Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

03 văn HOÁ của NGƯỜI sử DỤNG điện THOẠI DI ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.43 KB, 3 trang )

VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
Lâu nay, việc sử dụng điện thoại, nhạc chuông điện thoại đã trở thành
một yếu tố văn hóa gắn liền với quá trình phát triển của công nghệ và
cuộc sống của con người. Không chịu dừng lại ở những nhạc âm đơn
sắc, nghe chói tai, các nhà sản xuất đang cố gắng mang lại sự dễ chịu
cho người sở hữu những chiếc ĐTDĐ và cho cả những người xung quanh bằng những nhạc
chuông đa âm Hi-fi êm dịu, nhiều khi là một khúc nhạc giao hưởng, một đoạn nhạc cổ điển.
Tuy nhiên, để trong túi một “dế” giá trị cả chục triệu đồng, không dừng lại ở những nhạc
chuông đã có sẵn, nhiều người cố tìm cho mình một kiểu chuông thật đặc trưng nhằm dễ
phân biệt ở những nơi đông người, một thứ âm thanh “thật quý, hiếm”, “đáng đồng tiền bát
gạo” cho xứng tầm với “chú dế” của mình. Chính điều này nhiều khi đã tạo nên sự kệch
kỡm ở chính thân chủ, gây ra khó chịu cho những người xung quanh.
Khoan hãy bàn về việc nhạc chuông như thế nào, chúng ta cùng xem xét về yếu tố văn hóa
trong sử dụng điện thoại. Hiển nhiên là không ai bằng lòng khi đang tập trung vào nội dung
và nhân vật của một cuốn phim hay một vở diễn thì bỗng nhiên tiếng chuông điện thoại và
giọng một nam thanh còn đang “vỡ” vang lên như chốn không người “A lô, tao đang ở trong
rạp…”; hoặc ngay trong lớp học, khi giáo viên đang say sưa giới thiệu về bài giảng thì một
vài cô cậu học sinh, thậm chí là sinh viên “lịch sự” cúi xuống bàn “thì thầm” với bạn mà âm
lượng thì ngồi cách tới 2 bàn vẫn nghe rõ. Có người còn ca thán về việc ngay trong các buổi
họp, một số người (cứ cho là vì công việc cần giải quyết) cứ tự nhiên “alô”, không cần biết
mọi người xung quanh đang nghĩ gì về mình. Ở quán bia thì sao?? Sau khi đã nốc chừng
bốn năm cốc, các đại gia thi nhau “a lô” một cách vô tội vạ, hết gọi người này tới người
khác… nhiều khi chỉ để chứng minh mình là người năng động, có nhiều mối quan hệ hay tôi
là “ông chủ”. Không chỉ dừng lại có vậy, trong các bệnh viện, nơi đón tiếp khách của một số
công sở, doanh nghiệp, chiếc điện thoại vẫn
được sử dụng một cách tùy tiện, thậm chí là cả
những nơi cần sự yên tĩnh rất cao như khu vực
các phòng cấp cứu. Có chị y tá cấp phát thuốc
còn hiên ngang nói chuyện điện thoại khá lâu
mặc cho rất nhiều người nhà bệnh nhân đứng
chờ với vẻ khó chịu trên mặt. Còn có chuyện


cười ra nước mắt là vừa nghe tín hiệu trả lời,
người gọi đã oang oang mắng chó chửi mèo vì
tưởng đó là kẻ làm mình bực tức, nghe ra mới
biết là nhầm.


