Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

01 những điều không nên nói với sếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.75 KB, 2 trang )

Những điều không nên nói với sếp
Đôi khi có những điều ở công ty bạn rất muốn nói với sếp, nhưng
cần phải cân nhắc rất cẩn thận. Đơn giản bởi vì bạn còn phải giữ
công việc cho mình. Hãy thận trọng khi định nói ra những điều gì
đó nếu muốn công việc trong công ty diễn ra suôn sẻ.
1. “Tôi có việc quan trọng cần nói với ông”
Một việc có thể là quan trọng với người này thì với người khác có thể lại rất bình
thường. Với cường độ làm việc căng thẳng, những người quản lí không có thời gian
để quan tâm đến tất cả những vấn đề nhỏ nhặt nhất. Nếu bạn thật sự phải nói chuyện
với sếp về một vấn đề quan trọng, đầu tiên hãy giải thích xem điều đó liên quan đến
vấn đề gì.
2. “Tôi không cần ai phải dạy dỗ cả”
Hãy cẩn thận với câu nói kiểu này. Bạn phải luôn nhớ một điều rằng bạn đến công ty
không chỉ để làm việc mà còn phải biết học hỏi những người xung quanh.
3. “Tôi không hiểu”
Những người luôn đòi hỏi phải chỉ dẫn chi tiết tận nơi những kĩ năng hay cách thực
hiện một nhiệm vụ nào đó, trong khi những hướng dẫn cũng đã là khá chi tiết sẽ làm
cho người quản lí có cái nhìn không tốt về khả năng làm việc của người đó.
4. “Ông có thể nói lại được không?”
Nếu bạn chỉ lặp lại một đôi lần thì hoàn toàn có thể chấp nhận được, nhưng nếu việc
này lặp đi lặp lại, sếp sẽ cho rằng bạn không hề chú tâm hay tỏ ra tôn trọng những gì
ông ta nói.
5. “Điều này không phải là nhiệm vụ của tôi”
Trừ phi việc mà sếp giao cho bạn không hề liên quan gì đến công ty, nếu không bạn
hãy giữ những ý nghĩ này lại cho riêng mình. Ở nơi công sở, không có việc gì mà
không thể làm cả.
6. “Đó không phải lỗi của tôi, đừng đổ lỗi cho tôi”


Một điều chắc chắn làm sếp bạn khó chịu là cố gắng che giấu một lỗi nào đó bằng
cách đổ cho người khác. Cách ứng xử như vậy sẽ chỉ càng chứng minh bạn không


những không đáng tin cậy mà còn dối trá.
7. “Ông có thể nói gì đó để tắt cái thứ nhạc khó chịu này không?”
Sếp không có nghĩa vụ phải giải quyết những vấn đề cá nhân của bạn. Nếu bạn không
thể tự giải quyết vấn đề với đồng nghiệp, bạn có thể xin lời khuyên, nhưng đừng
mong sếp sẽ đi than phiền hộ bạn.
8. “Tôi có gia đình. Tôi phải về nhà”
Đúng là một ngày làm việc thông thường sẽ kết thúc lúc tầm 5h chiều, nhưng đôi khi
làm thêm ngoài giờ cũng là điều chấp nhận được. Vì vậy, hãy chắc chắn là bạn hiểu
hết những qui định của công ty trước khi nói ra ý kiến của mình.
9. “Ông hãy tự kiếm một người giúp việc cho mình ấy"
Ngay cả khi bạn chuẩn bị rời đi, cũng đừng tự làm mất đi những cơ hội khác của
mình. Sếp cũ có thể sẽ là người giới thiệu uy tín cho những công việc trong tương lai
của bạn. Vì vậy, đừng để phải hối tiếc vì mình đã hành xử như vậy.
Theo Thegioisanhdieu



×