Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Cuộc chiến cong so

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.22 KB, 2 trang )

“Cuộc chiến” công sở
(Dân trí) - Với dân văn phòng thì phần lớn thời gian trong ngày là ở cơ quan. Giáp
mặt với đồng nghiệp có khi còn nhiều hơn với người thân. Vì vậy giữa họ không thể
tránh những chuyện xích mích, hiểu lầm…
Vậy làm thế nào để có thể hóa giải những “cuộc chiến” này? Dưới đây là một số lời
khuyên:
Với đồng nghiệp
Bất đồng quan điểm với đồng nghiệp về bất cứ điều gì không phải là chuyện hiếm. Và đặc
biệt, bạn có thể dành nhiều thời gian để tranh luận với đồng nghiệp hơn bất kỳ người nào
khác. Con người rất dễ bị kích động và yếu tố gây nên sự cạnh tranh giữa đồng nghiệp với
nhau thường là chuyện thăng chức hoặc lấy lòng sếp…
Giải pháp: “Đầu tiên phải mất một chút thời gian để lên kế hoạch mục tiêu đề ra”, Carly
Drum, một chuyên gia về phép xã giao nơi làm việc ở New York nói. Đừng cố tranh luận
riêng lẻ mà hãy bố trí một cuộc họp và chắc chắn rằng bạn đã nắm rõ việc phải bàn trong
cuộc họp. Mục đích của cuộc họp nên “thảo luận đến cách làm thế nào để làm việc hiệu quả
hơn giống như một đội và bàn đến các vấn đề mà có thể gây trở ngại cho công việc”.
Với ông sếp
Bạn đang khiêu chiến với sếp và đó là điều không hề hay ho gì. Nguyên nhân dẫn đến cuộc
chiến này có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân như bất đồng về chính trị hay văn hóa,
quan điểm… Nhưng bạn không biết rằng bạn đang gây hấn với chính người có ảnh hưởng
trực tiếp đến công việc của bạn. Bạn có thể bị đuổi thẳng cổ mà không cần phải có lý do.
Giải pháp: Một sếp tốt sẽ cùng đối thoại với bạn về bất cứ mối quan tâm nào nếu bạn tiếp
cận họ một cách có chừng mực. Sắp xếp một cuộc gặp gỡ để bạn có thể nói về những gì bạn
phiền muộn, Drum gợi ý. “Không ai thích bị lộ mặt sơ hở của mình, đặc biệt là các vị lãnh
đạo”. Nhưng nói chung, bạn nên tập trung mối quan tâm của bạn đến việc làm thế nào để
không ảnh hưởng đến năng suất làm việc và môi trường tại đó. “Mục tiêu chính của bạn nên
là việc cải thiện các quy trình hay các vấn đề trong công ty, chứ không phải là những xích
mích cỏn con”.


Với khách hàng


Nếu bạn gặp phiền hà với khách hàng và nhà cung cấp, bạn đang bị ràng buộc vào những
điều khó chịu mà họ làm. Đôi khi họ làm vậy chỉ là để bảo vệ quyền lợi hoặc họ tỏ ra ngang
bướng khi không muốn nghe lời giải thích của bạn… tất cả mọi trường hợp bạn đều phải
giải quyết.
Giải pháp: Cách khôn ngoan ở đây là hãy cho sếp biết về điều khó khăn mà công ty có thể
gặp phải với nhà cung cấp hoặc khách hàng. Trong thực tế, bạn phải xác định được rằng đây
là một vấn đề quan trọng đối với công ty mà bạn không thể bỏ qua, trước khi nói chuyện với
sếp.
Nhã Linh
Theo MSN



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×