Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Vì sao nhân viên không quý mến sếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.07 KB, 2 trang )

Vì sao nhân viên không quý mến sếp?
Bạn nghĩ sao khi phải làm việc với một người sếp luôn nhìn kim đồng hồ để
đánh giá năng suất làm việc của bạn?
Một số nhà quản trị thay vì ngợi khen kết quả làm việc của nhân viên thì lại chỉ chú
tâm đến thời gian nhân viên có mặt ở văn phòng, thay vì quan tâm đến hiệu quả
mà nhân viên tạo ra thì lại chỉ chú ý đến ai đi trễ về sớm... Nếu ở vị trí của nhà
quản trị, có thể bạn cũng mắc phải những sai lầm mà chính mình không hay biết,
khiến các nhân viên dưới quyền khó chịu, bực tức, dần dà biểu lộ thái độ không nể
phục, không quý mến. Dưới đây là các hành vi dễ mắc sai lầm nhất của nhà quản
trị.
Khen thưởng chậm và không đúng chỗ
Những gì đáng được khen thưởng ngay thì sếp lại trễ nải. Việc khen thưởng lẽ ra
phải được sếp đích thân thực hiện trước tập thể người lao động thì sếp giao lại cho
nhóm trưởng. Xin lưu ý rằng những gì nhà quản trị tuyên bố về chế độ khen
thưởng luôn được mọi nhân viên nhớ kỹ và so sánh giữa lời hứa với việc làm.
Không biết lắng nghe
Các nhân viên có thể muốn trình bày với sếp về những lo ngại hay khó khăn liên
quan trực tiếp đến công việc nhưng không thấy sếp để ý đến. Đôi khi, sếp tỏ ra quá
bận rộn, không có thời gian lắng nghe ý kiến của nhân viên. Khi nhân viên bước
vào phòng làm việc của sếp để nói ra một chuyện nào đó mà sếp cứ dán mắt vào
máy vi tính hoặc cứ kéo dài cuộc điện thoại thì nhân viên chỉ còn nước quay trở ra.
Hãy nhớ rằng khi nhà quản trị tỏ ra chú ý lắng nghe các nhân viên nói thì nhân viên
luôn cảm thấy họ được trân trọng.
Không đánh giá đúng công lao của từng cá nhân
Chính các nhân viên hiểu rất rõ ai đóng góp được gì trong thành công chung của
cả tập thể, nhưng khi khen ngợi hoặc khen thưởng, sếp lại đánh giá không chính
xác, không công bằng. Lần đầu, họ có thể sẽ thầm trách sếp không biết nhìn đúng


người nhưng nếu sự đánh giá không chính xác của sếp lặp lại nhiều lần thì các
nhân viên sẽ cho rằng sếp là người thiên vị.


Do đó, nhà quản trị phải chú ý đến mọi cá nhân, đánh giá đúng từ người xuất sắc
nhất cho đến người yếu kém nhất. Khi bình chọn khen thưởng, đừng vội lên tiếng
trước, mà hãy để các nhóm đề xuất và xem xét lại kỹ từng trường hợp được đề
nghị khen thưởng.
Có thái độ quá quắt
Một số nhà quản trị thường hay phàn nàn về cung cách phục vụ khách hàng của
nhân viên, có khi còn mắng mỏ họ, không đếm xỉa tới những nỗ lực mà nhân viên
đã cống hiến. Thái độ đó triệt tiêu mọi cố gắng vươn lên không chỉ của một cá
nhân, mà cả đội ngũ nhân viên. Nhà quản trị đừng kỳ vọng nhân viên sẽ tiến bộ
hơn, vui vẻ hơn sau khi phải nghe những lời phê bình, chỉ trích của cấp trên. Họ chỉ
đối xử với khách hàng nhiệt tình hơn, chu đáo hơn khi được sếp đối xử công bằng
và nhân hậu.
Theo Gia Trịnh/Dân Trí



×