân tích các kiểu chào hỏi kết thúc
cuộc thoại của người Việt.

15


- Hành vi chào hỏi trực tiếp
Kiểu 1. HVCH có chứa động từ "thƣa"
(49) Dạ, thưa ông con về.
(50) Thưa cô con về.
Kiểu chào này thể hiện thái độ tôn trọng, lịch sự của người nói. Cách chào
này dùng khi chủ thể giao tiếp có vai vế thấp hơn đối tượng giao tiếp, dùng
trong tình huống sinh hoạt hằng ngày, trong phạm vi gia đình và xã hội.
Kiểu 2. HVCH có chứa động từ "xin/kính chào"
(51) Thành: Sẽ có một ngọn đèn khác anh ạ. Chào anh nhé!
Lê: Ch...ào!
(SGK 5, tập 2, tr.10)
Kiểu chào phổ biến được dùng trong mọi tình huống giao tiếp, trong
phạm vi gia đình và xã hội. Tùy theo vai vế của các nhân vật giao tiếp mà người
nói sẽ dùng cấu trúc đầy đủ là "xin chào" hoặc chỉ có động từ "chào" sao cho
phù hợp.
Kiểu 3. HVCH có chứa động từ "(xin) kính chào"
(52) Xin kính chào quý vị khán giả, hẹn gặp lại quý vị và các bạn trong
chương trình tiếp theo.

(53) Kính chào và hẹn gặp lại.
Cấu trúc này được sử dụng trong tình huống giao tiếp trang trọng, trong
phạm vi xã hội, dùng cho mọi vai giao tiếp. Cách chào này được dùng để kết
thúc một cuộc họp, hội nghị, buổi biểu diễn, chương trình truyền hình,...
Kiểu 4. HVCH có chứa động từ "tạm biệt"
(54) Tạm biệt nhé!
(55) Xin tạm biệt! Hẹn gặp nhau ở Sài Gòn nhé!
Lời chào này thể hiện sự gần gũi, thân thiết. Cấu trúc này được sử dụng
trong tình huống sinh hoạt đời thường, trong phạm vi gia đình và xã hội, dùng
khi các nhân vật giao tiếp có vị thế giao tiếp ngang nhau, thường được người trẻ
sử dụng. Để lời chào tăng tính lịch sự hơn thì người nói thường thêm từ "xin".

16


- Hành vi chào hỏi gián tiếp
Kiểu 1. Hứa hẹn để chào
(56) Con về đây ạ, hôm sau con lại đến.
(57) Ở nhà ngoan, đi chơi về chị sẽ mua quà cho.
Để kết thúc cuộc giao tiếp, chủ thể chủ động đưa ra lời hứa hẹn với đối
tượng, nội dung lời hứa hẹn rất phong phú như hẹn gặp lại trong thời gian không
xa, hứa mua quà, hứa giữ liên lạc với nhau,...Lời hứa này mang tính xã giao nên
người nói có thể thực hiện hoặc không thực hiện mà vẫn không bị coi là thất
hứa, thiếu trách nhiệm.
Kiểu chào này sử dụng trong những tình huống sinh hoạt đời thường, khi
các đối tượng giao tiếp có quan hệ quen biết, hoặc thân thiết, gần gũi, trong
phạm gia đình và xã hội, cho mọi đối tượng giao tiếp.
Kiểu 2. Thông báo để chào
(58) Em đi học đây.
(59) Tớ về đây.

Kiểu chào này sử dụng trong những tình huống giao tiếp không chính
thức, khi các đối tượng giao tiếp có quan hệ quen biết, hoặc thân thiết, gần gũi,
trong phạm gia đình và xã hội, cho mọi đối tượng giao tiếp.
Kiểu 3. Mời để chào
(60) Bữa nào rảnh ghé nhà em chơi chị nhé!
(61) Hôm nào qua nhà tớ nấu ăn nha!
Trong kiểu chào này, chủ thể chủ động đưa ra lời mời nhưng không quyết
định được thời gian gặp lại. Kiểu chào này sử dụng trong những tình huống giao
tiếp sinh hoạt hằng ngày, khi các đối tượng giao tiếp có quan hệ quen biết, hoặc
thân thiết, gần gũi, trong phạm gia đình và xã hội, cho mọi đối tượng giao tiếp.
Kiểu 4. Chúc để chào
(62) Chúc mừng đại hội của chúng ta thành công tốt đẹp.
(62) Anh đi mạnh khỏe nhé!
(63) Chúc anh lên đường thuận buồm xuôi gió!

17


Chủ thể đưa ra lời chúc với đối tượng như chúc sức khỏe, chúc thành
công trong học tập, công việc, cuộc sống,...Hành vi chào này có thể có phát
ngôn chúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Kiểu chào này sử dụng trong những tình
huống giao tiếp trang nghiêm hoặc trong sinh hoạt đời thường, trong phạm gia
đình và xã hội, cho mọi đối tượng giao tiếp.
Kiểu 5. Đề nghị để chào
(64) - Mai nhớ đem cho mình mượn quyển sách nhé!
- Biết rồi
Kiểu chào này sử dụng trong những tình huống sinh hoạt đời thường, khi
các đối tượng giao tiếp có quan hệ quen biết, hoặc thân thiết, gần gũi, trong
phạm vi gia đình và xã hội, cho mọi đối tượng giao tiếp.
Kiểu 6. Xin phép để chào

(65) Xin phép bác cháu về ạ!
(66) Cháu về đây bác ạ!
Kiểu chào này thể hiện sự lịch thiệp, tôn trọng của chủ thể dành cho đối
tượng. Có thể chào trực tiếp chứa động từ "xin phép" như ví dụ (65) hoặc chào
gián tiếp như ví dụ (66). Kiểu chào này sử dụng trong những tình huống giao
tiếp sinh hoạt hằng ngày mang tính thân mật, gần gũi, trong phạm gia đình và xã
hội, khi người nói có vị thế giao tiếp thấp hơn.
1.1.3.3. Ngữ điệu và các yếu tố phi ngôn ngữ trong chào hỏi
- Ngữ điệu
Ngữ điệu hiểu theo nghĩa hẹp, đó là sự lên cao hay xuống thấp của giọng
đọc, giọng nói, là yếu tố gắn chặt với lời nói, tham gia vào việc tạo thành lời nói.
Ngữ điệu có giá trị lớn trong việc biểu đạt cảm xúc, thái độ giao tiếp của người
nói. Cùng một lời chào nhưng thể hiện ngữ điệu lên cao hay xuống thấp, cường
độ to hay nhỏ, nhanh hay chậm sẽ bộc lộ sắc thái biểu cảm khác nhau. Do đó
trong giao tiếp, người nói cần phải có khả năng làm chủ ngữ điệu của mình.
- Các yếu tố phi ngôn ngữ
Trong giao tiếp hằng ngày, ngoài yếu tố ngôn ngữ, giọng điệu thì các yếu
tố phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt chiếm hơn 50% trong việc tác động
18


×