Với những cậu ấm, cô chiêu thì sao? Có
một thực tế là khi được bố mẹ sắm cho
chiếc điện thoại đắt tiền, dù chẳng có ai
gọi tới song để tìm cách khoe mẽ, thi
thoảng mang ra mở nhạc ầm ỹ, tay khua
khoắng chiếc điện thoại như sợ mọi
người không nhìn thấy.
Phải ghi nhận một điều rất đáng mừng là
trong thời gian gần đây, khoa học và
công nghệ đã cho phép tích hợp trên
chiếc máy điện thoại khá nhiều chức năng. Chiếc điện thoại đã không còn đơn thuần là cái
“A lô” nữa, nó vừa là radio, là máy ảnh, máy nghe nhạc, máy quay video, trao đổi dữ liệu
qua cổng hồng ngoại, Bluetooth và ghi âm số. Chỉ cần một số thao tác bạn đã có thể ghi âm,
chụp ảnh, quay phim, chuyển các file từ máy tính những gì mình muốn. Điều này đã khẳng
định giá trị thực tiễn của những phát minh khoa học và công nghệ trong cuộc sống. Tuy
nhiên, việc ứng dụng như thế nào lại là chuyện tưởng chừng còn phải xem xét dài dài.
Cách đây một vài năm, những bản nhạc quảng
cáo, các bài hát của các ca sĩ “hot”… đã là
sành điệu thì bây giờ chỉ là trò giải trí nhạt
nhẽo mới thấy sự sành điệu cũng lỗi mốt
nhanh như các sản phẩm kỹ thuật số. Đơn
giản, dễ hiểu và phải cực kỳ “ấn tượng” - ấn
tượng theo nghĩa nghe là trợn mắt vì kinh dị,
rồi cười, những tiếng cười méo mó. Tiêu chí số

một của các sản phẩm này là lời lẽ “chân thật”
đến mức trần tục, bậy bạ, những câu nói,
những câu hát xuyên tạc của một số kẻ phàm phu tục tử. Là tiếng của một cô gái eo éo,
nũng nịu: “Mình ơi đọc tin nhắn”, “Anh ơi, có điện thoại…”. Là những âm thanh “nhạy
cảm” mà thoáng nghe, người ta có thể liên tưởng ngay đến chốn phòng the, được một đôi
nam nữ thể hiện hết sức “chuyên nghiệp”. Không bậy nhưng lại rất “trưởng giả học làm
sang” là giọng một “thằng ở”: “Bẩm thiếu gia, có điện thoại”, “Bẩm cụ, có điện thoại ạ”.
Một mớ tạp nham hỗn độn các câu nói, các câu hát với đầy đủ các cung bậc tình cảm, được
chuyển thành nhạc chuông. Có những bản nhạc chuông chỉ thoáng nghe đã cảm nhận sự ma
quái, rùng rợn nếu nghe giữa đêm tối, là tiếng cười ré lên như bị ma trêu của một em bé vài
tháng tuổi, tiếng sằng sặc cười như của một kẻ điên. Bổ sung vào đó là những đoạn hài,
những đoạn cải lương rẻ tiền nghe ào ào không rõ âm sắc, giống như tiếng máy tuốt lúa.


Không chỉ có vậy, đâu đó còn được nghe những âm thanh của cuộc sống như tiếng be be
của dê, eng éc của lợn, rồi gà gáy, chó sủa…
Đành rằng, không ai cấm việc sử dụng những
nhạc chuông như đã nói ở trên, cũng không ai
ngăn cản “a lô” nếu đó là điều cần thiết. Song
việc dùng làm sao, dùng như thế nào thì chắc
chắn sẽ còn phải xem xét. Một bản nhạc
chuông tinh tế hay việc cài đặt chế độ nhận
cuộc gọi, có thể chỉ là một hồi chuông hay một
tiếng “bip” rất nhỏ, sau đó chỉ còn rung hoặc
chỉ rung thôi, báo hiệu có điện thoại khi ngồi
trong buổi họp, hoặc chuông thật lớn, rung thật khỏe nếu như bạn đang đứng giữa công
trường náo nhiệt… Còn ở những nơi công cộng cần sự yên tĩnh, nếu cần phải trao đổi nhiều
vấn đề, sao không đứng dậy đi ra ngoài để thoải mái “a lô”? Và sao không thể dừng lại vài
ba phút để nghe điện thoại, vừa an toàn khi đang trên đường, vừa tiếp nhận đầy đủ thông tin
từ người gọi? Đó chính là những cử chỉ văn hóa trong việc sử dụng ĐTDĐ, vừa thể hiện sự

tôn trọng mọi người và để mọi người cảm nhận bạn là người có văn hóa.



×